Bài 3: Tìm về đầu nguồn của Sông Cam Ly (tiếp theo) Phần II : Hồ Thái Phiên Nếu nhìn vào bản đồ tỷ lệ 1/ của Nha Địa Dư Quốc Gia (Đà Lạt) phát h

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Microsoft Word - BGD 09 huyen Tinh Bien.doc

Microsoft Word - lv moi truong _36_.doc

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

a

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Sấm Truyền Đức Phật Thầy Tây An Biến dời cuộc thế thình lình,* Thiện tồn ác thất Thiên đình số phân. Vần xây thế giái {giới} phàm trần, Sự mình không

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Microsoft Word - Unicode nam Ngo noi chuyen ngua[1]

02 CÔNG BÁO/Số 05+06/Ngày ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 56/2014/Qð-UBND T

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt – Văn mẫu lớp 9

SỰ SỐNG THẬT

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

INSEE Prize 2018 Dự án: SEEN House giấc mơ trưa Nhà nghỉ trưa cho học sinh nghèo trường THPT Thống Linh Phương Trà - Cao Lãnh Đồng Tháp GVHD: Tiến Sĩ

CHÍNH PHỦ

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Em hãy tả một buổi lao động ở trường em

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

TRANG 50 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Tìm Dấu Vết Đường Xe Lửa ở Bình Dương AH Từ Minh Tâm Tôi mở mắt chào đời khi người Pháp sắp thua và chuẩn bị rút quân về nư

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

SỰ SỐNG THẬT

Hãy thuyết minh về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

TÌM NƯỚC

Nhà Thương Nhà Thương Bởi: Wiki Pedia Nhà Thương (tiếng Trung Quốc:??, Thương triều) hay nhà Ân (??, Ân đại), Ân Thương (??) là triều đại đầu tiên đượ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Thuyết minh về hoa mai

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Microsoft Word - IV doc

Microsoft Word - I To03_Copy.doc

Bảo tồn văn hóa

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

MỞ ĐẦU

Microsoft Word - doc-unicode.doc

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Phong thủy thực dụng

Số TT Phụ lục VI BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƢƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số /2014/Q

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Thuyết minh về cây hoa mai hay

HỒI I:

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Món nợ ân tình. Trần Ngọc Toàn Vào cuối năm 1974, khi tôi cùng Tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến trấn đóng Căn cư Barbara, nằm dưới chân phía Đông rặng

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Lời Dẫn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn

TUYÊ_N TÂ_P THO VAN NGUYÊN DUO~NG - CHU´ THI´CH

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

TRUNG ÐOÀN 8 BỘ BINH và Trận Chiến AN LỘC (Mùa Hè 1972) Hồi Ký của Chuẩn Tướng MẠCH VĂN TRƯỜNG Nguyên Tư Lệnh Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Cựu Trung Ðoàn Trưởng

Tả cây hoa lan

Microsoft Word - dia ly gia truyen bi thu dai toan.doc

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Microsoft Word - BomthuyluanVw.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG GỖ VÀ HỆ SỐ CHUYỂN ĐỔI

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Hệ phái Theravada www//thiensuthienminh.com ************** THIỀN VÌ MỘT XÃ HỘI BỀN VỮNG (MEDITATION FOR A SUSTAINABLE SOCI

PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN 1

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Ngày Tết nói về Hoa Mai Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Bản ghi:

