Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

Tài liệu tương tự
Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích về thơ của Xuân Diệu

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Nghị luận về thời gian

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ”

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều


Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Bài viết số 7 lớp 9

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nghĩ về mái trường

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Tả khu vườn nhà em

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

36

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Kể về một người bạn mới quen

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Em hãy tả lại một tiết học Văn

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch

Phân tích tình yêu lứa đôi trong bài thơ số 28 của tập Người làm vườn

Phần 1

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Bản ghi:

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu - Văn hay lớp 11 Author : vanmau Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu - Bài làm 1 Xuân Diệu là nhà thơ khát khao giao cảm với đời đến cuống quýt say mê cuồng nhiệt. Bài thơ được rút ra từ tập thơ thơ (1938) tập trung cao nhất khát vọng sống mãnh liệt ấy. Ở bài thơ thi sĩ đặt khát vọng giao cảm với tuổi trẻ và xuân tình. Qua đó bộc lộ một cảm xúc triết học, một quan niệm nhân sinh mới mẻ. Đúng như lời nhận xét của Hoài Thanh: Xuân Diệu là nhà thơ say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời sống vội vàng cuống quýt muốn tận hưởng tất cả những gì của nhan sắc trời ban, khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết. Mở đầu bài thơ là bốn câu thơ ngũ ngôn chắc nịnh như một lời khẳng định: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Xuân Diệu vốn là người phóng túng từng ước mình như phấn thông vàng làm đẹp không gian, để gieo rắc tình yêu đi khắp nơi mà ở đây chàng thi sĩ lại đang đắn đo dè xẻn từng chút nắng chút gió, tằn tiện hương sắc trời ban tặng. Phải chăng nhà thơ nhận ra cuộc sống là tuyệt diệu nhưng mỏng manh qua nên cố níu giữ bằng mọi cách?. nắng và gió vốn là những hiện tượng của tự nhiên nó có quy luật riêng. Vậy mà ở đây thi si lại đòi đoạt quyền tạo hóa để tắt nắng buộc gió lại để giữ lại những hương sắc trời ban. Các động từ tắt nắng buộc gió thể hiện khát khao níu giữ thiên nhiên níu giữ cuộc đời của Xuân Diệu. gió đâu có thể buộc được, nắng làm sao có thể tắt. Dẫu biết rằng không thể nào đoạt được quyền tạo hóa nhưng bằng tình yêu thiên nhiên cuộc đời nhà thơ vẫn tham lam thể hiện nguyện vọng của mình. Điệp từ tôi muốn càng thể hiện rõ ước muốn của nhà thơ. Phải chăng một đời người với ông là chưa đủ để tận hưởng hết những điều tuyệt vời của cuộc sống ấy. Đến những câu thơ tiếp theo nhà thơ vẽ lên một bức tranh đầy màu sắc của thiên nhiên đất trời. Có thể nói cuộc đời trước mắt nhà thơ giống như một thiên đường trên mặt đất: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tài liệu chia sẻ tại Với cặp mắt xanh non biếc rờn Xuân Diệu đã nhìn cuộc sống thật nên thơ nên nhạc, đáng

