PHÒNG GDĐT NHA TRANG CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC LẦN 3 TRƯỜNG THCS ÂU CƠ Môn: NGỮ VĂN Lớp 9 ĐỀ 1: (Dùng cho học sinh làm tại nhà trong thời gian nghỉ họ

Tài liệu tương tự
Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

No tile

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Microsoft Word - L?m c?m Sài Gòn thiên h? s?.doc

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Bao giờ em trở lại

Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

No tile

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

Phần 1


Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Document

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phần 1

Microsoft Word - suongdem05.doc

Kể về một người bạn mới quen

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Nghị luận về thời gian

Hãy kể một kỷ niệm đáng nhơ về con vật nuôi mà em yêu thích

Bạn Tý của Tôi

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Trung Tâm Việt Ngữ Văn Lang Cấp Sự Tích Chú Cuội Cây Đa Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như

Cảm nghĩ về người thân

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Báo Công An số ra ngày :

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

No tile

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Lời Dẫn

Đóng vai ông Sáu kể lại chuyện Chiếc lược ngà

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phần 1

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Tả người thân trong gia đình của em

CHƯƠNG 1

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

No tile

Lời Dẫn

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình Những đứa con trong gia đình của nhà

Phần 1

Phần 1

HỒI I:

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Thai nhi nghe kinh, giải oán hờn Chàng trai Mạnh Vĩ và cô gái Chung Hồng là đôi tình nhân có đồng tín ngưỡng Phật. Sau khi kết hôn, cả hai đồng tâm đồ

Cảm nghĩ về mái trường

Phần 1

THỨC CHO XONG BÀI THƠ 1 Ý Nhi 1.Năm 1993 Tôi đã được nghe Trường Sa hành, Chiều trên phá Tam Giang, Thi sĩ trước khi gặp Tô Thùy Yên. Vì vậy, có phần

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

No tile

Con Đường Khoan Dung

Bản ghi:

PHÒNG GDĐT NHA TRANG CÂU HỎI CỦNG CỐ KIẾN THỨC LẦN 3 TRƯỜNG THCS ÂU CƠ Môn: NGỮ VĂN Lớp 9 ĐỀ 1: (Dùng cho học sinh làm tại nhà trong thời gian nghỉ học phòng chống ncov) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1: (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây, cái câu nói của người đàn bà đi tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông. Hay là quay về làng?.. Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông phản đối ngay. Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ Nước mắt ông giàn ra. Về làng là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Ông lão nghĩ ngay đến mấy thằng kì lí chuyên môn đục khoét ngày trước lại ra vào hống hách ở trong cái đình. Và cái đình làng như của riêng chúng nó, lại thâm nghiêm ghê gớm, chứa toàn những sự ức hiếp, đè nén. Ngày ngày chúng nó dong ra dong vào, đánh tổ tôm mà bàn tư việc làng với nhau ở trong ấy.những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu lủi xuống mà đi. Anh nào ho he, hóc hách một tí thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về làng ấy được nữa. Về bây giờ ông chịu mất hết à? Không thể được. Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. a. Nhận xét tác dụng của ngôi kể với việc thể hiện nội dung trong đoạn văn trên. b. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật của đoạn văn trên là gì? c. Hãy chép lại câu đặc biệt có trong đoạn trích trên và cho biết thế nào là câu đặc biệt. d. Chép lại câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn văn trên và cho biết yếu tố miêu tả có vai trò gì trong đoạn văn tự sự trên. e. Câu văn dưới đây sử dụng phép tu từ nào? Hãy ghi lại các từ ngữ thể hiện phép tu từ đó. Anh nào ho he, hóc hách một ti thì chúng nó tìm hết cách để hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng f. Nêu tác dụng của dấu ba chấm trong câu văn trên. Câu 2: (1,0 điểm) Trình bày ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Câu 3: (6,0 điểm) Viết bài văn giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. - HẾT - ĐỀ 2: Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian chép đề) Câu 1: (1,0 điểm) Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Câu 2: (1,0 điểm) Chuyển lời dẫn trực tiếp sau đây thành lời dẫn gián tiếp. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Câu 3: (2,0 điểm) Giải thích vì sao hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy mang nhiều tầng lớp ý nghĩa. Câu 4: (6,0 điểm) Đóng vai người lính lái xe trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật kể lại câu chuyện về tiểu đội xe không kính bằng một bài văn tự sự. - HẾT