Bài 3: Tìm về đầu nguồn của Sông Cam Ly (tiếp theo) Phần II : Hồ Thái Phiên Nếu nhìn vào bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của Nha Địa Dư Quốc Gia (Đà Lạt) phát hành năm 1965 (hình 1)[1], chúng ta thấy Hòn Bồ và một số ngọn núi lân cận (cao trên 1.600m) tạo thành một dãy núi theo hướng nam-bắc, trong đó cao nhất là Lap Bé Sud (Lap Bé Nam, tức Hòn Bồ) - nằm rất gần Ấp Thái Phiên. Ngọn núi này cao 1.702m (theo Địa chí Đà Lạt 2008 : 1.709 mét). Những lạch nước phía đông đường phân thủy của dãy núi này chảy về hướng đông-nam nhập vào Sông Da Dousoung (tức Sông La Bá) một phụ lưu của Sông Da Nhim. Còn những lạch nước phía tây đường phân thủy tạo thành một dòng suối chảy theo hướng bắc-nam (tạm gọi là Suối Thái Phiên) nối Hồ Thái Phiên với Hồ Than Thở và Hồ Mê Linh. Hi nh 1: Hòn Bồ (Lap Bé Sud) và Hồ Thái Phiên (1965) Bất cứ ai có một vốn kiến thức khoa học tối thiểu, chỉ cần nhìn vào bản đồ này cũng có thể hiểu : nếu rừng và các thảm thực vật dọc theo Suối Thái Phiên bị hủy hoại thì nạn xói mòn và bồi lắng (mà giáo sư Thái Công Tụng gọi là xoi mòn và trầm tích ) sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Hồ Than Thở, Hồ Mê Linh, Hồ Xuân Hương và toàn bộ hệ thống Suối Cam Ly. Vậy mà suốt vài thập niên gần đây, các quan chức có trách nhiệm của Lâm Đồng - Đà Lạt vẫn tiếp tục loay hoay với việc nạo vét Hồ Xuân Hương, xây dựng các hồ lắng, xi-măng hóa

(thậm chí bê-tông hóa) các cống rãnh để cho các dòng suối chảy nhanh hơn, trong khi các hồ nước và các dòng suối lớn nhỏ phía thượng lưu dần dần bị xâm chiếm để sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà. Thực trạng hiện nay của Hồ Thái Phiên Như phần trên đã trình bày, do chỗ phát triển nhà kính ở Làng Hoa Thái Phiên một cách quá mức, rất khó tìm đường đi đến Hồ Thái Phiên dọc theo dòng suối. Hiện nay, cách dễ dàng nhất để tìm đến Hồ Thái Phiên là đi theo đường Huỳnh Tấn Phát. Ở gần cuối đường, nhìn về phía trái, độc giả sẽ thấy Hồ Thái Phiên. Hi nh 2: Hồ Thái Phiên ngày nay (ảnh chụp tháng 4-2019) Hồ Thái Phiên ngày nay là một hồ thủy lợi không ai chăm sóc. Đất ven hồ chen chúc những nhà kính, còn thông mọc ven hồ đều là thông non, không thấy có thông cổ thụ. Đứng từ cửa đập, nhìn về phía đông (bên phải) là đường Huỳnh Tấn Phát và dãy đồi núi nối liền với Hòn Bồ. Nhìn về phía tây (bên trái) là hai ngọn đồi có tên Đồi Kim Ngân (Kim Ngân Hills) mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau (Hình 2). Hi nh 3: Từ Hồ Thái Phiên nhìn về hướng bắc Hi nh 4: Từ Hồ TP nhi n ngược về phía Hòn Bồ Điều đáng chú ý là toàn bộ đất đai nằm dọc hai bên suối Thái Phiên đều được tận dụng để làm nhà kính trồng rau hoa, cho dù nơi đây đã cách xa Làng hoa Thái Phiên (Hình 3 và 4). Như vậy, nhà kính không chỉ lan tràn đến tận chân Hòn Bồ (Lap Bé Nam) mà còn vươn ra xa đến tận đầu nguồn của Suối Cam Ly. Đây chính là hậu quả tai hại của việc xây dựng đại lộ Huỳnh Tấn Phát nối liền quốc lộ 20 với quốc lộ 27C. Nếu nhận thức được

đầy đủ tác động đối với môi trường sinh thái, con đường này phải được xây dựng theo một cách hoàn toàn khác vừa giúp cho giao thông thuận lợi, vừa bảo vệ được rừng và các dòng nước đầu nguồn. Hai ngọn đồi Kim Ngân (Kim Ngân Hills) Hi nh 5: Hồ Thái Phiên và Kim Ngan Hills Về phía tây của Hồ Thái Phiên có hai ngọn đồi được đặt tên là Đồi Kim Ngân (Kim Ngân Hills). Từ lúc nào không rõ, hai ngọn đồi này đã được giao cho một Công ty hay một Tập đoàn tư nhân nào đó để hình thành nên Kim Ngan Hills Eco-Resort (Khu du lịch sinh thái Đồi Kim Ngân). Một trong hai ngọn đồi này - tạm gọi là Đồi Kim Ngân 2 ở phía nam, đã được đưa vào khai thác (hình 5). Hi nh 6: Ngả ba Huỳnh Tấn Phát QL 27C Hi nh 7: Cổng lên Đồi Kim Ngân 2 Chúng ta thử lên ngọn đồi này để xem qua hình dạng của cái-gọi-là khu du lịch sinh thái ở đầu nguồn Suối Cam Ly. Từ Nha Trang lên Đà Lạt bằng quốc lộ 27C, nếu không đi vào thành phố bằng đường Huỳnh Tấn Phát mà rẽ phải để vào thành phố bằng đường Ngô Gia Tự thì sau khi rời Trạm xăng dầu ở bùng binh (giao điểm của đường Huỳnh Tấn Phát và

