KHKT Chăn nuôi Số tháng 7 năm 2019 Tổng biên tập: TS. ĐOÀN XUÂN TRÚC Phó Tổng biên tập: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG VANG PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC Thư ký t

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 06-CN-VAN THI AI NGUYEN(38-43)

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁIVÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ SAO NUMIDA MELEAGRIS (LINNAEUS, 1758) TẠI

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

VIỆN KHOA HỌC

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Microsoft Word - 5. Ton That Chat-Rev doc

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Tựa

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

ISSN: Tröôøng Ñaïi hoïc Caàn Thô Journal of Science, Can Tho University Säú 28a (2013) Volume 28a (2013)

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN Tập 127, Số 3B, 2018, Tr ; DOI: /hueuni-jard.v127i3B

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Microsoft Word BÁO CÁO K?T QU? NGHIÊN C?U CH?N T?O GI?NG LÚA THU?N PB10

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

BG CNheo full.doc

ENews_CustomerSo2_

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - 01-LE THI MEN_CN(1-7)

§a d¹ng hÖ thùc vËt bËc cao cã m¹ch t¹i x· t van, v­ên quèc gia hoµng liªn

Document

Các công trình Khoa học công bố trên các tạp chí trong nước - Năm 2015 Stt Tên tác giả Tên bài báo Tạp chí 1. Một số biện pháp giảm nghèo bền vững Tạp

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

DANH SÁCH TỔNG HỢP KẾT QUẢ XÉT CHỌN VÒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 Tên công trình, đề tài, tác phẩm, giải pháp, mô hìn

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người mắc bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) ( Tiểu đường còn được gọ

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

dau Nanh

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

PowerPoint Presentation

1

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

BÀI BÁO KHOA HỌC ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG Lưu Văn Ninh 1, Nguyễn Minh Giám 2 Tóm tắt: Để sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu cần tiến hành phân tí

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

KHOA H C CÔNG NGH NH H NG C A CÁC Y U T CÔNG NGH CHÍNH N KH N NG TRÍCH LY 1- DEOXYNOJIRIMYCIN (DNJ) T LÁ DÂU T M VI T NAM Hoàng Th L H ng 1, Nguy n Mi

Microsoft Word - 05-CN-NGUYEN THI VINH CHAU(38-47)

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER SỐ 05 ( )

HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU MỤC TIÊU 1. Nắm vững kiến thức giải phẫu và sinh bệnh học. 2. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 3. Vận dụng c

Nước Dừa: Lợi Ích và Kiêng cữ Nước dừa rất tốt và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, lạm dụng nước dừa gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Tuyệt

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2019 (GTS) TP. Hồ Chí Minh, 3/2019

VIỆN KHOA HỌC

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

Microsoft Word PTDong et al-Nuoi sinh khoi artemia franciscana.doc

Microsoft Word - 4. NQ The-RIA2-Uong nuoi au trung cua.doc

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN Tập 127, Số 3A, 2018, Tr ; DOI: /hueuni-jard.v127i3A

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ SỐ 03 (2014) BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER khoa khoa học tự nhiên 18 năm thành lập và phát triển Gi

NguyenThanhLong[1]

NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG PLEUROTUS CITRINOPILEUTUS BẰNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THỊ THƠM 1 MAI HƯƠNG TRÀ 1 - NGUYỄN THÀNH HƯNG 2 1 Trường

1

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 11/2018/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN LỚP QUẢN LÝ BỆNH VIỆN KHÓA 8 ( ) STT Tên đề tài Tên tác giả Giáo viên hướng dẫn 1 Đáp ứng nhu cầu chăm sóc

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

DANH SÁCH TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO TP.HCM NĂM 2019 Tên công trình, đề tài, tác phẩm, giải pháp, mô hình sáng tạo STT (gọi

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

DanhSachPhanCongK42CQ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

BÁT ĐOẠN CẨM

ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA NGƯÒI BỆNH TRƯỚC MỔ UNG THƯ DẠ DÀY Trịnh Hồng Sơn, Nguyễn Bá Anh, Lê Minh Hương, Nguyễn Thanh Long ĐặT VấN Đề Tình

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

Microsoft Word - New Microsoft Office Word Document _2_

HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Hà Nội -2016

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 12 (1) (2017) NGHIÊN CỨU CHỌN NHUYỄN THỂ HAI MẢNH VỎ CHỨA PROTEASE HOẠT TÍNH CAO VÀ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶ

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

QUY CHẾ TUYỂN SINH

ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA THƯƠNG MẠI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ***** DANH SÁCH CÁC NHÓM THỰC HÀNH NGHỀ N

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Bàn Chải và Kem Đánh Răng

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

LÝ LỊCH KHOA HỌC

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

BỆNH NÃO THIẾU OXY THIẾU MÁU CỤC BỘ: CẬP NHẬT XỬ TRÍ VÀ TIÊN LƯỢNG

Preliminary data of the biodiversity in the area

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 37 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN T

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

Danh sách khách hàng thỏa điều kiện quay số chương trình TRẢI NGHIỆM DU THUYỀN SÀNH ĐIỆU, NHẬN TIỀN TRIỆU TỪ THẺ VIB Đợt 1- ngày 05/07/2019 No Họ tên

Bản ghi:

