BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T"

Bản ghi

1

2 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Vân TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHẦN XÃ HỘI CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI PHƯỜNG, THỊ TRẤN Hà Nội, tháng 12 năm 2015

3 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHẦN XÃ HỘI CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Ban hành kèm theo Quyết định số 1906 /QĐ-LĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Chỉ đạo chung: Ts. Phạm Trường Giang Nhóm tác giả tham gia biên soạn Ts. Nguyễn Thị Vân (chủ biên) Ts. Phạm Trường Giang Ts. Lê Kim Dung Ts. Lê Quang Trung Ts. Phạm Thị Hải Hà Ts. Thái Phúc Thành Ts. Nguyễn Đức Hỗ Ths. Tạ Vân Thiều Ths. Bùi Đức Nhưỡng Ths. Nguyễn Tuấn Anh Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thanh Ths. Hán Đình Hòe Ths. Vũ Khắc Sơn CN. Tạ Thị Thanh Thúy Nhóm hỗ trợ kỹ thuật Ths. Vũ Thị Hải Hòa Ths. Trần Thị Mai Phương Ths. Lê Thị Hồng Hạnh CV. Đỗ Thị Kim Huế CN. Nguyễn Thị Cẩm Vân CN. Dương Thị Thùy Trang CN. Phạm Thị Thu Hằng Ths. Trần Thị Phương Thúy Ths. Trần Tiến Thành CN. Nguyễn Hữu Nội CN. Đinh Thị Mai Hương CN. Hà Thị Nụ CN. Đỗ Đức Hiến CN. Nguyễn Xuân Bách i

4 LỜI NÓI ĐẦU Xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) là đơn vị địa lý hành chính cấp cơ sở trong hệ thống địa lý hành chính bốn cấp ở nước ta (cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã). Đơn vị cấp xã là nơi tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Đây cũng là cầu nối trực tiếp của toàn bộ hệ thống chính trị với người dân; là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xã, phường, thị trấn còn là nơi triển khai chính sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của tập thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống. Tham mưu giúp việc cho UBND cấp xã là đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trong đó công chức văn hóa - xã hội. Công chức văn hóa - xã hội xã, phường, thị trấn chuyên trách theo dõi mảng Lao động - Thương binh và Xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các chủ trương, chính sách, các chương trình về lao động, người có công và xã hội tới người dân và các tổ chức ở cộng đồng, là người tham mưu cho UBND cấp xã huy động sức mạnh cộng đồng trong việc triển khai các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội ở địa phương. Vì vậy, việc trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cũng như cập nhật hệ thống chính sách về lao động, người có công và xã hội để giúp cho đội ngũ công chức văn hóa - xã hội cấp xã thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ của mình là cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên. Năm 2012 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã chuyên trách công tác lao động, người có công và xã hội. Để hoàn thiện và cập nhật tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho công chức văn hóa - xã hội cấp xã, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội phối hợp với các chuyên gia thuộc các đơn vị trong và ngoài Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp phần xã hội cho công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn. Tài liệu được xây dựng trên cơ sở rà soát các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho công chức chuyên trách công tác lao động, người có công và xã hội trước đây và dựa vào kết quả điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng năng lực và nhu cầu đào tạo nghiệp vụ của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn ở một số địa phương. Có thể nói đây là cuốn tài liệu được xây dựng với phương châm thực học - thực nghiệp cho cán bộ cơ sở và với sự tham gia của cán bộ cơ sở. Cuốn tài liệu do Ts. Nguyễn Thị Vân chủ biên và các tác giả chịu trách nhiệm chính trong việc biên soạn các chuyên đề gồm: Chuyên đề 1, 11, 12, 14 do Ts. Nguyễn Thị Vân biên soạn; Chuyên đề 2 do Ts. Nguyễn Đức Hỗ biên soạn; ii

5 Chuyên đề 3 do Ts. Lê Quang Trung biên soạn; Chuyên đề 4 do Ths. Tạ Thị Thanh Thuý biên soạn; Chuyên đề 5 do Ts. Phạm Trường Giang và Ths. Hán Đình Hòe biên soạn; Chuyên đề 6 do Ths. Bùi Đức Nhưỡng biên soạn; Chuyên đề 7 do Ths. Tạ Vân Thiều biên soạn; Chuyên đề 8 do Ts. Thái Phúc Thành biên soạn; Chuyên đề 9 do Ts. Nguyễn Tuấn Anh biên soạn; Chuyên đề 10 do Ts. Phạm Thị Hải Hà biên soạn; Chuyên đề 13 do Ts. Lê Kim Dung biên soạn; Chuyên đề 15, 16 do Ths. Nguyễn Thị Ngọc Thanh biên soạn; Chuyên đề 17 do Ts. Nguyễn Thị Vân và Ths. Hán Đình Hoè biên soạn; Chuyên đề 18 do Ths. Hán Đình Hoè biên soạn. Để tiếp tục hoàn thiện tài liệu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, giúp cho công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn thực thi có hiệu quả công vụ của mình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội và tập thể ban biên soạn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của cán bộ văn hóa - xã hội phường, thị trấn - những người trực tiếp sử dụng cuốn tài liệu này và của các nhà khoa học, các chuyên gia và quý độc giả. Mọi ý kiến góp ý xin gửi về: Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội Địa chỉ: Tầng 17, Nhà làm việc liên cơ quan Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lô D25, ngõ 8b, Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: (+84-4) Fax: (+84-4) ilsat@molisa.gov.vn TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI iii

6 MỤC LỤC Trang Phần I Nghiệp vụ quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội... 1 Chuyên đề 1: Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội... 1 Chuyên đề 2: Lĩnh vực dạy nghề Chuyên đề 3: Lĩnh vực Việc làm Chuyên đề 4: Lĩnh vực Quản lý lao động ngoài nước Chuyên đề 5: Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội Chuyên đề 6: Lĩnh vực An toàn lao động Chuyên đề 7: Lĩnh vực Người có công Chuyên đề 8: Lĩnh vực Bảo trợ xã hội Chuyên đề 9: Lĩnh vực Giảm nghèo Chuyên đề 10: Lĩnh vực Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Chuyên đề 11: Lĩnh vựclĩnh vực Bình đẳng giới Chuyên đề 12: Phòng chống tệ nạn xã hội Chuyên đề 13: Lĩnh vực Hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế Phần II Một số kỹ năng tác nghiệp chung Chuyên đề 14: Kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn trong giao tiếp với nhân dân Chuyên đề 15: Kỹ năng lập kế hoạch Chuyên đề 16: Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin và viết báo cáo Chuyên đề 17: Kỹ năng huy động, kết nối và điều phối nguồn lực cộng đồng Chuyên đề 18: Kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Phần III Ôn tập và viết báo cáo thu hoạch iv

7 TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ PHẦN XÃ HỘI CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI PHƯỜNG, THỊ TRẤN (Ban hành kèm theo Quyết định số ngày tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh Xã hội) PHẦN I NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI CHUYÊN ĐỀ 1 Vai trò, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn trong hệ thống quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI Theo Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thuật ngữ "lao động, người có công và xã hội" bao hàm đa lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực về: việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội. Ở nước ta, hệ thống quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội được thực hiện theo 4 cấp, tương đương với 4 cấp quản lý hành chính là cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Ở cấp trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động - người có công và xã hội trên phạm vi cả nước. Ở cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội tại địa phương. Cả nước ta hiện có 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ở cấp huyện (gồm các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội thuộc chức năng của các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Tính đến tháng 12/2015 cả nước ta có 713 đơn vị hành chính cấp huyện (Wikipedia, 2015a), tương ứng có 713 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Ở cấp xã (gồm các xã, phường, thị trấn), các công chức văn hoá - xã hội có chức năng giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về lao động, người có công 1

8 và xã hội. Tính đến tháng 12/2015, cả nước có đơn vị hành chính cấp xã (Wikipedia, 2015b). Tuỳ theo loại đơn vị hành chính cấp xã (loại I, II hay III theo quy định tại Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ), số lượng công chức văn hoá xã hội cấp xã có thể là 1-2 người. Tuy nhiên, nếu có 2 công chức văn hoá - xã hội sẽ có một công chức chuyên về mảng văn hoá, một công chức chuyên về mảng xã hội (bao gồm cả lĩnh vực lao động và người có công). Như vậy, tương ứng với số đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, trên toàn quốc công chức văn hoá - xã hội cấp xã làm việc trong lĩnh vực lao động - người có công và xã hội. Hệ thống quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội còn thường được gọi là ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Theo quy định tại Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau: 1. Vị trí và chức năng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ hoặc theo phân công Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động, chỉ tiêu tạo việc làm mới và khuyến khích tạo việc làm mới; về tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam và lao động nước ngoài làm việc 2

9 tại Việt Nam; về chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù, lao động dịch chuyển; về lao động bị mất việc làm trong sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; b) Hướng dẫn cơ chế thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm theo thẩm quyền; c) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ việc làm; d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm; đ) Tổ chức hệ thống thông tin thị trường lao động; thu thập, cung cấp cơ sở dữ liệu về thị trường lao động cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu; e) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. đồng: 2.6. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; b) Phát triển thị trường lao động ngoài nước; c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; d) Quy định về Giấy phép; quyết định việc cấp, đổi, thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đ) Tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp; e) Phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; g) Quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước Về lĩnh vực dạy nghề a) Tổ chức, kiểm tra và chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn về chính sách, chế độ dạy nghề và học nghề; b) Xây dựng quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở dạy nghề; điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề; quy chế mẫu trung tâm dạy nghề; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề; c) Quy định danh mục nghề đào tạo; chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề; mẫu bằng, chứng chỉ nghề; d) Quy định nguyên tắc, quy trình và tổ chức việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; đ) Quy định tiêu chuẩn, quy trình kiểm định chất lượng dạy nghề; 3

10 e) Quyết định thành lập trường cao đẳng nghề; công nhận hiệu trưởng trường cao đẳng nghề tư thục theo thẩm quyền Về lĩnh vực lao động, tiền lương a) Hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; b) Hướng dẫn thực hiện tiền lương tối thiểu, chế độ tiền lương đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước; chế độ tiền lương trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động; c) Hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đi học tập, công tác ở nước ngoài; chế độ tiền lương đối với lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước; chế độ ưu đãi đối với lao động đặc thù; d) Quy định nguyên tắc xây dựng định mức lao động, tiêu chuẩn kỹ thuật công nhân, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước Về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện a) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và các hình thức bảo hiểm xã hội khác theo quy định của pháp luật; b) Quy định chế độ thông tin, báo cáo về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội Về lĩnh vực an toàn lao động a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, điều kiện lao động; bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chế độ làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động; b) Phối hợp với Bộ Y tế quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại theo quy định của pháp luật; ban hành danh mục bệnh nghề nghiệp; c) Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; d) Quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; đ) Quy định và hướng dẫn chung về kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; e) Ban hành quy trình kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý; g) Thẩm định để các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành quy trình kiểm định đối với các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; tiêu chí, điều kiện hoạt động của các tổ chức kiểm định; 4

11 h) Quy định, hướng dẫn việc kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật; i) Ban hành hệ thống Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động; k) Chủ trì và phối hợp hướng dẫn, tổ chức triển khai Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ; l) Quản lý việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động; tổng hợp và báo cáo các cấp có thẩm quyền về tai nạn lao động trong phạm vi cả nước Về lĩnh vực người có công a) Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng; b) Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng; c) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý Quỹ đền ơn đáp nghĩa ; d) Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công, công trình ghi công liệt sĩ; đ) Quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ; e) Hướng dẫn công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộ liệt sĩ Về lĩnh vực bảo trợ xã hội a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giảm nghèo và trợ giúp xã hội; b) Tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình trợ giúp xã hội theo thẩm quyền; hội; c) Hướng dẫn xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội; d) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã đ) Quy định thủ tục nhận đối tượng vào các cơ sở bảo trợ xã hội và từ cơ sở bảo trợ xã hội về gia đình, Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của Bộ; b) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em; c) Quy định thủ tục tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vào các cơ sở trợ giúp trẻ em và từ cơ sở trợ giúp trẻ em trở về gia đình; d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác thực hiện Chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em; Chương trình 5

12 bảo vệ trẻ em, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các chương trình, kế hoạch khác về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đ) Quản lý, sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội a) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về chính sách, giải pháp phòng ngừa tệ nạn mại dâm; cai nghiện ma túy; quản lý sau cai nghiện; hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; b) Hướng dẫn xây dựng quy hoạch mạng lưới Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện; c) Quy định cụ thể điều kiện thành lập, tổ chức và hoạt động của Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện; cấp và thu hồi Giấy phép đối với các cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định của pháp luật; d) Quy định chương trình giáo dục, dạy nghề và tái hòa nhập cộng đồng đối với người bán dâm và người nghiện ma túy; đ) Quy định thủ tục đưa đối tượng vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, cơ sở quản lý sau cai nghiện Về lĩnh vực bình đẳng giới a) Hướng đẫn thực hiện về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật; b) Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; c) Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin thống kê của Bộ, Ngành Quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật Quản lý các hoạt động chuyên môn y tế trong các đơn vị thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội có hoạt động y tế theo quy định của pháp luật Về dịch vụ công a) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật; b) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; c) Hướng dẫn các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 6

13 2.22. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Quản lý hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được phân bổ theo quy định của pháp luật Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Bộ trưởng, tối đa không quá 5 Thứ trưởng, 17 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 7 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Ngoài ra trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội còn có 24 đơn vị sự nghiệp công lập khác. Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: 1. Vụ Lao động - Tiền lương. 2. Vụ Bảo hiểm xã hội. 3. Vụ Hợp tác quốc tế. 4. Vụ Bình đẳng giới. 5. Vụ Kế hoạch - Tài chính. 6. Vụ Pháp chế. 7. Vụ Tổ chức cán bộ. 8. Thanh tra Bộ. 9. Văn phòng Bộ. 10. Cục Quản lý Lao động ngoài nước 11. Cục An toàn lao động. 12. Cục Người có công. 13. Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội. 14. Cục Việc làm. 15. Cục Bảo trợ xã hội. 16. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 17. Tổng cục Dạy nghề Các đơn vị phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gồm: 7

14 18. Trung tâm Thông tin. 19. Viện Khoa học Lao động và Xã hội. 20. Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng. 21. Tạp chí Lao động và Xã hội. 22. Tạp chí Gia đình và Trẻ em. 23. Báo Lao động và Xã hội. 24. Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Theo quy định tại Thông tư 37/2015/TTLT-BNV-BLĐTBXH ngày 2/10/2015 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau: 1. Vị trí và chức năng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1.Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh a) Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; b) Dự thảo văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; c) Dự thảo văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với Trưởng, Phó các đơn vị thuộc Sở; Trưởng, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh a) Dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; b) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể, tổ chức lại các đơn vị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án và các vấn đề khác về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, 8

15 giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, giải pháp về việc làm, chính sách phát triển thị trường lao động của tỉnh theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; b) Hướng dẫn và thực hiện các quy định của pháp luật về: - Chỉ tiêu và các giải pháp tạo việc làm tăng thêm; - Chính sách tạo việc làm trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân; - Chính sách việc làm đối với đối tượng đặc thù (người khuyết tật, người chưa thành niên, người cao tuổi và các đối tượng khác), lao động làm việc tại nhà, lao động dịch chuyển và một số đối tượng khác theo quy định của pháp luật; - Bảo hiểm thất nghiệp. c) Quản lý các tổ chức dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật; cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; d) Cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật lao động. đồng 2.5. Về lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; b) Hướng dẫn, tiếp nhận đăng ký hợp đồng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân và của doanh nghiệp đưa người lao động đi thực tập nâng cao tay nghề ở nước ngoài có thời hạn dưới 90 ngày và kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký hợp đồng; c) Thống kê số lượng các doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; d) Thông báo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm; đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết theo thẩm quyền các yêu cầu, kiến nghị của tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Về lĩnh vực dạy nghề a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt; 9

16 b) Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo thẩm quyền; c) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề; tổ chức hội giảng giảng viên, giáo viên dạy nghề, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên quan đến công tác học sinh, sinh viên học nghề Về lĩnh vực lao động, tiền lương a) Hướng dẫn việc thực hiện hợp đồng lao động, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, giải quyết tranh chấp lao động và đình công; chế độ đối với người lao động trong sắp xếp, tổ chức lại và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp giải thể, doanh nghiệp cổ phần hóa, giao, bán doanh nghiệp; b) Hướng dẫn việc thực hiện chế độ tiền lương theo quy định của pháp luật; c) Hướng dẫn chế độ, chính sách ưu đãi đối với lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác; d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao động tại địa phương; đ) Thống kê số lượng các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, thực hiện việc cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao động và số lượng người lao động thuê lại Về lĩnh vực bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị các Bộ, ngành có liên quan giải quyết những vấn đề về bảo hiểm xã hội thuộc thẩm quyền; b) Tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định số lượng lao động tạm thời nghỉ việc đối với trường hợp doanh nghiệp xin tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; c) Thực hiện chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật Về lĩnh vực an toàn lao động a) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy nổ; b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương; c) Hướng dẫn và triển khai công tác quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động; tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đặc thù về an toàn lao động tại địa phương; 10

17 d) Hướng dẫn về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tiếp nhận tài liệu và xác nhận việc khai báo, sử dụng các loại máy, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; đ) Chủ trì, phối hợp tổ chức điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ 02 người lao động trở lên; điều tra lại tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng đã được người sử dụng lao động điều tra nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết; e) Tiếp nhận tài liệu thông báo việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động trên địa bàn quản lý Về lĩnh vực người có công a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đối với người có công với cách mạng; b) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng, các công trình ghi công liệt sĩ; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ theo phân cấp trên địa bàn; c) Chủ trì, phối hợp tổ chức công tác tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ; thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ; d) Tham gia Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh về giám định thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật đối với người có công với cách mạng; đ) Quản lý đối tượng, hồ sơ đối tượng và kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ; e) Hướng dẫn và tổ chức các phong trào Đền ơn đáp nghĩa ; quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh Về lĩnh vực bảo trợ xã hội a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo, Nghị quyết đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và các chính sách giảm nghèo, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam và các đề án, chương trình về bảo trợ xã hội khác có liên quan; b) Tổng hợp, thống kê số lượng người cao tuổi, người khuyết tật, người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần, đối tượng trợ giúp xã hội thường xuyên, đột xuất, hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội khác; c) Tổ chức xây dựng mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội, tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, cơ sở chăm sóc người cao tuổi và các loại hình cơ sở khác có chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội Về lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, mô hình, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; b) Tổ chức, theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật; các chế độ, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; 11

18 c) Quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em cấp tỉnh Về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội a) Thực hiện nhiệm vụ thường trực về phòng, chống mại dâm; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức quản lý, triển khai thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện, quản lý sau cai nghiện, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán theo phân cấp, ủy quyền; b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức quản lý đối với các cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo phân cấp, ủy quyền Về lĩnh vực bình đẳng giới a) Hướng dẫn lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương; tham mưu tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; b) Là cơ quan thường trực của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ cấp tỉnh, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban và sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội của địa phương Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực được giao Triển khai thực hiện chương trình cải cách hành chính của Sở theo mục tiêu chương trình cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở. 12

19 2.23.Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc và trực thuộc Sở, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở theo hướng dẫn của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ và theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao và theo quy định của pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc. Về cơ cấu tổ chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có 10 phòng chuyên môn, bao quát toàn bộ lĩnh vực quản lý nhà nước về lao động - người có công và xã hội của địa phương, bao gồm: - Văn phòng (bao gồm công tác pháp chế); - Thanh tra; - Phòng Kế hoạch - Tài chính; - Phòng Người có công; - Phòng Việc làm - An toàn lao động; - Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội; - Phòng Dạy nghề; - Phòng (Chi cục) Phòng, chống tệ nạn xã hội; - Phòng Bảo trợ xã hội; - Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới. IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Theo quy định tại Thông tư 37/2015/TTLT-BNV-BLĐTBXH, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức như sau: 13

20 1. Vị trí và chức năng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về 11 lĩnh vực lao động, người có công và xã hội. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý và điều hành của Ủy ban nhân dân cấp huyện; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn 2.1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao; theo dõi thi hành pháp luật Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, cơ sở dạy nghề, tổ chức dịch vụ việc làm, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở cai nghiện tự nguyện, cơ sở quản lý sau cai nghiện, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý các công trình ghi công liệt sĩ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Quản lý vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. 14

21 2.12. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức và biên chế Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ. V. CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG VĂN HÓA XÃ HỘI PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG VÀ XÃ HỘI Phường, thị trấn là nơi tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư. Đây cũng là cầu nối trực tiếp toàn bộ hệ thống chính trị với người dân, là nơi tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xã, phường, thị trấn còn là nơi triển khai và tăng cường chính sách đại đoàn kết dân tộc, tăng cường dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng ở địa phương để phát triển kinh tế - xã hội. Uỷ ban nhân dân Phường, thị trấn là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền 4 cấp của Nhà nước ta: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Uỷ ban nhân dân cấp phường, thị trấn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là nơi trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội... ở địa phương, bảo đảm cho các đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật đi vào cuộc sống. Để tham mưu giúp việc cho Uỷ ban nhân dân cấp phường, thị trấn thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương một đội ngũ các công chức cấp phường, thị trấn. Theo Luật cán bộ, công chức, công chức cấp phường, thị trấn là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp phường, thị trấn, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức phường, thị trấn có các chức danh sau: a) Trưởng Công an; b) Chỉ huy trưởng Quân sự; c) Văn phòng - thống kê; d) Tài chính - kế toán; đ) Tư pháp - hộ tịch; e) Văn hóa - xã hội. g) Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường. 1. Chức trách Công chức văn hoá xã hội phường, thị trấn có những chức trách chung của công chức cấp xã, phường, thị trấn được quy định tại Theo Thông tư 06/2012/TT- BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, đó là: có trách 15

22 nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân gia. 2. Nhiệm vụ a. Nhiệm vụ chung: Tham mưu, giúp UBND cấp phường, thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật. b. Nhiệm vụ cụ thể về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, người có công và xã hội. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công. Quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ. Thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã. 16

23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương (số: 77/2015/QH13). 2. Luật cán bộ, công chức (số 22/2008/QH12). 3. Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 4. Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. 5. Thông tư 37/2015/TTLT-BNV-BLĐTBXH của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. 6. Wikipedia (2015a). Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam. Truy cập từ ttps://vi.wikipedia.org/wiki/danh_sách_đơn_vị_hành_ch%c3%adnh_cấp_huyện_của_việt_nam ngày Wikipedia (2015b). Xã (Việt Nam). Truy cập từ ngày

24 CHUYÊN ĐỀ 2 Lĩnh vực Dạy nghề I. NHỮNG KIẾN THỨC, KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Khái niệm liên quan giáo dục nghề nghiệp Trong Luật giáo dục nghề nghiệp các từ ngữ dưới đây được thống nhất hiểu như sau: a) Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên. b) Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. c) Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. d) Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học. e) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lói suất trái phiếu Chính phủ. f) Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. g) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm: - Trung tâm giáo dục nghề nghiệp; - Trường trung cấp; - Trường cao đẳng. 18

25 h) Loại hình tổ chức cơ sở giáo dục nghề nghiệp - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 2. Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn a. Mục tiêu giáo dục nghề nghiệp Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. Mục tiêu cụ thể với từng trình độ đào tạo nghề nghiệp được quy định như sau: - Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề; - Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; - Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc. b. Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn + Mục tiêu tổng quát - Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng lượt cán bộ, công chức xã; - Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; - Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, 19

26 điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1. Chính sách, quy định của luật giáo dục nghề nghiệp - Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác. - Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời. - Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên. - Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. - Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. - Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù; những ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành, nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hình đều được tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng quy định tại khoản này. - Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp. - Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 20

27 2. Chính sách, quy định của Chính phủ về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn a. Chính sách đối với người học + Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; + Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); + Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); + Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất với khoản vay để học nghề; + Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú; + Lao động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm. + Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần. b. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên + Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với Giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc; 21

28 + Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông; + Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, lâm, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu đồng/giờ; người dạy nghề là các tiến sĩ khoa học, tiến sĩ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu đồng/buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định; + Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan, đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. (Chi tiết các chính sách quy định của pháp luật xem tại Phụ lục 2.1 Danh mục các văn bản, chính sách về lĩnh vực dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn). III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1. Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp b) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: + Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp; + Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; + Quy định mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo; danh mục nghề đào tạo ở các trình độ; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; ban hành quy chế tuyển sinh, kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng, chứng chỉ đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp; + Quy định việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; + Quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp; + Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động đào tạo nghề nghiệp; + Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục nghề nghiệp; 22

29 + Quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên; + Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp; + Quản lý, tổ chức công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về đào tạo nghề nghiệp; + Quản lý, tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp; + Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp. c) Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo thẩm quyền và trực tiếp quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành mình (nếu có) theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp của Chính phủ; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nhân lực của địa phương; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức, cá nhân có tham gia giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền; thực hiện Xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp tại địa phương. e) Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền và nội dung quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Về việc Hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Thông tư Liện tịch Số: 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV, ngày 19 tháng 10 năm 2015 Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thông tư, trong đó hướng dẫn phân cấp quản lý như sau: - Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn về chuyên môn đối với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên theo thẩm quyền. 2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Là cơ quan thường trực Đề án; chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của Đề án gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ; 23

30 - Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án; - Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào dự toán ngân sách nhà nước; - Dự kiến phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các địa phương, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - Xã hội có cơ sở dạy nghề liên quan gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp; - Chủ trì tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn; - Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Đề án Các Bộ, cơ quan ngang Bộ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông nghiệp theo sự phân công của Chính phủ. - Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - Phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh; quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề đến năm 2020, trong đó tập trung phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề cấp huyện; - Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm; - Quy định cụ thể mức chi phí đào tạo cho từng nghề đào tạo phù hợp với thực tế của địa phương; - Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo của địa phương có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; - Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; - Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp. - Hội Nông dân Việt Nam chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm, thành lập 24

31 doanh nghiệp, trang trại và cơ sở sản xuất, kinh doanh; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện Đề án ở địa phương; - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong Đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm việc làm giai đoạn ; - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức chính trị - Xã hội khác; Hội Dạy nghề Việt Nam, Hiệp hội làng nghề Việt Nam và các hội nghề nghiệp khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án. IV. THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG, THỊ TRẤN 1. Quản lý nhà nước tại phường, thị trấn về giáo dục nghề nghiệp Ủy ban nhân dân cấp phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về phát triển dạy nghề triển địa bàn phường, thị trấn, có trách nhiệm sau đây: - Phối hợp với Phòng Lao động-thương binh và Xã hội thực hiện kế hoạch dạy nghề của huyện phù hợp với chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. - Phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển địa bàn. - Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa dạy nghề. - Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan quản lý, kiểm tra hoạt động dạy, học nghề theo hình thức cặp nghề trong các hộ gia đình, làng nghề tại địa phương. - Thống kê các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác triển địa bàn quản lý đang trong độ tuổi lao động triển địa bàn chưa qua đào tạo nghề, có nhu cầu học nghề để xét tuyển vào các khóa học nghề theo quy định. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách dạy nghề cho các đối tượng được hưởng chính sách ở địa phương, bảo đảm chính sách được thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng. 2. Quản lý nhà nước tại phường, thị trấn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn - Tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến về Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ với cán bộ chủ chốt của phường, thị trấn. - Tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân phường, thị trấn với với nghị quyết chuyên đề về Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Hàng năm, xác định nội dung tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn và phân công cụ thể cho tổ chức của phường, thị trấn triển khai thực hiện. 25

32 - Xây dựng kế hoạch triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phường, thị trấn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện. - Thành lập tổ triển khai Đề án 1956 ở cấp xã để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Đề án trên địa bàn phường, thị trấn. - Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phường, thị trấn. - Thực hiện các hoạt động tuyên truyền; điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trên địa bàn; trên cơ sở đó xác định danh mục nghề đào tạo và kế hoạch dạy nghề của phường, thị trấn; thực hiện các hoạt động khác của Đề án do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao. Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn phường, thị trấn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân huyện. CÂU HỎI ÔN TẬP Câu 1: Trình bày những khái niệm cơ bản liên quan tới giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà công chức văn hóa xã hội phường, xã, thị trấn cần biết để thực hiện nhiệm vụ. Nêu một số công việc có liên quan gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của mình. Câu 2: Nêu chính sách của nhà nước về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn mà công chức văn hóa xã hội phường, xã, thị trấn cần biết để thực hiện nhiệm vụ. Nêu một số công việc gặp khó khăn khi triển khai chính sách này trong thực hiện nhiệm vụ. Câu 3: Nêu chức trách và nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã và của công chức xã hội xã, phường, thị trấn trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nêu một số khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nội vụ (2013). Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính (Ban hành kèm theo Quyết định số 2367 /QĐ-BNV, ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ). 2. Đàm Hữu Đắc (2010). Cẩm nang nghiệp vụ Lao động - Thương binh và Xã hội cho cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 26

33 PHỤ LỤC 2.1 Danh mục các văn bản, chính sách về lĩnh vực dạy nghề và đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1. Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm ; Quyết định số: 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. 2. Luật Giáo dục nghề nghiệp số: 74/2014/QH13; Quốc hội khóa 13, ngày 27/11/ Nghị định số 48/2015/NĐ-CP, ngày 15/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của luật Giáo dục nghề nghiệp. 4. Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ Quy định về quy chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo quốc dân và chính sách mềm, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học đến năm học Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV của liên Bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Nội vụ ngày 19/10/2015, Hướng dẫn sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. 6. Thông tư số 25/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 13/7/2015, Quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và đình chỉ giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp. 27

34 CHUYÊN ĐỀ 3 Lĩnh vực Việc làm I. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH TRONG LĨNH VỰC VIỆC LÀM 1. Một số khái niệm liên quan tới Việc làm Liên quan tới lĩnh vực Việc làm, một số khái niệm cơ bản đã được quy định trong các quy định pháp luật cụ thể như sau: Người lao động là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. (Chương1, điều 3, khoản 1. Luật Việc làm 2013). Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm (Chương1, điều 3, khoản 2. Luật Việc làm 2013). Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). (Chương1, điều 3, khoản 5. Luật Việc làm 2013). Việc làm bền vững là "việc làm đầy đủ và năng suất cho phụ nữ và nam giới được thực hiện trong điều kiện tự do, bình đẳng, an sinh và tôn trọng nhân phẩm" (Decent work: Report of the Director - General, Geneva, 1999a). Việc làm bền vững được dựa trên 4 trụ cột cơ bản: tạo việc làm, mở rộng bảo hiểm xã hội, quyền tại nơi làm việc, đối thoại xã hội. 2. Nguyên tắc về việc làm Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc; Bình đẳng về cơ hội việc làm và thu nhập; Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động. (Nguồn: Chương1, điều 4, Luật Việc làm 2013) 3. Phạm vi điều chỉnh lĩnh vực việc làm Chính sách hỗ trợ tạo việc làm; Thông tin thị trường lao động; Đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; Tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; Bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhà nước về việc làm. (Nguồn: Điều 1, Luật Việc làm 2013.) II. CÁC NỘI DUNG VÀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM 1. Nội dung quản lý nhà nước về việc làm Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về việc làm. Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về việc làm. Quản lý lao động, thông tin thị trường lao động, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và bảo hiểm thất nghiệp. 28

35 Quản lý tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về việc làm. Hợp tác quốc tế về việc làm. (Nguồn: Điều 6, Luật Việc làm 2013) 2. Chính sách của nhà nước về việc làm Chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động. Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp. Chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số. (Nguồn: Điều 5, Luật Việc làm 2013) III. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM 1. Thẩm quyền quản lý nhà nước về việc làm - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về việc làm trong phạm vi cả nước. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về việc làm. - Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương. (Nguồn: Điều 2, Luật Việc làm 2013) 2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc làm - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức và cá nhân tạo việc làm cho người lao động; tham gia với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm theo quy định của pháp luật. 29

36 - Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; tạo việc làm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. - Cá nhân có trách nhiệm chủ động tìm kiếm việc làm và tham gia tạo việc làm. (Nguồn: Điều 8, Luật Việc làm 2013) 3. Trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về việc làm tại địa phương như sau (Luật Việc làm 2013, Nghị định 03/2014/NĐ-CP): Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về việc làm; Tạo việc làm; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật. Quản lý thông tin thị trường lao động tại địa phương Xây dựng và tổ chức thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm trong các chương trình, dự án và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hằng năm. IV. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CẤP XÃ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC LÀM 1. Đối với chính sách việc làm công 1.1 Chính sách việc làm công Các dự án, hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Việc làm được lựa chọn để thực hiện chính sách việc làm công bao gồm: - Dự án, hoạt động bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, rừng; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; - Dự án, hoạt động bảo tồn, phát triển văn hóa và du lịch; - Dự án, hoạt động xây dựng, cải tạo và bảo dưỡng: Đường giao thông, trường học, nhà trẻ, trạm y tế, chợ, công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao; công trình thủy lợi, tưới tiêu, đê điều; công trình cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường; - Dự án, hoạt động phục vụ cộng đồng khác. (Nguồn: Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ) 1.2 Vai trò, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã - Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã về các nội dung thông báo về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện; chất lượng, tiến độ công việc cần đạt được và nhu cầu sử dụng lao động tham gia thực hiện chính sách việc làm công. (Điều 4, Nghị định 61, 2015); - Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách người lao động có nhu cầu tham gia chính sách việc làm công; niêm yết công khai tại trụ sở, các nơi sinh hoạt cộng đồng 30

37 và thông báo trên các phương tiện truyền thông của cấp xã. (Điều 5, Nghị định 61, 2015); - Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với nhà thầu (nếu có), các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện cộng đồng dân cư hưởng lợi từ dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công lựa chọn người lao động tham gia chính sách việc làm công trong danh sách người lao động đăng ký tham gia theo thứ tự ưu tiên (Điều 5, Nghị định 61, 2015): yếu. động. + Các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Việc làm. + Người lao động thuộc hộ gia đình hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ + Người lao động cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, hoạt 2. Đối với thông tin thị trường lao động Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện những việc sau : - Thu thập thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người lao động có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 theo thôn, bản, ấp, tổ dân phố và tương đương vào sổ ghi chép thông tin thị trường lao động - phần Cung lao động vào sổ Cung lao động từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 hằng năm. (Điều 7, khoản 1, Thông tư 27, 2015). - Nhận và bàn giao sổ Cung lao động phục vụ việc thu thập, nhập thông tin Cung lao động theo kế hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về xây dựng kế hoạch tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin Cung lao động của địa phương.(điều 7, khoản 1, Thông tư 27, 2015). - Ủy ban nhân dân cấp xã lưu trữ sổ Cung lao động. (Điều 18, khoản 1, Thông tư 27, 2015). - Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm quản lý, bảo mật thông tin của người lao động, người sử dụng lao động được ghi chép trong sổ Cung lao động, sổ Cầu lao động.(điều 19, khoản 1, Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH, 2015). - Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, giám sát việc thu thập thông tin Cung lao động; tổng hợp và báo cáo thông tin thị trường lao động của xã theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 10 tháng 8 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. (Điều 25, Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH, 2015). 3. Đối với chính sách tạo việc làm Hằng năm, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm tăng thêm tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh. Xác nhận đơn xin học nghề ngắn hạn dành cho lao động nông thôn. Xác nhận đơn xin việc. 31

38 Xác nhận đơn đề nghị cho vay vốn và hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. (Nguồn: Nghị định 03/2014/NĐ-CP, 2014) 4. Thực hiện chính sách tạo việc làm thông qua vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm 4.1 Quỹ quốc gia về việc làm Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho các hoạt động sau đây (Điều 20, Nghị đị 61/NĐ-CP, 2015): - Cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; đồng. - Cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp 4.2 Chức năng, nhiệm vụ của cấp xã - Đối với trường hợp cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc cư trú hợp pháp đối với người lao động và nơi Dự án vay vốn để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh; (Điều 28, Nghị định 61/NĐ-CP, 2015) - Đối với trường hợp cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc cư trú hợp pháp của người lao động vào Giấy đề nghị vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động tại địa bàn xã quản lý. (Điều 40, mục a, Nghị định 61/NĐ-CP, 2015) 5. Thực hiện các chế độ hỗ trợ cho người lao động ở khu vực nông thôn tham gia chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm được hưởng các chế độ sau đây: Hỗ trợ học nghề: thực hiện các thủ tục hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ cho người lao động ở khu vực nông thôn học nghề dưới 03 tháng hoặc học nghề trình độ sơ cấp ở cơ sở đào tạo nghề. Tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề; Giới thiệu việc làm miễn phí; Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại các điều 11, 12 và 13 của Luật Việc làm 2013: Quỹ này được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, và các nguồn hợp pháp khác. Đối tượng được hưởng lợi từ Quỹ bao gồm: doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh; người lao động. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, hay người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật sẽ được vay vốn từ Quỹ với mức lãi suất ưu đãi. Điều kiện để vay vốn từ Quỹ tùy theo từng đối tượng. VD: Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, điều kiện vay vốn là có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định, dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án, có bảo đảm tiền vay. Đối với các đối tượng được 32

39 vay với mức lãi suất ưu đãi phải đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án, cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án. 6. Trợ cấp thất nghiệp Trong hoạt động trợ cấp thất nghiệp, xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ trong việc hỗ trợ thủ tục hành chính về Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, đó là: xác minh giấy tờ chứng minh người lao động định cư ở nước ngoài, hay cấp giấy chứng tử, xác minh người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chết. (Quyết định 1872/QĐ-LĐTBXH, 2015). 7. Giúp việc gia đình 7.1. Lao động là người giúp việc gia đình Lao động giúp việc gia đình bao gồm: người lao động sống tại gia đình người sử dụng lao động; người lao động không sống tại gia đình người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động 2012). Công việc khác trong gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Lao động 2012, gồm các công việc: Nấu ăn cho các thành viên trong hộ gia đình mà không phải bán hàng ăn; trồng rau, hoa quả, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ sinh hoạt của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải để bán, trao đổi hàng hóa; lau dọn nhà ở, sân vườn, bảo vệ nhà cửa, tài sản của hộ gia đình mà không phải là nhà xưởng, cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, kinh doanh; lái xe đưa đón các thành viên trong hộ gia đình hoặc vận chuyển các đồ đạc, tài sản của hộ gia đình mà không phải đưa đón thành viên trong hộ gia đình tham gia sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa, vật tư, nguyên liệu cho sản xuất, kinh doanh; kèm cặp thành viên trong hộ gia đình học văn hóa; giặt quần áo, chăn màn của các thành viên trong hộ gia đình mà không phải kinh doanh giặt là hoặc không phải giặt quần áo bảo hộ lao động của những người được thuê mướn sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình; công việc khác phục vụ đời sống, sinh hoạt của hộ gia đình, các thành viên trong hộ gia đình và không trực tiếp hoặc góp phần tạo ra thu nhập cho hộ hoặc cá nhân trong hộ gia đình. Làm thường xuyên các công việc gia đình là các công việc trong hợp đồng lao động được lặp đi lặp lại theo một khoảng thời gian nhất định (hằng giờ, hằng ngày, hằng tuần hoặc hằng tháng). Người sử dụng lao động là hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo hợp đồng lao động Người ký kết hợp đồng lao động - Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây: Chủ hộ; người được chủ hộ hoặc các chủ hộ ủy quyền hợp pháp; người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc các hộ gia đình ủy quyền hợp pháp. - Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong số các trường hợp sau đây: người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; người lao động 33

40 từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. - Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động; trường hợp cần thiết người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký hợp đồng lao động. - Trường hợp người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với từng người lao động. - Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành hai bản, người sử dụng lao động giữ một bản, người lao động giữ một bản. - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình. - Người sử dụng lao động phải cung cấp cho người lao động thông tin cần thiết sau đây: thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Bộ luật Lao động, điều kiện ăn, ở của người lao động, đặc điểm của các thành viên, sinh hoạt của hộ gia đình hoặc các hộ gia đình. - Người lao động phải cung cấp cho người sử dụng lao động thông tin cần thiết sau đây: thông tin theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 của Bộ luật Lao động, số, nơi cấp, ngày cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, hoàn cảnh gia đình; họ và tên, địa chỉ của người báo tin khi cần thiết. - Hợp đồng lao động có những nội dung chủ yếu sau đây: + Các nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động; + Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có); + Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn; + Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có); + Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động; + Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên. - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ hai bên trong thời gian thử việc và kết thúc thời gian thử việc theo quy định tại Điều 26, Điều 28 và Điều 29 của Bộ luật Lao động. Thời gian thử việc không quá 06 ngày làm việc. - Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 32 của Bộ luật Lao động. 34

41 Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: + Hết hạn hợp đồng lao động. + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. + Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. + Người lao động chết. + Người sử dụng lao động là cá nhân chết. + Người sử dụng lao động hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động: + Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. + Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây: * Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc theo hợp đồng lao động; * Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng kỳ hạn theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác; * Không được bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh theo hợp đồng lao động; * Bị ốm đau, tai nạn không thể tiếp tục làm việc. - Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây: + Bị người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, dùng vũ lực hoặc cưỡng bức lao động; + Khi phát hiện thấy điều kiện làm việc có khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe của bản thân, đã báo cho người sử dụng lao động biết mà chưa được khắc phục; + Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. - Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động: + Báo trước 15 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này. 35

42 + Báo trước ít nhất 03 ngày khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây: * Người lao động vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; * Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 30 ngày liên tục. - Không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây: + Người lao động có hành vi trộm cắp, đánh bạc, cố ý gây thương tích cho thành viên trong hộ gia đình hoặc người lao động khác làm cùng, sử dụng các chất gây nghiện, mại dâm; + Người lao động có hành vi ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, quấy rối tình dục, cưỡng bức, dùng vũ lực đối với người sử dụng lao động hoặc thành viên trong hộ gia đình; + Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. - Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động: + Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Điều 10 Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong hợp đồng lao động. Trường hợp đặc biệt do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. + Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 10 và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 11, Khoản 1, Điểm b Khoản 2, Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động. + Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc. - Học văn hóa, học nghề của người lao động: Người sử dụng lao động bố trí thời gian để người lao động học văn hóa, học nghề khi người lao động yêu cầu. Thời gian cụ thể để người lao động tham gia học văn hóa, học nghề do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động. 7.3 Trách nhiệm của phường, thị trấn Ủy ban nhân dân phường, thị trấn có trách nhiệm tiếp nhận thông báo sử dụng lao động là người giúp việc gia đình và chấm dứt hợp đồng lao động; hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động khi người lao động hoặc người sử dụng lao động yêu cầu; tiếp nhận, giải quyết tố cáo của người lao động khi người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có những hành vi khác vi 36

43 phạm pháp luật; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện pháp luật về lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình trên địa bàn. 8. Tuyên truyền chính sách việc làm đối với Thanh niên Dự án Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề lập nghiệp. Dự án Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp. Đầu tư xây dựng các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Đoàn Thanh niên. Giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên. 9. Tuyên truyền chính sách việc làm đối với lao động nữ Bình đẳng nam và ưu tiên trong tuyển dụng. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ. 10. Thực hiện chính sách việc làm đối với lao động là người khuyết tật Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động là người khuyết tật: Mức chi tối đa không quá đồng/học viên/tháng. Trong đó: Chi hỗ trợ dạy nghề cho cơ sở dạy nghề tối đa không quá đồng/học viên/tháng; Chi hỗ trợ ăn ở, đi lại cho học viên: đồng/tháng cho mỗi học viên trong quá trình học nghề ngắn hạn. Hỗ trợ cơ sở dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật: cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật (thường xuyên có ít nhất 70% số học viên là người tàn tật) được giúp đỡ cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường lớp, trang bị, thiết bị và được miễn thuế, được vay vốn với lãi suất thấp; được ưu tiên giao đất hoặc cho thuê đất ở những địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức dạy nghề và sản xuất kinh doanh cho người tàn tật. Hỗ trợ chính sách nhận người khuyết tật vào làm việc tại các doanh nghiệp: Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật (sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật) được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lệ lao động là người khuyết tật, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiệp. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Anh/chị hiểu như thế nào về việc làm và việc làm bền vững? 2. Theo anh/chị công chức văn hóa xã hội cấp xã thực hiện những nhiệm vụ gì trong hoạt động quản lý nhà nước cấp địa phương trong lĩnh vực việc làm? 37

44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Việc làm số 38/2013/QĐ ngày 16/11/2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/ Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm. 3. Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm. 4. Nghị định 27/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động là người giúp việc gia đình. 5. Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm. 6. Quyết định 1872/QĐ-LĐTBXH ngày 22/12/2015 của Bộ lao động - Thương binh và xã hội về việc ban hành thủ tục hành chính về lĩnh vực Việc làm. 7. Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động về việc hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động. 38

45 CHUYÊN ĐỀ 4 Lĩnh vực Quản lý lao động ngoài nước I. NHỮNG KIẾN THỨC, KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Những khái niệm cơ bản - Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này. - Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp của Việt Nam với bên nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Doanh nghiệp dịch vụ ký hợp đồng với người lao động ít nhất năm ngày trước khi người lao động xuất cảnh và chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ của người lao động - Hợp đồng cá nhân là sự thỏa thuận trực tiếp bằng văn bản giữa người lao động với bên nước ngoài về việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. - Bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài là việc người thứ ba cam kết với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp được Bộ Lao động-thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. dung: 2. Nội dung hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm các nội - Ký kết các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Tuyển chọn lao động. - Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. - Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 39

46 - Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài - Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này. - Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành, nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép. - Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài. - Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động. - Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này. - Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng. - Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động. - Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định của pháp luật. - Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 40

47 - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân công của Chính phủ. - Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ. 5. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài Theo quy định của Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động có thể đi làm việc ở nước ngoài theo 4 hình thức: 5.1. Thông qua doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài Doanh nghiệp được Bộ LĐTBXH cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trực tiếp khai thác hợp đồng, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, tổ chức tuyển chọn người lao động, đưa và quản lý người lao động ở ngoài nước. Đây là hình thức phổ biến nhất, được nhiều người lao động (gần 90% người lao động) lựa chọn nhất khi đi làm việc ở nước ngoài. Ngoài ra, người lao động sẽ được tổ chức sự nghiệp tuyển chọn và đưa đi làm việc ở nước ngoài. Luật quy định tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là tổ chức thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thành lập và giao nhiệm vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế do Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài với mục đích phi lợi nhuận Thông qua doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ở nước ngoài Đây là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân Việt Nam, trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài, đưa người lao động của doanh nghiệp mình đi làm việc ở các công trình trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài hoặc là các tổ chức, cá nhân của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân này đầu tư thành lập ở nước ngoài. Người lao động đi theo hình thức này phải là người lao động đã có hợp đồng lao động với doanh nghiệp và chỉ đi làm việc tại các công trình trúng thầu, nhận thầu hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh do tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập ở nước ngoài Thông qua doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề Điều kiện để đi làm việc theo hình thức này là ngoài những điều kiện cơ bản đã nêu ở trên thì người lao động phải là người đã có hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp đưa đi và ngành, nghề người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức này phải phù hợp với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 41

48 5.4. Người lao động tự đi theo hình thức hợp đồng cá nhân Đây là hình thức trước đây đã xuất hiện ở một số thị trường (CH Síp, Đài Loan, LiBăng...) người lao động chủ yếu đi thông qua các mối quan hệ họ hàng giới thiệu, được bảo lãnh, hoặc chủ sử dụng lao động cũ tuyển dụng lại lần thứ hai, nhiều nhất là ở thị trường Đài Loan. Người lao động ký Hợp đồng trực tiếp với chủ sử dụng, không thông qua bên trung gian môi giới và trực tiếp đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú để đăng ký hợp đồng cá nhân. Khi làm việc ở nước ngoài, người lao động có trách nhiệm đăng ký công dân với Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước sở tại. Hình thức đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân được nhà nước khuyến khích do mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho người lao động, gia tăng tính tự chủ và việc tự chịu trách nhiệm của người lao động. Tuy nhiên, do người lao động đi làm việc có tính chất đơn lẻ, phân tán ở nhiều vùng nên công tác quản lý cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ rất phức tạp. Vì vậy, đối với loại hình này, vai trò của cơ quan quản lý ở địa phương nơi cư trú của người lao động và Cơ quan đại diện ngoại giao tại nước sở tại trong công tác nắm thông tin và xử lý phát sinh khi xảy ra đối với người lao động là rất quan trọng. 6. Các quy định về tài chính 6.1. Tiền môi giới - Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. - Mức trần tiền môi giới cho các thị trường không vượt quá một tháng lương/người lao động cho một năm hợp đồng. - Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động-thương binh và Xã hội (Xem thêm tại Phụ lục 2: Quyết định số 61/QĐ - LĐTBXH ngày 12/8/2008). - Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp bị phá sản) hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm yêu cầu bên môi giới hoàn trả lại cho người lao động một phần tiền môi giới người lao động đã nộp theo nguyên tắc: người lao động làm việc chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc từ 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới Tiền dịch vụ - Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Mức trần tiền dịch vụ: Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch 42

49 vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng. Mức tiền dịch vụ phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động; - Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh (visa). 6.3 Tiền ký quỹ - Tiền ký quỹ của người lao động phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và chỉ được thực hiện sau khi người lao động ký hợp đồng này với doanh nghiệp và được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp visa; - Thời hạn ký quỹ của người lao động tương ứng với thời hạn hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động; - Mức trần tiền kỹ quỹ được quy định tại Phụ lục kèm theo. II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Sau khi Luật người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài (gọi tắt là Luật 72) được ban hành, đã có 19 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để hướng dẫn các hoạt động này (Xem tại Phụ lục 4.1). Xét một cách tổng thể, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết một số điều của Luật 72 đã được xây dựng, ban hành tương đối đầy đủ. Nội dung những quy định cụ thể tại các văn bản hướng dẫn đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ với những quy định của Luật 72, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện pháp luật về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách kịp thời, tạo cơ hội thuận lợi hơn không chỉ cho người lao động mà cả các doanh nghiệp được cấp phép tham gia hoạt động này và bước đầu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2. Chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để khuyến khích, hỗ trợ và bảo vệ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật 72 quy định các chính sách của nhà nước như sau: - Tạo điều kiện thuận lợi để công dân Việt Nam có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài. - Bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và của doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 43

