Đề tài 1: Tăng cường mối quan hệ biện chứng trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam tại tỉnh Bình

Tài liệu tương tự
Layout 1

Layout 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

NguyenThiThao3B

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Văn Tú * Nguyễn Hoàng Ân * Nguyên Tuấn Vũ * Tóm tắt nội dung: N

Chuyên đề năm 2017: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Layout 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Đề thi thử môn sử lớp 12 ôn thi THPTQG năm 2018 mã đề 310

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

SỰ SỐNG THẬT

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

Document

1

Giáo trình Tôn giáo học By: Ha Le

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

HỒI I:

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Microsoft Word - kinhthangman.doc

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Chuyên đề 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm quản lý hành chính

Phần mở đầu

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Luan an ghi dia.doc

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Lương Sĩ Hằng Ðại Hạnh Siêu Sinh

Mở đầu

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Bạn Tý của Tôi

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

NỖI GHEN DỊU DÀNG

MỞ ĐẦU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Bộ Tư pháp I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC 1. Quá trình soạn thảo Công ướ

Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG NHÓM TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP SV: Phan Thị Điệp Khoa Khoa học xã h

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO CHÍNH QUOÁC SÁCH TEÁ CỦA VIEÄT TRIỀU NAM NGUYỄN HOÏC LAÀN ĐỐI THÖÙ VỚI THIÊN BA CHÚA GIÁO TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM TRUYEÀN THO

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Công Chúa Hoa Hồng

Thuyết minh về Nguyễn Du

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 23 năm 2010 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT THỜI HẬU CHIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NGUYỄN THỊ KIM TIẾN * TÓM TẮT Soi chiếu ở s

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

http:

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

QUỐC HỘI

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Phần 1

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Nhập môn lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Bởi: unknown Đối tượng nghiên cứu Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Min

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - SC_AB1_VIE.doc

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Bản ghi:

25 TÔN GIÁO VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TÔN GIÁO THEO QUAN ĐIỂM MÁCXÍT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY HỒ VĂN ĐỨC Trường Đai học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hongoc_2007@yahoo.com.vn (Ngày nhận: 03/09/2016; Ngày nhận lại: 22/10/2016; Ngày duyệt đăng: 12/01/2017) TÓM TẮT Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo; mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không ngừng hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo để bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, phù hợp với yêu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo của công dân, công ước và luật pháp quốc tế về quyền con người. Nhờ đó, cộng đồng tôn giáo ở nước ta không ngừng được củng cố, phát triển trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp xứng đáng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Dựa vào quan điểm mácxít, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam căn cứ tình hình cụ thể, vận dụng sáng tạo đề ra chính sách tôn giáo phù hợp để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ khóa: tôn giáo; nguyên tắc; quan điểm mácxít; Việt Nam. Religion and soultion to religious issues in today s Vietnam from Marxist perspective ABSTRACT Vietnam is a multi-ethnic, multi-religious country; every people in the community of Vietnam have their belief and religion associated with economic life, culture and society. The Party and the State of Vietnam always respect the freedom of belief and religion, and constantly improve the legal system for religious beliefs and to protect the freedom of belief and religion of the people according to the spiritual and religious needs of the citizens, conventions and international law on human rights. Thus, religious communities in our country are constantly strengthening and developing into a great national unity, greatly contributing to the struggle for national liberation in the past and in the cause of building and protecting our Fatherland today. Basing on the Marxist perspective, the Communist Party and the State of Vietnam creatively propose appropriate religious policies in particular situations in order to resolve the issue of religion in the process of building and defending the nation. Keywords: religion; principles; Marxist perspective; Vietnam. 1. Đặt vấn đề Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, cũng là một thực thể xã hội đã tồn tại hàng nghìn năm cùng với xã hội loài người. Từ khi xuất hiện, tôn giáo luôn là yếu tố tham gia vào các quá trình xã hội, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống con người. Trong lịch sử phát triển, tôn giáo đã trải qua nhiều bước thăng trầm và biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử nhân loại. Ngày nay trên thế giới, hoạt động tôn giáo vẫn không hề suy giảm mà đang nổi lên như một hiện tượng sống động của thời đại với những diễn biến phức tạp, thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều quốc gia, dân tộc. Các tôn giáo không chỉ có xu hướng phục hồi, phát triển mạnh mẽ ở một số nước mà còn liên quan chặt chẽ đến những cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đẫm máu đang diễn ra ở nhiều nơi; đụng chạm đến vấn đề bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộc trước xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo đã tồn tại lâu dài cùng với lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