KHKT Chăn nuôi Số 246 - tháng 7 năm 2019 Tổng biên tập: TS. ĐOÀN XUÂN TRÚC Phó Tổng biên tập: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG VANG PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC Thư ký tòa soạn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỨC Ủy viên Ban biên tập: PGS.TS. NGUYỄN TẤN ANH PGS.TS. NGUYỄN XUÂN BẢ TS. NGUYỄN QUỐC ĐẠT PGS.TS. HOÀNG KIM GIAO GS.TS. NGUYỄN DUY HOAN PGS.TS. ĐỖ VÕ ANH KHOA PGS.TS. ĐỖ ĐỨC LỰC TS. NGUYỄN TẤT THẮNG ThS. NGUYỄN ĐÌNH MẠNH Xuất bản và Phát hành: TS. NGUYỄN TẤT THẮNG U Giấy phép: Bộ Thông tin và Truyền thông Số 257/GP- BTTTT ngày 20/05/2016 ISSN 1859-476X Xuất bản: Hàng tháng Toà soạn: Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà 73, Hoàng Cầu, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 024.36290621 Fax: 024.38691511 E - mail: tapchichannuoi@hoichannuoi.vn Website: www.hoichannuoi.vn Tài khoản: Tên tài khoản: Hội Chăn nuôi Việt Nam Số tài khoản: 1300 311 0000 40, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi nhánh Thăng Long - Số 4, Phạm Ngọc Thạch, Hà Nội. In 1.000 bản, khổ 19x27 tại Công ty CP KH&CN Hoàng Quốc Việt. In xong và nộp lưu chiểu: tháng 7/2019. DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI Nguyễn Hữu Tỉnh, Nguyễn Văn Hợp, Trần Văn Hào, Phạm Ngọc Trung và Trần Vũ. Mức độ ổn định năng suất sinh sản, sinh trưởng ở đàn lợn Yorkshire và Landrace nhập khẩu từ Đan Mạch qua ba thế hệ chọn lọc Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Thị Diệu Thúy, Vũ Thị Tiến, Nguyễn Tuyết Giang, Lê Công Triều, Lâm Thanh Bình và Nguyễn Thị Hồng Tươi. Ảnh hưởng của bổ sung Yucca và Probac lên tỷ lệ tăng một số chiều đo cơ thể gà nòi giai đoạn 42-77 ngày tuổi Phan Thanh Lâm, Mai Thị Thanh Nga và Nguyễn Thị Diệu Thúy. Thực trạng chăn nuôi và đặc điểm ngoại hình của giống gà Bang Trới Nguyễn Huy Tưởng và Đỗ Võ Anh Khoa. Tập tính đậu sào của gà Nhạn chân xanh giai đoạn 7-16 tuần tuổi Dương Nguyên Khang, Bùi Văn Hưng, Thái Quốc Hiếu và Nguyễn Thanh Hải. Khả năng sinh trưởng và thu nhận thức ăn của một số nhóm bê lai hướng thịt tại Tiền Giang Phạm Thanh Hải, Bùi Xuân Phương, Trần Hữu Côi, Ngô Quang Đư c, Hồ Thị Loan và Nguyễn Văn Thanh. Đặc điểm đa hình vùng D-Loop của giống chó dạng sói ứng du ng cho công ta c chọn giống Lã Văn Kính, Lã Thị Thanh Huyền, Đoàn Vi nh, Phạm Ngọc Thảo và Đoàn Phương Thúy. Hàm lượng Ca, P tối ưu trong khẩu phần lợn na i Landrace nuôi con cấp giống ông bà Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Đấu, Nguyễn Văn Tùng Lâm và Nguyễn Thị Anh Thư. Ảnh hưởng mức bổ sung bột nghệ vào khẩu phần đến năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thị Đấu, Hồ Quốc Đạt và Nguyễn Thị Kim Quyên. Ảnh hưởng mức bổ sung chế phẩm Probiotic vào khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của vịt Xiêm Dương Nguyên Khang và Trần Xuân Lam. Ảnh hưởng của tỷ lệ thô tinh trong khẩu phần ăn đến năng suất, chất lượng sữa và bệnh chân móng Đặng Hồng Quyên, Đỗ Thị Thu Hường và Nguyễn Thị Khánh Linh. Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Fubon đến tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ tiêu chảy của lợn con sau cai sữa CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT VÀ CÁC VẤN ĐỀ KHÁC Nguyễn Hữu Thọ, Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thế Tường, Trần Công Nam và Lê Thị Minh Thu. Sử du ng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu(LY) Hồ Thanh Thâm và Nguyễn Minh Thông. Ảnh hưởng bổ sung dây khoai lang ủ chua trong khẩu phần đến khả năng sinh trưởng của bò thịt lai Zebu Nguyễn Văn Thanh. Bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc ca c tỉnh phía bắc Việt Nam Ngô Đình Tân, Tăng Xuân Lưu, Trần Thị Loan, Phùng Quang Trường, Đặng Thị Dương, Khuất Thị Thu Hà, Nguyễn Yên Thịnh, Phùng Thị Diệu Linh, Khuất Thanh Long, Phùng Quang Thản và Phan Tùng Lâm. Nuôi dưỡng hợp lý bò sữa ở giai đoạn cạn sữa 60 ngày trước khi đẻ để giảm ca c bệnh rối loạn trao đổi chất Trần Thị Loan, Ngô Đình Tân, Tăng Xuân Lưu, Phạm Kim Cương và Chu Mạnh Thắng. Sử du ng chất đệm trong nuôi dưỡng bò tiết sữa để giảm axít dạ cỏ THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PGS.TS. Nguyễn Văn Đư c. Thành quả của ngành Chăn nuôi gia cầm Việt Nam trong 3 năm 2016-2018 - Vai trò của giống