yêu, đáng sống, đáng đắm say. Chất nhạc chất họa trong thơ ông tấu lên một bữa tiệc trần gian một thiên đường trên mặt đất với biết bao nhiêu là cảnh vật. bao nhiêu là màu sắc hấp dẫn lôi cuốn. đó là một khu vườn xuân ngập tràn hương sắc của đồng nội xanh rì, của lá tơ phơ phất. Không những thế bức tranh khu vườn ấy còn có âm thanh của tiếng chim yến anh hót ngọt ngào, nó tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, âm thanh của niềm vui mỗi buổi sáng sớm đến. Thêm nữa bức tranh ấy còn có cả tình yêu đôi lứa khi hiện lên trên hình ảnh của ong bướm với tuần tháng mật. Đó là niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ trong tuần trăng mật đầy yêu thương. Điệp cấu trúc này đây tác giả như muốn mời gọi, bày ra, phô ra những gì đẹp nhất trên cõi hồng trần này. Đặc biệt là hình ảnh tháng giêng ngon như một cặp môi gần cho thấy sự đẹp tuyệt vời lôi cuốn ấy. Tháng giêng trong mắt nhà thơ giống như một bờ môi căng mộng của người con gái. Ta thấy quan niệm về cái đẹp của Xuân Diệu rất tiên tiến. nếu như ngày trước thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người thì giờ đây con người trở thành thước đo vẻ đẹp cho thiên nhiên. Có thể nói đây là một câu thơ đắt giá của nhà thơ Xuân Diệu. Qua đây ta thấy một thiên đường được nhà thơ vẽ lên trước mắt chúng ta thật hấp dẫn lôi cuốn đến kì diệu. Không những thế ẩn sau những câu thơ ấy ta thấy được tình yêu thiên nhiên, yêu đời tha thiết da diết của thi sĩ. Yêu thiên nhiên như thế nên Xuân Diệu không thể dấu được cảm xúc của mình. Đó là một xúc vui sướng nhưng lại vội vàng một nửa, hạnh phúc ấy làm cho tác giả phải cố gắng sống nhanh nhất có thể để tận hưởng hết: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hồi xuân Dấu chấm giữa dòng như sự ngăn giữa hai thái cực của cảm xúc. Tác giả hạnh phúc nhưng cũng vội vàng để nhanh chóng tận hưởng cho hết những gì tươi đẹp nhất của cuộc sống này. Nhà thơ không chờ nắng hạ mới hồi xuân: Xuân của đất trời nay mới đến Trong tôi xuân đã đến lâu rồi Và trước sự gấp gáp ấy nhà thơ nhận ra được mọt chân lí, một quy luật bất biến mà chúng ta không thể nào làm khác được: Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Và tôi xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Tài liệu Theochia quan sẻ tại niệm truyền thống thì thời gian luân chuyển tuần hoàn bốn mùa xuân, hạ thu đông, lấy sinh mệnh vũ tru làm thước đo thời gian. Chính vì thế nên con người sống an nhiên

tự tại. Còn theo Xuân Diệu thì thời gian là một tuyên tính một đi không trở lại nữa. Nhà thơ lấy tuổi trẻ một khoảng thời gian ngắn ngủi nhất trong đời làm thước đo thời gian. Chính vì thế mà nhà thơ sống vôi vàng vì tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. những hình ảnh thơ đối lập kết hợp với những từ nhằm khẳng định những sự thật hai năm rõ mười nghĩa là và giọng điệu thơ như tranh luận hùng biện ta thấy rõ được tâm trạng của nhà thơ. Đó là một tâm trạng hoài nghi âu lo, tiếc nuối vì nhìn đâu cũng thấy sự chia phôi. Đoạn thơ cuối tác giả thể hiện điệu sống vội vàng và khát khao cuồng nhiệt của nhà thơ: Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn diết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước và cây và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi Đại từ nhân xưng ta được nhắc đến nhiều lần thể hiện cái tôi cá nhân bản ngã của nhà thơ. Một tình cảm chủ quan được phô ra trước mắt mọi người. Nào là mây đưa gió lượn, nào là sự sống mơn mởn, rồi lại cánh bướm tình yêu, nụ hôn. Tất cả những thứ ấy được gắn liền với những động từ mạnh như ôm, diết say thậm chí là cắn kết hợp với những tính từ chỉ mức đọ cao nhất như chếnh choáng, đã đầy rồi lại no nê để thể hiện một sự cuồng nhiệt với cuộc đời của nhà thơ. Những cảnh thiên nhiên ấy làm cho nhà thơ yêu mến đến mức muốn cắn. Qua đây ta thấy vội vàng giống như một lời tuyên ngôn về lẽ sống của Xuân Diệu mà mỗi câu mỗi chữ đều mang hơi thở nồng nàn, đắm say, cuống quýt của nhà thơ. Bài thơ là bức thông điệp thẩm mĩ mà thi nhân muốn gửi tới những tri âm tri kỉ ở mọi phương trời, mọi thời khắc, mọi thế hệ: hãy yêu thương sự sống hãy biết hưởng thụ hạnh phúc trần thế, quý trọng tuổi thanh xuân, sống cao độ từng phút từng giây cuộc đời. Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu - Bài làm 2 Xuân Diệu được biết đến là ông hoàng của thơ tình yêu đã làm say mê tâm hồn bao bạn đọc trẻ tuổi. Sức hấp dẫn trong thơ Xuân Diệu chính là cái náo nức, cái xôn xao, cái đắm say cuồng nhiệt với cuộc đời, với tình yêu của một tâm hồn trẻ trung luôn khát khao được sống trọn vẹn. Bài thơ Vội vàng chính là một ví dụ tiêu biểu như thế. Ngay từ đầu bài thơ đã bộc lội một cái tôi đầy khao khát và mãnh liệt: Tôi muốn tắt nắng đi Tài liệu chia sẻ tại Cho màu đừng nhạt nữa

Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Chỉ với một tâm hồn yêu đời đến mãnh liệt mới có một niềm khao khát muốn giữ lấy tất cả những hương sắc trần gian táo bạo đến thế. Tác giả không xưng ta mà lại dùng tôi như để khẳng định cái tôi cá nhân của mình, khẳng định khát khao cháy bỏng muốn đoạt lấy thiên nhiên đất trời để làm của riêng. Bởi thi sĩ hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai. Xuân Diệu không muốn thấy những vẻ đẹp tự nhiên ấy bị mất đi. Nhà thơ muốn lưu giữ nó bên mình để được ngắm nhìn và thưởng thức một cách trọn vẹn và mãi mãi. Những dòng thơ tiếp theo như tuôn theo mạch cảm xúc dạt dào của một tình yêu say đắm với những thanh sắc của cuộc đời: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu đã diễn tả một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi vui và đầy màu sắc. Bức tranh mùa xuân ấy giống như một thiên đường trên mặt đất vậy. Điệp từ này đây được lặp lại trong các câu thơ bộc lộ niềm vui hân hoan, say mê của tác giả khi được đắm mình trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời như thế. Có lẽ mùa xuân trong thơ Xuân Diệu là mùa xuân độc đáo nhất khi mà nhà thơ gọi mùa xuân là tuần tháng mật đầy ngào ngào và mê đắm. Mùa xuân tươi vui là thế, thiên nhiên đầy màu sắc tuyệt diệu là thế vậy mà bỗng dưng Xuân Diệu lại chuyển đổi cảm xúc với giọng thơ chùng xuống: Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Câu thơ bị ngắt làm hai diễn tả niềm vui sướng tận hưởng ấy không được trọn vẹn. Bởi nhà thơ nhận ra rằng, điều sung sướng ấy thật ngắn ngủi biết bao: Xuân đang đến nghĩa là xuân sẽ qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Tài liệu chia sẻ tại Ở đây người đọc nhận ra một ý niệm về thời gian rất thi vị của Xuân Diệu. Ý niệm về thời

