SỔ TAY DÀNH CHO HỌC SINH &PHỤ HUYNH TIỂU HỌC (KHỐI 1 KHỐI 4) Năm học Tất cả nội dung trong cuốn sổ này thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Trường

Tài liệu tương tự
ĐẠO LÀM CON

1

CHƯƠNG 1

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

QUY TẮC ỨNG XỬ

Microsoft Word - Con se lam duoc.doc

SỰ SỐNG THẬT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

SỔ TAY NHÂN VIÊN SỔ TAY NHÂN VIÊN

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du-Quận 1

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Document

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phần 1

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

HỒI I:

Document

LÔØI TÖÏA

Nghị luận về thời gian

Phần 1

No tile

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

ENews_CustomerSo2_

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Phong thủy thực dụng

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phần 1

Mục lục Phần I Thông tin chung Thư của Tổng Giám đốc, Tầm nhìn, Sứ mệnh, và Niềm tin của Hội đồng Giáo dục.2 Mục đích của Hướng dẫn, Kỳ vọng về hành v

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

Document

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

No tile

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

No tile

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HỒ CHÍ MINH & QUY CHẾ HỌC VỤ Tài liệu dành cho sinh viê

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Tả người thân trong gia đình của em

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Phần 1

Document

Tác Giả: Bản Lật Tử BẢN SONATA ĐÀO HÔN Chương 1 Trốn Hôn Tại bến xe, tiếng người và tiếng xe ồn ào náo nhiệt bên tai không dứt, một bóng hồng kéo một

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro


Công Chúa Hoa Hồng

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Phần 1

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Cúc cu

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Đây là chuyện tình có thật 100/100 bao gồm cả vị trí, địa danh, không gian, thời gian và tên tuổi của nhân vật, được viết lại sau gần 40 năm Miền Nam

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

HN_Cam nang Phu huynh tieu hoc cdr

Lời Dẫn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

No tile

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử – Văn mẫu lớp 9

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Phần 1


Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

BÀI THI NGHE Thời gian: 60 phút Số câu hỏi: 55 Hướng dẫn: Trong phần kiểm tra đánh giá năng lực Nghe, bạn sẽ thể hiện khả năng nghe và hiểu về nội dun

Microsoft Word - Giao duc va nang cao suc khoe.doc

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Bản ghi:

SỔ TAY DÀNH CHO HỌC SINH &PHỤ HUYNH TIỂU HỌC (KHỐI 1 KHỐI 4) Năm học 2019-2020 Tất cả nội dung trong cuốn sổ này thuộc quyền sở hữu trí tuệ của Trường PTLC Olympia. Mọi sự sao chép nếu không được phép của Nhà trường sẽ bị coi là vi phạm luật bản quyền.

MỤC LỤC Nội dung Tr Liên hệ 3 Thư ngỏ từ Ban giám hiệu 4 Giá trị cốt lõi 6 Chuẩn mực Hành vi và Ứng xử 9 Các hoạt động trong ngày: 1. Giờ giấc 11 2. Ra vào cổng 12 3. Chuyên cần 12 4. Giờ học 13 5. Giờ chủ nhiệm 16 6. Giờ tự chọn 16 7. Giờ nghỉ trưa 17 Quản lý tài sản cá nhân 18 Quy định Đồng phục 22 Các dịch vụ hỗ trợ 1. Xe buýt 25 2. Các bữa ăn 26 3. Bookstore 27 4. Cửa hàng cà phê 27 5. Sức khỏe 28 Các điều khoản thi hành 30 2

Điện thoại: 84-24-62677999 LIÊN HỆ Email: info@theolympiaschools.edu.vn STT Họ và tên Công việc phụ trách Điện thoại 1 Cô Vũ Thị Diệu Lý 2 Cô Phạm Thu Ngọc 3 Cô Nguyễn Thị Hằng 4 Cô Doãn Nhật Hồng 5 Cô Hoàng Thị Thanh Hảo 6 Cô Trần Thị Thịnh 7 Thầy Phạm Văn Hòa 8 Cô Nguyễn Thùy Linh 9 Cô Trần Thị Ngọc Anh 10 Cô Nguyễn Ngọc Huyền Hiệu trưởng TH & THCS Thành viên Ban Giám Hiệu; Phụ trách Chuyên môn (K1-4) Thành viên Ban Giám Hiệu; Phụ trách Đời sống học đường (K1-4) Phụ trách hệ thống School online Phụ trách chăm sóc khách hàng; Tiếp nhận và trả Hồ sơ học sinh Phụ trách chăm sóc y tế Phụ trách ăn uống, thực đơn, thực phẩm Phụ trách dịch vụ xe buýt Phụ trách học phí & tiền ăn Phụ trách đồng phục, học phẩm 0904223668 0974929788 0905093465 084522528 0902298676 0912474156 0934459456 0903208814 0944261118 0904944008 3

THƯ NGỎ TỪ BAN GIÁM HIỆU Chào mừng các con học sinh đến với trường Olympia! Olympia là một ngôi trường đặc biệt bởi mỗi phụ huynh, học sinh, giáo viên, nhân viên đều là thành viên của cộng đồng Olympia. Chúng ta gồm hàng nghìn con người có lứa tuổi, hoàn cảnh và niềm đam mê khác nhau, đến từ những nền văn hoá khác nhau cùng sống, học tập và làm việc dưới một mái nhà Olympia. Chúng ta có chung một sứ mệnh Chuẩn bị hành trang cho các công dân của thế kỷ 21 để sẵn sàng bước vào cuộc sống. Chính vì thế Olympia là một Cộng đồng học tập và sáng tạo. Nhà trường chủ trương tạo ra cơ hội cho học sinh được hoà nhập vào một môi trường đa văn hoá nhằm giúp các con hiểu và tôn trọng sự đa dạng. Các con sẽ học cách hợp tác hiệu quả với những người có trình độ, phong cách, văn hoá khác nhau và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để thành công trong thế kỷ 21. Tại đây chúng ta cùng nhau tạo môi trường mà ở đó mọi thành viên đều có được cơ hội để phát triển theo đúng khả năng của mình; đều thấy mình được an toàn về thể chất, tinh thần và trí tuệ; được tôn trọng và đối xử công bằng và đều có thể học tập và phát triển. Để đạt được điều này, chúng tôi xây dựng Cuốn Sổ tay học sinh bao gồm các qui trình, tiêu chuẩn, hướng dẫn và bộ quy tắc. Chúng tôi kỳ vọng mỗi thành viên khi tham gia cộng đồng Olympia sẽ: - Đồng thuận với các giá trị và nguyên tắc của cộng đồng - Thực hiện triệt để các tiêu chuẩn và tuân thủ các chính sách và quy định. - Luôn nỗ lực hết mình trong học tập và công việc chung của cộng đồng - Tôn trọng và hỗ trợ các thành viên khác trong cộng đồng 4

