Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Tài liệu tương tự
Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - chantinh09.doc

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CUỘC THI GIẢI CỨU TRÁI ĐẤT TRẺ EM SÁNG TÁC NHÂN VẬT SIÊU ANH HÙNG ĐẨY LÙI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

LÔØI TÖÏA

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Document

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Công Chúa Hoa Hồng

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Thiền tông và Tịnh độ tông - chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Document

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

No tile

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

Thien yen lang.doc

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Mở đầu

Phần 1

Phần 1

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Cái Chết

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

SỰ SỐNG THẬT

Cúc cu

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

No tile

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy


HỒI I:

Document

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Document

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Microsoft Word - CÔ EM V?

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

daithuavoluongnghiakinh

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Bản ghi:

TỔ CHỨC CARE QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM SỔ TAY PHÒNG NGỪA GIẢM NHẸ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ VÀ BÃO DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG Trang 32 Trang

Tài liệu tham khảo Giới Thiệu Về Phòng Ngừa Thảm Họa. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Nxb Thanh Niên, 6-2001. Các tài liệu truyền thông như tờ rơi, áp phích của Tổ chức CARE tại Việt Nam, Tổ chức Save the Children UK, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Floods Natural Hazards and Disasters. ADPC, 2002. Các Thiên Tai Thường Xuất Hiện ở Việt Nam. Trang web của cục Quản Lý Đê Điều và Phòng Chống Lụt Bão Việt Nam: http:// www.ccfsc.org.vn/dmu_vn/quanlythientaitaivietnam/ Trang 2 Trang 31

Nhà tài trợ: Văn phòng viện trợ nhân đạo thuộc Ủy Ban Châu Âu - Chương trình Phòng ngừa thảm họa (DIPECHO) Tổ chức CARE Đức Đơn vị thực hiện dự án: Tổ chức CARE tại Việt Nam Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bình Định Hội Liên Hiệp Phụ Nữ tỉnh Bình Định Hội Chữ Thập Đỏ tỉnh Bình Định NHÓM BIÊN SOẠN VÀ HIỆU ĐÍNH Nguyễn Văn Bằng Phan Thanh Tuấn Nguyễn Trọng Ninh Phan Kế Hùng Bùi Ngọc Cẩn Đào Duy Chấp Phạm Phi Anh Trần Đình Ký Hanoch Barlevi Trang 30 Trang 3

Mục lục Giới thiệu 5 Lời cảm ơn. 6 Các từ viết tắt. 7 Những thiệt hại do thiên tai gây ra tại Bình Định.. 8 Phần 1: BÃO 1.1- Áp thấp nhiệt đới và Bão 9 1.2- Nguyên nhân, đặc điểm của Bão 10 - Sự di chuyển của bão.. 11 1.3- Một số thiệt hại chính do bão gây ra. 12 1.4- Gia đình và cộng đồng làm gì để ứng phó với bão 1.4.1- Trước khi có bão. 13 1.4.2- Trong khi có bão. 14 1.4.3- Sau khi có bão. 14 Phần 2: LŨ, LỤT 2.1- Lũ, lụt là gì?.. 15 2.2- Các loại lũ. 16 2.3- Nguyên nhân của lũ.. 16 2.4- Một số thiệt hại, hiểm nguy do lũ, lụt gây ra 18 2.5- Gia đình và cộng đồng làm gì để ứng phó với lũ 2.5.1- Trước khi lũ, lụt xảy ra... 19 - Cảnh báo lũ. 19 - Biện pháp phòng ngừa 21 2.5.2- Trong thời gian lũ, lụt. 22 2.5.3- Sau khi lũ, lụt xảy ra 23 - Trở lại cuộc sống bình thường 24 Phần 3: PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA BÃO, LŨ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.. 25 Giới thiệu dự án 29 Tài liệu tham khảo 31 Trang 4 Giới thiệu dự án Sẵn sàng ứng phó: Tăng cường công tác phòng ngừa, giảm nhẹ thiên tai và hệ thống cảnh báo sớm cho cộng đồng, các tổ chức quần chúng và chính quyền địa phương để ứng phó và giảm thiểu tác động của lũ bão ở tỉnh Bình Định, Việt Nam. Mục tiêu của dự án: Giảm nghèo và giảm tính dễ tổn thương với thiên tai cho các hộ gia đình ở Bình Định, Việt Nam. Tăng cuờng cảnh báo sớm, phòng chống thiên tai và năng lực của các hộ gia đình và cộng đồng, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc giảm bớt tác động của bão lũ ở Bình Định, Việt Nam. Địa bàn dự án: Tỉnh Bình Định: Huyện An Lão, An Nhơn, Hoài Ân, Phù Cát, Phù Mỹ. Thời gian thực hiện dự án: 15 tháng, từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 3 năm 2008. Các hoạt động của dự án: 1. Vận động chính sách và nâng cao nhận thức công chúng 2. Công trình, hoạt động giảm nhẹ thiên tai 3. Nâng cao hệ thống cảnh báo sớm 4. Nghiên cứu và chia sẻ kinh nghiệm 5. Nâng cao năng lực cho các ban ngành, cơ quan có liên quan 6. Nâng cao năng lực địa phương và tập huấn Trang 29