gian đối với Xuân Diệu là một chiều, là một đi không trở lại. Chính vì nhà thơ biết rằng thời gian sẽ trôi đi, cái non trẻ, thắm tươi rồi sẽ chẳng mấy chốc mà già nua, héo úa. Và chính vì thế cho nên Xuân Diệu mới lo lắng và cảm nhận thấy cái phũ phàng khi thời gian trôi đi. Vạn vật chuyển biến theo thời gian, tuổi trẻ cũng trôi dần đi theo năm tháng. Mùa xuân có thể vẫn quay trở lại nhưng tuổi trẻ của một người thì chỉ có lần mà thôi. Vì thế nhà thơ nuối tiếc tuổi trẻ của mình, tiếc một thời nhiệt huyết, đắm say chẳng dễ gì mà có được: Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Đến đây người đọc càng nhận ra một triết lý sâu sắc về thời gian. Và có lẽ Xuân Diệu là một nhà thơ có cái nhìn đầy mới mẻ và chân thực nhất về thời gian tạo vật và tuổi trẻ của con người. Mùa xuân rồi sẽ trở lại, tao vật sẽ lại rực rỡ và đẹp tươi nhưng tuổi trẻ của con người thì trôi qua vĩnh viễn không quay trở lại. Đây chính là điều tàn nhẫn nhất mà Xuân Diệu không muốn đối mặt. Chính vì lo sợ thời gian trôi đi và tuổi trẻ không quau trở lại nữa cho nên nhà thơ mới vội vàng, gấp gáp tận hưởng và khát khao sống nhiệt huyết, say mê hơn: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều Và non nước, và cây. Và cỏ rạng. Điệp từ ta muốn đã bật lên khát khao được yêu, được sống cháy bỏng của nhà thơ. Nhà thơ khao khát được ôm, được thâu tóm cả đất trời trong đôi tay quấn riết: nào mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, nào non nước, cỏ cây để tận hưởn cho chuếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê mới thỏa lòng thỏa dạ. Mạch cảm xúc ấy đã đi đến tận cùng của nỗi si mê và cuồng bạo trong câu thơ cuối bài: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi Tài liệu chia sẻ tại Vì sự vội vàng, gấp gáp mà nhà thơ không chỉ dừng lại ở khát khao nữa mà là mong muốn