đề ra những chính sách đối với tôn giáo một cách đúng đắn nên đã vận động được đông đảo quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo tham gia và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước đi theo con đường đổi mới. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật quan trọng, thể hiện những quan điểm đổi mới, khoa học về tín ngưỡng tôn giáo, đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng chính đáng của quần chúng tín đồ và chức sắc tôn giáo. Chính điều đó đã làm cho đồng bào có đạo phấn khởi, tin tưởng vào chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta, tích cực góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song, một thực tế khác là hoạt động tôn giáo ở nước ta trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng và diễn biến khá phức tạp. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo quần chúng thuộc nhiều tầng lớp xã hội tham gia. Hoạt động sửa chữa, nâng cấp, xây cất mới các cơ sở thờ tự tôn giáo diễn ra khắp nơi ở cả thành thị và nông thôn. Đứng trước tình hình hoạt động tín ngưỡng tôn giáo diễn biến khá phức tạp như vậy, việc nhận thức và giải quyết tốt vấn đề tôn giáo là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn cách mạng Việt Nam. Muốn làm được điều đó, một vấn đề có tính nguyên tắc là phải nắm vững những quan điểm mácxít về tôn giáo. Nếu không thấm nhuần sâu sắc những quan điểm khoa học về tôn giáo thì khó tránh khỏi nhận thức sai sót với những biểu hiện ấu trĩ tả khuynh hoặc hữu khuynh trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo. Tuy nhiên, cũng không thể vận dụng một cách máy móc, giáo điều phi lịch sử. Chính vì vậy việc nghiên cứu quan điểm mácxít về tôn giáo để vận dụng sáng tạo vào quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhằm hướng các tôn giáo ở nước ta vào quỹ đạo sinh hoạt bình thường, đồng hành với dân tộc, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới là hết sức cần thiết. 2. Những nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Tôn giáo đã tồn tại qua nhiều chế độ xã hội, ở mỗi chế độ khác nhau, giai cấp thống trị có quan điểm và phương thức giải quyết vấn đề tôn giáo cũng khác nhau. Nhìn chung các giai cấp thống trị trước đây đều lợi dụng tôn giáo làm phương tiện nô dịch quần chúng nhân dân lao động để duy trì sự thống trị của mình đối với toàn xã hội. Khác hẳn các giai cấp thống trị trước đó, chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp những quan điểm khoa học làm cơ sở để giải quyết vấn đề tôn giáo kể cả trong xã hội hiện đại với những biến động tôn giáo, sự xuất hiện các tôn giáo mới trên thế giới hiện nay. Thứ nhất, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau căn bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Tôn giáo phản ánh khát vọng của con người về một xã hội tốt đẹp, nhưng với hệ thống tín điều và giáo lý của mình, tôn giáo phần nào hạn chế sự vươn lên của con người trong cuộc đấu tranh thực tiễn vì một thế giới tốt đẹp, mang lại hạnh phúc thực sự cho loài người ở ngay trần gian. Vì vậy, giải phóng quần chúng nhân dân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng tôn giáo là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội. V.I.Lênin chỉ rõ: Chuyên chính vô sản phải kiên trì thực hiện việc giải phóng thật sự quần chúng lao động khỏi những thiên kiến tôn giáo (V.I.Lênin, tập 38, 1979, tr.118). Tuy nhiên, cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng nhân dân khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng tôn giáo không phải và không thể chỉ là cuộc đấu tranh tư tưởng thuần túy,