5. Etienne M., Legault C., Dourmad J.Y. and J. Noblet (2000). Dairy production of the sow: estimation, composition, variation factor and evolution. Porcine Research Days in France, 32: 253-64. 6. Genesus recommendation (2019). Nutrition specificationsfeeding guidelines.an. 7. Giesemann M. A., A.J. Lewis, P.S. Miller and M.P.Akhter (1998). Effects of the reproductive cycle and age on calcium and phosphorus metabo- lism and bone integrity of sows. J. Anim. Sci., 76: 796-07. 8. Guyton A.C. and Hall J.E. (2006). Textbook of Medical Physiology, 12 th edition. Saunders Elsevier, PA, USA. 9. Hall D.D., G.L. Cromwell and T.S. Stahly ( 1991). Effects of dietary calcium, phosphorus, calcium:phosphorus ratio and vitamin K on per- formance, bone strength and blood clotting status of pigs. J. Anim. Sci., 69: 646-55. 10. Harmon B.G., C. Liu, A. Jenson and D.H. Baker (1975). Phosphorus requirement of sows during gestation and lactation. J. Anita. Sci., 40: 660. 11. Komegay E.T., Diggs B.G., Hale O.H., Handlin D.L. and Hitchcock J.P. (1985). Reproductive performance of sows fed elevated calcium and phosphorus levels during growth and development. J. Anim. Sci., 61: 1460-68. 12. Kornegay E.T. and Kite B. (1983). Phosphorus in swine. VI. Utilization of nitrogen, calcium and phosphorus and reproductive performance of gravid gilts fed two dietary phosphorus levels for five parities. J. Anim. Sci., 57: 1463-70. 13. Mahan D.C., M.R. Watts and N. St-Pierre ( 2009). Macro- and micro- mineral composition of fetal pigs and their accretion rates during fetal development. J. Anim. Sci., 87: 2823-32. 14. Maxson P.F. and Mahan D.C. (1986). Dietary calcium and phosphorus for lactating swine at high and average production levels. J. Anim. Sci., 63: 1163-72. 15. Oberleas D. (1983). The role of phytate in zinc bioavailability and homeosta-sis. Pp. 145-58 in Nutritional Bioavailability of Zinc, American Chemi- cal Society Symposium Series No. 210, G. E. Inglett, ed. Washington, DC: American Chemical Society. 16. Peo E.R.Jr. (1991). Calcium in Swine Nutrition. West Des Moines, IA: National Feed Ingredients Association. 17. PIC (2016). PIC nutrient specifications manual 18. Prince T.J., V.W. Hays and G.L. Cromwell (1984). Interactive effects of dietary calcium, phosphorus and copper on performance and liver copper stores of pigs. J. Anim. Sci., 58: 356-61. 19. Reinhart G.A. and D. C. Mahan (1986). Effect of various calcium: phosphorus ratios at low and high dietary phosphorus for starter, grower and finisher swine. J. Anim. Sci., 63: 457-66. ẢNH HƯỞNG MỨC BỔ SUNG BỘT NGHỆ VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA VỊT XIÊM Nguyễn Thùy Linh 1*, Nguyễn Thị Đấu 1, Nguyễn Văn Tùng Lâm 1 và Nguyễn Thị Anh Thư 1 Ngày nhận bài báo: 11/03/2019 - Ngày nhận bài phản biện: 30/03/2019 Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 14/04/2019 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung bột nghệ trong khẩu phần lên khả năng sinh trưởng của vịt Xiêm giai đoạn 9-12 tuần tuổi. Vịt Xiêm trong thí nghiệm được cân bằng trống mái, khối lượng đầu vào tương đương và cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức là các mức độ bổ sung bột nghệ trong khẩu phần ở các mức 0; 0,1; 0,15 và 0,2% bột nghệ. Kết quả cho thấy khẩu phần bổ sung với mức 0,2% bột nghệ trong khẩu phần của vịt Xiêm giai đoạn 9-12 tuần tuổi về khối lượng 12 tuần tuổi, tăng khối lượng và các thành phần thân thịt đều cao hơn (P<0,05). Từ khóa: Vịt Xiêm, bột nghệ, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn. ABSTRACT Effect of dietary turmeric powder levels on growth performance of Muscovy ducks A study was conducted to determine the effects of turmeric powder levels in diets on the growth performance of growing Muscovy ducks from 9 to 12 weeks of age. Birds in each treatment were selected in the same breed, sex, initial weight and take care conditions. The experiment was 1 Trường Đại học Trà Vinh * Tác giả liên hệ: TS. Nguyễn Thùy Linh - Trường Đại học Trà Vinh. Số 126 Nguyễn Thiện Thành Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. Điện thoại: 0907.145.909; Email: thuylinh80@tvu.edu.vn KHKT Chăn nuôi số 246 - tháng 7 năm 2019 41