Mục tiêu là đảm bảo một môi trường an toàn và hiệu quả cho từng cá nhân học sinh của một cộng đồng gồm nhiều lứa tuổi khác nhau, đảm bảo tất cả học sinh đều thấy mình được tôn trọng và đối xử công bằng, mỗi cá nhân đều được tạo cơ hội phát triển tài năng và nhân cách để trở thành những công dân có ích khi rời cộng đồng Olympia. Chúng tôi luôn hoan nghênh các ý kiến đóng góp để ngày càng hoàn thiện cuốn Sổ tay hơn. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng cộng đồng Olympia với các giá trị: TỰ HÀO TÔN TRỌNG THẤU CẢM - KIÊN ĐỊNH ĐÁNG TIN CẬY TRÁCH NHIỆM - HOÀN THIỆN Tất cả các con hãy dành thời gian đọc kỹ những thông tin trong quyển sổ này để dễ dàng tham gia vào các hoạt động tại Olympia. Nếu thắc mắc của các con chưa được giải đáp sau khi đọc hết quyển thông tin này, vui lòng liên hệ trực tiếp với các thầy cô để được giải thích rõ hơn. Hãy yên tâm rằng nhà trường luôn đứng bên cạnh các con để cùng tìm ra giải pháp tốt nhất, phù hợp với mỗi chúng ta. Trân trọng! Ban Giám hiệu Trường PTLC Olympia. 5

GIÁ TRỊ CỐT LÕI Mỗi thành viên gia nhập cộng đồng Olympia được kỳ vọng sẽ hành xử và đưa ra quyết định dựa trên những giá trị: Giá trị cốt lõi Biểu hiện Pride - Tự hào Hiểu rõ, trân trọng bản thân và bản sắc dân tộc của mình. Nhận ra và chắt chiu những điều tốt đẹp, thành tựu và đóng góp dù là nhỏ nhất của chính mình. Hiểu, trân trọng và hãnh diện về nguồn gốc của bản thân, những đặc điểm của cộng đồng mình sinh ra, lớn lên và đang sống (từ địa phương, vùng miền tới quốc gia) từ đó góp phần xây đắp vì sự phát triển bền vững chung. Respect - Tôn trọng Hiểu, chấp nhận, và giao tiếp bằng sự trân trọng, bình đẳng với tất cả mọi người. Giao tiếp với mọi người bằng sự chăm chú và quan tâm trọn vẹn trong từng thời điểm dù đó là ai. Ghi nhớ rằng thông điệp mình truyền tải chính là đích đến của giao tiếp. Hiểu, chấp nhận và trân trọng sự khác biệt của người khác, dân tộc, nhóm người khác nhau Trân trọng những gì người khác làm cho mình. Biết cách từ chối bằng được những gì mình không muốn với sự tôn trọng có xem xét tới nhu cầu và quyền của người khác với nhu cầu và quyền của mình một cách hài hòa, đúng mực. 6

Empathy - Thấu cảm Ứng xử bằng sự đồng cảm và thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc của người khác Lắng nghe suy nghĩ và cảm xúc của người khác từ đó có những ứng xử phù hợp. Hiểu rằng mỗi người đều có lí do cho lựa chọn của riêng họ. Nhìn nhận hành vi mà không đánh giá. Nếu hành vi đó làm nảy sinh vấn đề, tìm giải pháp thay vì đổ lỗi. Perseverance - Kiên định Sẵn sàng đón nhận thử thách, dấn thân với sự đam mê và lòng can đảm Hiểu mục tiêu mỗi hành động và lời nói của mình bằng việc bắt đầu bằng câu hỏi TẠI SAO và đặt câu hỏi cho đến khi bạn chắc chắn hiểu TẠI SAO MÌNH CẦN LÀM. Không nói và làm một cách bản năng, như một thói quen hay chỉ vì người khác bảo vậy. Chú tâm vào công việc mình đang làm và thận trọng xem xét các ý tưởng để chắc rằng từng việc mình tin, nói và làm nhất quán với mục tiêu. Luôn tìm giải pháp khiến mọi thứ tốt đẹp hơn. Hiểu rằng dù giải pháp tốt đến đâu cũng có thể có vấn đề mới phát sinh, và luôn có thể tìm ra cách để vượt qua thử thách. 7

Accountability - Đáng tin cậy Đảm bảo lời nói đi đôi với việc làm và luôn giúp ích cho cộng đồng, cho mọi người Trao đổi một cách tích cực và trung thực về những điều mình đang làm. Nếu có sự cố hay rủi ro, sẽ tìm kiếm giải pháp thay vì đổ lỗi hay trông chờ ở người khác. Sẵn sàng giúp ích người khác trong khả năng và hiểu biết của mình, đồng thời thể hiện sự quan tâm một cách rõ ràng, kịp thời, tôn trọng tới những thành viên khác. Giữ và thực hiện tốt lời hứa. Responsibility - Trách nhiệm Suy nghĩ và hành động dựa trên lý trí và chủ động hợp tác vì sự phát triển của bản thân và xã hội Tự quyết định và làm đến cùng vì những điều mình tin và cho là đúng đắn, không vì bị thôi thúc bởi ý kiến của ai đó và sẵn sàng đối mặt với hệ quả. Ngoài nhiệm vụ do mình đảm trách, luôn chủ động và sẵn lòng hợp tác và làm những gì cần thiết vì sự hoàn thiện của công việc chung. Hiểu, chấp nhận và tự giác thực hiện các nguyên tắc, nội quy chung Lên tiếng đến cùng về các vấn đề liên quan đến an toàn, quy định và luật pháp. Excellence - Hoàn thiện Không ngừng trau dồi, Hiểu rằng đường đến thành công là một quá trình. Làm đúng hay mắc lỗi đều là một phần của quá trình học tập và đôi khi tôi làm những điều sai trước khi có thể làm điều đúng đắn. 8