Thảo luận, bàn bạc tình hình đang bị lũ, lụt với các thành viên cộng đồng, trưởng thôn và chính quyền địa phương cho đến khi mối đe dọa của bão, lũ hoàn toàn chấm dứt. Khuyến khích các thành viên cộng đồng tham gia dọn dẹp môi trường và các khu vực chung. Cộng đồng nên có các kế hoạch phòng ngừa dài hạn như: trồng các dãi băng chống bão, che chắn bảo vệ khu vực xung yếu, kiên cố đê chống sạt lở. Trong dài hạn, các kế hoạch cộng đồng về phòng ngừa và giảm nhẹ bão lũ cần được lồng ghép với các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (xã, huyện) để nâng cao toàn diện khả năng và giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững. Giới thiệu Hàng năm, nguời dân miền Trung Việt Nam thường phải hứng chịu những thiệt hại nặng nề về con người và vật chất vì những ảnh hưởng do thiên tai, chủ yếu là lũ và bão mang lại. Bình Định nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, là một tỉnh có 135 km đường bờ biển và cũng là tỉnh rất dễ bị tổn thương bởi thiên tai. Vào tháng 10, những cơn mưa lớn thường xuyên gây ra lũ lụt. Miền Trung Việt Nam là một khu vực địa hình phức tạp và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão, mực nước sông cũng lên cao (30-40cm/giờ) và lưu chuyển rất nhanh từ khu vực núi dẫn đến xảy ra lũ lụt. Từ năm 2003, CARE tại Việt Nam đã hoạt động tích cực tại Bình Định và phối hợp với các cấp ngành chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và người dân địa phương đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và phát triển các chiến lược và giải pháp ứng phó, tập trung vào mô hình phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng.chúng tôi giới thiệu giới thiệu cuốn Sổ Tay Phòng Ngừa Giảm Nhẹ Ảnh Hưởng của LŨ và BÃO Dành Cho Cộng Đồng như là một phần tài liệu hóa của dự án Sẵn sàng ứng phó nhằm tăng cường năng lực phòng ngừa cho cộng đồng, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương để giảm thiểu tác động của lũ, bão tại tỉnh Bình Định. Mục tiêu của tài liệu là cung cấp thông tin cơ bản về kiến thức và hướng dẫn cơ bản hỗ trợ cho phòng ngừa, ứng phó với thiên tai ở cấp hộ gia đình và cộng đồng. Chúng tôi hi vọng rằng cuốn sổ tay này sẽ giúp các gia đình, cán bộ địa phương, nhà hoạch định chính sách tại các khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có thêm thông tin về tác động của bão và lũ cũng như giúp họ thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm làm tốt hơn các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với những loại thiên tai này. Peter Newsum Giám đốc Quốc gia CARE Quốc tế tại Việt Nam Trang 28 Trang 5

LỜI CẢM ƠN Chúng tôi chân thành cảm ơn đến Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Tổ chức Cứu Trợ Trẻ Em UK (SCUK), Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão Việt Nam, nhà xuất bản Thanh niên, Trung Tâm Phòng Ngừa Thảm Họa Á Châu (ADPC) và các họa sĩ đã đồng ý cho chúng tôi sử dụng tham cứu tài liệu, hình ảnh cho các tư liệu và tranh minh họa trong quyển sổ tay Phòng ngừa giảm nhẹ thiệt hại của Lũ và Bão cho cộng đồng này. Một số hình ảnh trong cuốn sổ tay này được lấy từ kết quả cuộc thi vẽ tranh tại trường PTCS xã Cát Thắng, huyện Phù Cát. Không có sự hỗ trợ hoặc cho phép được sử dụng tranh ảnh, tư liệu từ các tổ chức và cá nhân nêu trên, cuốn sổ tay khó có thể hoàn thành. Nhóm biên soạn Nguyễn Trọng Ninh, Cán bộ đánh giá và sự tham gia Bùi Ngọc Cẩn, Cán bộ phát triển cộng đồng Phạm Phi Anh, Cán bộ phát triển cộng đồng Richard Pierce, Biên tập viên Nguyễn Văn Bằng, Quản lý dự án Điều phối bởi: Nguyễn Văn Bằng, Quản lý dự án Hanoch Barlevi, Điều phối viên cứu trợ và quản lý thảm họa Công tác ngăn lũ khẩn cấp Trong khi có lũ xảy ra, có nhiều tình huống đòi hỏi phải thực hiện nhanh chóng công tác ngăn lũ khẩn cấp. Những phương pháp thông dụng được sử dụng bao gồm xây đê, đắp bờ cao tạm thời, hay rào cản làm bằng bất cứ vật liệu gì dễ dàng kiếm được. Mặc dù không đắt tiền, công tác ngăn lũ khẩn cấp là công việc khó và đòi hỏi một kế hoạch hành động tốt để đảm bảo các vật liệu, nhân công và trang thiết bị đều được chuẩn bị sẵn sàng một cách nhanh chóng khi có thông báo. Vật liệu sẵn sàng nhất là cát. Kỹ thuật ngăn lũ khẩn cấp thông dụng nhất là xếp các bao cát chồng lên nhau để tạo một bờ rào chống lại mực nước đang dâng lên. Các bao tải phải đủ bền chắc để chứa giữ cát hay vật liệu khác đổ vào và chống chịu được lâu dài sức ép của nước lên chúng. Nếu được, có thể đào một rãnh (dọc theo giữa đê hay bờ đắp) để phòng ngừa sự dịch chuyển của đê. Các bao tải không được chứa quá đầy cát để tạo điều kiện cho bao cát này có thể gối chồng lên bao cát kia và chèn chặt lại với nhau. Các lớp bao cát phải được xếp chồng lên nhau theo cách giống như xây tường gạch của thợ hồ để tăng tính ổn định. Để ngăn ngừa sự rò rỉ của nước lũ xuyên qua các bao cát, có thể đặt phủ một tấm nhựa nylon lên phía mặt tiếp xúc với nước lũ. Có thể cải biến theo một cách khác là đầu tiên xây dựng một rào cản bằng những tấm ván nhỏ, những thùng phuy rổng, vv... Kế đó đặt các bao cát phía trước rào cản để tăng tính ổn định. (Nguồn: Floods Natural Hazards and Disasters, trg. 23-24. ADPC, 2002). Cộng đồng thôn/ấp và lãnh đạo địa phương hãy có cuộc họp kiểm điểm các tiến trình chuẩn bị phòng ngừa, ứng phó với bão lũ. Rút ra các bài học kinh nghiệm cho mùa mưa bão năm sau. Trang 6 Trang 27