50 - Hỗ trợ đầu tư mở thị trường lao động mới, thị trường có thu nhập cao, thị trường tiếp nhận nhiều người lao động; hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động. - Có chính sách tín dụng ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội đi làm việc ở nước ngoài. - Khuyến khích đưa nhiều người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài, đưa người lao động đi làm việc ở thị trường có thu nhập cao; khuyến khích đưa người lao động đi làm việc tại công trình, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trúng thầu, nhận thầu, đầu tư thành lập ở nước ngoài. Bên cạnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, thời gian qua, Chính phủ cũng đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương ban hành nhiều chính sách cụ thể hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội. Cụ thể là: - Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách cho người lao động vay tín dụng để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chính sách tạo thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài chuyển thu nhập về nước thông qua hệ thống Ngân hàng. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành chính sách hỗ trợ người nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội được học nghề đi làm việc ở nước ngoài; Bộ Công an đã ban hành chính sách đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp hộ chiếu cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Bộ Ngoại giao đã đơn giản hóa các thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Ngoài chính sách chung của Nhà nước, nhiều địa phương như Phú Thọ, Thanh Hóa, An Giang, cần Thơ, Cao Bằng, Bắc Giang còn có các chính sách cụ thể để hỗ trợ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là hỗ trợ lao động nghèo trên địa bàn để đi làm việc ở nước ngoài. Để cụ thể hóa những quy định của Luật, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ ngành nghiên cứu trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều chính sách cụ thể, tạo điều kiện cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội. Đặc biệt là ngày 29 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo, đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn Với Quyết định này, chúng ta đã có một chính sách đặc biệt để hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác đang sinh sống tại 62 huyện nghèo được đào tạo vàđưa đi làm việc ở nước ngoài, góp phần giảm nghèo bền vững. 3. Chính sách cho vay các đối tượng chính sách đi làm việc ở nước ngoài 3.1. Hộ nghèo và hộ gia đình thuộc diện chính sách người có công được thực hiện theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Quyết định số 365/2004/QĐ-NHNN ngày 13/4/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 44

51 Đối tượng được vay, gồm: - Vợ (chồng), con của liệt sỹ; - Thương binh (kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động); người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh); - Vợ (chồng), con của thương binh; - Con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân, huy trương kháng chiến; con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945; - Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của Pháp luật. + Mức cho vay:tối đa 30 triệu đồng/lao động (áp dụng từ 5/2007). + Lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được áp dụng bằng mức lãi suất cho vay hộ nghèo từng thời kỳ, cụ thể: từ khi bắt đầu triển khai đến ngày 31/12/2005 lãi suất cho vay là 0,5%/tháng và từ ngày 01/01/2006 đến nay là 0,65%/tháng Hộ gia đình tại các huyện nghè otheo Nghị quyết 30a/CP được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn (cụ thể tại mục A, phần V) Hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện theo Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 9/6/2008 và hộ dân tộc thiểu số nghèo các tỉnh còn lại được thực hiện theo Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ. - Đối tượng được vay vốn:là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có tên trong Danh sách hộ dân tộc thiểu số nghèo được UBND cấp huyện phê duyệt có lao động trong độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động. + Mức cho vay:mức cho vay tối đa không vượt quá: i) 20 triệu đồng/lao động đi xuất khẩu đối với hộ đồng bào nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg). ii) 30 triệu đồng/lao động đi xuất khẩu đối với hộ đồng bào nghèo không thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (Quyết định số 1592/QĐ-TTg). + Lãi suất cho vay:0%/ tháng. 4. Chính sách đối với lao động làm việc ở nước ngoài sau khi về nước Hiện nay, chính sách đối với người lao động làm việc ở nước ngoài sau khi về nước mới dừng ở quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, gồm 2 điều: Điều 59. Hỗ trợ việc làm 1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người lao động về nước nhu cầu tuyển dụng lao động ở trong nước; hướng dẫn, giới thiệu người lao động đăng ký tìm việc làm phù hợp. 45

52 2. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận và tuyển dụng người lao động về nước vào làm việc hoặc đưa đi làm việc ở nước ngoài. Điều 60. Khuyến khích tạo việc làm 1. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động về nước đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác. 2. Người lao động gặp khó khăn thì được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật để tạo việc làm. Để quy định này đi vào thực tiễn, cần có thêm các hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước nhằm phát huy được những lợi thế mà người lao động đã học được trong quá trình làm việc ở nước ngoài. III. VAI TRÒ CỦA UBND CẤP XÃ VÀ CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG CÔNG TÁC ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI 1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã a. Đối với công tác tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Mục V Thông tư số 21/2007/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Khi tuyển chọn lao động ở địa phương, doanh nghiệp dịch vụ và chi nhánh doanh nghiệp dịch vụ phải xuất trình Giấy phép và thông báo với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, chính quyền cấp huyện, xã nơi doanh nghiệp dịch vụ tuyển chọn lao động về kế hoạch và các điều kiện tuyển chọn lao động gồm các nội dung: số lượng người lao động cần tuyển, giới tính, độ tuổi, công việc mà người lao động sẽ đảm nhận, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện về sức khoẻ, tay nghề, ngoại ngữ, các khoản chi phí người lao động phải đóng góp để đi làm việc ở nước ngoài, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động khi làm việc ở nước ngoài. b. Công tác phối hợp giữa địa phương với doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước để giải quyết vấn đề phát sinh Thực tế cho thấy, những điạ phương có cán bộ nhiệt tình với công tác xuất khẩu lao động thì địa phương đó có số lượng lao động tham gia đi xuất khẩu lao động nhiều. Lãnh đạo các địa phương cần coi vai trò của công tác tạo nguồn xuất khẩu lao động là trách nhiệm chính của địa phương chứ không phải hoàn toàn là của doanh nghiệp. Những địa phương có chính sách tốt và tạo hành lang thông thoáng cho các doanh nghiệp tham gia thì sẽ thành công trong lĩnh vực này. Đối với những phát sinh của người lao động trong và ngoài nước sẽ giải quyết kịp thời khi doanh nghiệp và địa phương có quan hệ 2 chiều tốt. Đặc biệt phát sinh của người lao động ở nước ngoài thì doanh nghiệp phải trực tiếp giải quyết cùng đối tác là chính, sau đó thông báo cho địa phương kịp thời để cùng phối hợp với gia đình tư vấn, động viên, thuyết phục con em họ chấp hành kỷ luật. 46

53 2. Vai trò của công chức văn hóa xã hội trong thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài - Giúp người lao động và gia đình của họ tiếp cận các thông tin chính xác, khách quan, tin cậy và cập nhật để họ có thể đưa ra được các quyết định phù hợp liên quan đến vấn đề đi làm việc ở nước ngoài. - Phối hợp với đơn vị, tổ chức tại địa phương (tỉnh, huyện, xã) trong việc tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như các văn bản cần thiết cho người lao động và gia đình họ để đi làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp và an toàn. - Tư vấn để giải quyết những thắc mắc, khiếu nại phát sinh trong quá trình chuẩn bị, trước khi đi làm việc ở nước ngoài, làm việc ở ngoài và khi hết hạn hợp đồng trở về nước về các vấn đề: + Các kênh tuyển dụng hợp pháp và an toàn, chi phí, lợi ích tiềm năng của việc đi làm việc ở nước ngoài, những rủi ro có thể gặp phải, quy trình tuyển dụng và đi làm việc ở nước ngoài và làm thế nào để lao động di cư giữ an toàn được cho bản thân nếu họ lựa chọn hình thức đi ra nước ngoài làm việc; + Các loại hợp đồng có liên quan bao gồm hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hợp đồng lao động + Các thủ tục, giấy tờ cần thiết để đảm bảo địa vị pháp lý hợp pháp khi đi và đến nước ngoài làm việc; + Cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cách thức kiểm tra tính pháp lý của đơn vị tuyển dụng, cập nhật các hợp đồng tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài đã được chấp thuận. - Hỗ trợ pháp lý: Khi có vấn đề phát sinh với người lao động, công chức xã có thể hỗ trợ giải quyết tranh chấp, tư vấn về quyền lợi và kênh để giải quyết vấn đề; trợ giúp pháp lý/tiếp cận cơ quan pháp luật thông qua việc liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Sở Lao động-thương binh và Xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước. Công chức xã cũng hỗ trợ để người lao động có thể nộp đơn thư khiếu nại tới các cơ quan chức năng và tòa án trong trường hợp cần thiết khi phát sinh các vấn đề như doanh nghiệp thu tiền nhưng không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài, không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng, gia đình mất liên lạc với lao động, doanh nghiệp thu phí cao, doanh nghiệp không thanh lý hợp đồng theo quy định. 3. Những lưu ý đối với công chức văn hóa xã hội trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài 3.1. Những thủ đoạn, hành vi lừa đảo trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thường gặp tại địa phương - Một số doanh nghiệp không có chức năng XKLĐ cũng làm công tác tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động đi xuất khẩu để lợi dụng thu tiền bất hợp pháp của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc ở nước ngoài; 47

54 - Một số tổ chức, cá nhân lợi dụng sự thông thoáng trong việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp mới, đã nhập nhằng lập nên những cái gọi là trung tâm du học vừa học vừa làm hoặc công ty cung ứng lao động ; hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng XKLĐ để lừa người lao động. Trụ sở văn phòng làm việc của các tổ chức, cá nhân này thường đặt trong các ngõ nhỏ, khu đô thị mới xa trung tâm để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng; - Lợi dụng quy định đơn giản hoá các thủ tục ĐKKD, một số cá nhân lập công ty có nhiều chức năng kinh doanh, trong đó có dịch vụ đào tạo ngoại ngữ, giới thiệu cung ứng lao động xuất khẩu... để lập lờ với chức năng XKLĐ, sau đó chúng niêm yết tại trụ sở làm việc thông báo tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc qua cò mồi trung gian ở các địa phương; - Lợi dụng nhu cầu cấp thiết của nhiều người lao động muốn đi Hàn Quốc làm việc, tại một số địa phương, đã xuất hiện nhóm lừa đảo bằng cách làm giả các phiếu dự thi, tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Hàn (EPS), làm giả chứng chỉ tiếng Hàn, thi hộ hoặc đưa tin đảm bảo thi đỗ để thu hàng ngàn USD của người lao động, chúng còn tổ chức các trung tâm đào tạo tiếng Hàn và quảng cáo nếu học qua các trung tâm này thì chắc chắn sẽ được đi XKLĐ ở Hàn Quốc - Một số cán bộ giả danh là cán bộ trong ngành Lao động -TBXH ở Trung ương và địa phương, hoặc tự phong là cán bộ doanh nghiệp XKLĐ hoặc có mối quan hệ với cỏn bộ của Bộ Lao động TB&XH, Cục Quản lý lao động ngoài nước, làm thông báo và chữ ký giả của cơ quan chức năng để tạo lòng tin với người lao động, đứng ra tuyển và thu tiền của người lao động; - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý muốn đi lao động nước ngoài bằng mọi giá của người lao động, bọn tội phạm đã tự đặt ra các khoản thu khác nhau như tiền đặt cọc, tiền môi giới, tiền học ngoại ngữ... để thu tiền của người lao động sau đó chiếm đoạt. Chúng thường hứa miệng sẽ đưa họ đi XKLĐ trong thời gian ngắn nhất và nếu không đi được sẽ trả lại toàn bộ số tiền đã thu. Nhưng khi người lao động phát hiện, đòi lại tiền thì chúng khất nhiều lần hoặc chỉ trả nhỏ rọt. - Bọn lừa đảo còn móc nối với một số đối tượng người nước ngoài để quảng cáo hấp dẫn là có các chương trình đi du học, đi lao động ở nước ngoài, có chủ sử dụng lao động trực tiếp tuyển lao động. Có trường hợp còn tổ chức cho người nước ngoài đóng vai giám đốc trực tiếp tuyển hoặc thu tiền của người lao động để tạo lòng tin. - Khi thu tiền của người lao động, bọn lừa đảo thường ghi giấy biên nhận với nội dung mập mờ như: Để góp vốn kinh doanh, vay tiền làm ăn, giữ hộ để làm thủ tục hoặc không ghi lý do thu tiền với chữ ký người nhận tiền không rõ ràng để đối phó với cơ quan pháp luật khi bị phát hiện. Bên cạnh một số tổ chức, cá nhân hoạt động phi pháp cò mồi, môi giới, lừa đảo, còn có một số đối tượng người Hàn Quốc thông tin rằng họ có thể tác động tới các cơ quan có thẩm quyền của nước này để người lao động Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển sớm được lựa chọn và xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc. Rất nhiều người lao động do thiếu thông tin, nhẹ dạ đã tin vào những chiêu bài trên, chọn con đường tắt qua cò, với hy vọng chạy được suất sang Hàn Quốc với khoản tiền cao gấp rất nhiều lần so với chi phí quy định là 654 USD. 48

55 3.2. Biện pháp phòng ngừa lừa đảo trong lĩnh vực XKLĐ Khi các doanh nghiệp XKLĐ về địa phương phối hợp tạo nguồn lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài, công chức ở địa phương cần chú ý kiểm tra đầy đủ các tài liệu có liên quan sau: - Giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp; - Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp XKLĐ với đối tác nước ngoài kèm theo phiếu trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục QLLĐNN) về việc chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng trên. - Tránh tình trạng doanh nghiệp về địa phương tuyển lao động tràn lan, làm thủ tục cho người lao động vay tiền ngân hàng, chuyển về tài khoản của Công ty (chi nhánh), không quản lý được, người lao động chờ đợi lâu không có hợp đồng, không được xuất cảnh, gây thiệt hại về kinh tế của người lao động. IV. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1. Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin Đối với công chức văn hóa xã hội, để thực hiện nghiệp vụ trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần có kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, bảo đảm luôn cung cấp kịp thời thông tin đến cho người lao động. Các thông tin cần thu thập và thường xuyên cập nhật gồm: - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động; - Các chính sách áp dụng đối với người lao động địa phương; - Các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Các thị trường tiếp nhận các loại hình lao động Việt Nam (ví dụ người lao động đi Hàn Quốc theo Chương trình EPS chỉ đi qua Trung tâm lao động ngoài nước, không đi qua doanh nghiệp); - Các quy định về mức thu hiện hành với từng thị trường tiếp nhận lao động; - Các giấy tờ cần thiết để người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Các hợp đồng người lao động cần ký và những nội dung cơ bản của hợp đồng; - Các địa chỉ để có thể liên hệ giải quyết thắc mắc cho người lao động của địa phương. 2. Kỹ năng quản lý, lưu trữ thông tin Mọi thông tin thu thập và cập nhật cần được công chức văn hóa xã hội lưu trữ để bảo đảm thuận tiện cho công tác tra cứu, trả lời người lao động và người nhà của họ khi được hỏi. Công chức văn hóa xã hội có thể lưu trữ theo các đầu mục văn bản: - Văn bản quy phạm pháp luật; - Các văn bản chỉ đạo điều hành đối với các thị trường; 49

56 - Các công văn giới thiệu doanh nghiệp của Phòng Lao động-thương binh và Xã hội kèm Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cùng các thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp đó. Trường hợp có vụ việc phát sinh, cần lưu vụ việc kèm vào hồ sơ để biết mức độ hợp tác giải quyết hay tần suất phát sinh vụ việc; - Danh sách các doanh nghiệp tuyển dụng lao động trên địa bàn xã; - Danh sách người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thị trường, theo thời gian xuất cảnh, theo doanh nghiệp đưa đi; - Danh sách người lao động về nước; - Danh sách người lao động trở về và tìm được việc làm. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Anh/ chị hãy cho biết người lao động đi làm việc ở nước ngoài cần ký các hợp đồng gì? Nêu một số nội dung cơ bản trong hợp đồng người lao động ký với doanh nghiệp dịch vụ để đi làm việc ở nước ngoài? 2. Anh/ chị hãy cho biết các quy định hiện hành về tiền môi giới và tiền dịch vụ đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài? 3. Theo anh/chị, công chức văn hóa xã cần làm gì để góp phần tăng cường nhận thức cho người lao động của địa phương có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài? 4. Anh/chị hãy cho biết các chính sách hiện hành của địa phương hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng? 50

57 PHỤ LỤC 4.1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý lao động ngoài nước 1. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/07/ Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 3. Nghị đinh số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/09/2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trog hoat động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 4. Nghị định số 95/2013/NĐ CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 88/2015/NĐ CP sửa đổi một số điều của Nghị định Nghị định số 119/2014/NĐ CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật dạy nghề, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo 6. Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. 7. Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. 8. Quyết định số 19/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/07/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. 9. Quyết định số 20/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. 10. Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTP ngày 11/7/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề nội dung hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 11. Thông tư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/09/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ tài chính quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 12. Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 04/09/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Ngân hàng Nhà nước quy 51

58 định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của Doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 13. Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 14. Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 21/07/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước. 15. Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT TANDTC BLĐTBXH VKSNDTC ngày 18/5/2010 của Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tòa án nhân dân. 16. Thông tư liên tịch số 32/2013/TTLT BLĐTBXH BNG ngày 06/12/2013 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Bộ Ngoại giao về hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ. 17. Thông tư số 21/2013/TT BLĐTBXH ngày 10/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh va Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động. 18. Thông tư số 21/2013/TT BLĐTBXH ngày 15/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh va Xã hội hướng dẫn mẫu và nội dung hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 52

59 PHỤ LỤC 4.2: Mức tiền môi giới tối đa người lao động hoàn trả cho doanh nghiệp tại một số thị trường (Kèm theo Quyết định số 61/2008/QĐ-LĐTBXH ngày12/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) TT THỊ TRƯỜNG/ NGÀNH NGHỀ ĐÀI LOAN MỨC TIỀN MÔI GIỚI TỐI ĐA/ NGƯỜI/ HỢP ĐỒNG 1 Công nhân nhà máy, xây dựng USD 2 GVGĐ, chăm sóc sức khỏe 800 USD 3 Thuyền viên tàu cá xa bờ Không MALAYSIA 4 Lao động nam 300 USD 5 Lao động nữ 250 USD 6 Lao động làm cho Công ty Outsourcing 200 USD 7 Lao động làm việc tại gia đình Không NHẬT BẢN 8 Mọi ngành nghề USD HÀN QUỐC 9 Thực tập viên trên tàu cá (gần bờ) 500 USD BRUNEI 10 Công nhân nhà máy, nông nghiệp 250 USD 11 Công nhân xây dựng 350 USD 12 Dịch vụ 300 USD 13 Lao động làm việc tại gia đình 200 USD MACAU 14 Công nhân xây dựng USD 15 Lao động làm việc tại gia đình 400 USD 16 Dịch vụ bảo vệ, vệ sinh 700 USD 53

60 17 Dịch vụ nhà hàng, khách sạn USD MALDIVES 18 Mọi ngành nghề 500 USD Ả RẬP XÊ ÚT 19 Lao động không nghề 300 USD 20 Lao động có nghề 500 USD 21 Lao động làm việc tại gia đình Không NHÀ NƯỚC QATAR 22 Lao động không nghề 300 USD 23 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC Ả RẬP THỐNG NHẤT (UAE) 24 Lao động không nghề 300 USD 25 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD VƯƠNG QUỐC BAHRAIN 26 Lao động không nghề 300 USD 27 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD VƯƠNG QUỐC OMAN 28 Lao động không nghề 300 USD 29 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD VƯƠNG QUỐC JORDAN 30 Mọi ngành nghề 400 USD NHÀ NƯỚC KWAIT 31 Lao động không nghề 300 USD 32 Lao động có nghề, bán lành nghề 400 USD ALGERIA 33 Mọi ngành nghề 200 USD AUSTRALIA 34 Mọi ngành nghề USD CỘNG HÒA CZECH 54

61 35 Mọi ngành nghề USD CỘNG HÒA SLOVAKIA 36 Mọi ngành nghề USD BALAN 37 Mọi ngành nghề USD CỘNG HÒA BUNGARIA 38 Mọi ngành nghề 500 USD LIÊN BANG NGA 39 Mọi ngành nghề 700 USD UCRAINA 40 Mọi ngành nghề 700 USD BELARUSIA 41 Mọi ngành nghề 700 USD CỘNG HÒA LATVIA 42 Mọi ngành nghề 700 USD CỘNG HÒA LITVA 43 Mọi ngành nghề 700 USD CỘNG HÒA ESTONIA 44 Mọi ngành nghề 700 USD CỘNG HÒA SÍP 45 Lao động làm việc tại gia đình 350 USD 55

62 PHỤ LỤC 4.3: Mức trần tiền ký quỹ doanh nghiệp được thoa thuận ký quỹ với người lao động tại một số thị trường (Kèm theo Thông tư số 21/2013/TT-LĐTBXH ngày 10 tháng10 năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) TT Thị trường Ngành nghề 1 ĐÀI LOAN Công nhân nhà máy, xây dựng GVGĐ, chăm sóc sức khỏe Thuyền viên tàu cá xa bờ Ngành nghề khác Mức trần tiền ký quỹ 1000 USD 800 USD 900 USD 1000 USD 2 MALAYSIA Mọi ngành nghề 300 USD 3 NHẬT BẢN 4 HÀN QUỐC Thực tập sinh Thuyền viên tàu cá xa bờ, gần bờ, vận tải Thực tập viên trên tàu cá (gần bờ) Thuyền viên tàu cá xa bờ Lao động thẻ vàng, visa E USD 1500 USD 3000 USD 1500 USD 3000 USD 5 BRUNEI Mọi ngành nghề 300 USD 6 MACAU Mọi ngành nghề 500 USD 7 MALDIVES Mọi ngành nghề 600 USD 8 CÁC NƯỚC KHU VỰC TRUNG ĐÔNG (Ả RẬP XÊ ÚT, UAE, KUWAIT, BARHAIN, OMAN, JORDAN, CATA ) Mọi ngành nghề 800 USD 9 CÁC NƯỚC CHÂU PHI (LIBYA, ALGERIA, ANGOLA, SU ĐĂNG VÀ NAM SU ĐĂNG ) Mọi ngành nghề 1000 USD 56

63 AUSTRALIA và 10 Mọi ngành nghề USD NEWZEALAND 11 CỘNG HOÀ ITALIA Mọi ngành nghề USD 12 CỘNG HOÀ PHẦN LAN Mọi ngành nghề 2000 USD 13 VƯƠNG QUỐC THUỴ ĐIỂN Mọi ngành nghề 2000 USD 14 VƯƠNG QUỐC ANH Mọi ngành nghề 2000 USD 15 LIÊN BANG ĐỨC Mọi ngành nghề 2000 USD 16 VƯƠNG QUỐC ĐAN MẠCH Mọi ngành nghề 2000 USD 17 CỘNG HÒA CZECH Mọi ngành nghề 1500 USD 18 CỘNG HÒA SLOVAKIA Mọi ngành nghề 1500 USD 19 CỘNG HOÀ BALAN Mọi ngành nghề 1500 USD 20 THỔ NHĨ KỲ Mọi ngành nghề 1000 USD 21 CỘNG HÒA BUNGARIA Mọi ngành nghề 1000 USD 22 CỘNG HOÀ RUMALIA Mọi ngành nghề 1000 USD 23 CỘNG HOÀ UKRAINA Mọi ngành nghề 1000 USD 24 CỘNG HOÀ LATVIA Mọi ngành nghề 1000 USD 25 CỘNG HOÀ SÍP Mọi ngành nghề 1000 USD 26 LIÊN BANG NGA Mọi ngành nghề 1000 USD 27 BELARUSIA Mọi ngành nghề 1000 USD 28 CÁC NƯỚC CHÂU MỸ Mọi ngành nghề 2000 USD 57

64 CHUYÊN ĐỀ 5 Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội I. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Khái niệm bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội (BHXH) có thể hiểu khái quát"là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng, nhằm chống lại các khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con". Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội xuất hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX. Đặc biệt, ngày 20/11/2014, Quốc hội Nước Cộng hòa XHXN Việt Nam thông qua Luật Bảo hiểm xã hội năm Khi Luật bảo hiểm xã hội được ban hành, khái niệm về bảo hiểm xã hội cũng được quy chuẩn và chính thức hóa ở mức cao hơn so với giai đoạn trước đó.như vậy, phát sinh từ nhu cầu của người lao động, bảo hiểm xã hội trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn xã hội và tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế. 2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội Các nguyên tắc cơ bản của BHXH bao gồm: a) Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. b) Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn. c) Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. d) Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. e) Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội. 3. Đối tượng áp dụng của bảo hiểm xã hội 3.1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc 58

65 nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động; tháng; b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 c) Cán bộ, công chức, viên chức; d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí. g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội - Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội. - Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ. - Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung. 59

66 - Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội. 2. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội - Ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, chiến lược, chính sách bảo hiểm xã hội. - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội. - Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân lực làm công tác bảo hiểm xã hội. - Quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. - Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội. 3. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. - Bảo hiểm xã hội Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện quản lý về thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ bảo hiểm xã hội. - Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. - Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội. + Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Xây dựng và trình Chính phủ chỉ tiêuphát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. + Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật BHXH Trình Chính phủ quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng về bảo hiểm xã hội của người lao động. + Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội. 60

67 + Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội. + Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội. + Hằng năm, báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội. - Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính về bảo hiểm xã hội + Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội; chi phí quản lý bảo hiểm xã hội. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội. + Hằng năm, gửi báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội cho Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp và báo cáo Chính phủ. - Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm xã hội + Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Xây dựng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. + Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội. + Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội. 4.Quyền của cơ quan bảo hiểm xã hội - Tổ chức quản lý nhân sự, tài chính và tài sản theo quy định của pháp luật. - Từ chối yêu cầu trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật. - Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. - Được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc quyết định thành lập để thực hiện đăng ký lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới. - Định kỳ 06 tháng được cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cung cấp thông tin về tình hình sử dụng và thay đổi lao động trên địa bàn. - Được cơ quan thuế cung cấp mã số thuế của người sử dụng lao động; định kỳ hằng năm cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động. - Kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; thanh tra chuyên ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 61

68 - Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. - Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 5. Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội - Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. - Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. - Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. - Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất. - Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn. - Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu. - Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. - Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội. - Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. - Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. - Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. - Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý. 62

69 - Công khai trên phương tiện truyền thông về người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. - Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. - Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. 6. Các hành vi bị nghiêm cấm - Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. - Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật. - Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động. - Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. - Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. III. BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 1. Khái niệm Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. 2 Đối tượng áp dụng Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: - Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng; - Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã; - Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; - Người lao động tự tạo việc làm - Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần; - Người tham gia khác. 63

70 3. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện - Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. - Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. - Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. - Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. 4. Quyền và trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 4.1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có các quyền sau đây: - Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; - Nhận lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện theo quy định; - Hưởng bảo hiểm y tế khi đang hưởng lương hưu; - Yêu cầu tổ chức bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội; - Khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện; - Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện. 4.2 Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có trách nhiệm sau đây: - Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng quy định - Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội tự nguyện - Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định. 5. Ưu việt của bảo hiểm xã hội tự nguyện so với các loại bảo hiểm kinh doanh - Bảo hiểm xã hội tự nguyện là chính sách của Nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh, không vì lợi nhuận. - Trong một số trường hợp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. - Tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh hàng năm theo chỉ số giá sinh hoạt để đảm bảo giá trị đồng tiền. - Thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính cộng nối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để tính thời gian khi người lao động nghỉ hưu. - Khi hưởng lương hưu, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không phải mua bảo hiểm y tế mà vẫn được hưởng bảo hiểm y tế. 64

71 - Không có quy định khống chế thời gian hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. IV. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội - Tôn chỉ, mục đích của BHXH, tính chất nhân đạo, nhân văn của BHXH. - Nội dung các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật (khái niệm về chế độ, đối tượng hưởng, mức hưởng, điều kiện hưởng ) và hướng dẫn thực hiện các chế độ BHXH. - Giải đáp, hướng dẫn những vướng mắc, sự thiếu hiểu biết về chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động và các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH. - Hoạt động của ngành BHXH, đặc biệt là các kinh nghiệm hoạt động tốt, các điển hình tiên tiến về thực hiện chính sách chế độ BHXH. Phê phán các hiện tượng tiêu cực, sai trái, vi phạm trong quá trình thực hiện các chế độ BHXH. - Giới thiệu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về BHXH (Các chế độ BHXH, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động BHXH, cơ chế quản lý quỹ, hợp tác về BHXH ) - Các vấn đề khác có liên quan đến BHXH, đặc biệt là những thông tin về các chính sách xã hội, về các vấn đề xã hội liên quan đến con người, lao động, việc làm, tiền lương, đảm bảo xã hội 2. Vị trí, vai trò của công tác tuyên truyền trong tổ chức thực hiện chính sách chế độ bảo hiểm xã hội 2.1 Vị trí của công tác tuyên truyền trong tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội BHXH là một sản phẩm dịch vụ đặc thù, đặc biệt đối với Việt Nam bởi: - Dịch vụ BHXH ở Việt Nam chỉ do một người cung cấp, đó là Nhà nước, với mục đích chính là an sinh xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận; - BHXH mang tính bắt buộc, các chủ thể phải mua dù muốn hay không, đặc biệt, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động mà mình sử dụng. Mục tiêu cuối cùng của BHXH là ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội, nhưng trên thực tế, không phải người lao động nào cũng hiểu biết về quyền lợi của mình, không phải người sử dụng lao động nào cũng thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Vì vậy, công tác tuyên truyền giữ một vị trí quan trọng trong việc tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH Vai trò của công tác tuyên truyền trong tổ chức thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội Hiệu quả của công tác này có tác động lớn đến các lĩnh vự quản lý khác. Vì vậy, nếu thực hiện tốt công tác tuyên truyền BHXH sẽ giúp cho các nhà quản lý nắm bắt nhanh, xử lý chính xác, kịp thời những mối quan hệ trong quản lý, các bên tham gia quan hệ BHXH hiểu được trách nhiệm phải thực hiện và quyền lợi mình được hưởng. 65

72 V. KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG, KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI DÂN THAM GIA BHXH TỰ NGUYỆN 4.1. Kỹ năng giới thiệu, quảng bá dịch vụ - Một trong những lỗi phổ biến nhất mà người đi quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thường hay mắc phải là họ thường đưa ra những thông điệp chung như nhau cho mọi khách hàng tiềm năng và hy vọng rằng sẽ có nội dung nào trong đó đó tạo sức hút đối với họ. - Người đi quảng bá về sản phẩm dịch vụ phải lựa chọn sản phẩm dịch vụ thích hợp với từng đối tượng (nhóm đối tượng) tiếp cận, đưa ra những điểm đặc thù và độc đáo của sản phẩm, dịch vụ đối với họ - Trước khi giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho một khách hàng tiềm năng, bạn cần lựa chọn và chuẩn bị đầy đủ thông tin về sản phẩm dịch vụ quảng bá. Nên nhớ xác định và khuếch trương những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm, chứ không phải là những đặc điểm của sản phẩm.cho khách hàng biết rõ cái mà họ sẽ được hưởng khi sử dụng sản phẩm của bạn. - Ngày nay người ta thường quá bận rộn và có nhiều mối lo toan nên ít khi đủ kiên nhẫn để nghe những lời giới thiệu dài dòng. Cần xác định rõ đâu là những điểm then chốt muốn cho khách hàng biết về BHXH tự nguyện. 4.2 Kỹ năng thuyết phục - Để thuyết phục một người làm theo những điều chúng ta chúng ta mong muốn thì trước hết cần làm cho khách hàng tin tưởng vào những thông điệp của người gửi là đúng đắn và cần phải làm theo. - Để thuyết phục được đối tượng thì cần có nhiều kỹ năng phối hợp khác như làm quen, nói, hỏi, nghe và cần biết giải thích được cho đối tượng hiểu rõ hơn về vấn đề. - Để vận động, thuyết phục khách hàng tham gia vào BHXH tự nguyện thì phải hiểu về họ: + Họ là ai? Họ có mối quan tâm, mong muốn, nguyện vọng gì khi tham gia BHXH tự nguyện + Họ có lợi ích gì khi tham gia BHXH tự nguyện? + Họ bị ảnh hưởng như thế nào khi tham gia BHXH tự nguyện? + Những khó khăn, thắc mắc của họ là gì khi tham gia BHXH tự nguyện? + Cần đặt mình vào vị trí của khách hàng để hiểu thấu tâm tư, tình cảm, mong muốn nguyện vọng của họ và có sự phản hồi tích cực về họ hơn. - Người thuyết phục phải có: + Hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn về BHXH tự nguyện để đi vận động khách hàng + Hiểu biết về các lĩnh vực tuyên truyền, vận động, giáo dục + Có thái độ chân tình, cởi mở, thân thiện, gần gũi biết tôn trọng và chấp nhận người khác. - Khi giải thích một vấn đề khách hàng hỏi cần: 66

73 + Nắm chắc vấn đề cần giải thích + Giải thích đầy đủ, rõ ràng + Giải thích ngắn gọn, súc tích + Sử dụng từ dễ hiểu + Giải thích mọi câu hỏi mà khách hàng ra (về lĩnh vực đang đi vận động, thuyết phục) + Thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng khách hàng Kỹ năng nói trước công chúng Nói là công cụ trong giao tiếp thông thường hàng ngày của mọi người.đặc biệt trong truyền thông, vận động, lời nói trực tiếp thường mang lại hiệu quả nhất.trên thực tế, không phải ai cũng biết sử dụng lời nói có hiệu quả. - Khi nói, không chỉ nói bằng lời mà cần kết hợp với các giao tiếp không lời như ánh mắt, nét mặt, các động tác cơ thể... - Trong lời nói, không phải chỉ cần quan tâm đến nói cái gì mà cả nói như thế nào: chuẩn bị tốt những nội dung cần nói, trao đổi theo những trật tự cần thiết, lựa chọn cách trình bày để đạt được mục đích của cuộc giao tiếp. - Âm lượng, tốc độ giọng nói có thể ảnh hưởng đến giao tiếp: cần phải nói to vừa phải, rõ ràng, chú ý âm lượng trong những nội dung mấu chốt, không nên nói quá to, quá nhỏ. - Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải thống nhất: cần nói rõ ràng, mạch lạc, dùng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu cho mọi đối tượng. - Uyển chuyển trong âm điệu, tránh nói giọng đều đều, buồn tẻ. - Trong khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng từ dễ hiểu. - Nói đúng lúc, đúng chỗ: chọn nội dung giao tiếp đã khó nhưng cũng rất thận trọng nói khi nào, chỗ nào là hợp lý nhất. - Khi nói cần tránh các yếu tố có thể gây khó chịu cho người nghe như: + Lặp lại một số từ đệm quá nhiều + Nói sai văn phạm + Phát âm không chuẩn + Dùng từ khó hiểu, từ chuyên môn + Cử chỉ, động tác không phù hợp với lời nói + Không chú ý và tôn trọng người nghe 67

74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thông tin truyền thông (2012). Hỏi đáp về thông tin Truyền thông. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 2. Quốc hội (2014). Luật số: 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 của Quốc hội: Luật Bảo hiểm xã hội. 3. Bộ Thông tin truyền thông (2012). Quản lý nhà nước về thông tin truyền thông. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia 4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991). Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 5. Võ Thành Tâm (2005). Giáo trình Bảo hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 68

75 CHUYÊN ĐỀ 6 Lĩnh vực an toàn lao động I. TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG 1. Một số khái niệm thường gặp 1.1. Bảo hộ lao động mà nội dung chính là an toàn, vệ sinh lao động là các hoạt động trên các mặt: luật pháp, khoa học công nghệ, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), cải thiện điều kiện làm việc (ĐKLV), phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ, phương tiện, đối tượng lao động, quy trình công nghệ, môi trường lao động, sự xắp xếp trong không gian, thời gian và sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại nơi làm việc An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động Quan trắc môi trường lao động là hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp Văn hoá an toàn 69

76 Theo những kết luận tại hội nghị lao động quốc tế của tổ chức lao động quốc tế (ILO) vào tháng 6 năm 2003, thì văn hoá an toàn được hiểu là văn hoá mà trong đó quyền được hưởng một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh của người lao động được tất cả các cấp tôn trọng; đó là văn hoá mà trong đó Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động tích cực tham gia vào việc bảo đảm một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh, thông qua một hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định rõ ràng; đó là văn hoá mà nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu. 2. Mục đích công tác ATVSLĐ Mục đích của công tác ATVSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học - công nghệ, tổ chức - hành chính, kinh tế - xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động an toàn và vệ sinh. Như vậy sẽ bảo đảm an toàn cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương hoặc tử vong trong lao động, đồng thời duy trì, phục hồi sức khoẻ và kéo dài thời gian làm việc cho người lao động đến tuổi về hưu. II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ATVSLĐ 1. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động a) Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động. b) Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về ATVSLĐ; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ ATVSLĐ. c) Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về ATVSLĐ trong quá trình lao động. d) Hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. đ) Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động. 70

77 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ Hình 1- Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ATVSLĐ QUỐC HỘI Hiến pháp (Điều 35) Bộ luật lao động Luật ATVSLĐ CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Nghị định của Chính phủ Quyết định của Thủ tướng CP CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC C.PHỦ Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật 2.1. Các văn bản do Quốc hội ban hành a) Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Khoản 2 Điều 35 quy định: "Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi b) Bộ luật Lao động năm 2012 Ngày 18/6/2012 Quốc hội đã thông qua Bộ Luật Lao động gồm 17 chương, 242 điều, có Chương IX gồm 20 điều về ATVSLĐ. Ngoài ra trong các chương khác cũng có một số điều liên quan đến ATVSLĐ (Chương VII về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Chương X về những quy định riêng đối với lao động nữ; Chương XII về Bảo hiểm xã hội; Chương XVI về thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật lao động v.v...) c) Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 Luật an toàn, vệ sinh lao động đã được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015, trên cơ sở cụ thể 20 điều tại Chương IX của Bộ luật lao động năm 2012, kế thừa các quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Mục 3 Chương III của Luật bảo hiểm xã hội năm Luật này gồm 7 chương, 93 điều, với các nội dung cơ bản sau: - Chương I Quy định chung gồm 12 điều. Trong đó, đối tượng điều chỉnh của Luật ATVSLĐ là người lao động đang có việc làm bao gồm cả người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định tại Bộ luật lao động, người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác ATVSLĐ. - Chương II- Các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động, gồm 21 điều (từ Điều 13 đến Điều 33). - Chương III- Các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gồm 29 điều (từ Điều 34 đến Điều 62). 71

78 Để đảm bảo tính đồng bộ, toàn bộ nội dung Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được đưa từ Mục 3 Chương III của Luật bảo hiểm xã hội sang Luật này, đồng thời quy định rõ việc thu, chi và quản lý quỹ vẫn do cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện; đồng thời bổ sung thêm các nội dung chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ quỹ. - Chương IV- Bảo đảm ATVSLĐ đối với một số lao động đặc thù, gồm 08 điều (từ Điều 63 đến Điều 70). - Chương V- Bảo đảm ATVSLĐ đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, gồm 11 điều (từ Điều 71 đến Điều 81) quy định về bộ máy tổ chức và những nội dung cơ bản thực hiện công tác ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Chương VI- Quản lý nhà nước về ATVSLĐ, gồm 10 điều (từ Điều 82 đến Điều 91) quy định về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, các bộ, cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp. - Chương VII- Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (từ Điều 92 đến Điều 93) quy định nội dung chuyển tiếp giữa Luật bảo hiểm xã hội với Luật ATVSLĐ Hệ thống các văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành Căn cứ các quy định pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã ban hành các Thông tư các Quyết định, Thông tư Liên tịch hướng dẫn thực hiện các quy định về ATVSLĐ và Bảo hộ lao động. Danh mục các quy định hiện hành và các nội dung cơ bản được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ chi tiết tại Phụ lục 13.1&13.2 của tài liệu. III. CHỨ C NĂ NG, NHIỆ M VỤ CỦ A CÔ NG CHỨ C VĂ N HÓ A XÃ HỘ I 1. Trách nhiệm nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ của Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 86 Luật ATVSLĐ) - Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật địa phương. - Chịu trách nhiệm quản lý ATVSLĐ tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tại địa phương. - Hằng năm, báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật ATVSLĐ tại địa phương với Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Hằng năm, bố trí nguồn lực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương. - Thanh tra, kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ tại địa phương. 72

79 * Luật ATVSLĐ quy định cụ thể một số nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: - Hằng năm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn xã phù hợp theo điều kiện cụ thể của địa phương; - Thực hiện khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động trên địa bàn xã theo quy định tại Điều 34, 35 và 36 của Luật ATVSLĐ. - Trường hợp xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì người phát hiện có trách nhiệm kịp thời khai báo với UBND cấp xã tại nơi xảy ra sự cố kỹ thuật và việc báo cáo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 36 của Luật ATVSLĐ. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công chức văn xã Căn cứ vào Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật ATVSLĐ năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, công chức văn xã có chức năng, nhiệm vụ chính sau: 2.1. Giúp Ủy ban nhân cấp xã trong việc xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung sau: - Ban hành nghị quyết về những vấn đề ATVSLĐ thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã. - Quyết định biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật ATVSLĐ trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân liên quan đến công tác ATVSLĐ trên địa bàn xã. - Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của xã về ATVSLĐ trong phạm vi được phân quyền Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã và các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã về ATVSLĐ, với các nội dung cơ bản sau: a) Tổ chức và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác về ATVSLĐ trên địa bàn theo quy định của pháp luật và nội dung được phân cấp, ủy quyền; b) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã tại các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, người lao động trên địa bàn cấp xã theo quy định pháp luật. IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATVSLĐ TẠI CẤP XÃ 1. Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước 1.1. Loại văn bản quản lý nhà nước - Văn bản quy phạm pháp luật (cấp xã gồm có 02 loại là nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp xã). - Văn bản cá biệt cấp xã, văn bản hành chính thông thường hoặc văn bản chuyên môn kỹ thuật 73

80 1.2. Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản a) Bước 1: Sáng kiến và dự thảo văn bản (đề xuất văn bản; lập kế hoạch xây dựng, dự thảo văn bản...) b) Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng văn bản ( họp, hội thảo, công văn ) c) Bước 3: Thẩm định dự thảo d) Bước 4: Xem xét, thông qua Về cơ bản các bước xây dựng văn bản là tương tự nhau. Tùy thuộc điều kiện cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp xã mà xây dựng quy trình cụ thể (tham khảo sơ đồ tại phụ lục 13.1). 2. Khai báo, điều tra, thống kê báo cáo tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động a) Bước 1. Khai báo tai nạn lao động Khi xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc bị thương nặng đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý; b) Bước 2. Lập biên bản và báo cáo -Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn; - Trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để kịp thời có biện pháp xử lý. c) Bước 3. Công bố tai nạn lao động - Công bố biên bản điều tra tai nạn lao động và các thông tin cần thiết khác liên quan đến tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; - Đối với các vụ điều tra thuộc thẩm quyền của các cơ quan khác, thì sau khi nhận được biên bản điều tra tai nạn lao động và biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, Ủy ban nhân dân cấp xã phải niêm yết công khai để nhân dân biết; d) Bước 4. Thống kê, báo cáo tai nạn lao động Định kỳ 06 tháng, hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê, báo cáo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động với Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. 74

81 3. Thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ 3.1. Nội dung chủ yếu thông tin, tuyên truyền: - Các chủ trương, chính sách, các chế độ, văn bản pháp luật hiện hành, các qui chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ; - Các kiến thức về ATVSLĐ, các nguyên tắc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh tật liên quan đến lao động, xử lý tình huống khẩn cấp, hệ thống quản lý ATVSLĐ, quản lý rủi ro tại nơi làm việc...; - Tuyên dương các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác ATVSLĐ; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; 3.2. Các hình thức thông tin, tuyên truyền: a) Thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng b) Phát hành các ấn phẩm truyền thông c) Tổ chức các cuộc thi về ATVSLĐ: d) Tổ chức các hội thảo, tọa đàm đ) Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia/tháng hành động quốc gia về ATVSLĐ-PCCN. e) Một số hình thức tuyên truyền khác tổ chức tư vấn pháp luật ngay tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp; thao diễn kỹ thuật ATVSLĐ, phòng cháy chữa cháy, tổ chức trưng bày, triển lãm về công tác ATVSLĐ 3.2. Các bước triển khai: a) Bước 1. Lập kế hoạch - Xác định mục tiêu, đối tượng, kinh phí - Lựa chọn phương pháp thông tin, tuyên truyền; - Xác định thời gian, địa điểm, dự kiến phân công, bố trí người năng lực/ lựa chọn theo hình thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ... b) Bước 2. Tổ chức triển khai Tuỳ theo từng nội dung, phương pháp truyền thông đã được lập trong kế hoạch để triển khai (báo gồm cả kế hoạch đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ...) c) Bước 3. Báo cáo kết quả - Đánh giá kết quả, hiệu quả triển khai công việc - Khó khăn, tồn tại; - Các bài học kinh nghiệm và khuyến nghị V. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC ATVSLĐ 1. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATVSLĐ 1.1. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuyên truyền, phổ biến về ATVSLĐ trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm: báo; tạp chí; các đài phát thanh và đài truyền hình địa phương; các phương tiện phát thanh công cộng tại xã, phường, doanh nghiệp. 75

82 - Việc mở các chuyên mục trên đài phát thanh và đài truyền hình với thời lượng phát sóng nhất định, vào một thời gian cố định giúp người xem, người nghe dễ theo dõi và tạo ra thói quen nghe và xem chương trình thường xuyên, liên tục. Các chương trình phát sóng cần phải được thông báo rõ về lịch và thời gian phát sóng thông qua các báo, bản tin, trang Web để các đối tượng thuận tiện trong việc theo dõi. - Nội dung tuyên truyền thông qua hình thức này như: xây dựng các chương trình chuyên đề phổ biến kiến thức pháp luật; xây dựng và phát thông điệp và cảnh báo TNLĐ, BNN; tư vấn pháp luật về ATVSLĐ; giới thiệu, phản ánh những mô hình, đơn vị, cá nhân làm tốt công tác ATVSLĐ; phê phán những doanh nghiệp chưa làm tốt. - Địa bàn tuyên truyền tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ (nhưng không phải làng nghề), ưu tiên tập trung các doanh nghiệp có nguy cơ cao tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như khai tác đá, than, vật liệu xây dựng; xây dựng dân dụng; sản xuất hóa chất; gia công kim loại. Đối với các địa phương có các làng nghề, trong nông nghiệp thì việc áp dung hình thức tuyên truyền về ATVSLĐ trên các phương tiện truyền thanh ở các xã, phường, cũng như hình thức sử dụng các xe tuyên truyền lưu động có nguồn chi phí thấp, tiện lợi và phù hợp với việc tuyên truyền đến NLĐ ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. - Ngoài ra, các địa phương, làng nghề cần sử dụng hoặc tham khảo công cụ tuyên truyền do Trung ương hỗ trợ để đưa bản tin phù hợp tới đài truyền thanh cấp xã như đĩa cung cấp các nội dung tuyên truyền trong các làng nghề, trong doanh nghiệp Phát hành các ấn phẩm truyền thông - Các ấn phẩm này có thể chứa đựng một cách đầy đủ, chính xác những thông tin mà cơ quan cần cung cấp thông tin muốn truyền tải đến các đối tượng. Vì vậy, mỗi đối tượng cần lựa chọn loại ấn phẩm và nội dung tuyên truyền phù hợp, cụ thể: - Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường sử dụng các loại ấn phẩm tuyên truyền như hệ thống văn bản luật pháp ATVSLĐ; các tạp chí, bản tin, băng hình, đĩa CD- ROM, tờ rơi, tờ gấp, tranh áp phích và các loại sổ tay, sách hướng dẫn ATVSLĐ. - Các làng nghề, hợp tác xã, cần sử dụng các loại ấn phẩm có nội dung ngắn gọn nhưng có đủ thông tin mà người cần cung cấp thông tin có thể có được kèm theo các hình ảnh mẫu như tờ rơi, tờ gấp, tranh áp phích và các loại sổ tay, sách hướng dẫn. - Người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ cần phải có những kiến thức chuyên sâu về ATVSLĐ phù hợp với yêu cầu công việc mà bản thân họ đang thực hiện. Các ấn phẩm phát cho các đối tượng này gồm các văn bản quy định của pháp luật về ATVSLĐ, sổ tay, sách hướng dẫn ATVSLĐ, đĩa ghi hình (VCD) hướng dẫn thực hành với các chuyên đề khác nhau như hướng dẫn an toàn trong xây dựng, sử dụng máy thiết bị, sử dụng hóa chất 76

83 1.3. Tổ chức các cuộc thi về ATVSLĐ - Địa phương cần lên phương án lựa chọn các nhóm doanh nghiệp có cùng ngành nghề sản xuất và thông báo để doanh nghiệp tham gia. - Các hình thức tổ chức: Thi tìm hiểu pháp luật về ATVSLĐ, thi sáng kiến cải thiện điều kiện lao động, thi sáng tác tranh, áp phích - Quy mô: Cấp doanh nghiệp (thi vòng loại), cấp tỉnh (vùng chung kết). Mỗi cuộc thi phải có ít nhất 3 đội đại diện tham gia. - Thành phần tham gia: Lãnh đạo các ban, ngành liên quan địa phương, doanh nghiệp, người làm công tác ATVSLĐ, người sử dụng lao động, an toàn vệ sinh viên và người lao động. - Phạm vi tuyên truyền: Lựa chọn các ngành, khu vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động như: xây dựng, công thương, nông nghiệp... - Thời gian: Từ 1-5 ngày tùy quy mô tổ chức và số đội tham gia. - Kinh phí: Địa phương phối hợp với doanh nghiệp cùng tổ chức Tổ chức các hội thảo, tọa đàm - Mục đích: Hoạt động này nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm triển khai, đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt công tác ATVSLĐ ở địa phương. - Nội dung: chia sẻ kinh nghiệm về thực trạng và giải pháp cải thiện ATVSLĐ trong doanh nghiệp; thảo luận các chuyên đề về ATVSLĐ; kiến nghị những giải pháp để cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp. - Thành phần tham gia: nên là người làm công tác ATVSLĐ, người sử dụng lao động, đại diện các cơ quan liên quan địa phương. - Thời gian khuyến nghị là 1 ngày. - Số lượng đại biểu: người/cuộc 1.5. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ-Phòng chống cháy nổ Đây là các hoạt động phong trào có tác động lan toả mạnh mẽ đến nhận thức, ý thức của mọi đối tượng, thúc đẩy các hoạt động về ATVSLĐ của doanh nghiệp, cơ sở; góp phần phát động phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp đặc biệt là huy động sự tham gia của toàn thể nhân dân lao động, các cấp, các ngành. Các hoạt động cần tập trung triển khai trong dịp Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ: Tổ chức mít tinh hưởng ứng; các hoạt động tuyên truyền (cấp phát tờ rơi, tranh áp phích, tài liệu...); tổ chức kiểm tra ATVSLĐ 2. Kiểm tra ATVSLĐ 2.1. Quy trình, nghiệp vụ kiểm tra Kiểm tra (được hiểu với nghĩa là xem xét thực tế việc chấp hành luật pháp lao động, những quy định về chế độ chính sách, chuyên môn, kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn vệ sinh rút ra nhận xét, đánh giá, đưa ra giải pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn- sức khoẻ để phát triển sản xuất bền vững. 77