sáng tạo để vươn xa nhất với tiềm năng của bản thân và vì sự phát triển bền vững của cộng đồngđể vươn xa nhất với tiềm năng của bản thân. Tích cực đón nhận phản hồi từ người khác, đồng thời Phản hồi tích cực và có tính xây dựng với đồng nghiệp Tư duy mở và chủ động học tập suốt đời. Luôn hướng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng CHUẨN MỰC HÀNH VI VÀ ỨNG XỬ Chuẩn mực hành vi và ứng xử của học sinh (HS) Olympia được xây dựng với mục tiêu đảm bảo tất cả các thành viên đều cảm thấy được tôn trọng và an toàn trong bất kì hoàn cảnh nào. Tất cả thành viên trong cộng đồng của chúng ta đều mong đợi sẽ học tập và sinh hoạt theo và phát huy những chuẩn mực này. Trang phục HS Olympia được mong đợi sẽ có trách nhiệm với bộ đồng phục của trường, thực hiện nghiêm túc theo bản hướng dẫn đồng phục HS và thể hiện niềm tự hào là một Olympian. Các qui định về trang phục phải được thực hiện nghiêm túc mọi lúc, mọi nơi: trên xe buýt, ngoài sân chơi, trong hành lang, trong lớp học, giờ ăn, giờ nghỉ, khi đi tham quan, dã ngoại, sự kiện... Các phụ kiện, trang sức, đầu tóc, trang điểm, trang phục tự chọn trong các hoạt động khác phải phù hợp với văn hoá Olympia và văn hoá người Việt Nam. 9

Đúng giờ Việc đúng giờ là rất quan trọng để thể hiện sự tôn trọng người khác vì việc muộn giờ sẽ gây bất tiện và gián đoạn cho các hoạt động. Chuẩn mực về đúng giờ áp dụng với tất cả giờ học, giờ họp, giờ trao đổi, giờ lao động, buổi hẹn gặp, đi dã ngoại Lịch sự và tôn trọng HS Olympia được mong đợi có những cư xử đúng mực đối với bất kể ai trong cộng đồng Olympia. Các thành viên trong cộng đồng cần cảm thấy mình được đối xử với thái độ tôn trọng và luôn an toàn. Những hành vi đẹp, thể hiện sự tôn trọng với bản thân và cộng đồng bao gồm nhưng không giới hạn bởi: chào hỏi, nói đúng âm lượng, sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, giữ vệ sinh chung, nói sự thật, làm điều đúng đắn, nói lời cảm ơn, xin lỗi Nói tục được coi là ngôn ngữ không phù hợp với môi trường học tập. Việc vô lễ với GV, NV trong trường bị coi là vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, đi ngược lại các giá trị của nhà trường và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. An toàn An toàn của HS bao gồm cả cơ thể, tài sản và cảm xúc. An toàn cho bản thân từng cá nhân và an toàn cho mọi người xung quanh. An toàn là trên hết. HS Olympia luôn nhận biết sự an toàn của bản thân, biết phòng ngừa, bảo vệ sự an toàn và lên tiếng một cách thông minh, đến cùng mỗi khi cảm thấy mình không được an toàn; HS tuyệt đối không nên trả thù hoặc hành xử ăn miếng trả miếng. HS Olympia luôn nhớ rằng không ai có quyền làm tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Để đảm tránh hành vi bắt nạt HS Olympia cần thận trọng trong lời nói; không thực hiện các hành vi khiến người khác cảm thấy căng thẳng, sợ hãi; dừng lại khi người khác yêu 10

cầu; lập tức xin lỗi nếu vô tình làm người khác cảm thấy mất an toàn; Lên tiếng và lên tiếng đến cùng với bất cứ hành vi làm phiền nào mà bạn biết. Lấy trộm đồ và bắt nạt dưới bất kỳ hình thức nào là vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức Olympia và có thể bị xử lý ở hình thức kỷ luật tới mức cao nhất là buộc thôi học. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY 1. GIỜ GIẤC Cổng trường đóng mở vào thời gian nào? - Cổng trường bắt đầu mở lúc 7.00 và đóng lúc 18.30 - Giờ học bắt đầu từ 7.50 và kết thúc vào lúc 16.05 - Bữa sáng được phục vụ từ 7.20-7.45 Làm gì khi đến trường muộn? - HS đến trường muộn với lý do cá nhân cần được phụ huynh học sinh (PHHS) thông báo trước trên hệ thống Schoolonline/nhắn tin/gọi điện tới giáo viên chủ nhiệm (GVCN). - HS đến trường sau 7.45 (khi PH chưa xin phép) được tính là đi học muộn. Sau khi HS ghi tên vào sổ đi muộn, bộ phân an ninh trực tại cổng trường cấp cho HS giấy vào lớp. HS đi học muộn nhiều lần sẽ được tư vấn của GVCN và Ban hỗ trợ HS. Làm gì khi muộn giờ hoạt động? - HS vào muộn ở các tiết học, sinh hoạt cộng đồng sẽ được tư vấn của GVCN và Ban hỗ trợ HS. 11

Làm gì khi rời trường sớm? - HS rời trường trước 16.15 cần được PHHS xin phép trên hệ thống và báo cho GVCN (điện thoại, email) - HS lấy giấy ra cổng từ giáo viên phụ trách với thông tin về phương tiện, số điện thoại của người đón và cách thức đưa đón để bộ phận an ninh trực cổng trường mở cổng. Bộ phận an ninh trực cổng trường đảm bảo HS có người bảo lãnh cho sự an toàn khi ra về. Làm gì khi rời trường muộn? - HS về muộn sau 18.30 phải được PHHS xin phép và thông báo để bộ phận an ninh trực cổng trường mở cổng. 2. RA VÀO CỔNG Việc ra vào qua các cổng trường diễn ra như thế nào? - HS đi xe bus của trường ra vào tại cổng 1. - HS đi xe đạp ra vào tại cổng 2, gửi xe tại tầng hầm nhà B và được kiểm soát ra vào bằng việc ký tên, ghi rõ giờ ra vào cổng hàng ngày. - HS được gia đình đưa đón và tự đi về ra vào tại cổng 3. + 7.45-8.00: cổng 3 dành cho việc giao nhận thực phẩm - HS chuyển sang cổng 2 để vào trường. + 16.00-16.30: cổng 3 dành cho HS đi xe buýt ra về - HS chuyển sang cổng 4 để ra về. HS ra về có được kiểm soát hay không? - Trường hợp HS có PHHS đón: + HS lớp 1 -> 4 chỉ được ra về khi có PHHS đón. + HS thống nhất với bố mẹ điểm chờ đón trong sân trường để bố mẹ dễ dàng tìm đón con. + PHHS được nhà trường cung cấp thẻ đón và trình thẻ đón để vào trường đón con. 12

