TỤC LỆ PHAP (Phần 5) SU LAN TRAN CUA TỤC LỆ PHAP TRẾN KHAP THÊ GIOI (Trường hợp Hoa kỳ - tiếp theo) Vào những ngày đầu của công cuộc định cư, phần đôn

Tài liệu tương tự
Bài làm chứng của Mục Sư Trương Hy Hòa (05)

QUY ĐỊNH

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - ND qui dinh cong chuc.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

Microsoft Word - phuctrinh

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Bản tin ISSN CHÍNH SÁCH Tài nguyên Môi trường Phát triển bền vững TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 17 Quý I/2015 HƯỚNG ĐẾN NHỮNG VẬN ĐỘ

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Hỏi Đáp Thường Thức Về Chính Trị Thái Trí hỏi Thái Đạo đáp 1. Hỏi: Xin nhận xét đại cương về những nền dân chủ đã có? Đáp: Phê bình các chế độ chính t

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 2 Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THU VÂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

TRƯỜNG ĐH GTVT TPHCM

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PARENT RIGHTS

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

LUẬT XÂY DỰNG

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI VIỆT NAM HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ISO 9001:2015 SỔ TAY CHẤT L

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Microsoft Word - doc-unicode.doc

NguyenThiThao3B

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Tiểu Sử Sư Bà Ðàm Lựu Viện Chủ Ðức Viên Ni Tự Tại San Jose, California, Hoa Kỳ ( ) ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 3

Microsoft Word - doc-unicode.doc

1

CHÍNH PHỦ

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

QUỐC HỘI

Con Đường Khoan Dung

CÔNG BÁO/Số /Ngày Thông tư này không áp dụng đối với việc đăng ký các loại xe cơ giới của Quân đội sử dụng vào mục đích quốc p

Document

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Đàm Loan và Đạo Xước

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 14/2012/QH13 LUẬT Phổ biến, g

trac-nghiem-thi-cong-chuc-chuyen-nganh-hanh-chinh - Download.com.vn

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - CÔ EM V?

TRUYỀN THỌ QUY Y

Cúc cu

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Combined Hospice Bill of Rights - Vietnamese - Large Print

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 212/2014/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

No tile

Lo¹i tµi khon I

Binh Chủng Nhảy Dù - 20 Năm Chiến Sự 1

TẢN MẠN TRƯỜNG XƯA Lê Thế Hiển Một buổi sáng mùa thu ở vùng Đông Bắc Mỹ, ngồi mở computer ra xem, thấy từ trong nước Bạn phóng ra nhắn : Đang dự

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

TÀI LIỆU THAM KHẢO NGUYÊN TẮC THU MUA CỦA MICHELIN

Bản ghi:

