Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Văn mẫu lớp 7

Tài liệu tương tự
Giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Giải thich ý nghĩa bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận về thời gian

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Tả người thân trong gia đình của em

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Cái Chết

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

Kể về một người bạn mới quen

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Nghị luận xã hội về văn hóa cảm ơn

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

Nghị luận về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Cảm nghĩ về người thân

Nghị luận xã hội về đức tính siêng năng cần cù – Văn mẫu lớp 12

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Thuyết minh về một loài hoa

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

SỰ SỐNG THẬT

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Hãy tả ngôi trường của em

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

CHƯƠNG 1

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp

Giới thiệu về quê hương em

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Cảm nghĩ về người thân

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Kinh Từ Bi

Kể về một ngày hội mà em đã được xem

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Phần 1

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Viết thư gửi một người bạn ở xa

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Đề 80: Phân tích khổ 1 và 2 bài thơ “ Viếng lăng Bác ” của tác giả Viễn Phương – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tác Giả: Đồng Hoa Dịch: Tố Hinh TỪNG THỀ ƯỚC Chương 5 Thư Ngắn Tình Dài, Lòng Khôn Tỏ Thư viết rất dài, hết lải nhải kể mấy chuyện đất lề quê thói, rồ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phần 1

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Cảm nghĩ của em về tình bạn

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Tả người bạn thân của em

Microsoft Word - unicode.doc

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Thuyết minh về hoa mai

thacmacveTL_2019MAY06_mon

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Tả chiếc bút máy

Bản ghi:

Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Văn mẫu lớp 7 Author : vanmau Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Bài làm 1 Một truyền thống tốt đẹp của ngàn đời để lại đó là phẩm chất uống nước nhớ nguồn ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đạo lý đó đã thức tỉnh cho nhiều người về sự biết ơn và những đối đáp của họ với những con người đã có công ơn. Câu nói này là câu tục ngữ đã để lại nhiều bài học quý báu cho dân tộc ta, nó là một bài học dậy dỗ chúng ta cần biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta ăn và ở đây đối với những người đã trồng cây và tạo nên quả ngọt cho chúng ta chúng ta cần biết ơn và có những thái độ để bảo tồn và phát triển truyền thống đó của dân tộc, những người trồng cây đã cố gắng để tạo nên những cây tốt tươi và từ đó kết trái cho chúng ta hưởng thụ, truyền thống tốt đẹp đó đã tạo nên những điều rất tốt và mang những giá trị sâu sắc, những người cố gắng để tạo nên thành quả để cho chúng ta ăn thì chúng ta cần phát huy và tôn tạo nó một cách sinh động và hấp dẫn hơn. Câu nói này nó không chỉ dừng lại ở vấn đề người trồng và người ăn quả ý nghĩa của nó sâu rộng hơn, qua đó nó vừa là động lực để cho con người ý thức và trách nhiệm được tấm lòng biết ơn thành kính của mình, những điều đó đã tác động lớn không chỉ đến với mỗi người mà đối với toàn thể dân tộc Việt Nam, những điều đó đã tạo nên cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ, khi cha mẹ sinh ra chúng ta đã có công lao sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta cần biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ, khi thầy cô dạy cho chúng ta những bài học hay có ích chúng ta cần biết ơn thầy cô vì những bài học đó, nó góp phần không chỉ tạo ra những lòng biết ơn đơn thuần mà điều đó đã thấm nhuần tư tưởng của mỗi chúng ta. Những đạo lý đó không chỉ để lại cho chúng ta bài học quý giá mà nó còn là câu tực ngữ hay được lưu truyền rộng rãi và trở thành kim chỉ nan dậy dỗ và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống ấy mang giá trị lớn sâu sắc, nó không chỉ làm cho con người, ngày càng ý thức được niềm tin và trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Ý nghĩa mà câu nói muốn để lại đó là lòng biết ơn sây sắc, truyền thống đó không chỉ diễn ra mới mà đó đã được đúc kết từ ngàn đời, đó là những điều kiện sống mới và chúng ta cần trùng tu và phát triển nó phù hợp với tình hình của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển chúng ta ngày càng phải có những giá trị đó, đó là niềm tin và là một chuẩn mực của con người. Những người đã có công rất lớn trong công cuộc phát triển và gây dựng đất nước như chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn được người đời biết ơn đó là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống đó của dân tộc mình, những hình ảnh đó đã làm cho dân tộc của chúng ta thêm vẻ vang và có nhiều những đóng góp lớn lao đối với một Tài dân liệu tộc chia có sẻ nhiều tại truyền thống tốt đẹp, ngày nay Việt Nam ngày càng có nhiều những ngày để báo đáp công ơn của cha mẹ, thầy cô, hay những người đã có công với đất nước, như ngày lễ