- Trường hợp HS tự ra về cần có đơn đăng kí của PHHS, được xác nhận bởi GVCN và BGH nhà trường. - Trường hợp HS ra về sau 18.30 phải có ý kiến của PHHS/GVCN mới được ở lại và đăng ký để bộ phận an ninh trực cổng trường mở cổng ra về. 3. CHUYÊN CẦN Tại Olympia, mọi hoạt động đều mang ý nghĩa và giá trị cho mỗi HS, là cơ hội thành công và trưởng thành, HS được mong đợi tham gia đầy đủ các buổi hoạt động học tập, sự kiện của trường. Theo quy định của Bộ GD&ĐT Việt Nam, HS nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học sẽ phải học lại năm học đó. HS muốn nghỉ học thì cần làm gì? - HS được PHHS xin phép nghỉ học trên hệ thống Schoolonline/ nhắn tin/gọi điện tới GVCN chậm nhất trước 7.30 sáng. - HS được khuyến cáo nên cân nhắc mỗi khi nghỉ học, cố gắng chỉ nghỉ học khi khẩn cấp và những lúc sức khỏe thực sự không đảm bảo cho việc học tập, những lúc cần phải cách ly. - HS nghỉ học từ 5 ngày trở lên, PHHS cần thảo luận với Hiệu trưởng về lý do, cách thức đảm bảo HS theo kịp chương trình khi quay trở lại học và viết đơn gửi đến BGH. Nhà trường có quyền từ chối cho nghỉ nếu xét thấy việc nghỉ học có thể dẫn đến những ảnh hưởng về học tập của HS. HS làm gì sau khi nghỉ học vì lý do cá nhân? - Trách nhiệm của HS là liên lạc với bạn cùng lớp, GV bộ môn để hỏi về kiến thức bị lỡ trong thời gian học sinh vắng mặt và đề xuất được giúp đỡ - Sau thời gian nghỉ HS cần làm bù bài tập theo yêu cầu của GV. 13

4. GIỜ HỌC HS tham gia vào các môn học như thế nào? - Mỗi ngày có 5 block học. - Mỗi block có thời gian kéo dài trong 40 hoặc 55 và được thiết kế phù hợp với khối lượng kiến thức, thực hành và thư giãn. HS có bao nhiêu thời gian để nghỉ/di chuyển giữa các block? - Thời gian di chuyển giữa các block là 5 phút. HS có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng và tìm đến lớp học của mình đúng giờ theo thời khóa biểu. HS sử dụng phòng học như thế nào? - Phòng học được mở từ 7.30 16.30. - HS ra - vào đóng cửa khi phòng học đang bật điều hòa. - HS tắt đèn khi không có ai trong phòng học. - HS giữ vệ sinh phòng học (bỏ rác đúng nơi quy định, chỉ ăn ở nhà ăn). - Sử dụng đồ đạc đúng chức năng (không ngồi lên bàn, trèo lên ghế, không tự ý di chuyển đồ ra khỏi phòng). - Giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, tài sản (không viết vẽ, không dán bằng băng dính 2 mặt lên mặt bàn, mặt ghế, mặt sàn, mặt tường). HS tìm thông tin về các môn học ở đâu? - HS có thể xem, theo dõi, nắm rõ kế hoạch bộ môn và các yêu cầu thực hiện nội dung tuần, tài liệu tham khảo trên hệ thống MOODLE, điểm. - HS và PH có thể theo dõi, nắm rõ kế hoạch bộ môn, điểm và nhận xét hằng tuần của GV trên Moodle. 14

Những yêu cầu khi HS tham gia vào các tiết học là gì? Luôn sẵn sàng: Luôn tôn trọng: Luôn tích cực: Luôn tham gia: Luôn trách nhiệm: Đúng giờ, đủ đồ dùng học tập, hoàn thành các nhiệm vụ được giao trước khi vào buổi học. Chào to, rõ ràng. Nét mặt, ánh mắt tươi tắn, thái độ tích cực. Đúng âm lượng, nói khi được phép, không nói tục, không chửi bậy. Cố hết sức để luôn tập trung và chú ý, làm đúng yêu cầu, tránh những cuộc nói chuyện ngoài lề, làm việc riêng. Tham gia nhiệt tình, nỗ lực, sáng tạo và cố gắng tiến bộ hơn mỗi ngày. Ngồi thẳng lưng, nét mặt, ánh mắt tươi tắn. Giơ tay phát biểu, tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, làm đúng yêu cầu và sáng tạo. Giữ lớp học sạch sẽ. Kê lại bàn ghế, tắt các thiết bị điện khi rời đi. Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được giao. HS có bắt buộc phải làm bài tập về nhà hay không? - Bài tập về nhà (BTVN) là một phần quan trọng trong chương trình giáo dục của Olympia và được giao thường xuyên. + BTVN là sự tiếp nối/ mở rộng của bài học nhằm mục đích ôn lại, thực hành, củng cố, tìm hiểu, ứng dụng và nâng cao. + BTVN có thể là bài tìm hiểu trước nội dung sắp học, giúp HS trở nên có trách nhiệm, chủ động trong học tập. + BTVN có độ khó khác nhau phù hợp với trình độ nhằm củng cố tối thiểu và phát huy tối ưu của từng HS. + BTVN là một phần thống nhất trong đánh giá hằng tuần của HS. 15

HS dành bao nhiêu thời gian cho việc hoàn thành BTVN hàng ngày? - Thời gian trung bình để làm BTVN cho mỗi môn học là 15 phút đến 30 phút/ngày. - HS cần cân đối thời lượng hoàn thành BTVN hợp lý cho các ngày trong tuần đồng thời nỗ lực để tự hoàn thành tốt và nộp BTVN đúng hạn. - Thời gian để hoàn thành BTVN phụ thuộc vào thói quen học tập, kỹ năng học và năng lực của mỗi HS vì vậy trường hợp không khắc phục được, HS cần chủ động thông báo với GV để xem xét và tìm giải pháp hỗ trợ. - HS thường xuyên không hoàn thành BTVN sẽ được tư vấn của GV và Ban hỗ trợ HS. HS làm gì khi không thể tự mình hoàn thành BTVN? - Khi gặp bài khó HS cần cố gắng nỗ lực, đọc lại bài trên lớp, hỏi tư vấn của bạn bè/bố mẹ/giáo viên để hoàn thành bài. Trường hợp không giải quyết được cần chủ động thông báo với GV trước giờ học trên lớp. - Khi gặp khối lượng bài quá nhiều, không thể giải quyết xong, HS cần chủ động thông báo với GV trước giờ học trên lớp. - Vì một lý do nào đó chưa hoàn thành BTVN, HS cần sắp xếp thời gian để làm bù. HS có được nhận báo cáo kết quả kết quả học tập của cá nhân mình không? - HS thường xuyên được nhận kết quả học tập và rèn luyện của mình thông qua các phản hồi hàng ngày, qua bài kiểm tra, phỏng vấn và đồng thời có thể xem báo cáo trực tuyến trên hệ thống Schoolonline. - Hàng kỳ và cuối năm, HS được nhận báo cáo học tập và rèn luyện của mình trên hệ thống Schoolonline. PH có thể đăng ký hình thức nhận báo cáo với phòng Tuyển sinh theo nhu cầu. 16