Kế hoạch sơ tán nên được làm trước, trong đó nên có các chỉ dẩn cụ thể và trách nhiệm được giao cho từng thành viên của hộ gia đình trong trường hợp di dời, sơ tán. Đảm bảo chắc chắn xuồng, thuyền và các phương tiện cứu hộ, cứu nạn được bảo quản tốt và sẵn sàng được sử dụng khi cần thiết. Nếu cộng đồng thường đối mặt với hiểm họa lũ quét hoặc bão, tổ chức các nhóm canh phòng và lập kế hoạch giám sát mức lũ, đồng thời thảo luận về cách thông tin liên lạc. Bộ dụng cụ khẩn cấp Tổ chức đội Một bộ nên gồm có: thanh niên Radio xách tay và đèn pin với pin còn mới. Các pin dự phòng còn mới. Đèn cầy và diêm quẹt/ bật lửa chống nước. Dự trữ hợp lý nước uống, đồ hộp và thực phẩm khô như mì gói. Một bộ dụng cụ sơ cấp cứu (túi cứu thương). Thuốc men cần thiết trị bệnh thông thường như ho, cảm, tiêu chảy, nhức đầu, sốt, vv. Đôi giày chắc chắn và nếu được, một đôi găng tay cao su. Một túi chống nước đựng quần áo, giấy tờ quan trọng và tư trang quí giá. Một xô nhựa thu gom nước sạch cho đến khi nhận được nước cung cấp. Số điện thoại và địa chỉ liên lạc khẩn cấp (cần gọi tới ai trong trường hợp khẩn cấp). (Nguồn: Floods - Natural Hazards and Disasters, trg. 22. ADPC, 2002) xung kích tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn với các trang bị cứu hộ thích hợp như bộ dụng cụ sơ cấp cứu, thuốc men khẩn cấp. Xác định những khu vực sẽ bị cách ly trong trường hợp lũ lụt xảy ra và chuẩn bị một kế hoạch cho đội tìm kiếm cứu hộ cứu nạn. CÁC TỪ VIẾT TẮT ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới DMU: Ban/Cục Quản lý thiên tai DMC: Trung tâm Quản lý thiên tai thảm họa TV: Tivi ( tức là, máy truyền hình) TNMT: Tài nguyên môi trường Trang 26 Trang 7