TỤC LỆ PHAP (Phần 5) SU LAN TRAN CUA TỤC LỆ PHAP TRẾN KHAP THÊ GIOI (Trường hợp Hoa kỳ - tiếp theo) Vào những ngày đầu của công cuộc định cư, phần đông các luật sư ở Hoa kỳ vào thời bấy giờ đều là những người được đào tạo từ trước tại các Phường Hội Luật ở bên Anh (English Inns of Court). Một số khác được tập sự với những luật sư đang hành nghề để học hỏi những kinh nghiệm về thủ tục xét xử trước tòa, viết dự thảo các văn kiện pháp lý hoặc học hỏi về những kinh nghiệm trong nghề với ông Thầy của mình. Nếu có thời giờ rảnh thì họ đọc thêm ít trang sách trong cuốn Khái luận về luật lệ nước Anh của BLACKSTONE hay của KENT. Đến cuối thế kỷ thứ 18, người ta mới thấy xuất hiện ở Hoa kỳ một vài trường Đại Học có giảng dậy môn luật và còn có cả giáo sư phụ trách công việc giảng dậy luật nữa. Tuy nhiên, việc học luật như vậy chẳng qua chỉ là những công việc thực tập nhằm chuẩn bị cho việc hành nghề của những người này, chứ không nhằm vào việc trang bị kiến thức tổng quát về luật học cho họ như một số trường Đại Học ở bên Anh. O Hoa kỳ, vào thời bấy giờ, chương trình học luật kéo dài không quá một năm và tiêu chuẩn học luật như vậy được xem là quá thấp. Sinh viên được nhận vào học luật tại các trường Đại Học luật không bị đòi hỏi phải hội đủ một điều kiện nào và cũng chẳng phải thi cử gì cả. Thế nhưng từ năm1870 trở đi, một sự thay đổi cục bộ đã xẩy ra. Người đi tiên phong trong việc cải tổ này là Khoa Trưởng LANGDELL của trường Đại Học Luật Khoa Harvard. Nhờ sự quyết tâm của ông mà thời gian học luật của các trường Luật ở Hoa Kỳ được tăng lên 3 năm, đồng thời các sinh viên phải chịu một sự kiểm tra hết sức khắt khe đối với việc học qua những kỳ thi sát hạch vào mỗi cuối năm học. Ngoài ra, các sinh viên còn phải hội đủ một điều kiện thiết yếu là họ phải hoàn tất nền giáo dục Trung Học trước đã thì mới có thể ghi danh học luật được. LANGDELL còn đề ra phương pháp học luật qua các trường hợp điển hình (case method), một lối học luật vẫn còn thịnh hành ở Mỹ cho đến ngày nay mặc dù đã có nhiều thay đổi. Căn bản của phương pháp học luật theo đường lối này là luật phải được trình bầy và giải thích cho sinh viên hiểu biết qua các bản án được thảo luận và đối chiếu với luật lệ thực tiễn. Luật sư đoàn ở Mỹ, vì rất quan tâm đến việc cải thiện hiệu năng của giới luật sư, đã tìm cách phổ biến phương pháp dậy luật nói trên qua việc giới thiệu phương pháp này với các trường Đại Học luật khác ở trong nước. Cái thói quen học luật theo đường lối thực tiễn như vậy vẫn còn tồn tại ở Hoa kỳ cho đến ngày nay. Khi các trường Luật bắt đầu phát triển thì một nhóm luật sư có tiếng vào thời bấy giờ đã trở thành lớp giáo sư giảng dậy luật đầu tiên ở Hoa kỳ. Ảnh hưởng của họ đã gắn liền với sự thay đổi đến tận gốc phương pháp