a completely randomized design with 4 treatments and 3 replicates. The treatments were turmeric powder levels of 0, 0.1, 0.15 and 0.2%, respectively. The results showed that the dietary turmeric powder levels of 0.2% was optimal for Muscovy ducks from 9 to 12 weeks of age, in weight gain, final live weight and carcass values (P<0.05). Keywords: Muscovy duck, turmeric powder, weight gain, feed conversion ratio. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm nói chung, vịt Xiêm nói riêng ngày càng phát triển thì các vấn đề về cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm càng được quan tâm nhằm phục vụ cho nhu cầu con người. Trong các yếu tố về dinh dưỡng và chất bổ sung tác động đến năng suất và chất lượng thịt, việc sử dụng kháng sinh vẫn đang là yếu tố trọng yếu hiện nay vì ngoài phòng trị bệnh nó còn đóng vai trò quan trọng trong kích thích sinh trưởng của vật nuôi (Phạm Kim Đăng và ctv, 2016). Tuy nhiên, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi đang là mối quan tâm của người tiêu dùng và cơ quan an toàn thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi cũng như người tiêu dùng (Newman, 2002). Do đó, hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam, việc tìm cách giảm sử dụng kháng sinh thay thế dần bằng thảo dược đang được quan tâm nhằm giúp phát triển sản xuất theo hướng an toàn và thân thiện với môi trường (Huỳnh Kim Diệu, 2012). Từ lâu củ nghệ đã được dùng phổ biến như một loại phụ gia trong chế biến thực phẩm và là một thảo dược an toàn trong y học cổ truyền và dân gian, nghệ được dùng như một phương thuốc chữa các bệnh dạ dày và gan, cũng như thường được dùng để chữa lành các vết loét do đặc tính kháng khuẩn của nó Gần đây, một số nghiên đã khai thác sâu hơn những tác dụng của nghệ ở cấp độ các hợp chất có hoạt tính sinh học. Đặc trưng nhất có lẽ là nhóm các chất curcumin. Do có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, hiện nay curcumin, nano curcumin được sản xuất như một loại thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch (Bùi Thanh Tùng và ctv, 2018). Việc sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc tự nhiên này hỗ trợ phòng bệnh cho vật nuôi được chú ý nhiều hơn do tác dụng tối ưu của nó như tăng tiêu hóa hấp thu giúp cải thiện chất lượng thịt nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu Ảnh hưởng của việc bổ sung bột nghệ vào khẩu phần đến năng suất sinh trưởng của vịt Xiêm địa phương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Ðịa điê m và thời gian Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm, Trường Đại học Trà Vinh từ tháng 10/2018 đến tháng 01/2019. Bố trí thí nghiệm: Vịt được nuôi từ 1 ngày tuổi đến 2 tháng tuổi và chủng ngừa kháng thể viêm gan, vacxin dịch tả và H5N1 trước khi đưa vịt vào thí nghiệm. Vịt được bố trí vào thí nghiệm lúc đầu tuần tuổi thứ 9 có khối lượng 1.913-1.939 g/con và được nuôi hết 12 tuần tuổi. Chuồng trại: Chuồng trại được xây dựng 2 mái, có độ thông thoáng khí tốt. Vịt Xiêm được nuôi trên nền tráng xi măng có chất độn chuồng bằng trấu, với mỗi lô ngăn bằng lưới kẽm, diện tích mỗi ô chuồng cho một đơn vị thí nghiệm là 4,8m 2 để nuôi 10 con vịt. Thức ăn: Thức ăn sử dụng là hỗn hợp tự trộn dạng bột. Thực liệu được sử dụng phối hợp gồm bắp, tấm, cám gạo, bột cá, đậu nành hạt, dicalciphosphat (DCP) và bột nghệ. 2.2. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (NT) tương ứng với 4 khẩu phần là 4 mức (%) bổ sung bột nghệ (NT0; NT0,1; NT0,15 và NT0,2) nhưng đảm bảo cùng mức 17% CP, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Mỗi đơn vị thí nghiệm có 10 con vịt Xiêm có khối 42 KHKT Chăn nuôi số 246 - tháng 7 năm 2019