Những thiệt hại do thiên tai gây ra tại Bình Định Nguồn: Ban Phòng chống lụt bão Tỉnh Bình Định Năm 2005 Thiệt hại về người: 39 người chết, 8 người bị thương. Thiệt hại về nhà cửa: 13.071 ngôi nhà bị ngập nước và hư hỏng, trong đó có 602 nhà sập đổ hoặc bị nước cuốn trôi. Thiệt hại về hoa màu: 33.418 ha lúa bị ngập, trong đó 2.001 ha bị mất trắng. 321 ha màu bị hư hỏng và mất trắng. 1002 ha ruộng đất bị sa bồi, thủy phá. Thiệt hại về thủy sản: 23 tàu thuyền bị hư hỏng nặng, 2.737 ha ao đìa nuôi tôm bị vỡ hoặc sạt lở, 291 tấn tôm cá bị mất. Thiệt hại về giáo dục và y tế: 30 phòng học bị hư hỏng, 60 phòng khám của các trạm xá bị hư hỏng. Tổng thiệt hại: ước tính 219 tỷ đồng Trang 8 Từ năm 2000 đến năm 2004 Thiệt hại về người: 54 người chết, 132 người bị thương. Thiệt hại về nhà cửa: 27.552 ngôi nhà bị hư hỏng, trong đó có 3.173 nhà sập đổ. Thiệt hại về hoa màu: 58.473 ha lúa bị ngập, trong đó 24.228 ha bị mất trắng. 13.593 ha màu bị hư hỏng và mất trắng. 2.011 ha ruộng đất bị sa bồi, thủy phá. Thiệt hại về thủy sản: 143 tàu thuyền bị chìm và mất tích, 168 tàu bị hư hỏng, 4.254 ha ao đìa nuôi tôm bị hư hỏng. Thiệt hại về giáo dục và y tế: 1.650 phòng học bị hư hỏng, 86 phòng khám của các trạm xá bị hư hỏng. Tổng thiệt hại: ước tính 681 tỷ đồng PHẦN 3: PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA BÃO, LŨ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Cần có các kế hoạch phòng ngừa và ứng phó với bão, lũ hàng năm trên cơ sở đánh giá nhu cầu, năng lực và trình trạng dễ bị tổn thương tại cộng đồng. Bảo đảm tất cả thành viên cộng đồng và hộ gia đình sống trong vùng bão, lũ hiểu biết những hiểm nguy của bão, lũ lụt một cách đúng đắn. Cộng đồng hiểu biết được lịch sử lũ lụt từng xảy ra trong khu vực của họ. Hiểu ý nghĩa của các thông tin cảnh báo về bão và lũ. Chuẩn bị và thảo luận chi tiết bản đồ hiểm họa về bão, lũ của địa phương, với sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng. Hãy ghi nhớ địa điểm các khu đất cao, khu cư trú hoặc khu neo đậu tàu thuyền tránh bão. Xác định địa điểm di dời, sơ tán an toàn và di dời tài sản, gia súc đến nơi cao ráo. Trang 25

Đường xá có thể vẫn chưa lưu thông được do bị phá hỏng hay còn bị nước ngập. Hãy tìm đường khác đi để tránh phải vượt qua những con đường còn dấu hiệu cấm đi. Đừng đi gần các bờ sông hay nơi có những dấu hiệu sạt lở, hoặc những khu vực mà người dân đã được cho di dời, sơ tán. Giăng màn, mùng khi ngũ kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt gây sốt xuất huyết. Dọn dẹp vệ sinh, môi trường sau lũ để tránh dịch bệnh. Kiểm tra các ổ điện, nguồn điện và các thiết bị điện trước khi sử dụng lại. Trở lại cuộc sống bình thường Trước khi vào nhà, hãy tìm người hiểu biết góp ý về việc cung cấp điện, nước, chất đốt, vv cũng như những sửa chữa cần thiết. Kiếm thợ sửa chữa khe nứt, lỗ thủng, mái dột. Dọn sạch, khơi thông cống rãnh và làm khô nhà cửa ngay khi nước lũ rút xuống. Vào những ngày khô nắng, mở mọi cửa cái và cửa sổ. Vào những ngày ẩm ướt, giữ cửa sổ hé mở. Sửa chữa nhà tiêu và tẩy uế nguồn cung cấp nước của hộ gia đình. Kiểm tra nước và bùn bị chặn giữ trong các lổ hổng của vách nhà. Kiểm tra tình trạng vách nhà và tất cả đồ đạc. Nếu có bất cứ dấu hiệu tường vách nứt, nền nhà hư hỏng, khung cửa lệch, vv.., hãy tìm thợ giỏi giúp đỡ, góp ý và có những hành động xa hơn nếu tình trạng nhà không an toàn cho cuộc sống. PHẦN 1: BÃO 1.1 Áp thấp nhiệt đới và bão Tính từ năm 1954 đến nay, đã có hơn 212 cơn bão đổ bộ hoặc có ảnh hưởng tới Việt Nam. Tính trung bình, hàng năm có khoảng 30 trận bão hình thành ở biển Thái Bình dương, trong đó xấp xỉ 10 cơn bão là hình thành từ biển Đông. Trong số đó, hàng năm từ tháng 5 đến tháng 12, có khoảng từ 4 đến 6 cơn bão đổ bộ vào bờ biển Việt Nam. Nhiều năm qua, Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của 10 hoặc trên 10 cơn bão đổ bộ một năm, ví dụ như: năm 1964 (18 cơn bão), năm 1973 (12 cơn bão), 1978 (12 cơn bão), 1989 (10 cơn bão). (Nguồn: website của cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão Việt Nam) Áp thấp nhiệt đới và bão là cơn gió xoáy, đường kính có thể bao phủ môt vùng rộng hàng trăm km (200 500Km). Hàng năm, Việt Nam phải chịu từ 9 tới 11 cơn bão, chủ yếu phân bổ tại miền Bắc và miền Trung vào đầu mùa lũ, trong tháng 5 và tháng 6. Riêng miền Trung phải chịu từ 6-9 cơn bão đi kèm với mưa lớn (mực nước từ 7-12mm). Từ tháng 6 đến tháng 8, bão thường ảnh hưởng đến Bắc bộ. Từ tháng 9 đến tháng 11, bão thường ảnh hưởng đến Trung bộ và Nam bộ. Các cơn bão ở miền Nam, mặc dù có tần suất xuất hiện nhỏ, nhưng có thể gây ra những thiệt hại to lớn. Khi bão đổ bộ vào đất liền, gió to kèm theo mưa, đôi khi kèm lốc, giông tố và hiện tuợng nước dâng gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh huởng tới tính mạng và tài sản của những ngư dân hoạt động ngoài khơi và nguời dân sống ở khu vực ven biển. Mưa lớn còn có thể mang theo hiện tượng lũ lụt và sạt lở đất. (Nguồn: Floods Natural Hazards and Disasters, trg. 28-29. ADPC, 2002). Trang 24 Trang 9