tư duy pháp lý, trùng hợp với sự thay đổi nhãn quan trong xã hội Mỹ về phương diện đạo đức và về nghĩa vụ đối với xã hội. Sự thay đổi này được nhận thấy rõ nét nhất ở điểm chủ nghĩa cá nhân cực đoan bắt đầu suy yếu vào đầu thế kỷ thứ 20 khi mà quốc gia có khuynh hướng kiểm soát các hoạt động kinh tế cùng hạn chế sự tự do hoạt động của các doanh nhân, mỗi khi hành động của họ gây khó khăn cho công dân đến mức không thể chấp nhận được. Ngay trước khi bước sang thế kỷ thứ 20, quốc hội Mỹ đã thẳng tay trấn áp những sự lạm dụng quá đáng trong tự do kết ước. Chẳng hạn như những công ty hỏa xa bắt đầu phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ, do đó, một Ủy Ban Thương Mại Liên Bang (the interstate Commerce Commision) đã ra đời vào năm 1887, một cơ chế đầu tiên của chính quyền liên bang được thành lập để kiểm soát và giới hạn các hoạt động kinh tế tự do vào thời bấy giờ. Đạo luật Sherman ban hành năm 1890 và đạo luật Clayton ban hành năm 1914 với sự đóng góp của các tòa án, qua án lệ, đã mang lại cho nhà cầm quyền liên bang những quyền hạn rất rộng để trấn áp những khế ước nào được ký kết với nội dung hạn chế tự do mậu dịch. Những tiện ích như điện nước và khí đốt, việc phổ biến tin tức trên đài phát thanh, vấn đề chuyên chở đường bộ, trên sông, trên biển và đường hàng không ở Hoa kỳ vào thời bấy giờ, dẫu cho vẫn còn do tư nhân điều hành nhưng đã bắt đầu được đặt dưới chế độ kiểm soát của chính phủ, nhằm tránh những lạm dụng, ngõ hầu bảo dảm cho người dân được hưởng những dịch vụ tốt với giá cả phải chăng, trong khi đó ở Ấu châu các dịch vụ này vẫn còn do nhà nước quản lý. Nhiều đạo luật mới cũng được ban hành để bảo vệ quyền lợi của công nhân: đó là những đạo luật liên bang hay tiểu bang liên quan đến việc bảo hiểm tai nạn lao động, ấn định tiền công tối thiểu, hạn chế việc xử dụng công nhân thiếu nhi cùng là ấn định số giờ làm việc tối đa cho mỗi ngày. Tất cả những biện pháp kinh tế và chính sách xã hội kể trên ở Hoa kỳ đã phải gặp sức chống đối mạnh mẽ từ phiá các doanh nhân và những người này đã trông cậy vào sự hậu thuẫn của các thẩm phán để chống lại những đạo luật cải cách này.vào năm 1905, Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ đã tuyên bố vi hiến một đạo luật được ban hành ở Nữu Ước có nội dung ngăn cấm việc xử dụng thợ làm bánh mì làm việc quá 10 giờ một ngày và quá 60 giờ một tuần. Theo ý kiến của nhiều người, một đạo luật như vậy đã tước bỏ cái quyền tự do kết ước của công nhân và doanh nhân, trái với nguyên tắc pháp lý, do đó đạo luật đã vi phạm vào điều 14 của bản tu chính hiến pháp. Vào cuối năm 1918, Tối Cao Pháp Viện đã hùy bỏ một đạo khác có nội dung cấm đoán việc chuyên chở những hàng hoá mà trong số những hàng hóa này còn có cả những sản phẩm được sản xuất bởi các nhân công trẻ em dưới 14 tuổi.

Đạo luật New Deal của Tổng Thống ROOSEVELT ban hành nhằm đưa Hoa Kỳ ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế cũng bị Tối Cao Pháp Viện tiêu hủy. Đến đây, dường như Tòa án đã đi quá xa. Sự thắng cử của Tổng Thống ROOSEVELT vào mùa Thu năm 1936, với một số phiếu áp đảo là dấu hiệu cho thấy rõ ràng là Tổng Thống ROOSEVELT đã được đại đa số quần chúng tín nhiệm và ủng hộ chương trình lập pháp của ông qua việc ông đệ trình Quốc Hôi bản dự thảo luật, theo đó, Tổng Thống được quyền chỉ định một thẩm phán vào TCPV nếu như có vị Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện đương nhiệm nào đã đủ 70 tuổi mà không chịu về hưu. Vào lúc bấy giờ, trong số 9 Thẩm phán TCPV đương nhiệm thì đã có đến 6 vị trên 70 tuổi rồi. Cấu trúc pháp lý của nền tư pháp Hoa kỳ. Hoa kỳ lại còn là một quốc gia có một cấu trúc pháp lý phức tạp nhất thế giới. Lời phê bình này dường như không phải là không hữu lý nếu nhìn vào những sự kiện đối nghịch rất phức tạp giữa luật lệ liên bang và luật lệ tiểu bang, đặc biệt là khi cả liên bang lẫn tiểu bang đều có những hệ thống tòa án với đầy đủ cơ cấu như nhau. Theo Hiến pháp, quyền hạn của Quốc Hội Hoa kỳ bị hạn chế. Quốc Hội chỉ có quyền lập pháp trong một số lãnh vực sau đây: quyền phát hành tiền tệ và ấn định các sắc thuế, quyền đối ngoại và quốc phòng, quan trọng hơn cả là quyền ban cấp quốc tịch, bảo vệ mậu dịch và tác quyền, tuyên bố phá sản, luật hàng hải và chót hết là quyền kiểm soát công việc giao thương với nước ngoài và giữa các tiểu bang với nhau. Qua thẩm quyền lập pháp phó dữ cho Quốc hội kể trên, người ta nhận thấy rằng quyền ban hành luật tư pháp và những quyền còn lại như luật thương mại chẳng hạn, đều thuộc thẩm quyền lập pháp của các tiểu bang. Căn cứ vào các sự kiện nêu trên, người ta tự hỏi liệu có thể nói rằng luật lệ của Hoa kỳ cũng tương tự như luật lệ của nước Anh, luật lệ của nước Đức hoặc luật lệ của nước Pháp hay không? Đối với việc phân chia thẩm quyền lập pháp giữa liên bang và tiểu bang ở Hoa kỳ thì Tối Cao Pháp Viện luôn luôn dựa vào Hiến Pháp để giải thích. Chẳng hạn điều 1 khoản 8 của bản Hiến Pháp Hoa kỳ dự liệu rằng Quốc gia có quyền ban hành luật lệ để thực thi quyền hạn của mình nếu thấy cần thiết. Đầu năm 1819 là năm mà ông Tòa MARSHALL còn là Chánh thẩm Tối Cao Pháp Viện, ông đã xử dụng điều khoản này để xây dựng học lý về thẩm quyền mặc nhiên và nhờ vậy mà Hoa kỳ đã có thể xử dụng được quyền hành rộng rãi của mình trong lãnh vực lập pháp. Tuy nhiên, nguyên nhân chính đưa đến sự gia tăng quyền hạn của liên bang, đồng thời hạn chế thẩm quyền của các tiểu bang là do một điều khoản thương mại được dự liệu trong bản Hiến pháp mà chính điều khoản này đã cho phép quốc gia được ban hành luật để điều hòa công việc doanh thương giữa các tiểu bang với nhau.