lượng tương đương nhau và cân đối về tỷ lệ trống mái. Công thức khẩu phần, thành phần hóa học của các khẩu phần thí nghiệm trong giai đoạn 9-12 tuần tuổi được trình bày qua Bảng 1 và 2. Bảng 1. Công thức khẩu phần trong 9-12 tuần tuổi Thực liệu,% NT0 NT0,1 NT0,15 NT0,2 Bắp 37,0 37,0 37,0 37,0 Tấm 9,70 9,70 9,70 9,70 Cám 37,1 37,0 36,9 36,9 Đậu nành hạt 8,00 8,00 8,00 8,00 Bột cá 7,70 7,70 7,70 7,70 DCP 0,50 0,50 0,50 0,50 Bột nghệ 0,00 0,10 0,15 0,20 Tổng 100 100 100 100 Bảng 2. Thành phần hóa học và ME (theo % DM) Thực liệu, % NT0 NT0,1 NT0,15 NT0,2 DM 88,8 88,8 88,8 88,8 OM 93,6 93,5 93,5 93,4 CP 17,0 17,0 17,0 17,0 EE 7,83 7,82 7,81 7,85 NFE 63,8 63,8 63,7 63,7 CF 4,89 4,88 4,88 4,87 Ash 6,39 6,38 6,38 6,37 ME(MJ/kg DM) 13,39 13,38 13,37 13,36 Vịt thí nghiệm được cho ăn 2 lần/ngày (7 và 17 giờ). Máng ăn, máng uống được bố trí riêng trong mỗi ngăn chuồng. Thức ăn thừa được thu và cân lại vào sáng hôm sau để tính lượng ăn tiêu thụ hàng ngày. Vịt được cung cấp nước uống đầy đủ suốt ngày đêm. Thành phần hoá học của thức ăn: vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), protein thô (CP), khoáng tổng số (Ash) được phân tích theo AOAC (1990). Giá trị ME của các nguyên liệu được tính theo đề xuất của Janssen (1989, dẫn từ NRC, 1994). Bắp: ME = (36,21 CP)+(85,44 EE)+(37,26 NFE) Tấm: ME = (46,7xDM)-(46,7xAsh)- (69,55xCP)+(42,95xEE)-(81,95x CF) Cám: ME=(46,7 DM)-(46,7 Ash)- (69,54 CP)+(42,94 EE)-(81,95 CF) Đậu nành hạt: ME = (36,63xCP)+(77,96xE E)+(19,87xNFE) Bột cá: ME = (35,87 DM)- (34,08 Ash)+(42,09 EE). Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ, tăng khối lượng cơ thể, khối lượng lúc kết thúc và thành phần thân thịt thu thập theo phương pháp (Auaas và Wilke, 1978). 2.3. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý sơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel (2013) và phân tích bằng ANOVA trên phần mềm Minitab 16.1.0 (2010), so sánh sự sai khác giá trị Mean bằng Tukey test với độ tin cậy 95%. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần dinh dưỡng của thực liệu dùng trong thí nghiệm Hàm lượng DM của bắp, cám, tấm gần tương đương nhau, nằm trong khoảng 86,9-88,3%. Trong đó bột cá là thực liệu dùng để điều chỉnh hàm lượng CP trong khẩu phần nên hàm lượng CP cao (59,4%). Bột cá có CP cao vì đây là loại sử dụng cho gia cầm, kết quả này cao hơn kết quả báo cáo của Nguyễn Đông Hải (2016) là 55,0%. Kết quả ME của bắp trong thí nghiệm này cao hơn so với nghiên cứu của Trương Thanh Trung và Nguyễn Thị Kim Đông (2016) là 14,6 MJ/kg. Bảng 3. Thành phần hóa học và giá trị ME của các thực liệu được sử dụng trong thí nghiệm (% DM) Chỉ tiêu Bắp Cám Tấm Bột cá Đậu nành DM 87,9 88,3 86,9 91,6 93,7 OM 98,9 90,9 99,1 79,3 95,3 CP 8,85 12,8 8,35 59,4 41,6 EE 3,87 10,6 2,26 9,03 18,3 NFE 83,1 59,9 86,8 9,90 27,0 CF 3,11 7,63 1,51 1,02 8,40 Ash 1,13 9,12 0,92 20,7 4,75 ME (MJ/kg) 15,67 11,03 14,30 12,39 14,59 KHKT Chăn nuôi số 246 - tháng 7 năm 2019 43

3.2. Lượng thức ăn, dưỡng chất và năng lượng trao đổi tiêu thụ của vịt Xiêm ở các nghiệm thức Kết quả trình bày tại Bảng 4 cho thấy lượng DM, OM, CP tiêu thụ tăng dần từ NT0 đến NT0,2 (P<0,05). Lượng CP tiêu thụ tăng dần qua các NT tương ứng với lượng DM tiêu thụ tăng. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tăng mức bột nghệ trong khẩu phần của vịt thí nghiệm dẫn đến tăng lượng tiêu thụ dưỡng chất như OM, CP, EE, NFE và CF. Lượng DM tiêu thụ trong giai đoạn này tương đương với kết quả nghiên cứu của Dong và Ogle (2003) và Men và ctv (1996), khi tiến hành thí nghiệm trên vịt Xiêm với khẩu phần 12,9 MJ ME /kg và 19% CP có DM tiêu thụ là 103 g/con/ngày Lượng ME tiêu thụ cao nhất ở NT0,2 (1,40 MJ/kg) và giảm dần ở các NT có mức bột nghệ thấp (P<0,05). Tương tự với kết quả về lượng DM tiêu thụ, lượng ME tiêu thụ tăng dần khi mức bột nghệ trong khẩu phần tăng. Lượng ME tiêu thụ trong thí nghiệm này tương đương với kết quả của Tu (2012), khi nghiên cứu trên vịt Xiêm thì lượng ME tiêu thụ từ 1,23-1,61 MJ/con/ngày. Tuy nhiên, kết quả thí nghiệm này cao hơn với kết quả của Dong và Ogle (2003), khi nghiên cứu trên vịt Xiêm với khẩu phần có mức năng lượng là 12,9 MJ/ kg và 19% CP thì lượng ME tiêu thụ là 1,13 MJ/con/ngày. Sự chênh lệch này có lẽ do 2 thí nghiệm có sự khác nhau về giống vịt Xiêm, chế độ dinh dưỡng của khẩu phần và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Bảng 4. Lượng thức ăn, dưỡng chất và ME tiêu thụ của vịt Xiêm trong giai đoạn 9-12 tuần tuổi (g/con/ngày) Chỉ tiêu NT0 NT0,1 NT0,15 NT0,2 SEM P DM 89,4 b 96,9 ab 102 ab 105 a 3,09 0,036 OM 83,6 b 90,6 ab 94,9 b 97,9 a 2,89 0,038 CP 15,2 b 16,5 ab 17,3 ab 17,8 a 0,53 0,036 EE 7,00 b 7,58 ab 7,93 b 8,23 a 0,24 0,035 NFE 57,0 b 61,9 ab 64,7 b 66,8 a 1,97 0,038 CF 4,37 b 4,73 ab 4,95 b 5,10 a 0,15 0,040 Ash 5,71 b 6,18 ab 6,48 ab 6,67 a 0,19 0,039 ME (MJ/con/ngày) 1,20 b 1,30 ab 1,36 b 1,40 a 0,04 0,039 Các giá trị trung bình mang các chữ a, b trên cùng một hàng khác nhau là khác biệt có ý nghi a thống kê ở mức P<0,05 3.3. Tăng khối lượng, khối lượng cơ thê và hệ số chuyê n hóa thức ăn của vịt Xiêm thí nghiệm Tăng khối lượng, khối lượng cơ thể và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của vịt Xiêm thí nghiệm được trình bày qua Bảng 5. Bảng 5. Tăng khối lượng, khối lượng cơ thê và FCR của vịt Xiêm trong giai đoạn 9-12 tuần tuổi (g/con) Chỉ tiêu NT0 NT0,1 NT0,15 NT0,2 SEM P KL đầu TN, g/con 1913 1934 1915 1939 15,9 0,594 KL cuối TN, g/con 2.335 b 2.363 ab 2.387 ab 2434 a 17,0 0,019 Tăng KL, g/con/ngày 15,1 b 15,3 b 16,9 ab 17,7 a 0,52 0,020 FCR 5,95 6,35 6,02 5,94 0,32 0,771 CP/tăng KL (g/kg) 1011 1079 1023 1010 53,8 0,771 ME/tăng KL (MJ/kg) 79,6 85,0 80,4 79,4 4,23 0,767 44 KHKT Chăn nuôi số 246 - tháng 7 năm 2019

