Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 10/01/2019 Tiêu điểm: + Tác động của thuế quan Mục 232 đối với thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) toàn cầu trong năm 20

Tài liệu tương tự
Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 22/10/2018 Tiêu điểm: + Thị trường thép toàn cầu năm 2018 và những dự báo cho cả năm + Mexico và Canada vẫn đang thảo lu

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 30/07/2018 Tiêu điểm: + Giá thép giao dịch trên thị trường thế giới dự kiến giảm trong nửa cuối năm Ngành thép tr

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/06/2018 Tiêu điểm: + Toàn cảnh thị trường thép châu Âu + Nhu cầu quặng sắt hàm lượng cao đang gia tăng tại Trung Quốc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/11/2018 Tiêu điểm: + Nhận định xu hướng giá của một số kim loại cơ bản trong thời gian tới + Chi phí khai thác mỏ gia

Báo cáo Thị trường Thép Tuần: 26/02-05/03 Tiêu điểm: + Tồn kho quặng sắt của Trung Quốc đạt mức kỷ lục. + Xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2017 tăng 34

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Báo cáo việt nam

Báo cáo Ngành dệt may Ngày 13/06/2019 Tiêu điểm: + Tình hình ngành dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm CPTPP và ngành dệt may - may mặc Việt Nam (

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường KHOA HỒNG ANH

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Microsoft Word - CPJ_VNHRD.doc

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

10SAI SÓT NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU TÌNH HUỐNG THỰC TẾ KHIẾN DOANH NGHIỆP TRẢ GIÁ ĐẮT

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Luật kinh doanh bất động sản

(84.28) CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH (84.28) BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BRC CÔNG TY

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

Microsoft Word - 8b. Tai lieu doc them ve Khai thac TS.doc

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

2

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

TIÊU CHUẨN SA8000 Social accountabiliti

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

Tình hình an ninh khu vực Biển Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI - Kỳ 2: Một số cơ chế hợp tác và dự báo tình hình sắp tới

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Báo cáo Ngành Nhựa Tháng 3/2019 Tiêu điểm: + Diễn biến giá một số nguyên liệu Nhựa trong 3 tháng đầu năm Tổng quan về thị trường cao su trong n

Phong thủy thực dụng

Khuyến nghị: MUA Đường số 27, khu công nghiệp Sóng Thần II, tỉnh Bình Dương Báo cáo chuyên sâu Ngày: 22/06/2011 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA Mã chứng k

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

VIETNAM MACRO OUTLOOK 2019

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT

CHINH PHỤC MỌI NẺO ĐƯỜNG NHÀ SẢN XUẤT SĂM LỐP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2 18 CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 1

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

VBI Báo cáo thường niên 2013 báo cáo thường niên

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

Nghiencuuquocte.net-214-Kinh te chinh tri quoc te cua cac cong ty da quoc gia

BAN TIN Ver 2

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Tháng Tư Nguyễn Quý Đại tế mới, đổi tiền Tháng Tư về gợi cho người Việt nhớ lại biến cố lịch sử ngày cộng sản Bắc Việt đánh chiếm

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

2 Diễn đàn Phong Phú Số 41 - tháng 9/ Số 41 tháng Kính bieáu BAN CỐ VẤN Ông Trần Quang Nghị Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam

CTCP Tập đoàn Hòa Phát Mã giao dịch: HPG Reuters: HPG.HM Bloomberg: HPG VN Ngành thép xây dựng Báo cáo cập nhật Q4/ tháng 12, 2018 Yếu tố tiêu

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Layout 1

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG Nguyễn Đức Thuận Nam Định

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Báo cáo thường niên năm 2016 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2016 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2017 Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Việt Nam 1

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững

Bản ghi:

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 10/01/2019 Tiêu điểm: + Tác động của thuế quan Mục 232 đối với thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) toàn cầu trong năm 2018 + Sức ép cạnh tranh trong nước gia tăng mạnh do nguồn thép nhập khẩu từ nước ngoài LOẠI GIÁ DAILY WEEKLY MONTHLY YEARLY QUẶNG SẮT 74.06-0.20% 4.22% 11.35% -4.71% THÉP 3,640.00-2.80% -5.77% -0.82% -17.08% THAN ĐÁ 97.62 0.28 % -2.77% -4.31 % -6.16% NICKEL 11,112.50 0.00% 4.79% 3.57% -11.62% BẢNG GIÁ THÉP TRONG NƯỚC THAM KHẢO DIỄN BIẾN GIÁ THÉP NGUYÊN LIỆU THẾ GIỚI Loại Đơn vị Đơn giá Thép cuộn Phi 6 Kg 13,600 VND Thép cuộn Phi 8 Kg 13,600 VND Thép phi 10 Cây 95,000 VND Thép phi 12 Cây 134,000 VND Thép phi 14 Cây 184.000 VND Thép phi 16 Cây 242,000 VND Thép phi 18 Cây 305,000 VND Thép phi 20 Cây 378,000 VND Thép phi 22 Cây 455,000 VND Thép phi 25 Cây 595,000 VND Giá thép và các nguyên liệu tại Trung Quốc duy trì đà tăng khi được hậu thuẫn bởi cam kết của Bắc Kinh về việc sẽ đưa ra các chính sách thúc đẩy tiêu thụ và kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ chấm dứt chiến tranh thương mại kéo dài nhiều tháng. NGUYỄN KHÁNH HOÀNG DĐ: 0934 20 40 60 Email: hoangnk@acb.com.vn KHOA HỒNG ANH Email: anhkh@acb.com.vn

Tác động của thuế quan Mục 232 đối với thị trường thép cuộn GÓC NHẬN ĐỊNH cán nóng (HRC) toàn cầu trong năm 2018 Việc Bộ Thương mại Mỹ viện dẫn Mục 232 để áp mức thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu trong năm 2018 đã khiến giá thép tại Mỹ tăng mạnh đặc biệt là giá thép cuộn cán nóng lên mức cao nhất trong 10 năm vào tháng 7 vừa qua. Nhưng hãy xem thuế quan đã tác động như thế nào đến phần còn lại của chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2018. Trung Quốc Trung Quốc đã xuất khẩu ít sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) hơn kể từ khi thuế thép có hiệu lực. Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước suy yếu khiến giá đi xuống đã khiến một bộ phận đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường bên ngoài kể từ cuối tháng 10. Giá HRC ở miền Đông Trung Quốc bắt đầu có xu hướng giảm vào cuối tháng 9 và ở mức thấp nhất trong năm là 3.570-3.590 CNY/tấn (514-517 USD/tấn) vào ngày 27/11. Các nhà xuất khẩu HRC của nước này tỏ ra khá lo lắng về nhu cầu yếu đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Chính nhờ mức giá thấp nên đã thúc đẩy nhu cầu HRC của Trung Quốc tại Hàn Quốc và Nam Mỹ. Việt Nam là một trong những nước sử dụng nguồn HRC từ Trung Quốc lớn nhất. Tuy nhiên trước các yêu cầu chống né thuế đến từ Mỹ, các sản phẩm loại cuộn cán nguội và nóng đều bị kiểm soát chặt chẽ xuất xứ. Điều này đã làm tổn thương đến xuất khẩu HRC từ Trung Quốc sang Việt Nam mặc dù giá cạnh tranh hơn nhiều so với các đối thủ Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine. Mặc dù vậy Trung Quốc được đánh giá là chịu tác động tiêu cực tối thiểu từ thuế quan Mục 232 của Mỹ do nước này đã thắt chặt việc nhập khẩu thép từ Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Có chưa đầy 10% thép sản xuất tại Trung Quốc được xuất khẩu ra nước ngoài trong vài năm qua. Tuy nhiên triển vọng của ngành thép tại Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến thương mại làm suy giảm nhu cầu của nhiều loại hàng hoá được sản xuất bởi nước này.

