Buổi Chiều Ở Québec Nguyên Nhung Chuyến xe khởi hành từ Montréal lúc ban trưa, bầu trời âm u như tin dự báo thời tiết cho biết suốt tuần là những cơn

Tài liệu tương tự
Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Khóm lan Hạc đính

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

No tile

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Tả cánh đồng quê em văn 5

36

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

THƠ Hoàng Ngọc Ẩn Thơ Mục 1- Bên Đời Hui Quạnh 2- Bên Trời Phiêu Lãng 3- Buồn Xưa 4- Cho Một Thành Phố Mất Tên 5- Mười Năm Chưa Lần Gặp 6- Rừng Lá Tha

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cúc cu

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

No tile

Trăng Trong Truyện Kiều Lưu Khôn Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là khoa học không gian, trăng không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Tuy nh

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

Tả khu vườn nhà em

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Phần 1

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Lời Dẫn

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Tả cây hoa lan

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Phần 1

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Document

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Microsoft Word - NguyenDucQuang_SanJose_Unicode.doc

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

No tile

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

CHƯƠNG I

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Document

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

Tả mẹ đang nấu ăn

Microsoft Word - suongdem05.doc

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Cảm nghĩ về mái trường

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phần 1

Phong thủy thực dụng

Document

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt – Văn mẫu lớp 9

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

mộng ngọc 2

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Cúc cu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

No tile

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong


Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Bản ghi:

Buổi Chiều Ở Québec Nguyên Nhung Chuyến xe khởi hành từ Montréal lúc ban trưa, bầu trời âm u như tin dự báo thời tiết cho biết suốt tuần là những cơn mưa dai dẳng. Mùa hè ở đây ngắn ngủi, khí hậu giống như mùa Xuân ở phương Nam, chỉ có ba tháng cho cây và hoa nằm ngủ trong tuyết bừng thức dậy, chờ con nắng mới là nẩy mầm vươn lên hối hả như sợ không có cơ hội để khoe sắc. Cây xanh lá biếc, hoa khoe sắc rực rỡ như tuổi đẹp nhất cuả người đàn bà, đẹp một cách khác thường để mùa Xuân ấm áp chuyển tiếp qua một mùa hè nồng nàn hương sắc. Mưa và mặt trời như chơi trò cút bắt với nhau, khi xe dần ra khỏi thành phố Mộng Lệ An (Montréal) trực chỉ hướng Québec. Từ Montréal đến Québec City khoảng 150 miles, đây là thủ phủ của tỉnh Québec, dân số độ chừng trên 400.000. Hai bên đường bằng phẳng như hầu hết những con đường ở Gia Nã Đại, đồng cỏ và đồng cỏ, chen lẫn những ruộng bắp hay lúa mạch xanh rờn, làng mạc là những mái nhà thưa thớt xen lẫn với rừng phong, đôi khi có một căn nhà chênh vênh nằm trên đồi trên rừng thông, thoai thoải một con đường xuôi xuống những cánh rừng thưa mênh mông. Bây giờ là mùa hè nên rừng cây xanh biếc, khách phương xa có thể tưởng tượng ra một khung cảnh mùa Đông kéo dài cả nửa năm trên xứ sở này, rừng cây và cánh đồng sẽ có lúc chỉ là một giải trắng xoá mênh mông đến vô tận. 1