1.2 Nguyên nhân, đặc điểm của bão Mắt Bão (ảnh vệ tinh Bão Linda 1997 - Nguồn DMC) Trang 10 Áp thấp nhiệt đới và Bão đuợc hình thành trên vùng biển nhiệt đới, có gió xoáy thổi dồn vào tâm theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc bán cầu). Ở Việt Nam, những con gió xoáy này được hình thành từ biển Đông và vùng biển Tây Thái Bình Dương. Tốc độ gió đuợc chia thành 12 cấp và đuợc đo theo Bảng Beaufort dựa theo số kilômét/giờ. Khi sức gió mạnh nhất trong vùng gần tâm của gió xoáy đạt tới cấp 6 và cấp 7 (từ 39 km/giờ đến 61 km/giờ) thì đuợc gọi là ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI. Khi sức gió mạnh nhất vùng gần tâm của gió xoáy đạt từ cấp 8 trở lên (từ 62 km/giờ trở lên) thì đuợc gọi là BÃO. Ngay chính giữa vùng trung tâm của gió xoáy, đường kính khoảng 30-60 km, trời quang mây tạnh, tương đối lặng gió, được gọi là mắt bão (hay tâm bão). CẤP GIÓ BẢNG CẤP GIÓ VÀ CẤP SÓNG (Nguồn: Trung Tâm Khí Tượng Thủy Văn Quốc Gia - Bộ TNMT) TỐC ĐỘ GIÓ ĐỘ CAO SÓNG TRUNG BÌNH Bô-pho m /giây km /giờ m 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 10.8-13.8 13.9-17.1 17.2-20.7 20.8-24.4 24.5-28.4 28.5-32.6 32.7-36.9 37.0-41.4 41.5-46.1 46.2-50.9 51.0-56.0 56.1-61.2 39-49 50-61 62-74 75-88 89-102 103-117 118-133 134-149 150-166 167-183 184-201 202-220 3.0 4.0 5.5 7.0 9.0 11.5 LOẠI HÌNH THỜI TIẾT Áp thấp nhiệt đới Bão thường Bão mạnh 14.0 + Bão rất mạnh MỨC ĐỘ NGUY HIỂM Cây rung chuyển. Khó đi ngược gió. Biển động. Nguy hiểm đối với tàu thuyền. Gió làm gãy cây, tốc mái nhà. Biển động rất mạnh. Rất nguy hiểm đối với tàu thuyền. Gió làm đổ cây cối, nhà cửa, cột điện. Biển động dữ dội. Làm đắm tàu thuyền. Sức phá hoại cực lớn. Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn. Khi đi thuyền phải mang theo áo phao và phao cứu hộ hoặc can nhựa thay thế. Theo dõi đài truyền thanh, truyền hình địa phương và tuân theo tất cả các cảnh báo và khuyến cáo. Làm gì nếu được khuyến cáo phải sơ tán? Hộ gia đình có thể được lãnh đạo thôn hay chính quyền địa phương khuyến cáo phải sơ tán do ngập lũ, hãy tuân theo kế hoạch đã được cộng đồng thỏa thuận trước đó. Nếu hộ gia đình quyết định tự mình rời khỏi khu vực ngập lũ, hãy thông báo tất cả chi tiết về nơi chốn sắp đi đến cho giới hữu trách, những người hàng xóm biết. Trước khi rời khỏi nhà hãy thực hiện: Gom góp tất cả tư trang quý giá, giấy tờ quan trọng, tiền mặt, vv Xếp chất đồ đạc, tài sản lên cao khỏi mực nước lũ dự đoán. Tắt nguồn điện, khóa vòi nước, bình gas và đóng các cửa sổ, cửa cái trong nhà. Bảo quản tất cả các vật dụng điện. Đừng quên bộ dụng cụ khẩn cấp ứng phó lũ của gia đình. Khóa cửa nhà trước khi rời đi. Bảo đảm tuân theo lộ trình sơ tán đã được khuyến cáo. (Nguồn: Floods Natural Hazards and Disasters, trg.26. ADPC, 2002). 2.5.3 Sau khi lũ, lụt xảy ra (hoạt động khắc phục) Hãy thường xuyên theo dõi tin tức trên đài. Có thể xảy ra thêm lũ lụt hay lũ quét nữa. Đừng để cho trẻ em bước vào các ngôi nhà đã bị ngập lũ trừ phi chúng đã được người lớn kiểm tra. Trang 23