Trung Quốc đã xuất khẩu 63.78 triệu tấn thép thành phẩm trong 11 tháng đầu năm 2018 (giảm 8.6% so với cùng kỳ năm 2017). Chính cuộc chiến thương mại đã làm giảm triển vọng và niềm tin của thị trường khiến hoạt động đầu tư và nhu cầu sử dụng sụt giảm. Trong khi đó sự tăng trưởng chậm trong ngành công nghiệp ô tô tại Trung Quốc được dự báo sẽ còn kéo dài trong vòng 2 năm tới đã đưa ra một triển vọng mờ nhạt đối với nhu cầu thép HRC. Các doanh nghiệp thép Trung Quốc giờ đây buộc phải giảm giá và hướng đến việc xuất khẩu ra thị trường bên ngoài nhiều hơn. Châu Âu Thuế quan Mục 232 không có tác động trực tiếp đến thị trường thép châu Âu. Tuy nhiên Uỷ ban châu Âu EC vào cuối tháng 3 đã đưa ra các quy định thuế để tự vệ đối với 26 loại sản phẩm thép dựa trên khối lượng nhập khẩu trung bình trong 3 năm qua nhằm ngăn chặn lượng thép không thể nhập vào thị trường Mỹ sẽ hướng đến châu Âu. Mặc dù vậy, những nhà nhập khẩu tại EU lo ngại rằng họ sẽ không thể đáp ứng đủ nhu cầu của mình. Các mức thuế tự vệ tạm thời này được áp dụng chính thức vào ngày 18/7 được duy trì trong vòng 200 ngày, nếu hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch sẽ bị áp thuế 25%. Nhìn chung giá thép tại thị trường châu Âu giảm trong giai đoạn này nhờ giá nhập khẩu giảm chủ yếu là từ Thổ Nhĩ Kỳ trong khi nhu cầu cũng không gia tăng nhiều. Thổ Nhĩ Kỳ đã đẩy mạnh xuất khẩu thêm HRC cho EU, chủ yếu là khu vực Nam Âu khi bản thân nước này cũng phải chịu mức thuế cao hơn đối với sản phẩm thép từ chính quyền Mỹ. Giá thép HRC tham khảo tại khu vực Bắc Âu ngày 26/12 là 520-530 EUR/tấn (593-605 USD/tấn), giảm 7.5% kể từ đầu quý IV. Trong khi giá thép giao dịch nội địa tại khu vực Nam Âu cùng thời điểm là 460-470 EUR/tấn (525-536 USD/tấn) giảm 10.6% so với đầu quý IV.

Mặc dù vậy diễn biến tại thị trường châu Âu có thể có nhiều chuyển biến mới khi EC lên kế hoạch thiết lập các biện pháp tự vệ chặt chẽ hơn với hạn ngạch hàng quý dành cho mỗi quốc gia. Hạn ngạch mới này dự kiến sẽ không bao gồm thép cuộn cán nóng tuy nhiên thị trường châu Âu vẫn có thể được bảo vệ đầy đủ khỏi HRC đến từ Trung Quốc, Nga, Ukraine, Iran, Brazil bằng các quy chế chống bán phá giá khác. Mỹ La tinh Thị trường HRC tại Brazil không chịu anh hưởng bởi các biện pháp thuế quan của Hoa Kỳ, nhưng các nhà cung cấp thép tấm cán mỏng lại chịu ảnh hưởng bởi Mỹ là người mua hàng lớn nhất của họ. Đầu tháng 4, Brazil cùng EU, Úc, Hàn Quốc, Argentina được Mỹ tạm thời miễn thuế đối với sản phẩm thép trong giai đoạn đàm phán. Sau đó một tháng các nước trên đã chấp nhận một giới hạn xuất khẩu thép bán thành phẩm của họ sang thị trường Mỹ ở mức xuất khẩu bình quân tính trong giai đoạn 2015-2017. Đây là một thông tin tốt cho các nhà xuất khẩu Brazil khi vẫn duy trì được khối lượng bán vào thị trường Mỹ với giá cao hơn nhiều do nguồn cung bị kiểm soát. Trong khi tại Mexico, chênh lệch giá thép tại thị trường nước này so với Mỹ đã nới rộng ra kể từ khi thuế thép được công bố và điều này dường như trái ngược với lịch sử khi giá thép hai thị trường này thường khá liên thông với nhau. Các nhà sản xuất thép tại Mexico đã từng hy vọng sẽ đạt được một thoả thuận với Mỹ tương tự như Hàn Quốc và Brazil tuy nhiên ngay cả khi Hiệp định USMC được thông qua vẫn chưa có tiến triển nào được thực hiện.