27 cũng không thể nóng vội, chủ quan muốn xóa bỏ ngay tôn giáo hoặc cản trở, cấm đoán tôn giáo, mà phải gắn liền và phụ thuộc vào cuộc đấu tranh chung của xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, không nên chỉ bó hẹp cuộc đấu tranh chống tôn giáo trong một cuộc tuyên truyền hạn hẹp về mặt tư tưởng, mà phải gắn liền cuộc đấu tranh ấy với thực tiễn cụ thể của phong trào giai cấp nhằm xóa bỏ nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Theo quan điểm mácxít, muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi tồn tại xã hội thông qua hoạt động thực tiễn của con người; muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới đang cần có ảo tưởng, chứ không phải là trực tiếp tấn công vào thần, thánh. Điều cần thiết trước hết là phải xây dựng được một thế giới hiện thực không còn sự áp bức, bất công, nghèo đói, bệnh tật... cũng như những tệ nạn khác nảy sinh trong xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, quá trình ấy không thể thực hiện được nếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Chỉ có thông qua quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho quần chúng nhân dân, giải phóng quần chúng nhân dân thoát khỏi sự áp bức bóc lột, đem lại hạnh phúc thực sự cho mọi người thì mới có khả năng khắc phục được những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống của một bộ phận quần chúng nhân dân. Cho nên, chủ nghĩa Mác - Lênin hướng cuộc đấu tranh của nhân dân lao động vào cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, còn vấn đề tôn giáo hãy để cho con người được quyền tự do tín ngưỡng. Song, cần kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ, bè phái, kỳ thị, phân biệt đối xử... mà phải tôn trọng sự khác nhau về tín ngưỡng tôn giáo. Cần khai thác và phát huy những tiềm năng của đồng bào các tôn giáo trong quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Đó là những việc làm có ý nghĩa thiết thực nhất. Sự thống nhất về lợi ích dân tộc, giai cấp và quốc gia sẽ tạo điều kiện tiến tới sự thống nhất về tư tưởng và hành động. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm và coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân một cách thường xuyên dưới nhiều hình thức. Nhưng công tác tuyên truyền, giáo dục phải gắn liền và phục vụ cho công cuộc xây dựng xã hội mới, đồng thời đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân. Thứ hai, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân Một khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân, thì chính sách nhất quán của nhà nước là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân. Đó là sự thể hiện bản chất dân chủ và nhân quyền của chủ nghĩa xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng cộng sản và Nhà nước xã hội chủ nghĩa đến nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân dân về tín ngưỡng tôn giáo. Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhân dân là một nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc ấy được căn cứ vào bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo; căn cứ vào bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; căn cứ vào quy luật của quá trình chuyển biến về mặt tư tưởng của con người, đó là sự chuyển biến tự giác, dần dần từ thấp đến cao. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà còn được thực hiện trên thực tiễn một cách nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của các đảng mácxít. Nội dung cơ bản của quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo theo quan điểm mácxít là: Mỗi người phải được hoàn toàn tự do theo tôn giáo nào mình thích, hoặc không thừa

nhận một tôn giáo nào, nghĩa là được tự do là người vô thần (V.I.Lênin, 1978, tr.7). Việc vào đạo, ra khỏi đạo, chuyển sang theo đạo khác hay không theo bất cứ một đạo nào trong quy định của pháp luật nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là quyền tự do của mỗi người, là công việc tư nhân. Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Các tôn giáo được nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không còn sử dụng giáo hội như là một công cụ thần quyền để thống trị, áp bức, bóc lột nhân dân. Tôn giáo tách ra khỏi nhà nước và nhà nước hướng các tổ chức tôn giáo chuyên chăm lo việc đạo, động viên quần chúng tín đồ thực hiện tốt bổn phận của giáo dân và nghĩa vụ của công dân, sống tốt đời, đẹp đạo, nâng cao tinh thần yêu nước, đồng hành với dân tộc. Những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước được nhà nước xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện phát huy. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân; ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân; xúc phạm đến tình cảm tôn giáo của tín đồ; phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Đồng thời với việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, chống mọi hành vi xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng khẳng định phải đấu tranh chống lại những phần tử giả danh, trà trộn, ẩn nấp dưới các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan nhằm lôi kéo những người có niềm tin cuồng vọng vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính gây tổn hại đến văn hóa, đạo đức, lối sống, làm vẫn đục đời sống tinh thần xã hội; đấu tranh chống lại những thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để kích động, lôi kéo những tín đồ nhẹ dạ cả tin hoạt động gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống phá đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Về vấn đề này, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định rằng, chúng ta không chống tôn giáo, mà chỉ chống ai lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng, đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Thứ ba, thực hiện chính sách đoàn kết các tôn giáo và giữa những người theo tôn giáo với những người không theo tôn giáo Mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội, suy cho cùng là do con người và vì con người; nhằm hướng con người đến một xã hội văn minh, hạnh phúc ngay trong thế giới hiện thực này. Vì vậy, phải thực hiện đoàn kết toàn dân trong mặt trận dân tộc thống nhất, không phân biệt có tín ngưỡng tôn giáo hay không có tín ngưỡng tôn giáo, có tín ngưỡng tôn giáo này hay tín ngưỡng tôn giáo khác, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để cùng nhau xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ tôn giáo hay giữa các tôn giáo khác nhau. Thông qua quá trình cùng nhau đoàn kết, chung tay góp sức xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí của nhân dân - một thiên đường dưới trần gian - có ý nghĩa thiết thực hơn những cuộc tranh luận suông về có hay không có cõi cực lạc, thiên đường... V.I.Lênin đã chỉ rõ: Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên một cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường (V.I.Lênin, tập 12, 1979, tr.174). V.I.Lênin còn nhấn mạnh: Những lời tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa duy tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín ngưỡng tôn giáo là những hành vi dại dột, vô chính phủ, làm cho kẻ thù lợi dụng để kích động tình cảm tôn giáo của tín đồ, làm cho họ ngày càng gắn bó với tôn giáo, xa lánh, thậm chí đi đến chống