Kết quả tại bảng 5 cho thấy khối lượng (KL) kết thúc của vịt thí nghiệm ở 12 tuần tuổi tăng dần từ NT0 (2.335g) và đạt mức cao nhất ở NT0,2 (2.434g) (P<0,05). Kết quả này cho thấy, việc bổ sung bột nghệ có tác dụng tích cực đối với khối lượng cơ thể của vịt Xiêm. Điều này có thể giải thích trong bột nghệ có hàm lượng curcumin có tác dụng đến hệ tiêu hóa và miễn dịch của vịt Xiêm, giúp cho vịt Xiêm có khả năng sinh trưởng tốt hơn lô đối chứng không bổ sung bột nghệ. Khối lượng cơ thể của vịt Xiêm lúc 12 tuần tuổi trong thí nghiệm này tương đương với công bố của Tu (2012), với khối lượng kết thúc lúc 12 tuần tuổi tương ứng là 2.202-2.534g. Tuy nhiên, giá trị tìm thấy của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu trên vịt Xiêm được nuôi với khẩu phần có 12,13 MJ ME/kg, 18% CP của Ali và Sarker (1992), có khối lượng cơ thể là 2.237g và thấp hơn kết quả nghiên cứu trên vịt Xiêm của Marzoni và ctv (2014), với khối lượng cơ thể là 2.588g. Khối lượng cơ thể có sự chênh lệnh giữa các nghiên cứu có lẽ là do sự khác nhau về con giống, chế độ nuôi dưỡng và điều kiện sinh thái của nơi thực hiện thí nghiệm khác nhau. Tăng khối lượng (TKL) thấp nhất ở NT0 (15,1 g/con/ngày), tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở NT0,2 (17,7 g/con/ngày) và sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả này có thể được giải thích là do lượng DM, OM, CP và ME tiêu thụ cao nhất ở NT0,2. Kết quả tăng khối lượng của vịt Xiêm trong nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả của Miclosanu và Roibu (2001) khi nghiên cứu trên vịt Xiêm với khẩu phần có 12,55 MJ ME, 18% CP (29,2 g/con/ngày), sự khác nhau này là do tác giả nghiên cứu trên vịt Xiêm kết thúc ở 11 tuần tuổi, trong khi thí nghiệm của chúng tôi trên vịt Xiêm kết thúc ở 12 tuần tuổi. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) giảm dần từ NT0,1 (6,35) và đạt giá trị thấp nhất ở NT0,2 (5,94) không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này được giải thích do tăng khối lượng cao nhất ở NT0,2. Kết quả về FCR của vịt ở giai đoạn này có thể lý giải rằng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của vịt Xiêm thì giai đoạn này vịt phải sử dụng năng lượng cho duy trì cơ thể cao và có xu hướng tích mỡ và đặc biệt đối với vịt Xiêm thì con mái tốc độ tăng trưởng tới 10 tuần tuổi và con trống đến 12 tuần tuổi (Swatland, 1981), vì thế lượng thức ăn tiêu thụ cao trong khi tăng khối lượng thấp, dẫn đến FCR cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu. Kết quả về FCR của nghiên cứu này tương đương với báo cáo là 5,61 của Baeza và Leclercq (1998) cũng nghiên cứu trên vịt Xiêm giai đoạn 8-12 tuần tuổi. 3.4. Kết quả mổ khảo sát của vịt Xiêm lúc kết thúc thí nghiệm Khả năng cho thịt của vịt Xiêm phản ánh chất lượng giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt là thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. Kết quả mổ khảo sát vịt Xiêm lúc kết thúc thí nghiệm được trình bày qua bảng 6. Bảng 6. Thành phần thân thịt của vịt Xiêm qua các nghiệm thức (g/con) Chỉ tiêu NT0 NT0,1 NT0,15 NT0,2 SEM P KL sống, g/con 2.328 b 2.361 ab 2.393 ab 2.441 a 17,89 0,011 KL thân thịt, g/con 1.533 c 1.573 bc 1.598 ab 1.637 a 8,93 0,001 Tỷ lệ thân thịt, % 65,9 66,7 66,8 67,0 0,62 0,594 KL thịt ức, g 296 b 304 b 324 ab 343 a 8,19 0,016 Tỷ lệ thịt ức, % 19,3 19,3 20,3 20,9 0,57 0,210 KL thịt đùi, g 235 b 254 ab 254 ab 267 a 4,66 0,021 Tỷ lệ thịt đùi, % 15,4 15,6 15,9 16,3 0,32 0,272 KL gan, g 44,8 42,9 46,9 47,6 2,92 0,671 KL mề, g 66,0 67,6 62,4 66,4 3,44 0,742 KL tim, g 17,3 18,4 17,4 17,5 0,78 0,738 KHKT Chăn nuôi số 246 - tháng 7 năm 2019 45