84 Nhiệm vụ của những người kiểm tra là phải nhận dạng được các yếu tố có hại từ khâu đầu vào đến quá trình sản xuất phát sinh bằng trực quan: Nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy, ngửi thấy, phản ứng của cơ thể và kiểm chứng qua người tiếp xúc..., rồi tổng hợp lại phân tích đánh giá yếu tố có nguy cơ rủi ro về tính chất lý học, tính chất hoá học gây nguy hại, từ đó đề ra giải pháp can thiệp kịp thời và phù hợp, như sau: - Mặt bằng sản xuất, không gian nơi làm việc, khoảng cách từ nguồn phát sinh tới vị trí tiếp xúc - Quan sát quy trình công nghệ sản xuất để nhận dạng các yếu tố có nguy cơ Ví dụ: Nhận dạng các yếu tố có hại trong công nghệ hàn hồ quang. Hơi khí (CO, CO 2, SO 2, O 3, N x O y, AsH 3 ) Oxít kim loại (Fe x O y, MgO, MnO 2, ZnO, PbO, CuO, Al 2 O 3, Ni 2 O 7 Cr x O y ) Máy hàn Bụi Silíc (SiO 2 ) Đầu vào Que hàn t 0 = C Tia hồng ngoại, tia tử ngoại Sắt thép Phát sinh Nhiệt độ cao Điện Than lửa bắn ra Nguy cơ điện giật Tư thế làm việc - Kiểm tra hệ thống thiết bị kiểm soát môi trường xem có hay không có, và nếu có thì áp dụng biện pháp nào? Hiệu lực của nó. - Kiểm tra việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân - Kiểm chứng những người tiếp xúc về bệnh lý liên quan đến công việc. - Kiểm tra hồ sơ quản lý môi trường, hồ sơ quản lý sức khoẻ ốm đau, bệnh tật - Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp y tế (khám sức khoẻ, cấp cứu tại chỗ) 2.2. Khuyến nghị sau kiểm tra Sau khi kiểm tra phát hiện được các yếu tố có nguy cơ, tổ chức thảo luận để lựa chọn, giải pháp cho phù hợp, có khả thi, kiến nghị với người sử dụng lao động đó là: - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn; kỹ thuật vệ sinh lao động - Áp dụng dụng các biện pháp tổ chức hành chính Tư vấn các biện pháp chủ yếu cải thiện điều kiện lao động Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, có hại, với sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng. Sau đây là một số biện pháp, phương tiện phổ biến nhất: 3.1. Các biện pháp kỹ thuật a) Thiết bị che chắn; thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa b) Tín hiệu, báo hiệu c) Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa d) Phòng cháy, chữa cháy 78

85 3.2. Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động a) Khắc phục điều kiện vi khí hậu xấu b) Chống bụi, ồn và rung sóc c) Chiếu sáng hợp lý d) Phòng chống bức xạ ion hoá; điện từ trường đ) Cải thiện máy, thiết bị sản xuất, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với nhân trắc và tư thế làm việc của người lao động 3.3. Các biện pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động a) Tổ chức đo kiểm môi trường lao động, xử lý chất thải, kiểm định kỹ thuật b) Bố trí mặt bằng nhà xưởng, đường đi lại và vận chuyển hợp lý; vệ sinh nơi làm việc, diện tích nơi làm việc; c) Tập huấn, thông tin về ATVSLĐ d) Tổ chức thời giờ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; đ) Tổ chức khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp, lực lượng cấp cứu tại chỗ... e) Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động; g) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo an toàn cho từng yếu tố tiếp xúc và phải phù hợp với nhân trắc người sử dụng (quần áo, găng tay, mũ, giầy, kính, khẩu trang, mặt nạ, bịt tai...) h) Tăng cường phúc lợi trong lao động (chỗ nghỉ ngơi, vui chơi...)./. 79

86 PHỤ LỤC 6.1 Trách nhiệm Tiến trình thực hiện Mô tả/tài liệu Cấp trên/ các phòng Xác định nhu cầu 01 Mẫu số 01 Văn phòng UBND xã Tổng hợp nhu cầu trình Lãnh đạo 02 Mẫu số 02 UBND Xã Phê duyệt 03 UBNDXã, Lãnh Phân công đạo các Phòng 04 xây dựng văn bản Cán bộ được phân công Cán bộ được phân công Lập kế hoạch tiến độ chi tiết Thu thập tài liệu liên quan 05 Mẫu Mẫu 04 Cán bộ được phân công Xây dựng dự thảo 07 Cơ quan chủ trì, các đơn vị liên quan Chuyên viên được phân công Lấy ý kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo Thẩm định 0.8 Mãu UBND Xã Phê duyệt 10 Đề nghị cơ quan liên Chủ tịch UBND Xã 11 quan ký ban hành Chuyên viên được phân công Thủ trưởng các đơn vị liên quan UBND huyện điều chỉnh Ký ban hành Tổ chức triển khai UBND huyện Theo dõi thực hiện 15 và đánh giá hiệu 80

87 PHỤ LỤC 6.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác ATVSLĐ A. VĂN BẢN CỦA QUỐC HỘI 1. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013 (Điều 35) 2. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ban hành ngày (có hiệu lực từ ngày 01/5/2013) 3. Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân số 21-LCT/HĐNĐNN8 năm Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 năm Luật số 40/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 năm Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 năm Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 năm Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 năm B. VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ 1. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/5/2013, quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. 2. Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật phòng cháy, chữa cháy. 3. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 4. Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết một số Điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. 5. Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. 6. Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. 7. Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 8. Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; 9. Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. 10. Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/08/2009 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 132/2008/NĐ- 81

88 CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. 11. Quyết định số 40/2005/QĐ-TTg ngày 28/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng Quốc gia về bảo hộ lao động 12. Quyết định số 188/1999 /QĐ-TTg ngày 17/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ 13. Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg ngày 08/6/2004 về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện an toàn - vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp 14. Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động 15. Chỉ thị số 29/CT/TW ngày 18/09/2013 của Ban bí thư Trung ương về đẩy mạnh công tác ATVS, VSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. C. VĂN BẢN CỦA CÁC BỘ I. Quản lý chung về công tác ATVSLĐ 1. Chỉ thị số 01/CT-LĐTBXH ngày 10/06/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về tăng cường quản lý chấn chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động và an toàn trên công trình xây dựng tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông. 2. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức việc thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động. II. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật 1. Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. III. Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động. 2. Thông tư liên tịch số 01/2007/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC ngày 12/1/2007 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn phối hợp trong việc giải quyết các vụ TNLĐ chết người, TNLĐ khác có dấu hiệu tội phạm IV. Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 1. Quyết định số 1453/QĐ-LĐTBXH ngày 13/10/1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 2. Quyết định số 915/QĐ-LĐTBXH ngày 30/7/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 3. Quyết định số 1629/QĐ- LĐTBXH ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 82

89 4. Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 3/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 5. Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 6. Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. 7. Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc NNĐHNH và đặc biệt NNĐHNH. V. Huấn luyện 1. Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về công tác huấn luyện ATVSLĐ. VI. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân 1. Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. VII. Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02/02/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. VIII. Quản lý sức khoẻ nghề nghiệp 1. Thông tư liên tịch số 08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 20/4/1998 của Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp. 2. Thông tư số 09/2000/TT-BYT ngày 28/4/2000 hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 3. Thông tư số 07/2010/TT-BYT ngày 05/04/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. 4. Thông tư số 12/2006/TT-BYT ngày 10/11/2006 của Bộ Y tế hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp. 5. Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 05/6/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp. 6. Thông tư số 42/2011/TT-BYT ngày 30/11/2011 của Bộ Y tế bổ sung bệnh nhiễm độc Cadimi nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn tiêu chuẩn. 7. Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/05/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe. 8. Thông tư số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/09/2013 của Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp 83

90 9. Thông tư số 44/2013/TT-BYT ngày 24/12/2013 của Bộ Y tế bổ sung bệnh bụi phổi - TALC nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định. 10. Thông tư số 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 12/06/2014 của Liên Bộ Y tế - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 9 năm 2013 quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp. 11. Thông tư số 36/2014/TT-BYT ngày 14/11/2014 của Bộ Y tế bổ sung bệnh bụi phổi - than nghề nghiệp vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định. IX. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1. Thông tư số 07/1998/TT-TCBĐ ngày 19/12/1998 của Tổng Cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với nguời lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt thuộc ngành Bưu điện. 2. Thông tư số 23/1999/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp nhà nước. 3. Thông tư số 31/2007/TT-BKHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Khoa học công nghệ hướng dẫn chế độ TGLV - TGNN đối với NLĐ làm các công việc bức xạ, hạt nhân 4. Thông tư số 42/2011/TT- BGTVT ngày 01/06/2011 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc thù trong ngành hàng không. 5. Thông tư số 05/2012/TT-BGTVT ngày 06/03/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam. 6. Thông tư số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 26/02/2014 của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch. 7. Thông tư số 21/2015/TT-BGTVT ngày 05/06/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt. 8. Thông tư số 24/2015/TT-BCT ngày 31/07/2015 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển. 9. Thông tư số 54/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ và công việc gia công theo đơn đặt hàng. X. Điều kiện lao động đối với lao động đặc thù 1. Thông tư số 19/2014/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 27/2014/NĐ-CP ngày 07/04/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động là người giúp việc gia đình. 84

91 2. Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên. 3. Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc. 4. Thông tư số 26/2013/TTLT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ XI. Kiểm định - Kiểm tra chất lượng sản phẩm 1. Quyết định 65/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sử dụng tạ thời tiêu chuẩn quốc tế làm căn cứ kiểm tra chất lượng các chai chứa khí bằng vật liệu composite. 2. Thông tư số 35/2012/TT-BLĐTBXH ngày 27/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 3. Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. 4. Thông tư số 06/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 5. Thông tư liên tịch số 35/2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiểm định kỹ thuật an toàn lao động. XII. Quy chuẩn quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động 1. Quyết định số 64/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực 2. Thông tư số 08/2011/TT-BLĐTBXH ngày 22/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện. 3. Thông tư số 20/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy hàn điện và công việc hàn điện. 4. Thông tư số 02/2012/TT-BLĐTBXH ngày 18/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn lao động trong khai thác và chế biến đá 5. Thông tư số 04/2012/TT-BLĐTBXH ngày 16/2/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mũ An toàn công nghiệp. 6. Thông tư số 05/2012/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2012của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng. 85

92 7. Thông tư 07/2012/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Những thiết bị bảo vệ đường hô hấp Bộ lọc bụi. 8. Thông tư 08/2012/TT-BLĐTBXH ngày 16/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện. 9. Thông tư 25/2012/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với bộ lọc dùng trong mặt nạ và bán mặt nạ phòng độc. 10. Thông tư số 32/2012/TT-BLĐTBXH ngày 19/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang cuốn và băng tải chở người. 11. Thông tư số 34/2012/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. 12. Thông tư số 34/2013/TT-BLĐTBXH này 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ. 13. Thông tư số 35/2013/TT-BLĐTBXH này 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người. 14. Thông tư số 36/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với sàn thao tác treo. 15. Thông tư số 37/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Pa lăng điện Thông tư số 38/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với ống cách điện có chứa bọt và sào cách điện dạng đặc dùng để làm việc khi có điện. 17. Thông tư số 39/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với giày hoặc ủng cách điện. 18. Thông tư số 40/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với máy vận thăng. 19. Thông tư số 41/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với công việc hàn hơi. 20. Thông tư số 42/2013/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với ống thang máy thủy lực. 21. Thông tư số 35/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống cáp treo vận chuyển người. 86

93 22. Thông tư số 36/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân. 23. Thông tư số 37/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với găng tay cách điện. 24. Thông tư số 48/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Sàn nâng dùng để nâng người. 25. Thông tư số 49/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Hệ thống đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại. 26. Thông tư số 50/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh. 27. Thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH ngày 8/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên. 87

94 PHỤ LỤC 6.3 Sơ đồ nội dung công tác ATVSLĐ Trách nhiệm quản lý nhà nước Tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp, cơ sở QUY ĐỊNH VỀ ATVSLĐ Thanh tra, kiểm tra Điều tra, báo cáo Tuyên truyền, huấn luyện Khen thưởng, kỷ luật Chế độ, chính sách cho NLĐ Kỹ thuật ATVSLĐ TGLV, TGN Vệ sinh lao động An toàn lao động Nghề NNĐHNH Trang bị PT BVCN Quan trắc môi trường lao động Kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa Bồi dưỡng hiện vật Bồi thường TNLĐ, BNN Quản lý sức khỏe (Khám sức khỏe, khám BNN...) Quy chuẩn yếu tố MTLĐ (ánh sáng, ồn, rung,...) Quy chuẩn an toàn máy, thiết bị, hóa chất... Chế độ đối với lao động đặc thù 88

95 CHUYÊN ĐỀ 7 Lĩnh vực người có công I. NHỮNG KIẾN THỨC, KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Một số khái niệm về người có công và chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công. Trong hệ thống chính sách xã hội, chính sách ưu đãi người có công là một lĩnh vực lớn, có ý nghĩa chính trị-xã hội và nhân văn sâu sắc. Người có công là một khái niệm xuất hiện trong lịch sử đấu tranh lâu dài, anh dũng, bất khuất giành độc lập và bảo vệ tổ quốc của dân tộc ta. Khái niệm này xuất hiện rõ nét nhất cùng với sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và đề xuất. Ngay từ những ngày đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào hàng năm chọn một ngày để đền ơn đáp nghĩa, ghi nhớ tri ân những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Như vậy, có thể hiểu: Người có công là người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác,... đã có cống hiến sức lực, tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Pháp luật. Chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng thông qua các chế độ đãi ngộ đặc biệt để ghi nhận công lao đóng góp, sự hy sinh cao cả của người có công và bù đắp phần nào đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công. Ưu đãi xã hội đối với người có công là một bộ phận lớn của hệ thống chính sách xã hội. Ưu đãi xã hội đối với người có công không chỉ là sự bảo vệ, sự giúp đỡ mà còn là sự thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng đối với người có công. 2. Sự hình thành và phát triển Chính sách ưu đãi người có công của nước ta đã được khởi đầu từ tư tưởng Bác Hồ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc với nhân dân, cho nên bổn phận của mỗi người chúng ta là phải quan tâm thương yêu giúp đỡ họ". Sau khi giành được độc lập và đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, tư tưởng Hồ Chí Minh về ưu đãi người có công tiếp tục được thấm nhuần sâu sắc trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta với quan điểm bao trùm nhất là: Tổ quốc và nhân dân đời đời nhớ ơn những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Việc quan tâm đời sống vật chất, tinh thần người có công với nước và gia đình họ là trách nhiệm của Nhà nước và toàn thể xã hội. - Năm 1992, Nhà nước ban hành Hiến pháp của thời kỳ đổi mới. Ưu đãi xã hội đối với người có công trở thành một nguyên tắc Hiến định ghi nhận ở Điều 67: Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù 89

96 hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Người và gia đình có công với nước được khen thưởng và chăm sóc. - Năm 2013, trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi), Điều 59 ghi nhận: Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước. Để phù hợp với thực tiễn khách quan, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cuộc sống, trong quá trình nhận thức, đổi mới tư duy, hình thành hệ thống quan điểm về ưu đãi xã hội qua các giai đoạn phát triển của đất nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các Pháp lệnh mới sửa đổi bổ sung chính sách chế độ ưu đãi đối với người có công. Hơn nửa thế kỷ qua, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, các chủ trương chính sách về ưu đãi xã hội đối với người có công đã được ban hành và ngày một hoàn thiện. Hệ thống chính sách đó luôn được bổ sung, sửa đổi nhằm từng bước cải thiện đời sống của những người có công với cách mạng, phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và đời sống chung của nhân dân. 3. Đối tượng Pháp lệnh ưu đãi người có công quy định các diện đối tượng người có công với cách mạng số 01/VBHN- VPQH như sau: 3.1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (thường được gọi tắt là cán bộ Lão thành cách mạng) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (thường được gọi tắt là cán bộ Tiền khởi nghĩa) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày khởi nghĩa tháng Tám năm Liệt sĩ Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công". Thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Chiến đấu hoặc trực tiếp chiến đấu; b. Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; c. Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuât phục,kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục hy sinh; 90

97 d. Làm nghĩa vụ quốc tế đ. Đấu tranh chống tội phạm; e. Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, tài sản của Nhà nước và nhân dân. g. Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. k. Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh (quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 19 của Pháp lệnh người có công) chết vì vết thương tái phát Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nhưng bà mẹ thuộc một trong nhưng trường hợp Theo quy định Pháp lệnh số 05/2012 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đây được tăng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng a. Có hai con trở lên là liệt sĩ; b. Chỉ có hai con mà một con là liệt sĩ và một con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c. Chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ; d. Có một con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; đ. Có một con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thương binh và Huy hiệu thương binh. Thuộc một trong trường hợp sau đây. a. Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu. b. Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực tế; c. Làm nghĩa vụ quốc tế; d. Đấu tranh chống tội phạm; đ. Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản Nhà nước và nhân dân; e. Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 91

98 Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh". Thương binh loại B là Quân nhân, Công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm Bệnh binh Bệnh binh là quân nhân, Công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh". Thuộc một trong các trường hợp sau: + Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; + Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 15 tháng trở lên; + Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ 15 tháng nhưng đã có đủ 15 năm công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; + Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 15 năm công tác nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; + Làm nghĩa vụ quốc tế; + Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; + Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan thẩm quyền giao. Bệnh binh là Quân nhân, Công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm Bệnh binh là Quân nhân, Công an nhân dân mắc bệnh khi thực hiện nhiệm vụ thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a,b và đ Khoản 1 Điều này đã xuất ngũ về gia đình, nay bị rối loạn tâm thần có liên quan đến bệnh cũ làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học - Đối tượng xác nhận: + Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân việt nam; + Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân; + Cán bộ, công chức nhân viên trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; + Thanh niên xung phong tập trung; + Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, dân công, cán bộ cấp thôn, ấp, xã, phường. 92

99 - Điều kiện xác nhận. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01/8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B,C K (kể cả 10 xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ổ, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị). Do nhiễm độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau: + Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; + Vô sinh; + Sinh con dị dạnh, dị tật theo danh mục di dạnh, dị tật do bộ y tế quy định Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến Người có công giúp đỡ cách mạng Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: - Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước"; - Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945; - Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến; - Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến Thân nhân của người có công. Theo quy định hiện hành, thân nhân của người có công gồm: cha đẻ,mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con hoặc người khác được xác định theo quy định của pháp luật. Tuy từng chế độ ưu đãi xã hội cụ thể, thân nhân của người có công thuộc diện xen xét chế độ ưu đãi được xác định tương ứng. II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 1. Chính sách về đối tượng thụ hưởng 1.1. Ưu đãi xã hội đối với người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước, là trách nhiệm, tình cảm của toàn xã hội 93

100 Đây là nguyên tắc hiến định ghi nhận ở Điều 67 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) và được sửa đổi ở Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước. Ưu đãi Người có công với cách mạng là đạo lý của người Việt Nam, được kế thừa từ đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, được phát huy, chiếu rọi tư bởi tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về vai trò, sự nghiệp của Cách mạng vô sản, nhưng trước hết đó là nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam biết ơn, tôn vinh, đền ơn đáp nghĩa đối với người cống hiến, đóng góp, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng quang vinh của Đảng, của Dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định mục tiêu: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển. Huy động mọi nguồn lực xã hội của Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho những người và gia đình có công với cách mạng. Trong chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc của Đảng, ngày 01 tháng 06 năm 2012 Ban Chấp Hành TW Đảng ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn , mục tiêu chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thể hiện: Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị. Chính sách ưu đãi người có công phải phù hợp với trình độ phát triển Kinh tế xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ. Nhà nước đảm bảo, giữ vai trò chủ đạo trong ưu đãi xã hội đối với người có công, đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc người có công Nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay và định hướng đến 2020 Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 1/6/2012 của Ban Chấp hành TW Đảng một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn đã chỉ rõ những nhiệm vụ trong thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công: Thứ nhất: Tập trung triển khai thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng Thứ hai: Tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với người có công, chú trọng giải quyết những vấn đề tồn đọng. Thứ ba: Nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phù hợp với lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu. Thứ tư: Có chính sách ưu đãi về kinh tế xã hội phù hợp, giải quyết cơ bản chế độ nhà ở cho người có công. Thứ năm: Đẩy mạnh việc xây dựng, bảo tồn các công trình ghi công, tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sỹ Ý nghĩa, vai trò của chính sách ưu đãi người có công Thứ nhất, chính sách ưu đãi người có công bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh 94

101 chính sách của Đảng và Nhà nước. Thứ hai, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công góp phần ổn định chính trị-xã hội của đất nước. Thứ ba, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công là bảo tồn, phát huy và giáo dục truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Thứ tư, thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có công góp phần không ngừng ổn định và nâng cao đời sống người có công phù hợp với sự phát triển đi lên của đất nước trong từng thời kỳ. Ưu đãi xã hội đối với người có công phản ánh, thể hiện chính sách xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước. Tuỳ từng điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể, khả năng ngân sách của nhà nước, khả năng kinh tế của các địa phương trong từng giai đoạn lịch sử chung của đất nước, ưu đãi xã hội lại có nội dung, hình thức, đối tượng thuộc diện thụ hưởng và các biện pháp bảo đảm thực hiện khác nhau. Chính sách ưu đãi người có công trong nhiều năm qua đã trở thành công cụ quản lý có hiệu lực mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công. Chính sách ưu đãi người có công có nhiệm vụ và giữ vai trò đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, công bằng xã hội trong các thời kỳ cách mạng 2. Chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công 2.1 Ưu đãi về trợ cấp và ưu đãi ngoài trợ cấp Chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, đảm bảo mục tiêu ưu đãi xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Nghị định qui định rõ mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi được điều chỉnh theo qui định của Chính phủ, từ năm đã được điều chỉnh theo lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội tương ứng với mức tiêu dùng bình quân toàn xã hội, tăng mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi từ đồng lên đồng. Ngoài chế độ trợ cấp, phụ cấp, người có công còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác về kinh tế xã hội khá đầy đủ và toàn diện trong đời sống xã hội như: chế độ ưu đãi nhà, đất, thuế, tín dụng, lao động việc làm; chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khoẻ (bảo hiểm y tế, trang cấp dụng cụ chỉnh hình phục hồi chức năng, điều dưỡng ), đẩy mạnh công tác vận động xã hội tham gia thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng. Chế độ ưu đãi ngoài trợ cấp khẳng định rõ tính ưu việt, sự công bằng xã hội trong quá trình phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam, đạt được sự đồng thuận xã hội. Nhà nước đã bố trí nguồn lực đảm bảo cả trợ cấp và ưu đãi ngoài trợ cấp phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với tiến bộ và công bằng xã hội. 95

102 2.2 Ưu đãi về kinh tế- văn hóa xã hội Ưu đãi về Kinh tế - Văn hóa Xã hội nói chung theo quan điểm của Đảng, Nhà nước ta người có công với cách mạng tuy theo công lao và hoàn cảnh của từng diện đối tượng sẽ có chế độ ưu đãi phù hợp theo các phương diện của cuộc sống xã hội, không chỉ văn bản quy phạm Pháp luật điều chỉnh mà văn bản chính sách khác của Đảng, Nhà nước cũng hướng dẫn, chỉ dẫn thực hiện. 2.3 Ưu đãi về chăm sóc sức khỏe a. Đối tượng được bảo hiểm y tế: 13 loại đối tượng gồm: + Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 thì ( cha đẻ,mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, trẻ con từ 6 tuổi đến 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt cũng được hưởng bảo hiểm y tế). + Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 thì (cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, trẻ con từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt cũng được hưởng bảo hiểm y tế). + Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ; + Bà mẹ Việt nam anh hùng; + Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị bắt tù, đầy; + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; + Người có công giúp đỡ cách mạng; + Người được hưởng trợ cấp phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; + Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế còn có cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng; con đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỉ lệ 61%... Nội dung ưu đãi: Theo quy định hiện hành mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của đối tượng trên bằng 3% mức lương tối thiểu chung. Cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội lập danh sách và đóng 3% từ nguồn ngân sách Nhà nước. Người có thẻ bảo hiểm y tế được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh theo quy định của bảo hiểm y tế 96

103 b. Chế độ điều dưỡng Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần: người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945; người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến khởi nghĩa tháng 8/1945; cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mệ đẻ hai con là liệt sĩ trở lên; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên; người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng Có công với cách mạng. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần: cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dương khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng; anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật dưới 81%; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc khóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%; người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Chế độ điều dưỡng - Thời gian điều dưỡng tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi về). - Mức chi điều dưỡng: + Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng: đồng/người/lần + Điều dưỡng tại gia đình: đồng/người/lần (Mức điều dưỡng người có công sẽ được điều chỉnh phù hợp hàng năm) c. Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình và phục hồi chức năng Đối tượng: + Người hoạt động cách mạng trước 1/1/ Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến tổng khởi nghĩa tháng 8/ Thân nhân của liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng + Bà mẹ Việt Nam anh hùng + Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến. + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Thương binh B; + Bệnh binh + Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng; 97

104 +Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến; + Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng kỷ niệm chương Tổ quốc ghi công hoặc bằng Có công với nước; + Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Đối tượng được phục hồi chức năng: + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh B + Bệnh binh + Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Nội dung ưu đãi - Chế độ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình: Tuy theo tình trạng thương tật hoặc bệnh tật, người có công với cách mạng được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động Thương binh và Xã hội hoặc bệnh viện cấp tỉnh trở lên (gọi tắt cơ sở y tế) - Chế độ phục hồi chức năng thanh toán tiền lưu trú, tiền tàu xe khi đi làm dụng cụ chỉnh hình: Người có công với cách mạng theo quy định khi đi điều trị phục hồi chức năng theo chỉ định của cơ sở y tế được: + Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như xe khách, tàu hỏa, tàu thủy từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật. + Hỗ trợ tiền ăn theo quy định (được điều chỉnh hàng năm) trong thời gian điều trị, tập luyện tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng. Người có công với cách mạng khi đi làm chân giả, tay giả, nẹp chỉnh hình, giầy chỉnh hình, dép chỉnh hình, răng giả, mặt giả (gọi tắt là dụng cụ chỉnh hình) được hỗ trợ kinh phí mỗi liên hạn hai lần, cụ thể như sau: + Thanh toán tiền tàu, xe theo giá quy định của Nhà nước với phương tiện thông thường như xe khách, tàu hỏa, tàu thủy từ nơi cu trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kỹ thuật. 2.4 Ưu đãi về giáo dục, đào tạo Nội dung ưu đãi - Chế độ đối với học sinh thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở giáo dục: + Miễn Học phí đối với học sinh tại các trường công lập + Hỗ trợ học phí đối với học sinh học tại các trường dân lập, tư thục theo mức học phí của các trường công lập cùng cấp do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định. 98

105 + Mỗi năm học sinh được trợ cấp một lần tiền mua sách vở, đồ dùng học tập. - Chế độ đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi đang học tại cơ sở đào tạo. + Miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở đào tạo công lập + Hỗ trợ học phí đôií với học sinh, sinh viên học tại cơ sở đào tạo công lập + Mỗi năm học sinh, sinh viên được trợ cấp một lần để mua sách vở, đồ dùng học tập. + Trợ cấp hàng tháng theo quy định. 2.5 Ưu đãi về nhà ở Gồm 11 diện đối tượng, bao gồm: + Người hoạt động cách mạng trước 1/1/ Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến tổng khởi nghĩa tháng 8/ Thân nhân của liệt sĩ; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Bệnh binh; + Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; + Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; + Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; + Người có công giúp đỡ cách mạng. Nội dung ưu đãi - Người có công với đát nước có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo lập nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hỏa hoạn,.. thì tùy theo điều kiện của địa phương, hoàn cảnh của công lao của từng người được xét tặng Nhà tình nghĩa, được giao đất làm nhà hoặc được mua nhà trả góp, được hỗ trợ nhà ở. - Người có công với cách mạng đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở quá dột nát, chật chội, không bảo đảm điều kiện sống trung bình so với cộng đồng nơi họ cư trú mà không có khả năng khắc phục thì tuy theo hoàn cảnh của từng người và kha năng của địa phương mà hỗ trợ cải tao, sửa chữa nhà ở. - Người có công với đất nước nếu mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở; được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở. 99

106 2.6 Ưu đãi về thụ hưởng văn hóa Theo quy định tại Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa những hoạt động văn hóa để thực hiện chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa bao gồm: + Người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945; + Người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến tổng khởi nghĩa tháng 8/1945; + Thân nhân của liệt sĩ; + Bà mẹ Việt Nam anh hùng; + Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; + Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; + Bệnh binh; + Người có công với đất nước được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công. Nội dung ưu đãi: - Biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim nhựa hoặc băng hình; - Thư viện; - Thông tin lưu động, triển lãm; - Bảo tàng, di tích; - Trong một năm các đối tượng trên được: + Sở Văn hóa Thông tin (hoặc đơn vị ủy nhiệm) mời xem phim nhựa hoặc băng hình, xem biểu diễn nghệ thuật 04 lần; tham quan bảo tàng, di tích, công trình văn do cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn 02 lần. + Giảm 50% giá vé hiện hành trong trường hợp tổ chức tập thể tham gia xem phim, biểu diễn nghệ thuật, tham quan bảo tàng, di tích do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn. + Riêng đối với người có công với đất nước được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công thì được tổ chức xem phim nhựa hoặc băng hình, xem biểu diễn nghệ thuật 04 lần; xem trưng bày chuyên đề lưu động của bảo tàng do cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện trên địa bàn 02 lần. 2.7 Ưu đãi về kinh tế - lao động Theo quy định tại Mục III, Chương XI Bộ Luật lao động (từ Điều 125 đến điều 128) thì người lao động là thương binh, bệnh binh, ngoài việc được hưởng quyền ưu đãi xã hội còn được hưởng một số quyền lợi khác trong lĩnh vực lao động như người tàn tật gồm 1 số điều cơ bản sau: - Nhà nước bảo hộ quyền được làm việc của thương binh, bệnh binh và khuyến khích việc thu nhập, tạo việc làm cho họ. Hàng năm, Nhà nước dành một khoản ngân sách để giúp họ phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, học 100

107 nghề và có chính sách cho vay với lãi suất thấp để họ tự tạo việc làm và tự ổn định đời sống. - Những nơi thu nhận thương binh, bệnh binh vào học nghề được xét giảm thuế, được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp và được hưởng các ưu đãi khác để tạo điều kiện cho việc học nghề. - Chính phủ qui định tỷ lệ lao động là người tàn tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) đối với một số nghề và công việc mà doanh nghiệp phải nhận; nếu không nhận thì doanh nghiệp phải góp một khoản tiền theo quy định vào quỹ việc làm để góp phần giải quyết việc làm cho người tàn tật. Doanh nghiệp nào nhận người tàn tật vào làm việc vượt tỷ lệ quy định thì Nhà nước hỗ trợ hoặc cho vay với lãi suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho họ. - Thời giờ làm việc không quá 7 giờ/ ngày hoặc 42 giờ/tuần - Bên cạnh đó theo quy định Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì người có công và thân nhân của họ được ưu tiên trong việc tạo việc làm, được ưu tiên hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của Pháp luật và các ưu tiên khác trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thủy lợi phí, chế biên nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất; ưu đãi trong khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến diêm và phát triển ngành nghề ở nông thôn. - Năm 2012 Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị 31/2012/CT-TTg về việc giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh, bệnh binh nặng. 2.8 Ưu tiên người có công với cách mạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống Đối tượng: Thân nhân liệt sĩ, Anh hùng động, Anh hùng lực lượng vũ trang, thương binh, bệnh binh. Nội dung ưu đãi: - Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước biển, mặt nước vay vốn ưu đãi để sản xuất và được miễn giảm thuế. - Cơ sở sản xuất kinh doanh danh riêng cho thương binh, bệnh binh được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu bao gồm nhà xưởng, trường lớp, trang thiết bị và được miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi theo quy định của Pháp luật. (Xem chi tiết các chính sách pháp luật về người có công tại phụ lục 7.1) III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG. 1. Vị trí, chức năng của phường, thị trấn và công chức văn hóa xã hội phường, thị trấn trong công tác ưu đãi xã hội đối với người có công Phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng; đồng thời, động viên, khai thác mọi tiềm năng của địa phương nhằm đáp ứng những yêu cầu bức 101

108 xúc trong đời sống hàng ngày của các gia đình chính sách và phát huy khả năng, kinh nghiệm của người có công vào việc xây dựng quê hương đất nước. Phường, thị trấn có trách nhiệm trong việc thực hiện mục tiêu về công tác thương binh, liệt sỹ mà Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định là: Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có công với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của người dân địa phương trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và bản thân đối tượng chính sách tự vươn lên." Cán bộ công chức văn hóa xã hội phường, thị trấn là người tham mưu cho cấp uỷ về công tác đối với người có công, có trách nhiệm giúp cấp uỷ, chính quyền định ra chủ trương, đề ra kế hoạch, biện pháp và phối hợp với các ngành, đoàn thể để tổ chức thực hiện, để không ngừng chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng. Cán bộ công chức văn hóa xã hội giúp chính quyền thực hiện tốt việc khai thác các nguồn lực, các tiềm năng của cộng đồng để chăm sóc người có công. 2. Nhiệm vụ, quyền hạn chính của công chức văn hóa- xã hội phường, thị trấn Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác ưu đãi xã hội đối với người có công hàng năm Ngay từ đầu năm, cán bộ, công chức phải lập kế hoạch cụ thể chi tiết các hoạt động ưu đãi đối với người có công, nguồn kinh phí cho cấp uỷ, chính quyền phê duyệt. Việc tổ chức ngày 27/7 hàng năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng của dân tộc Việt Nam, để phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây và để huy động mọi tiềm năng của cộng đồng chăm sóc, nâng cao đời sống người có công tại địa phương mình; tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân các ngày lễ lớn, tết nguyên đán cổ truyền cho người có công trên địa bàn Thực hiện chế độ, chính sách Những nội dung cán bộ, công chức chính sách xã, phường, thị trấn cần thực hiện: - Thống kê, nắm tình hình đối tượng người có công trên địa bàn, bao gồm: + Số lượng đối tượng. + Những thay đổi của đối tượng có liên quan đến việc thực hiện chính sách (đến tuổi hưởng hoặc hết tuổi hưởng tiền tuất, thương binh thay đổi tỷ lệ thương tật, người có công từ trần, di chuyển ). + Tình hình đời sống của gia đình chính sách gồm nhà ở, học tập, việc làm, Trong từng vấn đề trên cần có số liệu cụ thể, nắm rõ hoàn cảnh của từng gia đình. Chẳng hạn, gia đình nào đủ ăn, gia đình nào thiếu ăn, gia đình nào nhà ở còn dột nát, con thương binh, con liệt sỹ nào không được đi học hoặc đang đi học đại học, cao đẳng mà gia đình gặp khó khăn. + Năng lực, sở trường, nghề nghiệp của người có công và gia đình họ. + Tâm tư, nguyện vọng: cần có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương về vấn đề gì, còn có vướng mắc gì về chế độ, chính sách của Nhà nước cũng như của địa phương. 102

109 - Thực hiện chi trả trợ cấp cho đối tượng khi được giao theo mô hình chi trả do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ quyết định. - Tham gia thực hiện kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại xã, phường, thị trấn. - Thường xuyên nắm rõ địa chỉ gia đình chính sách có nhiều khó khăn trong cuộc sống về đời sống vật chất, tình trạng thương tật, bệnh tật, để tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện đề xuất biện pháp hỗ trợ (những tình hình đột xuất như: ốm đau, tai nạn rủi ro, có người thân qua đời hoặc thiên tai, hoả hoạn, ). Cách nắm tình hình: + Thông qua danh sách quản lý đối tượng: Đây là tài liệu phải có và phải được ghi chép đầy đủ theo mẫu biểu quy định. Đây là những yếu tố làm cơ sở cho việc quản lý và thực hiện chính sách. Vì vậy, cần bổ sung kịp thời khi có những thay đổi liên quan đến việc thực hiện chính sách và phải được quản lý theo đúng quy định: khi thay đổi cán bộ phải bàn giao đầy đủ cho cán bộ mới (số danh sách quản lý thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ theo mẫu biểu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát hành). + Thông qua các cuộc điều tra, khảo sát theo từng chuyên đề riêng hoặc các chuyên đề có liên quan (khảo sát về tình hình đời sống, tình hình việc làm, về xoá đói giảm nghèo ) của địa phương hoặc của các ngành, các đoàn thể. + Thông qua các nguồn tin khác: Các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo sơ kết tổng kết của các ngành, đoàn thể + Trực tiếp thăm hỏi, quan sát, phỏng vấn đối tượng. Trong khi nắm tình hình đối tượng, cán bộ chính sách cần quan tâm nắm chắc những người có hoàn cảnh khó khăn, những người có công lao lớn như cán bộ lão thành cách mạng, thương, bệnh binh nặng, bố, mẹ, vợ liệt sỹ già yếu cô đơn, con liệt sỹ mồ côi, bà mẹ Việt Nam anh hùng Cần có sổ tay, ghi chép đầy đủ và đặc biệt chú ý những trường hợp cần quan tâm, giúp đỡ Thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn xác lập hồ sơ hưởng chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước - Giới thiệu, giải thích cho nhân dân trên địa bàn hiểu rõ các nội dung của chính sách ưu đãi đối với người có công, gồm: + Điều kiện được xác nhận là người có công với cách mạng. + Các khoản trợ cấp, phụ cấp (trợ cấp, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần ). + Các đảm bảo nhu cầu đời sống: phương tiện chuyên dùng đảm bảo y tế, giáo dục và đào tạo nghề; tạo việc làm. tục. + Các ưu đãi về ruộng đất, về thuế, vốn, nhà ở, + Nắm chắc những nội dung chính sách, chế độ, những quy định về hồ sơ, thủ - Thực hiện đầy đủ chu đáo các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người có công sẽ đảm bảo ổn định đời sống của người có công trên địa bàn. Làm mọi 103

110 người thấy sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những hy sinh vì dân vì nước. Trong cơ chế đổi mới hiện nay, chính sách ưu đãi không chỉ tăng thu nhập mà còn tạo điều kiện để các gia đình chính sách nỗ lực vươn lên trong cuộc sống nhất là những người có khả năng lao động. Để làm tốt công việc này cán bộ chính sách, cán bộ xã, phường cần: + Năm bắt nội dung chính sách, chế độ và thủ tục cần thiết. + Nắm chắc những nội dung chính sách, chế độ, những quy định về hồ sơ, thủ tục. + Báo cáo kịp tời với cấp trên nhưng thay đổi của đối tượng, liên quan đến tăng hoặc giảm trợ cấp (đến hoặc hết tuổi trợ cấp thay đổi hạng thương tật, di chuyển hoặc người có công từ trần...) 2.4. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, đoàn thể ở địa phương về tổ chức, hoạt động, sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức đầy đủ, chu đáo, kịp thời các hoạt động chăm sóc người có công cùng các hoạt động đề ơn đáp nghĩa Thường trực cho cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác xây dựng bảo quản, duy trì, bảo trì các công trình ghi công liệt sĩ với các kế hoạch, công việc cụ thể (xây dựng, cải tạo, bảo tồn, tiếp đón, chuyển hài cốt liệt sĩ...) Lắng nghe, nắm bắt kịp thời phản ánh cho cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng khác về những diễn biến...ở địa phương trong lĩnh vực người có công, tập hợp ý kiến, kiến nghị gửi cơ quan cấp trên những vương mắc, đề nghị thực tế về chính sách. IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TẠI PHƯỜNG, THỊ TRẤN VỀ LĨNH VỰC ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG. 1. Nội dung chủ yếu về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực ưu đãi xã hội - Thống kê, kiểm soát số lượng sự biến động của đối tượng ưu đãi xã hội. - Hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi xã hội. - Tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội từng thời kỳ. - Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tổ chức, hướng dẫn thực hiện các phong trào toàn dân chăm sóc đời sống người có công với nước. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thi hành pháp luật ưu đãi và các qui định có liên quan khác của pháp luật công. 2. Huy động và bố trí nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có Ưu đãi xã hội là việc tôn vinh, trân trọng, biết ơn, đền ơn trả nghĩa đối với những người đã cống hiến, đóng góp, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng quang vinh của Đảng, của dân tộc, xây dựng đất nước hoà bình độc lập phát triển như ngày nay. Ưu đãi người có công là thực hiện công bằng xã hội. Để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với đặc điểm truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra phương châm thực hiện ưu đãi xã hội đối với người có 104

111 công trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân chính sách tự vươn lên. Đây chính là quan điểm huy động nguồn lực kinh tế thực hiện ưu đãi xã hội. Hạt nhân của nguồn lực đó là: - Sự chăm lo (trách nhiệm của Nhà nước): Bằng hệ thống cơ chế, chính sách và việc đảm bảo thực hiện bằng Ngân sách Nhà nước. - Phong trào chăm sóc người có công ở cộng đồng, của toàn xã hội (phong trào chăm sóc người có công với phương châm xã hội hoá) - Sự tự chủ, tự lực ý chí tự cường vươn lên trong cuộc sống của người có công. Chưa có sự tính toán chính xác nào phân định cụ thể nguồn lực ưu đãi xã hội ở nước ta có bao nhiêu phần trăm của Nhà nước, của cộng đồng hay nguồn lực của chính đối tượng chính sách. Giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước ta đều khẳng định rõ trách nhiệm, vai trò của Nhà nước là chủ đạo trong việc thực thi ưu đãi xã hội. Chính vì vậy nguồn ngân sách Nhà nước cho thực hiện ưu đãi xã hội được điều chỉnh phù hợp với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Ví dụ ngoài nguồn lực xã hội hoá và sự tự lực, tự cường của bản thân đối tượng chính sách, nguồn ngân sách nhà nước chi đảm bảo ưu đãi xã hội là rất lớn: Năm 2014-chi ưu đãi thường xuyên lĩnh vực ưu đãi người có công là tỷ đồng. Năm 2015-chi ưu đãi thường xuyên tỷ đồng. 3. Quan điểm và mục tiêu phát triển lĩnh vực ưu đãi xã hội - Ưu đãi xã hội đối với người có công phải thể chế được quy định của Hiến pháp năm 2013; đưa chính sách, pháp luật của Đảng vào thực tiễn đời sống xã hội. - Ưu đãi xã hội đối với người có công phải thực thi tiến bộ và công bằng xã hội, gắn liền với tăng trưởng kinh tế, với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. (đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học, công bằng xã hội). - Tổ chức thực hiện ưu đãi xã hội hoạt động quản lý Nhà nước phải phù hợp với tiến trình cải cách hành chính nhà nước, gắn liền với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, đảm bảo được tính hiệu quả, trong sạch, vững mạnh của hành chính nhà nước (cần có thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, công chức công vụ phù hợp). 105

112 PHỤ LỤC 7.1: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực người có công TT Số, tên, nội dung văn bản Đơn vị chủ trì soạn thảo 1 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH 13 ngày 16/7/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2 Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng 3 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 1 số điều Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 4 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành 1 số điều Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng 5 Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ngày 4/9/2013 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng Bộ LĐTBXTH Bộ Quốc phòng Bộ LĐTBXH Bộ Quốc phòng Bộ LĐTBXH Thẩm quyền ban hành Ủy ban thường vụ QH13 Ủy ban thường vụ QH13 Chính phủ Chính phủ Chính phủ 6 Nghị định số 20/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định mức trợ cấp phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng 7 Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 28/11/2012 về thực hiện công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con liệt sĩ, con thương binh nặng, con bệnh binh năng 8 Quyết định 150/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 phê duyệt đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu 9 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc hỗ trợ nhà ở cho người có công 10 Quyết định 1237/QĐ- TTg ngày 27/7/2013 về việc phê duyệt đề án tìm kiếm hài cốt liệt Bộ LĐTBXH Thủ tướng chính phủ Bộ GDĐT Thủ tướng Bộ LĐTBXH Thủ tướng chính phủ Bộ Xây dựng Thủ tướng chính chủ Bộ LĐTBXH Thủ tướng Chính phủ 106

113 từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo 11 Quyết định số 75/QĐ-TTg ngày 6/12/2013 quy định về chế độ chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ 12 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương bình, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ 13 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân 14 Thông tư số 09/2013/TT-BXD ngày 01/7/2013 hướng dẫn thi hành Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Chính phủ 15 Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 hướng dẫn quản lý, cấp phát và thanh quyết toán vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ơ theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg 16 Thông tư số 214/2013/TT-BQP, ngày 07/11/2013 hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận;tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng 17 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT- BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương bình, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ 18 Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT - BYT- BLĐTBXH ngày 18/11/2013 hướng dẫn khám giám định bệnh,tật, dị dạng, dị tật có liên quan đế phơi nhiễm chất độc hóa học đối với hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ 19 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BLĐTBXH-BTC, ngày 3/6/2014 hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ Bộ Quốc phòng Thủ tướng chính phủ Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH - BQP Bộ LĐTBXH Bộ Xây dựng Bộ Tài chính Bộ Quốc phòng Bộ LĐTBXH Bộ Xây dựng Bộ Tài chính Bộ Quốc phòng Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH - BQP Bộ Y tế Bộ YT- BLĐTBXH Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH - BTC 107

114 giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cachhs mạng và thân nhân; Quản lý các công trình ghi công liệt sĩ 20 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 hướng dẫn 1 số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cáh mạng 21 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH ngày 28/9/2015 hướng dẫn hồ sơ; trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ 22 Thông tư số 148/2015/TT-BTC ngày 15/9/2015 quy định nội dung và mức chi thực hiện đề án xác định hài cốt liệt sĩ con thiếu thông tin Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH Bộ Tài Chính Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH Bộ Tài chính 108

115 CHUYÊN ĐỀ 8 Lĩnh vực Bảo trợ xã hội I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. An sinh xã hội/ bảo trợ xã hội - An sinh xã hội được hiểu là bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quan đến nhu cầu cơ bản nhất của con người: rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc mất việc làm, tuổi già, trẻ em, tàn tật dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tối thiểu đủ sống - Các chính sách an sinh xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện là chính, ngoài ra còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng và thị trường trong việc tổ chức thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội. Các chính sách này hướng đến mọi thành viên trong xã hội, bảo đảm cho mọi thành viên được bình đẳng về tiếp cận và chất lượng dịch vụ; Bảo đảm an toàn cho mọi thành viên trong xã hội 2. Trợ giúp xã hội - Trợ giúp xã hội thường xuyên: Trợ cấp, trợ giúp hàng tháng - Trợ giúp xã hội đột xuất: Trợ cấp, trợ giúp một lần 3. Phúc lợi xã hội, dịch vụ xã hội: Là các chính sách, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng; thông tin; giao thông; hành chính; tư pháp; nhà ở; điện: nước sinh hoạt; vệ sinh môi trường; trợ giúp xã hội; 4. Nghèo/đói: - Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có thể thoả mãn một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống - Nghèo tuyệt đối/đơn chiều: Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu cho nhưng nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền; người nghèo hoặc hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo như ăn, mặc, ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại. - Nghèo đa chiều: Tình trạng còn người không đáp ứng ở mức dộ tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. 5. Xóa đói giảm nghèo - Giảm tình trạng dân cư chỉ có thể thoả mãn một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống 6. Chuẩn nghèo - Chuẩn nghèo quốc gia là chuẩn nghèo do Chính phủ ban hành, quy định và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Chuẩn nghèo được dùng để xác định đối tượng nghèo để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo của Chính phủ - Người nghèo: Người mức sống thấp hơn hoặc bằng chuẩn nghèo 109

116 - Hộ nghèo: Hộ có mức sống thấp hơn hoặc bằng chuẩn 7. Chính sách bảo trợ xã hội - Hệ thống chính sách quy định các vấn đề về bảo trợ xã hội: đối tượng, chế độ, thủ tục, trách nhiệm, 8. Đối tượng bảo trợ xã hội - Đối tượng dễ bị tổn thương, đối tượng yếu thế - Đối tượng nhận chế độ bảo trợ xã hội/trợ cấp bảo trợ xã hội 9. Vai trò, chức năng của an sinh xã hội/bảo trợ xã hội - Bảo đảm thu nhập ở mức tối thiểu - Nâng cao năng lực quản lý rủi ro - Phân phối thu nhập - Thúc đẩy việc làm bền vững và phát triển thị trường lao động - Nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, thúc đẩy gắn kết xã hội và phát triển xã hội - Hỗ trợ người dân vượt qua khủng hoảng II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT (Xem chi tiết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại phụ lục 8.2) 1. Một số quan điểm và chủ trương của Đảng về ASXH/BTXH - Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. - An sinh xã hội phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ; ưu tiên người có công, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. - Hệ thống an sinh xã hội phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng. - Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia. Ðồng thời tạo điều kiện để người dân nâng cao khả năng tự bảo đảm an sinh. - Tăng cường hợp tác quốc tế để có thêm nguồn lực, kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. 2. Một số chính sách BTXH (Theo tinh thần Nghị quyết 15 của Ban chấp hành Trung ương) - Việc làm (xem thêm chuyên đề việc làm) và thu nhập tối thiểu: Chuẩn nghèo, mức sống tối thiểu, mức sống trung bình; Chính sách lao động - việc làm đối với đối tượng yếu thế. - Bảo hiểm xã hội: (xem thêm chuyên đề bảo hiểm xã hội) 110

117 - Cung cấp dịch vụ xã hội cơ bản: Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. + Hỗ trợ giáo dục + Y tế: sức khỏe, dinh dưỡng + Nhà ở + Nước sạch, vệ sinh môi trường + Thông tin + Trợ giúp pháp lý + Đột xuất - Giảm nghèo: Xem thêm chuyên đề xóa đói giảm nghèo - Trợ giúp xã hội: + Thường xuyên/ hàng tháng 3. Các nhóm đối tượng BTXH - Người cao tuổi: 60-80, 80+; - Người khuyết tật: Đặc biệt nặng, nặng, nhẹ; - Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; - Người có HIV; - Người nghèo đơn thân nuôi con; - Người / gia đình chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi cô đơn; - Hộ cận nghèo; - Người nghèo/ hộ nghèo; - Hộ bị ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa, thiên tai; - Người thiếu đói 4. Các chế độ trợ cấp xã hội cơ bản và mức trợ cấp. - Mức chuẩn trợ cấp xã hội/hệ số 1: đồng 111

118 4.1. Trợ cấp xã hội thường xuyên/ hàng tháng (Xem chi tiết tại phụ lục 8.1) 4.2. Trợ giúp đột xuất - Hỗ trợ lương thực: + Thiếu đói dịp Tết Nguyên đán: tống số thành viên x 15kg/thành viên + Thiếu đói do thiên tai, mất mùa tổng số thành viên x 15 kg/thành viên x 1/2/3 tháng - Hỗ trợ người bị thương: 10 x hệ số 1/chuẩn trợ cấp xã hội - Hỗ trợ mai táng phí: 20 x hệ số 1/chuẩn trợ cấp xã hội - Hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo/khó khăn + Nhà hỏng nặng: 15 triệu + Nhà hỏng hoàn toàn: 20 triệu + Di dời theo Quyết định: 20 triệu 4.3.Thẻ bảo hiểm y tế: Xem chi tiết tại các Nghị định 136, 06. III. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI 1. Hệ thống tổ chức hành chính thực hiện bảo trợ xã hội - Chính phủ - Các Bộ liên quan: Bộ LĐTBXH/Cục bảo trợ xã hội - UBND Tỉnh/ Thành phố và cơ quan chuyên môn - UBND Huyện/Quận và các phòng ban chuyên môn - UBND Xã/ Phường 2. Chức năng, nhiệm vụ của UBND xã và công chức Văn hóa- Xã hội - UBND cấp xã: Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật. - Công chức văn hóa - xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: lao động, thương binh, xã hội. Trực tiếp thực hiện thống kê; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã; IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1. Xác định đối tượng a. Người cao tuổi: + Giấy tờ/văn bản pháp lý liên quan đến tuổi, năm sinh 112