Giá thép tại Trung Quốc tăng trở lại trước kế hoạch thúc đẩy TRUNG QUỐC tiêu dùng nội địa và đàm phán thương mại Mỹ - Trung Giá thép và các nguyên liệu tại Trung Quốc ngày 9/1/2019 duy trì đà tăng khi được hậu thuẫn bởi cam kết của Bắc Kinh sẽ đưa ra các chính sách thúc đẩy tiêu thụ và kỳ vọng rằng đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ chấm dứt chiến tranh thương mại kéo dài nhiều tháng. Giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 0,5% lên 3.417 CNY/ tấn. Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải cũng tăng 0,5% lên 3.520 CNY/tấn. Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng phiên thứ 5 liên tiếp và đạt mức cao nhất 10 tuần (517 CNY/tấn) trong đầu phiên giao dịch. Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên kỳ hạn tháng 5/2019 tăng 0,3% lên 1.190 CNY/ tấn, trong khi giá than cốc kỳ hạn tăng 0,6% lên 1.964 CNY/tấn. Một quan chức cấp cao Trung Quốc cho biết, nước này có kế hoạch sẽ đưa ra các chính sách nhằm thúc đẩy chi tiêu nội địa đối với một số mặt hàng như ôtô và thiết bị gia dụng trong năm nay như là 1 phần trong nỗ lực thúc đẩy tiêu thụ Trung Quốc. Một loạt các sản phẩm thép, đặc biệt thép cuộn cán nóng và thép cuộn cán nguội được sử dụng rộng rãi trong sản xuất ô tô và đồ gia dụng. Trọng tâm chính của các yếu tố cơ bản trong thị trường thép hiện nay là nhu cầu. Một số nhà máy thép đã sẵn sàng tăng giá giao hàng tháng 2 và tháng 3/2019, do họ dự kiến nhu cầu sẽ tăng mạnh sau nghỉ Tết Nguyên đán vào tháng 2/2019. Thành phố sản xuất thép hàng đầu Đường Sơn đã đưa ra cảnh báo khói bụi có hiệu lực từ ngày 8-14/1/2019, yêu cầu các nhà máy thép cắt giảm sản xuất thêm 30% lên 60%, hoặc đóng cửa hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ khí thải. Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán thương mại tại Bắc Kinh kéo dài lâu hơn kế hoạch dự tính 01 ngày, trong bối cảnh các dấu hiệu tiến triển về các vấn đề bao gồm mua hàng nông sản và năng lượng và tăng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc.

TRUNG QUỐC Baosteel - nền móng của một đế chế thép khổng lồ Không phải đợi đến giai đoạn giữa năm nay khi Mỹ áp đặt mức thuế 25% lên thép từ Trung Quốc, nỗi lo sợ về sức mạnh của ngành thép Trung Quốc đã xuất hiện từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Để lại sau lưng nhiều thập kỷ nghèo đói triền miên, Phó Thủ tưởng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có chuyến thăm lịch sử Nhật Bản vào năm 1978. Bên cạnh việc ký kết hiệp ước hoà bình giữa hai nước, chuyến thăm có mục đích quan trọng hơn nhằm giúp các lãnh đạo Trung Quốc tiếp cận mô hình nhà mày thép hàng đầu của Nhật Bản hiện giờ thuộc sở hữu của Tập đoàn Nippon Steel Corp. Mô hình này sau đó đã được Trung Quốc áp dụng cho nhà máy thép hiện đại đầu tiên của họ tại Thượng Hải với tên gọi là Baosteel. Đây có thể xem là viên gạch đầu tiên để chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp của Trung Quốc thành một cường quốc công nghiệp. Mức vốn đầu tư ban đầu dành cho nhà máy này là 6 tỷ USD (bằng 36 lần dự trữ ngoại hối của Trung Quốc vào thời điểm đó). Tuy nhiên lãnh đạo Trung Quốc đã quyết tâm thực hiện với phương châm: Nếu chúng ta quyết tâm xây dựng cái gì, hãy làm cho nó thật lớn. Vào thời điểm diễn ra chuyến thăm Nhật Bản, sản lượng thép của Trung Quốc chỉ chiếm 4% của toàn thế giới và đến nay tỷ lệ này đã đạt mức hơn 50% với mức sản lượng kỷ lục được dự báo trong năm nay là 923 triệu tấn thép. Sản lượng thép của Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 1993, vượt Nhật bản vào năm 1996 trong khi năm ngoái công suất đã gấp ba lần so với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nga cộng lại. Từ ngành thép, công nghiệp đóng tàu và công nghiệp tự động hoá của Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều với vị trí dẫn đầu thế giới hiện tại. Nước Mỹ từng rất tự hào về ngành thép của mình nhưng giờ đây từ cầu đường, ống dẫn đến đồ gia dụng, dao kéo đều sử dụng thép từ Trung Quốc.

