PHIẾU BÀI TẬP THEO TUẦN TIẾNG VIỆT 5 TUẦN 29 NAM VÀ NỮ I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc đoạn trích sau và khoanh tròn vào phương án trả lời đú

Tài liệu tương tự
Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

36

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Cảm nghĩ về mái trường

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Tràng Giang

Thuyết minh về hoa hồng – Văn mẫu lớp 8

Văn học với việc xây đắp tâm hồn

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Kể về một người bạn mới quen

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt – Văn mẫu lớp 9

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

Microsoft Word - HaHuyenChiNoiVeCaKhucLeDa.doc

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Tả cánh đồng quê em văn 5

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Phần 1

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

Bài viết số 7 lớp 9

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Thuyết minh về hoa sen – Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về một loài hoa

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Thuyết minh về hoa mai

Phần 1

Tả cây vải nhà em

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Hồ Điệp ( ) Tiếng vàng trong không gian Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp - biệt danh do thi sĩ Ðinh Hùng đặt cho cô trong chương trình Thi Ca Tao Ðàn của đà

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Phát biểu cảm nghĩ về dòng sông quê hương em – Văn hay lớp 7

Pháp Môn Niệm Phật

Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Văn mẫu lớp 9

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Đỗ Vẫn Trọn, vực sâu và, đỉnh cao. Tôi may mắn được quen biết và, thân thiết với nhiều bạn trẻ. Một trongnhững người trẻ tôi quen biết và, trở nên thâ

Phân tích bài thơ Chiều tối

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

No tile

Tả cây hoa lan

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

Phần 1

Thuyết minh về hoa mai

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-2.docx

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Tả khu vườn nhà em

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

BỨC TƯỜNG ĐÁ ĐEN* Ngọc Hạnh Tuần lễ vừa qua, vợ chồng người cháu gọi bằng cô từ Cali đến Virginia thăm tôi. Đã lâu cô cháu chưa gặp nhau, chỉ liên lạc

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Gia Sư Tài Năng Việt BÀI TẬP TIẾNG VIỆT LỚP 4 NÂNG CAO ĐỀ 1 ĐỌC THẦM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: HỌC ĐÀN HÃY HỌC IM LẶNG Bét to ven

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Microsoft Word - PhongVanTuCongPhung-NguyenThanhTruc-

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Microsoft Word - NGƯỜI BẠN CŨ VÀ MẮM CUA CHUA.doc

Viết thư gửi một người bạn ở xa

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Giới thiệu về món phở Hà Nội

txa_ChumTho14Bai_18-6hb16_CVCN63

Bản ghi:

PHIẾU BÀI TẬP THEO TUẦN TIẾNG VIỆT 5 TUẦN 29 NAM VÀ NỮ I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Đọc đoạn trích sau và khoanh tròn vào phương án trả lời đúng Người trồng ngô Tại vùng trang trại xa xôi, có một bác nông dân trồng được những cây ngô rất tốt. Năm nào bác cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. Ai cũng cho rằng bác có bí quyết trồng ngô. Một lần, một phóng viên phỏng vấn bác nông dân và phát hiện ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quanh những hạt giống ngô tốt nhất của mình. - Tại sao bác lại cho họ những hạt giống tốt nhất, trong khi năm nào họ cũng đem sản phẩm đến hội chợ liên bang để cạnh tranh với ngô của bác? Phóng viên hỏi. - Anh không biết sao? Bác nông dân đáp. Gió luôn thổi phấn hoa và cuốn chúng từ trang trại này sang trang trại khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi. Cho nên nếu tôi muốn trồng được ngô tốt, tôi cũng phải giúp những người xung quanh trồng được ngô tốt đã! Cuộc sống cũng như vậy. Những người muốn được hạnh phúc phải giúp những người sống xung quanh mình hạnh phúc. Những người muốn thành công

phải giúp những người quanh mình thành công. Giá trị cuộc sống của bạn được đo bằng những cuộc sống mà bạn chạm tới. Câu 1. Vì sao bác nông dân trồng ngô được phóng viên phỏng vấn? A. Vì bác đem ngô từ trang trại rất xa đến dự hội chợ liên bang B. Vì bác trồng được nhiều cây ngô tốt, đoạt giải Nhất hội chợ liên bang C. Vì năm nào bác cũng chịu khó đem ngô đến dự hội chợ liên bang Câu 2. Phóng viên phát hiện ra điều gì khi phỏng vấn bác nông dân? A. Bác có một bí quyết trồng ngô rất độc đáo không ai biết B. Bác có một loại ngô giống rất tốt mà không ai có được C. Bác cho trang trại hàng xóm những hạt ngô giống tốt Câu 3. Tại sao bác nông dân cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất? A. Vì bác hiểu rằng những người hàng xóm có được giống ngô tốt thì ngô của bác mới tốt B. Vì bác cho rằng hạt giống tốt cũng không tạo ra năng suất cao C. Vì những người xung quanh trả cho bác nhiều tiền để mua hạt giống Câu 4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? A. Con người cần biết cách trồng ngô để có năng suất cao B. Con người phải biết thông cảm với những người khác C. Người đem hạnh phúc đến cho người khác là người hạnh phúc Câu 5. Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm? A. Ngọn núi cao ngất trời / Trồng được những cây ngô có năng suất cao B. Anh không biết sao? / Sao trên trời có khi mờ khi tỏ