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CỦNG CỐ KIẾN THỨC (Lần 3) Môn: NGỮ VĂN Lớp 9 ĐỀ 1: Câu 1: Ngôi kể trong đoạn văn : ngôi thứ 3 Tác dụng của ngôi kể : tạo được cái nhìn nhiều chiều và giữ thái độ khách quan khi tái hiện diễn biến nội tâm nhân vật ông Hai trong tình huống nghe tin làng mình theo Tây. a. Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn văn là nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật. b. Câu đặc biệt : Không thể được! - Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. c. Nhiều câu có yếu tố miêu tả : ví dụ nước mắt ông giàn ra, hoặc Những hạng khố rách áo ôm như ông có đi qua cũng chỉ có dám liếc trộm vào rồi cắm đầu lủi xuống mà đi.. - Vai trò của yếu tố miêu tả : làm rõ hơn sự vật hiện tượng được nói đến trong văn bản. d. Câu văn sử dụng phép liệt kê. Các từ ngữ thể hiện phép liệt kê : ho he, hóc hách...hại, cất phần ruộng, truất ngôi, trừ ngoại, tống ra khỏi làng e. Tác dụng của dấu ba chấm trong câu văn trên : thể hiện sự liệt kê chưa hết. Câu 2: Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. - Nội dung : Ca ngợi tình đồng chí thắm thiết giữa những người lính trong kháng chiến chống Pháp. - Nghệ thuật : Nghệ thuật biểu cảm, ngôn ngữ thơ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Câu 3: Viết bài văn giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. A. Mở bài: Nêu ấn tượng chung sau khi đọc xong tác phẩm (Có thể nói, Chiếc lược ngà chính là tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.) B. Thân bài: 1/Tác giả : Dựa vào chú thích (*) 2/ Tác phẩm : Hoàn cảnh sáng tác Tác phẩm được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Nói về hoàn cảnh viết Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng tâm sự: Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây.lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này. Tóm tắt truyện : Truyện kể về tình cảm cha con ông Sáu. Ông Sáu là cán bộ kháng chiến. Ông xa nhà, thoát li đi kháng chiến khi bé Thu - con ông, chưa đầy một tuổi. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp được về phép thăm nhà, thăm con gái. Cái tình người cha nôn nao trong lòng ông. Nhưng khi gặp, bé Thu không nhận ra cha. Em nhất quyết không nhận ông là cha chỉ vì vết thẹo trên mặt, không giống với người ba trong tấm ảnh chụp chung với mẹ mà em biết. Trong suốt ba ngày phép, ông Sáu tìm cách gần gũi con để mong nó gọi một tiếng ba nhưng nó không gọi. Thu đối xử