chiếm đoạt, muốn giữ lấy cho riêng mình mùa xuân của tuổi trẻ. Bài thơ là nỗi niềm của một tâm hồn khao khát sống, khao khát yêu đến cuồng si. Tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống là những món quà mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta, cần phải được gìn giữ và trân trọng, chứ không phải để nó trôi qua một cách vô nghĩa. Bài thơ Vội vàng vì thế mà trở thành bài ca tình yêu cuộc sống giàu ý nghĩa nhân văn. Và thơ Xuân Diệu cũng vì thế mà vẫn trẻ mãi với thời gian! Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu - Bài làm 3 Xuân Diệu là ông hoàng thơ tình khát yêu, thèm yêu, muốn được yêu đến say mê và cuồng nhiệt. Người đọc vẫn bắt gặp những vẫn thơ với nhịp điệu tha thiết, vội vàng, gấp gáp như một nỗi sợ thời gian trôi, sợ tình yêu đi mất và sợ tuổi trẻ trôi qua. Bài thơ Vội vàng là tiếng nói con tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Ngay từ đầu bài thơ cái tôi Xuân Diệu được bộc lộ rất rõ ràng và đầy mãnh liệt: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt nữa Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi Những khát khao phi lí ấy lại tạo nên một cái tôi cực kỳ ấn tượng và lôi cuốn. Tác giả không dùng đại từ ta mà lại dùng tôi như để khẳng định mình, khẳng định khát khao cháy bỏng đoạt lấy thiên nhiên đất trời. Xuân Diệu muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời. Bởi ông hiểu rằng, sắc thắm nào rồi cũng nhạt, hương nồng nào rồi cũng phai. Xuân Diệu không muốn những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời mất đi. Ông muốn lưu giữ nó bên mình để được thưởng thức một cách trọn vẹn, mãi mãi. Thực sự đọc những vần thơ đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ và tình yêu như thế này, người đọc dường như cũng đang say và đang khát khao cùng tác giả. Mạch cảm xúc được chuyển tiếp sang một bức tranh tình yêu tràn đầy màu sắc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si Tài liệu chia sẻ tại Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa Với ngôn từ trau chuốt, mượt mà, Xuân Diệu dường như đang thổi hồn vào từng câu, từng chữ của đoạn thơ khiến nó trở nên sinh động và hấp dẫn. Bức tranh thiên nhiên tươi vui, đầy màu sắc đang tràn ra qua từng câu thơ. Điệp từ này đây bộc lộ niềm vui tơi phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong khung cảnh tuyệt vời như thế này. Lòng tràn đầy rạo rực và tin yêu. Có lẽ mùa xuân trong thơ Xuân Diệu có sự phá cách khá độc đáo khi tác giả nhìn mùa xuân là tuần tháng mật ngào ngào và mê đắm. Mùa xuân đẹp là thế, thiên nhiên rạo rực như vậy nhưng bỗng nhiên Xuân Diệu chuyển đổi cảm xúc và giọng thơ như nhanh và vội hơn: Xuân đang đến nghĩa là xuân sẽ qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Đến đây người đọc nhận ra một ý niệm thời gian rất thi vị của Xuân Diệu, và đồng nghĩa với việc chính bản thân ông đang lo lắng khi thời gian trôi đi. Ông bắt đầu sợ, cuống cuồng vì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu rồi cũng qua đi. Ý niệm về thời gian đối với Xuân Diệu là một chiều, một đi không trở lại. CHính sự khắc nghiệt này mới khiến nhà thơ thấy mình thật bé nhỏ: Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Câu thơ này dường như càng khắc nghiệt hơn vì tác giả tự vận mình vào mùa xuân. Bởi rằng với ông đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, khi mùa xuân tuổi trẻ qua đi thì coi như hết. Lòng tôi rộng mà lượng trời cứ chất Không cho dài tuổi trẻ của nhân gian Con người vẫn luôn khát khao sống, khát khao yêu nồng cháy nhưng thời gian có hạn. Vạn vật chuyển biến, tuổi trẻ cứ vơi cạn đi theo năm tháng. Tác giả nuối tiếc, tiếc vì không được sống thêm không được nhiệt huyết hơn nữa. Có lẽ Xuân Diệu là một nhà thơ có cái nhìn chân thực và đầy mới mẻ về tuổi trẻ của con người. Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi Đến đây dường như người đọc càng nhận ra triết lý về thời gian sâu sắc. Mùa xuân rồi sẽ trở lại, đất trời lại rạo rực và đẹp đẽ như thế nhưng tuổi trẻ của con người lại vĩnh viên trôi qua không trở lại. Đây là điều tàn nhẫn nhất mà Xuân Diệu không muốn đối mặt. Tài liệu chia sẻ tại Sang khổ thơ tiếp theo, giọng thơ trở nên gấp gáp, vội vàng, hay chính tác giả đang quá

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) gấp, quá vội, quá sợ thời gian trôi đi: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn chiều Nỗi mong muốn, khát khao của tác giả được đẩy đến đỉnh điểm khi trời đất chuyển giao từng ngày và tuổi trẻ cạn vơi dần. Điệp từ ta muốn đã bật lên nỗi khát khao cháy bóng, muốn sống, muốn yêu, muốn đi ngược với tự nhiên và tạo hóa để đoạt lấy tuổi trẻ. Và nỗi khát khao ấy đã dồn nén ở câu thơ cuối: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi Khát khao đã không còn là khát khao nữa mà là muốn chiếm đoạt, muốn giữ lấy cho riêng mình mùa xuân của tuổi trẻ. Thật vậy bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu với cách dùng từ ngữ trau chuốt, hình ảnh mượt mà cùng giọng thơ gấp gáp, vội vàng đã hình thái ý niệm thời gian sâu sắc đối với người đọc. Tuổi trẻ và tình yêu là những thứ mà chúng ta cần phải gìn giữ, chứ không phải để nó trôi qua vô nghĩa. Tài liệu chia sẻ tại