TRUNG QUỐC Baosteel - nền móng của một đế chế thép khổng lồ Baosteel - nay là China Baowu Steel Group Corp là trung tâm của sự bùng nổ trong ngành thép tại Trung Quốc khi đây là nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới sau ArcelorMittal SA. Nằm trong một khu phức hợp rộng lớn bên cạnh sông Dương Tử với nhiều tuyến đường cao tốc bao quanh với bức tường rào bao quanh cao hơn 3m và diện tích gấp bảy lần Manhattan. Đây được xem là mục tiêu quen thuộc trong các cuộc đụng độ thương mại kéo dài giữa nước này và các đối thủ đến từ EU, Hoa Kỳ và WTO. Baosteel, hiện xuất khẩu các sản phẩm sang 40 quốc gia, cung cấp thép cho nhiều công ty Trung Quốc đang thống trị cơ sở hạ tầng của thương mại toàn cầu. Nhà máy này là nhà cung cấp lớn nhất cho China International Marine Containerers Group Co., một doanh nghiệp nhà nước sản xuất một nửa số container vận chuyển hàng hóa thế giới cũng như thống trị trong lĩnh vực sản xuất khung gầm container mà xe tải kéo trên các tuyến đường cao tốc khắp Hoa Kỳ. Baosteel cũng cung cấp cho Công ty Công nghiệp nặng Thượng Hải Zhenhua, một doanh nghiệp nhà nước khác, sản xuất 70% số lượng cần cẩu cảng thế giới. Thời gian đầu thành lập, sản phẩm của nhà máy Baosteel chỉ chú trọng đảm bảo nguồn cung đối với thị trường trong nước và giới hạn mức xuất khẩu vào khoảng 10% sản lượng. Trung Quốc không kỳ vọng xây dựng các kế hoạch cạnh tranh trên thị trường thép quốc tế.

TRUNG QUỐC Baosteel - nền móng của một đế chế thép khổng lồ Đến những năm của thập niên 80, Trung Quốc đã dần tìm ra những phương thức xuất khẩu giúp gia tăng nguồn thu ngoại tệ quý giá cho mình và những giới hạn xuất khẩu cuối cùng đã được dỡ bỏ vào năm 1990. Trung Quốc đã mở rộng mạng lưới ngành thép từ sự thành công của nhà máy Baosteel này sang 23 tỉnh thành trên khắp cả nước đồng thời phát triển chuỗi cung ứng để tiếp cận nguồn than đá từ Úc và quặng sắt từ Brazil cũng như gia tăng gấp 3 lần mạng lưới đường sắt quốc gia trong giai đoạn 1975 2017. Các nhà máy thép của Trung Quốc được hưởng lợi bởi các chính sách ưu đãi từ Chính phủ như vốn, đất đai, năng lượng giá rẻ, đặc biệt là khi Trung Quốc chính thức gia nhập vào WTO vào năm 2001 và được hưởng các mức thuế thấp cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của mình trong đó có thép. Sự gia tăng công suất ngành thép của Trung Quốc đã khiến giá thép giảm 57% từ năm 2011 đến 2015, gây ra hàng chục ngàn vụ sa thải trên phạm vi toàn cầu. Các công nhân ngành thép tại châu Âu đã bao vây trụ sở của liên minh này tại Brussels nhằm yêu cầu các biện pháp chấm dứt sự thống trị của ngành thép Trung Quốc. Dữ liệu cho thấy doanh thu của các nhà máy thép Trung Quốc đã đạt mức 5.6 nghìn tỷ USD trong giai đoạn 2001 2017. Các cuộc điều tra sau đó từ Mỹ và EU cho thấy Trung Quốc đã tài trợ rất lớn từ 30-45% giá trị sản phẩm thép của nước này thông qua nhiều hình thức mặc dù Bắc Kinh một mực phủ nhận các cáo buộc này. Theo những cam kết lúc gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ phải minh bạch các khoảng trợ cấp từ chính quyền Trung ương và địa phương đối với các doanh nghiệp thép tại nước này mỗi 2 năm một lần tuy nhiên đến này theo phía Mỹ, họ vẫn chưa nhận đầy đủ các báo cáo này. Dữ liệu do Trung Quốc cung cấp trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ gần đây cho thấy họ không cung cấp trợ cấp cho ngành thép trong năm 2016. Còn đối với năm 2017 con số này là 4.4 tỷ USD đến từ ngân sách trung ương và 933 ngàn USD từ địa phương song phía Mỹ cho rằng con số này là quá nhỏ so với thực tế.