5. GIỜ CHỦ NHIỆM HS được tham gia những hoạt động gì trong giờ chủ nhiệm? - HS lớp 1 -> 4 hàng ngày có 2 khung giờ sáng và chiều để tương tác cùng với GVCN và có 1 khung giờ để học chương trình LiFE. - HS được học và trải nghiệm các kĩ năng xã hội, tham gia cộng đồng giải quyết vấn đề, thể hiện phong cách nhóm và sinh hoạt cộng đồng lớp, khối. 6. GIỜ TỰ CHỌN HS được tham gia những nội dung tự chọn nào? - HS được chọn 1 trong nhiều hoạt động để tham gia (đội tuyển, câu lạc bộ ) HS được tham gia các hoạt động tự chọn trong bao nhiêu lâu? - Mỗi hoạt động sẽ diễn ra trong 2 block/tuần. - Tùy thuộc vào thời gian triển khai của từng nội dung tự chọn, HS sẽ được thông báo và sau khi kết thúc HS có thể được chuyển tham gia một môn tự chọn khác. Những ai là người được tham gia Đội tuyển? - HS tham gia vào đội tuyển là những HS có nguyện vọng, có khả năng và được giáo viên kiểm tra, lựa chọn để tập luyện và thi đấu. - HS không có danh sách tham gia đội tuyển sẽ chọn 1 hoạt động khác để tham gia. HS cần làm gì nếu muốn thay đổi môn tự chọn? - HS trao đổi với GVCN để lấy phiếu đề nghị được thay đổi môn tự chọn và điền đầy đủ thông tin trên phiếu. - Phiếu đề nghị được gửi đến Ban giám hiệu phê duyệt sau khi đã có chữ ký xác nhận của GV môn đang hoạt động và môn sẽ chuyển đến. 17

- GVCN sẽ chịu trách nhiệm thông tin lại với HS câu trả lời trong vòng 1 tuần. 7. GIỜ NGHỈ TRƯA HS được nghỉ trưa trong bao nhiêu lâu? - Giờ nghỉ trưa kéo dài 1 tiếng. - HS nằm nghỉ, thư giãn/ngủ với sự hỗ trợ của giám sát viên. HS cần trang bị đồ dùng gì để nghỉ trưa tại trường? - Để đảm bảo vệ sinh cá nhân, mỗi HS tự trang bị cho mình một túi ngủ và gối (nếu cần) để nghỉ trưa. - Túi ngủ và vỏ gối định kỳ được HS mang về nhà để giặt. Quy trình giờ nghỉ của HS như thế nào? - Sau khi ăn xong, HS làm vệ sinh trước khi vào phòng nghỉ (đi vệ sinh, rửa tay, xúc miệng, lau miệng). - 12.00: HS có mặt tại phòng, lấy gối, túi ngủ nhẹ nhàng đi vào phòng. - HS trải túi ngủ và nằm thư giãn/ngủ. - 12.50: HS ngủ dậy, gấp và cất túi ngủ, vệ sinh trước khi vào giờ học buổi chiều. QUẢN LÝ TÀI SẢN CÁ NHÂN Đồ dùng học tập của HS bao gồm những gì? - Sách và tài liệu học tập được Nhà trường chuẩn bị từ đầu năm học (tiền sách và tài liệu học tập được trừ vào tiền học phẩm) 18

- Danh mục đồ dùng HS cần chuẩn bị riêng: STT Nội dung Khối Số lượng cần chuẩn Đơn vị bị 1 Cặp hoặc Ba lô 1,2,3,4 1 Cái 2 1 2 Quyển Vở 4 ly to 6* (Hồng Hà chống lóa) 2,3,4 5 Quyển 3 Vở vẽ A3 Hồng Hà 1,2,3,4 1 Quyển 4 Vở chép nhạc 1,2,3,4 1 Quyển 5 Vở nháp 1,2,3,4 1 Quyển 6 Giấy kiểm tra (giấy ô ly Hồng Hà) 1,2,3,4 1 Tập 7 Bút chì 2B 1,2,3,4 3 Chiếc 8 Bút My Gel (màu tùy chọn) 2,3,4 2 Cái 9 Bút máy 1 1 Cái 10 Bút viết bảng fooc 2,3,4 1 Chiếc 11 Bút dạ kim Doraemon (màu tím) 1 1 Chiếc 12 Bút dạ 12 màu (Deli) 1,2,3,4 1 Hộp 13 Màu oil pastels 49 màu loại Pentel 1,2,3,4 1 Hộp 14 Đất nặn Play - Doh/ Claylove 1,2,3,4 1 Hộp 15 Mực tím 1 1 Lọ 16 Gọt bút chì 1,2,3,4 1 Cái 17 Kéo 1,2,3,4 1 Cái 18 Tẩy đen 4B (Hàn Quốc) 1,2,3,4 1 Cái 19 Bảng con, hộp đựng phấn (Hồng Hà) 1 1 Cái 20 Bảng fooc size A4 (cả 2 mặt đều là fooc trắng) 2,3,4 1 Cái 21 Thước đo độ, ê ke 4 1 1Cái/ Loại 22 Thước kẻ 1,2,3,4 1 Cái 23 Hồ khô 1,2,3,4 1 Lọ 24 Hộp / túi đựng bút 1,2,3,4 1 Cái 25 Clear Bag 1,2,3,4 1 Cái 26 File 40 lá 1,2,3,4 1 Cái 27 Bình nước 1,2,3,4 1 Cái 19