29 lại công cuộc cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa vô thần, thế giới quan khoa học, cho toàn dân, trong đó có những tín đồ tôn giáo, việc làm đó góp phần nâng cao trình độ nhận thức cho toàn dân. Hiện nay, các thế lực thù địch đang ráo riết tìm mọi cách âm mưu phá vỡ khối đoàn kết tôn giáo, dân tộc, thì vấn đề đoàn kết toàn dân trong đó có đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo để phát huy sức mạnh nội lực là vấn đề rất cần thiết, là nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu và là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Về nhiệm vụ này, trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: Tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2003, tr.48). Thứ tư, giải quyết vấn đề tôn giáo phải phân biệt rõ hai mặt: chính trị và tư tưởng Chính trị: Quan điểm mácxít cho rằng, trong lịch sử xã hội loài người, những tín ngưỡng, tôn giáo xuất hiện trong chế độ cộng sản nguyên thủy chỉ biểu hiện thuần túy về mặt tư tưởng. Khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước thì tôn giáo cũng bắt đầu có những biểu hiện về mặt chính trị. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng thực chất là phân biệt sự khác nhau của hai loại mâu thuẫn cùng tồn tại trong bản thân tôn giáo. Sự phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo, trên thực tế không hề đơn giản, nhưng lại là rất cần thiết, vì có phân biệt được hai mặt đó thì mới tránh khỏi khuynh hướng tả hoặc hữu trong quá trình quản lý; mới ứng xử và giải quyết phù hợp những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tôn giáo. Trong xã hội chủ nghĩa, mặt chính trị trong tôn giáo phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa một bên là đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động, bao gồm cả những người có đạo và những người không có đạo; và bên kia là các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để thực hiện những ý đồ chính trị phản động, chống phá sự nghiệp cách mạng của đảng cộng sản, nhà nước và nhân dân lao động. Khi phát hiện và xác định chính xác mâu thuẫn đối kháng xuất hiện trong tôn giáo thì phải sử dụng biện pháp chuyên chính để giải quyết kịp thời và triệt để. Có như vậy mới loại bỏ được sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, bảo vệ được thành quả cách mạng và sự nghiệp xây dựng xã hội, đoàn kết tốt hơn đông đảo quần chúng có tín ngưỡng tôn giáo với toàn dân tộc, bảo đảm cho hoạt động tôn giáo diễn ra một cách bình thường, đúng pháp luật, đáp ứng nhu cầu chính đáng và hợp pháp của bộ phận nhân dân theo các tôn giáo khác nhau. Ngày nay, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó tôn giáo là vấn đề được chúng triệt để chú ý lợi dụng để thực hiện chiến lược này, hòng âm mưu xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam. Các thế lực thù địch đã gắn vấn đề tôn giáo với vấn đề nhân quyền và dân quyền nhằm che đậy ý đồ sâu xa của chúng, thường xuyên rình rập tìm mọi khe hở để thực hiện ý đồ chống phá. Điều đó nhắc nhở các đảng cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa cần nêu cao tinh thần cảnh giác, giải quyết kịp thời, cương quyết đối với những phần tử lợi dụng, giả danh, đội lốt tôn giáo. Tuy nhiên, khi giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo cũng cần tránh sự phiến diện, nôn nóng, vội vàng, chủ quan, mà phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ, khôn khéo và mềm dẻo, vì đây là lĩnh vực rất tế nhị, nhạy cảm và phức tạp, nó thuộc về đời sống tâm linh của