Chiếc xe Van 7 chỗ ngồi thật rộng và thoải mái cho 6 người đi, vang rân tiếng cười và chuyện trò không dứt nên quên đi con đường dài với một bầu trời mây khá ảm đạm khi nắng khi mưa. Qua bao nhiêu thị tứ nhỏ và làng mạc nằm rải rác ven đường, thỉnh thoảng phong cảnh lại điểm vào những mái nhà ngói đỏ, chen lẫn với rừng phong, dải núi thấp mờ xa ẩn hiện trong mưa mù mịt. Đấy là những cơn mưa bất chợt trên quãng đường dài, rồi có lúc mặt trời lại hé ra làm sáng hẳn một góc trời phía trước. Qua một nhịp cầu mà dưới kia là nhánh nhỏ của dòng sông Lawrence chảy về đây, nước cạn đổ qua ghềnh đá sủi bọt trắng như thác nước. Cuối cùng thì cũng sắp vào thành phố Québec, mưa nặng hột khiến phố xá ướt sũng trong mưa. Khách phương xa có cảm tưởng vừa ở quê ra tỉnh chơi, xe sắp vào bến đậu mà phố xá lại buồn thiu buồn chảy, đường phố ướt át khiến lòng thôi háo hức. Khi xe lăn bánh vào lòng thành phố Québec bằng con đường 175 để đi vào khu Québec cổ, hai bên đường ẩn hiện phố xá sau hàng cây ven đường rũ rượi trong mưa, lúc ấy mới cảm nhận được cái buồn trầm lắng ẩn giấu trong hồn xưa Québec. Mưa vẫn rơi, cơn mưa thưa khiến trời tối hẳn lại, lờ mờ là những quán cà phê giăng giăng ánh đèn mờ, lẫn vào những bóng cây thấp ướt sũng trong mưa, vài giỏ hoa treo lủng lẳng bên hiên nhà làm tăng thêm nét lãng mạn cho chiều mưa Québec. Càng đi vào khu phố cổ, càng thấy nhiều nhà thờ, chắc không nơi nào nhiều nhà thờ và lâu đài cổ kính như ở Québec. Những tháp chuông vút cao vươn lên bầu trời xám nhạt, những mái nhà thấp xen lẫn với cây xanh, chen lẫn nhau tạo thành một bức hoạ cổ xưa, mà người xem còn hình dung ra tiếng vó ngựa lộp cộp trên những nẻo đường muôn năm cũ. Nếu cho rằng Québec cổ là một Paris thu nhỏ cũng vẫn được, nào khách bộ hành, nào quán cà phê, nào những lẵng hoa dưới mái hiên phố nhỏ gợi nhớ một Paris có một nền văn hoá cổ điển rất lãng mạn. Tuy là một ngày mưa nhưng du khách đổ về đây khá đông dù không phải là cuối tuần, bởi vì mùa hè năm nay là kỷ niệm thành phố cổ này được 400 tuổi, kể từ khi nhà thám hiểm Samuel de Champlain khám phá ra Québec ngày 13 tháng 7 năm 1608. Với nhân số ít ỏi đầu tiên đặt chân đến đây chỉ có 72 người, ông đã được xem là vị Thống Đốc đầu tiên của Canada. Xe tiến thẳng vào đại lộ René Lévesque, gặp đường Honoré Mercier là đã nhìn thấy toà nhà Quốc Hội Québéc, mưa tự nhiên ngớt hột và đã thấy từng đoàn du khách lũ lượt ra vào thăm viếng. Đi tìm một chỗ đậu xe cũng khá vất vả, loanh quanh một lúc thì thấy một con đường khá dốc mang tên D Autevil, phía sau con đường là công viên De L'Esplanade, lui vào phía trong dưới bóng cây là chân dung những bức tượng đồng đen. Xe tìm được chỗ đậu, một người nhanh nhẩu chạy lại bức tượng đồng trước mặt rồi reo lên: 2