Châu Âu quyết định áp dụng hạn ngạch đánh thuế đối với thép nhập khẩu kể từ ngày 02/02/2019 Uỷ ban châu Âu đã thông báo đến Tổ chức thương mại thế giới về quyết định áp LIÊN MINH CHÂU ÂU thuế 25% đối với thép nhập khẩu vào liên minh này khi vượt một hạn mức nhất định kể từ ngày 02/02/19. Hạn mức kể trên được ghi nhận là mức trung bình nhập khẩu sản phẩm thép từ mỗi quốc gia trong giai đoạn 2015-2017. Nếu nằm dưới mức 105% khối lượng nhập khẩu sẽ được miễn thuế (áp dụng đến năm 2021), nhưng nếu vượt quá mức này sẽ bị đánh thuế 25%. Tuỳ mỗi quốc gia thì hạn mức cũng như thời gian áp dụng cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như đối với Hàn Quốc, nhà xuất khẩu thép vào thị trường châu Âu lớn thứ 4 với tổng sản lượng xuất khẩu đạt 2.9 tỷ USD trong năm 2017, hạn ngạch từ 02/02 đến 30/6/2019 là 105% sản lượng bình quân trong giai đoạn 2015-2017, sau đó được nâng lên 110% áp dụng từ 01/07/2019-30/06/2020 và 116% từ 01/07/2020-30/06/2021. Trước đó vào tháng 3/2018, Uỷ ban châu Âu đã đánh giá những nguy cơ đối với thị trường thép nội địa của liên minh này trước làn sóng thép giá rẻ không thể tiếp cận thị trường Mỹ sẽ chuyển đến thị trường này. Và trước làn sóng biểu tình của công nhân ngành thép, vào tháng 7 cơ quan nào đã áp dụng tạm thời các biện pháp phòng vệ tạm thời cho đến hết năm 2018. Đã có những phản ứng đầu tiên sau khi quyết định hạn ngạch thuế này được thông báo đến từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu ACEA. Nhìn chung ngành công nghiệp ô tô là đối tượng chịu thiệt hại trước tiên và nhiều nhất của quyết định này chính vì vậy đại diện ACEA đã phản đối khá quyết liệt. (ACEA đại diện cho 15 nhà sản xuất xe hơi, xe tải, xe buýt lớn có trụ sở tại châu Âu như BMW Group, DAF Trucks, Daimler, Fiat Chrysler Automenses, Ford of Europe, Honda Motor Europe, Hyundai Motor Europe, Iveco, Jaguar Land Rover, PSA Group, Tập đoàn Renault, Toyota Motor Châu Âu, Tập đoàn Volkswagen, ô tô Volvo và Tập đoàn Volvo.)