Việc mở rộng phạm vi áp dụng của điều khoản thương mại như vậy, dần dần đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Và mặc dầu cho đến ngày nay, Quốc Hội Hoa kỳ vẫn không có quyền ban hành luật để điều hòa các hoạt động kinh tế giữa các tiểu bang với nhau, nhưng nhờ phán quyết nói trên ( Mc Culloch v Maryland, 4 Wheat. 316 (1819) khiến cho Hoa kỳ hầu như không còn bị giới hạn thẩm quyền trong việc ban hành luật, nếu như Quốc Hội thấy cần phải làm công việc này. Tuy nhiên, về lãnh vực luật tư pháp thì thẩm quyền lập pháp của các tiểu bang vẫn còn rộng rãi hơn bao giờ hết. Điều này có nghĩa là chẳng những các tiểu bang ở Hoa kỳ có thẩm quyền ban hành luật về các lãnh vực thuộc luật gia đình, luật thừa kế, luật khế ước và luật quá thất, luật điền thổ, luật công ty, luật bảo hiểm, luật thương thảo mà các thẩm phán tiểu bang lại còn có toàn quyền giãi thích luật của các tiểu bang về các địa hạt kể trên nữa. Vì thế, người ta đã ví pháp luật của Hoa Kỳ giống như một phòng thí nghiệm vĩ đại, được đem xử dụng vào công cuộc thí nghiệm chính sách pháp lý, theo đó, các tiểu bang được tự do tìm hướng đi riêng cho mình thông qua thẩm quyền lập pháp được Hiến pháp công nhận cũng như căn cứ vào phán quyết của tòa án. Nhờ vậy mà các tiểu bang đã thâu thập được những kinh nghiệm quý giá cho chình sách pháp lý của tiểu bang mình khiến cho các tiểu bang khác có thể mô phỏng theo nếu nhận thấy chính sách ấy sẽ mang lại thành công cho tiểu bang hoặc lánh xa nếu chính sách ấy bị coi là sai lầm. Đến cuối thế kỷ thứ 19, người ta thừa nhận rằng đối với một số lãnh vực, luật lệ cần phải được thống nhất để có thể đem áp dụng chung cho các tiểu bang. Theo lời yêu cầu của Luật sư đoàn, mỗi tiểu bang của Hoa kỳ đều đồng ý cử từ 3 đến 5 ủy viên, đại diện cho tiểu bang của mình tới tham dự Hội Nghị Quốc Gia Thống Nhất Luật Pháp và hội nghị này có nhiệm vụ soạn thào Luật trong một số lãnh vực rồi gữi cho các tiểu bang để lấy ý kiến. Các tiểu bang chỉ có quyền sửa đổi chút đỉnh bản dự thảo này mà thôi. Hội nghị được nhóm lần đầu tiên vào năm 1892 và sau nhiều năm làm việc, hội nghị đã hoàn thành được vài chục đạo luật thống nhất thuộc loại này và được nhiều tiểu bang mang ra áp dụng mà trong số đó, đạo luật thương mại được xem như thành công đáng kể nhất. Vào năm 1940, Hội nghị lại đưa ra quyết định là cần phải duyệt xét lại toàn bộ đạo luật thương mại, và nếu đề nghị được các tiểu bang chấp thuận thì đạo luật sẽ trở thành bộ luật thương mại của Hoa kỳ. Đến năm 1952, bản dự thảo đầu tiên của bộ luật thương mại được viết xong và được gửi cho các thương gia, các chủ ngân hàng, các hãng chuyên chở và những người coi kho để lấy ý kiến. Vào năm 1956, bản dự thảo cuối cùng được hoàn tất và lần này bộ luật đuợc tất cả các tiểu bang chấp thuận chỉ có tiểu bang Louisana là