con người. Tư tưởng: Trong tôn giáo, mặt tư tưởng phản ánh những khác biệt, những mâu thuẫn về nhận thức, về quan niệm giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo hay giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau. Đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không có tính chất đối kháng. Xuất phát từ nguồn gốc nảy sinh tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, giải quyết mặt tư tưởng của tôn giáo là một nhiệm vụ lâu dài, gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Sự khác biệt về mặt nhận thức, tư tưởng giữa những người có tín ngưỡng tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo còn tồn tại lâu dài và sẽ là ảo tưởng khi đặt yêu cầu ngay một lúc phải có sự thống nhất tuyệt đối về nhận thức, tư tưởng đối với mọi thành viên trong xã hội. Việc hướng ước mơ của quần chúng tín đồ tôn giáo về hạnh phúc hư ảo ở thế giới bên kia sang hạnh phúc thực sự ở thế giới hiện tại là một quá trình lâu dài. Quá trình ấy có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của khoa học, trình độ dân trí, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và giải quyết hài hòa các mối quan hệ xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, quần chúng nhân dân chỉ có thể từ bỏ ảo tưởng về một cảnh cực lạc trên thiên đường khi họ dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản tạo ra được một cảnh cực lạc ở trên trái đất. Chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán những khuynh hướng sai lầm đối với vấn đề tôn giáo. Đó là khuynh hướng của những người chủ trương tuyên truyền thuần túy chống tôn giáo, tách việc giải quyết vấn đề tôn giáo khỏi cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân. V.I.Lênin chỉ rõ: Sai lầm lớn nhất và tệ hại nhất mà một người mácxít có thể mắc phải là tưởng rằng có thể chỉ do con đường trực tiếp giáo dục chủ nghĩa Mác thuần túy mà làm cho quần chúng bừng tỉnh khỏi giấc mê tôn giáo (Viện Nghiên cứu tôn giáo, 1996, tr.107). Nói như vậy, hoàn toàn không phải là phủ nhận công tác tuyên truyền, giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng, mà ngược lại, V.I.Lênin rất coi trọng công tác này. Theo V.I.Lênin, tuyên truyền chủ nghĩa vô thần đối với quần chúng tín đồ phải là việc làm thường xuyên, bằng nhiều cách và dùng đủ mọi biện pháp để lay động họ từ nhiều phía. Thứ năm, cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo Ở những thời gian và không gian khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hội cũng như quan điểm, lập trường, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ và giáo dân đối với các vấn đề chính trị - xã hội có khác nhau. Có những tôn giáo khi mới xuất hiện thì như một phong trào của những người nghèo khổ bị áp bức chống chế độ áp bức bóc lột. Nhưng sau một quá trình tồn tại biến đổi, tôn giáo đó đã mất dần tính chất cách mạng và tiến bộ của nó, thậm chí bị biến thành công cụ hữu hiệu của giai cấp thống trị dùng để bóc lột, thống trị nhân dân lao động. Có những chức sắc tôn giáo suốt đời hành đạo luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc, thực hiện tốt mọi chủ trương, đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước, đấu tranh vì lợi ích dân tộc, nhưng cũng có những người lại tiếp tay, hợp tác với các thế lực thù địch, đi ngược lại lợi ích và mục tiêu của quốc gia dân tộc, của đảng, nhà nước và nhân dân. Có những giáo dân luôn kính Chúa yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo, bên cạnh việc đạo thì còn quan tâm chăm lo việc đời, tích cực lao động sản xuất, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trở thành công dân tốt, giáo dân tốt; nhưng lại có những người lầm đường lạc lối, nhẹ dạ cả tin, nghe theo kẻ địch xúi giục mà phản bội lại tổ quốc và suy đến cùng cũng phản lại cả lợi ích của giáo hội, trở thành một tội phạm, một giáo gian. Do đó, điều quan trọng là đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa cần phải có

31 quan điểm lịch sử - cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo, như V.I.Lênin đã nhắc nhở: Người mácxít phải biết chú ý đến toàn bộ tình hình cụ thể (V.I.Lênin, tập 17, 1979, tr.518). 3. Kết luận Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chưa có điều kiện và dành nhiều thời gian, công sức cho một công trình cụ thể nào trình bày thật đầy đủ, hệ thống về vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo. Song, thông qua các kiến giải trong nhiều tác phẩm khác nhau, đã thể hiện rõ quan điểm mácxít về bản chất và nguồn gốc của tôn giáo, về sự tồn tại và biến đổi của tôn giáo trong xã hội. Từ đó, các nhà kinh điển mácxít đã đưa ra những quan điểm mang tính nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa căn cứ tình hình cụ thể, đặc biệt là về tình hình tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở mỗi quốc gia, vận dụng sáng tạo đề ra đường lối, chính sách tôn giáo phù hợp nhằm giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa Tài liệu tham khảo V.I.Lênin (1979). Toàn tập, tập 38, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. V.I.Lênin (1978). Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo, Nxb. Sự thật, Hà Nội. V.I.Lênin (1979). Toàn tập, tập 12, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003). Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Viện Nghiên cứu tôn giáo - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (1996). Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. V.I.Lênin (1979). Toàn tập, tập 17, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.