vu lan đây là ngày lễ tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, ngày giỗ tổ Hùng Vương thì là ngày tưởng nhớ đến vị vua đã có ông xây dựng đất nước ta, chúng ta cần phải có những lòng biết ơn thành kính đối với dân tộc ta. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được truyền đời từ xa xưa đến nay, nó đang được bù đắp và ngày càng phát triển mạnh mẽ, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một truyền thống tốt của dân tộc, nó không chỉ tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người mà cũng làm nên những điều quan trọng và luôn nhằm giáo dục ý thức của con người, mỗi người đều cần phải học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc, hiện nay cũng có rất nhiều những tấm gương về lòng biết ơn, và họ đã có những việc làm to lớn để đền đáp lại những sự báo hiếu đối với cha mẹ, đối với một người con luôn có những thái độ biết ơn và thành kính đối với cha mẹ của mình, luôn nghe lời và chăm sóc cha mẹ chu đáo. Đối với đất nước đã tạo nên những thành quả lớn khi chúng ta là thế hệ sau của đất nước, và chúng ta đã được hưởng những thành quả của sự tự dao và một cuộc sống ấm no do ông cha ta đã đổ xương máu ra để có được, chúng ta cần phải có sự tự hào về những điều đó những điều đó góp phần làm nên những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc, mỗi người đều là những tấm gương sáng có thể đền đáp và báo hiếu công ơn của ông cha bằng những việc làm đền ơn đáp nghĩa, đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng nay đã được nhà nước trao tặng huân huy chương cao quý và nó góp phần quan trọng nên cho những lòng biết ơn của chúng ta. Chúng ta cần phát huy và biết ơn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là một truyền thống tốt và chúng ta cần bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc, mỗi chúng ta đều có thể học tập và phát huy truyền thống đó của dân tộc ta nó không chỉ là một truyền thống quý báu mà còn để lại cho chúng ta những điều thật ý nghĩa và mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Bài làm 2 Có bao giờ ban tự hỏi rằng tại sao mình có mặt trên trái đất này? Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại có những con kênh xanh biếc. Có bao giờ bạn hỏi sao lại mỗi mùa lại có nhiều quả chín tới thế mà bạn có thể thưởng thức chúng. Và cầm bát cơm trên tay bạn có tự hỏi ai là người sớm nắng chiều mưa để làm ra bát cơm trắng ngần này cho bạn không? Và nếu như bạn trả lời được tất cả các câu hỏi trên thì hãy nhớ tới một câu túc ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Vậy nhứ thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây?. Câu tục ngữ có nghĩa đen là khi chúng ta cầm trên tay những quả ngot thì hãy nhớ tới nguồn gốc của nó. Ai là người đã trồng cây chăm bón và cho ra quả ngọt, chính vì vậy mỗi khi cầm trên tay những quả ngọt ấy hãy cảm ơn rằng bạn là người may mắn nhất khi được thưởng thức nó. Nghĩa bóng của câu tục ngữ mang tính khái quát cao hơn nhưng qui tụ lại là khuyên răn con Tài người liệu chia nênsẻ biết tại ơn và quí trọng những mồ hôi nước mắt mà con người đã vất vả tạo ra. KHông phải ai cũng là người may mắn được thưởng thức chúng. Quả ở trong câu tục ngữ còn có ý