không chấp nhận toàn vẹn bộ luật thương mại và một số tiểu bang khác chỉ đề nghị một vài thay đổi nhỏ không đáng kể. Những vấn đề như hàng hóa bán ra, những nghiệp vụ thương thảo, vấn đề chi phiếu, giấy biên nhận của nhà kho, các tải hóa đơn, chứng chỉ ký thác đều được sự chấp thuận cũa các tiểu bang nên đạo luật đã trở thành Bộ Luật Thương Mại của Hoa kỳ. Tuy nhiên, vẫn còn lãnh vực khác của luật Thương mại, chẳng hạn như luật công ty, luật bảo hiểm vẫn còn chưa thống nhất được do những dị biệt còn tồn tại giữa luật lệ của các tiểu bang với nhau. Chẳng hạn về phần luật khế ước, luật quá thất (law of tort) và luật điền thổ, luật gia đình, luật thừa kế vẫn còn quá nhiều dị biệt giữa các tiểu bang, cho nên khi có phân tranh luật pháp, tòa án phải dựa vào Hiến pháp để giải quyết những dị biệt này. Tình trạng của nền pháp luật Hoa kỳ lại còn phức tạp thêm do bởi những hệ thống pháp đình độc lập được thiết lập ở cấp tiểu bang và liên bang. Chẳng hạn như đối với tòa án liên bang thì chiếu theo điều 3 khoản 1 của bản hiến pháp, thẩm quyền tài phán của liên bang được trao cho Tối Cao Pháp Viện, còn những tòa án cấp dưới sẽ do Quốc Hội thành lập dần dần mỗi khi xét thấy cần thiết. Vào năm 1789, Quốc hội đã ban hành đạo luật đầu tiên thành lập các tòa Sơ thẩm liên bang (District Courts) và nhiều tòa Phúc thẩm liên bang. Trên toàn lãnh thổ Hoa kỳ có khoảng 100 tòa Sơ thẩm liên bang (District Courts ). Mỗi District Court chỉ có một thẩm phán tọa xử nhưng ở những tiểu bang đông dân cư, một District Court lại có đến 3 hoặc 4 thẩm phán. Vì vậy mà tổng số thẩm phán của District Courts ở Hoa kỳ lên tới 550 * vị. Xét xử những vụ kháng cáo của District Courts là 12 tòa Phúc thẩm, trong số đó, 11 tòa Phúc thẩm có thẩm quyền tài phán bao gồm nhiều District Courts. Chỉ duy nhất Columbia là có riêng một tòa Phúc thẩm. Có khoảng 168 * thẩm phán tòa Phúc thẩm với thành phần xét xử là 3 thẩm phán cho mỗi vụ. Trên hết là Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ, có trụ sở đặt tại Hoa thịnh Đốn mà thành phần gồm 9 Thẩm Phán Tối Cao Để tránh cho Tối Cao Pháp Viện khỏi phải thụ lý quá nhiều hồ sơ, một đạo luật ban hành năm 1925 cho phép các thẩm phán TCPV có toàn quyền quyết định xem vụ kiện nào được xem là đủ quan trọng để giữ lại thụ lý. Thông thường TCPV sẽ ra một án lệnh đòi toà dưới hay cơ quan hành chánh phải chuyển hồ sơ nội vụ (certiorari***) lên TCPV để xét xem nội vụ có đủ quan trọng hay không. Nếu nội vụ được 4 thẩm phán TCPV đồng ý thụ lý thì hồ sơ sẽ được giữ lại để xét xử. Trường hợp xét thấy nội vụ không đáng được thụ lý thì TCPV sẽ ra quyết định bác dơn. Quyết định bác đơn không cần viện dẫn lý do. Thản hoặc, nếu có vụ nào được tòa cho biết lý do bác đơn thì lý do viện dẫn của tòa cũng rất vắn tắt. Trong năm 1985-1986, trong số 4.374 vụ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ, chỉ có 273 vụ là được tòa cho là xứng đáng và trong số nàycũng chỉ có 161** vụ là được mang ra xét xử trước tòa mà thôi.