119 b. Người khuyết tật: + Giấy xác định mức độ khuyết tật c. Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng + Thực hiện theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP d. Người có HIV + Thực hiện theo quy định của Bộ Y tế e. Người nghèo đơn thân nuôi con + Sổ/giấy xác nhận hộ nghèo + Giấy khai sinh của trẻ em f. Người /gia đình chăm sóc NKT đặc biệt nặng, người cao tuổi cô đơn + Thực hiện theo quy định về thủ tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP g. Người nghèo/ hộ nghèo/ hộ cận nghèo: + Quy trình xác định hộ nghèo + Danh sách hộ nghèo + Sổ hộ nghèo/giấy xác nhận hộ nghèo h. Hộ bị ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa, thiên tai: + Quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã; thực hiện theo trình tự trợ giúp đột xuất quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP. 2. Thủ tục hành chính: (xem phụ lục 8.3) 3. Thông tin, báo cáo: Xem thêm các phụ lục kèm theo các Thông tư và Nghị định; hệ thống chỉ tiêu ngành, quốc gia. V. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN DÀNH CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA - XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BTXH 1. Thông tin và tư vấn chính sách: Hướng dẫn chi tiết về những kỹ năng cần thiết để tiếp cận và xử lý các trường hợp điển hình 2. Xác định đối tượng: Hướng dẫn chi tiết về những kỹ năng cần thiết để tiếp cận và xử lý các trường hợp điển hình về nhận diện, xác định (9 nhóm) đối tượng cơ bản. 3. Tổng hợp và lưu trữ: Hướng dẫn chi tiết về những kỹ năng cần thiết để tiếp cận và xử lý/phân loại, tổng hợp, lưu trữ các loại dữ liệu/thông tin 4. Làm báo cáo: Hướng dẫn chi tiết về những kỹ năng cần thiết để hoàn thành một báo cáo hành chính, báo cáo phân tích tình hình; làm quen với hệ thống mẫu biểu báo cáo định kỳ. 113

120 CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Những khó khăn, bất cập gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ về BTXH tại địa phương (có thể phân theo các nhóm đối tượng: người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em; hay chủ thể tham gia: Lãnh đạo UBND, công chức xã, trưởng thôn, đối tượng,...)? 2. Những giải pháp (đã thực hiện, cần đề xuất, khuyến nghị) để khắc phục, xử lý những khó khăn, bất cập nêu trên? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành trung ương, Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2012 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương về một số chính sách xã hội đến Hiến Pháp 2013; 3. Luật Tổ chức HĐND 4. Luật người cao tuổi ngày 23/ 11/ 2009; 5. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15/ 6 /2004; 6. Luật người khuyết tật ngày 17/ 6 /2010; 7. Luật phòng chống thiên tai ngày 19/06/2013; 8. Luật bảo hiểm xã hội ngày 12/07/2006; 9. Luật việc làm ngày 16/11/2013; 10. Nghị định 67/2008/NĐ-CP ngày 13/4/2008; 11. Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/3/2010; 12. Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. 13. Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi. 14. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/ 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. 114

121 PHỤ LỤC 8.1: Bảng định mức trợ cấp xã hội thường xuyên/hàng tháng Nhóm đối tượng 1. Trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng - Dưới 4 tuổi - Từ 4 trở lên - Người từ 16 đến 22 đang đi học Đối tượng nhiễm HIV ++ - Dưới 4 tuổi tuổi - Từ 16 tuổi 4. Người thuộc hộ gia đình nghèo đơn thân đang nuôi con++ - Nuôi 1 con - Nuôi 2 con trở lên 5. Người cao tuổi tuổi nghèo, cô đơn ++ - Người từ đủ 80 tuổi không có lương hưu, trợ cấp 6. Người khuyết tật - Đặc biệt năng - Đặc biệt nặng + cao tuổi/trẻ em - Năng - Năng + cao tuổi/trẻ em - Nhẹ 7. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc - 01 người khuyết tật đặc biệt nặng - 02 người khuyết tật đặc biệt năng - Trẻ em dưới 4 tuổi - Trẻ em 4-16 tuổi - Người cao tuổi 8. Tại trung tâm BTXH - Đối tượng - Đối tượng + cao tuổi/trẻ em Hệ số trợ cấp 2,5 1,5 1,5 2,5 2,0 1,5 1,0 2,0 1,5 1,0 2,0 2,5 1,5 2,0 1,5 3,0 2,5 1,5 2,0 3,0 4,0 115

122 PHỤ LỤC 8.2: Hệ thống văn bản liên quan 1. Hiến Pháp và Luật: - Hiến Pháp 2013; - Luật người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm 2009; - Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004; - Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010; - Luật phòng chống thiên tai ngày 19/06/2013; - Luật bảo hiểm xã hội ngày 12/07/2006; - Luật bảo hiểm y tế; - Luật việc làm ngày 16/11/2013; 2. Các Nghị định/ Nghị quyết - Nghị định 67/2008; Nghị định 13/2010; Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH - Nghị định 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số ðiều của Luật Ngýời cao tuổi - Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật 3. Các Thông tư và văn bản hướng dẫn - Thông tư liên tịch 24/2010/TTLT-BLÐTBXH-BTC của Bộ Tài chính-bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NÐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 và Nghị định số 13/2010/NÐ-CP ngày 27 tháng 02 năm Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội - Thông Tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2012: Quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện -Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 Quy định chi tiết về việc xác định mức độ khuyết tật -Thông tư liên tịch 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 24/10/2014 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP 116

123 PHỤ LỤC 8.3: 1. Trợ cấp xã hội thường xuyên Thủ tục hành chính Trình tự thực hiện Cách thực hiện Thành phần, số lượng, hồ sơ Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ); chuyển Phòng Lao động Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho công chức cấp xã. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện. Thành phần hồ sơ: 1. Tờ khai của đối tượng (theo mẫu); 2. Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường. 3. Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em hoặc đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con. 4. Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV. 5. Giấy xác nhận hàng năm của nhà trường nơi đối tượng đang theo học (người từ đủ 16 tuổi đến 22 tuổi còn đang đi học văn hoá, học nghề); 6. Thông báo niêm yết công khai kết quả xét duyệt, trừ những thông tin liên quan đến HIV của đối tượng được lưu trữ tại UBND cấp xã (theo mẫu); 7. Biên bản của Hội đồng xét duyệt được lưu trữ tại UBND cấp xã (theo mẫu); * Trường hợp hỗ trợ kinh phí trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng hoặc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, hồ sơ gồm: 1. Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật (theo mẫu); 2. Bản sao giấy xác nhận khuyết tật; 3. Bản sao sổ hộ khẩu; 4. Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế; 5. Bản sao giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi; * Trường hợp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc hàng tháng đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em và người khuyết tật đặc biệt nặng, hồ sơ gồm: 1. Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (theo mẫu); 2. Tờ khai của đối tượng theo mẫu quy định (theo mẫu); 3. Bản sao sổ hộ khẩu của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã về việc cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; 4. Bản sao giấy xác nhận khuyết tật; Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi cô đơn bổ sung thêm sơ yếu lý lịch của 117

124 người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng (theo mẫu) Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện Kết quả thực hiện Lệ phí Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện Căn cứ pháp lý 1. Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 07 ngày; 2. Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND cấp huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày. Theo quy định Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng hoặc văn bản trả lời Không có Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo các mẫu sau: Mẫu số 1a Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội Mẫu số 1b Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội- Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 3 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP Mẫu số 1c - Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội- Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 4 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP Mẫu số 1d - Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội- Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 5 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP Mẫu số 1đ - Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội- Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 6 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP Mẫu số 2 - Tờ khai nhận chãm sóc, nuôi dưỡng Mẫu số 3 - Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật Mẫu số 4 - Đơn cửa người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng Mẫu số 10 - Biên bản họp hội đồng xét duyệt Mẫu số 19 - Thông báo niêm yết công khai Không có 1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 2. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; 3. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; 4. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/

125 của Liên Bộ Lao động-tbxh; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT). Tên cơ quan Lĩnh vực UBND quận/huyện Bảo trợ xã hội (QH) 2. Tiếp nhận đối tượng xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội Trình tự thực hiện Cách thực hiện Thành phần, số lượng hồ sơ Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ đầy đủ của hồ sơ; chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý hồ sơ, trình lãnh đạo ký văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận; Bước 4: Phòng Lao động thương binh và xã hội nhận kết quả từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trao cho công chức cấp xã. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện. Thành phần hồ sơ: * Đối với đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn : 1. Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ (theo mẫu) 2. Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu); 3. Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (theo mẫu) 4. Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch; 5. Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV; Giấy xác nhận khuyết tật đặc biệt nặng đối với người khuyết tật; 6. Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt (theo mẫu); 7. Văn bản đề nghị của UBND cấp xã 8. Giấy tờ liên quan khác (nếu có: như CMND và sổ hộ khẩu..). * Đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp: 1. Đơn của đối tượng hoặc người giám hộ (theo mẫu) 2. Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội (theo mẫu) 3. Bản sao chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có); 4. Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của đối tượng; 5. Văn bản đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã, nơi đối tượng đang ở hoặc nơi phát hiện thấy cần sự bảo vệ khẩn cấp 119

126 Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện Kết quả thực hiện Lệ phí Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện Căn cứ pháp lý 1. Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 07 ngày; Riêng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Hòa Vang : 08 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi chuyển hồ sơ cho Sở Lao động, thương binh và xã hội, bao gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ ). 2. Tại Sở Lao động Thương binh Xã hội: 07 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi có kết quả xử lý hồ sơ) Trong thời gian không quá 01 ngày kể từ ngày có Quyết định trợ cấp, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phải nhận kết quả từ Sở Lao động, thương binh và xã hội và chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, trả cho UBND phường, xã. Các đối tượng thuộc quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 1. Tại Phòng Lao động Thương binh, Xã hội: Văn bản đề nghị. 2. Tại Sở Lao động Thương binh Xã hội: Quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc văn bản trả lời. Không có Các mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014: Mẫu số 1a: Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội Mẫu số 1b Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 3 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP Mẫu số 1d Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 5 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP Mẫu số 1đ Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội Áp dụng đối với đối tượng tại khoản 6 điều 5 Nghị định 136-NĐ-CP Mẫu số 08 Đơn đề nghị tiếp nhận vào co sở BTXH Mẫu số 09 Sơ yếu lý lịch Mẫu số 10 - Biên bản họp hội đồng xét duyệt Không có 1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 2. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; 3. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/

127 của Liên Bộ Lao động-tbxh; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT); 4. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Tên cơ quan Lĩnh vực UBND quận/huyện Bảo trợ xã hội(qh) 3. Trợ giúp xã hội đột xuất (hỗ trợ lương thực cho hộ gia đình thiếu đói, hỗ trợ người bị thương nặng) Trình tự thực hiện Cách thực hiện Thành phần, số lượng hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện Kết quả thực hiện Lệ phí Tên mẫu Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ); Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện thẩm định và phê duyệt Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhận kết quả từ phòng chuyên môn và trả lại cho công chức cấp xã. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện. Thành phần hồ sơ: Danh sách hộ gia đình hoặc cá nhân cần được trợ giúp xã hội đột xuất do Trưởng thôn lập, được Hội đồng xét duyệt phường, xã phê duyệt. Số lượng hồ sơ: 01 bộ - Tại Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận, huyện: 01 ngày - Tại UBND cấp huyện: 02 ngày Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày Theo quy định Quyết định trợ giúp xã hội Không có Danh sách hộ gia đình hoặc cá nhân cần được trợ giúp xã hội đột xuất do 121

128 đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện Căn cứ pháp lý Tên cơ quan Lĩnh vực Trưởng thôn lập, được Hội đồng xét duyệt phường, xã phê duyệt Không có 1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-tbxh; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT); 3. Quyết định số 45/2012/QĐ-UBND ngày 06/10/2012 của UBND thành phố Đà Nẵng về chính sách trợ giúp đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; 4. Hướng dẫn 07/HD-SLDTBXH ngày 12/8/2010 của Sở LĐ - TB&XH về thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố. UBND quận/huyện Bảo trợ xã hội(qh) 4. Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở đối với đối tượng được trợ giúp đột xuất Trình tự thực hiện Cách thực hiện Thành phần, số lượng hồ sơ Thời hạn giải quyết Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ) chuyển Phòng Lao động Thương binh, Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho UBND cấp xã để trả cho công dân. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện Thành phần hồ sơ: 1. Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu) 2. Văn bản đề nghị của UBND cấp xã Số lượng hồ sơ: 01 bộ 02 ngày làm việc. Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày 122

129 Đối tượng thực hiện Kết quả thực hiện Lệ phí Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện Căn cứ pháp lý Tên cơ quan Lĩnh vực Hộ gia đình Quyết định hỗ trợ hoặc văn bản trả lời Không có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC 24/10/2014) Không có 1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-tbxh; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT) UBND quận/huyện Bảo trợ xã hội(qh) 5. Điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên Trình tự thực hiện Cách thực hiện Thành phần, số lượng hồ sơ Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ); chuyển Phòng Lao động Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho công chức cấp xã. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện. Thành phần hồ sơ: 1. Đơn đề nghị điều chỉnh hoặc thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng của đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có kiến nghị về việc đối tượng không còn đủ điều kiện hưởng hoặc thay đổi điều kiện 123

130 hưởng. 2. Văn bản đề nghị của UBND phường, xã; 3. Biên bản xét duyệt của UBND phường, xã. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện Kết quả thực hiện Lệ phí Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện Căn cứ pháp lý Tên cơ quan Lĩnh vực - Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: 07 ngày (bao gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp huyện); - Tại Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 ngày (bao gồm cả thời gian luân chuyển hồ sơ giữa Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp huyện); Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày. Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân liên quan. Quyết định điều chỉnh hoặc quyết định thôi hưởng hoặc văn bản trả lời Không có Không có Không có 1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; 2. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; 3. Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao tuổi; 4. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-tbxh; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT). UBND quận/huyện Bảo trợ xã hội(qh) 124

131 6. Tiếp nhận hồ sơ của đối tượng bảo trợ xã hội khi thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện trong TỈNH, thành phố Trình tự thực hiện Cách thực hiện Thành phần, số lượng hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện Kết quả thực hiện Lệ phí Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra tính hợp lệ đầy đủ của hồ sơ; chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (thông qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện). Bước 3: Công chức xử lý, trình lãnh đạo Phòng ký trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, và gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng. Đồng thời chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Quyết định thôi chi trả trợ cấp hàng tháng. Bước 4: UBND cấp xã nhận kết quả từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện. Hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện Thành phần hồ sơ 1. Đơn đề nghị của đối tượng hoặc người giám hộ 2. Hồ sơ của đối tượng bảo trợ xã hội. 3. Quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng tại nơi cư trú cũ. 4. Văn bản xác nhận của UBND cấp xã Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) 1. Tại Phòng Lao động, thương binh và xã hội quận, huyện: 03 ngày 2. Tại UBND quận, huyện: 02 ngày Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày Cá nhân, tổ chức Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng Không có Không có Không có 125

132 Căn cứ pháp lý Tên cơ quan Lĩnh vực 1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-tb&xh; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT). UBND quận/huyện Bảo trợ xã hội(qh) 7. Giải quyết hỗ trợ chi phí mai táng cho một số đối tượngđược trợ giúp đột xuất Trình tự thực hiện Cách thực hiện Thành phần, số lượng hồ sơ Thời hạn giải quyết Đối tượng thực hiện Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ) chuyển Phòng Lao động Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho UBND cấp xã để trả cho công dân. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện Thành phần hồ sơ: 1. Tờ khai đề nghị hỗ trợ mai táng (theo mẫu) ; 2. Giấy báo tử (đối với hộ gia đình có người chết, mất tích) hoặc xác nhận của công an cấp xã (đối với trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó); 3. Văn bản đề nghị của UBND cấp xã. Số lượng hồ sơ: 01 bộ 03 ngày làm việc. Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày 1. Hộ gia đình có ngýời chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao ðộng ðặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác; 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết trong các trường hợp trên không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó. 126

133 Kết quả thực hiện Lệ phí Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện Căn cứ pháp lý Tên cơ quan Lĩnh vực Quyết định hành chính Không có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng (mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014) Không có 1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-tbxh; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT) UBND quận/huyện Bảo trợ xã hội(qh) 8. Hỗ trợ chi phí mai táng đối với đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên Trình tự thực hiện Cách thực hiện Thành phần, số lượng hồ sơ Bước 1: Công chức cấp xã hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn; Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ) chuyển Phòng Lao động Thương binh Xã hội; Bước 3: Công chức chuyên môn thẩm tra hồ sơ theo quy định và tổng hợp trình lãnh đạo phòng, trình UBND cấp huyện ký Quyết định giải quyết; Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giao kết quả cho công chức cấp xã. Hồ sơ nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND cấp huyện Thành phần hồ sơ: 1. Văn bản hoặc đơn đề nghị của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng; 2. Bản sao giấy chứng tử; 3. Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người đơn thân đang nuôi con và bản sao giấy khai sinh của người con bị chết đối với con của người đơn 127

134 thân nghèo (người đơn thân nghèo là người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất); 4. Bản sao sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã, bản sao quyết định thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác; 5. Văn bản đề nghị của UBND cấp xã. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết 03 ngày làm việc. Sau khi có quyết định giải quyết, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc UBND quận, huyện có trách nhiệm trả kết quả cho UBND phường, xã trong thời gian không quá 0.5 ngày Đối tượng thực hiện Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng cho đối tượng. Kết quả thực hiện Lệ phí Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai Yêu cầu, điều kiện thực hiện Căn cứ pháp lý Tên cơ quan Lĩnh vực Quyết định hỗ trợ hoặc văn bản trả lời. Không có Không có Không có 1. Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. 2. Thông tư Liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Liên Bộ Lao động-tbxh; Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng BTXH (gọi tắt là Thông tư 29/2014/TTLT). UBND quận/huyện Bảo trợ xã hội (QH) 128

135 CHUYÊN ĐỀ 9 Lĩnh vực Giảm nghèo I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐA CHIỀU 1. Khái niệm nghèo đa chiều Hiện nay có nhiều quan niệm về nghèo đói đang được các quốc gia thừa nhận: Theo Liên hợp quốc (UN): Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn (Tuyên bố Liên hợp quốc, 6/2008). Theo cách hiểu thông thường hiện nay, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng ở mức tối thiểu một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. 2. Xu hướng chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đói trên thế giới Trong những năm trước đây nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách thức đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và bắt đầu bộc lộ những hạn chế, dẫn đến bỏ sót đối tượng, đồng thời nhận diện nghèo, phân loại đối tượng và xác định nguyên nhân nghèo đói chưa chính xác. Do đó, chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu, chưa thực sự tác động đến nguyên nhân nghèo đói, nhất là các nguyên nhân có liên quan đến thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Từ năm 2007, cách thức đo lường mới về nghèo đói đã bắt đầu được nghiên cứu, đơn giản nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo đói. UNDP đã sử dụng cách thức đo lường này để tính toán chỉ số Nghèo đa chiều (MPI) lần đầu tiên được giới thiệu trong Báo cáo Phát triển con người năm 2010 và được đề xuất áp dụng thống nhất trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số tổng hợp này được tính toán dựa trên 3 chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi. Chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt. Hiện nay, có 32 nước trên thế giới (như Mexico, Colombia, Brazil, Costa Rica, Trung Quốc...) đã nghiên cứu chuyển đổi và áp dụng phương pháp đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều trong đo lường và giám sát nghèo, xác định đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng các chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội. 129

136 3. Cơ sở thực tiễn Chuẩn nghèo thu nhập hiện hành được xác định dựa trên phương pháp tính toán chi phí cho các nhu cầu tối thiểu của con người (đo bằng chi tiêu cho lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sinh hoạt bình thường của con người, khoảng Kcal/người/ngày và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm). Đây là một trong các phương pháp tính chuẩn nghèo thu nhập được các tổ chức quốc tế khuyến nghị áp dụng cho các nước đang phát triển, cũng là phương pháp ở nước ta đã áp dụng từ trước đến nay. Tuy nhiên, việc áp dụng duy nhất tiêu chí thu nhập để xác định đối tượng hộ nghèo, cận nghèo đã dẫn đến sự phân loại đối tượng, đánh giá mức độ và nguyên nhân nghèo đói chưa thực sự chính xác vì chuẩn nghèo hiện hành chưa phản ánh được đầy đủ các nhu cầu cơ bản cũng như thực trạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, lại được duy trì trong cả giai đoạn trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng năm đều tăng, dẫn đến giá trị chuẩn nghèo không còn phù hợp, không đáp ứng được nhu cầu đảm bảo mức sống tối thiểu của người dân. Đồng thời, các chính sách giảm nghèo được xây dựng dựa trên tiêu chí thu nhập chủ yếu nhằm xử lý vấn đề thiếu tiền và khả năng chi trả dịch vụ, do vậy chưa thực sự tác động đến các nguyên nhân khác của nghèo đói như vấn đề khó tiếp cận dịch vụ, dịch vụ không có sẵn hoặc không phù hợp, nhận thức chưa đúng và thiếu chủ động từ phía người dân. Phương pháp đo lường nghèo đa chiều sẽ khắc phục những hạn chế nói trên của phương pháp đo lường nghèo bằng thu nhập. Đặc biệt bối cảnh cơ cấu kinh tế - xã hội thay đổi, đô thị hóa và di cư tăng nhanh hiện nay đang tạo ra một bộ phận lớn người dân thuộc nhóm cận nghèo thu nhập hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ với các dịnh vụ xã hội cơ bản, đang đối mặt với nhiều rủi ro khiến họ có thể rơi vào tình trạng nghèo đói. 4. Cơ sở pháp lý a) Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về chính sách xã hội giai đoạn đã đề ra các nhiệm vụ về đảm bảo an sinh xã hội, chú trọng đến việc làm, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đáp ứng các nhu cầu tối thiểu về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và thông tin. b) Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo hiệu quả, bền vững hơn, Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản. Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ Xây dựng, trình ban hành Đề án tổng thể đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo đói ở Việt Nam từ đơn chiều sang đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. c) Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đối phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn ; Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn

137 II. NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐA CHIỀU ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN Quan điểm chỉ đạo và nguyên tắc tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều a. Quan điểm chỉ đạo - Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. - Phương pháp đo lường nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ. - Từng bước để mọi người dân bảo đảm được mức sống tối thiểu và tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản. - Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật và nguồn lực để từng bước hoàn thiện phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều, phù hợp với xu hướng chung của quốc tế. b. Nguyên tắc tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều - Đo lường nghèo đa chiều là phương pháp mới đang được các tổ chức quốc tế, một số quốc gia trên thế giới nghiên cứu, chuyển đổi, chưa có hình mẫu và quy định chung. Vì vậy ở nước ta, việc áp dụng phương pháp này cần vận dụng để phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của đất nước; - Trong quá trình chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, chuẩn nghèo đa chiều và chuẩn nghèo chi tiêu, thu nhập sẽ được sử dụng kết hợp; - Phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều được xây dựng trên cơ sở khoa học, có thể so sánh với quốc tế và khu vực; - Phù hợp với khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ. (Xem chi tiết bảng chỉ số đo lường nghèo đa chiều tại phụ lục 9.1) 2. Mục đích của đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam - Đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên phạm vi cả nước và từng địa phương, nhằm đánh giá sự thay đổi, tiến bộ xã hội hàng năm và cả giai đoạn; - Xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, lĩnh vực; - Trên cơ sở thực trạng thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, các Bộ, ngành sẽ tham mưu cho Chính phủ ban hành các giải pháp, chính sách, lộ trình để cải thiện, nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận của người dân về các 131

138 dịch vụ xã hội cơ bản theo lĩnh vực, địa bàn, bảo đảm sử dụng nguồn lực dành cho giảm nghèo hợp lý, tập trung và hiệu quả hơn. 3. Các tiêu chí trong tiếp cận đo lường nghèo đa chiều a. Các tiêu chí về thu nhập - Chuẩn nghèo: đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. - Chuẩn cận nghèo: đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. b. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản - Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; - Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. 4. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn a) Hộ nghèo - Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên đồng đến đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. - Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ đồng trở xuống; + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên đồng đến đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. b) Hộ cận nghèo - Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên đồng đến đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. - Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên đồng đến đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. c) Hộ có mức sống trung bình - Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên đồng đến đồng. 132

139 - Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên đồng đến đồng. d) Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt (từ 3 chỉ số thiếu hụt) các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 5. Phân loại hộ dân cư khi tiếp cận đo lường nghèo đa chiều và định hướng giải pháp tác động Khi tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều, sử dụng kết hợp ngưỡng thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản và các chuẩn thu nhập, dân cư trong xã hội sẽ được phân loại và định hướng giải pháp tác động như sau: a. Hộ nghèo, chia thành 3 nhóm: - Hộ nghèo nhóm 1: là nhóm hộ nghèo cùng cực, vừa thiếu hụt thu nhập vừa thiếu hụt đa chiều, bao gồm các hộ có thu nhập bình quân đầu người từ đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, từ đồng/người/tháng ở khu vực thành thị trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội trở lên. Đây là nhóm hộ ưu tiên nhất trong các hỗ trợ giảm nghèo và an sinh xã hội. Đối với hộ nghèo nhóm 1, sẽ ưu tiên cả các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và thành viên để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao mức thu nhập. - Hộ nghèo nhóm 2: là những hộ nghèo về thu nhập nhưng không thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm các hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn, từ đồng/người/tháng ở khu vực thành thị trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản. Đối với hộ nghèo nhóm 2, giải pháp tác động là hỗ trợ trực tiếp, tập trung vào tạo các điều kiện sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thông qua các chính sách hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ về sản xuất, tham gia thị trường lao động trong nước hoặc xuất khẩu lao động. - Hộ nghèo nhóm 3: là nhóm hộ không nghèo về thu nhập nhưng thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo nhưng thấp hơn chuẩn cận nghèo, và thiếu hụt từ 03 chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Đối với hộ nghèo nhóm 3, giải pháp tác động chủ yếu là hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình và thành viên để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. b. Hộ cận nghèo: Thực hiện giải pháp tác động hỗ trợ một phần, có điều kiện một số chính sách về y tế, giáo dục, vay vốn tín dụng ưu đãi như nhóm hộ nghèo về thu nhập, nhưng mức độ ưu tiên thấp hơn (như về lãi suất, định mức hỗ trợ ngân sách). c. Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là nhóm hộ gia đình không nghèo về thu nhập (có thu nhập bình quân người/tháng cao hơn chuẩn cận nghèo) nhưng thiếu hụt từ 03 chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 133

140 Đối với nhóm hộ gia đình chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản, giải pháp tác động gồm: tăng cường các chính sách hỗ trợ thường xuyên đối với lĩnh vực, vùng, vùng trọng điểm (y tế, giáo dục); tăng cường biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức của hộ gia đình trong việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản (học nghề, tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, vệ sinh); tăng cường cơ sở vật chất và hạ tầng cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản (dịch vụ thông tin, khám chữa bệnh); mở rộng diện phổ cập chính sách (y tế, giáo dục) d) Hộ không nghèo: là những hộ không thiếu hụt thu nhập (có thu nhập bình quân đầu người trên mức chuẩn cận nghèo) và không thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (dưới 03 chỉ số): đây là nhóm dân cư có điều kiện tự bảo đảm cuộc sống, giải pháp tác động bằng các chính sách vĩ mô, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo hành lang pháp lý để họ tự tổ chức cuộc sống gia đình. 6. Khung chính sách giảm nghèo Trên cơ sở xác định và phân loại đối tượng, các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội trong thời gian tới dự kiến sẽ thiết kế theo hướng sau: a) Phân loại chính sách tác động đến từng nhóm đối tượng cụ thể: - Chính sách hỗ trợ cá nhân (người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo): như chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục đào tạo...; - Chính sách hỗ trợ hộ gia đình (hộ nghèo, hộ cận nghèo): như chính sách hỗ trợ nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ đất sản xuất ; - Chính sách hỗ trợ nhóm hộ, cộng đồng: như chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu thôn bản, hỗ trợ sinh kế dựa vào cộng đồng ; - Chính sách hỗ trợ vùng về hạ tầng, về quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch dân cư b) Phân định rõ chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đầu tư công, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, chính sách an sinh xã hội với chính sách giảm nghèo. c) Tăng cường lồng ghép nhiệm vụ giảm nghèo vào kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội thường xuyên của quốc gia, các ngành và địa phương, nhằm tăng cường tiếp cận đến các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân nói chung và nhóm hộ nghèo, cận nghèo, thiếu hụt đa chiều về tiếp cận các dịch vụ xã hội nói riêng. (Các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách giảm nghèo xem phụ lục 9.3) 7. Đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế - xã hội khi áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều - Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều sẽ có cơ sở để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác, cụ thể hơn, không bỏ sót đối tượng, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, đồng thời có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn nhu cầu và đặc tính của hộ nghèo, hộ cận nghèo. - Thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, sẽ đánh giá được mức độ thay đổi khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, đồng thời giúp cho cơ 134

141 quan quản lý nhìn nhận rõ hơn các khu vực có mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách vĩ mô, chính sách ngành để từng bước giảm dần mức độ thiếu hụt giữa các vùng, nhóm dân cư. - Việc xác định mức độ thiếu hụt thông qua tiếp cận đo lường nghèo đa chiều sẽ góp phần tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng, đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch ngân sách thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội phù hợp hơn. - Việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo theo hướng đa chiều sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, là một điểm sáng trong việc thực hiện khuyến nghị của cộng đồng quốc tế về áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều, góp phần thực hiện quyền con người một cách cụ thể, thiết thực nhất. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều sẽ gặp phải một số khó khăn, thách thức sau: - Mặc dù tỷ lệ đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo không tăng so với giai đoạn trước, nhưng quy mô đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ tăng do quy mô dân số tăng lên. Do đó, ngân sách cần được cân đối, bố trí để thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ cho phù hợp. - Tiếp cận nghèo đa chiều là khái niệm mới, khác hẳn quan niệm về nghèo thu nhập/chi tiêu như hiện nay, đòi hỏi cần có thời gian để chuyển đổi. - Khi tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, khái niệm hộ nghèo khác so với chuẩn nghèo thu nhập, trong khi hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành đang quy định tiêu chí hộ nghèo dựa vào thu nhập. - Thông tin nghèo đa chiều với nhiều chỉ số và phân tổ sẽ yêu cầu tăng cường năng lực xử lý, phân tích, xây dựng chính sách, truyền thông và tham vấn chính sách của ngành lao động, các ngành khác ở cả trung ương và địa phương, nhằm thiết kế được các chính sách thường xuyên và đặc thù cho phù hợp với thực trạng nghèo đa chiều. - Việc xác định các chiều, chỉ số, ngưỡng thiếu hụt đòi hỏi phải dựa trên nguồn dữ liệu sẵn có để đo từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình, nhưng hiện nay một số nhu cầu về số liệu chưa phản ảnh đầy đủ như việc làm, hoặc thiếu số liệu thống kê để xác định các chỉ số tiếp cận dịch vụ xã hội như y tế, thông tin... - Để xác định được đối tượng thụ hưởng chính sách theo phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, đòi hỏi phải điều tra toàn bộ dân cư, khó thực hiện trong điều kiện hiện nay. - Một số chính sách muốn thay đổi phải dựa trên việc sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật, đòi hỏi phải có thời gian, lộ trình, bước đi cụ thể. - Việc áp dụng mức sống tối thiểu cho giai đoạn tới cần tính toán cân đối với các tiêu chí thực hiện các chính sách liên quan như tiền lương tối thiểu, chính sách người có công... - Cần tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao giữa các cấp, các ngành trong tiếp cận đo lường nghèo đa chiều. 135

142 8. Trách nhiệm của cán bộ xã, phường, thị trấn - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về mục đích, ý nghĩa việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều. - Điều tra, xác định, phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội định kỳ hàng năm. (Chi tiết theo quy trình xem phụ lục 9.2) - Áp dụng phần mềm trực tuyến quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn trên địa bàn. - Có kế hoạch phù hợp để nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Theo anh chị việc áp dụng xác định các chiều, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản tại địa bàn là phù hợp hay không, phân tích các lý do và đề xuất các chiều, chỉ số khác (nếu có). 2. Đánh giá hiệu quả các chính sách giảm nghèo trên địa bàn do các đồng chí quản lý? Đề xuất các nội dung cần đổi mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, hội nghị lần thứ năm về chính sách xã hội giai đoạn Quốc hội (khóa 13). Nghị quyết số 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội. 4. Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể chuyển đối phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn

143 PHỤ LỤC 9.1 Bảng chỉ số đo lường nghèo đa chiều CHIỀU NGHÈO 1) Giáo dục CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG 1.1. Trình độ giáo dục của người lớn 1.2. Tình trạng đi học của trẻ em 2)Y tế 2.1. Tiếp cận các dịch vụ y tế 2.2. Bảo hiểm y tế 3) Nhà ở 3.1. Chất lượng nhà ở NGƯỠNG THIẾU HỤT CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỂM Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp Trung học cơ sở và hiện không đi học Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5- dưới 15 tuổi) hiện không đi học Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường) Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ (Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ) Hiến pháp năm 2013 NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn Nghị quyết số 41/2000/QH (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP) Hiến pháp năm 2013 Luật Giáo dục 2005 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn Hiến pháp năm 2013 Luật Khám chữa bệnh Hiến pháp năm 2013 Luật bảo hiểm y tế 2014 NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn Luật Nhà ở; NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn Diện tích nhà ở bình quân đầu Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m 2 Luật Nhà ở; Quyết định 2127/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ

144 người Phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm ) Điều kiện sống 4.1Nguồn nước sinh hoạt Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn Hố xí/nhà tiêu Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn )Tiếp cận thông tin 5.1 Sử dụng dịch vụ viễn thông Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet Luật Viễn thông NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Ti vi, radio, máy tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn Luật Thông tin truyền thông NQ 15/NQ-TW Một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn

145 PHỤ LỤC 9.2 QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO 2015 B1. TUYÊN TRUYỀN B2. TẬP HUẤN B3. LẬP DANH SÁCH HỘ THAM GIA B3.1 Hộ nghèo+ cận nghèo 2014 B3.2 Hộ đăng ký tham gia Phiếu A < 3 chỉ tiêu >=3 chỉ tiêu B4. KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH (Phiếu B) Không nghèo B5. TỔNG HỢP PHÂN LOẠI HỘ B5.3 Không nghèo B5.2 Nhóm có khả năng nghèo, cận nghèo B5.1 Nghèo B6. HỌP THÔN/TỔ RÀ SOÁT KẾT QUẢ B7. TỔNG HỢP DS HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO B7.3 Không Nghèo B7.2 Cận nghèo B7.1 Nghèo B8.3 Không Nghèo B8. HỌP DÂN B8.2 Cận nghèo B8.1 Nghèo B9. NIÊM YẾT KẾT QUẢ CÔNG KHAI B10 TỔNG HỢP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DANH SÁCH HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO B11. CÔNG BỐ DANH SÁCH VÀ ĐIỀU TRA THÔNG TIN HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO (Phiếu C) 139

146 PHẦN I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ Bước 1: Tổ chức lực lượng và xây dựng phương án khảo sát Các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: 1. Thành lập Ban Chỉ đạo điều tra hộ nghèo (gọi tắt là Ban chỉ đạo - BCĐ) các cấp trên cơ sở Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực với sự tham gia của thành viên cơ quan thống kê cùng cấp. 2. Thành lập tổ giám sát ở cấp tỉnh, huyện. Tổ giám sát tỉnh gồm các thành viên của tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo. Nhiệm vụ của tổ giám sát là tập huấn nghiệp vụ khảo sát cho điều tra viên, hướng dẫn điều tra viên trong quá trình khảo sát, đôn đốc tiến độ và nghiệm thu phiếu khảo sát của điểm được phân công phụ trách. 3. Tổ chức lực lượng điều tra viên bao gồm cán bộ cấp xã, thôn, bản, trưởng thôn, trưởng bản, cán bộ các đoàn thể,... Lựa chọn điều tra viên theo các tiêu chuẩn sau: - Có kinh nghiệm điều tra khảo sát. - Am hiểu về đặc điểm hộ gia đình. - Thông thuộc địa bàn khảo sát. - Đủ sức khoẻ làm việc. - Tại các vùng dân tộc ít người, điều tra viên phải biết tiếng dân tộc. 4. Xây dựng phương án khảo sát: Xây dựng phương án khảo sát trình Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Bước 2: Tuyên truyền Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã cần tuyên truyền, giải thích cho cán bộ chủ chốt, người dân ở thôn, ấp, tổ dân phố điều tra hiểu được: Chuẩn nghèo mới của Chính phủ trong giai đoạn gồm cả mức chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo và mức thiếu hụt đa chiều. Mục đích chính của cuộc điều tra là xác định được những hộ đáp ứng chuẩn nghèo, cận nghèo của Chính phủ. Vận động người dân tích cực tham gia đăng ký khảo sát nếu nhận thấy hộ gia đình mình đáp ứng các tiêu chuẩn. Nội dung chính của cuộc khảo sát là xác định hộ nghèo căn cứ vào thực tế nhân khẩu, việc làm, tài sản, tư liệu sản xuất, điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình, không điều tra trực tiếp thu nhập. Sau khi khảo sát, cấp xã phải lên được danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo dự kiến và có sự tham gia ý kiến của người dân trong thôn, ấp, tổ dân phố. Phương thức tuyên truyền: Bản tin truyền hình, phát thanh; hội nghị cán bộ; hệ thống phát thanh xã/phường, thôn/ấp/tổ dân phố, bản tin niêm yết tại địa điểm công cộng xã/phường, thôn/ấp/tổ dân phố. 140

147 Bước 3: Tập huấn Cấp tỉnh tập huấn cho giám sát viên của tỉnh, huyện. Giám sát viên của tỉnh, huyện tập huấn cho điều tra viên. Có thể tập huấn theo đơn vị huyện (với huyện có ít xã) hoặc theo cụm xã. Để đảm bảo chất lượng khảo sát, mỗi lớp tập huấn không nên đông quá (không quá 50 người). Tập huấn xong trên hội trường, nhất thiết phải dành thời gian cho điều tra viên làm bài tập, trao đổi để nắm được kết cấu, nội dung, ý tưởng của phiếu khảo sát, hoặc chia theo nhóm đi khảo sát, làm thử một số hộ gia đình để phát hiện và uốn nắn ngay về kỹ thuật khảo sát, cách ghi chép và xử lý những tình huống cụ thể, những chỗ hay sai sót. Thời gian tập huấn yêu cầu tối thiểu là 2 ngày. Nội dung tập huấn : - Hướng dẫn thực hiện công tác tuyên truyền. - Hướng dẫn phương pháp lập danh sách hộ cần khảo sát. - Hướng dẫn nội dung các phiếu đăng ký và nhận dạng nhanh (phiếu A), phiếu khảo sát hộ gia đình (phiếu B), phiếu thu thập thông tin hộ nghèo/hộ cận nghèo (phiếu C). - Hướng dẫn cách thức tổ chức họp dân thông qua kết quả rà soát. - Hướng dẫn cách thức tổng hợp biểu mẫu tổng hợp. - Làm bài tập trên lớp và thực hành khảo sát thử một số hộ để rút kinh nghiệm. PHẦN II - QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO CẤP THÔN Bước 4: Lập danh sách hộ gia đình tham gia khảo sát/điều tra Ban chỉ đạo xã/phường phối hợp cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố lập danh sách hộ nghèo/hộ cận nghèo năm 2014 trên địa bàn (Danh sách 1). Ban chỉ đạo xã/phường phối hợp cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố tổ chức cho các hộ gia đình không nghèo năm 2014 tham gia đăng ký điều tra và khai thác thông tin của các hộ đăng ký theo Phiếu A. Những hộ gia đình có dưới 3 chỉ tiêu trong phiếu A (đánh dấu X ở cột E phiếu A) được đưa vào danh sách cần điều tra (Danh sách 2). Lưu ý: Đối với những địa bàn có tỷ lệ nghèo + cận nghèo năm 2014 dưới 20% thực hiện quy trình đăng ký như hướng dẫn ở trên. Đối với những địa bàn có tỷ lệ nghèo + cận nghèo năm 2014 từ 50% trở lên đưa toàn bộ các hộ không nghèo 2014 vào rà soát Phiếu A. Các địa bàn còn lại linh hoạt lựa chọn thực hiện đăng ký hay rà soát toàn bộ hộ không nghèo 2014 tùy theo điều kiện của địa phương. Trong trường hợp cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố nhận diện một số hộ có khả năng nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới nhưng không đăng ký có thể bổ sung vào danh sách đăng ký để tiến hành rà soát phiếu A. Trong trường hợp hộ gia đình có từ 3 chỉ tiêu trở lên nhưng cán bộ thôn/ấp/tổ dân phố nhận diện có khả năng nghèo, cận nghèo theo chuẩn mới có thể linh hoạt đưa vào danh sách cần điều tra (danh sách 2). Danh sách hộ cần khảo sát/điều tra bao gồm các hộ trong Danh sách 1 và Danh sách

148 Bước 5: Khảo sát đặc điểm hộ gia đình Ban chỉ đạo xã/phường phân công điều tra viên phụ trách khảo sát theo địa bàn, dự kiến thời gian khảo sát và ấn định thời gian nghiệm thu phiếu đã khảo sát. Ban chỉ đạo xã/phường phát phiếu điều tra cho các điều tra viên tổ chức điều tra. Các điều tra viên phải xem xét kỹ phiếu khảo sát để có cách hỏi, cách ghi chép vào phiếu cho đúng với thực trạng của hộ gia đình ở địa phương mình. Điều tra viên khảo sát theo phiếu B những hộ trong danh sách hộ cần khảo sát đã lập ở bước 3. Phiếu B gồm 3 phần: (1) Phần B1 khai thác các thông tin để ước tính thu nhập của hộ; (2) Phần B2 khai thác các thông tin để xác định mức thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; (3) Phân loại hộ theo kết quả điều tra. Phần B1 và B2 thực hiện theo hướng dẫn điều tra phiếu B. Phần phân loại hộ được thực hiện như sau: Tất cả các hộ khảo sát được phân thành các nhóm sau: Nhóm hộ không nghèo: gồm các hộ có tổng điểm B1 lớn hơn 190 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc lớn hơn 165 điểm (đối với khu vực nông thôn) - KN. Nhóm hộ nghèo: gồm 2 nhóm: Các hộ có tổng điểm B1 dưới 125 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc dưới 110 điểm (đối với khu vực nông thôn) - N1; Các hộ có tổng điểm B1 từ 125 điểm đến 160 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 110 điểm đến 135 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên - N2. Nhóm hộ có khả năng nghèo: gồm hai nhóm: Các hộ có tổng điểm B1 từ 125 điểm đến 160 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 110 điểm đến 135 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm - N3; Các hộ có tổng điểm B1 từ 161 điểm đến 190 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 136 điểm đến 165 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên - N4. Nhóm hộ có khả năng cận nghèo: gồm các hộ có tổng điểm B1 từ 161 điểm đến 190 điểm (đối với khu vực thành thị) hoặc từ 136 điểm đến 165 điểm (đối với khu vực nông thôn) và có tổng điểm B2 dưới 30 điểm - CN1. Minh họa bảng phân loại theo khu vực như sau: 142

149 Khu vực thành thị Tổng điểm B2 Tổng điểm B1 Từ 30 điểm trở lên Dưới 30 điểm Dưới 125 điểm Hộ nghèo (N1) Từ 125 điểm đến 160 điểm Hộ nghèo (N2) Hộ có khả năng nghèo (N3) điểm Từ 161 điểm đến 190 Trên 190 điểm Hộ có khả năng nghèo (N4) Hộ không nghèo (KN) Hộ có khả năng cận nghèo (CN1) điểm điểm Khu vực nông thôn Tổng điểm B2 Tổng điểm B1 Từ 30 điểm trở lên Dưới 30 điểm Dưới 110 điểm Từ 110 điểm đến 135 Từ 136 điểm đến 165 Trên 165 điểm Hộ nghèo (N1) Hộ nghèo (N2) Hộ có khả năng nghèo (N4) Hộ không nghèo (KN) Hộ có khả năng nghèo (N3) Hộ có khả năng cận nghèo (CN1) Lưu ý: Các mức điểm cắt trên được xác định dựa trên chuẩn nghèo thu nhập: Chuẩn nghèo: đồng/người/tháng (khu vực thành thị); đồng/người/tháng (khu vực nông thôn) tương ứng 140 điểm (khu vực thành thị); 120 điểm (khu vực nông thôn). Chuẩn cận nghèo: đồng/người/tháng (khu vực thành thị); đồng/người/tháng (khu vực nông thôn) tương ứng 175 điểm (khu vực thành thị); 150 điểm (khu vực nông thôn). Để khắc phục sai số của phương pháp điều tra, các mức điểm cắt tương ứng các mức chuẩn đã điều chỉnh xấp xỉ 10% để xác định các nhóm hộ có khả năng nhầm lẫn, bỏ sót. Ví dụ: với mức 120 điểm của khu vực nông thôn (tương ứng chuẩn nghèo thu nhập), chỉ có các hộ dưới 110 điểm trở xuống được phân loại là hộ nghèo, các hộ từ 110 điểm đến 135 điểm được xác định là có khả năng nghèo. Trong trường hợp chuẩn nghèo do Chính phủ ban hành thay đổi, các mức điểm cắt sẽ được trung ương điều chỉnh tương ứng. Bước 6: Tổng hợp kết quả khảo sát Cán bộ thôn/tổ dân phố tổng hợp kết quả khảo sát phiếu B theo Biểu tổng hợp số 1 và xác định số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo tại thôn/ấp/tổ như sau: 143

150 Số hộ nghèo (N) = (Số hộ có tổng điểm B1 từ 140 điểm đối với khu vực thành thị và 120 điểm đối với khu vực nông thôn trở xuống) + (Số hộ có tổng điểm B1 từ 141 điểm đến 175 điểm đối với khu vực thành thị và 121 đến 150 điểm đối với khu vực nông thôn và tổng điểm B2 từ 30 điểm trở lên). Xem dòng tổng số cột 9 và cột 10 bảng tổng hợp số 1. Số hộ nghèo cần bổ sung (N0)= N - N1 - N2. Lưu ý: N luôn lớn hơn N1+N2. Số hộ cận nghèo (CN) = Số hộ có tổng điểm B1 từ 141 điểm đến 175 điểm đối với khu vực thành thị và 121 đến 150 điểm đối với khu vực nông thôn và tổng điểm B2 dưới 30 điểm. Xem dòng tổng số cột 11 bảng tổng hợp số 1. Bước 7: Họp cán bộ thôn/tổ dân phố rà soát kết quả phân loại hộ Thành phần tham gia gồm cán bộ chuyên trách giảm nghèo xã, trưởng/phó thôn/ấp/tổ, Bí thư/phó bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn/xóm/ấp/bản. Nội dung họp: Phát hiện các trường hợp thuộc danh sách hộ có khả năng nghèo, cận nghèo (phân loại tại phiếu B) nhưng có mức thu nhập ổn định, trên mức cận nghèo ( đ/người/tháng đối với khu vực thành thị hoặc trên đ/người/tháng đối với khu vực nông thôn), đưa vào danh sách hộ không nghèo. Xếp hạng danh sách hộ có khả năng nghèo (gồm các hộ trong danh sách N3, N4) theo thứ tự 1 là nghèo nhất. Chọn ra N0 = (N-N1-N2) hộ nghèo nhất đưa vào danh sách hộ nghèo. Các hộ còn lại đưa vào danh sách hộ có khả năng cận nghèo (CN2). Xếp hạng danh sách hộ có khả năng cận nghèo (gồm các hộ trong danh sách CN1 và các hộ trong danh sách CN2) theo thứ tự 1 là nghèo nhất. Chọn ra CN hộ nghèo nhất đưa vào danh sách cận nghèo. Ưu tiên các hộ thuộc danh sách N3 nhưng không được xét là hộ nghèo. Bước 8: Tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Danh sách hộ nghèo được tổng hợp gồm: - Hộ được phân loại là hộ nghèo (N1, N2 - bước 4) Hộ được phân loại là hộ nghèo (N0 - bước 6) Danh sách hộ cận nghèo được tổng hợp gồm: - Hộ được phân loại là hộ cận nghèo (CN - bước 6) Bước 9: Họp dân thông qua kết quả khảo sát/điều tra Thành phần hội nghị gồm đại diện UBND, Đảng ủy xã, cán bộ chuyên trách giảm nghèo xã/phường, trưởng thôn/ấp/tổ dân phố, Bí thư Chi bộ, Chi hội trưởng các hội, Bí thư Đoàn Thanh niên thôn/ấp/tổ dân phố, các hộ trong thôn/ấp/tổ dân phố. Nội dung cuộc họp: Lấy ý kiến về kết quả điều tra Phiếu A, B (nếu có sai sót); 144

151 Lấy ý kiến về xếp hạng hộ có khả năng nghèo, có khả năng cận nghèo (nếu có sai sót, nhầm lẫn). Các trường hợp nhầm lẫn, sai sót được phát hiện cần điều chỉnh, bổ sung vào kết quả phân loại hộ gia đình (cột 12, 13 của bảng tổng hợp số 1). Biên bản cuộc họp được lập thành 2 bản, có chữ ký của trưởng thôn/ấp/tổ dân phố, thư ký cuộc họp, 1 bản lưu ở thôn/ấp/tổ dân phố, 1 bản gửi Ban giảm nghèo xã. Bước 10: Niêm yết danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo Niêm yết công khai danh sách hộ nghèo, cận nghèo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, ấp, tổ dân phố và trên các phương tiện thông tin đại chúng trong vòng 7 ngày. PHẦN III TỔNG HỢP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ CÔNG BỐ DANH SÁCH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO Bước 11: Tổng hợp, giám sát, thẩm định, phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cấp xã: Trong trường hợp có khiếu nại của người dân, Ban chỉ đạo cấp xã cần tổ chức phúc tra lại kết quả điều tra theo đúng quy trình. Tổng hợp kết quả điều tra gửi về Ban chỉ đạo cấp huyện theo mẫu bảng tổng hợp số 2. Cấp huyện: Ban chỉ đạo cấp huyện thẩm định và kiểm tra trong vòng 10 ngày. Ban chỉ đạo cấp huyện phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và tổng hợp kết quả báo cáo về Ban chỉ đạo cấp tỉnh (bảng tổng hợp số 3). Cấp tỉnh: Ban chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức giám sát quá trình điều tra/khảo sát trên địa bàn và tổng hợp kết quả báo cáo về Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo (bảng tổng hợp số 4). Bước 12: Công bố danh sách hộ nghèo Ban giảm nghèo xã/phường công bố danh sách hộ nghèo/hộ cận nghèo cuối cùng (danh sách sau khi Ban chỉ đạo cấp huyện đã phê duyệt kết quả điều tra). Ban chỉ đạo xã/phường tiến hành điều tra thông tin hộ gia đình và các thành viên trong danh sách hộ nghèo/hộ cận nghèo theo mẫu Phiếu C. Thông tin Phiếu C được nhập bằng phần mềm thống nhất tạo nên cơ sở dữ liệu hộ nghèo trên toàn quốc. 145