HS được mang những đồ dùng gì đến trường? - Nhà trường không khuyến khích HS mang các đồ dùng giá trị đến trường. HS có thể gửi các đồ này tại Lễ tân/bookstore và nhận lại khi giờ học kết thúc - HS lớp 1 -> 4 không được phép mang thiết bị điện tử /điện thoại đến trường. Trường hợp cần thiết liên lạc với gia đình HS có thể liên hệ qua cán bộ phòng Tuyển sinh/cán bộ lễ tân/gvcn. - Uống nước rất tốt cho sức khỏe và nhà trường khuyến khích HS có thói quen này. Tất cả HS mang theo bình nước cá nhân (có dán tên) đến trường và có thể lấy nước uống vào bình cá nhân từ các bình nước uống được trang bị rộng rãi trong trường. HS để dồ dùng cá nhân của mình ở đâu? - Mỗi HS được sử dụng một tủ cá nhân để đựng đồ ở trường và trả lại nguyên vẹn khi năm học kết thúc. - GVCN và Ban giám hiệu có quyền kiểm tra đột xuất hoặc có báo trước tủ cá nhân của HS nhằm đánh giá việc thực hiện nội quy và giáo dục HS. HS làm gì để không bị mất đồ? - Đồ dùng cá nhân được viết tên để dễ dàng tìm lại mỗi khi bị thất lạc. - Tập cho mình thói quen kiểm tra đồ trước khi rời vị trí. - Kiểm tra đồ cá nhân mỗi khi về nhà để kịp thời phát hiện đồ cá nhân bị thất lạc và nhầm lẫn. HS làm gì khi bị mất đồ? - Chủ động đi tìm lại đồ ở những nơi mình đã đi qua trong ngày. - Kiểm tra tại giá để đồ/sổ theo dõi đồ thất lạc tại khu vực Lost and Found (L&F). 20

- Thông báo kịp thời về việc bị mất đồ cho Tổ quản lý đồ L&F, làm bản tường trình và tham gia vào quá trình tìm kiếm nếu được yêu cầu. HS làm gì khi nhận lại đồ bị mất? - HS tự nhận đồ cá nhân loại 1 (đồ thông thường như quần áo, giầy dép, bình nước, cặp túi, sách vở, đồ dùng học tập khác) của mình tại khu vực L&F. - HS đến nhận đồ cá nhân - loại 2 (đồ có giá trị lớn như tiền mặt, máy quay phim, máy ảnh) khi được thông báo từ Tổ quản lý đồ L&F. HS có thể phải tường trình và hoàn thành thủ tục ký nhận đồ. Làm gì khi nhặt được đồ? - Tất cả mọi người khi nhặt được đồ cần chuyển ngay đến cho Tổ quản lý đồ L&F và lưu thông tin vào sổ quản lý đồ L&F. Hỗ trợ từ phía nhà trường - GV chủ động nhắc HS kiểm tra đồ trước khi rời phòng học. - Tổ quản lý đồ L&F có trách nhiệm hỗ trợ trong quá trình tìm đồ thất lạc cho HS (xem camera trong vòng 24 tiếng với những đồ bị mất trong khu vực có camera). - Quy trình trả đồ thất lạc của Tổ quản lý đồ L&F là gì? 1. Ghi sổ 2. Phân loại đồ + Đối với đồ đã xác định được danh tính: trao trả ngay cho HS + Đối với đồ dùng loại 1: Chuyển ra khu vực L&F + Đối với đồ dùng loại 2: Thông báo thông tin lên các phương tiện thông tin của Nhà trường để mọi người được biết. 3. Trả đồ tồn đọng: Hàng term tổ chức trực tiếp trả đồ cho HS vào giờ họp sáng. 21

3. Thanh lý đồ: + Gửi hình ảnh thông báo cho HS và PHHS kế hoạch thanh lý đồ (sau khi tổ chức trực tiếp trả đồ cho HS). + Chuyển cho tổ tạp vụ làm vệ sinh sạch sẽ và chuyển thành đồ ủng hộ trong quỹ từ thiện Bốn mùa yêu thương của nhà trường (sau 1 tuần). QUY ĐỊNH ĐỒNG PHỤC Quy định chung về trang phục của HS là gì? - o qua n đươ c gia t sa ch se, la phẳng phiu. - Mũ chỉ sử dụng khi chơi ngoài sân, không đội mũ ở các khu vực trong nhà. - Trang phục phù hợp với văn hoá Olympia và mang bản sắc Việt: + Quần áo mặc kín đáo, không tua rua, không mài rách, thủng lỗ. + Móng tay cắt ngắn. + Tóc gọn gàng, không tạo hình thái quá, không nhuo m ma u nổi bật. Học sinh nam tóc cắt tỉa gọn gàng, độ dài trung bình (trước kho ng cha m đe n lo ng ma y, be n kho ng da i qua phần giữa tai, sau kho ng phu va o cổ áo sơ mi), không túm buộc. + HS nam không đeo khuyên tai. - HS mặc Lễ phục vào ngày chào cờ đầu tuần, ngày khai giảng và các ngày lễ (sẽ được nhà trường thông báo). - HS mặc Đồng phục văn hóa vào các ngày trong tuần. - HS mặc Đồng phục thể thao va o giờ học thể thao hoặc khi được nhà trường thông báo. - HS mặc áo polo/đồng phục văn hoá/đồng phục khối, đi giầy thể thao theo yêu cầu của từng sự kiện (sẽ được nhà trường thông báo) 22

Danh mục đồng phục HS cần chuẩn bị là gì? Đăng ký mua tại trường Tự chuẩn bị - Áo sơ mi trắng ngắn tay nam/nữ - Áo sơ mi trắng dài tay nam/nữ - Áo polo tím nam/nữ - Áo vest đen nam/nữ - Áo thể thao ngắn tay nam/nữ - Áo thể thao dài tay nam/nữ - Áo len đen gilê (tự chọn) - Áo len đen dài tay (tự chọn) - Áo hoody màu mận hoặc ghi (tự chọn) - Áo khoác thể thao (nếu cần) - Tất đen - Quần tất màu da/đen (nếu cần) - Thắt lưng sẫm màu - Giầy đen - Giầy thể thao - Boot màu đen (nếu cần) - Chân váy ghi nữ - Quần sooc ghi nam - Quần dài ghi nam - Quần thể thao thao mùa hè nam/nữ - Quần thể thao mùa đông nam/nữ - Cravat (tự chọn) 23