Về mặt tổ chức pháp đình thì giữa các tiểu bang lại quá khác biệt với nhau đến nỗi khó có thể đưa ra một nhận xét tổng quát được. O nhưng vùng thôn dã, những vụ kiện về hộ và hình đều được xét xử bởi những thẩm phán hòa giải bán thời gian (part time judges of the peace). Những thẩm phán này không hề được huấn luyện về căn bản luật học, do đó thủ tục xét xử mà họ đem ra áp dụng cho vụ kiện thường rất giản dị. Tại các thành phố lớn, tòa án ở cấp thấp nhất được gọi là tòa án thành phố (Municipal Courts) mà thành phần xét xử là những thẩm phán có học luật. Đây là những tòa xử về luật lệ lưu thông (traffic courts) hoặc tòa xét xử những vụ hộ mà giá ngạch nhỏ (Small Claim Courts) không mấy quan trọng. Đối với những vụ hình và hộ quan trọng thì tại nhiều tiểu bang ở Mỹ sẽ do County Courts thụ lý với thành phần xét xử là 1 thẩm phán còn ở nhiều tiểu bang khác thì lại do District Courts thụ lý. Thủ tục áp dụng trước các tòa này là thủ tục chính thức, trong trường hợp đặc biệt, nội vụ có thể được xét xử bởi bồi thẩm đoàn. Việc kháng cáo bản án của những tòa nói trên được chuyển lên những tòa cao cấp nhất của tiểu bang. Toàn nước Mỹ chỉ có 15 tiểu bang đông dân hơn cả là có tòa Phúc thẩm và như vậy hệ thống pháp đình của các tiểu bang này có cả thảy ba cấp tòa án. Đại đa số các vụ tranh tụng về hộ ở Hoa Kỳ đều do các tòa án tiểu bang thụ lý. Các tòa liên bang chỉ có thẩm quyền trong một số trường hợp đặc biệt được Hiến Pháp qui định rõ ràng. Đó là những vụ tranh tụng do chính quốc gia Hoa kỳ là một tụng phương và những vụ tranh tụng nào mà đơn khiếu nại được căn cú vào luật liên bang nhìn nhận thẩm quyền. Đối với những vụ tranh tụng mà các tụng phương là công dân của hai tiểu bang khác nhau thì Hiến pháp Hoa kỳ dự liệu rằng tòa án có thẩm quyền xét xử là tòa án liên bang. Tuy nhiên, luật lệ liên bang lại đòi hỏi thêm một điều kiện nữa là giá ngạch món tiền tranh tụng phải trên $10.000. Một công ty pháp nhân có trụ sở chính đặt ở tiểu bang được kể như là công dân của tiểu bang. Sau đây là một thí dụ: Chẳng hạn tòa án liên bang, có trụ sở đặt tại California liệu có thẩm quyền xét xử đơn thưa của một công dân của tiểu bang Texas, kiện đòi một công dân của tiểu bang California phải bồi thường vì đã gây thiệt hại cho nguyên đơn hay không? Vấn đề pháp lý được đặt ra ở đây là tòa án liên bang sẽ áp dụng luật quá thất (the law of Tort) của tiểu bang nào? hay tòa sẽ áp dụng luật quá thất của liên bang để giải quyết nội vụ? Phải mất tới gần 100 năm, Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ, trong vụ án Swift v. Tyson (1842) mới đưa ra được phán quyết sau đây: Đối với những vụ kiện mà chỉ Phổ thông luật mới có thể giải quyết được (nghĩa là không có luật thành văn để mang ra áp dụng cho hiện vụ) thì tòa án liên bang sẽ không thể áp dụng án lệ của bất cứ tiểu bang nào, mà sẽ phải áp dụng những qui tắc thủ tục của luật liên bang. Phán quyết này dựa trên căn bản cho rằng, bằng cách này, tòa án liên bang sẽ dần dần