Châu Âu quyết định áp dụng hạn ngạch đánh thuế đối với thép nhập khẩu kể từ ngày 02/02/2019 Về ngành công nghiệp ô tô của liên minh châu Âu: LIÊN MINH CHÂU ÂU * 13,3 triệu người - hay 6,1% dân số EU làm việc - trực tiếp và gián tiếp - trong lĩnh vực này. * 3,4 triệu việc làm trong ngành sản xuất ô tô chiếm hơn 11% tổng số việc làm của EU. * Xe cơ giới chiếm khoảng 413 EUR tỷ đồng đóng góp thuế trong EU15. * Lĩnh vực này cũng là động lực chính của hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, với quy mô 54 tỷ EUR đầu tư hàng năm. * Ngành công nghiệp ô tô tạo ra thặng dư thương mại 90,3 tỷ EUR cho EU. Những con số kể trên cho thấy vai trò rất lớn đối với kinh tế châu Âu của ngành công nghiệp ô tô tại đây. Việc được đảm bảo nguồn cung thép giá rẻ mới có thể giúp duy trì sức cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô trong bối cảnh chính quyền Mỹ liên tục đe doạ áp dụng thuế nhập khẩu đối với ngành ô tô của châu Âu trong các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra. Nhập khẩu thép vào châu Âu đã tăng đáng kể trong năm qua khi sản lượng ô tô đã tăng trưởng đáng kể so với giai đoạn khủng hoảng kinh tế trước đây. Sản xuất các loại xe cơ giới đã tăng thêm 5 triệu chiếc kể từ năm 2014 và sự gia tăng nhập khẩu thép là cần thiết để đáp ứng ứng nhu cầu cao hơn này. Dữ liệu thương mại từ Chính phủ Mỹ cho thấy xuất khẩu thép toàn cầu vào thị trường Mỹ chỉ giảm với một tỷ lệ tương đối nhỏ kể từ khi thuế nhập khẩu thép có hiệu lực trong khi giá thép ở thị trường nội địa Mỹ đang khá cao với mức bình quân là 25%, một số còn cao hơn mặt bằng giá thế giới 30-40% khiến có ít lý do để gia tăng thêm hàng rào bảo vệ dành cho các nhà sản xuất thép tại EU trước dòng thép chuyển dịch. Trong khi hiện tại thị trường thép trong liên minh lại đang được bảo về bởi hàng rào thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp khá nghiêm ngặt.

Giá thép nội địa tăng, chi phí để xây dựng bức tường MỸ biên giới có thể lên đến 70 tỷ USD Vào ngày cuối tuần vừa qua, Tổng thống Trump đã cho biết Chính phủ Mỹ có thể chấp nhận xây dựng một hàng rào biên giới với Mexico bằng thép thay vì bức tường bê tông như ông đề xuất trong khi vận động tranh cử trước đây. Điều này giúp Tổng thống có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một thoả thuận ngân sách trong năm 2019 vốn bị đình trệ do bất đồng với Đảng Dân chủ (đang giành quyền kiểm soát Hạ viện) về ngân sách dành cho bức tường biên giới. Chính phủ Mỹ đang yêu cầu khoản ngân sách 5.7 tỷ USD nhằm để xây dựng 234 dặm của bức tường biên giới trước đó với Mexico và nay kinh phí để xây dựng hàng rào thép này có thể giảm chỉ vào khoảng chưa tới 2 tỷ USD. Viện sắt thép Hoa Kỳ ước tính để xây dựng hàng rào thép này sẽ cần đến 3 triệu ston thép (ston đơn vị đo trọng lượng tương đương 14 pound trong hệ thống đo lường của Anh, 1 ston tương đương 6,35029 kg). Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế mọi chuyện sẽ không đơn giản như vậy. Trước hết giá thép xây dựng tại thị trường Mỹ đã tăng khoảng 25% tương đương với mức thuế nhập khẩu mà Tổng thống Trump đã áp dụng từ hồi tháng 3 lên các sản phẩm thép nhập khẩu. Để hoàn thành toàn bộ bức tường biên giới ngăn cách nước Mỹ với các mối nguy hiểm bên ngoài sẽ cần một bức tường dài đến 2.000 dặm với kinh phí ước tính lên đến 70 tỷ USD xuất phát từ việc giá thép xây dựng đang ở mức khá cao hiện nay.