nghĩa là thành quả là những kết quả mà con người rèn luyện và miệt mài mới có. Ăn quả chính là hành động mà chúng ta hưởng những thành quả đó.kẻ trồng cây chính là những người đã cố gắng miệt mài tạo ra những thành quả những quả ngọt cho đời này. Ăn quả nhớ kẻ trông cây chính là khuyên răn con người chúng ta sống là phải biết ơn biết quí trọng những người những công sức đã đổ ra để đổi lại cuộc sống ấm no của chính chúng ta. Như cuộc sống hòa bình hôm nay là nhờ công ơn của những anh hùng đã đổ máu xuống dưới bom đạn ác liệt Từ những gì mà câu tục ngữ mang lại chúng ta laij càng phải biết được đâu là những cái mà chúng ta cần phải biết ơn sâu sắc. CÓ những thứ mà đánh đổi cả mạng sống con người. Câu tục ngữ này có nghĩ tương tự với câu Uống nước nhớ nguồn Con người chúng ta là thế luôn luôn sống và phải biết rằng ai đã tạo ra những thứ xung quanh mình. Có biết đâu những con người như chúng ta hãy làm những việc dù là nhỏ bé nhất để cuộc đời thêm tươi đẹp Đáng tiếc thay trên đời này lại vẫn còn những con người có lối sống tha hóa. HỌ không cần biết tới ai không biết kính trên nhường dưới không biết cảm ơn hay xin lỗi về sự bất cần và vô tâm của mình. Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã cho chúng ta những bài học sâu sắc về lối sống và cách mà con người ta chọn đối với cuộc sống của chính mình. Chính vì vậy hãy biết cảm ơn hãy biết đáp lại bằng những hành động đẹp. Vì chính khi cho đi chúng ta mới hiểu nhận lại dù ít nhưng hạnh phúc dường nào. Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Bài làm 3 Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sổng ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ Ăn quả nhớ kè trồng cây. Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác, ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay. Ăn qua nhớ kẻ trồng cây Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cổ xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn Tài làliệu dochia công sẻ lao tại khó nhọc vất vả một nắng hai sương của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động

cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẳng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn yà cao cả ấy. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hừng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đem thuần mà nó trở thành bài học giáo đục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai cũng cần có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy, có nghĩa là ta vừa là người ăn quả của hôm nay vừa là người trồng cây cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay. Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô Với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quý báo và câu tục ngữ Ản quả nhớ kẻ trồng cây có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Bài làm 4 Trước hết chúng ra phải hiểu thế nào là Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Khi thưởng thức những trái ngon, quả ngọt ta phải nhớ tới công ơn người trồng, chăm sóc, vun xới cây đó. Nhưng ta vẫn phải hiểu ý nghĩa sâu xa ẩn trong câu tục ngữ trên. Ăn quả tức là sự hưởng thụ thành quả, nhớ là sự biết ơn, kẻ trồng cây tức là người lao động tạo ra thành quả đó. Trong cuộc sống chúng ta không khó bắt gặp những biểu hiện của lòng biết ơn. Đơn giản vào những ngày rằm, mùng một, ngày giỗ chúng ta đều thắp nén hương, nhớ về cha ông, về tổ tiên những người đã sinh ra chúng ta, cho ta cuộc sống ngày hôm nay. Hay lớn hơn là xây dựng những nghĩa trang liệt sĩ, những nhà tưởng niệm, xây dựng những quỹ giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng từ việc nhỏ như việc nghĩ tới, rồi trân trọng hay đến những hành động lớn nhỏ đều thể hiện ít nhiều truyền thống biết ơn của dân tộc ta. Đi ngược với truyền thống tốt đẹp ấy là những biểu hiện vô ơn, bạc nghĩa, ăn cháo đái bát. Những biểu hiện ấy không chỉ đi ngược với các chuẩn mực xã hội mà còn tàn phá nhân cách mỗi con người, phá hoại văn minh Tài và liệu nhân chia dân sẻ tại ta cố gắng xây dựng.