xây dựng thành công một hệ thống tục lệ pháp liên bang (a federal common law) và nhờ đó mà Hoa Kỳ có thể thống nhất được luật pháp. Hy vọng này không hiện thực. Các tòa án tiểu bang không tuân theo quyết định trên vì cho rằng những quyết định như vậy trái với tiêu chuẩn pháp lý của tiểu bang. Những phán quyết nói trên của các tòa án liên bang còn là lý do để các tụng phương tìm đủ mọi cách đưa nội vụ ra trước tòa án liên bang hoặc ngược lại, nếu họ thấy rằng làm như vậy sẽ có lợi cho họ hơn. Vì vậy mà Tối Cao Pháp Viện Hoa kỳ, trong bản án Erie Railroad Co v. Tomskin (1938) đã phải từ bỏ phán quyết trước đó, đồng thời đưa ra quyết định rằng ngoại trừ trường hợp nội vụ được luật liên bang minh thị qui định, các tòa án liên bang phải áp dụng luật thành văn hay bất thành văn của tiểu bang, nơi đặt trụ sỡ của tòa Điều này cũng còn được áp dụng cho cả các trường hợp có sự phân tranh luật pháp nữa. Vì vậy, đối với trường hợp được nêu lên ở trên, câu hỏi được đặt ra cho tòa án liên bang là tòa sẽ áp dụng luật quá thất của tiểu bang Texas hay của tiểu bang California? Câu trả lời đúng nhất là tòa liên bang sẽ áp dụng luật pháp của tiểu bang mà tòa liên bang đặt trụ sở. Trong trường hợp này, hiển nhiên là luật của tiểu bang California phải được đem ra áp dụng. Chú giải: ( * ) Các con số được căn cứ trên những tài liệu công bố vào thập niên 90 của thế kỷ trước. (**) Trong bài viết kỳ tới, người viết sẽ so sánh số vụ thụ lý hàng năm giữa TVPV Hoa kỳ, TCPV của nước Anh và Tòa Phá án của nước Pháp. (***) Certiorary, tiếng La tinh có nghĩa là to be informed of, theo đó, tòa án cao cấp từ tòa Thượng Thẩm trở lên ra lệnh cho các tòa dưới hay thẩm quyền hành chánh phải chuyển quyết định của mình lên trước tòa để tòa hủy bỏ nếu quyết định lạm quyền (ultra vires) hay vi luật (error of law) của mình. Người khiếu nại phải nạp đơn trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày sự lạm quyền hay vi luật được ghi trong các quyết định này Kỳ tới: Thẩm Phán và Luật sư tại các tòa án của nước Anh