với ông Sáu như người xa lạ. Đến khi Thu nhận ra cha, tình cha con bùng lên mãnh liệt thì cũng là lúc ông Sáu ra đi, trở lại chiến khu với lời hứa khi nào về mua chiếc lược ngà cho con. Trong thời gian ở tại khu căn cứ, ông Sáu đã dồn hết tình cảm yêu quí, thương nhớ con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi mà ông nhặt được trong rừng sâu.trong một trận càn, ông Sáu hi sinh. Trước khi nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn nhờ trao lại cho bé Thu. Đặc sắc về nội dung: Chiếc lược ngà kể về tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong hoàn cảnh chiến tranh miền Nam đang sục sôi máu lửa. Truyện đã khắc sâu trong tâm chí đọc giả về những tàn phá kinh khủng của chiến tranh. Chiến tranh biến những người mẹ già có nguy cơ mất con, người vợ góa chồng và những đứa con mồ côi cha. Thế nhưng trong không khí đau thương mà hào hùng ấy, tình cảm cha con vẫn tỏa sáng bất diệt. Ông Sáu trở về không được bé Thu nhận cha cho đến tận những giây phút cuối cùng trước khi phải lên đường chiến đấu. Vào chiến trường ông làm cho bé một chiếc lược ngà, ông hi sinh ngoài chiến trận và chiếc lược được người đồng đội chuyển đến tận tay cô bé Thu. Truyện xoay quanh diễn biến tâm trạng của bé thu trước và sau khi nhận ra cha. Nó được xây dựng qua hai tình huống cơ bản. Đầu tiên là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường. Tình huống hai, ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. Như vậy câu chuyện đã đi từ tình yêu mãnh liệt của bé Thu dành cho cha đến tình cảm sâu sắc, thắm thiết mà ông Sáu dành cho đứa con của mình. Có thể thấy, đây là tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Đặc sắc về nghệ thuật: Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, từ góc nhìn của bác Ba, người bạn chiến đấu của ông Sáu và cũng là người chứng kiến, tham gia vào câu chuyện. Với ngôi kể này, người kể chuyện xen vào những lời bình luận, suy nghĩ, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật mà không làm mất đi tính khách quan của nó. Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc, nhất là đối với nhân vật bé Thu. Ngôn ngữ truyện mang đậm chất địa phương Nam Bộ. Tất cả những điều đó đã góp phần thể hiện một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng và cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Truyện còn khiến người đọc thấm thía những mất mát, đau thương mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. C. Kết bài: Bằng tình cảm chân thành mà sâu sắc qua Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện được một chân lí: Bom đạn của kẻ thù chỉ có thể hủy diệt được sự sống của con người, còn tình cảm của con người tình phụ tử thiêng liêng thì không bom đạn nào có thể giết chết được. ĐỀ 2: Câu 1: Thành ngữ Ông nói gà, bà nói vịt dùng để chỉ tình huống hội thoại vi phạm phương châm quan hệ. Câu 2: Chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng viết rằng Hồ Chủ tịch là một người vừa giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, trong lời nói và bài viết, vì Người muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Câu 3: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy mang nhiều tầng lớp ý nghĩa vì : - Vầng trăng thể hiện nhiều ý tưởng triết lí của tác giả : + Vầng trăng như là đồng là bể/ như là sông là rừng là hình ảnh thiên nhiên tươi mát, bình dị, đẹp đẽ, hiền hòa. + Vầng trăng là người bạn tri kỉ của nhà thơ thời thơ ấu và thời chiến tranh ở rừng. Và có lúc vầng trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình như một người bạn, một nhân chứng nghĩa tình đang nghiêm khắc nhắc nhở kẻ vô tình. + Vầng trăng cứ tròn vành vạnh là gợi ra trong tâm trí nhà thơ những kỉ niệm trong những năm tháng gian lao vẫn nguyên vẹn tròn đầy, không bao giờ thay đổi. - Hình ảnh vầng trăng mang chiều sâu tư tưởng, mang tính triết lí của tác phẩm : Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên luôn nghĩa tình, quá khứ luôn bất diệt. Câu 4: Đóng vai người lính lái xe trong bài Bài thơ về tiểu đội xe ko kính kể lại câu chuyện về tiểu đội xe không kính bằng một bài văn tự sự. A. Mở bài: - Giới thiệu bản thân: Tôi là người lính Trường Sơn trong những năm tháng chống Mỹ. - Công việc chính của tôi là lái những chiếc xe vận tải để chở vũ khí, lương thực. để phục vụ kháng chiến. - Cho dù những năm tháng chiến tranh đau thương đã qua đi nhưng những kỉ niệm một thời hào hùng cùng những chiếc xe không kính vẫn còn mãi trong kí ức của những người lính như tôi. B. Thân bài: - Trong những năm tháng ấy, bom đạn của bọn Mỹ có sức công phá quá ghê gớm nên hầu như chiếc xe nào của binh đoàn cũng rụng và vỡ hết kính. Nếu như còn sót lại thì cũng chỉ là những mảnh kính vỡ. Cửa giờ toang hoác nên thiên nhiên như ùa vào để những người lính như chúng tôi có dịp cảm nhận hết vẻ thơ mộng của thiên nhiên. Dù có nguy hiểm, vất vả nhưng chúng tôi vẫn ung dung quả cảm, vẫn hàng ngày lái những chiếc xe tiếp tế ra chiến trường vì tổ quốc thân yêu. - Từ những ô cửa kính vỡ, chúng tôi được tận hưởng những cơn gió bụi làm mắt cay nhèm, ngắm sao trời và những cánh chim bay vut qua. Đời lính gắn liền với những con đường dài rộng trước mặt, chúng tôi chạy trên những con đường ấy với niềm tin và sứ mệnh giải phóng tổ quốc. - Nói đời lính có những kỷ niệm đẹp chẳng bao giờ sai, khi những cơn bụi trắng xóa làm chúng tôi bạc trắng cả mái đầu hay những cơn mưa xối xả qua cửa kính vỡ chẳng làm chúng tôi khó chịu hay bất an. Không những vậy, chúng tôi còn trêu nhau là những người già, tiếp tục chặng hành trình của mình. - Yêu thương, căm thù chính là động lực thôi thúc chúng tôi khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Để ước mơ này trở thành hiện thực,chỉ có một cách duy nhất là vững vàng tay lái, cầm chắc vô lăng. Vì thế thử thách ngày càng tăng cao chúng tôi lại càng quyết tâm chiến thắng.