Vậy tại sao chúng ta phải nhớ kẻ trồng cây? Thứ nhất, mọi thành quả dù là vật chất hay tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là thứ thành quả tạo dựng lên bởi mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu của những người lao động. Nền hòa bình được hưởng ngày hôm nay là kết quả sau bao ngày chiến đấu gian khổ của những người chiến sĩ, của quân và dân ta. Đã có hàng ngàn, hàng vạn anh hùng đã hi sinh, đã ngã xuống vì độc lập dân tộc. Lá cờ tổ quốc tung bay dưới cột cờ Ba Đình đã thêu dệt lên bằng máu của biết bao người chiến sĩ. Chúng ta được tồn tại trên thế gian này, được lớn khôn, trưởng thành, giúp ích cho đời là nhờ những giọt mồ hôi, công sức của ông bà, cha mẹ, của thầy cô giáo. Bản thân chúng ta được hưởng những thành quả tốt đẹp ấy thì phải biết ơn những người cho ta thành quả đó. Thêm nữa, biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ lâu đời. Truyền thống ấy đã ăn sâu vào máu thịt, đã bám rễ và phát triển mạnh mẽ trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Phẩm chất biết ơn đã trở thành một thứ vô cùng quen thuộc, gần gũi, thuộc về bản năng của con người Việt Nam. Ví dụ như ông bà cho ta quả ngon ngọt, ta phải nói lời cảm ơn. Ai có công giúp đỡ cưu mang thì ta phải trả ơn họ bằng cả tấm chân tình Ngoài ra biết ơn còn mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta đức tính cao đẹp ấy giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách, khiến con người ta biết sống ân nghĩa, thủy chung, biết ơn và giúp con người xích lại gần nhau hơn, là sợi dây vô hình giúp các mối quan hệ ngày một bền chặt, khăng khít hơn. Như vậy, biết ơn chính là lối sống của con người có đạo đức, có văn hóa và đó mới chính là con người Việt Nam đúng nghĩa. Vậy chúng ta cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn? đầu tiên, ta phải nhận thức rõ ràng rằng: biết ơn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta đã từ rất lâu đời. Nó là viên ngọc quý trong kho tàng châu báu những đức tính cao đẹp của dân tộc, vì thế mà mỗi cá nhân cần giữ gìn và phát huy truyền thống biết ơn của cha ông. Cụ thể bằng những hành động tuy nhỏ nhưng nặng tấm chân tình. Trong gia đình để gửi lời cảm ơn đến ông bà, cha mẹ thì phải ngoan ngoãn, vâng lời, chăm chỉ học hành, cố gắng giúp đỡ những công việc vừa sức như quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo, trông em Trong trường học để báo đáp công ơn thầy cô đã dạy dỗ bao ngày, ta phải chăm ngoan, tích cực học tập, tu dưỡng. Ngoài ra, là thế hệ trẻ, nắm trong tay tương lai của đất nước, ta phải cần cù rèn luyện, trở thành một công dân tốt sao cho xứng với công ơn dựng nước và giữ nước của cha ông ta xưa. Hơn nữa, không chỉ là người hưởng thụ thành quả mà phải nối tiếp con đường của thế hệ trước: trở thành người tạo dựng lên thành quả cho người khác hưởng thụ. Như vậy, biết ơn là một nghĩa vụ thiêng liêng mà mỗi chúng ta mang trọng trách phải giữ gìn và phát huy. Thế hệ học sinh chúng ta cần rèn luyện cho mình phẩm chất cao quý này ngày từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Bài làm 5 Từ xưa đến nay, ông cha ta luôn để lại những câu ca dao, tục ngữ gửi gắm những lời dạy, khuyên răn con cháu nên biết hành xử, biết đối nhân xử thế, những mẹo hay trong trồng trọt, chăn nuôi mà ông cha ta đã tổng kết rút kinh nghiệm. Dù chỉ là những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng nó lại ẩn chứa biết bao nhiêu hàm ý sâu xa. Cũng giống như câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Tài liệu chia sẻ tại Câu tục ngữ này chỉ với 6 từ nhưng những điều răn dạy mà ông cha ta đã dạy thì nõ sẽ được