2.5.2 Trong thời gian lũ, lụt (hoạt động ứng phó) Giữ gìn bộ dụng cụ khẩn cấp ứng phó lũ của gia đình khô ráo và an toàn (nếu có). Không ăn thức ăn đã thấm ướt nước lũ hoặc đã hư hỏng. (Vì những thức ăn như vậy có thể bị nhiễm khuẩn và làm chúng ta bị bịnh và nhiễm độc). Thu hứng nước mưa cho đến khi chúng ta được cung cấp nước sạch. Đun chín nấu sôi nước trước khi uống. Sự di chuyển của bão Bão xuất hiện với tần suất cao nhất trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 và rất khó dự đoán. Đến tháng 11, 12 thì thời tiết trở lạnh và làm hạ thấp nhiệt độ trên mặt biển (thường không vượt quá 26 o C) nên ít có bão hơn. Sau khi hình thành trên biển, Áp Thấp Nhiệt Đới (ATNĐ) và Bão thường di chuyển vào vùng bờ biển Trung Quốc hoặc vào Việt Nam theo quy luật từ Bắc xuống Nam. Đường Sức gió Beaufort cấp 8 Sóng biển cao 5,5-7,5m (Nguồn: Beaufort scale - Wikipedia, the free encyclopedia.htm) đi của Bão thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào tương tác giữa bão và các hình thế thời tiết xung quanh. Thông thường, tốc độ di chuyển của bão khoảng 10-25 km/giờ. Tuy nhiên, có những cơn bão di chuyển rất chậm hoặc có những cơn bão di chuyển rất nhanh, đường đi phức tạp. Trong quá trình di chuyển, ATNĐ có thể mạnh lên thành bão, hoặc bão suy yếu thành ATNĐ khi sức gió giảm dưới cấp 8. Không đi lại ở nơi ngập lũ, chú ý quan sát các cột cảnh báo lũ (nếu có). Đề phòng điện giật, cắt các nguồn điện. Hãy cảnh giác về các loài như là rắn, rít độc, do bị nước ngập có thể bò lên những chỗ khô ráo trong nhà của ta. Canh phòng con cái của chúng ta. Không cho phép trẻ con chơi hay bơi lội trong nước lũ. Trang 22 Trang 11

1.3 Một số thiệt hại chính do bão gây ra Thương vong / Sức khỏe cộng đồng như: Trang 12 Gây tai nạn chết nguời, bị thương Dịch bệnh. Thiệt hại về vật chất như: Hư hỏng, thiệt hại nhà cửa và tài sản Tàu, thuyền của ngư dân bị chìm Làm hư hại mùa màng, cây trồng Vật nuôi, gia súc, gia cầm bị chết Nuớc biển dâng làm vỡ đê, ngập lụt ven biển Nuớc biển tràn làm nhiễm mặn đất, nhiễm mặn nguồn nước Phá hủy các công trình công cộng (điện, điện thoại) Làm ngưng trệ giao thông, gián đoạn liên lạc Mưa lớn có thể dẫn tới lũ lụt và sạt lở đất. Các yếu tố làm tăng thiệt hại do bão Những cộng đồng nằm ở vùng thấp ven biển (chịu ảnh hưởng trực tiếp). Dự báo sai lệch Hệ thống báo động và thông tin liên lạc kém. Những cộng đồng có nhận thức về hiểm họa thấp, Kinh tế và cơ sở hạ tầng kém và kém phát triển. Những cộng đồng thiếu chuẩn bị cho việc phòng chống bão lụt. Bão có thể gây thiệt hại nhà cửa, tài sản... Biện pháp phòng ngừa Đối với hộ gia đình: Chằng chống, gia cố nhà cửa. Để tài sản lên cao và gói, bịt kín, đặc biệt là giấy tờ quan trọng và tiền mặt. Dự trữ lương thực, thuốc men, chất đốt và nước sạch. Che, đậy kín bể, lu, giếng nước để tránh nước bẩn tràn vào. Không làm nhà, qua lại ở các khu vực thường có lũ xảy ra, nơi gần bờ sông, dòng chảy vì có thể bị sạt lở. Không bơi lội qua sông suối khi dòng nước chảy xiết hoặc nước đổi màu từ trong thành đục. Theo dõi dự báo thời tiết trên đài, TV và hướng dẫn của chính quyền địa phương, đặc biệt vào các thời điểm tình hình thời tiết bất lợi. Trang 21