Trời ơi! Cụ Nguyễn Trãi..." Mọi người ùa tới ngạc nhiên: Hả? Cái gì? Cụ Nguyễn Trãi quê mình sao lại nằm ở cái thành phố toàn dân nói tiếng Tây không vậy? Nhưng đó là sự thật, người Mộng Lệ An gần gũi vậy mà cũng chưa biết nơi bức tượng chân dung cụ Nguyễn Trãi quê mình sừng sững đứng ở thành phố Québec cổ. Mọi người lục tục lôi máy chụp ảnh, ai cũng tươi như hoa khi bất chợt gặp được danh nhân quê nhà, giờ này đã được UNESCO công nhận Cụ là một trong những danh nhân văn hoá trên thế giới. Chắc Nguyễn Trãi cũng không nghĩ ra có ngày cụ lưu lạc nơi đây, như bao người Việt lưu vong cũng không nghĩ nổi sự có mặt của mình trên miền đất xa xôi này. Dưới chân bức tượng ghi tiểu sử của Cụ, cùng năm sinh năm mất rõ ràng (1380-1442). Hãnh diện biết mấy, còn nguyên nhân nào mà cụ Nguyễn Trãi được đánh giá là một nhà Văn Hoá nổi tiếng ở thành phố Québec cổ thì phải hỏi người địa phương mới rõ. Sau thì cũng được biết bức chân dung của Cụ do nhà điêu khắc Trương Chánh Trung thực hiện, và cộng đồng người Việt ở Québec đã hiến tặng cho thành phố. Nói đến Nguyễn Trãi mà không nhắc đến tiểu sử của ông quả là điều thiếu sót, khi ông được chọn là một nhà văn hoá nổi tiếng cuả Việt Nam. Bài thơ nổi tiếng xem như một bài hịch mang tên Bình Ngô Đại Cáo đã nói lên tư tưởng bất khuất của người Việt Nam yêu nước, trước sự xâm lăng của kẻ thù phương Bắc. Chịu nhiều oan trái trong đời sống, mặc dù là một công thần nhưng Nguyễn Trãi vướng hàm oan, mãi sau này mới được xét lại thì dòng họ cả ba đời phải tru di tam tộc. Sau khi chiến tranh kết thúc, Nguyễn Trãi lui về ẩn dật ở Côn Sơn, sống cuộc đời giản dị cuả một kẻ sĩ có tiết tháo, người dân Việt Nam không mấy ai không biết những câu chuyện huyền thoại quanh cuộc đời của ông, bài thơ về Thị Lộ trở thành một huyền thoại văn học bí ẩn và nhiều oan khiên trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi không chỉ là con người tuyệt vời trong lịch sử Việt Nam, ông còn là một anh hùng, một nhà thơ tầm cỡ, một nhà tư tưởng có trái tim Việt Nam rất lớn sống hết tình cho quê hương và dân tộc. Vua Lê Thánh Tông đã vinh danh ông là Ức Trai Tâm Thượng Quang Khuê Tảo (1), cho đến bây giờ giữa lòng thành phố Québec cổ xưa, ông lại được nhắc đến: "His heart is bright as mirror, his mind is bright as moon, and his careers as bright for good! 3

Giã từ cụ Nguyễn Trãi quê mình để lang thang bát phố cổ Québec trong một buổi xế chiều dưới cơn mưa phùn chợt đến chợt đi. Tìm một quán ăn mang tên Việt Nam cũng không khó bao nhiêu, hoá ra nơi nào có người Việt đều mang được cái văn hoá ẩm thực cuả quê nhà đến với người địa phương, bao giờ cũng là món phở và cơm. Nhìn ở ngoài quán có vẻ hẹp, nhưng vào trong mới thấy cái ấm cúng qua cách bài trí rất Việt Nam của chủ nhân. Đèn lồng tròn như ánh trăng rằm, phác họa những cành trúc mềm lả ngọn là đã thấy được nỗi niềm của người xa quê luôn nhớ về quê cha đất tổ. Lại còn được thưởng thức nhạc Việt Nam nữa trời ạ, khiến cái buồn của một chiều nơi đất khách như thêm khắc khoải vì cái tình của quê xa phảng phất trong hồn. Cách phục vụ quán ăn Việt Nam ở đây cũng khác, đầu đuôi thật chu đáo để vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi... Trời lại mưa, nhỏ hạt nhưng vẫn phải che một cây dù xinh xinh, cuốc bộ dọc theo hè phố mà tưởng như một Paris lãng mạn tình tứ đi theo từng bước chân của du khách. Một thanh niên ngồi đọc sách trên bậc tam cấp của quán cà phê mang tên Paris, vài cô bé tuổi ô mai vai mang ba lô ríu rít trò chuyện, những cụm hoa nhỏ trên vỉa hè, giỏ hoa treo lủng lẳng trên cao, ở đó những khung kính cửa sổ cũng đầy hoa như đang mời gọi người phương xa ghé lại. Thời gian không còn nhiều để khách mòn chân trên những con đường nhỏ, từ Grande Alleé đi thẳng sẽ gặp con đường Saint Louis, đây là con đường chính đưa đến lâu đài nguy nga đồ sộ Frontenac thuở xưa, bây giờ là một khách sạn lớn nhất biểu tượng cho phố cổ Québec, như tháp Eiffel biểu tượng của Paris. Lâu đài này đã được xây dựng từ non một thế kỷ bởi công ty Canadian Pacific Railway. Khách sạn được khởi công từ năm 1892, do kiến trúc sư người Mỹ tên là Bruce Price (1843-1903) thực hiện, dựa theo lối kiến trúc các lâu đài của Pháp thời kỳ Phục Hưng (Renaissance). Từ đây đi thẳng ra một chiếc cầu dài và rộng như một con đường, dẫn ra phía sông Lawrence xuôi chảy từ Mộng Lệ An đến đây. Người Việt mình đến đâu bèn thi vị hoá cho dòng sông mang tên quê nhà đến đó, nó được biến thành Lô Giang. Đứng từ trên cầu phóng tầm mắt ra phía xa, lại thấy hiện ra một Québec mới mẻ, tươi mát như cô thiếu nữ đang tuổi vào xuân, hai thái cực khác nhau tiêu biểu cho Québec dịu dàng cổ xưa ở phía trong, mặn mà duyên dáng mới mẻ ở phía ngoài. Dường như cách một nhịp cầu nữa là nối liền Québec cổ với một hòn đảo mang tên Orléans, nơi sản xuất rau cỏ tươi xanh quanh năm cho Québec. Riêng khi muà Đông tới, những nhà kính trồng rau xanh vẫn cung cấp cho Québec chất tươi của rau cỏ đầy đủ như những miền khác, mặc cho khí hậu khắc nghiệt của mùa Đông xứ hàn đới rớt xuống nhiều độ dưới không độ. 4