C. Giống ngô của bác rất tốt / Cách trồng ngô của bác không giống ai Câu 6. Câu Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng / được / những / cây / ngô / rất / tốt. có mấy danh từ? A. 4 danh từ B. 5 danh từ C. 6 danh từ Câu 7. Câu Tại / vùng / trang trại / xa xôi /, có / một / bác / nông dân / trồng / được / những / cây / ngô / rất / tốt. có mấy tính từ? A. 2 tính từ B. 3 tính từ C. 4 tính từ Câu 8. Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Năm nào bác nông dân cũng mang ngô đến hội chợ liên bang và ngô của bác luôn đoạt giải Nhất. B. Ai cũng cho rằng bác có những bí quyết trồng ngô. C. Một phóng viên phát hiệ ra rằng bác cho những người hàng xóm ở trang trại xung quang những hạt giống ngô tốt nhất của mình. Câu 9. Hai vế của câu ghép Nếu những người hàng xóm xung quanh tôi chỉ trồng những cây ngô xấu thì việc thụ phấn do gió sẽ làm giảm chất lượng của trang trại tôi, được nối với nhau bằng cách nào? A. Nối trực tiếp bằng dấu phẩy B. Nối bằng một quan hệ từ C. Nối bằng một cặp quan hệ từ

Câu 10. Dòng nào dưới đây nêu đúng bộ phận chủ ngữ của câu Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó đã phát hiện ra bác cho những người hàng xóm những hạt ngô giống tốt nhất của mình? A. Người phóng viên B. Người phóng viên phỏng vấn bác nông dân hôm đó C. Người phóng viên phỏng vấn II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Nghe viết Nghe và viết lại đoạn trích sau vào dòng kẻ ô ly Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

2. Tập làm văn Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 15 câu) miêu tả loài hoa sen Quốc hoa của dân tộc Việt.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐÁP ĐỀ SỐ 29 I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN, LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1. B Câu 2. C Câu 3. A Câu 4. B Câu 5. A Câu 6. C Câu 7. A Câu 8. A Câu 9. C Câu 10. B II. CHÍNH TẢ, TẬP LÀM VĂN 1. Nghe viết Đánh giá viết dựa trên: Viết đúng kiểu chữ cái kiểu chữ thường, cỡ to và vừa. Viết đúng các từ ngữ. Viết đúng chính tả bài viết có độ dài khoảng 30 chữ. Viết tốc độ tối thiểu 30 chữ / 15 phút

2. Tập làm văn Dàn ý tham khảo bài văn tả loài hoa sen I. Mở bài Giới thiệu về hoa sen Khi trở về những miền quê thanh bình của đất nước ta, những đầm sen nở rộ vào mùa hè là hình ảnh rất đỗi quen thuộc. Người ta yêu sen bởi vì vẻ đẹp thanh tao khiêm tốn và ý nghĩa rất đẹp, rất hay của hoa sen - loài hoa đã trở thành quốc hoa của đất nước Việt Nam mình. II. Thân bài 1. Đặc điểm của hoa sen - Hoa sen mọc trong những ao, đầm thường thấy ở những làng quê Việt Nam. - Hoa sen thường có màu trắng và màu hồng, nhưng hoa sen hồng thường được thấy hơn vào mỗi mùa hè hoa nở. - Cành hoa sen tuy chỉ to hơn cái đũa ăn cơm một chút nhưng lại rất cứng cáp, mỗi cành nâng đỡ một bông hoa. - Trên thân cành có những cái gai nhỏ li ti nhưng không hề sắc nhọn, sờ vào thấy ram ráp. - Lá sen to bản, nhìn như những chiếc đĩa lớn màu xanh thẫm trên mặt ao, có lá được nâng hẳn lên cao, có lá nổi dập dềnh trên mặt nước. - Đầu hè, sen còn e ấp, cánh sen chụm lại như những cây bút lông lớn của những thầy đồ ngày xưa đang viết chữ thư pháp lên trên nền trời xanh trong của mùa hè.

- Hoa sen không đỏ thắm kiêu sa như hoa hồng nhung đỏ, cũng không vàng rực rỡ như sắc hoa hướng dương mà cánh hoa sen rất mịn có màu phớt hồng nhẹ nhàng. - Đến độ sen nở, màu hồng sẽ đậm hơn, mỗi cánh sen cứ mở dần rồi bung ra, từng lớp từng lớp ôm lấy nhị sen màu vàng tươi. - Hương hoa sen nhẹ nhàng, thanh mát, mỗi buổi trưa hè đi qua đầm sen, như đang trông thấy một tấm chăn hoa khổng lồ có hương thơm dịu dàng khiến người ta cảm thấy dễ chịu. - Khi cánh hoa sen rụng xuống, chúng cong cong dập dềnh trên mặt nước như những con thuyền tí hon, để lộ đài sen màu xanh chứa hạt sen căng tròn. - Mỗi sáng sớm, có người rẽ hoa, bơi thuyền ra ao mà hái sen về. 2. Ý nghĩa của hoa sen - Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam: khiêm tốn, giản dị. - Hoa sen tuy mọc trong bùn nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp thanh tao, giản dị và hương hoa thơm mát, vậy nên hoa sen còn đại diện cho phẩm chất trong sạch cao quý của con người. - Vì thế mà hoa sen trở thành quốc hoa của Việt Nam. - Hoa sen xuất hiện trong các lễ hội truyền thống, trong nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, thi ca III. Kết bài Nêu cảm nghĩ của về hoa sen Mỗi lần về quê, còn gì thích hơn là được ngắm những đầm sen tuyệt đẹp. Hoa sen mang một vẻ đẹp rất thanh tao, nhã nhặn cùng hương thơm dịu dàng gắn liền với quê hương Việt Nam.