Đồng phục quy định riêng cho HS lớp 1 - > 4 là gì? - Lễ phục: HS Mùa hè Mùa đông Nữ Sơ mi dài tay bỏ trong váy/sơ mi ngắn tay Mặc thêm áo vest khi có yêu cầu Chân váy Giầy. Đi tất (nếu cần) Mặc thêm áo vest Mặc thêm áo len (nếu cần). Mặc thêm quần tất (nếu cần) Có thể đi boot Nam Sơ mi dài tay bỏ trong quần/sơ mi ngắn tay Mặc thêm áo vest khi có yêu cầu Quần dài và thắt lưng (nếu cần) Mặc thêm áo vest Mặc thêm áo len (nếu cần). Giầy. Đi tất (nếu cần) - Đồng phục văn hoá: HS Mùa hè Mùa đông Nữ Nam Áo polo Chân váy Xăng đan/ Giầy. Đi tất (nếu cần) Áo polo Mặc sơ mi dài tay, mặc thêm áo len/thêm Vest (nếu cần) Khoác áo Hoody bên ngoài (nếu cần) Mặc thêm quần tất (nếu cần) Có thể đi boot Mặc sơ mi dài tay, mặc thêm áo len/thêm Vest (nếu cần) Mặc áo Hoody bên ngoài (nếu cần) Quần soóc/quần dài Xăn đan/giầy. Đi tất (nếu cần) 24

- Đồng phục thể thao: Mùa hè Áo thể thao cộc tay mùa hè/ Áo thể thao dài tay mùa đông Quần thể thao mùa hè/ Quần thể thao mùa đông Giầy the thao va đi tất Mùa đông Mặc thêm áo khoác thể thao/ Hoody (nếu cần). CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ 1. XE BUÝT HS cần làm gì để được phục vụ xe buýt? - HS cần đăng ký theo mẫu với Phòng dịch vụ xe buýt hoặc phòng Tuyển sinh trước 5 ngày làm việc để được xếp tuyến xe đưa đón. Dịch vụ xe buýt diễn ra như thế nào? - HS được đón và trả tại nhà theo giờ cá nhân. Thông tin chi tiết về giờ đưa đón, số xe và giám sát viên trên xe buýt sẽ được gửi trước khi bắt đầu năm học. - HS cần có mặt tại điểm đón 2 phút trước giờ xe đón. Xe buýt sẽ không chờ. Khi HS ra xe muộn, bị lỡ xe phải tự lo phương tiện di chuyển. Những phát sinh do HS muộn xe, nhà trường không chịu trách nhiệm. + Giám sát viên sẽ gọi điện/nhắn tin báo cho PHHS khi không thấy HS tại điểm đón sáng. + GV phụ trách lớp sẽ báo cho PHHS khi không thấy HS tại điểm tập trung để trả chiều. - Trường hợp xe không đến đúng giờ đón vì các lý do bất khả kháng, giám sát viên sẽ chủ động gọi điện trước để thông báo cho PHHS. 25

- Trường hợp xe đưa HS đến trường muộn, nhà trường sẽ chịu trách nhiệm chăm sóc các con chu đáo (ăn sáng và cấp giấy vào lớp). - Buổi chiều HS tập trung lên xe ra về lúc 16.15. Xe chuyển bánh lúc 16.20. HS cần thực hiện những yêu cầu gì khi ngồi trên xe? - HS được yêu cầu đeo dây an toàn trong suốt quá trình di chuyển theo quy định của pháp luật và vì sự an toàn của bản thân. - HS tôn trọng không gian của mọi người trên xe: Không gây ồn ào, sử dụng ngôn ngữ giao tiếp lịch sự. - Giữ gìn vệ sinh, không ăn trên xe, ngồi đúng vị trí được sắp xếp, không dùng thiết bị điện tử/điện thoại, chấp hành theo sự chỉ dẫn của giám sát viên và lái xe. HS làm gì khi đột xuất không sử dụng dịch vụ xe buýt? - HS nghỉ học đột xuất/tự đi đến trường cần báo cho giám sát viên ít nhất 15 phút trước giờ đón HS để không ảnh hưởng đến những học sinh khác trên tuyến xe. HS làm gì nếu muốn thay đổi điểm đón/trả? - Khi muốn thay đổi tuyến xe đón/trả, HS gửi đơn đăng ký địa điểm bằng văn bản cho giám sát viên trên xe buýt. Việc thay đổi tuyến xe sẽ được thực hiện sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đăng ký theo mẫu có chữ ký của PH. HS làm gì khi đột xuất thay đổi không đưa đón bằng xe buýt? - Đột xuất nghỉ học, đột xuất về sớm, đột xuất đến muộn, đột xuất chuyển sang đi bằng phương tiện cá nhân, đột xuất thay đổi địa điểm đón/trả, HS cần thông báo ít nhất 60 phút trước giờ đưa đón cho giám sát viên. 26

2. CÁC BỮA ĂN HS được phục vụ các bữa ăn vào lúc nào? - Bữa sáng bắt đầu từ 7.20 đến 7.50. - Bưa trưa bắt đầu từ 11.20 12.00. - Bưa nhe chie u: 15.05 15.30. HS có thể đặt mua/mang đồ ăn bên ngoài đến trường để ăn được không? - HS kho ng đươ c mua/mang thưc a n va o trươ ng v Canteen cu a trươ ng đa m ba o cung ca p đa y đu thưc a n đa t dinh dươ ng, ve sinh va ca c bưa a n. - Đa m ba o an toa n ve sinh thưc pha m cho ca nha n HS. - HS muốn tư mang đo a n tơ i trươ ng theo che đo a n đa c bie t v ly do sưc kho e phải la m đơn co chữ ký của PHHS và được sự đồng ý của BGH với cam ke t tư chiu tra ch nhie m ve va n đe ve sinh an toàn thưc pha m. HS có thể mang thức ăn trong nhà ăn ra bên ngoài nhà ăn để ăn được không? - HS chỉ ăn tại nhà ăn và không mang đồ ăn ra ngoài. Nhưng ha nh vi đươ c mong đơ i ơ nha a n - Tra t tư, xe p ha ng lấy đồ ăn. - Ngo i khi a n va ngo i đu ng vi tr quy đi nh, đo đa c ca nha n đươ c đe go n gàng ở vị trí quy định. - No i đu nghe trong khi a n ( m lượng 1). - Ăn trong thời gian quy định, a n he t xua t a n, kho ng la ng ph. - Tư do n sa ch vi tr m nh sư du ng ta i nha a n. - hi xa y ra ca c t nh huo ng kho ng mong muo n như la m rơi, vơ đo du ng th ca n pha i b nh t nh do n de p, nhờ sự ho trơ nha n vie n nha be p va no i lơ i xin lo i, ca m ơn ngươ i đa giu p m nh. - Tre n ta t ca, ha y thươ ng thưc bưa a n cu a m nh, theo sa t nhưng ch da n da n tre n tươ ng va hướng dẫn của cán bo trong pho ng a n. 27