152 PHỤ LỤC 9.3 TT Loại văn bản Cơ quan ban hành Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chính sách giảm nghèo Số, ký hiệu văn bản Ngày, tháng, năm ban hành Trích yếu Hiệu lực Còn một phần HL Còn toàn bộ HL A - CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ, THÔNG TIN 1 Luật Quốc hội 69/2006/QH11 29/6/2006 Luật trợ giúp pháp lý x 2 Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ 35/2006/CT-TTg 13/10/2006 Về việc triển khai thi hành Luật TGPL x Nghị Định Quyết định Quyết định Quyết định Quyết định Chính phủ 07/2007/NĐ-CP 12/1/2007 Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL 65/2008/QĐ-TTg 5/22/2008 về cung ứng dịch vụ bưu chính công ích x 52/2010/QĐ-TTg 18/8/2010 Bộ Tư pháp 2497/QĐ-BTP 1/10/2010 Thủ tướng Chính phủ 678/QĐ-TTg 10/5/2011 Về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn phê duyệt Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 x x x x 146

153 8 Quyết định Bộ Tư pháp 4103/QĐ-BTP 19/10/2011 về việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ x 9 TTLT Bộ Tư pháp, UBDT 01/2012/TTLT- BTP-UBDT 17/1/2012 Hướng dẫn thực hiện TGPL đối với người dân tộc thiểu số x 10 Quyết định Thủ tướng Chính phủ 1212/QĐ-TTg 9/5/2012 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn x 11 Quyết định Thủ tướng Chính phủ 59/2012/QĐ-TTg 24/12/2012 Về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn x 12 Nghị định Chính phủ 14/2013/NĐ-CP 2/5/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Trợ giúp pháp lý. x 13 Quyết định Bộ Tư pháp 650/QĐ-BTP 27/3/2013 Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg x 14 Quyết định TTCP 2472/QĐ-TTG 28/12/2011 về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn x 15 Quyết định TTCP 1977/QĐ-TTg 30/10/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 2, Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 của TTCP về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn x 16 TTLT BTC và Bộ Tư pháp 24/2014/TTLT- BTC-BTP 17/2/2014 Hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của TTg CP x 147

154 1 2 3 Quyết định Quyết định Quyết định Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ B - CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT, KINH DOANH 146/2005/QĐ-TTg 6/15/ /2007/QĐ-TTg 05/3/ /2007/QĐ-TTg 10/9/ Văn bản UBDT 886/UBDT-CSDT 3/10/ Thông tư Bộ NNPTNT 08/2009/TT-BNN 26/2/ Thông tư 7 Thông tư Nghị Định Quyết định Quyết định Quyết định Bộ NN&PTNT Bộ NN&PTNT 06/2009/TT-BNN 10/2/ /2009/TT-BNN 30/12/2009 Về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông, lâm trường để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn Về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 74/2008/QĐ-TTg ngày 09/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ Hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo NQ 30a Hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp, bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo Về việc hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Chính phủ 02/2010/NĐ-CP 8/1/2010 Về khuyến nông x Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ 54/2012/QĐ-TTg 4/12/ /2012/QĐ-TTg 16/11/ /QĐ-TTg 20/5/2013 Về việc Ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn (thay thế Quyết định 32) chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó x x x x x x x x 148

155 khăn 12 Quyết định Thủ tướng Chính phủ 29/2013/QĐ-TTg 20/5/ Thông tư UBDT 03/2013/TT-UBDT 28/10/ TTLT 15 Quyết định UBDT, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trương Thủ tướng Chính phủ 04/2013/TTLT- UBDT-BTC- BTNMT 18/11/ /QĐ-TTg 31/12/ Thông tư UBDT 02/2013/TT-UBDT 24/6/2013 Về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã thôn, bản đặc biệt khó khăn Sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/12/2012 về việc ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn x x x x x 149

156 6 1 Quyết định Quyết định 2 TTLT 3 Văn bản 4 Quyết định 5 TTLT 6 Văn bản Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Bộ LĐTBXH và Bộ TC Bộ LĐ- TBXH C - CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở 716/QĐ-TTg 14/6/2012 D - CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 71/2009/QĐ-TTg 29/4/ /TTLT- BLĐTBXH-BTC 3354/LĐTBXH- QLLĐNN 9/9/2009 9/9/2009 Bộ LĐTBXH 630/QĐ-LĐTBXH 19/5/2010 Bộ LĐ- TBXH, Bộ Tài chính Bộ LĐ- TBXH 31/2009/TTLT- BLĐTBXH-BTC 3354/LĐTBXH- QLLĐNN 9/9/2009 9/9/2009 Về việc triển khai thí điểm giải pháp hỗ trợ hộ nghèo nâng cao điều kiện an toàn chỗ ở, ứng phó với lũ, lụt vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung Về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn Về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. Quy định tạm thời đơn giá đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg Hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn Về mức trần chi phí đối với lao động huyện nghèo vay vốn đi làm việc ở nước ngoài. x x x x x x 150

157 E - CHÍNH SÁCH DẠY NGHỀ, TẠO VIỆC LÀM 2 Quyết định 3 TTLT 4 TTLT 5 TTLT 6 7 Quyết định Quyết định Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH Bộ TC-Bộ LĐTBXH Bộ LĐTBXH- Bộ NNPTNT- Bộ NV- Bộ CT- Bộ TTTT Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ 1956/QĐ-TTg 27/11/ /2010/TTLT- BTC-BLĐTBXH 128/2012/TTLT- BTC-BLĐTBXH 30/2012/TTLT- BLĐTBXH- BNN&PTNT-BNV- BCT-BTTTT 30/7/2010 9/8/ /12/ /2012/QĐ-TTg 31/8/ /2012/QĐ-TTg 16/11/2012 Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ban hành theo QĐ 1956/QĐ-TTg Sửa đổi, bổ sung một số điều của TTLT số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ TC, Bộ LĐTBXH về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của TTCP Hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp x x x x x x F- CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ Y TẾ 1 Luật Quốc hội 25/2008/QH12 14/11/2008 Luật Bảo hiểm y tế x 2 Nghị Định Chính phủ 62/2009/NĐ-CP 27/7/2009 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành 1 số điều của Luật BHYT x 151

158 3 TTLT Bộ Y tế, Bộ Tài chính 09/2009/TTLT- BYT-BTC 4 Thông tư Bộ Y tế 10/2009/TT-BYT 14/8/ Quyết định Quyết định Quyết định Quyết định 9 TTLT Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Bộ Y tế, Bộ TC 14/2012/QĐ-TTg 1/3/ /2012/QĐ-TTg 26/6/ /2013/QĐ-TTg 29/3/ /QĐ-TTg 8/5/ /2013/TTLT- BYT-BTC 14/8/2009 Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế x 18/10/2013 Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo Nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo Phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn và 2020 Nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ cận nghèo Hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo x x x x x x 1 2 Quyết định Quyết định Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ G - CHÍNH SÁCH CÁN BỘ GIẢM NGHÈO về việc tăng cường cán bộ xã thuộc huyện nghèo để thực hiện Nghị quyết số 08/2011/QĐ-TTg 1/26/ a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững trên đối với 62 huyện nghèo Phê duyệt dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí 170/QĐ-TTg 1/26/2011 thức trẻ ưu tú có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo x x 152

159 3 Quyết định Thủ tướng Chính phủ 1097/QĐ-TTg 7/8/2011 Sửa đổi, bổ sung dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ x 153

160 CHUYÊN ĐỀ 10 Lĩnh vực Bảo vệ và chăm sóc trẻ em I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ EM 1.1. Khái niệm trẻ em Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em: Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 của Việt Nam: Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi Quyền trẻ em - Quyền trẻ em (còn gọi là quyền con người của trẻ em): Là những nhu cầu cơ bản của trẻ em được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. - Đặc điểm của quyền trẻ em - Trẻ em được hưởng các quyền cơ bản của con người nhưng chưa đầy đủ - Trẻ em tự mình không thực hiện được các quyền mà phải dựa vào người lớn. - Trẻ em được hưởng những quyền đặc thù, chỉ trẻ em mới có - Trẻ em có nhiều quyền ưu tiên hơn người lớn. - Các nhóm quyền trẻ em + Nhóm quyền sống còn: bao gồm các quyền được sống và đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại + Nhóm quyền phát triển: Bao gồm những điều kiện mà trẻ em cần có để phát triển đầy đủ nhất. + Nhóm quyền được bảo vệ: Bao gồm những quy định trẻ em phải được bảo vệ tránh mọi phân biệt đối xử, lạm dụng và bóc lột,... + Nhóm quyền tham gia: Bao gồm những quy định để tạo điều kiện cho trẻ em diễn đạt, bầy tỏ ý kiến và quan điểm về những vấn đề có liên quan đến trẻ em Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm: - Trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi - Trẻ em khuyết tật - Trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học - Trẻ em nhiễm HIV - Trẻ em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại 154

161 - Trẻ em phải làm việc xa gia đình - Trẻ em lang thang/đường phố - Trẻ bị xâm hại tình dục - Trẻ em nghiện ma túy - Trẻ em vi phạm pháp luật 1.4. Trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt Trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ bao gồm: - Trẻ em bị mua bán, bắt cóc. - Trẻ em bị ngược đãi, bạo lực - Trẻ em bị tai nạn thương tích - Trẻ em sống trong các gia đình nghèo - Trẻ em bỏ học - Trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội - Trẻ em sống trong gia đình có người vi phạm pháp luật - Trẻ em sống trong gia đình có người nhiễm HIV/AIDS - Trẻ em sống trong gia đình có cha hoặc mẹ đi làm ăn xa từ 6 tháng trở lên Bảo vệ trẻ em 3 cấp độ - Cấp độ I là các hoạt động phòng ngừa nhằm hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc hạn chế tình trạng trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt. - Cấp độ II là các hoạt động làm giảm thiểu nguy cơ đối với nhóm trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt hoặc nguy cơ cao cần sự bảo vệ đặc biệt. - Cấp độ III là tập trung vào trợ giúp, hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với cộng đồng. II. PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM 2.1. Luật Bảo vệ, Chăm sóc, Giáo dục trẻ em năm 2004 Bao gồm phần mở đầu, 5 Chương và 60 Điều Chương I: Những quy định chung Gồm 10 Điều (từ Điều 1 đến Điều 10), quy định về khái niệm trẻ em; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; các hành vi bị nghiêm cấm; trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chương II: Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Gồm 12 điều (từ Điều 11 đến Điều 22), quy định: - Các quyền cơ bản của trẻ em. - Các bổn phận của trẻ em. - Những việc trẻ em không được làm. 155

162 Chương III : Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Gồm 17 điều (từ Điều 23 đến Điều 39), quy định trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo đảm điều kiện cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản. Đồng thời, quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; trách nhiệm của cơ quan thông tin tuyên truyền, của cơ quan bảo vệ pháp luật, của Nhà nước; quy định bảo trợ các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Quỹ bảo trợ trẻ em. Chương IV: Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Gồm 19 điều (từ Điều 40 đến Điều 58), quy định 3 nội dung về chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; việc thành lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em; các biện pháp trợ giúp đối với từng đối tượng trẻ em có hành cảnh đặc biệt. Chương V: Điều khoản thi hành Gồm 2 điều (Điều 59, Điều 60). Chương này quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em a) Chính sách trợ cấp xã hội Theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, theo đó có các nhóm đối tượng liên quan đến trẻ em được hưởng chính sách trợ cấp xã hội bao gồm 14 nhóm đối tượng trẻ em. Bên cạnh chính sách trợ cấp xã hội, các đối tượng trẻ em còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng thêm các khoản trợ giúp khác như trẻ em đang đi học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của Luật Giáo dục; khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng. Các đối tượng trẻ em ở cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước, ngoài các khoản trợ giúp trên còn được trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày; trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội Theo quy định tại Nghị định số 118/2010/NĐ-CP của Chính phủ Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ở các cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng được hưởng chế độ ăn, mặc, nghỉ, chữa bệnh. b) Chính sách trợ giúp về y tế - Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 6 năm 2014; Nghị định số 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ và Quyết định số 797/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2012: + Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trong đó có trẻ mồ côi, bỏ rơi, khuyết tật... và được chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của Bảo hiểm y tế. 156

163 + Trẻ em được hưởng trợ cấp xã hội: Trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh phần còn lại do người bệnh tự thanh toán với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. + Nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thuộc hộ cận nghèo được nhà nước hỗ trợ tối thiểu bằng 70% mức đóng bảo hiểm y tế (theo chuẩn nghèo quốc gia). - Theo quy định tại Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Nhà nước có chính sách hỗ trợ phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tháng tuổi sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV bằng sữa thay thế, ưu tiên cấp miễn phí cho trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV được sử dụng thuốc kháng HIV do ngân sách nhà nước chi trả, thuốc do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS. - Quyết định số 96/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc quản lý, chăm sóc, tư vấn, điều trị cho người nhiễm HIV và phòng lây nhiễm HIV tại các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam. - Quyết định số 55a/2013/QĐ-TTg ngày 04/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phẫu thuật tim cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh. Chính sách hỗ trợ trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh trong mỗi đợt khám, phẫu thuật tim, bao gồm: Hỗ trợ chi phí khám bệnh có liên quan đến phẫu thuật tim, chi phí phẫu thuật tim; Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại. - Quyết định số 1019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn c) Chính sách trợ giúp về giáo dục - Theo quy định tại Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học đến năm học Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 43/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 2/5/2007 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chế độ khác được quy định tại Thông tư liên tịch số 119/2009/TTLT-BTC-BGD&ĐT ngày 29/5/1999 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo; Quyết định số 85/2010/QĐ- TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú. - Quyết định số 12/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho học sinh phổ thông trung học tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 157

164 Ngoài ra Nhà nước còn có chính sách đặc thù cho nhóm trẻ em khuyết tật bao gồm chính sách về giáo dục hoà nhập, bán hoà nhập và giáo dục chuyên biệt, giáo dục năng khiếu. Tuy vậy, nhóm chính sách này chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của trẻ em khuyết tật, vì số trường lớp chuyên biệt quá ít và nhiều trẻ em khuyết tật chưa có cơ hội đến trường, vấn đề này cần nghiên cứu bổ sung chính sách và giải pháp cho phù hợp. d) Chính sách hỗ trợ về học nghề - Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú. Học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp các trường Phổ thông dân tộc nội trú học nghề được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh phổ thông dân tộc nội trú. - Trẻ em còn được hỗ trợ học nghề thông qua việc lồng ghép với các chương trình dự án khác như Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn (Quyết định số 267); Chương trình xoá bỏ lao động trẻ em (hợp tác với ILO); Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn; dạy nghề cho trẻ em sau cai nghiện, phục hồi và dạy nghề cho trẻ em mại dâm thuộc Dự án nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và chương trình phòng chống mại dâm giai đoạn e) Các chính sách trợ giúp khác Ngoài 4 nhóm chính sách chủ yếu nêu trên, trẻ em còn được thụ hưởng các chính sách trợ giúp về văn hoá, vui chơi giải trí, về tư pháp, trẻ em khuyết tật còn được trợ giúp tiếp cận các công trình công cộng, giao thông không rào cản... Tuy nhiên, mảng chính sách còn mờ nhạt do điều kiện kinh tế - xã hội đất nước còn khó khăn. III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC TRẺ EM 3.1. Quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em a) Tham gia nghiên cứu xây dựng, ban hành, sửa đổi luật pháp, chính sách, chương trình đề án về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em Công chức văn hóa xã hội cấp xã có thể tham gia vào việc xây dựng các văn bản chính sách, chương trình về bảo vệ chăm sóc trẻ em thông qua việc đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản, đưa ra các đề xuất, kiến nghị trên cơ sở đánh giá thực tế triển khai hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em ở địa phương b) Quản lý đối tượng trẻ em Thống kê theo dõi sự biến động của trẻ em, trong đó có nhóm trẻ em hoàn cảnh đặc biệt và việc thực hiện luật pháp, chính sách đối với trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Việc theo dõi biến động này phải được cập nhật hàng năm và có thể phân bổ theo độ tuổi, giới tính, dân tộc hoặc hoàn cảnh sống. Yêu cầu đặt ra đối với cấp xã là phải lập được sổ cái theo dõi biến động trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Phân tích được xu hướng biến 158

165 động việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Phối hợp với các ngành liên quan đề xuất được cơ chế, chính sách, chương trình, đề án, giải pháp của địa phương để thực hiện ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. c) Hướng dẫn thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việc hướng dẫn có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ về việc xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện, đồng thời có thể tập huấn về các kỹ năng cần thiết khác; Tổ chức Hội nghị, Hội thảo triển khai kế hoạch thực hiện các chính sách, chương trình, đề án... d) Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện chính sách, chương trình, đề án Việc kiểm tra, đánh giá có thể được thực hiện định kỳ hàng năm, song cũng có thể kiểm tra, đánh giá đột xuất nhằm phát hiện những mặt đã làm tốt, những mặt chưa làm tốt, còn hạn chế và những nguyên nhân, từ đó tháo gỡ khó khăn cho địa phương, cơ sở. e) Công tác thanh tra việc thực hiện luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em Công tác thanh tra về việc thực hiện luật pháp, chính sách, chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em được thực hiện bởi hệ thống thanh tra của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. g) Sơ kết, tổng kết việc thực hiện luật pháp, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em Sau một năm hay một giai đoạn tổ chức thực hiện phải tổ chức tổng kết sơ kết việc thực hiện chính sách, luật pháp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở tổng kết phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mới hay đề xuất chương trình, đề án mới. h) Nghiên cứu khoa học phục vụ cho việc xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình, đề án về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Kết quả nghiên cứu khoa học sẽ là đầu vào quan trọng của việc xây dựng luật pháp, chính sách, chương trình, đề án có chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, các cơ quan và cán bộ quản lý phải chủ động huy động mọi nguồn lực để nghiên cứu khoa học phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. i) Thực hiện quan hệ, hợp tác quốc tế trong việc thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với trẻ em ngày một tốt hơn Trong quá trình hợp tác với các tổ chức quốc tế chúng ta cần học hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm để nghiên cứu xây dựng luật pháp, chính sách, xây dựng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng như các hoạt động sự nghiệp vì trẻ em. 159

166 3.2. Định hướng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến năm 2020 a) Quan điểm Tạo môi trường luật pháp đầy đủ, thân thiện với trẻ em và tạo môi trường xã hội an toàn, phù hợp với trẻ em; trước hết là tập trung xây dựng xã phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em, để mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và thực hiện các quyền của trẻ em. Xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em để huy động mọi nguồn lực xã hội có thể cho trẻ em, trên cơ sở Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Từng bước chuyên nghiệp hoá mạng lưới tổ chức và đội ngũ cán bộ công tác xã hội làm việc với trẻ em. Phát huy vai trò của trẻ em trong việc thực hiện các quyền của trẻ em và làm tròn bổn phận của trẻ em theo quy định của pháp luật. b) Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ và trẻ em giữa các vùng miền, thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo vệ trẻ em và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. c) Các hoạt động chủ yếu Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình, đề án hiện có theo Chỉ thị của Bộ Chính trị; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông, trên cơ sở hình thành chiến lược truyền thông với sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quốc tế và trẻ em để tạo dư luận xã hội quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và đặc biệt là lên án các hành vi xâm hại, ngược đãi và bạo lực đối với trẻ em; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở, trên cơ sở kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng mạng lưới cộng tác viên và hoàn thiện chương trình tập huấn/đào tạo theo các modul, đào tạo theo chứng chỉ và tiến tới cấp chứng chỉ nghề; Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp chính sách về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. d) Giải pháp - Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành; phê duyệt kế hoạch, chương trình, bố trí nguồn lực, nhân lực; - Vận động và tạo cơ hội cho sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế bao gồm cả các 160

167 tổ chức đa phương, song phương và phi chính phủ, để giải quyết các nhu cầu bức xúc và bảo đảm các quyền của trẻ em; - Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, mạng lưới cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở; - Nâng cao năng lực trong việc xây dựng chính sách; xây dựng kế hoạch hàng năm, thực thi chính sách và kế hoạch; xây dựng và quản lý các chương trình, dự án bảo vệ, chăm sóc trẻ em; - Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch 5 năm của các cấp, các ngành và phối hợp liên ngành; của các cấp uỷ Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp; - Chủ động huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có thể được cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em; (hiện nay tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất và được Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân chấp nhận hàng năm dành 1% ngân sách của tỉnh cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em); - Chủ động nghiên cứu khoa học để ứng dụng vào việc hoàn thiện luật pháp, chính sách, các tiêu chuẩn, quy chuẩn và hình thành các chương trình, dự án BVCSTE có cơ sở khoa học và thực tiễn; - Chủ động hợp tác với các tổ chức quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật và có thêm nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ngày càng hiệu quả và hội nhập quốc tế (kể cả các tổ chức đa phương, song phương và phi chính phủ, trong đó UNICEF và Liên minh các tổ chức cứu trợ trẻ em luôn là đối tác mang tính chiến lược và dài lâu) Cấu trúc Bảo vệ trẻ em các cấp a) Cấu trúc Bảo vệ trẻ em cấp tỉnh - Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh/thành phố (gọi tắt là cấp tỉnh): được hình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là Phó ban (có thể có một hoăc một vài phó ban). Các thành viên bao gồm đại diện Sở Lao động -Thương binh và Xã hội, Sở Công an, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác. Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách và các Chương trình về bảo vệ trẻ em tại địa phương; hỗ trợ kỹ thuật và giám sát Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện thực hiện các chương trình BVCSTE và công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy trình thống nhất; tham mưu cho UBND cấp tỉnh và hỗ trợ các ban ngành lập kế hoạch bảo vệ trẻ em; báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh. - Giúp việc cho Ban Điều hành Bảo vệ trẻ em tỉnh có nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em. 161

168 b) Cấu trúc Bảo vệ trẻ em cấp huyện - Ban Điều hành bảo vệ trẻ em quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện): được hình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của UBND cấp huyện, do Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban. Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là Phó ban (có thể có một hoặc hai phó ban). Các thành viên bao gồm đại diện của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các tổ chức khác (nếu cần). Ban Điều hành bảo vệ trẻ em huyện: chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách và các Chương trình về bảo vệ trẻ em tại huyện; hỗ trợ kỹ thuật và giám sát Ban bảo vệ trẻ em xã thực hiện các chương trình và công tác bảo vệ trẻ em; chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy trình thống nhất; tham mưu cho UBND cấp huyện và hỗ trợ các ban ngành lập kế hoạch bảo vệ trẻ em cấp huyện; báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp tỉnh/thành phố về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn; - Giúp việc cho Ban điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện có nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em. Nhóm Công tác liên ngành bảo vệ trẻ em có nhiệm vụ tham mưu và thực hiện cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em phù hợp với chức năng nhiệm vụ của ngành, tổ chức; phối hợp thực hiện chuyển tuyến để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của trẻ em và gia đình; tham mưu và phối hợp xây dựng kế hoạch bảo vệ trẻ em tại địa phương; báo cáo cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em về kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em theo quy định. - Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của Ban để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, tổ chức (tham gia xây dựng kế hoạch; cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em; báo cáo kết quả công tác bảo vệ trẻ em theo hệ thống...) c) Cấu trúc Bảo vệ trẻ em cấp phường, thị trấn - Ban Bảo vệ trẻ em xã, phường, thị trấn(gọi tắt là cấp xã): được cấu trúc với sự tham gia của các ban ngành và các tổ chức quần chúng tại địa phương. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã là Trưởng ban. Phó ban thường trực là cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã. Các thành viên của Ban bao gồm Công an, Tư pháp, Y tế, Giáo viên, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và các thành phần khác phù hợp ở địa phương. Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã có nhiệm vụ chỉ đạo, điều phối và huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em; chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các mục tiêu và nội dung của chương trình bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương; chỉ đạo cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các ban ngành thành viên triển khai các hoạt động, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; chỉ đạo và điều phối thực hiện các quy trình về bảo vệ trẻ em, bao gồm việc tiến hành điều tra các trường hợp ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em; chỉ đạo tiến hành thu thập số liệu về tình hình trẻ em trên địa bàn xã; báo cáo định kỳ và đột xuất cho Ban Điều hành bảo vệ trẻ em cấp huyện về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại địa phương. 162

169 - Cộng tác viên bảo vệ trẻ em: là người hợp tác với chính quyền và cán bộ tại thôn như: trưởng thôn, y tế thôn, phụ nữ, thanh niên, giáo viên, công an, nhóm trẻ em nòng cốt và các tổ chức, cá nhân khác. Nhiệm vụ của cộng tác viên: Tham gia vào các hoạt động lập kế hoạch bảo vệ trẻ em; thực hiện thu thập số liệu và theo dõi về tình hình trẻ em trên địa bàn được phân công phụ trách; hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã thực hiện các hoạt động truyền thông về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em; phát hiện và báo cáo các trường hợp trẻ em bị sao nhãng, xâm hại, bóc lột và bạo lực; hỗ trợ cán bộ trẻ em cấp xã cung cấp và kết nối các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, phục hồi và hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn hại, bao gồm cả dịch vụ quản lý trường hợp. - Nhóm trẻ em nòng cốt (cộng tác viên là trẻ em) Nhóm trẻ em nòng cốt bao gồm trẻ em và người chưa thành niên dưới 18 tuổi tình nguyện tham gia thực hiện. Nhóm trẻ em nòng cốt có nhiệm vụ: Truyền thông về quyền trẻ em, về bảo vệ trẻ em đến trẻ em, các bậc cha mẹ và cộng đồng; phát hiện và báo cáo cho cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên về các nguy cơ trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật; hỗ trợ trẻ em và những người chưa thành niên khác phòng ngừa các nguy cơ bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật; hỗ trợ các hoạt động phục hồi tái hòa nhập cho trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và vi phạm pháp luật; tham gia các hoạt động lập kế hoạch bảo vệ trẻ em và các hoạt động lập kế hoạch khác của cộng đồng có liên quan đến trẻ em Chức năng, nhiệm vụ của công chức văn hóa xã hội trong thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em a) Phân tích đánh giá thực trạng về trẻ em và quản lý trẻ em - Khái quát về tình hình trẻ em theo từng năm + Tổng số trẻ em trong xã, thôn (đội, ấp, tổ dân phố) và chia theo tuổi + Tổng số lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: - Thực trạng một số nguy cơ liên quan đến quyền của trẻ em không được thực hiện đầy đủ và phân tích nguyên nhân - Thống kê theo dõi sự biến động của đối tượng được giao quản lý b) Tham mưu cho cấp ủy chính quyền xã xây dựng nghị quyết chuyên đề về BVCSTE, chương trình kế hoạch để thực hiện các quyền của trẻ em c) Tổ chức triển khai thực hiện luật pháp, chính sách cho trẻ em d. Truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và hành động của tất cả các thành viên trong xã hội, của gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và các cơ quan, tổ chức về việc thực hiện các quyền của trẻ em và giải quyết những vấn đề cơ bản của trẻ em đ) Xây dựng mô hình can thiệp trợ giúp trẻ em 163

170 IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TẠI PHƯỜNG, THỊ TRẤN 4.1. Hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em a) Dịch vụ phòng ngừa (cấp độ 1) * Mục đích Việc cung cấp các dịch vụ cấp độ 1 nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, đảm bảo các điều kiện thực hiện các quyền cơ bản cho mọi trẻ em, phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng trẻ em: * Hoạt động - Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về quyền trẻ em, các quy định của luật pháp liên quan đến Bảo vệ trẻ em thông qua việc xây dựng các tài liệu truyền thông, thông tin đại chúng tại cộng đồng; giáo dục cha mẹ, người chăm sóc về kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em; tổ chức vui chơi, giải trí cho trẻ em và thanh thiếu niên; - Thực hiện các chương trình trợ giúp trẻ em tiếp cận các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em. - Thúc đẩy việc xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. b) Dich vụ can thiệp sớm (cấp độ 2) * Mục đích Việc cung cấp các dịch vụ cấp độ 2 nhằm xác định và loại bỏ kịp thời những yếu tố, nguy cơ có thể dẫn đến trẻ em bị xâm hại, bạo lực, bóc lột và sao nhãng. * Hoạt động - Xây dựng và thực hiện quy trình phát hiện và báo cáo yếu tố nguy cơ; Thực hiện việc tiếp nhận và đánh giá các yếu tố nguy cơ; - Tham vấn trợ giúp trẻ em giải quyết khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. - Thực hiện các chương trình: hỗ trợ cho trẻ em bỏ học trở lại trường; giáo dục kỹ năng sống cho nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; hướng dẫn cho cha mẹ kỹ năng làm cha mẹ tốt; hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho thanh thiếu niên có nhu cầu; - Các hoạt động hỗ trợ nhằm giảm thiểu mức độ khó khăn về kinh tế của cộng đồng và các gia đình có trẻ em thông qua chương trình vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm; c) Dịch vụ trợ giúp phục hồi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (cấp độ 3) * Mục đích Việc cung cấp các dịch vụ cấp độ 3 nhằm hướng đến việc thực hiện các can thiệp, trợ giúp cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương được phục hồi và hòa nhập cộng đồng: 164

171 * Các hoạt động - Tổ chức quản lý và phát hiện kịp thời các đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương: Xây dựng hệ thống biểu mẫu quản lý các đối tượng trẻ em trên địa bàn; Phân công cán bộ, cộng tác viên quản lý đối tượng theo địa bàn và tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh của từng trẻ em có HCĐB; Tổ chức việc tiếp nhận các thông báo về các vụ việc xâm hại, bạo lực đối với trẻ em. - Quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương vận dụng theo Thông tư số 23/2010/TT-LĐTBXH ngày 16/8/2010 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục Quy trình can thiệp, trợ giúp, phục hồi cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực Bước 1. Tiếp nhận thông tin; kiểm tra, đánh giá nguy cơ sơ bộ; thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ em trong tình trạng khẩn cấp 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thông tin của mọi công dân, tổ chức về các vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. 2. Khi tiếp nhận thông tin về vụ việc trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm: a) Ghi chép kịp thời, đầy đủ thông tin về vụ việc; b) Báo cáo với chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và phối hợp với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, gia đình, trường học, hàng xóm, bạn bè của trẻ em nạn nhân kiểm tra tính xác thực của thông tin, đồng thời bổ sung các thông tin liên quan đến vụ việc bằng cách đến trực tiếp địa bàn hoặc qua điện thoại; c) Thực hiện đánh giá nguy cơ sơ bộ làm cơ sở đưa ra nhận định về tình trạng hiện tại của trẻ; d) Trường hợp trẻ em trong tình trạng khẩn cấp, cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tạm thời cho trẻ trước khi thực hiện các bước tiếp theo; e) Báo cáo vụ việc với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ. Bước 2. Thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. 2. Nội dung thu thập thông tin, xác minh và đánh giá nguy cơ cụ thể bao gồm: a) Thu thập thông tin liên quan đến môi trường sống của trẻ (tình trạng trẻ trong quá khứ và hiện tại; mối quan hệ của trẻ với các thành viên trong gia đình; mối quan hệ của trẻ với đối tượng xâm hại; mối quan hệ của trẻ với môi trường chăm sóc trẻ...); b) Trên cơ sở các thông tin liên quan, thực hiện đánh giá nguy cơ cụ thể đối với trẻ nhằm xác định các vấn đề và nhu cầu của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp phù hợp, hiệu quả; 165

172 c) Thu thập bằng chứng cho việc tố giác tội phạm, làm cơ sở để các cơ quan chức năng xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em. Bước 3. Xây dựng và thông qua kế hoạch can thiệp, trợ giúp 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với cán bộ các ngành công an, tư pháp, y tế, giáo dục và các tổ chức đoàn thể liên quan xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. 2. Kế hoạch can thiệp, trợ giúp dựa trên cơ sở các kết luận của việc đánh giá nguy cơ và ý kiến thống nhất của cán bộ các ngành liên quan, bao gồm các nội dung sau: a) Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các vấn đề cần giải quyết của trẻ; b) Chỉ ra các nhu cầu cần can thiệp, trợ giúp để giải quyết từng vấn đề của trẻ; c) Xác định mục tiêu cần đạt được để giải quyết các vấn đề và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ trên cơ sở nguồn lực và khả năng hiện có; d) Xác định các biện pháp can thiệp, trợ giúp và nguồn lực cần hỗ trợ để đạt được mục tiêu; e) Đề xuất trách nhiệm cụ thể của các cá nhân, đơn vị trong việc phối hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Bước 4. Thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp 1. Căn cứ vào kế hoạch được thông qua, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã phối hợp với các cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. 2. Khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã có trách nhiệm: a) Theo dõi, giám sát việc thực hiện các hoạt động can thiệp, trợ giúp nhằm kịp thời điều chỉnh các hoạt động can thiệp, trợ giúp cho phù hợp; b) Vận động cộng đồng, cá nhân, tổ chức tham gia và hỗ trợ nhằm đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục; c) Kết nối với các dịch vụ sẵn có nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp của trẻ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục. Bước 5. Rà soát, đánh giá nguy cơ sau can thiệp, trợ giúp và báo cáo kết quả can thiệp, trợ giúp 1. Cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tiến hành rà soát, đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện hoạt động can thiệp, trợ giúp. 2. Việc đánh giá nguy cơ đối với trẻ sau khi thực hiện kế hoạch can thiệp, trợ giúp nhằm đưa ra các nhận định, kết luận về tình trạng của trẻ, làm cơ sở đề xuất các giải pháp tiếp theo: a) Nếu trẻ không còn nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ ổn định, cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã lưu hồ sơ và báo cáo theo quy định; 166

173 b) Nếu trẻ vẫn có nguy cơ bị bạo lực, bị xâm hại tình dục hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ chưa ổn định, cần tiếp tục rà soát, đánh giá nguy cơ, kết quả can thiệp, trợ giúp lần trước và xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp tiếp theo. V. CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN LÀM VIỆC VỚI TRẺ EM DÀNH CHO CÔNG CHỨC VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BVCSTE 5.1. Các nguyên tắc làm việc với trẻ em - Luôn luôn lấy trẻ làm trọng tâm - Hiểu thế giới của trẻ - Đảm bảo sự tham gia tích cực của trẻ và của gia đình trẻ - Đảm bảo tính bí mật vì lợi ích tốt nhất cho trẻ 5.2. Một số hướng dẫn khi là m vi ệc vớ i trẻ a) Lựa chọn một vị trí và môi trường thích hợp - Đối với hầu hết trẻ em, một không gian yên tĩnh với chỗ ngồi thoải mái và phù hợp có thể là sự lựa chọn lý tưởng. Đôi khi có thể áp dụng những hình thức linh hoạt khác như đi bộ, hoặc chơi cùng với trẻ để có được một buổi làm việc hiệu quả với trẻ. - Tính riêng tư là rất quan trọng, đặc biệt là khi cuộc phỏng vấn liên quan đến thông tin cá nhân hoặc có khả năng tạo ra những cảm xúc đau buồn. - Chỗ ngồi cần phải cho trẻ có thể cảm thấy thoải mái và tự tin, lưu ý là nên giữ khoảng cách thích hợp (không quá gần vì sẽ tạo cảm giác khó chịu nhưng cũng không quá xa vì nếu không sẽ không nghe rõ trẻ nói). b) Thái độ và cách tiếp cận với trẻ - Giới thiệu về bản thân nhân viên CTXH; Sử dụng ngôn ngữ đơn giản mà trẻ có thể dễ dàng hiểu được; Cần để trẻ có đủ thời gian để tạo sự thoải mái cũng như để phát triển sự tin tưởng lẫn nhau; Đối với trẻ em, thời gian để chơi cùng hoặc làm cùng những gì mà các em thích sẽ rất hữu ích trong việc phát triển mối quan hệ. - Kết thúc cuộc phỏng vấn chúng ta để trẻ đặt câu hỏi hoặc nói bất cứ điều gì khác mà các em muốn chia sẻ... - Tóm tắt những gì chúng ta đã trao đổi, đặc biệt là nói về những thỏa thuận công việc đã được thống nhất để trẻ nhớ. Cần khẳng định vai trò hỗ trợ của nhân viên CTXH để trẻ được tạo thêm lòng tin vào nhân viên CTXH. c) Giúp trẻ tự thể hiện/chia sẻ - Giọng nói nhẹ nhàng, ấm áp của nhân viên CTXH có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn và tin tưởng hơn. Một cử chỉ quan tâm đơn giản như cái gật đầu (hoặc bất cứ điều gì tương tự thích hợp) sẽ khích lệ trẻ tiếp tục chia sẻ. - Lắng nghe chăm chú và chứng minh rằng bạn đang nghe và hiểu những gì trẻ nói.thể hiện sự tôn trọng cảm xúc của trẻ cũng rất quan trọng.tránh ngắt lời trẻ. 167

174 - Đặt câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích một cái gì đó theo cách riêng của các em. Ví dụ: Một câu hỏi mở như "hãy kể cho chị nghe về cuộc sống trong ngôi làng nơi em đang sống" có thể gợi ra một phản ứng thoải mái và tích cực để trẻ chia sẻ hơn là một câu hỏi đóng như "nơi em đang sinh sống là ở đâu? d) Những lưu ý khi tiếp xúc với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt Dùng tình cảm chân thành. Không nên tỏ thái độ thương hại trẻ.không tỏ thái độ khinh ghét, thị uy với trẻ.tôn trọng tự do và nhu cầu của trẻ.chú ý và khích lệ những điểm mạnh của trẻ.luôn luôn thành thật. Không hứa những việc không thể thực hiện được. Tuyệt đối không để trẻ mất lòng tin. Động viên, khen ngợi khi trẻ thực hiện hành vi đúng đắn. Khích lệ, gây hứng thú khi trẻ tham gia các hoạt động tích cực. Luôn thể hiện sự quan tâm khi làm việc với trẻ Các kỹ năng làm việc với trẻ em a) Kỹ năng tiếp cận và tạo mối quan hệ tốt với trẻ - Hoà nhã, thân thiện và thực sự quan tâm đến trẻ. Bất cứ trẻ ở nhóm nào cũng cần đến sự cảm thông thực sự. - Làm việc với trẻ ở nơi yên tĩnh không bị các yếu tố bên ngoài chi phối. Yên tĩnh cũng là tín hiệu để cho trẻ thấy bạn sẵn sàng trò chuyện, lắng nghe chúng và đặc biệt là bạn không muốn đem chuyện của chúng để nói với mọi người, trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn. b) Kỹ năng thu hút sự tham gia của trẻ Thông qua trò chơi Làm việc với trẻ em tỏ ra khá hiệu quả khi chúng ta sử dụng một số trò chơi với trẻ nhất là trong giai đoạn đầu khi cần phải thiết lập mối quan hệ và tiếp cận được với trẻ. Thông qua tưởng tượng, kể chuyện Nhân viên CTXH gợi ý để trẻ kể chuyện thông qua trí tưởng tượng của mình, từ đó thu thập những thông tin cần thiết trong mối liên hệ với những chi tiết trong câu chuyện của trẻ. Khi kể chuyện, trẻ bộc lộ cảm xúc (lo lắng, sợ hãi ), đồng thời bộc lộ mong ước của mình. Trẻ cũng sẽ bày tỏ thái độ với những nhân vật trong câu chuyện, từ đó có thể phản ánh các thông tin về những mối quan hệ với những người có quan hệ với trẻ trong cuộc sống thực. c) Kỹ năng lắng nghe tích cực Lắng nghe tích cực là một kỹ năng rất quan trọng. Lắng nghe tích cực khi làm việc với trẻ em là việc nghe những từ ngữ mà trẻ nói và khích lệ để trẻ chia sẻ thông tin và phản hồi lại chính xác để trẻ hiểu được rằng chúng ta đang thực sự quan tâm và lắng nghe những gì trẻ nói. d) Kỹ năng quan sát Kỹ năng quan sát là khả năng quan sát các hành vi, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ... để nhận biết những diễn biến tâm lý, những suy nghĩ của đối tượng giao tiếp nhằm thu thập thông tin, so sánh chúng với thông tin qua ngôn ngữ để khẳng định tính sát thực của thông tin và hiểu chính xác đối tượng. 168

175 Các yếu tố cần quan sát: D áng vẻ bên ngoà i; Biểu hiện qua nét mặt; Những dấu hiệu của sự lo lắng bất an; N gôn ngữ cơ th ể d) Kỹ năng phản hồi Kỹ năng phản hồi sẽ giúp hiểu được rằng các em đang được lắng nghe để tiếp tục tin tưởng và thoải mái chia sẻ thông tin. Cụ thể kỹ năng phản hồi là phản ánh/phản chiếu lại những hành vi suy nghĩ cảm xúc của trẻ bằng những hành vi, điệu bộ, lời nói của nhân viên CTXH. Làm cho trẻ hiểu được, thấy được hành vi mà các em vừa thực hiện, cảm xúc vừa thể hiện, suy nghĩ vừa nói ra đã được nhân viên CTXH thực sự hiểu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là nhân viên CTXH cần phải phản ánh chính xác những gì trẻ nói và thể hiện mà không thêm thắt hay thổi phồng. e) Kỹ năng đặt câu hỏi Đặt câu hỏi là một kỹ năng giao tiếp cá nhân quan trọng nhằm thu thập thông tin về chủ đề mà trẻ không đề cập tới. Có hai dạng câu hỏi mà một cán bộ có thể sử dụng: Câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Câu hỏi đóng dùng để thu thập những thông tin mà người được hỏi sẽ trả lời theo một trong những phương án hay lựa chọn người hỏi đưa ra như có hay không ; đúng hay sai hoặc cha hoặc mẹ, người thân của trẻ. Câu h ỏi mở được dùng để khuyến khích trẻ em trả lời câu hỏi theo diện rộng, cung cấp những thông tin mà người hỏi muốn tìm hiểu sâu hơn. g) Kỹ năng thấu cảm Thấu cảm là nhân viên CTXH tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của trẻ để hiểu những gì mà trẻ đang phải trải qua. Ví dụ một người mẹ vừa phải lo chăm sóc cho chồng vừa lo lắng về hành vi bạo lực ngày càng tăng của chồng đối với con. Trong trường hợp này nhân viên CTXH cần đặt mình vào hoàn cảnh của chị để hiểu những lo lắng và nỗi khổ trong lòng chị: Chị rất yêu con và lo lắng cho sự an toàn của con song chị cũng không thể bỏ chồng vì chị cũng rất yêu chồng. Không thể nhìn nhận hời hợt bên ngoài để phán xét rằng chị chỉ vì yêu chồng mà không hi sinh vì con. Cần lưu ý để thấu cảm, nhân viên công tác xã hội có sự sang suất, khách quan nhận định để có thể đưa ra các giải pháp giúp đỡ trẻ. Không nên để cảm xúc chi phối qua mức công việc của mình./. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Theo anh/chị, theo quy định của pháp luật Việt Nam, trẻ em là ai? 2. Theo anh/chị, theo quy định của Luật BVCSTE 2004, trẻ em có những quyền nào? Có những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nào? 4. Theo anh/chị, công tác bảo vệ trẻ em có bao nhiêu cấp độ? Là cấp độ nào? 5. Theo anh/chị, kể các nội dung hoạt động của từng cấp độ bảo vệ trẻ em ở cơ sở? 6. Theo anh/chị, nhiệm vụ của cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã? 7. Tại xã của anh, chị có cháu A, 12 tuổi, bố mẹ bỏ nhau, cháu ở với ông bà ngoại già yếu và là hộ nghèo của xã. Vì vậy cháu phải làm thuê giúp việc cho hàng phở gần nhà, nhưng thường xuyên phải làm việc từ 3h sáng tới 15h hàng ngày và bị chủ cửa hàng đánh đập. Với trách nhiệm là cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em của xã, trường hợp cháu A như vậy các anh, chị sẽ xử lý như thế nào? 169

176 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Ngọc Bình (1997). Những điều cần biết về quyền trẻ em. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010). Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 3. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UNICEF (2000). Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Nhà xuất bản Lao động Xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo quốc gia lần thứ ba và thứ tư Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế quyền trẻ em giai đoạn Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2009). Định hướng chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014). Tài liệu tập huấn kỹ năng bảo vệ trẻ em.hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015). Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UNICEF (2011). Nghiên cứu đề xuất chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện quyền trẻ em Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 9. Trần Thị Thanh Thanh (Chủ biên) (2002). Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong thời kỳ mới Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 10. Văn phòng Quốc hội, Trung tâm Thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học, UNICEF (2004). Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em (2011). Tài liệu tâp huấn về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 12. Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em (2013). Tài liệu tâp huấn về bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội. 170

177 CHUYÊN ĐỀ 11 Lĩnh vực Bình đẳng giới I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Một số khái niệm về giới và bình đẳng giới (BĐG) 1.1. Giới tính: Chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Giới tính là những đặc điểm tự nhiên, không theo và không phụ thuộc vào mong muốn, ý chí của con người. Giới tính có các đặc tính: i) bẩm sinh, ii) đồng nhất, iii) không biến đổi, iv) không thể thay đổi được. Ví dụ về sự đồng nhất về giới tính: Phụ nữ ở mọi nơi trên thế giới, ở nông thôn hay thành thị đều giống nhau ở chức năng mang thai và sinh con và chỉ có họ mới có thể mang thai và sinh con. Đàn ông ở khắp nơi thế giới đền có cấu tạo về mặt sinh lý học giống nhau, đều tham gia vào các yếu tố đóng góp vào quá trình thụ thai như nhau. Chỉ đang ông mới có khả năng tạo ra tinh trùng 1.2. Giới: Chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Giới đề cập đến địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể, do học hỏi mà có, có thể thay đổi theo thời gian và có rất nhiều khác biệt giữa các nền văn hóa và khu vực địa lý. Giới có các đặc tính: i) do dạy và học mà có; ii) đa dạng; iii) luôn biến đổi; iv) có thể thay đổi được. Ví dụ về sự khác biệt về giới giữa các nền văn hoá: Khác với phong tục của người Kinh theo chế độ phụ hệ, trong đám cưới nhà trai tới nhà gái xin dâu và đón (rước) dâu, người Chăm ở Việt Nam theo chế độ mẫu hệ vì vậy việc tổ chức đám hỏi, lễ cưới là do nhà gái chủ trì. Trong đám cưới nhà gái cử ông mai đến nhà trai để đón rước chú rể và họ hàng trai. Về tính chất có thể thay đổi của giới, ví dụ: Thời phong kiến ở Việt Nam phụ nữ được mặc định chỉ lo việc bếp núc, nuôi dạy con cái và không bao giờ được tham gia vào việc chính sự, việc làng, việc nước. Ngày nay Phụ nữ Việt Nam đã có nhiều người đảm đương nhiều chức vụ, vị tí trước đây chỉ dành cho nam giới như Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng hay giám đốc công ty, trưởng phòng 1.3. Định kiến giới: Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Định kiến giới là những quan điểm mà mọi người cho là chỉ nam giới hoặc nữ giới có khả năng thực hiện được, nên làm hoặc không làm cái gì đó. Ví dụ: Phụ nữ thường được cho rằng có khả năng chăm sóc gia đình tốt hơn, còn nam giới có khả năng lãnh đạo tốt hơn. Vì vậy, mặc dù Luật Bảo hiểm xã hội đã có quy định cho phép người lao động, cả nam và nữ, được hưởng chế độ ốm đau khi có con dưới bảy tuổi bị ốm, trên thực tế vẫn chỉ có lao động nữ hưởng chính sách này. Các định kiến giới, vì vậy, thường không đúng và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phép hoặc mong đợi nam giới và phụ nữ thực hiện. 171

178 1.4. Phân biệt, đối xử về giới Là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Có hai hình thức phân biệt đối xử về giới: Phân biệt đối xử trực tiếp và phân biệt đối xử gián tiếp. - Phân biệt đối xử trực tiếp là sự phân biệt đối sử thể hiện trong các chính sách, quy tắc hay thông lệ. Một ví dụ về quy định mang tính phân biệt đối xử về giới trong pháp luật Việt Nam: Điều 166 Bộ Luật lao động quy định người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này; đồng thời Điều 187 Bộ Luật lao động quy định người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Có nghĩa người lao động cao tuổi theo Bộ Luật lao động là người lao động nam giới từ trên 60 tuổi và nữ giới từ trên 55 tuổi. Tuy nhiên, Luật Người cao tuổi quy định ''Người cao tuổi được quy định trong luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên''. - Phân biệt đối xử gián tiếp là phân biệt đối xử xảy ra khi triển khai thực hiện các pháp luật, quy tắc hay các thông lệ. Hai ví dụ ở Ví dụ 1 và Ví dụ 2 cho thấy tình trạng phân biệt đối xử về giới còn khá phổ biến trong xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở cả những nước phát triển, có trình độ dân trí cao. Phân biệt đối xử về giới có thể xẩy ra cả với những người được xem là có địa vị, có tiếng tăm trong xã hội. THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG: (Trích một số nội dung) Công ty Cho thuê tài chính TNHH một thành viên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank Leasing) có nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể như sau: v Ví dụ 2: Câu chuyện tuyển dụng Số lượng, vị trí tuyển dụng: Nhân viên kinh doanh: 09 cán bộ v Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng: Điều kiện chung: là công dân Việt Nam; là nam giới, có tuổi đời không quá 35 tuổi, chiều cao từ 1m65 trở lên Điều kiện cụ thể: - Có bằng tốt nghiệp Đại học loại khá trở lên, hệ chính quy các trường v Thời gian nhận hồ sơ: từ ngày 29/09/2015 đến hết ngày 05/10/2015 Thông báo tuyển dụng của Vietinbank Leasing được đăng trên báo Lao động, báo Tuổi trẻ và Website Công ty: Ví dụ 1: Chuyện của một ngôi sao "Cách đây 10 năm, tôi có đóng một bộ phim. Khi nhận ra (chuyện trả thù lao chênh lệch), tôi đã vô cùng tức giận và hét lên một mình. Tôi tự hỏi: Điều gì đang xảy ra với tôi vậy? Tôi thực sự cảm thấy ghê sợ. Và rồi tôi nhận ra, mình bị đối xử như vậy chỉ vì là phụ nữ. Đó là trải nghiệm tồi tệ nhất tôi từng có. (Sandra Bullock, diễn viên điện ảnh Mỹ, giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc năm 2010, tin trên Ngôi sao. Net ngày ) 1.5. Bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới không có nghĩa phụ nữ và nam giới phải trở thành như nhau, mà bình đẳng 172