Ý nghĩa của một số từ cảnh báo lũ Lũ nhỏ - Gây ra một số khó khăn như tắt giao thông các đường nhỏ hay các cầu nơi vùng đất thấp. Lũ vừa Các vùng trũng bị ngập nước, đòi hỏi di dời kho hàng dự trữ, trang thiết bị và sơ tán những hộ gia đình bị cách ly. Các cầu giao thông có thể bị ngập nước. Lũ lớn Các vùng cao hơn bị ngập nước, với các thị trấn và đất đai, nhà cửa bị cách ly. Gây ra thiệt hại trên diện rộng. Lũ lụt cục bộ Mưa rào rất lớn có thể gây ra nước chảy tràn ngập ở một số vùng, nhưng thông thường sẽ không làm mực nước ở các sông suối chính dâng cao đáng kể. Nước sông dâng cao đáng kể - Cảnh báo này cho biết mực nước không ổn định và khả năng gia tăng của mức lũ hiện tại có thể vượt quá mức ở các sông suối chính. Cảnh báo này cũng cho người ta biết khả năng mức lũ dâng cao được mong đợi trong vòng một khoảng thời gian ngắn. (Nguồn: Floods Natural Hazards and Disasters, trg.12-13. ADPC, 2002). 1.4 Gia đình và cộng đồng làm gì để ứng phó với bão 1.4.1 Trước khi có bão (hoạt động phòng ngừa) Chặt, tỉa cây xung quanh nhà để đề phòng tai nạn cây gẫy đổ vào nhà. Gia cố, chằng chống nhà cửa. Cùng nhau gia cố đê bao. Cùng nhau trồng cây ven biển chắn gió và ngăn ngừa đất bị xói mòn. Xác định trước địa điểm trú ẩn, lánh nạn để di chuyển đồ đạc, gia súc, con nguời tới nơi an toàn. Tàu thuyền phải tìm nơi trú ẩn an toàn. Dự trữ lương thực, chất đốt, nước sạch, thuốc men. Hiểu được các mức lũ cảnh báo để bảo vệ tính mạng mình Trang 20 Bịt kín lu, bể và dụng cụ đựng nước để tránh nước bẩn tràn vào. Trang 13

Theo dõi thông tin thời tiết và hướng dẫn trên TV, đài, loa phát thanh và của chính quyền địa phương. 1.4.2 Trong khi có bão (hoạt động ứng phó) Không đi ra ngoài để tránh tai nạn, nhất là trẻ em, người già và người đau ốm. Không đi ra khơi, đi biển khi thấy dấu hiệu của áp thấp nhiệt đới hoặc bão. Giúp đỡ những đối tượng bị nạn. Không trú ẩn dưới gốc cây, đứng gần cột điện để tránh nguy cơ chúng bị đổ, ngã gây thương tích. 1.4.3 Sau khi có bão (hoạt động khắc phục) Dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão để tránh dịch bệnh. Sửa chữa các thiệt hại do bão gây ra. Tiếp tục theo dõi thông tin thời tiết trên đài, TV và loa phát thanh. Trang 14 Những tổn thương tiềm ẩn khác: Khả năng hạ thân nhiệt sau một thời gian dài ngâm dưới nước. Nguy cơ mắc bệnh sau khi uống nước lũ hay nước bị ô nhiễm rác thải. Điện giật chết người do đường dây điện giăng ngang trên đầu hay rơi xuống. 2.5 Gia đình và cộng đồng làm gì để ứng phó với lũ 2.5.1 Truớc khi lũ, lụt xảy ra Cảnh báo lũ Cảnh báo lũ luôn là một vấn đề khó khăn,đặc biệt với lũ quét. Lũ quét thường xảy ra quá nhanh, nhiều khi ngoài các dự đoán của con người. Những dấu hiệu và yếu tố sau đây đóng góp cho việc dự báo có lũ, lụt và là dấu hiệu để canh phòng: Cơn mưa lớn bất thường trên nhiều giờ liền hoặc mưa rất lớn đều đặn trên nhiều ngày. Khi gió xoáy hay hệ gió nhiệt đới khác đang ảnh hưởng khu vực của ta. Khi nước đang dâng lên nhanh chóng trong các sông, suối. Bất kỳ một trong các dấu hiệu này đều nhắc nhở chúng ta nên theo dõi thông báo từng phút về tình hình lũ. Trong suốt thời gian này, chúng ta phải: Thường trực theo dõi dự báo thời tiết trên đài, TV để nghe tin tức cập nhật chính xác, kịp thời về bão ở khu vực của mình. Cảnh giác về các dấu hiệu của lũ quét và chuẩn bị sẵn sàng đi sơ tán ngay giây phút được thông báo. Trang 19