Mackenzie King, Franklin D. Roosevelt và Winston Churchill tại Hội Nghị Québec lần thứ nhất Québec còn nổi tiếng với một biến chuyển lịch sử khá quan trọng, đó là tháng 8 năm 1943, Hội nghị Québec đã diễn ra một cuộc gặp gỡ lịch sử, giữa các lãnh tụ các cường quốc như Tổng Thống Roosevelt của Mỹ, Thủ Tướng Churchill của Anh, và Thủ Tướng Mackenzie King của Canada để bàn về tình hình Âu Châu trong Thế Chiến Thứ Hai. Lang thang trên đường đi, khách càng khám phá thêm những lý thú của thành phố này, chẳng hạn khi bắt gặp rất nhiều những tu sĩ từ Paris đang lang thang ngoạn cảnh, họ đến đây để dự Đại Hội Thánh Thể Thế Giới. Thường những người hành hương mộ đạo này đi chung từng đoàn, họ đang ngắm nhìn một pho tượng nửa mặt người có cánh chim, mang tên ENVOL được dựng lên để vinh danh các tu sĩ, những người đầu tiên đã khai phá và mang lại nền văn hoá lâu đời đến thành phố Québec cổ xưa... Homme Rivière Phía bên kia đường có một bức tượng rất nghệ thuật, mang tên là HOMME RIVIÈRE giống như hình ảnh một người đang dùng chiếc sào dài để đẩy những khúc gỗ trên dòng sông. Thì 5