Quốc lộ 27C), đi thêm một quãng đường khoảng 1,5 km, độc giả nhìn về phía tay trái sẽ thấy một con đường trải nhựa chạy lên đồi cao. Đó là đường đi đến Khu du lịch sinh thái Đồi Kim Ngân (Hình 6 và 7). Hi nh 8: Khu du lịch Đồi Kim Ngân Hi nh 9: Biệt thự và bungalow trên Kim Ngan Hills Trên Đồi Kim Ngân 2 đã hình thành một khu biệt thự và bungalow được xây dựng và đưa vào hoạt động dưới hình thức khách sạn (Hình 8 và 9). Trong những năm gần đây, Khu du lịch 3 sao này đăng quảng cáo thường xuyên trên hàng loạt trang web du lịch kể cả các trang quốc tế như : Agoda, Tripadvisor, Expedia, Orbitz, Kayak, Hi nh 10: Trang web của Khu du lịch sinh thái Đồi Kim Ngân (Kim Ngan Hills Eco-Resort) Điều đáng chú ý là nguồn gốc của khu du lịch này. Trước hết, nhìn vào trang web chính thức của Khu du lịch sinh thái Đồi Kim Ngân, chúng ta thấy ghi rõ: Tiểu khu 151, đường Ngô Gia Tự, phường 12, TP Đà Lạt (Hình 10). Căn cứ vào bản đồ lâm nghiệp, các ngọn đồi này nguyên là đất của Tiểu khu 151 thuộc Lâm trường Lâm Viên, về sau được giao cho Ban quản lý Rừng Đặc dụng Lâm Viên. Mặt khác, xét về vị trí của khu du lịch, các ngọn đồi này có nguồn gốc từ đất rừng phòng hộ đầu nguồn, vì chúng tọa lạc sát Hồ Thái Phiên - hồ đầu nguồn của Suối Cam Ly.