179 sao cho các quyền, trách nhiệm và các cơ hội của họ sẽ không phụ thuộc vào họ sinh ra là nam giới hay phụ nữ. Bình đẳng giới bao hàm (i) Bình đẳng về quyền; (ii) Bình đẳng về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực; (iii) Bình đẳng về sự tham gia và ra quyết đinh và (iv) Bình đẳng về thụ hưởng những thành quả và lợi ích. 2. Ý nghĩa và tầm quan trọng của bình đẳng giới 2.1. Ý nghĩa của bình đẳng giới Thực hiện bình đẳng giới là góp phần thúc đẩu thực hiện quyền con người. Đây là những quyền cơ bản và tuyệt đối mà mọi con người đều cần được hưởng cho dù mức độ mà họ được hưởng khác nhau theo từng quốc gia. Theo tiêu chuẩn quốc tế, hầu hết nhưng không phải tất cả các quyền của con người được mô tả trong Tuyên ngôn về nhân quyền (1948). Ở cấp quốc gia, rất nhiều quyền con người được Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam điều chỉnh. Những quyền này có hiệu lực với mọi công dân Việt Nam bất kể giới tính của họ Tầm quan trọng của bình đẳng giới Nói đến bình đẳng giới về cơ bản là nói đến sự bình đẳng về quyền của phụ nữ với nam giới. Hay nói cách khác, cốt lõi của vấn đề quyền con người của phụ nữ chính là sự bình đẳng về vị thế, cơ hội và các quyền của phụ nữ với nam giới. Chính vì vậy, ở góc độ chung nhất, đấu tranh cho bình đẳng giới cũng chính là đấu tranh cho các quyền con người của phụ nữ và ngược lại. Mối liên hệ giữa hai vấn đề bình đẳng giới và quyền con người của phụ nữ khăng khít đến mức đôi khi chúng được sử dụng thay thế cho nhau, mặc dù trên thực tế, việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người của phụ nữ có những khác biệt nhất định về tính chất, hướng tiếp cận và biện pháp sử dụng. GIỚI II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG 1. Pháp luật quốc tế về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ Có nhiều văn kiện quốc tế quy định và điều chỉnh các quyền con người của phụ nữ. Dưới đây là một số văn kiện quan trọng Công ước của Liên hợp quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW) Đây là một trong 9 công ước quan trọng nhất trong hệ thống văn kiện quốc tế về quyền con người, được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 8/12/1979, có hiệu lực từ ngày 3/9/ Công ước CEDAW không quy định các quyền con người mới của phụ nữ mà đề ra cách thức, biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối xử chống lại phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền con người mà họ đã được thừa nhận trong những văn kiện quốc tế trước đó. Tính đến 8/2008 có 185 quốc gia trên thế giới là thành viên của CEDAW. Việt Nam ký gia nhập công ước CEDAW năm Công ước số 100 của ILO về Trả công như nhau cho lao động làm công việc có giá trị ngang nhau - năm 1951 Công ước này kêu gọi các quốc gia thành viên phải bảo đảm việc áp dụng nguyên tắc trả lương như nhau cho người lao động nam và nữ khi họ làm những công việc có giá trị tương đương nhau và thúc đẩy sự trả công công bằng cho lao động nam 173

180 và lao động nữ khi họ làm không chỉ những công việc giống nhau mà cả những công việc có giá trị như nhau.việt Nam đã gia nhập công ước này năm c. Công ước số 111 của ILO về Phân biệt đối xử (việc làm và nghề nghiệp) - năm 1958 Công ước này đưa ra những tiêu chuẩn toàn diện để thúc đẩy bình đẳng về cơ hội và đối xử trong thế giới việc làm với mục tiêu là bảo vệ tất cả mọi người chống lại phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, dòng giống quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội trong việc làm và nghề nghiệp; bảo vệ không chỉ những người đã có việc làm hoặc tham gia trong một nghề, mà cả những người đang chuẩn bị làm việc, đang tìn kiếm việc làm hoặc gặp rủi ro mất việc làm. Công ước áp dụng với tất cả các lĩnh vực của hoạt động và bao trùm tất cả các nghề nghiệp và công việc ở cả khu vực công và tư, cũng như trong nền kinh tế phi chính thức; bao trùm không chỉ việc làm được trả công mà cả những công việc phụ thuộc và tự tạo. đình d. Công ước số 156 của ILO về Những người lao động có trách nhiệm gia Công ước này kêu gọi các quốc gia thành viên tạo điều kiện trong mục tiêu chính sách, pháp luật quốc gia của nước mình cho những người lao động với các trách nhiệm gia đình đang làm việc hoặc muốn làm việc đều được quyền làm việc mà không bị phân biệt đối xử, không có mâu thuẫn giữa trách nhiệm công việc và trách nhiệm gia đình của họ. e. Công ước 183 về Bảo vệ thai sản Công ước khuyến khích các quốc gia thành viên tăng cường hơn nữa vấn đề bảo vệ thai sản trong hệ thống pháp luật và thông lệ của quốc gia mình với các quy định cụ thể như bảo vệ sức khỏe, chế độ nghỉ thai sản, nghỉ ốm, bảo trợ việc làm và không phân biệt đối xử đối với lao động nữ trong thời gian mang thai và cho con bú. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục gia nhập các Công ước quốc tế về quyền con người và các Công ước của ILO. Việt Nam cũng đang nỗ lực trong việc nội luật hóa các Công ước quốc tế mà mình đã phê chuẩn vào hệ thống pháp luật quốc gia nhằm đảm bảo quyền bình đẳng thực chất của phụ nữ và nam giới. 2. Pháp luật quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ Bình đẳng giới và quyền phụ nữ là quyền hiến định. Nguyên tắc bình đẳng đã được khẳng định ngay trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 tất cả các công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá và đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện và được tái khẳng định trong Hiến pháp năm 1992 và 2013: Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới... Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Nội dung bình đẳng giới cũng được quy định trong các Luật và Bộ luật quốc gia, điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể kể ra đây những Bộ luật, Luật tiêu biểu có đề cập tới nội dung bình đẳng giới: + Luật Bình đẳng giới năm

181 + Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm Luật khám chữa bệnh năm Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm Bộ Luật lao động năm Luật việc làm năm Luật Hôn nhân gia đình năm Luật Bảo hiểm xã hội năm Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 Dưới đây là những nội dung cơ bản của Luật Bình đẳng giới năm 2006 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật này Luật Bình đẳng giới Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006 đánh dấu bước phát triển về thể chế và hệ thống hóa trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam bằng việc tăng cường bình đẳng giới trong đời sống cá nhân và xã hội. Dưới đây là một số nội dung cơ bản của Luật Bình đẳng giới. a) Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới: + Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. + Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới. + Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới. + Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới. + Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. + Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân. b) Những điểm cốt yếu trong chính sách của nhà nước về bình đẳng giới + Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình + Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ + Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới + Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới. + Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. c) Các biện pháp cụ thể thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực cụ thể + Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: i) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội. 175

182 ii) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức. iii) Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu iv) Nam, nữ bình đẳn về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế i) Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động: i) Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác. ii) Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: i) Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. ii) Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo. iii) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. iv) Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: i) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ. ii) Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao: i) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao. ii) Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế: : i) Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế. ii) Nam, nữ bình đẳng trong lựa chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 176

183 iii) Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ. + Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình: i) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. ii) Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình. iii) Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. iv) Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. v) Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình Các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Bình đẳng giới - Nghi định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Bình đẳng giới về trách nhiệm quản lý nhà nước về bình đẳng giới và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới - Nghị định số 48/2009/ NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới. - Nghị định số 55/2009/ NĐ-CP ngày 10/6/20099 của Chính phủ qui định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới Các văn bản chiến lược, chính sách khác liên quan tới Bình đẳng giới - Chương trình hành động của Chính phủ đến năm 2020 (ban hành kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 1/12/2009). - Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn (phê duyệt tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010). III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI 1. Các cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới - Chính phủ thống quản lý nhà nước về bình đẳng giới. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi cả nước. - Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới. - Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ. 177

184 2. Trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới của Uỷ ban nhân dân cấp xã a. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. b. Tổ chức thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; huy động nhân lực, kinh phí để thực hiện bình đẳng giới ở địa phương. c. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về giới và bình đẳng giới cho nhân dân địa phương. d. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. Sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá hàng năm và định kỳ về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. e. Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương. 3. Uỷ ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ a. Mục đích - Thúc đẩy thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách đối với phụ nữ - Yêu cầu nguồn lực tổ chức hoạt động bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên tất cả các mặt đời sống xã hội, ở tất cả các lĩnh vực, bộ ngành, địa phương. b. Nhiệm vụ - Nghiên cứu, đề xuất với UBND cùng cấp về phương hướng, giải pháp liên ngành liên quan đến sự tiến bộ phụ nữ - Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan tới sự tiến bộ phụ nữ. - Phối hợp thực hiện các mục tiêu liên quan đến vì sự tiến bộ của phụ nữ c. Lĩnh vực hoạt động - Xoá bỏ phân biệt đối xử về giới - Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ tiến tới BĐG về thực chất - Khuyến khích, động viên phụ nữ xoá bỏ mặc cảm, tự ti gúp cho phụ nữ mạnh dạn, tự tin, phát huy vai trò, vị thế của mình trong các lĩnh vực - Thực hiện các chế độ, chính sách ưu tiên để phụ nữ phát triển và có vai trò, vị trí trong mọi hoạt động của đời sống xã hội và gia đình d. Thành phần (cấp phường, thị trấn) Chủ tịch/ Phó chủ tịch UBND phụ trách khối VH-XH: Trưởng ban Cán bộ LĐTBXH cấp phường, thị trấn: Phó ban thường trực Đại diện các đoàn thể: Thành viên 178

185 e. Nhiệm vụ của các thành viên - Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất - Nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm tạo cơ hội, phát huy vai trò, vị trí của phụ nữ ở địa phương, đơn vị - Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá - Triển khai thực hiện các dự án, hoạt động về bình đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ IV. LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1. Khái niệm Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới (hay lồng ghép giới) là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Đó là việc tính đến nhu cầu và mối quan tâm của nữ giới và nam giới trong quá trình xây dựng, thực hiện và kiểm tra, giám sát từng chính sách, chương trình, dự án, hoạt động nhằm xóa bỏ bất bình đẳng giới (N. K. Lan, 2014). 2. Nguyên tắc lồng ghép bình đẳng giới - Lồng ghép bình đẳng giới xuyên suốt trong mội hoạt động của địa phương: đưa những ưu tiên, nhu cầu của nam giới và nữ giới một cách hệ thống và rõ ràng vào tất cả cách chính sách, dự án, cơ chế và ngân sách. - Mọi số liệu thu thập phải tách cho hai giới nam và nữ - Các khuyến nghị đưa ra phải thống kê được các tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới. Nói cách khác, người công chức văn hoá xã hội cần phải có nhạy cảm về giới khi phân tích, xây dựng, thực hiện và đánh giá các hoạt động, chương trình, dự án tại địa phương. 3. Tiến trình lồng ghép giới Để lồng ghép giới vào chính sách, chương trình, hoạt động cần thực hiện các bước: Phân tích giới, lập kế hoạch giới, thực hiện, giám sát và đánh giá lồng ghép giới. a. Phân tích giới - Thu thập số liệu về nhóm đối tượng tách biệt theo giới tính, khi phân tích vấn đề, phân tích tình hình; - Phân tích số liệu thu thập được để xác định các xu hướng bất bình đẳng giữa nam và nữ; - Xác định sự phân chia lao động và khả năng tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực và lợi ích; - Hiểu được nhu cầu, khó khăn và cơ hội của nam giới và nữ giới - Rà soát năng lực của các tổ chức liên quan tring việc thúc đẩy bình đẳng giới. 179

186 b. Lập kế hoạch giới Khi phân tích giới cho thấy vị thế và tình trạng của nam giới và phụ nữ tương đối bình đẳng thì cần duy trì. Nếu thấy nguy cơ bất bình đẳng giới thì cần lập kế hoạch giới để xoá bỏ bất bình đẳng. Lập kế hoạch giới gồm: - Xác định mục tiêu của lồng ghép giới - Xác định các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giải quyết vấn đề bất bình đẳng, dựa theo các chiến lược lồng ghép giới - Thay đổi tổ chức: là hoạt động tác động tới cơ quan thực hiện nhằm nâng cao năng lực thực hiện kế hoạch lồng ghép giới và thúc đẩy bình đẳng giới cho họ. c. Thực hiện lồng ghép giới Thực hiện các hoạt động lồng ghép giới đã đặt ra trong kế hoạch. d. Giám sát và đánh giá lồng ghép giới Giám sát và đánh giá quá trình và kết quả thực hiện lồng ghép giới. Xác định những kết quả đã đạt được những thay đổi, điều chỉnh cần thực hiện (nếu có). 4. Một số nội dung lồng ghép giới a.tập huấn, hội thảo Tập huấn, hội thảo là các hoạt động thường xuyên của tại địa phương và hay gặp khó khăn trong việc đảm bảo bình đẳng giới. Những khó khăn thường gặp bao gồm: (i) Làm thế nào để đảm bảo quan điểm, mối quan tâm và nhu cầu của cả nam giới và phụ nữ đều được đề cập hoặc lồng ghép trong nội dung của tập huấn, hội thảo; (ii) Làm sao để có sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ nhằm đảm bảo quyền được nâng cao năng lực cho cả hai giới. Một số người nghĩ rằng cứ có 50% học viên tham gia tập huấn là phụ nữ là họ đã đảm bảo được vấn đề giới. Điều này là không đúng. Để hướng tới bình đẳng giới, khi thiết kế các chương trình hội thảo, tập huấn cho cả nam giới và nữ giới tại địa phương cần phải hướng tới các yếu tố sau: - Phụ nữ có dễ dàng tới được địa điểm tập huấn. - Các buổi học được tổ chức vào thời gian thuận tiện cho phụ nữ có thể tham gia. - Nội dung tập huấn đề cập tới nhu cầu và thực tế của cả phụ nữ và nam giới. - Kết quả của cuộc họp có thực tế với cả phụ nữ và nam giới Việc lồng ghép bình đẳng giới cũng cần thực hiện trong quá trình hội thảo, tập huấn thông qua việc: - Tạo điều kiện để nam giới và phụ nữ cơ hội bình đẳng phát biểu và thảo luận. - Nếu quan sát thấy một trong hai giới tham gia ít hoặc kém hiệu quả hơn, cần điều chỉnh phương pháp thảo luận hoặc cách thức điều hành. - Dùng phương pháp điều hành khuyến khích tham gia của nam giới và phụ nữ. - Khi cần có thể tách riêng nhóm nam và nhóm nữ để họ thảo luận được thoải mái, cởi mở, sau đó so sánh kết quả thảo luận của hai nhóm. 180

187 b. Hoạt động truyền thông Hoạt động truyền thông nói chung và truyền thông về bình đẳng giới nói riêng góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy bình đẳng giới. Bất bình đẳng giới ăn sâu vào ngôn ngữ và hình ảnh trong các tài liệu và sản phẩm truyền thông mà hàng ngày vẫn được tuyên truyền trong gia đình, nơi làm việc và ngoài xã hội. Do vậy, lồng ghép giới trong truyền thông, ngay từ khi xây dựng sản phẩm truyền thông là quan trọng. Khi xây dựng tài liệu thông tin - giáo dục - truyền thông để lồng ghép bình đẳng giới cần đảm bảo các yếu tố: - Các tài liệu có sự nhạy cảm về giới. Một ví dụ về tài liệu truyền thông không có sự nhạy cảm về giới là tài liệu đưa ra những khuyến nghị về những hành đồng mà phụ nữ có thể không sẵn sàng hoặc không thể thực hiện. Ví dụ thông tin truyền thông: yêu cầu chồng bạn sử dụng bao cao su nếu bạn nghi ngờ về tình trạng của chồng mình có thể là một việc nhiều phụ nữ không làm được do vị thế của người vợ đối với người chồng - phụ thuộc và không chủ động trong quan hệ tình dục với chồng). - Thể hiện sự cân bằng giữa hai giới trên hình ảnh; - Thể hiện không định kiến về vai trò giới. - Sử dụng ngôn ngữ thể hiện trung tính giới, ví dụ, nên dùng lao động giúp việc gia đình thay vì dùng phụ nữ giúp việc gia đình. Khi phát động truyền thông, nên cân nhắc và lựa chọn các kênh hoặc hình thức truyền thông mà cả nam giới và phụ nữ đều có thể tiếp cận; ần phân tích yếu tố giới trong các sản phẩm và thông điệp truyền thông, đặc biệt là các bản dự thảo, sản phẩm thí điểm, để kịp thời điều chỉnh, nếu cần. Cuối cùng, do những khác biệt về giới trong xã hội, phụ nữ và nam giới có những kinh nghiệm sống khác nhau. Để hướng tới sự bình đẳng nam và nữ, câu hỏi mà chúng ta luôn phải tự hỏi trước một khi thiết kế, xây dựng một chương trình, sự kiện là - phụ nữ sẽ trải nghiệm sự kiện cụ thể này khác thế nào so với nam giới. Nếu có sự khác biệt, làm sao để những nỗ lực vận động có thể ảnh hưởng lên cuộc sống của cả nữ giới và nam giới? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012). Tài liệu tập huấn Thực hiện Luật Bình đẳng giới. Ban Quản lý Dự án Ô Chương trình chung về Bình đẳng giới giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc. 2. Nguyễn Kim Lan (2014). Bộ tài liệu Hướng dẫn lồng ghép giới ành cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực luật & tư pháp tại Việt Nam. Dự án JPP-JIFF. 181

188 CHUYÊN ĐỀ 12 Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội I. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Kiến thức cơ bản về mại dâm 1.1. Mại dâm và các khái niệm liên quan Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người bán dâm để được giao cấu. Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác để được trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác Các hình thức hoạt động mại dâm - Mại dâm đường phố: Người bán dâm đứng tại công viên, lề đường, chân cầu vượt để mời chào khách. Hình thức này còn xuất hiện dưới dạng gái mại dâm dùng xe di chuyển trên đường để chào mời khách đi đường. - Mại dâm trá hình trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí (café, karaoke, quán nhậu, hớt tóc thanh nữ, massage, môi giới, nhà hàng, khách sạn, vũ trường ). - Mại dâm sử dụng công nghệ thông tin: người bán dâm thông qua điện thoại di động, quảng cáo trên mạng iternet để chào hàng, gạ tình - Mại dâm trá hình dưới các hình thức du lịch, giới thiệu việc làm ở nước ngoài: Bọn môi giới, cò mồi tổ chức đưa người bán dâm (thường là vũ nữ, tiếp viên nhà hàng...) ra nước ngoài để bán dâm. Hình thức hoạt động mại dâm theo hình thức này có liên quan đến tệ nạn mua bán người Tác hại của tệ nạn mại dâm Tệ nạn mại dâm đưa lại các tác hại cho không chỉ người bán dâm mà cả đối với xã hội. Đối với bản thân những người bán dâm, tham gia vào tệ nạn này khiến họ đứng trước các nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, viêm gan, HIV/AIDS Người bán dâm cũng đứng trước nguy cơ bị hành hạ về thể chất, tinh thần, bị ép buộc sử dụng ma tuý để cưỡng bức bán dẫm. Những người hành nghề mại dâm cũng có nguy cơ cao vướng vào nợ nần do phải vay nợ với lãi suất cao cho các chi phí như quần áo, mỹ phẩm, thuốc men, ma túy, cờ bạc Từ đó họ rất dễ bị biến thành nô lệ của chủ chứa do các khoản nợ, có nguy cơ trở thành nạn nhân của tệ nạn mua bán người, bị bóc lột bởi bọn môi giới, cò mồi, bảo kê... Những người phụ nữ làm nghề bán dâm còn đứng trước nguy cơ khó có thể thực hiện thiên chức làm mẹ bởi những bệnh về đường tình dục, sinh sản trong quá trình hành nghề. Đối với xã hội, tệ nạn mại dâm làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là lây nhiễm HIV/AIDS,trong cộng đồng. Tệ nạn mại dâm làm xói mòn, phá hoại hình ảnh, nhân phẩm của người phụ nữ, băng hoại đạo đức xã hội, gây ra những hệ luỵ cho gia đình những người có liên quan, là yếu tố dẫn tới những tệ nạn xã hội khác trên địa bàn như cờ bạc, ma túy, trấn lột... Tất cả 182

189 những điều đó khiến cho nhà nước phải tốn kém chi phí, nhân lực cho công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn mại dâm và các tệ nạn có liên quan. 2. Kiến thức cơ bản về ma tuý 2.1. Ma tuý và một số khái niệm có liên quan Theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Luật phòng, chống ma túy năm 2000, chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành. Đồng thời, Khoản 3 Điều 1 Luật Phòng, chống ma túy cũng giải thích chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng. Như vậy có thể thấy chất hướng thần, về bản chất, cũng chính là chất gây nghiện. Điều đó có nghĩa nói đến chất ma túy là nói đến chất gây nghiện. Vậy, chất gây nghiện là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất gây nghiện và ý nghĩa của chất gây nghiện cũng rất khác nhau trong các văn bản pháp luật về kiểm soát ma túy, trong y học và trong cách hiểu thông thường. Tuy vậy, khái niệm về chất gây nghiện được chấp nhận rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay là khái niệm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra năm 1989, theo đó chất gây nghiện là bất kỳ chất hóa học nào, khi đưa vào cơ thể, làm thay đổi các chức năng của cơ thể cả về mặt thể chất và (hoặc) tâm lý. Chất gây nghiện, nói theo nghĩa rộng, là một chất có thể thay đổi chức năng cơ thể thông thường khi được một cơ thể sống hấp thụ. Một số chất gây nghiện phổ biến hiện nay trên thế giới như chất nicotine trong thuốc lá, alcohol trong rượu bia hay thuốc phiện, cần sa, heroin, methamphetamine, ecstasy Các chất gây nghiện bất hợp pháp ở Việt Nam được gọi là ma túy. Theo quy định tại Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 1/10/2001 của Chính phủ ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất, có 227 chất gây nghiện được xếp vào danh mục các chất ma túy, trong đó có thể kể tên một số loại khá phổ biến như: thuốc phiện, heroin, morphine, cần sa, cocain, ecstasy, methadone, amphetamine, methamphetamine, ketamine. Lưu ý: Việc phân loại chất gây nghiện hợp pháp hay không hợp pháp chỉ mang tính tương đối bởi cùng một chất gây nghiện ở xã hội này, quốc gia này là chất gây nghiện hợp pháp thì ở quốc gia khác, xã hội khác lại bị xếp vào là chất gây nghiện bất hợp pháp, thậm chí ở cùng một quốc gia nhưng ở những thời kỳ khác nhau thì tính chất hợp pháp của một chất gây nghiện cũng khác nhau Nghiện ma túy Nghiện ma túy: là một căn bệnh của não bộ có bản chất mãn tính và tái phát được biểu hiện bằng hành vi bắt buộc phải tìm kiếm và sử dụng bất chấp những hậu quả của việc sử dụng (UNODC, 2009). Phụ lục 12.1 giới thiệu tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới. Nghiện ma túy là căn bệnh của não bộ. Nhưng nghiện không chỉ là một bệnh của não mà còn phức tạp hơn thế, nó chịu sự tác động của các yếu tố về mặt sinh học của cá nhân người sử dụng, các yếu tố về môi trường và các yếu tố thuộc về bản thân chất gây nghiện. Các yếu tố này tương tác với nhau và ảnh hưởng tới nguy cơ nghiện 183

190 ma túy cũng như tình trạng nghiện ma túy của mỗi người. Vì vậy, điều trị cho người nghiện ma tuý phải xem xét tới cả những yếu tố này Hậu quả của nghiện ma túy Nghiện ma túy gây ra nhiều hậu quả đối với bản thân người nghiện, với gia đình người nghiện và với xã hội. Đối với bản thân người nghiện, nghiện ma tuý gây ra những hậu quả: i) Về thể chất (sút cân, mắc bệnh ngoài da do vệ sinh kém, suy giảm hệ thống miễn dịch, nguy cơ mắc bệnh lao vào các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gian B, viêm gan C, HIV, nguy cơ sốc thuốc...), ii) Về nhân cách (vô trách nhiệm với gia đình, công việc, người thân; mất khả năng kiềm chế cảm xúc, xung đột với mọi người, hay nói dối.. từ đó dẫn tới các rối loạn về tâm thần như lo lắng, trầm cảm, ảo tưởng, ảo giác...; iii) Về công việc, học tập (không tập trung, không đảm bảo tiến độ, chất lượng, số lượng công việc được giao, không tuân thủ các nội quy của nơi làm việc, trường học...); iv) Về kinh tế (do thúc ép về tiền để sử dụng ma túy dễ dẫn người nghiện có các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, buôn bán ma túy, mại dâm, hãm hại người khác ). Đối với đa số gia đình người nghiện, việc có người trong gia đình nghiện ma tuý làm suy giảm đáng kể, thậm chí với nhiều trường hợp là làm khánh kiệt, kinh tế gia đình; làm ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của gia đình trong cộng đồng, dòng tộc và với hầu hết các gia đình, nghiện ma tuý mang đến những mâu thuẫn giữa các thành viên, bất ổn trong gia đình, có khi là tan vỡ gia đình. Đối với xã hội, ma tuý là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Tệ nạn nghiện ma tuý cũng làm suy giảm lực lượng lao động quốc gia cả về số lượng và chất lượng. Về khía cạnh kinh tế, một lượng lớn tiền lẽ ra có thể được chi dùng đầu tư cho sản xuất, cho phát triển kinh tế đất nước hay dành cho các mục đích giáo dục, văn hóa, xã hội khác thì lại bị chi cho sử dụng ma túy và cho các chương trình triệt phá, thay trồng cây thuốc phiện, phòng chống tội phạm ma tuý, điều trị, cai nghiện cho người nghiện ma túy Điều trị nghiện ma tuý Đề án đổi mới công tác cai nghiện đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ xác định điều trị nghiện ma túy là một quá trình lâu dài bao gồm tổng thể các can thiệp hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội làm thay đổi nhận thức, hành vi nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy và giảm tình trạng sử dụng ma túy trái phép. Hiện nay việc điều trị nghiện ma tuý được thực hiện theo hai hướng: Cai nghiện và điều trị duy trì thay thế. Cai nghiện là biện pháp điều trị nhằm giúp người nghiện ma tuý bỏ sử dụng ma tuý trái phép và duy trì không sử dụng ma tuý càng dài càng tốt. Để cai nghiện, người nghiện trước hết cần được giải độc ma tuý (cắt cơn) sau đó là giai đoạn phục hồi với các can thiệp về tâm lý, xã hội để giúp người nghiện phục hồi sức khoẻ, tâm lý và trang bị các kỹ năng dự phòng tái nghiện. Tại Việt Nam hiện nay có các bài thuốc, phác đồ hỗ trợ cắt cơn đã được Bộ Y tế cấp phép như: Phác đồ An thần kinh (ATK), thuốc CEDEMEX, HENTOS, Bông Sen... Lưu ý, đây là các thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện, không phải thuốc cai nghiện. Hiện trên thế giới hiện chưa có thuốc nào được coi là thuốc cai nghiện. 184

191 Điều trị duy trì thay thế là biện pháp giúp người nghiện chất dạng thuốc phiện (thuốc phiện, heroin, morphine ) bỏ sử dụng ma tuý bằng việc duy trì sử dụng một loại thuốc thay thế. Có hai liệu pháp điều trị duy trì thay thay là điều trị bằng chất đồng vận và điều trị bằng chất đối kháng. Chất đồng vận là những loại chất có tác dụng giống heroin lên não của người sử dụng nhưng có có đặc điểm chuyển hóa từ từ hơn heroin nên không gây ra hội chứng cai đột ngột. Thời gian bán hủy kéo dài nên chỉ cần dùng thuốc mỗi ngày hoặc vài ngày một lần (tuỳ theo loại thuốc sử dụng) vào thời gian cố định. Thuốc điều trị được dùng bằng đường uống. Các chất đồng vận được sử dụng phổ biến hiện nay là methadone và buprenorphine. Điều trị duy trì bằng chất đồng vận được đánh giá là một phương pháp điều trị nghiện có hiệu quả trong việc giúp người nghiện giảm sử dụng ma túy bất hợp pháp, giảm nguy cơ nhiễm virut qua đường máu, tăng khả năng thực hiện chức năng xã hội và tăng tình trạng sức khỏe, các mối quan hệ xã hội, giảm nguy cơ tham gia vào các hoạt động tội phạm và giúp tăng việc làm Tuy nhiên, cần lưu ý đây là phương pháp điều trị duy trì, việc điều trị phải tính bằng năm chứ không phải tuần hay tháng, thậm chí một số bệnh nhân cần được điều trị trong một khoảng thời gian vô hạn định. Với phương pháp điều trị bằng các chất đối kháng, người nghiện các chất ma túy dạng thuốc phiện được điều trị bằng các chất đối vận của morphine (như naloxone, naltrexone) có tác dụng phong tỏa các thụ cảm thể các chất dạng thuốc phiện trong não người sử dụng khiến cho các chất này khi được được đưa vào cơ thể sẽ không được não bộ hấp thụ, không có cảm giác phê mà chất ma túy mang lại. Cả hai loại hình điều trị dược lý bằng chất đồng vận hay chất đối kháng kể trên đều đang đuợc thực hiện ở Việt Nam. Đặc biệt, chương trình điều trị duy trì thay thế bằng methadone đang đuợc Chính phủ đầu tư mở rộng với mục tiêu cung cấp dịch vụ methadone cho người nghiện các chất dạng thuốc phiện vào cuối năm Kiến thức cơ bản về mua bán người 3.1. Mua bán người và các khái niệm liên quan Theo quy định tại Điều 150 Bộ Luật hình sự 2015, mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc bằng thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi: i) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; ii) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; iii) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm i và ii nói trên Các nguyên tắc cơ bản trong phòng chống mua bán người - Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến mua bán người. - Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân. - Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người. 185

192 - Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến mua bán người. - Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế. II. CHÍNH SÁ CH, PHÁ P LUẬ T V Ề PHÒ NG, CHỐ NG T Ệ NẠ N X Ã HỘ I 1. Đối với công tác phòng, chống mại dâm - Chỉ thị số 22/CT-TTG ngày 15/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định xây dựng các mô hình hỗ trợ tại cộng đồng đối với người bán dâm để có thể cung cấp kịp thời các dịch vụ tư vấn tâm lý, pháp lý; điều trị bệnh lây truyên qua đường tình dục; hỗ trợ học nghề, tiếp cận các nguồn vốn nhằm tạo cơ hội cho người bán dâm thay đổi công việc, hòa nhập cộng đồng bền vững. - Pháp lệnh phòng, chống mại dâm đưa ra một số biện pháp quan trọng để phòng chống mại dâm, bao gồm: tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm và ổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm giúp người bán dâm hòa nhập cộng đồng. - Luật xử lý vi phạm hành chính 15/2012/QH13 và Nghị quyết 24/2012/QH13 về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính quy định không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Người bán dâm bị xử phạt vi phạm hành chính. - Quyết định số 29/2014/QĐ-TTg ngày 26/04/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV, người sau cai nghiện ma túy, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người bán dâm hoàn lương quy định các đối tượng trên được vay vốn ưu đãi khi đủ các điều kiện như: + Cư trú hợp pháp và sinh sống ổn định tại địa phương nơi vay vốn. + Có phương án sản xuất, kinh doanh và có khả năng trả nợ vay theo cam kết. + Là thành viên Tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội. Mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay và khả năng trả nợ của từng cá nhân, hộ gia đình và không phải thế chấp, nhưng không vượt quá 20 triệu đối với cá nhân và không quá 30 triệu đồng đối với hộ gia đình. 2. Đối với công tác cai nghiện ma tuý Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc cai nghiện ma tuý ở Việt Nam được thực hiện theo 3 hình thức: cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng và cai nghiện tại Trung tâm với 2 biện pháp: cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc Cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng Hình thức cai nghiện tại gia đình được áp dụng đối với các trường hợp tự nguyện từ đủ 12 tuổi trở lên, lần đầu cai nghiện, đang cư trú tại cộng đồng, tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình. 186

193 Hình thức cai nghiện tại cộng đồng được thực hiện theo hai biện pháp: cai nghiện tự nguyện và cai nghiện bắt buộc. Biện pháp cai nghiện tự nguyện tại cộng đồng được áp dụng với những đối tượng đang cư trú tại cộng đồng và tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình. Biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng được áp dụng đối với người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng. Thời gian cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là từ 6-12 tháng. Đối với công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm: Ra quyết định cai nghiện; chỉ đạo Tổ công tác cai nghiện phối hợp với gia đình tổ chức cai nghiện; chỉ đạo cơ sở y tế cấp xã, bác sỹ điều trị khám sức khỏe ban đầu, làm hồ sơ bệnh án, điều trị cắt cơn... và cấp Giấy chứng nhận cho người hoàn thành thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng Cai nghiện ma túy tại Trung tâm a) Cai nghiện bắt buộc đối với người thành niên Theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, biện pháp cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm được áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định hoặc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên (có nơi cư trú ổn định) đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện. Thời gian cai nghiện từ tháng. Trình tự: i) Công an cấp xã lập hồ sơ. ii) Cơ quan y tế xác định tình trạng nghiện. iii) Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giao cho gia đình quản lý trong thời gian làm thủ tục. iv) Cơ quan lập hồ sơ chuyển cho phòng Tư pháp và Phòng LĐTBXH kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. v) Tòa án cấp huyện xét, ra quyết định - đưa người cai nghiện bắt buộc vào Trung tâm. * Đối với người chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định: Cơ quan công an xác định nơi cư trú của người nghiện. Nếu không xác định được nơi cư trú thì lập hồ sơ đưa vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc. Trong thời gian làm hồ sơ chuyển cho tòa án xem xét quyết định đưa vào Trung tâm cai nghiện bắt buộc, tạm thời đưa người nghiện vào quản lý tại trung tâm tiếp nhận xã hội. b) Cai nghiện bắt buộc bắt buộc cho người chưa thành niên Biện pháp cai nghiện này không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo quy định tại Luật Phòng chống ma tuý. Biện pháp này được áp dụng đối với người nghiện từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi thuộc một trong các trường hợp 187

194 sau: i) đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện; ii) không có nơi cư trú nhất định. - Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ra quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm đối với người chưa thành niên. Thời gian cai nghiện là từ tháng. c) Cai nghiện tự nguyện Hình thức này áp dụng đối với những người nghiện tự nguyện vào cai nghiện tại Trung tâm. Khi có nhu cầu người nghiện viết đơn xin đi cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm gửi Giám đốc Trung tâm cai nghiện. Thời gian cai nghiện tự nguyện là 6 tháng. Người nghiện có nhu cầu xin ra trước thời hạn thì làm đơn gửi Giám đốc Trung tâm quyết định Quản lý sau cai nghiện Theo quy định tại Luật Phòng, chống ma tuý, sau khi người nghiện ma túy hoàn thành giai đoạn cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm sẽ được tiếp tục quản lý sau cai, thời hạn từ 1-2 năm tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện hoặc tại nơi cư trú. nhiệm: Đối với hình thức quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú, UBND cấp xã có trách + Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện phòng, chống tái nghiện tư vấn cho họ để thay đổi hành vi, nhân cách. + Quản lý, theo dõi, đánh giá quá trình phục hồi sau cai nghiện, + Tổ chức, phân công người giúp đỡ, hướng dẫn người sau cai nghiện cách ly môi trường ma túy, dự phòng tái nghiện. + Hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tạo điều kiện để người sau cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội, hòa nhập cộng đồng. + Tổ chức các Đội công tác xã hội tình nguyện; huy động cộng đồng dân cư tham gia quản lý, giúp đỡ; động viên, khuyến khích người sau cai nghiện tham gia các hoạt động xã hội. + Tuyên truyền, quản lý, tổ chức chăm sóc, tư vấn, điều trị, hỗ trợ cho người sau cai nghiện nhiễm HIV/AIDS. + Hàng tháng, tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét quá trình phấn đấu, rèn luyện. 3. Đối với công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về Theo quy định tại Luật Phòng, chống mua bán người, nạn nhân bị mua bán trở về được hỗ trợ các khoản sau: - Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại. Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi phí này. 188

195 - Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật. III. NHIỆM VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN HOÁ - XÃ HỘI PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRONG PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 1. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm và tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Việc tuyên truyền hướng tới các nhóm đối tượng như: cán bộ, dân cư ở địa bàn; người có nguy cơ cao, người nghiện ma túy, người sau cai nghiện, người điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; người bán dâm, người có nguy cơ sa vào con đường bán dâm; người nhiễm HIV/AIDS; các nạn nhân bị mua bán trở về. Công tác tuyên truyền được thực hiện với đa dạng hình thức như: i) Thông qua phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền thanh, truyền hình, internet...), ii) Truyền miệng (qua vận động, tuyên truyền trực tiếp hoặc qua các buổi nói chuyên chuyên đề trong trường học, cơ quan, đơn vị hay lồng ghép tuyên truyền với các cuộc họp tổ dân phố, cụm dân cư, thôn, bản...); iii) Thông qua các tài liệu truyền thông (tờ rơi, pano, áp phích, sách mỏng, băng đĩa hình...). 2. Tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động, hỗ trợ người nghiện ma tuý cai nghiện, người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng với những hoạt động cụ thể như: - Nắm danh sách người nghiện ma túy, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán trở về và những người có nguy cơ cao sa vào các tệ nạn xã hội thuộc địa bàn được phân công quản lý. Danh sách được thu thập thông qua danh dách của cơ quan công an, các đoàn thể, tổ dân phố, các câu lạc bộ đồng đẳng và những nguồn thông tin khác. -Tìm hiểu thực trạng tình hình và hoàn cảnh đối tượng được phân công quản lý, giúp đỡ để có kế hoạch giúp đỡ cụ thể. Thông tin cần cụ thể cho từng người nghiện (thời gian sử dụng, hình thức sử dụng, loại ma túy sử dụng, các hình thức cai nghiện đã được áp dụng...), người bán dâm (thời gian bán dâm, tình trạng sức khỏe, quan hệ gia đình ), người nhiễm HIV (nguyên nhân bị nhiễm HIV, tình trạng sức khỏe hiện tại...). Cán bộ xã hội cũng cần nắm hoàn cảnh của từng đối tượng (trình độ, gia đình, nhu cầu công việc, những mối quan hệ hiện tại...), hiểu được nhu cầu hiện tại của họ là gì, họ có thuận lợi, khó khăn gì? - Tiến hành tiếp cận đối tượng để tuyên truyền, tư vấn và thường xuyên gặp gỡ và giữ mối liên hệ, nắm bắt những thay đổi của họ (nhận thức, hành vi, chỗ ở, việc làm, tình cảm, việc tái sử dụng ma túy hay tiếp tục bán dâm...) để có những hỗ trợ kịp thời. - Xúc tiến và kết nối các nguồn lực để hỗ trợ đối tượng, chú trọng các hoạt động hỗ trợ vay vốn, dạy nghề, tìm việc làm: tìm hiểu và nắm rõ những quy định của nhà nước, của địa phương về hỗ vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm; tìm hiểu về các chương trình dạy nghề, cho vay vốn ưu đãi của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn; liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở đóng trên địa bàn để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng và tiêu chí của từng công việc; khảo sát khả năng cung cấp các dịch 189

196 vụ dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm của các cơ sở dạy nghề của nhà nước và tư nhân, cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn; đề xuất UBND cấp xã ưu tiên, tạo điều kiện để người sau cai nghiện, người bán dâm, người nhiễm HIV tự tạo việc làm 3. Tham mưu cho UBND và phối hợp triển khai thực hiện lồng ghép công tác phòng, chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) với cuộc vận đồng Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. - Tham gia góp ý xây dựng chương trình, kế hoạch của Ban chỉ đạo cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, cấp xã; đề xuất các nội dung PCTNXH vào chương trình của Ban chỉ đạo. - Phối hợp với các Ban, ngành để thực hiện các nội dung và PCTNXH được Ban chỉ đạo phê duyệt hoặc đảm nhiệm thực hiện nội dung về PCTNXH. - Đảm nhiệm chính một số nội dung của phong trào: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư hoặc tham gia với tính chất là một thành viên thực hiện. - Tập huấn cho cán bộ cộng đồng về các nội dung PCTNXH, đồng thời, tham gia các cuộc tập huấn về các nội dung thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. - Hàng năm tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm về các hoạt động lồng ghép. 4. Tham mưu cho UBND và phối hợp thực hiện công tác xây dựng phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội - Thống nhất bằng văn bản cụ thể hướng dẫn xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm của HĐND, UBND theo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở trong khuôn khổ pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn. - Công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm phải được triển khai thường xuyên đến từng gia đình, từng người dân với mục tiêu đẩy lùi và ngăn chặn việc phát sinh, phát triển tệ nạn xã hội. - Làm tốt công tác quản lý địa bàn thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tình hình di biến động của người nghiện ma túy, người bán dâm; quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng; thực hiện các quy định đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, sử dụng ma túy trên địa bàn. - Phát hiện, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm liên quan đến tệ nạn ma túy, mại dâm theo đúng quy định của pháp luật. - Lồng ghép công tác chữa trị, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, mại dâm theo đúng quy định của pháp luật. - Lồng ghép công tác chữa trị, quản lý, giáo dục người nghiện ma túy, người bán dâm với việc thực hiện tốt công tác xã hội thông qua các chương trình KTXH khác, hỗ trợ cho các đối tượng này tái hòa nhập cộng đồng nhằm giảm thiểu tình trạng tái nghiện, tái phạm. IV. MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN CHO CÁN BỘ LÀM CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TẠI PHƯƠNG, THỊ TRẤN 190

197 1. Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng Để làm việc một cách có hiệu quả với người sử dụng ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị buôn bán điều quan trọng trước hết đối với các cán bộ xã hội phường, thị trấn hay các nhân viên công tác xã hội là phải xây dựng và phát triển các mối quan hệ tích cực với họ (gọi chung là khách hàng hay đối tượng trợ giúp). Lưu ý, mối quan hệ được đề cập ở đây là mối quan hệ trên phương diện công việc chứ không phải quan hệ cá nhân, riêng tư. Để đạt được điều đó người cán bộ làm việc với người sử dụng ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị buôn bán cần nắm được các Kỹ năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, với những nội dung cụ thể sau: 1.1. Tạo ấn tượng ban đầu tốt đẹp với khách hàng Một trong những yếu tố quan trọng nữa, đôi khi quyết định hướng phát triển cho mối quan hệ với khách hàng đó là việc chuẩn bị tốt cho cuộc gặp gỡ, tiếp xúc đầu tiên - hay chúng ta hay gọi là buổi tiếp cận. Tại sao? Bởi vì ngay từ buổi tiếp cận đó, bạn sẽ khiến cho khách hàng hoặc gây ấn tượng với họ rằng bạn thực sự quan tâm đến họ, muốn giúp đỡ họ và mong muốn hiểu hơn về khách hàng để từ đó không nhằm ngoài mục đích giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng thay đổi hành vi. Tạo được ấn tượng ban đầu tốt đẹp với khách hàng sẽ giúp thiết lập được mối quan hệ công việc tốt đẹp lâu dài với khách hàng. Để tạo được ấn tượng tốt đẹp ban đầu với khách hàng nhân viên công tác xã hội cần biết tách mình ra những giả định trước đó về khách hàng (thường là mang tính tiêu cực) và tạo phong thái niềm nở và đặt ra các mong đợi phù hợp đối với khách hàng. Hãy thông tin rõ ràng cho khách hàng về công việc của bạn, mục tiêu và các dịch vụ mà chương trình của bạn có thể cung cấp cho khách hàng và nói cho khách biết họ có thể mong đợi gì từ bạn Thúc đẩy sự quyết tâm ở khách hàng Nhiều người nghiện ma túy mặc dù nhận thức rõ được tác hại của việc sử dụng ma túy và có mong muốn được từ bỏ ma túy tuy nhiên không tự tin và bản thân, từ đó dẫn đến không cương quyết tham gia, theo đuổi chương trình điều trị nghiện ma túy. Tương tự như vậy, người bán dâm, nạn nhân bị buôn bán có thể sẽ ngại ngần tham gia vào chương trình tái hoà nhập cộng đồng và các hoạt động của cộng đồng. Các kỹ năng dưới đây có thể giúp nhân viên công tác xã hội thúc đẩy được quyết tâm thay đổi hành vi của khách hàng. Để thúc đẩy sự quyết tâm ở khách hàng, nhân viên công tác xã hội cần tập trung vào việc khách hàng có thể làm gì và sức mạnh hay ưu điểm của họ là gì. Với sự hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội, khách hàng sẽ trở nên có năng lực hơn, tự tin hơn và quan tâm đến những người khác. Điều quan trọng đối với nhân viên công tác xã hội là thể hiện được sự quan tâm và tôn trọng khách hàng thông qua việc cố gắng tìm ra khía cạnh tích cực từ hành vi tiêu cực của khách hàng, biểu hiện mong đợi của mình vào khách hàng bằng cách cho họ thấy được điểm mạnh của chính họ, khuyến khích, động viên họ. Bên cạnh đó, tạo cơ hội cho khách hàng góp phần vào việc hỗ trợ người khác và giúp họ cảm thấy họ sống có nghĩa và có vai trò quan trọng đối với gia đình hay xã hội. 191

198 1.3. Duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai bên Mối quan hệ 2 chiều giữa nhân viên xã hội và khách hàng thực sự được thiết lập khi cả hai cảm thấy dễ hợp tác và hiểu nhau hơn. Giao tiếp, hiểu biết và chấp nhận lẫn nhau là các yếu tốt quan trọng cho việc thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa 2 bên. Một trong những công việc đầu tiên là tìm hiểu xem khách hàng cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với bạn hay không. Hãy tự tin và làm đúng vai trò của mình. Hãy biểu hiện một cách tự nhiên giống như khi bạn nới rộng mối quan hệ với một ai đó trong cuộc sống cá nhân. Hãy tìm hiểu xem: Khách hàng thường làm gì khi vui, thường làm gì khi rảnh rỗi, họ thường đến những nơi nào, bạn có điểm gì chung với họ không? Để duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, bạn cũng cần chuẩn bị chu đáo cho các cuộc gặp tiếp theo bằng cách trả lời các câu hỏi: Mục đích của buổi gặp gỡ hôm nay là gì? Khách hàng đã có những tiến bộ hoặc thay đổi gì? Có vấn đề gì đáng quan tâm? Có cách giải quyết hoặc lựa chọn gì có thể thảo luận với khách hàng? v.v Kỹ năng nhận diện vấn đề và xác định nhu cầu Để xây dựng kế hoạch trợ giúp một người nghiện ma tuý, người bán dâm, nạn nhân bị buôn bán (gọi chung là đối tượng cần trợ giúp hay khách hàng), việc nhận diện vấn đề và xác định nhu cầu của họ là việc làm không thể bỏ qua. Mỗi khách hàng mà cán bộ xã hội trợ giúp luôn gặp nhiều vấn đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau như vấn đề về sức khỏe, tâm lý tình cảm, việc làm, nhận thức và các vấn đề liên quan tới pháp lý... Nhận diện đúng các vấn đề và phát hiện được các nhu cầu và mức độ ưu tiên thực hiện các nhu cầu này sẽ giúp cán bộ xã hội đảm bảo sự chuẩn xác trong xây dựng kế hoạch hỗ trợ và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng Một số vấn đề khách hàng thường gặp phải - Sức khỏe: giảm sút về sức khỏe thể chất, có các loại bệnh liên quan tới quan hệ tình dục, bệnh nan y, cần thuốc đặc trị, sức khỏe tâm thần bị tổn thương do không được hoặc ít được quan tâm từ phía gia đình, bị kỳ thị bởi những người xung quanh. - Việc làm: Khó khăn tìm kiếm việc làm, do thiếu kiến thức kỹ năng, không đủ sức khỏe bị kỳ thị tại nơi làm việc, trong việc trả lương, sự ổn định, không có việc làm, không đảm bảo chất lượng công việc. - Pháp lý: khó khăn trong việc xin cấp mới hoặc cấp lại những giấy tờ tùy thân, xác minh lý lịch. - Nhận thức: có những suy nghĩ thiếu thích nghi. - Niềm tin: giảm/không có niềm tin vào những người xung quanh, vào cuộc sống của bản thân, tự ti Các loại nhu cầu của con người Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển, là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. 192

199 Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng. Tháp nhu cầu của Maslow (Maslow s hierarchy of needs) Theo Maslow (1943) một nhà tâm lý học người người Mỹ, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm năm bậc, trong đó các nhu cầu ở bậc hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở bậc thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Các cấp độ nhu cầu theo thang bậc Maslow, từ thấp tới cao bao gồm: Nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng và nhu cầu tự khẳng định. Các nhu cầu về sinh học, an toàn là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này họ sẽ không thể tồn tại. Các nhu cầu cơ bản, vì vậy, cũng cần được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao hơn. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống, nếu cuộc sống không được an toàn... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về yêu thương, sự tôn trọng hay được tự khẳng định mình. Áp dụng thang nhu cầu MASLOW có thể đánh giá được các mức độ nhu cầu của từng khách hàng để tính toán các hỗ trợ cần thiết, kịp thời và phù hợp Xác định nhu cầu cấp bách Nhu cầu cấp bách là những nhu cầu cần được can thiệp khẩn cấp nếu không kịp thời, vấn đề của khách hàng trở nên trầm trọng hơn và có thể ảnh hưởng tới sự an toàn hoặc tính mạng của khách hàng. Ví dụ 1: Xác định nhu cầu và nhu cầu cấp bách Nhu cầu Được hỗ trợ các nhu yếu phẩm Có chỗ ở Được chăm sóc, khám chữa bệnh Được tư vấn tự chăm sóc sức khoẻ bản thân Được tư vấn ổn định tâm lý Lý do Hiện tại khách hàng luôn ở trong tình trạng thiếu/ không có thực phẩm thiết yếu. KH có nguy cơ không có chỗ ở vì không được gia đình chồng đón nhận KH đang gặp một số vấn đề về sức khoẻ, nếu không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ hiện tại và lâu dài. KH không biết cách chăm sóc sức khoẻ cho bản thân KH có tâm lý bất ổn, tiêu cực và không có kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề cá nhân. 193