3. BOOKSTORE Bookstore là mô hình cửa hàng tự chọn, có camera quản lý và thanh toán bằng thẻ và tiền mặt. HS, GV, PHHS được tự do vào Bookstore mua các sản phẩm bày bán ở đây. Bookstore bày bán những sản phẩm gì? - Va n pho ng pha m - Sách giáo khoa, sách giáo trình, sách tham khảo - Đồng phục Quy trình mua đồ tại Bookstore: - HS lớp 1 -> 4 không được tự ý mua đồ khi chưa có sự đồng ý của PH và GVCN. HS muốn mua phải có PHHS xác nhận đồ dùng cần mua với GVCN qua email/điện thoại/sổ nhật kí hằng ngày. - GVCN viết giấy đăng kí mua đồ, kí tên và ghi rõ tên, số lượng đồ dùng. - HS cầm theo phiếu, tự xuống mua đồ tại Bookstore. - Tiền thanh toán sẽ được khấu trừ vào tiền học phẩm. 4. CỬA HÀNG CÀ PHÊ HS lớp 1 -> 4 muốn mua các sản phẩm của nhà trường tại cửa hàng Cà phê cần có PHHS đi kèm. Cửa hàng Cà phê bán những sản phẩm gì? - Đồ ăn uốn g tại đây đều do nhà trường tự chế biến. - Đồ uống gồm: sinh tố, nước hoa quả và trà sữa (1 tuần/1 lần). - Bánh các loại. - Hoa quả, sữa chua. Hình thức bán hàng tại của hàng Cà phê như thế nào? - HS xếp hàng mua theo thứ tự, giữ trật tự, không đùa nghịch, thu dọn bàn sạch sẽ sau khi sử dụng. hông mang đồ ăn, uống vào trường. 28

5. SỨC KHOẺ Nhà trường có 2 phòng Y tế (đặt tại 2 tòa nhà) gồm 01 Bác sĩ và 02 y tá thường trực từ 7.30 đến 17.00 vào những ngày làm việc trong tuần. Phòng y tế có những chức năng nào? - Quản lý hồ sơ sức khỏe và chăm sóc y tế cho HS. - Quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Quản lý về an toàn và vệ sinh môi trường. HS cần làm gì khi bị ốm/đau/ mệt mỏi trong thời gian ở trường? - Khi cảm thấy mệt mỏi, không thể tham gia các hoạt động học tập, HS xin thầy cô đang dạy tiết học/gv phụ trách cấp được vào Phòng y tế. HS sẽ được cán bộ y tế thăm khám và chăm sóc. HS ở trong Phòng y tế có những lựa chọn gì? Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng HS có thể có những lựa chọn sau: - Quay trở lại lớp học nếu thấy sức khỏe có thể tham gia hoạt động học tập. - Lưu lại phòng y tế trong thời gian vài tiết học (nhân viên y tế sẽ báo nghỉ tiết học cho GVCN khi HS lưu lại phòng y tế quá một tiết học). - Trở về nhà sau khi PHHS/người giám hộ đến đón về. - Đưa đến bệnh viện theo yêu cầu của PHHS. HS làm gì khi mắc các bệnh lây nhiễm? - HS khi mắc bện lây nhiễm phải ở nhà cách ly, tránh lây nhiễm đến cộng đồng. - HS khi đến trường phát hiện mắc bệnh cần thông báo cho thầy cô phụ trách/y tế nhà trường để kịp thời thông báo đến PHHS đón con về để tránh lây nhiễm đến cộng đồng. 29

HS được dùng thuốc điều trị ở trường như thế nào? - HS đang trong quá trình điều trị bệnh có thể mang thuốc đến trường kèm theo đơn thuốc và chỉ định của bác sỹ để được theo dõi và sử dụng (nếu PHHS có nhu cầu). - Nhân viên y tế nhà trường không được phép tiêm, truyền, chỉ định hoặc cung cấp thuốc điều trị đặc hiệu. - Với vết thương nhỏ, HS có thể được băng Band-Aid hoặc sử dụng túi chườm đá. - Trường hợp sốt cao trên 38,5 độ, đau dạ dày, cảm cúm, rối loạn tiêu hoá..., nhân viên y tế sẽ báo cho giáo viên chủ nhiệm/cố vấn trường học để gọi điện, xin ý kiến PH để cho uống thuốc thông thường theo yêu cầu của gia đình. HS nghỉ tại phòng y tế và chờ gia đình đến đón. - Trường hợp khẩn cấp nhân viên y tế thông báo cho PHHS và lãnh đạo trường đồng thời trực tiếp đưa HS đến bệnh viện gần nhất/bệnh viện theo yêu cầu của PHHS (trong điều kiện sức khoẻ của HS cho phép). Mọi chi phí sẽ do PHHS chi trả. Nhà trường sẽ làm các thủ tục với công ty bảo hiểm về chế độ bảo hiểm cho HS theo các điều khoản đã ký kết. HS được hưởng bảo hiểm gì? - HS mua bảo hiểm y tế theo quy định của bảo hiểm xã hội và tuân thủ các chính sách bảo hiểm do nhà nước quy định. - Ngoài ra, HS có thể đăng ký mua bảo hiểm tai nạn và khám, chữa bệnh với công ty bảo hiểm PTI (Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện). - Nhân viên y tế trường có trách nhiệm hỗ trợ làm thủ tục thanh toán quyền lợi bảo hiểm thân thể của HS khi HS bị ốm đau, tai nạn khi có đầy đủ giấy tờ theo qui định. Quyền lợi bảo hiểm thân thể theo chi tiết đã gửi kèm với thẻ bảo hiểm. 30

CÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 1. Đối tượng áp dụng - Sổ tay này áp dụng đối với HS từ lớp 1 -> 4 của Trường PTLC Olympia. 2. Hiệu lực thi hành - Sổ tay này có hiệu lực từ ngày 01/08/2018 và áp dụng cho đến khi có văn bản mới thay thế. 3. Sửa đổi, bổ sung - Mọi sửa đổi bổ sung phải được sự phê duyệt của Ban lãnh đạo Trường. 4. Bảo mật và bản quyền - Sổ tay này là tài sản trí tuệ của trường PTLC Olympia và là tài liệu lưu hành nội bộ. - Mọi hành vi sao chép, phát tán, sử dụng không được phép đều là hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến việc kiện ra toà. - Trường Olympia có toàn quyền sử dụng, phát hành và huỷ bỏ đối với Sổ tay này. 31