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGÀNH THÉP VIỆT NAM NĂM 2018 Nguồn: Vietdata

Sức ép cạnh tranh trong nước gia tăng mạnh do nguồn thép VIỆT NAM nhập khẩu từ nước ngoài Giá giảm, nhu cầu thấp cộng thêm hàng nhập khẩu gia tăng khiến các doanh nghiệp thép trong nước luôn trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Theo ước tính, hiện tổng năng lực sản xuất của ngành thép trong nước vào khoảng 30 triệu tấn/năm, đứng đầu các nước Đông Nam Á nhưng các doanh nghiệp chỉ hoạt động dưới năng lực này. Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), các doanh nghiệp trong nước mới chỉ sản xuất đạt trung bình 63% công suất, thấp hơn so với mức huy động công suất bình quân của thế giới là khoảng 76,9% (theo thống kê của Hiệp hội thép Thế giới tính đến tháng 4.2018). Hiệp hội thép Việt Nam cũng khẳng định, cho đến nay, chỉ duy nhất mặt hàng thép cuộn cán nóng được nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm dẹt là trong nước chưa có. Còn hầu hết các sản phẩm thép khác cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Thậm chí các doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để mở rộng tiêu thụ nhằm giảm bớt áp lực cạnh tranh cho thị trường nội địa. Vì vậy, VSA kiến nghị Chính phủ chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm thép hợp kim chất lượng cao để phục vụ sản xuất cơ khí chế tạo, đóng tàu, ô tô mà trong nước chưa sản xuất được. Bên cạnh sự cạnh tranh trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp bắt buộc phải tìm đường xuất khẩu để gia tăng lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, hàng rào tự vệ ở nhiều quốc gia áp dụng cho sản phẩm thép ngày càng tăng. Điều này khiến cho sản phẩm thép của Việt Nam cũng không dễ dàng tìm đường xuất ngoại. Ngược lại, lượng thép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thời gian qua liên tục gia tăng dù chúng ta đã áp dụng hàng rào thương mại với thép không gỉ cán nguội, thép mạ, thép hình chữ H, phôi thép và thép dài... Ví dụ với thép không gỉ cán nguội, việc áp dụng thuế chống bán phá giá đã được đưa ra từ tháng 10/2014 đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia.

Sức ép cạnh tranh trong nước gia tăng mạnh do nguồn thép VIỆT NAM nhập khẩu từ nước ngoài Sau hai lần rà soát, mức thuế này đã được gia tăng và kéo dài đến tháng 10/2019, theo đó, mức thuế được áp dụng cho từng nước từ 9,55-37,29%. Hoặc thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam từ đầu năm 2017. Sản phẩm này sẽ chịu thuế nhập khẩu bổ sung với mức thuế từ 21,18-36,33%... Dù vậy lượng thép không gỉ cán nguội hay thép hình chữ H nhập khẩu vẫn liên tục gia tăng. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy từ tháng 1-11/2018, cả nước đã nhập khẩu sắt thép các loại với tổng giá trị hơn 12,4 tỷ USD. Trong đó riêng sản phẩm từ sắt thép tăng mạnh 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng lượng sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá hơn 5,57 tỷ USD, chiếm 45% kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại. Nếu cộng cả trị giá nhập khẩu phế liệu sắt thép thời gian qua là 1,77 tỷ USD thì cả nước đã chi tổng cộng hơn 14,17 tỷ USD nhập khẩu các loại sản phẩm từ sắt thép. Những năm gần đây, ngành thép Trung Quốc đối diện với vấn đề thừa cung cũng như chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận giảm do giá lao động, các quy định về môi trường và thuế chống bán phá giá. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định giảm sản lượng thép xuống 100 triệu tấn/năm vào năm 2020 và tích cực hỗ trợ di dời các nhà máy sản xuất thép ra nước ngoài.

KHỐI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TẦNG 2, TÒA NHÀ 2/20 CAO THẮNG, QUẬN 3, TP HCM Ngân hàng Á Châu không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả/tổn thất kinh doanh nào phát sinh từ việc tham khảo hay sử dụng thông tin từ Bản tin này.