200 Được học nghề, tạo việc làm Được đối xử công bằng Được gia đình quan tâm, chăm sóc Được trang bị các kỹ năng sống hàng ngày Không có nghề nghiệp, không có việc làm. KH bị gia đình, hàng xóm kỳ thị, coi thường. Cần thực hiện sau khi KH được hỗ trợ các nhu cầu về nơi ăn, chốn ở... Gia đình không quan tâm. Thiếu kỹ năng sống, không biết cách ứng phó với các khó khăn của cuộc sống hàng ngày. Mỗi cá nhân có nhu cầu cấp bách khác nhau. Thường những nhu cầu cung cấp thực phẩm, thuốc thang thiết yếu, có nơi tạm trú/tạm lánh đảm bảo sự an toàn khỏi sự uy hiếp hoặc đe dọa từ những người khác sẽ là những nhu cầu cấp bách. Các nhu cầu liên quan tới nâng cao năng lực, trang bị thêm kiến thức bảo vệ bản thân, đào tạo nghề hay liên quan tới các mối quan hệ thường là các nhu cầu xếp thứ tự sau nhu cầu cấp bách. Tuy nhiên, tùy theo mỗi tình huống khác nhau, các loại nhu cầu này có thể có sự thay đổi nhất định về mức độ cấp bách. Ví dụ vấn đề nhà ở: Một phụ nữ mới bị mua bán trở về, chưa được sự chấp thuận của gia đình, nhu cầu nơi ở sẽ là nhu cầu cấp bách vì nó đảm bảo cho sự an toàn của chị ngay trong những ngày đầu Xác định nhu cầu trong khả năng đáp ứng Không phải tất cả những nhu cầu sẽ được cán bộ xã hội hỗ trợ trực tiếp mà trong thực tế, có nhiều nhu cầu cần có sự hỗ trợ từ hệ thống có liên quan. Do vậy, người cán bộ xã hội cần xác định được nhu cầu nào của khách hàng có thể đáp ứng được trong khả năng của bản thân hoặc tìm kiếm, chuyển gửi để hàng nhận được sự hỗ trợ (Ví dụ 2). Nhu cầu của khách hàng Được khám, chữa bệnh, cung cấp thuốc Ví dụ 2: Xác định khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Khả năng đáp ứng Có Trạm y tế xã, phường Nguồn lực Được hỗ trợ tâm lý Chưa Cần tìm kiếm, kết nối với nhân viên tư vấn tại trung tâm công tác xã hội tuyến trên Có chỗ ở tạm thời Có Bạn thân, họ hàng của khách hàng, cơ sở bảo trợ xã hội. Nhu yếu phẩm Có Hỗ trợ của bạn bè, họ hàng của khách hàng Việc làm Có Mô hình nhóm tự lực tại địa phương, cơ sở sản xuất săm lốp Tín lực đóng trên địa bàn xã Ví dụ 3: Mẫu phác thảo khung đáp ứng nhu cầu và kế hoạch kết nối lâu dài Nhu cầu của KH Thời gian cần được thực hiện Người thực hiện Khám chữa bệnh Trong 2 tuần tới Cán bộ y tế phường, gia đình Hỗ trợ pháp lý Tháng 12 Cám bộ tư pháp tại địa phương Kế hoạch của nhân viên xã hội Làm việc với gia đình đề nghị sự tham gia của gia đình hỗ trợ khách hàng đi khám, chữa bệnh Làm việc với cán bộ tư pháp trao đổi nhu cầu của khách hàng và đề xuất hỗ trợ 194

201 Sau khi xác định các nhu cầu của khách hàng có khả năng đáp ứng, từ nguồn của chính quyền địa phương hay từ các tổ chức, cá nhân khác có khả năng trong địa bàn, cần lên kế hoạch kết nối các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Ví dụ 3). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abraham Maslow (1943). A Theory of Human Motivation. Wilder Publications, USA 2. Bộ Luật Hình sự Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (2015). Sổ tay tình nguyện viên. Hà Nội, Việt Nam 4. Luật Phòng, chống HIV/AIDS Luật Phòng, chống mua bán người Luật Phòng, chống ma tuý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý Rapin A-J., Dao H. K., Dong N. D., Eyres J., Tran V. C., Higgs P. et al (2005). Ethnic minorities, drug use and harm in the highlands of Northern Vietnam: A contextual analysis of the Situation in six communes from Son La, Lai Chau, and Lao Cai. Hanoi, Vietnam: The Gioi. 9. United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC (2008). Advanced level training curriculum for drug counselor. Hà Nội: Ethnic Culture Publishing House. 10. United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC, Treatnet II (2009). Drug dependence treatment: training package. Volume B. Elements of psychosocial treatment. Truy cập từ địa chỉ: ngày

202 PHỤ LỤC 12.1 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN NGHIỆN MA TUÝ (Theo hướng dẫn về Phân loại bệnh tật quốc tế và những vấn đề liên quan tới sức khỏe (IDC-10) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)) Một người được chẩn đoán là nghiện ma túy khi có từ ít nhất 3 trong 6 dấu hiệu dưới đây trong vòng 12 tháng trước khi đánh giá: i) Có cơn thèm ma túy mãnh liệt hoặc cảm giác buộc phải tìm kiếm ma túy để sử dụng. ii) Khó khăn trong việc kiểm soát hành vi sử dụng ma túy như bắt đầu, chấm dứt, tần suất hoặc mức độ sử dụng. iii) Có hội chứng cai thực thể, biểu hiện bằng các triệu chứng có thể xảy ra khi giảm hoặc ngưng sử dụng ma túy như: rùng mình, ớn lạnh, bị chuột rút, co giật, nhận thức kém, thiếu tập trung iv) Có bằng chứng về sự dung nạp, là trạng thái khi mà một người không còn phản ứng với một loại ma túy như trước đó và họ cần sử dụng liều cao hơn để đạt được cùng một hiệu quả như trước. v) Ngày càng sao nhãng các thú vui, sở thích trước đây và tăng thời gian dành cho sử dụng ma túy. vi) Tiếp tục sử dụng loại ma túy đó mặc dù biết rõ bằng chứng về hậu quả có hại của việc sử dụng. 196

203 CHUYÊN ĐỀ 13 Lĩnh vực Hợp tác quốc tế và Hội nhập quốc tế I. KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC CỦA HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1. Khái niệm về liên quan đến hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 1.1. Hợp tác quốc tế Hợp tác, theo Đại từ điển tiếng Việt, là việc chung sức, trợ giúp qua lại với nhau (Nguyễn Như Ý, 1998). Hợp tác, theo từ điển dictionary.com, là hành động cùng làm việc hoặc cùng hành động vì một mụcđích hoặc lợi ích chung (Dictionary.com, 2015); theo Merriam-Webster, hợp tác là một tình huống mà mọi người cùng làm công việc gì đó ( theo Business Dictionary thì hợp tác là việc hai hay nhiều thực thể tham gia vào một trao đổi để thực hiện một vấn đề nào đó mà hai bên cùng có lợi ( Dù tiếp cận trên cách thức nào thì hợp tác luôn là việc liên quan có sự tham gia của các bên (ít nhất là hai chủ thể) cùng nhau làm việc, cùng chung sức giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động chung trong một công việc, một lĩnh vực nào đó, nhằm một mục đích chung hay lợi ích chung. Như vậy, về khái niệm hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội, là việc chủ thể của Việt Nam làm việc, trao đổi và hoạt động với đối tác quốc tế về lĩnh vực lao động và xã hội nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện ưu tiên của mình. Trên cơ sở khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của hợp tác quốc tế là: các bên cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi Hội nhập quốc tế Tiếp cận Hội nhập quốc tế trên phương diện là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế (Phạm Quốc Trụ, 2015), thì hội nhập quốc tế về lao động và xã hội là quá trình chúng ta tiếp cận xu hướng lao động và xã hội của quốc tế, của khu vực, tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan, tham gia vào quá trình xây dựng và hưởng ứng các sáng kiến của tổ chức quốc tế có liên quan trong lĩnh vực lao động và xã hội. 2. Mục tiêu của hội nhập quốc tế 2.1 Mục tiêu chung Hội nhập quốc tế nói chung nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước về kinh tế - chính trị và xã hội, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa 197

204 bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. (Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế). 2.2 Mục tiêu trong lĩnh vực lao động - xã hội Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động xã hội là nhằm phát huy tiềm năng nội lực, lợi thế so sánh của Việt Nam, tranh thủ tối đa môi trường, nguồn lực quốc tế góp phần thực hiện mục tiêu phát triển lao động - xã hội trong giai đoạn từng bước theo kịp và phát triển trong ASEAN. Các mục tiêu cụ thể của hội nhập quốc tế bao gồm: a) Hoàn thiện thể chế về lao động - xã hội theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn lao động của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). b) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, tham gia vào thị trường lao động khu vực và toàn cầu; tăng cơ hội việc làm có chất lượng cho người lao động. Tăng số lượng các nghề đào tạo được các nước công nhận về văn bằng, chứng chỉ. c) Phát triển hệ thống an sinh xã hội quốc gia hiệu quả, tăng cường bảo vệ các nhóm yếu thế phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. d) Huy động tối đa nguồn lực từ hợp tác đa phương, song phương, hợp tác với các cá nhân và tổ chức phi Chính phủ nước ngoài phục vụ xây dựng, triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển về lao động - xã hội. 3. Nguyên tắc thống nhất quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế và Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội a. Bảo đảm độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh và bí mật quốc gia và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. b. Thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ động, tích cực, hiệu quả trong hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường sức mạnh và vị thế của Bộ, ngành trong cộng đồng quốc tế. c. Tôn trọng pháp luật và thông lệ quốc tế. d. Bảo đảm các hoạt động đối ngoại của Bộ được triển khai theo chương trình và kế hoạch hàng năm và đột xuất; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định. II. CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ (Xem các văn bản, chính sách về hợp tác quốc và hội nhập quốc tế tại phụ lục 13.1) 1. Đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về hội nhập quốc tế 1.1 Đường lối chính sách của Đảng về hội nhập quốc tế Quan điểm Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. 198

205 - Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. - Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạng tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước. - Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội. - Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc. - Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế Tổ chức thực hiện Tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về yêu cầu hội nhập quốc tế, về các cơ hội và thách thức, về phương hướng, nhiệm vụ trọng yếu của hội nhập quốc tế trong từng ngành, từng lĩnh vực, để thống nhất nhận thức và hành động, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai chiến lược tổng thể về hội nhập quốc tế, trước mắt đến năm 2020, chú trọng việc đổi mới thể chế, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp quy, thiết lập bộ máy đủ thẩm quyền và năng lực để chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát và phối hợp các hoạt động hội nhập quốc tế. Đối với hội nhập trong lĩnh vực lao động và xã hội, hội nhập quốc tế cần lồng ghép trong quá trình xây dựng và triển khai chiến lược phát triển về lao động và xã hội Về bộ máy thực hiện hội nhập quốc tế Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu nhằm chỉ đạo phối hợp hoạt động hội nhập quốc tế từ Trung ương đến địa phương. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện vai trò là chủ trì Ban chỉ đạo liên ngành về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa xã hội và các vấn đề khác Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện việc chủ động hội nhập quốc tế Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế xác định các nhiệm vụ triển khai thực hiện hội nhập quốc tế bao gồm: Thông tin tuyên truyền quán triệt nghị quyết 22 về Hội nhập; xây dựng thể chế và nâng cao năng lực hội nhập; triển khai 199

206 thực hiện hội nhập trong lĩnh vực kinh tế, an ninh chinh trị và văn hóa xã hội Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm Quan điểm về hội nhập quốc tế a. Hội nhập quốc tế về lao động và xã hội nhằm thực hiện chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế của quốc gia trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tiềm năng nguồn nhân lực và lợi thế so sánh của Việt Nam. b. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế về lao động và xã hội, đảm bảo độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia; thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế; khai thác có hiệu quả môi trường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, ưu tiên của quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển lĩnh vực lao động - xã hội. c. Hội nhập quốc tế toàn diện, triển khai đồng bộ trên tất cả lĩnh vực lao động và xã hội, có trọng tâm, trọng điểm, từng bước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội nhập quốc tế về lao động và xã hội được triển khai đồng bộ với hội nhập kinh tế quốc tế, lồng ghép với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển lĩnh vực lao động và xã hội. d. Đẩy mạnh hợp tác đa phương trên lĩnh vực lao động và xã hội. Lấy hội nhập ASEAN về văn hóa, xã hội làm nền tảng cho hội nhập quốc tế về lao động và xã hội. Coi trọng, mở rộng hợp tác song phương; hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ. (Quyết định số 145 ngày 20 tháng 1 năm 2016 của Thủ Tướng Chính phủ về chiến lược hội nhập quốc tế) Các nhiệm vụ và lĩnh vực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội a. Hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực lao động và xã hội: - Chủ động nghiên cứu, ký kết, tham gia các điều ước, tiêu chuẩn và cam kết quốc tế và nội luật hóa các điều ước, tiêu chuẩn và cam kết quốc tế về lao động và xã hội; + Chủ động xây dựng, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về lao động và xã hội trong quá trình hội nhập trên nguyên tắc hợp tác bình đẳng, cùng có lợi nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia; lợi ích của người lao động, đặc biệt là các nhóm yếu thế; lợi ích của doanh nghiệp. b. Hội nhập quốc tế về lao động và việc làm - Tiếp tục thúc đẩy thực hiện chương trình việc làm bền vững; tập trung vào lao động, quan hệ lao động, an toàn lao động và thanh tra lao động. - Phát triển, dự báo thị trường lao động. - Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tiền lương; thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam; - Phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; hoàn thiện hệ thống pháp luật về quan hệ lao động phù hợp với tiêu chuẩn lao động khu vực và quốc tế; - Thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động; 200

207 - Nâng cao năng lực thanh tra lao động đáp ứng yêu cầu quản lí lao động hiệu quả trong quá trình hội nhập quốc tế. c. Hội nhập về giáo dục nghề nghiệp - Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tiêu chuẩn giáo viên và đào tạo giáo viên, chương trình, giáo trình đào tạo, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tích cực thực hiện các cam kết ASEAN về khung trình độ quốc gia, tăng cường liên kết đào tạo thúc đẩy thực hiện văn bằng. - Đàm phán, ký kết các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp với các nước trong khu vực và trên thế giới. d. Hội nhập quốc tế về an sinh xã hội tập trung vào đánh giá an sinh xã hội, xây dựng và thực hiện chính sách về bảo hiểm xã hội, giảm nghèo bền vững, trợ giúp xã hội bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn, dịch vụ xã hội. - Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân tại cộng đồng. đ. Hội nhập ASEAN về lao động và xã hội Xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả các mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025; trước mắt tập trung vào phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao. 2. Đối tác hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội Các đối tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội bao gồm: (i) Các tổ chức quốc tế (đa phương) như ILO, UNDP, UNICEF, ADB, WB, (ii) Các quốc gia ( hợp tác song phương) thông qua các cơ quan viện trợ của Chính phủ như: USAID của Mỹ, GTZ của Đức, AusAID của úc, JAICA của Nhật,. và (iii) Các tổ chức Phi chính phủ (NGO); (iv) Hợp tác khu vực trong lĩnh vực lao động và xã hội bao gồm: ASEAN, APEC, ASEM, trong đó các đối tác hợp tác ASEAN đóng vai trò quan trọng. 3. Các hoạt động hợp tác quốc tế Các hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế bao gồm: 1. Đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước, thoả thuận quốc tế, các dự án, chương trình, kế hoạch và hoạt động hợp tác quốc tế; 2. Vận động nguồn lực, điều phối, thực hiện và đánh giá các hoạt động hợp tác quốc tế; 3. Tham gia các hiệp hội, tổ chức chuyên ngành quốc tế và khu vực với tư cách thành viên, cộng tác viên hoặc quan sát viên; 4. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, gặp gỡ, tiếp xúc có sự tham gia hoặc tài trợ của đối tác nước ngoài, gọi chung là hội nghị, hội thảo quốc tế trong các lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; 5. Tiếp đón và làm việc với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; tổ chức các đoàn của Bộ đi công tác, học tập, nghiên cứu, tham dự hội nghị, hội thảo, tập huấn ở nước ngoài; 201

208 6. Đề xuất các hình thức khen thưởng của Việt Nam và của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi chung là các đối tác nước ngoài); tiếp nhận các hình thức khen thưởng của các đối tác nước ngoài cho các cá nhân và đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ; 7. Các hoạt động thông tin đối ngoại, nhân quyền trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; công tác văn thư đối ngoại; lễ tân đối ngoại; 8. Các hoạt động nâng cao năng lực đối ngoại và hội nhập quốc tế về lao động và xã hội cho cán bộ của Bộ, ngành. III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI 1. Trách nhiệm của các Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện trách nghiệm quản lý và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược hội nhập quốc về lao động và xã hội; xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Chiến lược theo từng thời kỳ; kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện hàng năm và 5 năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết và tổng kết tình hình thực hiện; - Bộ Ngoại giao, theo chức năng và nhiệm vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập quốc tế về lao động và xã hội; đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hội nhập quốc tế; - Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược này; 2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kế hoạch hàng năm và 5 năm với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về hội nhập quốc tế về lao động và xã hội thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo sự hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế thông qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn Căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ và chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của địa phương và phường xã để xác định việc lồng ghép các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế trong kế hoạch hoạt động hàng năm. Nội dung này bao gồm: Các lĩnh vực ưu tiên của địa phương trong năm có sự quan tâm của các tổ chức quốc tế, các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, bao gồm 202

209 cả dự án ODA và phi chính phủ nước ngoài (nếu có), hoặc đề xuất; kế hoạch tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, các khoá đào tạo, tập huấn, nghiên cứu, có sự tham gia hoặc tài trợ của quốc tế; kế hoạch vận động, điều phối hoạt động hợp tác quốc tế; đề xuất trao tặng hoặc tiếp nhận các hình thức khen thưởng cho đối tác nước ngoài Tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật, chủ trương về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực của ngành. a) Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, chủ trương cập nhật về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế. - Cung cấp đưa thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đến với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài và phối hợp đưa thông tin quốc tế có liên quan đến nhân dân trong nước, bao gồm: Thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý của Bộ; đưa thông tin quốc tế có liên quan đến cộng đồng trong nước. - Thông tin quảng bá hình ảnh của Bộ, ngành. - Chủ động phản bác các thông tin sai lệch liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ. b) Lồng ghép các hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực quản lý về lao động và xã hội thực hiện ở địa phương. 3.2.Tăng cường quan hệ đối tác hợp tác quốc tế với các đối tác quốc tế a) Hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc triển khai các chương trình, dự án, các hoạt động hợp tác lĩnh vực thuộc lĩnh vưc của ngành. b) Cung cấp các điển hình tốt, các bài học kinh nghiệm của địa phương trong việc thực hiện các chính sách, các cam kết quốc tế, trong các lĩnh vực quản lý về lao động và xã hội thực hiện ở địa phương. IV. CÁC KỸ NĂNG CÓ LIÊN QUAN Dưới đây là những giới thiệu sơ lược về các kỹ năng cần thiết trong việc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế. Nội dung chi tiết sẽ được trình bày trong các khóa tập huấn chuyên sâu. 1. Kỹ năng lễ tân đối ngoại - Là những thói quen hình thành từ lâu, trở thành nề nếp trong sinh hoạt và giao tiếp quốc tế mà ngày nay lễ tân ngoại giao bắt buộc phải tuân thủ, mặc dù không có qui định trong bất cứ điều ước quốc tế nào. - Lễ tân đối ngoại đặc biệt quan trọng khi tiếp xúc với người nước ngoài. - Vận dụng tổng hợp những nguyên tắc và qui định của luật pháp quốc tế, phù hợp luật pháp quốc gia. - Phù hợp truyền thống và tập quán lịch thiệp quốc tế, cũng như đặc điểm văn hóa, tôn giáo của các dân tộc. - Những kỹ năng cần thiết + Giới thiệu và tự giới thiệu để làm quen 203

210 + Tiếp khách, tiếp xúc, lưu ý: Thời gian; Đối tượng; Nội dung; Mục đích; Thái độ; Tên khách; Văn hóa, tập quán; Tôn giáo. 2. Kỹ năng phát ngôn, trao đổi chia sẻ thông tin và làm việc với các tổ chức phi chính phủ (PCP) Các tổ chức PCP thường làm những dự án phát triển, với khoảng ngân sách dự án dao động khác nhau, từ vài ngàn USD đến vài trăm ngàn USD, tổ chức lớn có thể có dự án triệu USD. Những dự án này đều dựa trên tinh thần không vì lợi nhuận (nonfor-profit). Các tổ chức PCP có nhiều dự án khác nhau, tùy theo tầm nhìn và mục tiêu của mỗi tổ chức, có thể kể ra những lĩnh vực mà các tổ chức PCP đang làm tại Việt Nam liên quan đến lĩnh vực lao động và xã hội bao gồm: Xóa đói giảm nghèo; Quyền trẻ em; Khuyết tật; Dân chủ, nhân quyền, quyền công dân; Nâng cao năng lực, đào tạo; Phòng ngừa thiên tai, trợ giúp nhân đạo Các tổ chức phi chính phủ có nhiều nguồn vốn đa dạng khác nhau tùy theo từng tổ chức. Nhưng tựu chung lại là các nguồn chính sau đây: - Ngân sách chính phủ; - Hoạt động gây quỹ (fund raising): Viết đề xuất dự án Tiền đóng góp/ tài trợ của các tổ chức/cá nhân. Một số kỹ năng khi làm việc với các tổ chức phi chính phủ đó là tìm hiểu tư cách pháp nhân của các tổ chức này; tìm hiểu mối ưu tiên của các tổ chức này; có các tiếp cận dựa trên quyền và tăng cường sự tham gia; bên cạnh đó cần có các kỹ năng về đàm phán thương thuyết. 3. Kỹ năng xây dựng đề xuất dự án Đề xuất dự án là một khâu quan trọng trong chu trình vận hành dự án. Thông thường chu trình vận hành, quản lý dự án hỗ trợ kỹ thuật bao gồm: Xây dựng đề xuất dự án; Tìm nguồn tài trợ; Xây dựng văn kiện dự án; Thẩm định, phê duyệt văn kiện dự án; Thành lập Ban quản lý dự án. Ban này quản lý dự án về mặt kế hoạch, mục tiêu, tiến độ (bao gồm cả kế hoạch tài chính); Thành lập Văn phòng dự án. Văn phòng chịu trách nhiệm vận hành và thực hiện các hoạt động dự án theo kế hoạch, kinh phí và tiến độ đã được duyệt (chịu trách nhiệm về quyết toán tài chính). Một số kỹ năng cần phải có trong quá trình xây dựng đề xuất dự án là: (i) Tìm hiểu ưu tiên của hai bên. Bên nhận dự án và bên tài trợ dự án đều có những ưu tiên, những mục tiêu của mình. Đề xuất dự án Hợp tác phải là việc đi tìm điểm chồng lấn của các bên về ưu tiên và mục tiêu. Khó có đề xuất dự án nào hoàn toàn thoả mãn tất cả những ưu tiên của ta và ngược lại. Mối quan tâm hay ưu tiên của đối tác chính là tiềm năng của họ để ta khai thác; (ii) Tìm hiểu nguyên tắc hợp tác. Mỗi bên có liên quan tới dự án đều có những nguyên tắc riêng. Để hợp tác, các bên phải có thiện chí tìm ra điểm dung hoà giữa các nguyên tắc đó (nếu khác nhau); (iii) Năng lực và cách tiếp cận. Phương thức hợp tác và nguyên tắc quản lý dự án của các đối tác là rất khác nhau. Cần có sự mềm dẻo, uyển chuyển trong từng trường hợp cụ thể, đối với từng đối tác cụ thể để có phương thức hợp tác và quản lý thích hợp. 204

211 CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Hợp tác quốc tế và mục tiêu của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội? 2. Các hình thức và đối tác của hợp tác quốc tế? 3. Một số kỹ năng cần chú ý khi thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về lao động và xã hội? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Quốc Trụ (2015). Chuyên đề giảng dạy về Hội nhập quốc tế. Học Viện Ngoại giao. 2. Nguyễn Như Ý (CB) (1998). Đại từ điển tiếng Việt. Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trung tâm ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam.. 3. Business Dictionary, truy cập tại ngày 5/12/ Merriam - Webster, truy cập tại ngày 2/12/ Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế. Tuy cập ngày 10/11/2015 tại Quyết định số 145 ngày 20 tháng 1 năm 2016 của Thủ Tướng Chính phủ về chiến lược hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 khẳng định, quan điểm chỉ đạo về hội nhấp quốc tế trong lĩnh vực lao động và xã hội. 7. Theo Dictionary.com, truy cập tại ngày 5/12/

212 PHỤ LỤC 13.1 Danh mục văn bản, chính sách về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế 1. Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế - Luật Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức hoặc về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài. - Quyết định số 131/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phát triển chính thức. 3. Tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế - Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. 4. Pháp luật hiện hành về xuất nhập cảnh. - Pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội số 24/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 4 năm 2000 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. - Nghị định số 136/2007/NĐ- CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và các văn bản hướng dẫn. 5. Chế độ đối với cán bộ đi công tác: - Thông tư số 102/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí. - Thông tư số 142/2009/TT-BTC ngày 14 tháng 07 năm 2009 của Bộ Tài chính Sửađổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí. - Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành theo Quyết định số 295/QĐ-TW ngày 23/3/2010 của Bộ Chính trị. - Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài. - Quyết định số 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam. - Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 và Nghị định số 93/2009/NĐ- CP ngày 22/10/ Thông tư số 04 /2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 Hướng dẫn thực 206

213 hiện Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. 6. Hoạt động trao đổi thông tin, tài liệu về hoạt động đối ngoại - Quy chế quản lý nhà nước về thông tin đối ngoại ban hành theo Quyết định số 79/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. - Quy chế của Bộ về quản lý hoạt động thông tin của Bộ ban hành theo Quyết định số 937/LĐTBXH-QĐ ngày 22 tháng 7 năm Quy chế phát ngôn của Bộ kèm theo Quyết định số 678/LĐTBXH-QĐ ngày 01 tháng 6 năm

214 PHẦN II MỘT SỐ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CHUNG CHUYÊN ĐỀ 14 Kỹ năng giao tiếp và văn hóa ứng xử của công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn trong giao tiếp với nhân dân Giao tiếp với nhân dân là hoạt động thường ngày của một người công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn. Khi thực hiện giao tiếp với nhân dân người công chức là đại diện của chính quyền, mang các chủ chương, chính sách của Nhà nước đến với người dân. Trong một xã hội ngày càng phát triển, năng động, mối quan hệ tương tác giữa chính quyền với công dân ngày càng đa dạng thì một công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn giỏi chuyên môn, hết mình với công việc chưa hẳn đã là một người công chức thành công. Hiệu quả trong công việc của người công chức cấp xã được thể hiện một phần ở hiệu quả trong giao tiếp với nhân dân, ở sự hài lòng của người dân. Kỹ năng giao tiếp chính là môt hành trang không thể thiếu, là miếng ghép quan trọng cho sự thành công của một người công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIAO TIẾP 1. Khái niệm, bản chất của giao tiếp 1.1. Khái niệm Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội, đồng thời cũng là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Giao tiếp, theo nghĩa hẹp, là quá trình gặp gỡ, tiếp xúc giữa con người nhằm trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ, vốn sống Theo nghĩa rộng, giao tiếp là cách thức để con người sống chung và làm việc chung với người khác, hay là cách đối nhân xử thế. Nói một cách khái quát, giao tiếp là hoạt động tương tác để đạt được sự hiểu biết lẫn nhau hoặc sự thay đổi giữa hai hoặc nhiều người (Dwyer, Carson và Daley, 2003) Bản chất - Xuất phát từ định nghĩa trên, giao tiếp có những đặc trưng mang tính bản chất sau: - Gắn với thông tin: Thông tin là yếu tố không thể không có trong giao tiếp, giao tiếp không thể thực hiện được nếu không có thông tin, không có sự chia sẻ, trao đổi thông tin. - Là một quá trình: Quá trình giao tiếp bắt đầu từ khi một bên tham gia giao tiếp (bên gửi) có nhu cầu chuyển đến đối tác (bên nhận) một thông điệp (về ý tưởng, thông tin, cảm xúc ) nào đó. Bên gửi quyết định, lựa chọn một cách mã hóa thông điệp của mình và gửi qua một kênh nhất định (bằng văn bản, bằng điệu bộ, cử chỉ ) đến bên nhận. Bên nhận, sau khi nhận được thông điệp sẽ căn cứ vào các yếu tố như kênh truyền thông điệp, bối cảnh truyền thông điệpđể giải mã thông điệp đó và phản hồi lại. Khi đó hoàn thành quy trình của một hoạt động giao tiếp. 208

215 - Là hoạt động tương tác hai chiều: Giao tiếp, như đã nói là quá trình trao, nhận và phải hồi thông tin, tức là sự tương tác hai chiều giữa các bên tham gia.trong quá trình giao tiếp cùng với sự trao đổi thông tin các bên tham gia vào quá trình này còn thực hiện sự giao lưu tình cảm, tư tưởng. Qua giao tiếp con người hiểu biết về nhau và đều có những thay đổi nhất định.tác động qua lại giữa các bên giao tiếp có tác dụng tạo ra những dạng, những chuẩn mực hành động chung. - Là hoạt động có chủ đích: Giao tiếp được thực hiện thông qua sự tiếp xúc có mục đích, có nội dung, nhằm trao đổi thông tin, sự hiểu biết và tình cảm của các bên tham gia. Các cuộc giao tiếp đều có mục đích, do vậy sự tác động diễn ra trong quá trình giao tiếp xét đến cùng đều hướng đến đạt mục đích giao tiếp mà mỗi bên đã xác định. Tác động qua lại trong giao tiếp phải làm cho các bên tham gia giao tiếp đều cảm thấy tốt hơn, thuận lợi hơn khi cùng nhau làm việc, cùng nhau xây dựng giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm. - Mang bản chất xã hội: giao tiếp là hoạt động tương tác giữa con người với con người, bởi vậy nó là biểu hiện của quan hệ xã hội, mang bản chất xã hội.nó không nhằm tạo ra sự biến đổi vật chất như những hoạt động khác mà gián tiếp tác động vào những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người. 2. Các thành tố của giao tiếp Giao tiếp, như đã nói là quá trình trao, nhận và phản hồi thông tin giữa các bên đối tác. Tham gia vào quá trình này có các yếu tố sau: 2.1. Người gửi thông điệp: Người gửi thông điệp là người bắt đầu quá trình giao tiếp. Để giao tiếp có hiệu quả, người gửi thông điệp cấn phải có hiểu biết tốt về chủ đề giao tiếp (nói tới cái gì, đề cập tới cái gì), người tiếp nhận thông điệp (nói với ai) và bối cảnh giap tiếp (trong hoàn cảnh nào) để lựa chọn cách mã hoá thông điệp và kênh truyền thông điệp phù hợp. Việc không nắm vững về người mà mình sẽ truyền thông điệp tới cũng như bối cảnh của giao tiếp có thể sẽ khiến cho thông điệp của bạn bị hiểu sai Thông điệp: Là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình truyền thông, đó là thông tin, ý tưởng, cảm xúc mà người gửi muốn chuyển tới người nhận và muốn người nhận biết và hiểu hoặc cảm nhận chính xác. Thông điệp chứa đựng yếu tố trí tuệ và yếu tố tình cảm Kênh truyền thông điệp: Là cách thức, con đường truyền tải thông điệp từ người gửi đến người nhận. Ngoài lời nói và chữ viết có nhiều yếu tố có thể diễn đạt điều mà một người thật sự muốn nói. Đó là có thể là cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, đồ vật, cách sử dụng không gian và thời gian... Nếu không nhạy bén chúng ta sẽ không hiểu đúng được được ý tưởng hay thông điệp thực sực của người đối thoại Người nhận thông điệp: Là một chủ thể của quá trình giao tiếp. Những ý tưởng và tình cảm của người nhận thông điệp có thể làm ảnh hưởng đến cách họ hiểu thông điệp được đưa ra và phản hồi lại thông điệp đó. Để đạt được sự thành công trong giao tiếp, người gửi thông điệp cần nghiên cứu trước những yếu tố này để hành động một cách hợp lý. Đối với người nhận thông điệp, điều quan trọng là phải biết lắng nghe, phải hiểu được mục đích, nội dung của thông điệp truyền đến. Việc tiếp nhận thông tin chính xác, đầy đủ là điều kiện quyết định để thực hiện tốt thông tin đó. 209

216 2.5. Phản hồi của người nhận thông điệp Sau khi nhận được thông điệp từ người gửi, người tiếp nhận sẽ có những phản hồi, có thể bằng lời nói, bằng chữ viết hay cũng có thể bằng hình thức khác, thậm chí cả bằng việc im lặng. Người gửi thông điệp cần chú ý đến những phản hồi này bởi nó thể hiện rõ ràng nhất việc người tiếp nhận thông điệp có hiểu hay cảm nhận chính xác thông điệp của bạn hay không Bối cảnh giao tiếp Đó là tình huống, môi trường mà thông điệp được truyền đi. Bối cảnh giao tiếp có thể bao gồm yếu tố môi trường xung quanh hay rộng hơn là nền văn hóa (ví dụ, văn hóa nơi làm việc, vùng miền, văn hóa quốc tế, v.v ). 3. Các hình thức giao tiếp Tuỳ thuộc theo các tiêu chí, cách tiếp cận khác nhau, giao tiếp có thể được phân thành các hình thức sau: 3.1. Theo cách tiếp xúc của giao tiếp: Giao tiếp có thể phân thành giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt) và giao tiếp gián tiếp (thông qua các phương tiện trung gian như văn bản viết, thư từ, sách báo), có thể là giữa các cá nhân (hai người hay một nhóm người) và đại chúng (trong nhà hát, tại các cuộc mít tinh) Theo tính chất của giao tiếp: Có giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức. Hoạt động giao tiếp chính thức được thực hiện theo các theo qui định của pháp luật, theo một qui trình được thể chế hoá (hội họp, mít tinh, học tập...). Giao tiếp không chính thức mang nặng tính cá nhân, không có sự ràng buộc bởi những qui định có tính pháp lí nhưng tuân theo những tập quán xã giao (giao tiếp giữa bạn bè với nhau, thủ trưởng trò chuyện riêng tư với nhân viên...) Dựa vào tâm thế của giao tiếp: Có giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng. Tâm thế của một người đối với người khác chi phối những hành vi trong giao tiếp của họ. Trong giao tiếp, cần điều chỉnh tâm thế của mình một cách linh hoạt tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể Căn cứ vào phương tiện giao tiếp: Có giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ. Giao tiếp bằng ngôn ngữ là giao tiếp được sử dụng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ của con người, thông qua chữ viết hay lời nói. Giao tiếp phi ngôn ngữ là giao tiếp thông qua các hệ thống tín hiệu, có thể là các tín hiệu bằng ngôn ngữ cơ thể (như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng nói, trang phục, khoảng cách không gian giữa hai bên tham gia giao tiếp ) hay bằng tín hiệu vật chất (như hoa, quà ). Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao. Người ta cho rằng trong giao tiếp trực tiếp, để tiếp thu được 100% thông tin nào đó thì 7% là nhờ nội dung thông tin; 38% là giọng nói của người truyền thông tin, còn lại 55% là nhờ cử chỉ, điệu bộ của người truyền thông tin (Pease và Melrabian, 1998) Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quá trình giao tiếp: có Giao tiếp giữa các thành viên trong cùng tổ chức (còn gọi là giao tiếp nội bộ), giao tiếp giữa các tổ chức với nhau và giao tiếp giữa một tổ chức với người dân. Hình thức giao tiếp giữa một tổ chức với người dân là hình thức giao tiếp phổ biến của các cơ quan hành chính nhà nước có chức năng tiếp xúc và giải quyết công việc với công dân, ví dụ UBND cấp xã. 210

217 3.5. Căn cứ vào quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức: Có các hình thức giao tiếp cấp trên với cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên và giao tiếp giữa các đồng nghiệp Căn cứ vào mối quan hệ giữa các thành viên tham gia giao tiếp: Có các hình thức giao tiếp: Giao tiếp truyền thống (giao tiếp trên cơ sở các mối quan hệ cá nhân giữa những người hoặc cùng huyết thống hoặc trong một cộng đồng nhỏ đã hình thành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội. Vị thế của cá nhân trong giao tiếp được quy định rõ ràng theo thứ bậc); Giao tiếp tự do (mang đậm sở thích cá nhân của người giao tiếp, đòi hỏi tính chủ động cá nhân, thoả mãn nhu cầu trao đổi thông tin của cá nhân và Giao tiếp chức năng (hoạt động giao tiếp được thực hiện trong hoạt động chức nghiệp. Đó là giao tiếp trong công việc giữa công chức lãnh đạo với nhân viên, giữa công chức đồng cấp, giữa công chức với công dân Trong giao tiếp này, nội dung công việc là mục tiêu của quá trình giao tiếp). II. GIAO TIẾP CỦA CÔNG CHỨC CẤP XÃ VỚI NHÂN DÂN 1. Đặc thù của hoạt động giao tiếp của công chức cấp xã với nhân dân Giao tiếp với công dân là một trong những chức trách của công chức cấp xã nói chung và công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn nói riêng. Giao tiếp của công chức cấp xã với công dân có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về chủ thể tham gia giao tiếp: Đây là hoạt động giao tiếp mà một bên là cán bộ, công chức- đại diện cho Nhà nước, nhân danh cơ quan Nhà nước và được sử dụng quyền lực Nhà nước và một bên là các công dân. Giao tiếp của công chức với công dân chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thể hiện tính chất mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân. Thứ hai, về mục đích giao tiếp: Giao tiếp của công chức với công dân nhằm nắm bắt đúng vấn đề, vụ việc và giải quyết thấu đáo các nhu cầu, quyền lợi và nghĩa vu của công dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đồng thời, tác động tới nhận thức, thái độ của nhân dân, là kênh để truyền đạt, giải thích, hướng dẫn người dân thực hiện các chính sách của Nhà nước. Thứ ba, về các hình thức giao tiếp với công dân: hoạt động giao tiếp của công chức cấp xã với công dân có thể diễn ra tại trụ sở cơ UBND xã hoặc tại một địa bàn dân cư thuộc phạm vi quản lý hay vị trí thi hành công vụ, có thể với một người hay một nhóm người, dưới các hình thức giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp. 2. Các nguyên tắc giao tiếp hành chính Giao tiếp của công chức văn hoá - xã hội với nhân dân là hoạt động giao tiếp hành chính và vì vậy cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau: 2.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật: Đây là nguyên tắc cơ bản, bao trùm toàn bộ hoạt động giao tiếp hành chính. Nội dung của nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ, công chức phải tuân theo thủ tục, trình tự, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định Nguyên tắc bảo đảm chính xác trung thực, khách quan: Việc đảm bảo tính chính xác trong quá trình tiếp xúc với các chủ thể tham gia quá trình giao tiếp sẽ giúp cho hoạt động hành chính đạt được hiệu quả cao. Tính khách quan, toàn diện đòi hỏi người tiến hành giao tiếp phải đánh giá trung thực tình hình vụ việc; xem xét toàn diện các khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vụ việc; phải đề cập đến ý 211

218 nghĩa tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của vụ việc; không có thái độ thiên lệch và bóp méo sự thật để có thái độ tiếp xúc với các đối tượng cho phù hợp. c. Nguyên tắc công khai, dân chủ: Tính công khai của giao tiếp hành chính đòi hỏi vào những thời điểm thích hợp cán bộ, công chức phải thông báo đầy đủ nội dung cần công khai trong tổ chức và với nhân dân để những người có trách nhiệm và có liên quan biết nhằm khuyến khích sự tham gia của nhân dân và tổ chức vào hoạt động này. Tính dân chủ cũng cần phải được bảo đảm khi giao tiếp hành chính. Cán bộ, công chức cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các chủ thể có liên quan như các đối tượng được quyền giải trình, tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân cần có thái độ tôn trọng, trao đổi thông tin chính xác trong phạm vi thẩm quyền của mình và phù hợp với quy định của pháp luật. Nguyên tắc công khai, dân chủ nhằm đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật trong mối quan hệ các bên Nguyên tắc thận trọng, cân bằng, trách nhiệm: Giao tiếp hành chính mang tính chính trị, pháp lý, xã hội sâu sắc. Vì thế, đòi hỏi cán bộ, công chức phải thận trọng, có trách nhiệm cao, bởi mọi sự nóng vội, chủ quan như biểu thị thái độ khi giao tiếp nóng nảy, bực tức đều dễ dẫn đến sai lầm, xung đột giữa các bên, không đạt được hiệu quả trong hoạt động hành chính Nguyên tắc chuẩn mực đạo đức: Người cán bộ, công chức phải có phong cách làm việc tốt, phải coi trọng và luôn ứng xử theo những tiêu chuẩn, nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức của nghề nghiệp. Phong cách làm việc tốt của người cán bộ, công chức trước hết là tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Công chức cấp xã là người thường xuyên tiếp xúc với quần chúng, nhân dân, vì vậy, cũng cần phải biết dựa vào quần chúng, gần gũi quần chúng. Mặt khác, người cán bộ, công chức phải biết phòng, chống các biểu hiện chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái, phô trương, quan cách Nguyên tắc hài hoà các lợi ích: Thành công của giao tiếp không phải là sự việc chiến thắng đối tác mà là đem lại lợi ích càng nhiều càng tốt cho cả hai bên. Trong hầu hết các tình huống, đều tồn tại những giải pháp thích hợp với lợi ích của cả hai bên, hợp tác các bên sẽ có cơ may tìm ra giải pháp tốt nhất. Nguyên tắc này phù hợp với giao tiếp của công chức cấp xã với nhân dân, là hoạt động mà người công chức tìm kiếm sự hợp tác của công dân để thực hiện công vụ, nhằm đạt được cả lợi ích của chính quyền và của nhân dân. 3. Xây dựng hình ảnh cá nhân trong giao tiếp với nhân dân Người công chức văn hoá - xã hội phường, thị trấn khi thực hiện giao tiếp với nhân dân chính là đại diện cho UBND, cho Nhà nước để giao tiếp với nhân dân. Hình ảnh cá nhân người công chức khi giao tiếp với nhân dân thể hiện hình ảnh và uy tín của chính quyền, của nhà nước trước nhân dân. Bởi vậy, việc xây dựng hình ảnh cá nhân của người công chức trong giao tiếp với nhân dân rất quan trọng. Dưới đây là mội số gợi ý cho việc Hình dáng bên ngoài: Vẻ bên ngoài rất quan trọng trong giao tiếp, nhất là với những cuộc tiếp xúc lần đầu. Để có một dáng vẻ bên ngoài chỉn chu, bạn cần chú ý đầu tóc gọn gàng, nam giới không để tóc quá dài, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không có mùi lạ, móng tay, móng chân sạch sẽ, không quá dài, lông mũi cắt ngắn, mũi không 212

219 có rỉ... Quần áo, trang sức không nên quá phô trương, loè loẹt, đặc biệt lưu tâm tới bối cảnh, môi trường giao tiếp Biểu cảm: Là ngôn ngữ thứ hai của con người, biểu cảm phải phối hợp với ngôn ngữ. Biểu cảm tự nhiên, không nên giả tạo; biểu cảm cần phải thân thiện, không nên có ý thù địch; thân thiện là một loại tự tin, đồng thời cũng là một biểu hiện có giáo dục. Hai bên cần trao đổi một cách bình đẳng Động tác, cử chỉ: Cử chỉ cần hoà nhã. Cử chỉ hoà nhã, trên thực tế là một loại động tác, cử chỉ tự nhiên quen thuộc trên cơ sở đã tràn đầy tự tin, có nội hàm văn hoá tốt đẹp. Cử chỉ cần văn minh, đặc biệt là ở nơi đông người, chúng ta cần phải xây dựng một quan niệm cá nhân đại diện cho tập thể như vậy. Không thể tuỳ ý chỉnh sửa trang phục hoặc vứt rác ở nơi đông người Lời lẽ, thái độ khi nói chuyện: Lời nói cần nhẹ nhàng, không nên nói to. Ngôn từ đúng mực. Cần lựa chọn kĩ nội dung, điều gì nên nói, điều gì không bởi lời nói là âm thanh của trái tim Đối nhân xử thế: Việc đối nhân xử thế của cán bộ, công chức cần chú ý: thứ nhất, thành tâm; thứ hai, tuân thủ pháp luật kỉ cương; thứ ba, đúng hẹn; thứ tư, lịch sự, nhã nhặn, niềm nở Chú ý vào Nội dung trao đổi chứ không phải Người phát ngôn : Đôi khi, chúng ta thường bị tác động bởi định kiến về một người trước khi thực sự hiểu rõ nội dung thông tin mà người đó truyền đạt. Nếu bạn đã có thành kiến về một người thì bạn thường không chịu chú ý lắng nghe thông tin mà họ chia sẻ. Bên cạnh sự yêu ghét cá nhân, chúng ta còn đánh giá người đối thoại qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ và thậm chí là dung mạo của họ khi nói chuyện. Vì tất cả những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc bạn có chấp nhận thông tin của họ hay không nên bạn cần tự nhắc nhở rằng quan trọng là họ nói gì chứ không phải họ là ai! 3.7. Tại sao chứ không chỉ là Cái gì : Một khi đã nắm được nội dung thông tin, bạn cần suy nghĩ và tìm hiểu vì sao người ta trao đổi vấn đề đó với bạn Lắng nghe rồi mới đánh giá: Tất cả chúng ta đều biết mình nên tìm cách hiểu đúng quan điểm của người phát ngôn trước khi đánh giá quan điểm của họ. Bạn có thể chờ đến khi kết thúc cuộc trò chuyện rồi mới đánh giá nếu không cần thiết phải đưa ra quyết định ngay lập tức. Đừng vội đánh giá, quyết định hay đưa ra kết luận khi chúng ta chưa chắc chắn về những điều đã nghe Không nhất thiết phải là trao đổi trực tiếp, viết cũng được: Sẽ rất khó giao tiếp với những người hơi nhạy cảm hoặc những người khó có thể tập trung lắng nghe từ đầu đến cuối. Vì vậy, bạn nên viết thư hoặc để lại tin nhắn cho họ trước khi muốn trực tiếp trao đổi. Ngoài ra, những người gặp khó khăn khi phải diễn đạt bằng lời nói cũng có thể sử dụng cách này để giao tiếp hiệu quả hơn Thông tin đơn giản và dễ hiểu: Nghĩa là bạn nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản; dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả giao tiếp. 213

220 3.11. Tiếp nhận phản hồi: Việc chuyển tải nội dung thông tin chỉ là bước đầu tiên trong quá trình giao tiếp. Cả người nói và người nghe đều cần khuyến khích người kia phản hồi. Phản hồi giúp bạn biết được người đối thoại có thực sự nắm bắt được vấn đề đang trao đổi hay không, có hiểu đúng hay không. Từ đó bạn sẽ khẳng định lại những thông tin chưa được hiểu đúng, tránh việc thực thi sai hoặc hiểu lầm Xây dựng niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau: Bất cứ ai, nếu giao tiếp với tinh thần tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đều thấy rõ ràng hiệu quả giao tiếp sẽ tốt hơn. Với niềm tin và sự tôn trọng, bạn trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn hơn. Do vậy, cuộc hội thoại giữa bạn và đối tác sẽ mang tính tương tác nhiều hơn và tất nhiên sẽ hiệu quả hơn. 4. Một số lỗi thường gặp trong giao tiếp của công chức với nhân dân - Không chú ý đến việc hướng dẫn, giải thích các quy định, thủ tục cho người dân sao cho rõ ràng, cụ thể, cặn kẽ. - Né tránh trách nhiệm, sợ chịu trách nhiệm nên dẫn tới yêu cầu công dân và tổ chức phải làm thêm nhiều thủ tục rườm rà. - Hách dịch, cửa quyền, thể hiện ở thái độ trịnh thượng, ban ơn, lạnh nhạt, nói năng cộc lốc, sẵng giọng hay dễ nổi nóng, cáu bẳn, thiếu lịch sự, tôn trọng, thiếu đồng cảm, chia sẻ. Sự của quyền của người công chức còn thể hiện ở việc khi giải quyết các thủ tục hành chính cố tình đưa ra những chỉ dẫn, yêu cầu có tính chất gây khó dễ, phiền hà, thậm chí trái quy định của pháp luật để kéo dài thời gian hay làm phức tạp hóa thủ tục, giấy tờ, khiến người dân phải đi lại nhiều lần, tốn kém thời gian và công sức nhằm mục đích thể hiện quyền lực của mình để sách nhiễu, trục lợi. Do cách giao tiếp trên mà công dân dần dần trở nên ngại, sợ, né tránh quan hệ giao tiếp với cán bộ, công chức và tìm đến cách thức khác để giải quyết công việc và dần dần mất đi lòng tin vào cơ quan công quyền. III. MỘT SỐ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CƠ BẢN Việc nắm vững và tinh thông kỹ năng giao tiếp rất quan trọng cho việc thực thi công vụ hiệu quả đối với một người công chức. Dưới đây là một số kỹ năng giao tiếp cơ bản: 1. Kỹ năng nghe Nghe là một trong những kỹ năng quan trọng của quá trình giao tiếp. Quá trình giao tiếp trở nên tốt hơn nếu như các bên tham gia vào giao tiếp biết lắng nghe. Cần phân biệt giữa lắng nghe và nghe. Nếu như nghe chỉ đơn thuần là một hành động sinh lý tiếp nhận âm thanh, mang tính tự nhiên và cảm tính thì lắng nghe là sự tập trung tư tưởng cao độ để thấu hiểu từng thông điệp, suy tư, cảm xúc của đối tác. Lắng nghe hiệu quả được xem là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công trong giao tiếp. Nó giúp người nghe hiểu rõ nội dung và cảm xúc chứa đựng trong thông điệp của người nói, khuyến khích người nói chia sẻ thông tin và cảm xúc. Trong giao tiếp của công chức cấp xã với nhân dân, thực hành kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ giúp thu thập thông tin đầy đủ và chính xác cho việc ra quyết định hành chính. Lắng nghe khi giao tiếp với nhân dân cũng giúp người công chức nhận 214