Kết quả bảng 6 cho thấy KL thân thịt cao nhất ở NT0,2 (1.637 g/con) và thấp nhất ở NT0 (1.533 g/con) (P<0,05). Tỷ lệ thân thịt giữa các NT nằm trong khoảng 65,9-67,0%, sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả của thí nghiệm này tương đương so với nghiên cứu của Tugiyanti và ctv (2013) trên vịt Xiêm, có tỷ lệ thân thịt là 63,0-68,9%. Tuy nhiên, kết quả này lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Abd và ctv (2012) là 73,4% trên vịt Xiêm ở 12 tuần tuổi. Khối lượng thịt ức thấp nhất ở NT0 (296 g/con), tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở NT0,2 (343 g/con) (P<0,05). Đồng thời, tỷ lệ thịt ức không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05), dao động trong khoảng 19,3-20,9%. Kết quả này tương đương so với nghiên cứu của Galal và ctv (2011) là 19,6%. Khối lượng thịt đùi cao nhất ở NT0,2 (267 g/con) và thấp nhất ở NT0 (235 g/con) (P<0,05). Trong khi tỷ lệ thịt đùi giữa các nghiệm thức biến động 15,4-16,3% (P>0,05). Thành phần thân thịt là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sản phẩm gia cầm và có khuynh hướng tăng theo sự gia tăng các mức độ bổ sung bột nghệ. Đồng thời, trong bột nghệ có sắc chất tiềm năng ảnh hưởng đến năng suất thịt cũng như làm tăng màu sắc của da vịt, nhằm tránh việc sử dụng những chất tạo màu hóa học chứa nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. 4. KẾT LUẬN Ở giai đoạn 9-12 tuần tuổi, khẩu phần nuôi vịt Xiêm địa phương có mức bổ sung 0,2% bột nghệ cho khối lượng 12 tuần tuổi, tăng khối lượng và thành phần thân thịt cao hơn so với các mức bổ sung khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abd El-Samee L.D., El-Allawy H.M.H. and Maghraby N.A. (2012). Comparative Study on Some Productive Traits of Muscovy and Sudani Ducks in Egypt, Inter J. Poul. Sci., 11(4): 264-68. 2. Ali M.A. and A.G. Sarker (1992). A study on the protein and energy requirements of Muscovy ducklings, AJAS, 5(1): 69-73. 3. AOAC (1990). Official methods of analysis, 15 th edn, Association of Official Analytical Chemist, Washington DC. 4. Auaas R. and R. Wilke (1978). Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (người dịch Nguyễn Chí Bảo), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, Trang 486-24. 5. Baeza E. and B. Leclercq (1998). Use of industrial amino acids to allow low protein concentrations in finishing diets for growing Muscovy ducks. British Poul. Sci., 39: 90-96. 6. Huỳnh Kim Diệu (2012). Cây thuốc thường sử dụng phòng trị bệnh trong chăn nuôi heo gà (http://uvvietnam. com.vn/newsdetail.aspx?newsid=1970). 7. Phạm Kim Đăng, Nguyên Đình Trình, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Thị Phương Giang và Nguyễn Bá Tiếp (2016). Ảnh hưởng của probiotic Bacillus dạng bào tử chịu nhiệt đến năng suất, vi khuẩn và hình thái vi thể biểu mô đường ruột gà thịt lông màu. Tạp chí KHKT Chăn nuôi, 213: 40-46. 8. Dong N.T.K. and R.B. Ogle (2003). Effect of brewery waste replacement of concentrate on the Performance of local and crossbred growing Muscovy ducks. Asian-Aust. J. Anim Sci., 16(10): 1510-17. 9. Galal A., W.A.H. Ali, A.M.H. Ahmed and Kh.A.A. Ali (2011). Performance and carcass characteristics of Dumyati, Muscovy, Peking and Sudani duck breeds, Egyptian J. Anim. Prod, 48(2): 191-02. 10. Nguyễn Đông Hải (2016). Xác định mức năng lượng trao đổi protein thô, lysine và methionine trong khẩu phần của gà sao (Numida meleagris) nuôi lấy thịt ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. Đại học Cần Thơ. 11. Janssen W.M.M.A. (1989). European Table of Energy Values for Poultry Feedstuffs, 3rd ed, Beekbergen, Netherlands: Spelderholt Center for Poultry Research and Information Services. 12. Marzoni M., R. Chiarini A. Castillo I. Romboli M.D. Marco and A. Schiavone (2014). Effects of dietary natural antioxidant supplementation on broiler chicken and Muscovy duck meat quality. Anim. Sci. papers and reports, 32(4): 359-68. 13. Men B.X., R.B. Ogle and T.R. Preston (1996). Use of duckweed (Lemna spp.) as replacement for soya bean meal in broken rice based diets for fattening Muscovy and crossbred common ducks in the Mekong Delte of Vietnam (manuscript). Swedish University of Agricultural Sciences Department of Animal Nutrition and Management. 14. Miclosanu E.P. and Roibu C. (2001). Research on dietary energy influence on the growth performance and meat quality in the Muscovy ducks. 1. Effects of high and medium levels of metabolic energy, Archiva Zootechnica, 6. https://www.ibna.ro/arhiva/az%206/az%206_20%20 Popescu%20Miclosanu.pdf. 15. National Research Council (1994). Nutrient requirements poultry, 9 th edn. National Academy Press, Washington, DC. 176 pp. 16. Newman M.G. (2002). Antibiotics resistance is a reality: novel techniques for over coming antibiotic resistance when using new growth promoters. Nutritional Biotechnology in the Feed and Food Industries. Proceedings of Alltech s 18th Annual Symposiumm, Nottinghamm University Press, Pp 98-06. 17. Swatland H.J. (1981). Allometric growth of histochemical types of muscles fibers in ducks. Growth, 45: 58-65. 18. Trương Thanh Trung và Nguyễn Thị Kim Đông (2016). 46 KHKT Chăn nuôi số 246 - tháng 7 năm 2019