2.4 Một số thiệt hại, hiểm nguy do lũ lụt gây ra Thiệt hại do lũ lụt Ngập hoặc cuốn trôi nhà cửa, tài sản như giường tủ, bàn ghế, chăn màn,... Cuốn trôi mùa màng, lương thực, các đầm nuôi tôm cá. Hư hỏng, sạt lở đường xá, xói lở hoặc bồi lắng đất đai. Phá hoại các công trình công cộng, nguồn nước. Gây cản trở giao thông đi lại, học sinh khó khăn khi đến trường và làm ngưng trệ các hoạt động của con người. Dịch bệnh dễ xảy ra do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm. Gây chết người hoặc bị thương do ngã hoặc chết đuối, đặc biệt là xảy ra với trẻ em. Vật nuôi, gia súc gia cầm bị cuốn trôi. Các yếu tố làm tăng thiệt hại do lũ Cách kiếm sống của cộng đồng trong vùng thấp ngập lũ. Thiếu hiểu biết về nguyên nhân và cách phòng chống lũ lụt. Nhà và móng nhà không chịu được lũ lụt. Kho chứa lương thực, cây trồng, gia súc không được bảo vệ. Thiếu nơi trú ẩn cho tàu, thuyền đánh cá. Trang 18 Sự nguy hiểm của lũ lụt Đa số mọi người không biết rằng: Phần lớn những vụ chết người do lũ xảy ra khi người ta cố lội, đi xuyên qua nước lũ do không phán đoán đúng độ sâu và dòng chảy của nước lũ. Chỉ một tấc rưởi nước lũ chảy xiết có thể quật ngã một người. Chỉ hơn nửa mét nước sâu có thể cuốn trôi một xe lớn, có khi cả một chiếc xe buýt. PHẦN 2: LŨ, LỤT 2.1 Lũ, lụt là gì? Lũ là mực nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng kéo dài một khoảng thời gian. 2.2 Các loại lũ Tại Việt Nam, có 3 loại lũ chính là lũ quét, lũ sông và lũ ven biển (nước biển lên cao). Lũ quét thường xảy ra ở khu vực sông nhỏ, suối ở miền núi hoặc những khu vực có độ dốc cao. Lũ quét thường bất ngờ, xuất hiện rất nhanh sau khi trời bắt đầu mưa, diễn ra trong một thời gian ngắn, khó dự báo trước sẽ xảy ra ở đâu nên thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Dòng chảy của lũ quét với tốc độ cực lớn sẽ kéo theo mọi vật mà nó đi qua. Cơn lũ quét xảy ra đêm 27 rạng sáng 28/9/2005 ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ làm chết và mất tích 56 người (tính đến 30/9/2005, nguồn http:// vietnamnet.vn/xahoi/ doisong/2005/09/495249/). Lũ quét xảy ra nhiều và thường xuyên trong một số năm gần đây. Miền Trung là khu vực có nhiều lũ quét do các con sông ngắn có độ dốc cao. Các nguyên nhân khác có thể kể đến là rừng đầu nguồn suy giảm (về diện tích và chất lượng), sự thay đổi khí hậu, thời tiết trong thời gian gần đây. thiệt hại sau lũ (sau lũ quét ở Yên Bái ngày 28/9/2005 - Vietnamnet.vn) Lũ quét và Trang 15

Lũ sông là hiện tượng tự nhiên và theo mùa, đặc biệt vào mùa mưa hay gió mùa, xảy ra khi mực nuớc trên sông cao hơn và tốc độ dòng chảy nhanh hơn mức bình thường. Tùy theo khu vực địa lý và thời điểm mà lũ sông có thể lên chậm hoặc nhanh và mực nuớc dâng cao lâu hay ngắn. Ví dụ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thì mực nuớc dâng từ từ và kéo dài từ 3-5 tháng bắt đầu từ tháng 6 âm lịch, trong khi tại khu vực sông thuộc miền Trung thì mực nuớc dâng nhanh và rút cũng nhanh hơn. Lũ ven biển thường xảy ra khi có gió mạnh thổi từ biển về đất liền do bão hoặc áp thấp nhiệt đới tiến vào gần bờ biển. Nguyên nhân của lũ quét Lũ quét hình thành do có những trận mưa lớn hoặc mưa kéo dài. Với đặc điểm khu vực địa hình miền núi có độ dốc cao, cộng với rừng đầu nguồn và cây cối bị chặt phá nên không có khả năng giữ nước. Vì thế, nước mưa dễ dàng tạo thành dòng chảy với tốc độ lớn gây ra lũ quét. Nguyên nhân của lũ sông Lũ sông cũng do mưa lớn gây ra khiến lưu vực sông nhanh chóng đầy quá nhiều nước và làm cho dòng chảy ở đầu nguồn tràn về. Nguyên nhân của lũ ven biển Lũ ven biển do gió mạnh, mưa lớn thường đi kèm theo các trận bão nhiệt đới làm sóng biển dâng cao đột ngột, kết hợp với triều cường gây vỡ đê hoặc tràn qua đê vào đất liền và làm nước sông không chảy hoặc thoát ra biển được gây ra ngập lụt. Lũ sông (Ảnh: Tranh 4. Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam. 2001. Giới Thiệu về Phòng Ngừa Thảm Họa cho Học Sinh Tiểu Học, trg. 13) 2.3 Nguyên nhân của lũ Những trận mưa lớn kéo dài tạo nên lượng nước dư thừa đổ vào dòng chảy vượt quá sức chứa, làm cho mực nước sông, suối dâng cao gây ra lũ, lụt. Các công trình xây dựng giao thông, đô thị hóa và hệ thống thủy lợi hay nạn phá rừng diện rộng cũng là nguyên nhân làm tăng ngập lụt do dòng chảy tự nhiên có thể bị ngăn cản và diện tích đất tự nhiên có khả năng giữ nước giảm. Khi đập, đê, kè hay hồ bị vỡ có thể gây ra lũ lụt. Lũ ven biển Trang 16 Trang 17