221 thức được bản thân mình, nhận thức được người khác và giảm thiểu yếu tố cảm tính trong xử lý tình huống, giảm các nguy cơ xung đột trong hoạt động hành chính. Để lắng nghe có hiệu quả bạn cần sử dụng cả trực quan và các giác quan để lắng nghe toàn bộ một con người chứ không phải chỉ nghe lời nói của họ. Ba mức độ lắng nghe: Lắng nghe cái đầu:là lắng nghe suy nghĩ, quan điểm, ý kiến của đối tác. Để lắng nghe tốt ở mức độ này chúng ta cần có thái độ khách quan, cởi mở, tôn trọng ý kiến, quan điểm của người nói, hkông vội vàng đánh giá, không phê phán. Lắng nghe trái tim:là lắng nghe tình cảm, cảm xúc, trạng thái, kinh nghiệm của đối tác. Để lắng nghe tốt ở mức độ này chúng ta cần giữ thái độ tôn trọng, bình thản, tránh tỏ ra bồn chồn, lo lắng, bất an về những chuyện khác; kết hợp với quan sát giúp ta nhận ra cảm xúc của người nói bộc lộ qua ngôn ngữ cơ thể (ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, tư thế, sự im lặng ). Việc chú ý lắng nghe giọng nói, âm lượng, tốc độ, ngữ điệu sẽ giúp chúng ta hiểu tâm trạng bên trong của người nói. Lắng nghe đôi chân:là lắng nghe động cơ, lý do, nhu cầu của đối tác. Đây là phần khó nhất của kỹ thuật lắng nghe. Để lắng nghe tốt ở mức độ này chúng ta cần đặt mình vào vị trí của người nói; quản lý tốt cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc chi phối; giữ thái độ tĩnh lặng, bình thản, biểu hiện toàn tâm toàn ý và không bị chi phối bởi bất kỳ việc gì khác và tìm điểm chung giữa hai bên về quan điểm, cách nhìn nhận, hiểu biết & kinh nghiệm 2. Kỹ năng nói Nói là hình thức giao tiếp trực tiếp, được sử dụng nhiều trong các hoạt động giao tiếp của cán bộ, công chức với công dân, tổ chức và là hình thức đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp. Bất kỳ cán bộ, công chức khi tiếp xúc với công dân, tổ chức đều phải cần đến kỹ năng nói. Cụ thể là trong các trường hợp như: - Trực tiếp giải quyết các thủ tục và công việc liên quan đến quản lý hành chính thuộc chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của mình (trình bày, giải thích, hướng dẫn, hoà giải bất đồng, tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo...). - Giải thích, tuyên truyền, phổ biến, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vận động đông đảo nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự và phòng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cư. - Đối thoại trực tiếp với công dân và tổ chức nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác triển khai chính sách, pháp luật; thăm dò ý kiến, dư luận của nhân dân để điều chỉnh các biện pháp quản lý hành chính cho phù hợp và hiệu quả. - Thăm hỏi nhân dân trong những ngày lễ hoặc lúc đồng bào gặp khó khăn. Ngoài những tình huống nói trực tiếp trên, trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, cán bộ, công chức còn sử dụng hình thức nói gián tiếp khi các chủ thể tham gia giao tiếp không trực tiếp gặp gỡ mà thông qua các phương tiện kỹ thuật như nói qua điện thoại. 215

222 Kỹ năng nói hiệu quả là khả năng biểu đạt bằng lời nói, là một loại năng lực thể hiện qua khẩu ngữ để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng, tình cảm một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phúc. Ở thời kỳ mà thông tin mở rộng, dân trí nâng cao thì quần chúng càng đòi hỏi cán bộ, công chức giao tiếp, trao đổi, xử lý công việc có văn hoá, nhạy bén, hiệu quả. Có kỹ năng nói tốt không những làm cho việc giải quyết công việc đạt hiệu quả hơn, mà còn giúp tự khẳng định bản thân trước tập thể, tự nâng cao uy tín của mình. Rèn luyện kỹ năng nói có hiệu quả - Khi nói, không chỉ nói bằng lời mà cần kết hợp với các giao tiếp không lời như ánh mắt, nét mặt, các động tác cơ thể... - Trong lời nói, không phải chỉ cần quan tâm đến nói cái gì mà cả nói như thế nào: chuẩn bị tốt những nội dung cần nói, trao đổi theo những trật tự cần thiết, lựa chọn cách trình bày để đạt được mục đích của cuộc giao tiếp. - Âm lượng, tốc độ giọng nói có thể ảnh hưởng đến giao tiếp: cần phải nói to vừa phải, rõ ràng, chú ý âm lượng trong những nội dung mấu chốt, không nên nói quá to, quá nhỏ. - Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp phải thống nhất - Ngôn từ cần phù hợp với văn hóa và trình độ của người nghe - Uyển chuyển trong âm điệu, tránh nói giọng đều đều, buồn tẻ. - Trong khi nói không nên dùng từ một cách cầu kỳ, hoa mỹ mà nên dùng từ dễ hiểu. - Nói đúng lúc, đúng chỗ: chọn nội dung giao tiếp đã khó nhưng cũng rất thận trọng nói khi nào, chỗ nào là hợp lý nhất. - Thông tin cần truyền đạt phải đảm bảo tính chân thực, chính xác, dễ hiểu và có sức thuyết phục. - Lời nói phải khách quan, lịch sự. - Cần phân tích, dẫn chứng, giải thích để chứng minh những thông tin, lập luận đúng để người nghe hiểu. - Khi nói cần tránh các yếu tố có thể gây khó chịu cho người nghe như:lặp lại một số từ đệm quá nhiều, nói sai văn phạm, phát âm không chuẩn, ùng từ khó hiểu, từ chuyên môn, cử chỉ, động tác không phù hợp với lời nói, không chú ý và tôn trọng người nghe. 3. Kỹ năng đọc Đọc là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp hành chính. Đọc đem lại nhiều lợi ích: cập nhật, nắm bắt thông tin, biết được những ý tưởng mới, nâng cao sự hiểu biết, giúp phân tích, dự đoán tình hình để định hướng kế hoạch, hoạt động, giải quyết công việc. Để có kỹ năng đọc hiệu quả cần rèn luyện việc đọc bằng mắt, tránh đọc trở lại quá nhiều, tập đọc nhanh, thâu tóm đúng, đủ ý chính, nội dung trọng tâm của vấn đề. Cần chú ý và hiểu trọng tâm cả đoạn nói gì, đôi khi đừng để ý đến từng từ, từng câu. 216

223 4. Kỹ năng viết Viết là một kỹ thuật quan trọng trong quản lý hành chính, thể hiện hình thức giao tiếp gián tiếp thông qua ngôn ngữ viết trên cơ sở văn phong hành chính. Văn bản được soạn thảo trong quản lý hành chính thông qua kỹ năng viết cần đảm bảo: -Về hình thức, thể thức: đúng theo các yêu cầu trong kỹ thuật soạn thảo văn bản (cơ chữ, cách trình bày). - Về nội dung: đảm bảo yêu cầu thông tin (chỉ đạo, thông báo, hướng dẫn ), nội dung được nhấn mạnh và làm rõ nhờ vào hình thức thể hiện văn bản chuyển tải được các yêu cầu trong nội dung công việc bằng việc sử dụng từ ngữ nhấn mạnh, cách ngắt ý, viết hoa, in đậm giúp người đọc hiểu được ý tưởng chính. - Về văn phong: văn phong hành chính (chính xác, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, không dùng các thuật từ, thuật ngữ, mỹ từ, mị từ, hạn chế việc dùng các thuật ngữ chuyên môn trừ những trường hợp cần thiết). Tránh lan man bởi các thông tin phụ, các vấn đề dẫn dắt quá dài không cần thiết. 5. Kỹ năng phản hồi Phản hồi là một kỹ năng giao tiếp quan trọng giúp cho các chủ thể giao tiếp biết được nhận thức, cảm xúc, thái độ của nhau trong quá trình giao tiếp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp. Khi một người nhận được những phản hồi mang tính xây dựng, nó sẽ giúp cho họ sẵn sàng thay đổi để hoàn thiện mình hơn và tối đa hóa khả năng của mình. Phản hồi có thể được thực hiện theo hai cách: Phản hồi xây dựng (hay còn gọi là phản hồi tích cực) và phản hồi theo kiểu khen và chê. Phản hồi xây dựng là đưa ra những thông tin cụ thể, trọng tâm vào vấn đề và dựa trên sự quan sát, nêu lên những điểm tích cực và những điểm cần cải thiện. Phản hồi theo kiểu khen và chê là những đánh giá mang tính cá nhân, chung chung, không rõ ràng, chú trọng vào con người và dựa trên quan điểm, cảm nhận của người đưa ý kiến phản hồi. Hãy cố gắng để đừng bị rơi vào cái bẫy của kiểu phản hồi khen và chê. Các nguyên tắc đưa ra ý kiến phản hồi xây dựng - Chỉ nên đưa ý kiến phản hồi khi có sự chấp thuận của người nhận; - Đưa ý kiến phản hồi càng sớm càng tốt, khi mà sự việc vẫn còn tươi mới trong đầu của cả người đưa và nhận phản hồi. Tuy nhiên, khi đưa ý kiến phản hồi những điểm cần cải thiện, cần lưu ý: Nếu ngay khi sự việc xảy ra, tâm trạng của người đưa hoặc nhận phàn hồi không tốt, hãy dành thời gian để cả hai phía bình tĩnh trở lại và người đưa phản hồi sắp xếp ý tưởng cho hợp lý, có được giọng nói, ngữ điệu phù hợp và đã sẵn sàng khi đó hãy tiến hành phản hồi; - Chọn địa điểm thích hợp, đặc biệt là khi đưa ý kiến phản hồi những vấn đề cá nhân cần cải thiện nên chọn chỗ riêng tư; - Người đưa phản hồi cần dựa trên những hành vi cụ thể, những hiện tượng vừa quan sát và ghi chép được để phản hồi, không tự đánh giá, áp đặt hoặc suy diễn; - Hãy bắt đầu phản hồi bằng cách nêu bật những điểm tích cực trước;nên đưa ra những điểm cần cải thiện tại đây và hiện nay, không nên xâu chuỗi những lỗi, khuyết điểm trong quá khứ, trừ trường hợp cần nhấn mạnh những hành vi có tính chất 217

224 hệ thống; - Không nên đưa ra quá 4 điểm cần cải thiện trong 1 lần phản hồi; - Khi phản hồi về những điểm cần cải thiện, nên chú trọng vào những hành vi có thể thay đổi, thảo luận giải pháp cải thiện một cách cụ thể; khuyến khích người nhận phản hồi tự đưa ra giải pháp; sử dụng những câu hỏi mở như: Anh/chị thấy việc này thế nào? Nếu lần sau làm lại việc này, anh/chị sẽ làm khác đi như thế nào? Một số lưu ý khi phản hồi - Đi thẳng vào vấn đề, tránh vòng vo; - Chân thành - Tránh dùng câu phức. Hãy thận trọng khi sử dụng những từ nhưng, tuy nhiên. - Chú ý đến giọng nói: Giọng nói cáu kỉnh, thất vọng sẽ dễ chuyển phản hồi tích cực, có tính chất xây dựng thành phê phán. - Phản hồi là vì người nhận, không vì người đưa phản hồi. Do vậy khi đưa phản hồi, bạn cần nhạy cảm với những tác động của những thông tin mà bạn đưa ra. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clayton B. (2003). Body Language at Work: Read the signs and make the right moves (tạm dịch: Ngôn ngữ cơ thể nơi làm việc: Nhận biết dấu hiệu và ứng xử phù hợp). London: Hamlyn. 2. Dwyer K.K, Carson R.E và Dalbey I.(2003). Oral Communication apprehension. Basic Communication course annual, 15, trang Pease A. và Melrabian A. (1998). Thuật xét người qua điệu bộ. Tp.HCM: Nhà xuất bản Trẻ. 4. Trần Hoàng và Trần Việt Hoa (2005). Văn hoá ứng xử nơi công sở. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin. 5. Trần Thị Thanh Thuỷ (2007). Một số ý kiến nhằm góp phần cải thiện hiện quả của giao tiếp công vụ. Tạp chí Tổ chức nhà nước, số tháng 10/

225 CHUYÊN ĐỀ 15 Kỹ năng lập kế hoạch 1. Khái niệm và ý nghĩa của việc lập kế hoạch a. Khái niệm lập kế hoạch: Lập kế hoạch là một quá trình sắp xếp các nguồn lực (con người, tài chính, thời gian...) và các phương tiện, được sử dụng cho một khoảng thời gian xác định trong tương lai, để thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu đã định trước; với việc sử dụng các kinh nghiệm trong quá khứ, dự báo khả năng trong tương lai và công nhận thực tế của hiện tại. (Bộ Nội vụ, 2013, tr.62). b. Tầm quan trọng của kế hoạch đối với công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn Lập kế hoạch giúp công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn có thể gắn mục tiêu với thời gian cụ thể, tránh được sự chồng chéo trong công việc và không lãng phí thời gian và tiền bạc. Lập kế hoạch giúp công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn thiết lập được những tiêu chuẩn để kiểm soát, đánh giá tiến độ thực hiện, chất lượng và kết quả thực hiện công việc. Theo đó, công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn có thể đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các mục tiêu. Lập kế hoạch giúp cơ quan tổ chức xác định được trách nhiệm của bộ phận và cá nhân trong thực thi nhiệm vụ, thông qua đó đánh giá được kết quả hoàn thành nhiệm vụ của công chức. Lập kế hoạch giúp dự đoán và ứng phó với những thay đổi trong tương lai. Thông qua việc lập kế hoạch người công chức quản lý có thể dự đoán được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, lường trước được những khó khăn, và có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra (một cách tương đối). Kế hoạch được xây dựng sẽ giúp huy động, phối hợp và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực (công sức, thời gian, tài chính, các mối quan hệ). Nhờ có các kế hoạch mà công chức trong cơ quan đơn vị có thể phối hợp các hoạt động của các cá nhân cũng như các bộ phận một cách nhịp nhàng và có kế hoạch trong thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu. Thông qua lập kế hoạch, người công chức quản lý lựa chọn các phương án bố trí sử dụng và phối hợp các nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả. Thông qua đó giảm thiểu được sự trùng lắp, chồng chéo, lãng phí về nguồn lực. Lập kế hoạch cho phép tăng cường tính cộng đồng trách nhiệm giữa các cá nhân, giữa lãnh đạo cấp trên và nhân viên cấp dưới. Thông qua bản kế hoạch, mỗi cá nhân đều nhận thức được vị trí, vai trò và mức độ đóng góp của mình trong chuỗi các 219

226 mắt xích về quan hệ công việc, từ đó ý thức tốt hơn, chủ động hơn trong việc thực hiện phần việc của mình. Lập kế hoạch giúp công chức văn hóa- xã hội phường, thị trấn chủ động hơn, tạo nên tính sẵn sàng trong công việc. Ví dụ: việc thiết lập thời gian nộp các báo cáo tháng, báo cáo quý, hay báo cáo cáo năm sẽ là cơ sở để các công chức văn hóa - xã hội chuẩn bị, thu thập trước các thông số để báo cáo. Trên cơ sở sẵn sàng về mặt thông tin ở một mức độ nhất định, các công chức văn hóa - xã hội phường, thị trấn sẽ thực hiện các báo cáo có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu về cả chất lượng và thời gian. 2. Thành phần và phân loại kế hoạch a. Thành phần Tùy theo tính chất, mức độ cần đạt được trong thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan đơn vị, công chức cấp xã phải xác định cho được các thành phần của kế hoạch. Thông thường, một bản kế hoạch gồm một số thành phần cơ bản như sau: Các mục tiêu: Là những kết quả trong tương lai mà cơ quan, đơn vị mong muốn đạt được thông qua hoàn thành thực hiện kế hoạch. Phương hướng và các biện pháp thực hiện các công việc, các hoạt động dự kiến để đạt những mục tiêu đã đề ra. Nguồn lực: Các nguồn lực thực hiện kế hoạch có thể được chia thành nhiều loại gồm: Nguồn lực vật chất, tài chính; nguồn nhân lực, chuyên môn và trí tuệ; nguồn lực tổ chức; nguồn lực quan hệ; nguồn lực thông tin, thời gian... Các nguồn lực bao gồm nguồn lực hiện có và nguồn lực tiềm năng. Nguồn lực hiện có là những nguồn lực đã có sẵn, chỉ cần đưa chúng vào sử dụng. Nguồn lực tiềm năng là những nguồn lực mà cơ quan đơn vị cần có trong tương lai. Đây là loại nguồn lực chưa sẵn có cho nên người công chức quản lý phải có những chính sách và biện pháp để huy động, trong đó phải tính đến tính không chắc chắn của nó. Cách thức tổ chức thực hiện: Những sắp xếp, phân công thực hiện công việc; trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận; các hướng dẫn và chỉ đạo, các quy định về hợp tác và phối hợp thực hiện. b. Phân loại kế hoạch Tùy theo mục đích, nội dung, tính chất, lĩnh vực, quy mô và mức độ phức tạp của công việc mà kế hoạch có thể được phân chia thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại kế hoạch. Căn cứ vào thời gian: - Kế hoạch dài hạn: từ 10 năm trở lên; - Kế hoạch trung hạn: từ 5-10 năm; - Kế hoạch ngắn hạn: từ 1-2 năm hoặc ngắn hơn. Căn cứ vào phạm vi hoạt động: - Kế hoạch của toàn ngành trong phạm vi cả nước; - Kế hoạch ngành ở từng địa phương: Tỉnh, huyện, thành phố ; 220

227 - Kế hoạch bộ phận: Kế hoạch của từng vấn đề, từng bộ phận trong quá trình thực hiện kế hoạch của ngành. Căn cứ vào khuôn khổ, thời gian, tính chất, mục tiêu : - Kế hoạch chiến lược: Đặc điểm của kế hoạch chiến lược là thời gian thực hiện dài, bao gồm nhiều vấn đề hay toàn bộ vấn đề. Để thực hiện kế hoạch thường phải sử dụng các biện pháp lớn và đòi hỏi nhiều nguồn lực. - Kế hoạch chiến thuật (Kế hoạch tác nghiệp): Đặc điểm của kế hoạch chiến thuật là thời gian thực hiện ngắn và lập kế hoạch với các lĩnh vực cụ thể, để thực hiện kế hoạch không đòi hỏi những nguồn lực lớn. Kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật khác nhau về khuôn khổ, thời gian, tính chất, mục tiêu nên ở cấp quản lý nào cũng có thể xây dựng được kế hoạch chiến lược và kế hoạch chiến thuật. 3. Các nguyên tắc lập kế hoạch a. Nguyên tắc mục tiêu Mọi hoạt động quản lý đều hướng tới đạt những mục tiêu nhất định, trong đó hoạt động lập kế hoạch cũng vậy. Do đó, mọi kế hoạch, từ xây dựng đến tổ chức thực hiện, phải đảm bảo nguyên tắc hướng các nỗ lực, nguồn lực của các cá nhân, bộ phận vào việc hoàn thành mục tiêu. b. Nguyên tắc hiệu quả Các nguồn lực thường là có hạn so với mong muốn trong thực hiện công việc. Vì vậy, một yêu cầu cơ bản là phải đảm bảo hiệu quả trong sử dụng nguồn lực so với chi phí bỏ ra. Nguyên tắc cũng phải được tuân thủ trong lập và thực hiện kế hoạch. Hiệu quả của một kế hoạch được đo lường bằng việc so sánh kết quả mà nó đóng góp vào việc đạt các mục tiêu so với những chi phí và các nguồn lực đã sử dụng trong xây dựng và thực hiện kế hoạch. c. Nguyên tắc cân đối Khi xây dựng kế hoạch cần đảm bảo tính cân đối giữa các yếu tố cấu thành. Ví dụ: Mục tiêu phải phù hợp với nguồn lực, các hoạt động phải được tiến hành nhịp nhàng, hoạt động trước làm tiền đề cho hoạt động sau; phải cân đối giữa nguồn lực với các biện pháp, giữa các phương tiện với con người... như vậy sẽ tránh được tình trạng thiếu hoặc dư thừa, lãng phí nguồn lực, hoặc chồng chéo công việc. d. Nguyên tắc linh hoạt Các kế hoạch mang tính dự kiến về các hoạt động trong tương lai. Tương lai luôn thay đổi, vì vậy, bản thân các kế hoạch, trong thiết kế và thực hiện cũng phải bảo đảm tính linh hoạt, có thể điều chỉnh được nhằm giảm bớt các rủi ro do các yếu tố và điều không mong đợi phát sinh. e. Nguyên tắc bảo đảm cam kết Trong các kế hoạch phải xác định các mục tiêu và các nguồn lực, phân công trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Nếu chỉ một trong các cá nhân hoặc bộ phận không hoàn thành trách nhiệm của mình, hay các nguồn lực không được cung cấp đầy đủ và theo đúng tiến độ yêu cầu thì có thể dẫn 221

228 đến việc không hoàn thành kế hoạch theo dự kiến. Chính vì vậy, trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phải đảm bảo thực hiện đúng các cam kết ghi trong kế hoạch. 4. Phương pháp lập kế hoạch Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học, người lập kế hoạch có thể dùng phương pháp 5W1H2C5M bao gồm các yếu tố sau: a. Xác định mục tiêu, yêu cầu (Why): Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì người lập kế hoạch sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng. Để đảm bảo kế hoạch được tổ chức thực hiện có kết quả, mục tiêu của kế hoạch phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau đây (SMART): Tính cụ thể (Specific): Để xây dựng các nội dung cho các thành tố cụ thể của kế hoạch, người lập kế hoạch phải trả lời sáu câu hỏi sau: - Cái gì : Chúng ta mong muốn đạt được cái gì? Và phải làm những gì để đạt được mong muốn đó. - Tại sao : Những mục đích, lợi ích, lý do cụ thể để hoàn thành mục tiêu. - Ai : Các đối tác, đối tượng tham gia, phối hợp? - Ở đâu : Phạm vi, địa bàn vị trí thực hiện kế hoạch. - Khi nào : Khuôn khổ thời gian phải thực hiện/hoàn thành từng công/ lĩnh vực công việc. - Thế nào : Cách thức thực hiện, những yêu cầu, những hạn chế. Tính đo lường được (Measureable): Thiết lập hệ thống tiêu chí chính xác để đo lường những tiến triển của công việc hướng tới đạt được từng mục tiêu cụ thể đã định là yêu cầu tối cần thiết trong xây dựng kế hoạch. Khi theo dõi và đo lường sự tiến triển công việc, cần kiểm tra xem chúng có theo đúng hướng không, và có đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn hay không. Để xác định mục tiêu có thể đo lường được, cần đặt ra những câu hỏi như: Làm được gì? Làm được bao nhiêu? Làm trong điều kiện nào? Làm thế nào để biết khi nào mục tiêu hoàn thành? Có thể đạt được (Attainable/Achievable): Khả thi, có thể đo lường sự đạt được, sự hợp lý Tính thực tế (Realistic): Để đảm bảo bản kế hoạch cùng các mục tiêu, các công việc và các chỉ tiêu kết quả có tính thực tế, chúng phải thể hiện được tính khách quan hướng đến cái mà chúng ta sẽ và có khả năng thực hiện. Một mục tiêu có thể vừa cao vừa thực tế. 222

229 Chúng ta cần xác định mục tiêu nên cao đến mức độ nào, nhưng phải đảm bảo rằng mọi mục tiêu thể hiện được sự tiến triển chắc chắn. Có khi một mục tiêu cao dễ đạt được hơn một mục tiêu thấp bởi mục tiêu thấp đưa ra nỗ lực thấp hơn, còn mục cao đưa ra nỗ lực cao hơn. Trong nhiều trường hợp, chúng ta hoàn thành được những công việc khó khăn bởi vì chúng ta làm nó xuất phát từ quyết tâm và niềm say mê chứ không phải vì các mục đích khác. Mục tiêu chỉ trở thành hiện thực nếu chúng ta thực sự tin tưởng rằng nó có thể được hoàn thành. Một phương pháp nữa để nhận biết một mục tiêu được xác định là hiện thực nếu chúng ta đã hoàn thành nó trong quá khứ hoặc tự đặt ra những điều kiện cần thiết để hoàn thành mục tiêu đó. Có khung thời gian (Time bound): Các mục tiêu, công việc và các chỉ tiêu kế hoạch phải được xác định trong một giai đoạn/khuôn khổ thời gian cụ thể và rõ ràng để hoàn thành. Các khung thời gian này cũng chính là các mốc thời gian để chúng ta xác định các hoạt động kiểm điểm hay đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu, kết quả công việc, cũng như đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiếu những sai lệch. b. Xác định nội dung công việc (What) Người lập kế hoạch cần chia nhỏ nội dung công việc cụ thể theo lộ trình thực hiện, việc nào xảy ra trước, việc nào xảy ra sau. Đây chính là việc xác lập qui trình thực hiện các nội dung công việc. Mỗi nội dung công việc chỉ nên chia tối đa 2 cấp: Cấp 1: các nội dung lớn cần thực hiện và cấp 2 là các bước để thực hiện nội dung đó. Người lập kế hoạch hãy chắc rằng, bước sau là sự phát triển của bước trước. c. Xác định địa điểm, thời gian và người thực hiện 3W (Where, When, Who) - WHERE: Thực hiện tại đâu? - WHEN: Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc, những điểm mốc nào về thời gian và nội dung cần được kiểm tra? Để xác định được thời hạn phải làm công việc, người lập kế hoạch cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc. Có 4 loại công việc khác nhau: công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp. Người lập kế hoạch phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước. THỨ TỰ ƯU TIÊN Khẩn cấp Không khẩn cấp Quan trọng 1 3 Không quan trọng WHO (Ai?): bao gồm các khía cạnh sau: Ai làm việc đó? Ai phối hợp, hỗ trợ? Ai kiểm tra? Ai chịu trách nhiệm 223

230 d. Xác định cách thức thực hiện (How) Phần việc này trả lời cho câu hỏi thực hiện như thế nào, bao gồm các nội dung: Cách thức thực hiện từng công việc là gì? Tiêu chuẩn thực hiện là gì? Thực hiện bằng công cụ nào?. e. Xác định phương pháp kiểm soát (Control) Là hoạt động thường xuyên, định kỳ thu thập và phân tích thông tin, số liệu về tiến độ thực hiện kế hoạch nhằm xác định các vấn đề khó khăn, vướng mắc và kịp thời có giải pháp khắc phục. Việc kiểm soát chủ yếu cung cấp thông tin về: - Tiến độ thực hiện các hoạt động so với kế hoạch và chỉ số; - Mức độ đạt được các kết quả đầu ra so với kế hoạch và chỉ số; - Tình hình huy động và sử dụng các nguồn lực (tài chính, cơ sở vật chất và con người). - Theo dõi, giám sát các rủi ro làm căn cứ đưa ra các giải pháp khắc phục rủi ro. ĐÁNH GIÁ RỦI RO MỨC ĐỘ RỦI RO CAO VỪA THẤP KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI RO CAO VỪA THẤP GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO MỨC ĐỘ THỰC HIỆN CAO VỪA THẤP KHẢ NĂNG THỰC HIỆN CAO VỪA THẤP Ngay từ khi lập kế hoạch, dựa trên kinh nghiệm, dựa trên quan hệ và dựa vào thực trạng các nguồn lực, mỗi hoạt động trong kế hoạch đều phải được tiên liệu các rủi ro, khó khăn có thể xảy ra, đánh giá theo cấp độ từ cao đến thấp và đưa ra các giải pháp tương ứng. Việc làm này cho phép giảm thiểu các rủi ro cũng như tăng cường tính chủ động trong quá trình thực hiện kế hoạch. (Nguồn: JICA, 2014). g. Xác định phương thức kiểm tra (Check) Việc kiểm tra liên quan đến các nội dung sau: - Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? - Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra. - Tần suất kiểm tra như thế nào? 224

231 - Việc kiểm tra đó thực hiện một lần hay thường xuyên? (Nếu vậy thì bao lâu một lần?). - Ai tiến hành kiểm tra? - Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu cần kiểm tra? - Điểm kiểm tra trọng yếu cần tuân theo nguyên tắc Pareto (20/80), tức là làm sao để những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20% số lượng nhưng chiếm đến 80% khối lượng sai sót. h. Xác định nguồn lực (5M) Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi. Nguồn lực bao gồm các yếu tố: - Man (Nguồn nhân lực): những ai sẽ thực hiện công việc, họ có đủ trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất, tính cách phù hợp? Ai hỗ trợ? Ai kiểm tra? Nếu cần nguồn dự phòng thì có đủ nguồn lực con người để hỗ trợ không? - Money (Tiền bạc): Có cần kinh phí không? Có kinh phí thực hiện hay không? Bằng nguồn nào? Có thể huy động không?v.v... - Material (Nguyên liệu/hệ thống cung ứng): thông tin, tiêu chuẩn, thời hạn thực hiện,v.v... - Machine (Máy móc/công nghệ): máy tính, điện thoại, thư điện tử, v.v... - Method (Phương pháp làm việc): cách thức thực hiện như thế nào? Việc này cần bàn bạc với các thành viên khác của nhóm. 5. Quy trình lập kế hoạch Bước 1: Nhận thức cơ hội Đây không phải là bước bắt buộc nhưng để xây dựng được kế hoạch tốt thì người quản lý phải nhận thức trước được cơ hội, tức là người quản lý phải làm dự báo để nhận thức được những điểm yếu, điểm mạnh, thời cơ, nguy cơ và những thuận lợi, khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch. Bước 2: Xác định mục tiêu và tiền đề của kế hoạch - Xác định mục tiêu: các mục tiêu phải đảm bảo tiêu chí SMART (nêu ở Mục 4 - Phương pháp lập kế hoạch). - Xác định các tiền đề của kế hoạch: là các giả thiết về hoàn cảnh trong đó kế hoạch sẽ được thực hiện gồm: các tiền đề ngoài cơ sở (tình hình kinh tế - chính trị địa phương, dân số, môi trường pháp lý, văn hóa, khoa học công nghệ ); các tiền đề trong cơ sở (cơ cấu tổ chức, các thể chế, quy định, vấn đề nhân lực, ngân sách, cơ sở vật chất kỹ thuật ). Để xác định được các tiền đề trên, người lập kế hoạch cần phải: 1/Thu thập đầy đủ các dữ liệu, các thông tin có liên quan. Rà soát lại các công việc trước đó nhằm xác định những công việc còn tồn đọng và trình tự ưu tiên giải quyết công việc trong kế hoạch sắp tới; 2/ Tham khảo ý kiến các chuyên gia, ý kiến lãnh đạo, các bộ phận về sự cần thiết của vấn đề dự tính đưa ra, mục tiêu hướng tới, tính khả thi, định hướng công việc, nhiệm vụ chủ yếu cần bàn bạc, quyết định và sự chỉ đạo thực hiện từ phía lãnh đạo. 225

232 Bước 3: Xây dựng đề cương kế hoạch và lựa chọn phương án tối ưu - Lập bảng kế hoạch và xác định các phương án thực hiện: Đưa ra một số phương án hành động để có thể thực hiện được mục tiêu đề ra. Phương án hành động bao gồm: Mục đích, yêu cầu của kế hoạch; xác định các hoạt động/công việc cần phải thực hiện; nhóm các hoạt động/công việc lại để tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực; xác định các nguồn lực, thời gian thực hiện; thiết lập các bộ phận (nếu cần); phân công trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận, tổ chức; quy định mối quan hệ phối hợp giữa các thành viên khi tham gia thực hiện kế hoạch; xác định những rủi ro có thể và đối sách hạn chế những rủi ro đó; - Đánh giá và so sánh các phương án; - Lựa chọn phương án tối ưu. Tùy theo mức độ công việc, phạm vi chức trách được phân công, việc lựa chọn phương án tối ưu có thể do cá nhân tự quyết định hoặc bàn thảo trong tổ, nhóm, cơ quan... Bước 4: Viết dự thảo kế hoạch Khi viết thành văn bản cần bảo đảm thể thức văn bản đúng với quy định của Nhà nước; nội dung thông tin đầy đủ, tuân thủ các nguyên tắc. Bố cục một bản kế hoạch thường được chia thành 3 phần: - Phần mở đầu: Nhận định khái quát những vấn đề được xác định là cơ sở khoa học cho việc xây dựng kế hoạch; những thuận lợi, khó khăn; nêu rõ các căn cứ pháp lý cho việc xây dựng và mục đích của việc lập kế hoạch. - Phần nội dung: + Nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch và biện pháp thực hiện. + Các điều kiện, phương tiện thực hiện. + Các đối tượng được phân công thực hiện. + Trình tự triển khai, tổ chức thực hiện..., các biện pháp đảm bảo thực hiện, chế độ trách nhiệm. + Thời gian kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết. Các hình thức khen thưởng, kỷ luật. - Phần kết luận: + Nêu triển vọng của việc thực hiện kế hoạch. + Các đề xuất, kiến nghị. Bước 5: Thông qua và ban hành kế hoạch - Thảo luận dân chủ trong phạm vi được giao (nhóm, cấp phòng hoặc cơ quan). - Ban hành kế hoạch theo trình tự, thủ tục quy định. 6. Các điểm bất cập thường gặp khi lập kế hoạch Lần lữa, lâu dài trong việc lập kế hoạch 226

233 Đây là lỗi cơ bản nhiều người từng mắc phải. Người lập kế hoạch không nên chờ đợi cho tới khi bắt buộc cần phải có một kế hoạch hoạt động. Rất nhiều người than thở rằng: "Không có thời gian rảnh để lập kế hoạch hoạt động". Tuy nhiên, trên thực tế, công việc càng nhiều, càng bận rộn, càng cần chú tâm cho việc lên kế hoạch. Khi có thói quen lập kế hoạch cho công việc theo tuần, tháng, quý, năm hoặc kỳ hoạt động sẽ giúp cho công việc của được tiến hành một cách dễ dàng, không bị chồng chéo lên nhau, người lập kế hoạch có thể hoàn toàn chủ động được thời gian của mình, đặc biệt khi cần phải giải quyết nhiều công việc đồng thời. Lạm dụng ý tưởng Kế hoạch là nơi để người lập kế hoạch thể hiện các ý tưởng có tính khả thi. Do đó, việc đưa ra các ý tưởng thiết kế, thực hiện kế hoạch rất cần đảm bảo các ý tưởng được thao tác hóa, phân tích rõ ràng, cụ thể, khả thi và thống nhất giữa các cá nhân, nhóm cùng thực hiện. Khi lập kế hoạch, tránh đưa ra các ý tưởng chung chung hay đại khái, không phân tích kỹ hoặc đưa ra nhiều ý tưởng cho một hoạt động, làm cho bản kế hoạch bị rối. Kế hoạch được lập một cách dập khuôn và máy móc Một bản kế hoạch thành công là bản kế hoạch huy động và tận dụng được các nguồn lực riêng có để vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng các nội dung trong bản kế hoạch, vừa đảm bảo được tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ đối với các quy định thủ tục về hành chính, tài chính.v.v... mà nhà nước quy định. Do đó, mỗi loại nhiệm vụ sẽ có một bản kế hoạch tương thích riêng với các yếu tố đặc thù riêng. Mỗi bản kế hoạch có một "đời sống" riêng. Với các kế hoạch cùng loại đã được thực hiện, hoặc đang được thực hiện song song, người lập kế hoạch chỉ nên xem xét và nhận diện ở khía cạnh kinh nghiệm, không nên áp dụng hoàn toàn, vì người lập kế hoạch không thể chắc chắn các yếu tố hay lợi thế mà kế hoạch đó có được cũng sẽ có và xuất hiện trong quá trình thực hiện kế hoạch của mình. Các mục tiêu không cụ thể, chặt chẽ và rõ ràng Người đọc sẽ cảm thấy kế hoạch được thổi phồng quá mức khi dùng những từ ngữ hoa mỹ, hào nhoáng. Khi lập kế hoạch nên nhớ mục tiêu kế hoạch là kết quả công việc, trong đó người lập kế hoạch là người đề ra, theo dõi quá trình thực hiện những công việc này. Cung cấp những con số, thời gian cụ thể, trách nhiệm quản lý, ngân sách và các mốc để hoàn thành là một việc làm rất thông minh và thuyết phục. Một kế hoạch dù có được trình bày một cách thuyết phục nhưng vẫn có thể là vô nghĩa nếu không mang lại kết quả khả quan. Đặt ưu tiên cho quá nhiều việc Một chiến lược, mục tiêu cho việc thực hiện một bản kế hoạch cần có sự tập trung, nhất quán. Vì vậy, nên có một danh sách ưu tiên có từ 3-4 mục. Khi danh sách đó có tới 20 mục ưu tiên, đó không còn được gọi là một kế hoạch bởi thiếu đi tính tập trung. Những kế hoạch như vậy sẽ thiếu đi tính hiệu quả. Trên đây là một số lỗi cơ bản thường gặp khi lập một kế hoạch. Hãy thể hiện công việc trên giấy trước khi thực hiện sẽ giúp bạn tăng khả năng thành công trong công việc. 7. Ứng dụng biểu đồ GANTT trong lập kế hoạch 227

234 Biểu đồ Gantt được xây dựng vào năm 1915 bởi Henry L. Gantt, một trong những nhà tiên phong về lĩnh vực quản lý khoa học. Đây là một trong những công cụ cổ điển nhất nhưng vẫn được sử dụng phổ biến trong quản lý tiến độ thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án. Biểu đồ Gantt là một trong những cách phổ biến để trình bày các hoạt động (nhiệm vụ hoặc sự kiện) dựa trên thời gian. Mỗi hoạt động được biểu thị bằng một thanh dài, có ngày bắt đầu (Start Date), thời gian (Duration) và ngày kết thúc (End date). Nhìn vào biểu đồ Gantt, người quản lý cũng như các thành viên thực hiện dự án biết được: trình tự thực hiện mỗi nhiệm vụ; tiến độ thực hiện (biết được mình đã làm được gì và tiếp tục phải thực hiện công việc đó thế nào, bởi vì mỗi công việc được giao phải hoàn thành trong thời gian đã định); thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công việc. Biểu đồ GANTT có thể được sử dụng bởi phần mềm Microsoft Project. Hình dưới đây mô tả một biểu đồ GANTT theo ngày trong Microsoft Project. Hình 15.1: Biểu đồ GANTT theo ngày trong Microsoft Project Để sử dụng phần mềm này bạn cần đặt Microsoft Project vào máy tính. Ngoài ra, biểu đồ GANTT còn có thể thực hiện bằng Excell. Mặc dù Excell không hỗ trợ việc tạo biểu đồ Gantt, nhưng bạn có thể tạo một biểu đồ Gantt trên Excel cùng lúc với toàn bộ các yếu tố của kế hoạch. VD: nội dung công việc, tiến độ thực hiện (khung thời gian), người thực hiện, người phối hợp, công cụ thực hiện, định mức kinh phí (hoặc nguồn lực huy động được), đánh giá rủi ro.v.v... Với phần tiến độ thực hiện, bạn có thể tạo lập biểu đồ Gantt trên thư mục biểu đồ thanh xếp chồng như sau: Bước 1: Menu/Insert (chèn)/bar chat (biểu đồ thanh)/stacked Bar Chart (biểu đồ thanh xếp chồng) Bước 2: Thêm dữ liệu ngày bắt đầu, ngày thực hiện và ngày kết thúc: bằng cách - Nhấp chuột phải vào vị trí biểu đồ trống. Sau đó nhấp chuột vào Select Data. Một cửa sổ Select Data Source xuất hiện. 228

235 - Phía dưới Legend Entries (Series), bạn click chuột vào Add để mở cửa sổ Edit Series. - Click vào trường đầu tiên trong mục Series name, sau đó click chuột vào các ô trên bảng ngày bắt đầu. - Click vào biểu tượng ở cuối trường Series values (biểu tượng mũi tên màu đỏ nằm trong một bảng) để mở cửa sổ Edit Series. - Click chuột vào dòng đầu tiên kéo chuột xuống dòng cuối cùng trong mục ngày bắt đầu (Start Date). Sau khi mục được bôi đen. Tiếp theo bạn click vào biểu tượng hình mũi tên đỏ nằm trong bảng ở cuối Edit Series. Cửa sổ hiện tại sẽ đóng lại và mở ra một cửa sổ mới. Bạn chỉ cần click chọn OK là bạn đã có dữ liệu về tiến độ đã được tạo theo biểu đồ Gantt. Bước 3: Định dạng biểu đồ: thêm đường lưới, nhãn, hoặc thay đổi màu thanh hay cách các giá trị hay văn bản hiển thị bằng công cụ biểu đồ thông qua việc sử dụng các thư mục Format Axis/ Categories in reverse order/close, hay Format Data Series, Format Cells. (Xem ví dụ về bảng kế hoạch lập trên Excell tại Hình 15.2) Lưu ý: Điểm hạn chế của biểu đồ GANTT là chỉ thể hiện được tiến độ thực hiện công việc, sự liên quan của các hoạt động theo trình tự đã lập. Biểu đồ GANTT không thể hiện được rõ mối liên hệ logic của các công việc trong tổng thể các yếu tố của kế hoạch, không thể hiện được toàn bộ các yếu tố của bản kế hoạch. 229

236 Tên hoạt động:... Mục tiêu chung:... Hình 15.2: Biểu đồ GANTT sử dụng Excell 230

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT BỘ TƯ PHÁP VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỤC AN TOÀN LAO ĐỘNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG Ngày 25/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông

Chi tiết hơn

LUẬT XÂY DỰNG

LUẬT XÂY DỰNG MỤC LỤC LUẬT XÂY DỰNG 2014 SỐ 50/2014/QH13 NGÀY 18/06/2014...3 Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG...3 Chương II QUY HOẠCH XÂY DỰNG...12 Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG...12 Mục 2. QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG...15 Mục 3.

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 74/2014/QH13 Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2014 LUẬT Giáo dục nghề nghiệp Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201 QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Hiến pháp nước

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI

QUỐC HỘI QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 38/2005/QH11 LUẬT GIÁO DỤC Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung

Chi tiết hơn

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ 2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có báo cáo tài chính riêng, có con dấu, được

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

BỘ XÂY DỰNG

BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------- Số: 09/2009/TT-BXD Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 26/2012/QH13 Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 26/2012/QH13 Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2 QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Luật số: 26/2012/QH13 Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2012 LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2007-SĐBS 2012 Của quốc

Chi tiết hơn

32 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2011/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội,

32 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2011/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, 32 CÔNG BÁO/Số 377 + 378/Ngày 24-6-2011 BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2011/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2011 THÔNG TƯ Quy định về thời

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ

Chi tiết hơn

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng ------------------ Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOANH NGHIỆP PHẦN MỘT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1: Mục

Chi tiết hơn

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng CÔNG BÁO/Số 215 + 216/Ngày 24-04-2013 69 QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

Chi tiết hơn

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGH

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGH CÔNG BÁO/Số 1175 + 1176/Ngày 30-12-2014 3 QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGHIỆP Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chi tiết hơn

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018 Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/2017 - Tháng 6/2018 BIÊN MỤC ILO TRONG HỆ THỐNG DỮ LIỆU CHUNG [Phiên bản Tiếng Việt] Better Work Vietnam:

Chi tiết hơn

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐÀ LẠT (Ban

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 119/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG

Chi tiết hơn

Public participation in formulating regulations for sustainable management, use, and conservation of natural resources handbook

Public participation in formulating regulations for sustainable management, use, and conservation of natural resources handbook SỔ TAY HƯỚNG DẪN VẬN ĐỘNG CÔNG CHÚNG THAM GIA XÂY DỰNG CÁC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Dành cho các tổ chức xã hội và các tổ chức cộng đồng) Huế - 2011 LỜI GIỚI THIỆU Cùng với quá

Chi tiết hơn

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giữ vai trò quan trọng và nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong công cuộc Đổi mới, Đảng và Nhà nước

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 2018 Nội Luật

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC PHẠM VI CHỨC N

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC PHẠM VI CHỨC N THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NỘI VỤ (Ban hành kèm theo Quyết

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỈNH

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thường niên năm 2018 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Chi tiết hơn

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1 ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1 MỤC LỤC Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG... 5 Điều 1. Giải thích thuật ngữ... 5 Điều 2. Tên, hình thức pháp lý, trụ sở, mạng lưới hoạt

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

1 CHÍNH PHỦ Số: /2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Dự thảo lần 7 16/3/2017 NGHỊ ĐỊ

1 CHÍNH PHỦ Số: /2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Dự thảo lần 7 16/3/2017 NGHỊ ĐỊ 1 CHÍNH PHỦ Số: /2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Dự thảo lần 7 16/3/2017 NGHỊ ĐỊNH Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy

Chi tiết hơn

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Đừng để quyết định một đường, thực hiện một nẻo Phát biểu tại Hội nghị tổng

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG * Số 21-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHOÁ XII về công tác dân số trong tình hình mới

Chi tiết hơn

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh không thu nên không có kinh phí cho lực lượng dân quân.

Chi tiết hơn

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 SỞ Y TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỆNH VIỆN TỪ DŨ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do- Hạnh phúc quy chế quản lý, sử dụng tài sản của bệnh viện từ dũ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3678/QĐ-BVTD

Chi tiết hơn

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Lắng nghe, giải quyết nguyện vọng chính đáng của người dân Chiều 24/4, tại

Chi tiết hơn

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 29/2011/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC,

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH ----------------- & ----------------- QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy học theo học chế tín

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2015 SỔ TAY CHẤT L

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2015 SỔ TAY CHẤT L BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2015 Người viết ĐẠI DIỆN LÃNH ĐẠO Người phê duyệt GIÁM ĐỐC VIỆN Trần

Chi tiết hơn

Số 165 (7.513) Thứ Sáu ngày 14/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 165 (7.513) Thứ Sáu ngày 14/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 165 (7.513) Thứ Sáu ngày 14/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC: Vun đắp, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Hàn

Chi tiết hơn

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung

Chi tiết hơn

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao Số 93 / T3-2019 TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao đại diện sở hữu vốn nhà nước, các bộ ngành chạy đua

Chi tiết hơn

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BAN HÀNH TỪ NGÀY 01/01/1997 ĐẾN HẾT NGÀY 30/6/2012 ĐÃ HẾT HIỆU LỰC THI HÀ

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BAN HÀNH TỪ NGÀY 01/01/1997 ĐẾN HẾT NGÀY 30/6/2012 ĐÃ HẾT HIỆU LỰC THI HÀ DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BAN HÀNH TỪ NGÀY 01/01/1997 ĐẾN HẾT NGÀY 30/6/2012 ĐÃ HẾT HIỆU LỰC THI HÀNH (BỔ SUNG 1 ) (Ban hành kèm theo Quyết định số 2156/QĐ-NHNN

Chi tiết hơn

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT CON NUÔI TRONG NƯỚC: Phải thuận tiện và đơn giản Hôm qua (9/5), Thứ trưởng Nguyễn

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2019 CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ

Chi tiết hơn

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC THI VIếT DOANH NGHIệP, DOANH NHÂN THượNG TÔN PHÁP LUậT, PHÁT TRIểN BềN VữNG

Chi tiết hơn

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TRUNG TÂM NHIỆT ĐỚI VIỆT NGA: Tiếp tục thực hiện tốt phương châm Hợp tác, sáng tạo, hiệu quả, thực chất

Chi tiết hơn

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA TRỊNH XUÂN THANH: Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Bộ Ngoại giao Đức Tại cuộc họp báo thường

Chi tiết hơn

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã có 5 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động tại

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành

Chi tiết hơn

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TI BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN RAU QUẢ TIỀN GIANG KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢ O BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY TRƯỚC

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH ' Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: AO /2017/QĐ-UBND Thành phổ Hồ Chỉ Minh, ngà

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH ' Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: AO /2017/QĐ-UBND Thành phổ Hồ Chỉ Minh, ngà ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH ' Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: AO /2017/QĐ-UBND Thành phổ Hồ Chỉ Minh, ngày Crt" tháng 3 năm 2017 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết hơn

CÔNG BÁO/Số 10/Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NG

CÔNG BÁO/Số 10/Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NG CÔNG BÁO/Số 10/Ngày 15-3-2019 3 PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/2019/QĐ-UBND

Chi tiết hơn

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2001 QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 178/2001/QĐ-TTG

Chi tiết hơn

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân

Chi tiết hơn

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƢỞNG CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG I CÁC QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng 1. Quy định này quy định

Chi tiết hơn

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ CÔNG BÁO/Số 281 + 282/Ngày 10-4-2016 7 BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2016 THÔNG TƯ Hướng dẫn hợp

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Số 05 -CTr/TU CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

Chi tiết hơn

ñy ban nh©n d©n

ñy ban nh©n d©n TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI * Số 213-KH/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Quảng Ngãi, ngày 09 tháng 7 năm 2019 KẾ HOẠCH thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng và

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc - 0 - BỘ XÂY DỰNG CỤC GIÁM ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG VIỆT NAM ------------------------ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị qu

LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị qu LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật chất lượng

Chi tiết hơn

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc Tối 26/1, Ủy ban Nhà nước về người

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 09/2017 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 09/2017 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 09/2017 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh Điện thoại: 02838991104-0978845617

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ----- ----- PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 838 01 07 TÓM

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

Công văn số 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19/12/2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước v/v hướng dẫn tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị

Công văn số 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19/12/2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước v/v hướng dẫn tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị UBND HUYỆN BÌNH CHÁNH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN LINH Số: 98/TB-THCSNVL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Chánh, ngày 17 tháng 5năm 2019 THÔNG BÁO Về tuyển dụng

Chi tiết hơn

Số 23 (7.371) Thứ Tư ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt Na

Số 23 (7.371) Thứ Tư ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt Na Số 23 (7.371) Thứ Tư ngày 23/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Australia triển khai Hiệp định CPTPP N gày 22/1, tại Trụ sở T.Ư Đảng,

Chi tiết hơn

MẪU CBTT-02

MẪU CBTT-02 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ TÀI MÃ CHỨNG KHOÁN: PTB BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 Báo cáo thường niên năm 2018 1 MỤC LỤC PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG 1. Thông tin khái quát 2. Quá trình hình thành và phát triển 3. Ngành

Chi tiết hơn

Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Số 106 (7.089) Thứ Hai, ngày 16/4/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Xem xét khó khăn với phương pháp biện chứng để

Chi tiết hơn

CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 43/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2014 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai số

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY CHẾ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN LỰC KHÁNH HÒA (Ban hành kèm theo Quyết định số 262 /QĐ-ĐLKH-HĐQT

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :..

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :.. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :.. 2 MỤC LỤC Quy định dạy và học đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ... 8 Phụ lục... 45 Quy

Chi tiết hơn

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Ưu tiên nguồn lực cho những nhu cầu cấp thiết của người có công Phát biểu tại Hội nghị biểu dương

Chi tiết hơn

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015 BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU CHUNG... 3 2. NỘI DUNG TỌA ĐÀM... 4 2.1. Giới

Chi tiết hơn

Luật kinh doanh bất động sản

Luật kinh doanh bất động sản Luật kinh doanh bất động sản Cập nhật: 14-06-2011 17:13:25 QUỐC HỘI Số: 63/2006/QH11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2006 LUẬT KINH DOANH BẤT

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG (Giấy chứng nhận ĐKDN

CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG (Giấy chứng nhận ĐKDN CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP THOÁT NƢỚC TỈNH HÀ GIANG (Giấy chứng nhận ĐKDN số 5100306079 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Giang

Chi tiết hơn

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc N

Chi tiết hơn

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Việt Nam sẽ tạo bứt phá về Chính phủ điện tử trong năm 2019 Chiều 30/5, phát

Chi tiết hơn

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn đề Trong thập kỷ vửa qua, việc phân cấp diễn ra hầu

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NghiDinh CP ve SoHuuTriTue.doc

Microsoft Word - NghiDinh CP ve SoHuuTriTue.doc CHÍNH PHỦ Số: 105/2006/Nð-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2006 NGHỊ ðịnh Quy ñịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số ñiều của Luật Sở hữu

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT 54 CÔNG BÁO/Số 1073 + 1074/Ngày 30-10-2015 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng trình bày báo cáo của mình cùng với Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12

Chi tiết hơn