đúng là như thế, người dân Québec vẫn không bao giờ quên những con người đã khai phá ra thành phố mà họ đang sống, bức tượng toát ra một sắc thái riêng biệt để nói lên công việc tưởng rất là tầm thường, nhưng nếu không có họ khai phá sông ngòi và các công việc liên quan đến dòng sông, chắc giờ này Québec đã không phải là Québec. Thế rồi sau cơn mưa trời lại sáng, một chút nắng ửng hồng nơi cuối phố cho khách nhàn du ngồi nhâm nhi ly cà phê ngắm kẻ qua người lại, người nhạc sĩ nâng cây kèn thổi một hơi dài vào không gian êm ả của buổi chiều Québec đã nhạt nắng. Dẫn bước vào những con hẻm nhỏ vắng người là thế giới của hội hoạ. Người hoạ sĩ để hồn vào khung giấy phác họa những khuôn mặt du khách đang ngây say nhìn nắng quái chiều hôm. Bức chân dung chỉ là biểu tượng kỷ niệm của một lần ghé đến, chẳng biết giống được bao nhiêu phần trăm, nhưng ít ra cũng có chút kỷ niệm đem về, mai sau xem lại cũng nhớ ra được cái không khí dễ thương của một chiều ở Québec. Hàng cây lao xao đưa chiều về trên những vòm cong các ngôi nhà thờ cổ, sau cơn mưa vẫn giữ nguyên một nỗi buồn lặng lẽ. Hình như có tiếng chuông chiều ngân lan xa xa, khiến những con bồ câu giật mình vỗ cánh. Đó là nét đẹp sâu lắng của một thành phố cổ, khiến lòng du khách chùng xuống vì lẫn trong hồi chuông lại nghe như có tiếng kinh cầu. Người bộ hành vẫn lững thững đi trong buổi chiều nhạt nắng, nghe nói khi sang thu tất cả những hàng cây chuyển qua màu vàng anh, đỏ thắm và nâu tím, những vòm cong và tượng Thánh ở nóc giáo đường càng xậm lại, không hiểu thành phố 400 tuổi còn buồn biết chừng nào... Mọi người trở lại chỗ đậu xe, bức tượng chân dung Nguyễn Trãi hình như cũng nhập nhòa vào vòm cây xanh um phía sau, chòm râu phất phơ trên khuôn mặt bức tượng nghiêng nghiêng cái mũ cánh chuồn dường như lay động. Những giọt mưa còn đọng lại trên khuôn mặt bức chân dung đồng đen, nhìn như giọt lệ lăn dài trên gò má. Trước giờ chia biệt sao bỗng dưng buồn quá, đôi mắt kia như muốn nhắn gửi nỗi niềm của người xưa: Ta thuở ấy cũng một thời lưu lạc Nên thấu hiểu những mảnh đời trôi giạt Đôi mắt ướt rưng rưng chiều nắng nhạt Nhìn hàng cây dăm chiếc lá rơi rơi Xuân, hạ, thu, đông đất khách quê người Bởi vì đâu và vì sao nên nỗi... Cỗ xe ngựa gõ lóc cóc những nhịp buồn trên lòng đường vắng, bầu trời là những mảng mây tím như màu chiếc khăn phu la cũng mênh mang một màu tím. Trước khi lên xe, mọi người tự nhiên giơ tay chào tạm biệt, không hiểu bức tượng ở lại một mình có buồn không, nhưng 6

sao người đến rồi đi buồn chi lạ! Bức Tượng Tiền Nhân Trên Xứ Xa Từng bước chân đưa người xa xứ Lang thang Québec một chiều mưa Ô hay! Trước mặt là bức tượng Chân dung Nguyễn Trãi, thật hay đùa? Xứ lạ phương xa đủ bốn mùa Xuân hồng, nắng Hạ tháng ngày đưa Thu sang, Đông tới trời băng giá Bức tượng dãi dầu với nắng mưa Tàng cây sũng nước trời thổi gió Người đến nơi đây tự thuở nào? Phải chăng đồng cảnh đời lưu lạc Mà mắt rưng buồn như ướt mưa Hồn Việt nhớ Bình Ngô Đại Cáo Những lời tâm huyết của tiền nhân Nhớ lấy Chí Nhân Thay Cường Bạo Đừng quên Đại Nghĩa Thắng Hung Tàn Tượng đứng buồn hiu nhớ núi sông Hận kẻ xâm lăng vốn ác lòng Trách lũ quan hèn làm dân khổ Thẹn với tiền nhân giống Lạc Hồng Hỏi người dân Việt ở muôn phương Có biết buồn không nếu nước non Một ngày đầy bóng thù phương Bắc Lan tràn trên khắp nẻo quê hương? Bóng ngả chiều đi người ở lại Dòng đời gặp gỡ lại chia phôi Bức tượng tiền nhân trên xứ lạ Nặng tình non nước mãi khôn nguôi. Nguyên Nhung (Kỷ niệm lần đến thăm Québec) (Đặc San Lâm Viên) 7

Chú thích: (1) Ức Trai Tâm Thượng Quang Khuê Tảo: tấm lòng của Ức Trai sáng như sao Khuê. Trong văn hóa Đông Á và Việt Nam, sao Khuê là biểu tượng của văn chương, học thuật. Khuê Văn Các được xây dựng tại Quốc Tử Giám, trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, mang biểu tượng này. Những bậc văn học lỗi lạc trong lịch sử được ví là sáng như sao Khuê; một trong số đó là Nguyễn Trãi, đã được Lê Thánh Tông cho tạc bia: Ức Trai Tâm Thượng Quang Khuê Tảo. (Chú thích của Đặc San Lâm Viên) Nguồn: http://www.dslamvien.com/2018/08/buoi-chieu-o-quebec.html www.vietnamvanhien.org 8