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) lưu truyền mãi mãi với thời gian. Không có tác giả rõ ràng, không biết nó xuất hiện vào thời gian nào, những mỗi chúng ta khi đi học hay ngoài thực tế cuộc sống đều thường xuyên nghe câu tục ngữ này. Nếu giải thích theo đúng nghĩa đen của câu tục ngữ, thì nôm na có thể hiểu rằng, mỗi loại quả, mỗi loại trái cây khi chúng ta ăn đều có mồ hôi, công sức của những người nông dân, đã một nắng hai sương, đã bán mặt cho đất bán lưng cho trời để tạo ra sản phẩm của ngày hôm nay. Nếu không có họ thì làm sao chúng ta không mất công sức, không chăm chút mà vẫn có quả cho chúng ta ăn. Nhiều người đã nói rằng, họ bỏ tiền ra thì chẳng phải nhớ công những người trồng, nhưng ai trong chúng ta có thể chăm chút, bỏ công sức ra để có thể trồng được những cây đó? Đó mới là vấn đề đáng nói. Những sản phẩm mà chúng ta có được hay nói chính xác hơn là chúng ta có thể lựa chọn trong siêu thị, hàng quán một cách dễ dàng thì đối với người nông dân lại không dễ dàng gì? Bạn đã bao giờ phải đối mặt với mất mùa chưa? Bạn đã bao giờ phải thức đêm, đày ngoài nắng để chăm cây chưa? Vậy, với bất kể những thứ gì bạn có được thì hãy luôn nhớ và biết ơn những người đã trồng chúng. Đó là hiểu theo nghĩa đen, còn đối với nghĩa bóng thì sao? Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, thì bất kỳ những gì mà chúng ta đang có đều có những người đã phải bỏ công, bỏ sức ra để ta có được những thành quả như ngày hôm nay. Vậy hãy đừng chỉ biết hưởng thụ mà hãy biết ơn, nhờ tới những người đã hy sinh cho ta. Đó là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, biết bao nhiêu chiến sỹ đã ngã xuống, bao nhiêu người đã nằm lại để ta có một cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay. Để bạn được sinh ra và lớn lên trong một xã hội hòa bình, những hình ảnh quá khứ dù có tái hiện lại thì trong chúng ta chắc hẳn cũng không thể nào hình dung ra hết được. Chính vì vậy hãy biết ơn và luôn nhớ tới những vị anh hùng, những chiến sỹ đã sẵn sàng hy sinh để mang lại cuộc sống tốt đẹp cho chúng ta như bây giờ. Không chỉ là với quốc gia, dân tộc, nó còn là sự biết ơn công ơn dưỡng dục của cha mẹ, ông bà tổ tiên, là chính những người đã sinh ra chúng ta. Bố mẹ sinh ra và nuôi dạy chúng ta lên người. Vì vậy, chúng ta phải luôn biết ơn cha mẹ. Không được làm cho cha mẹ hay ông bà phiền lòng. Luôn nỗ lực phấn đấu không ngừng để mỗi chúng ta có thể xây dựng một xã hội phát triển lớn mạnh hơn nữa. Tài liệu chia sẻ tại