- Dù cho có mưa bom bão đạn hiểm nguy, qua những cửa kính vỡ tưởng chừng thêm phần khó khăn ấy, chúng tôi lại có thể dễ dàng bắt tay với những người đồng chí trong tiểu đội, Sống trong tập thể cùng chiến đấu, cùng sinh sống, chúng tôi yêu thương và đoàn kết với nhau. - Bếp Hoàng Cầm- biểu tượng của bếp dã chiến, nấu ăn không khói để kẻ thù không phát hiện. Chúng tôi sum họp như gia đình trong những bữa ăn đầm ấm yêu thương - Dù cho có muôn trùng khó khăn, chúng tôi vẫn luôn đồng hành cùng nhau trên những chiếc xe không kính để giải phóng dân tộc, vẫn tiến về phía trước với niềm tin một ngày mai tươi sáng Lại đi lại đi trời xanh thêm - Những chiếc xe ngày càng bị biến dạng bởi bom rơi đạn nổ. Ko có kính rồi lại ko có đèn, ko có mui xe, nhưng xe vẫn chạyxe vẫn chạy. Những đoàn xe nặng trĩu chuyến hàng vẫn ngày đêm chạy tới vì trong mỗi chúng tôi đều có 1 trái tim quả cảm, trái tim yêu nước, trái tim quyết chiến, quyết thắng. Tất cả vì miền Nam ruột thịt. Tất cả vì sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước của dân tộc. Mỗi khi ngồi vào buồng lái, tôi lại nhớ đến các anh, nhớ đến nhiệm vụ thiêng liêng mà nhắc mình giữ vững tay lái, sống và chiến đấu xứng đáng với những người đã mãi mãi ra đi để bảo vệ đất mẹ thiêng liêng này. C. Kết bài: - Cảm nghĩ tổng quát của người lính về chiến tranh, về những năm tháng hào hùng của dân tộc.