Ảnh hưởng của sự bổ sung acid glutamic lên tăng trọng, chất lượng quầy thịt, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian tăng trưởng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyền đề Nông nghiệp, 2: 168-73. 19. Tu D.T.M (2012). Manipulation of the nutritive value of duckweed (Lemna minor) as a feed resource for local Muscovy ducks. MSc Thesis in Agricultural Sciences Animal Husbandry, Cantho University. 20. Tugiyanti E., T. Yuwanta, Zuprizal and Rusman (2013). Improving Performance, Meat Quality and Muscle Fiber Microstructure of Native Indonesian Muscovy Duck Through Feed Protein and Metabolizable Energy. Int. J. Poul. Sci., 12(11): 653-59. 21. Bùi Thanh Tùng, Nguyễn Thanh Hải và Phan Kế Sơn (2018). Nghiên cứu bào chế curcumin dạng phytosome và dạng PEG hóa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 34(1): 29-41. 22. Van Soest P.J., Robertson J.B. and Lewis B.A. (1991). Symposium: carbohydrate methodology, metabolism and nutritional implication in dairy cattle: methods for dietary fiber and nonstarch polysaccharides inrelation to animal. J Dairy Sci., 74: 3585-97. ẢNH HƯỞNG MỨC BỔ SUNG CHẾ PHẨM PROBIOTIC VÀO KHẨU PHẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA VỊT XIÊM Nguyễn Thùy Linh 1*, Nguyễn Thị Đấu 1, Hồ Quốc Đạt 1 và Nguyễn Thị Kim Quyên 1 Ngày nhận bài báo: 11/03/2019 - Ngày nhận bài phản biện: 30/03/2019 Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 12/04/2019 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Probiotic trong khẩu phần lên khả năng sinh trưởng của vịt Xiêm giai đoạn 5-8 tuần tuổi. Vịt Xiêm trong thí nghiệm là cùng giống, cân bằng trống mái, khối lượng đầu vào tương đương và cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức là các mức độ bổ sung Probiotic trong khẩu phần ở các mức 0; 0,25; 0,35 và 0,45% probiotic. Kết quả cho thấy rằng khẩu phần bổ sung với mức 0,35% probiotic trong khẩu phần của vịt Xiêm giai đoạn 5-8 tuần tuổi về tăng khối lượng, khối lượng cuối thí nghiệm và hệ số chuyển hóa thức ăn đều cao hơn (P<0,05). Từ khóa: Vịt Xiêm, Probiotic, tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn. ABSTRACT Effect of dietary Probiotic levels on growth performance of Muscovy ducks A study was conducted to determine the effects of Probiotic levels in diets on the growth performance of growing Muscovy ducks from 5 to 8 weeks of age. Birds in each treatment were selected in the same breed, sex, initial weight and take care conditions. The experiment was a completely randomized design with 4 treatments and 3 replicates. The treatments were Probiotic levels of 0, 0.25, 0.35 and 0.45%, respectively. The results showed that the dietary Probiotic levels of 0.35% was optimal for Muscovy ducks from 5 to 8 weeks of age, in weight gain, final live weight, feed conversion ratio (P<0.05). Key words: Muscovy duck, probiotic, weight gain, feed conversion ratio. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vịt Xiêm (Muscovy duck) hay còn gọi là Ngan, có tên khoa học Cairina moschata, có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ (Anonymous, 2012). Thịt vịt Xiêm được nhiều người ưa 1 Trường Đại học Trà Vinh * Tác giả liên hệ: TS. Nguyễn Thùy Linh - Trường Đại học Trà Vinh. Số 126 Nguyễn Thiện Thành Khóm 4, Phường 5, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. Điện thoại: 0907.145.909; Email: thuylinh80@tvu.edu.vn chuộng hơn so với phần lớn thịt từ các giống vịt khác do cơ ức rộng, tỷ lệ nạc cao hơn, ít mỡ (Parkhurst và Mountney, 1988; Adesope và Nodu, 2002), thịt mềm và thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao 19,6-21% CP (protein thô) và 2,47% EE (béo) (Dong, 2005). Trong quá trình chăn nuôi gia cầm nói chung, vịt Xiêm nói riêng kháng sinh đóng vai trò quan trọng không chỉ trong phòng trị bệnh mà còn được sử dụng như chất kích thích sinh trưởng của KHKT Chăn nuôi số 246 - tháng 7 năm 2019 47