Nếu là đất rừng phòng hộ đầu nguồn thì xét về nguyên tắc, đáng lẽ phải được bảo vệ như một khu bất kiến tạo (zone ædificandi, non-building area) hoặc khu bảo tồn thiên nhiên (nature reserve, réserve naturelle) nhằm giữ gìn cho hệ thống suối Cam Ly được trong sạch, ngăn ngừa hạn hán và lũ lụt, nhất là tránh được nạn xói mòn và bồi lắng. Nhưng trong thực tế, hai ngọn đồi này đã lọt vào tay tư nhân dưới hình thức giao hay cho thuê dài hạn (có thể 30, 40 hoặc 50 năm?). Hơn thế nữa, trên các khu đất này, một đại gia hay một tập đoàn tư bản nào đó đã được phép xây dựng các biệt thự, bungalow để làm khách sạn. Chúng ta thấy trước mắt một viễn cảnh : khi đại lộ Huỳnh Tấn Phát và hai bên dòng suối Thái Phiên được đô thị hóa, nơi đây có thể được nâng cấp thành một khu đại khách sạn 5 sao nằm ngay cửa ngỏ của Con đường nối Hoa và Biển! Sự xuất hiện của Khu du lịch sinh-thái Đồi Kim Ngân và rất nhiều cơ sở sản xuất khác tại vùng đầu nguồn của Suối Cam Ly gần như đồng thời với việc xây dựng đường Huỳnh Tấn Phát khiến chúng ta phải xem xét lại toàn bộ vấn đề : mục đích thật sự của Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là gì? Là phát triển sản xuất nông nghiệp trên vùng thượng lưu của các dòng suối hay là đô thị hóa toàn bộ vùng này? Vào cuối năm 2019, trả lời báo chí về vấn đề nhà kính tại Đà Lạt, Tiến sĩ Phạm S. Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất giải pháp [2] như sau : TP Đà Lạt cần xây dựng đề án giảm dần và tiến đến không còn nhà kính theo từng khu vực phường trung tâm. Trong đó, tiến hành rà soát sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, từng bước thay đổi từng khu vực; nghiên cứu trồng cây không trong nhà kính, song vẫn cho giá trị thu nhập cao; trồng các loài cây mới, lạ phục vụ du khách trải nghiệm Theo nguyên tắc, giảm dần nhà kính với thời gian, đến một lộ trình khoảng 15, 20 năm sau, tại các phường sản xuất nông nghiệp trung tâm thành phố (từ phường 5 đến phường 12), không còn nhà kính để trả lại mảng xanh, tạo cảnh quan đô thị TP Đà Lạt. Cùng với đó, thực hiện chuyển dịch lao động nông nghiệp sang dịch vụ. Để triển khai đồng bộ khoa học, trước mắt, Đà Lạt cần xây dựng đề án có tính khả thi cao, thí điểm mô hình, sau đó nhân rộng theo lộ trình. [Phần nhấn mạnh là do người viết MTL) Ý kiến này cho thấy những người chịu trách nhiệm quy hoạch đô thị Đà Lạt không hề thấy tầm quan trọng của vùng đầu nguồn các dòng sông trên cao nguyên Lang-Bian. Vì thế: - thay vì khôi phục rừng và thảm thực vật để chống nạn xói mòn và bồi lắng nhằm bảo vệ các dòng nước đầu nguồn, họ lại đề ra giải pháp trả lại mảng xanh trong khi vẫn tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp tràn lan trên địa bàn Đà Lạt, bất chấp hậu quả tai hại cho môi trường sống của người dân Đà Lạt; - thay vì giải quyết yêu cầu cấp bách, họ lại đề ra một lộ trình khoảng 15, 20 năm; - thay vì bảo vệ các khu rừng đầu nguồn, các danh lam thắng cảnh, các di sản kiến trúc nổi tiếng, họ lại chủ trương thực hiện chuyển dịch lao động nông nghiệp sang dịch vụ, nghĩa là tiếp tục giao đất để xây khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mãi cao cấp, các khu dân cư đẳng cấp quốc tế, v.v...

Với tầm tư duy như thế, việc giao rừng đầu nguồn cho tư nhân làm khách sạn được coi như chuyện đương nhiên, không cần bàn cãi. Cũng chưa thấy báo chí hay các nhà khoa học phê phán hình thức giao đất kỳ lạ này. Từ đó sinh ra một nghịch lý rất khó giải thích: Trên đất nước Việt Nam nơi mà quyền tư hữu về đất đai không được công nhận, các vị đại diện của dân luôn thề thốt vì lợi ích của nhân dân, luôn tự hào là nhân văn hơn bọn tư bản đế quốc, lại sẵn sàng giao rừng phòng hộ đầu nguồn cho tư nhân để xây khách sạn? Trong khi đó, tại các quốc gia thường bị gán nhãn hiệu tư bản chủ nghĩa - nơi mà quyền tư hữu về đất đai luôn luôn được đề cao, tài sản công lại được bảo vệ chu đáo từ thế hệ này sang thế hệ khác. Lấy ví dụ: tại Hoa Kỳ, các khu bảo tồn thiên nhiên (vd: các Công viên quốc gia) được thành lập từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay vẫn do Cục Công viên Quốc gia (National Park Service, NPS) [3] quản lý, chứ không giao cho tư nhân. GHI CHÚ: Đà Lạt những ngày cuối tháng 9 năm 2020 M.T.L. [1] Nha Địa dư Quốc gia Việt Nam, Map Information as 1965, Vietnam 1:50,000, Series 7014, Edition 1-AM. Bản đồ này ghép hai tờ Đà Lạt 6632-1 và Đơn Dương 6732-4. Một số chi tiết do người viết ghi thêm (MTL). [2] Được - mất và bài toán hài hòa lợi ích kinh tế - môi trường, Nhân dân 04-10-2019: https://nhandan.org.vn/vi-moi-truong-xanh/duoc-mat-va-bai-toan-hai-hoa-loi-ichkinh-te-moi-truong-372888/ [3] Cục Công viên Quốc gia (National Park Service (NPS) là một cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ (Department of the Interior, DOI) của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ.