Ban Quan hệ Quốc tế - VCCI HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Người liên hệ: Vũ Anh Đức Tel:

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - HD Thuong mai Hang hoa trong khuon kho HD khung ve HTKT toan dien ASEAN-Trung Quoc.doc

SỞ GD&ĐT LONG AN

Tình hình an ninh khu vực Biển Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI - Kỳ 2: Một số cơ chế hợp tác và dự báo tình hình sắp tới

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

TRƯỜNG: THCS HIỆP PHƯỚC HỌ TÊN: GV: LÊ HỒ LỆ HẰNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I- MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 - NĂM HỌC Câu 1. Công cuộc khôi phục

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) SO

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

BÁO CÁO

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Báo cáo việt nam

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI – Tóm lược EVFTA

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

EP Resolution on PCA - VN

Layout 1

BẮC THUỘC LẦN THỨ 5... Mai Thanh Truyết Ngày Quốc Hận 2013 Kể từ khi tiến chiếm miền Nam của cs Bắc Việt ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ rõ

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

PowerPoint Template

PowerPoint Presentation

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

2

1

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

BÁO CÁO Mã hoạt động: ICB 46 SỔ TAY QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC FTA VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN Phiên bản: cuối cùng Tháng 11/2017 Tác giả: Brian Staples Lê

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Layout 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

BAN TIN Ver 2

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word _TranNgocVuong

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU (VEAEUFTA)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÁO CÁO QUAN HỆ LAO ĐỘNG 2017 Hà Nội - năm 2018

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Luan an ghi dia.doc

1

THÁNG 1/2008 GIỚI THIỆU CƠ HỘI ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT LẦN ĐẦU Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG & XÂY DỰNG QUẢNG NINH T

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

BÁO CÁO KINH TẾ VÀ TTCK QUÝ II 2015

MUÏC LUÏC

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Tiểu luận: Quản trị chiến lược Công ty du lịch Vietravel I. Tổng quan ngành du lịch Việt Nam: 1.Tiềm năn

Tên sách: Red Brotherhood at war - Chân lý thuộc về ai

I

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là kẻ lợi dụng tồi tệ nhất? Nguyễn Quang Duy Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

DRAFT/FOR DISCUSSION

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 2018 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Hà Nội, tháng 04 nă

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV Báo cáo thường niên 2015 MỘT THẬP KỶ VỮNG BƯỚC VƯƠN XA (28/12/ /12/2015) Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nư

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ Bộ Tư pháp I. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA CÔNG ƯỚC 1. Quá trình soạn thảo Công ướ

PHẦN VIII

Microsoft Word - Ēiễm báo

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Luan an dong quyen.doc

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

TÀI LIỆU THAM KHẢO NGUYÊN TẮC THU MUA CỦA MICHELIN

Chiến Lược 2030: Hướng tới một Châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững (ADB Strategy 2030: Achieving a Prosperous, Incl

Layout 1

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Số 310 (6.928) Thứ Hai, ngày 6/11/ KỶ NIỆM 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (7/1

BÀI THI NGHE Thời gian: 60 phút Số câu hỏi: 55 Hướng dẫn: Trong phần kiểm tra đánh giá năng lực Nghe, bạn sẽ thể hiện khả năng nghe và hiểu về nội dun

M ục tiêu nhiệm vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực, với mục tiêu chủ yếu là góp ph

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÊ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Môn: LỊCH SỬ Thơ i gian la m ba i: 50 phút, không kể thơ i gian phát đề Câu

Bản ghi:

- VCCI HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Người liên hệ: Vũ Anh Đức Tel: 04.35771380 Email: ducva@vcci.com.vn 11.2016

MỤC LỤC I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)... 1 1. Sơ bộ quá trình hình thành và phát triển:... 2 2. Một số mốc phát triển quan trọng:... 2 II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN... 4 1. Cơ cấu tổ chức:... 4 2. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN... 6 III. CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)... 7 1. Sứ mệnh của AEC... 7 2. Đóng góp của Việt Nam trong việc hiện thực AEC... 8 3. Các cơ hội và thách thức... 9 IV. THAM GIA CỦA VCCI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN... 11 V. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH... 11

Hồ sơ thị trường ASEAN HỒ SƠ THỊ TRƯỜNG HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Da-ru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á. Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội. ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu người; GDP khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), Trang 1

gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa... Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhânh chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển. Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không đồng đều. Mi-an-ma hiện là nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất trong ASEAN, chỉ vào khoảng hơn 200 đôla Mỹ. In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ vào khoảng trên 600 đôla Mỹ. Trong khi đó, Xin-ga-po và Bru-nây Đa-ru-xa-lam là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích (Xin-ga-po ) và về dân số (Bru-nây Đa-ru-xa-lam) lại có thu nhập theo đầu người cao nhất trong ASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la Mỹ/năm. Ở các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá. Nhờ chính sách kinh tế hướng ngoại, nền ngoại thương ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gần năm lần trong 20 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu những năm 1990 (nay là 750 tỷ đôla Mỹ). ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư của thế giới. Nếu năm 2005, tổng số vốn đầu tư mà ASEAN thu hút được tăng 16,9% so với năm 2004, thì năm 2006, tổng số vốn đầu tư đã tăng 27,5%. 1. Sơ bộ quá trình hình thành và phát triển: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành viên tương lai của ASEAN. Trước ASEAN, ở Đông Nam á đã có một vài tổ chức khu vực ra đời và tồn tại được một thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình thành. Đó là Hiệp hội Đông Nam á ( The Association of Southeast Asia- ASA) được thành lập ngày 31/7/1961 gồm Thái Lan, Phi-lippin và Liên bang Ma-lay-a và tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm Mã Lai, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a. Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hướng trên vẫn được xúc tiến và ngày 8/8/1967 Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Phó Thủ tướng Malai-xi-a ký tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN). 2. Một số mốc phát triển quan trọng: - Tuyên bố Băng-cốc: Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á với mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá; tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cũng như thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực. ASEAN không có Hiến chương riêng, trong 9 năm đầu ASEAN không có một Ban thư ký để phối hợp hoạt động của mình. - Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ: Trang 2

Tháng 11/1971, các nước ASEAN đã đưa ra văn bản quan trọng đầu tiên là Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ về thiết lập Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập ở Đông Nam á (ZOPFAN). Tuyên bố này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, tự do, và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I năm 1976 tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) từ 23-24/2/1976. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ II năm 1977: Từ ngày 4-5/8/1977. - Kết nạp Bru-nây Đa-ru-xa-lam: Ngày 1/1/1984, Bru-nây nộp đơn xin gia nhập ASEAN và ngày 7/1/1984, Bru-nây được chính thức kết nạp vào ASEAN với nghi lễ trọng thể tại Giacác-ta và trở thành thành viên thứ sáu của Hiệp hội ASEAN. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ III năm 1987: 14-15/12/1987, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập ASEAN. Tại Hội nghị này, các vị đứng đầu Chính phủ các nước ASEAN đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV năm 1992: được tiến hành ở Xin-ga-po từ 27-28/1/1992. Tại Hội nghị này, ASEAN đã thông qua những văn kiện và quyết định quan trọng. - Việt Nam và Lào ký tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Ba-li) tháng 7/1992 tại AMM25 ở Ma-ni-la, đã diễn ra Lễ ký để Việt Nam và Lào chính thức tham gia Hiệp ước. Ngay sau lễ ký, ASEAN đã tuyên bố Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của tổ chức ASEAN. - Việt Nam trở thành thành viên ASEAN tháng 7/1995: Ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN đã diễn ra tại Bru-nây, trong dịp họp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ V năm 1995 đã diễn ra tại Băng-cốc tháng 12/1995. - Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN tháng 7/1997 - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội 16-17/12/1998: Hội nghị còn quyết định kết nạp Căm-pu-chia làm thành viên thứ 10 của ASEAN và giao cho các Ngoại trưởng ASEAN tiến hành lễ kết nạp đặc biệt tại Hà Nội. - Lễ kết nạp Căm-pu-chia : Căm-pu-chia chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30/4/1999. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VII tại Bru-nây Đa-ru-xa-lam 5-6/11/2001 - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VIII tại Phnôm-pênh, Cam-pu-chia, 4-5/11/2002 - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IX tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a, 7-8/10/2003 - Hội nghị Cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nhật Bản, Tô-ky-ô, 11-12/12/2003 - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ X và các Cấp cao liên quan tại Viên-chăn, Lào, 28 30/11/2004: Thủ tướng nước ta Phan Văn Khải đã tham dự các Hội nghị này. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ XI và các Cấp cao liên quan tại Kua-la Lăm-pơ, Ma-laixi-a, 11 14/12/2005: Thủ tướng nước ta Phan Văn Khải đã tham dự các Hội nghị này. Trang 3

- Hội nghị Cấp cao lần thứ 12 và các Cấp cao liên quan tại Xê-bu, Phi-lip-pin, 12-15/1/2007: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự các Hội nghị này. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 13 và các Cấp cao liên quan tại Xinh-ga-po, 19-22/11/2007: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự các Hội nghị này. Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương với vai trò Chủ tịch ASEAN BAC Việt Nam đã dẫn đoàn doanh nghiệp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS). - Hội nghị Cấp cao lần thứ 14 và 15 được tổ chức lần lượt vào tháng 2 và tháng 10 năm 2009 tại Thái Lan. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự các hội nghị trên. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 được tổ chức vào tháng 8-9/4/2010 tại Đà Nẵng, Việt Nam. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17 được tổ chức từ ngày 28 31 tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội, Việt Nam với Chủ đề Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ Tầm nhìn đến Hành động. Liền kề với Hội nghị Cấp cao, VCCI phối hợp với các bộ ngành, tổ chức quốc tế liên quan để tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Thương mại và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2010 từ ngày 26 28/10/2010 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Hội nghị ASEAN BIS đã thu hút được hơn 800 đại biểu tham dự. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 18-19 được tổ chức tại Indonesia. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 20-21 được tổ chức tại Campuchia. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 22-23 được tổ chức tại Brunei. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24-25 được tổ chức tại Myanmar. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26-27 được tổ chức tại Malaysia. - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 sẽ được tổ chức tại Lào. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN 1. Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay như sau: 1. Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó. Cho đến nay đã có 27 cuộc Hội nghi Cấp cao ASEAN. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 sẽ được tổ chức tại Lào vào thời gian tới. 2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM) Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trang 4

3. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM) AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) được thành lập theo quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Xin-ga-po để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chương trình ưu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. 4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM. 5. Các hội nghị bộ trưởng khác Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác như y tế, môi trường, lao đọng, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực này. 6. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM) JMM được tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. 7. Tổng thư ký ASEAN Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. 8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC) ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM. 9. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM) SOM được chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM. 10. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM) SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị Cấp cao Ma-ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN. SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM. Trang 5

11. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trường, ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trưởng liên quan. 12. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM) Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM. 13. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, ấn Độ. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực Pa-kix-tan. Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating Country) chủ trì và báo cáo cho ASC. 14. Ban thư ký ASEAN quốc gia Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách 15. Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 11 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (CHLB Đức), Bru-xen (Bỉ), Can-be-ra (Ô-xtrây-li-a), Ge-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Luân-đôn (Anh), Ôt-ta-oa (Ca-na-da), Pa-ri (Pháp), Xơ-un (Hàn quốc), Oa-sinh-tơn (Mỹ) và Oen-ling-tơn (Niu-di-lơn). Chủ tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC. 16. Ban thư ký ASEAN Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN. 2. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN 2.1. Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài: Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là: Trang 6

a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài; c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; e/ Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả; 2.2. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: a/ Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN. b/ Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh. c/ Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN, trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xin-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nưóc còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. 2.3. Các nguyên tắc khác: Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội. III. CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) 1. Sứ mệnh của AEC Sứ mệnh của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) nhằm tạo dựng: Một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất; Một khu vực có sức cạnh tranh; Phát triển đồng đều; Hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Thị trường ấy sẽ phát huy lợi thế chung của khu vực ASEAN để từng bước Trang 7

xây dựng một khu vực năng động, có tính cạnh tranh cao trên thế giới, đem lại sự thịnh vượng chung cho nhân dân và các quốc gia ASEAN. Ðể đưa ASEAN trở thành một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, AEC tập trung vào các biện pháp tạo thuận lợi hóa và tự do lưu chuyển thương mại, đầu tư, dịch vụ, lao động tay nghề cao, và sự di chuyển tự do hơn của các dòng vốn. Tuy vậy, AEC không có kế hoạch xây dựng một liên minh tiền tệ sử dụng đồng tiền chung như Liên minh châu Âu (EU). Hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề sẽ được tự do lưu chuyển trong ASEAN mà không chịu bất cứ hàng rào hay sự phân biệt đối xử nào. Tác động tích cực của AEC sẽ là hệ quả của sự vận động khách quan của các chủ thể và yếu tố sản xuất trong nền kinh tế khu vực. Người tiêu dùng ASEAN sẽ có nhiều lựa chọn về hàng hóa và dịch vụ với giá cả thấp và chất lượng cao hơn. Thương mại nội khối có cơ hội phát triển. 2. Đóng góp của Việt Nam trong việc hiện thực AEC Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN ngày 28/7/1995 tại Bru-nây; và lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 và các Hội nghị liên quan (Bru-nây, 2-3/8/1995) với tư cách thành viên đầy đủ. Trước đó, tháng 7/1992, Việt Nam đã chính thức tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (Hiệp ước Ba-li) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Từ năm 1993, Việt Nam đã tham gia các chương trình và dự án hợp tác ASEAN trên 5 lĩnh vực: khoa học-công nghệ, môi trường, y tế, văn hoá-thông tin, phát triển xã hội. Việt Nam cũng tham gia Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những nước sáng lập Diễn đàn này. Trong 13 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của Hiệp hội, góp phần quan trọng vào việc triển khai thực hiện đư ờng lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước; củng cố xu thế hoà bình, ổn định và hợp tác ở khu vực có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Những đóng góp cụ thể của Việt Nam có thể kể đến là: tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN-6 tại Hà Nội (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, nhất là việc hoàn tất ý tưởng một ASEAN-10; thông qua Chương trình Hành động Hà nội (HPA) để thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Từ tháng 7/2000 7/2001, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch ủy ban Thường trực ASEAN; tổ chức thành công Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) và các Hội nghị liên quan. Các Bộ/ngành của Việt Nam cũng đăng cai nhiều Hội nghị cấp Bộ trưởng và cấp Quan chức cao cấp (SOM) về kinh tế và hợp tác chuyên ngành. Việt Nam cũng đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị Liên minh Nghị viện ASEAN (AIPO) tháng 9/2002... Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 7, tháng 1/2007 tại Cebu, Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua xây dựng Kế hoạch tổng thể và lộ trình chiến lược thực hiện AEC với các biện pháp chi tiết và một thể chế thực thi chặt chẽ, đồng thời quyết định đẩy nhanh mục tiêu hoàn thành AEC vào năm 2015. Đây được xem là cột mốc quan trọng nhất kể từ năm 2002 sau khi ASEAN hoàn thành cơ bản Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung để thực hiện Khu vực thương mại tự do ASEAN (CEPT/AFTA). Trang 8

Năm 2010, năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch của ASEAN, cũng là năm bản lề của AEC. Việt Nam không chỉ tham gia với tư cách là một quốc gia thành viên mà còn tham gia vào việc định hướng dẫn dắt tiến trình hợp tác chung của ASEAN. AEC vẫn được Việt Nam lựa chọn là một nội dung quan trọng nhất trong Chương trình nghị sự của ASEAN trong năm 2010. Ngay trong thông điệp đầu năm của Việt Nam với tư cách Chủ tịch của Hội nghị Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Bộ trưởng Công thương đã thể hiện rất mạnh mẽ trọng tâm của Việt Nam và ASEAN trong năm 2010 là ưu tiên thực thi lộ trình của AEC đến năm 2015. Trên thực tế, để thể hiện vai trò của Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã gương mẫu triển khai các cam kết AEC với thái độ chủ động và tích cực. Đến năm 2010, Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho gần mười nghìn dòng thuế xuống mức 0-5% theo CEPT/AFTA, chiếm 97,8% số dòng thuế trong biểu thuế, trong đó có 5.488 dòng thuế ở mức thuế suất 0%. Nước ta cũng tham gia hợp tác một cách toàn diện cùng các nước ASEAN khác từ các lĩnh vực truyền thống như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, giao thông vận tải, viễn thông, đến các lĩnh vực mới như bảo hộ sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng. Dù trình độ phát triển chưa bằng một số nước trong khu vực nhưng Việt Nam được đánh giá là một trong bốn thành viên ASEAN có tỷ lệ hoàn thành tốt nhất các cam kết trong Lộ trình tổng thể thực hiện AEC. Do có sự chuẩn bị từ trước, nên việc cắt giảm thuế nhập khẩu trong khuôn khổ CEPT/AFTA không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như thu ngân sách của Việt Nam. Bộ Tài chính của Việt Nam đã ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiệp CEPT/AFTA giai đoạn 2008 2013, trong năm 2010 Việt Nam áp dụng mức thuế nhập khẩu 0 5% đối với 99% dòng thuế nhập khẩu từ ASEAN, trong đó 57% số dòng thuế chỉ có thuế nhập khẩu là 0%. Tuy nhiên, ngay từ năm 2006, Việt Nam đã cắt giảm hầu hết các dòng thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN, trong đó, số dòng thuế có mức thuế suất từ 0% - 5% chiếm đa số, nên hiện chỉ còn một số mặt hàng tương đối nhạy cảm như xăng dầu, ô tô, mô tô phân khối lớn, thuốc lá chưa được áp mức thuế 0-5%. Một hoạt động rất có ý nghĩa khi thiết lập AEC là việc thay đổi và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân ASEAN về AEC. Quảng bá về AEC và mở rộng đối thoại với doanh nghiệp về AEC sẽ có tác động tích cực đến lợi ích lâu dài của AEC với cộng đồng. Việt Nam là một trong những nước ASEAN đi đầu trong việc nâng cao quảng bá và thực thi một cách chủ động Chương trình truyền thông của ASEAN về AEC cả trên cấp độ quốc gia và khu vực. Theo sáng kiến của Việt Nam, các nước ASEAN sẽ lần lượt tổ chức các diễn đàn thảo luận về hiệu quả của AEC đối với 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập. 3. Các cơ hội và thách thức Cộng đồng kinh tế ASEAN đang tạo ra những cơ hội và cả thách thức chưa có tiền lệ đối với nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân nước ta. Khi không còn những ngăn cách về không gian kinh tế; hàng hóa, dịch vụ và vốn được lưu chuyển tự do trong ASEAN thì bất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư ASEAN nào cũng đều có cơ hội như nhau trong việc tận dụng và phát huy ưu thế của thị trường chung của mười nước ASEAN. Nhưng thách thức và cơ hội luôn vận động, biến đổi rất nhanh trong bối cảnh hội nhập của khu vực. Hệ quả của quá trình đó là sự thay đổi dần dần cơ cấu kinh tế theo hướng thích nghi. ASEAN hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nước ta và là động lực giúp nền Trang 9

kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua, vượt trên cả EU, Nhật Bản, Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu để thực hiện CEPT/AFTA không ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất cũng như thu ngân sách do Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị tích cực để làm quen với việc không còn ranh giới về Thuế giữa hàng sản xuất trong nước và hàng sản xuất tại các nước ASEAN. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu như vật cũng ảnh hưởng tới thu ngân sách từ thuế nhập khẩu, tuy nhiên không nhiều. Do trong cơ cấu thương mại thì kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN chỉ chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm của Việt Nam. Hơn nữa, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt nam hàng năm thường tăng ở mức 2 con số nên số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhờ thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cạnh tranh của hàng hoá trong nước với hàng hoá nhập khẩu từ khu vực ASEAN khi cắt giảm thuế nhập khẩu là không lớn, do trình độ kinh tế của các nước trong khu vực ASEAN (ngoại trừ Singapore) có nét tương đồng với Việt Nam. Do vậy hàng hoá của các nước ASEAN không phải là đối thủ cạnh tranh lớn đối với hàng hoá sản xuất trong nước. Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam Các báo cáo tổng kết 5 năm gia nhập WTO cũng như đánh giá tác động của các FTA đã có hiệu lực ở Việt Nam trong thời gian qua đều chung một nhận định rằng mặc dù các doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung không gặp những cú sốc từ việc mở cửa thị trường cho các đối tác nhưng những kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế cũng như những lợi ích thương mại - đầu tư dường như chưa đạt được. Xuất khẩu tuy có tăng trưởng nhưng nhập siêu quá cao. Lợi thế tận dụng các cam kết thương mại là có nhưng dường như về tay các đối tác nước ngoài là chủ yếu. Đầu tư được mở rộng đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ nhưng lại mang tính đầu cơ cao, thiếu chất lượng... Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập từ năm 2015 nhưng các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn chưa có nhận thức đầy đủ về những thách thức của AEC cũng như chưa sẵn sàng để tận dụng những cơ hội AEC đem lại. Doanh nghiệp khá lạc quan rằng sự dịch chuyển ngày càng tăng của lao động, rào cản thương mại giảm và dòng vốn đầu tư tự do hơn sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh đặc biệt khi kết hợp đầu tư trong giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực tế là doanh nghiệp chưa chuẩn bị để cạnh tranh trong thị trường lao động đang ngày càng hội nhập của khu vực. Chỉ khoảng hơn 40% doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ về những tác động của AEC đối với công việc kinh doanh của họ, một tỷ lệ khá thấp so với các quốc gia ASEAN khác. Những nhận thức còn hạn chế như vậy sẽ khiến doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SME hiện đang chiếm phần lớn tỷ trọng doanh nghiệp của Việt Nam, gặp khó khăn trong việc tận dụng được các ưu đãi và cơ hội đến từ AEC (như ưu đãi về thuế quan, về thủ tục hải quan, sự công nhận lẫn nhau đối với một số ngành, các ngành được ưu tiên trong ASEAN...). Đa số doanh nghiệp nhìn nhận AEC như cơ hội tiếp cận thị trường, gia tăng xuất khẩu, mà lợi ích này trong AEC là tương đối hạn chế. Kết nối một thị trường và cơ sở sản xuất thống Trang 10

nhất mới là mục tiêu chính của AEC và là lợi ích dài hạn mà các doanh nghiệp trong ASEAN cần nhắm đến Bên cạnh các nguyên nhân vốn có xuất phát từ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các ngành và của nền kinh tế, nhiều lý do khác từ sự thiếu chủ động và sự tham gia hạn chế của các doanh nghiệp, hiệp hội vào các biện pháp thực thi cam kết thương mại của Chính phủ cũng như của các đối tác cũng góp phần vào những hạn chế trong hiệu quả hội nhập này. IV. THAM GIA CỦA VCCI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN VCCI hiện đang tham gia Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC). Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) được các Nguyên thủ Quốc gia (HOSGs) quyết định thành lập tại Cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 7 diễn ra hồi tháng 11/2001 tại Bandar Seri Begawan, Brunei. Lễ khai mạc ASEAN-BAC được tổ chức tại Văn phòng ASEAN ở Jakarta, Indonesia vào tháng 4/2003 với sứ mệnh của ASEAN-BAC là xúc tiến quan hệ đối tác khu vực công và tư nhân nhằm thống nhất tạo dựng một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Mục tiêu của ASEAN-BAC là tạo điều kiện để khu vực tư nhân đưa ra ý kiến của mình về tiến trình thực hiện hợp tác kinh tế ASEAN; và xác định những khu vực ưu tiên để các nhà lãnh đạo ASEAN xem xét. Các thành viên ASEAN BAC do chính phủ bổ nhiệm là các Tổng giám đốc của các công ty từ mỗi nước thành viên và gồm tối đa 3 thành viên với 1 đại diện từ khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ; quan chức chính phủ đầu ngành ở cấp bộ trưởng đã được chỉ định để hỗ trợ ASEAN BAC hòan thành nhiệm vụ được giao. Chủ tịch của ASEAN BAC Việt Nam hiện nay là Phó Chủ tịch VCCI Đoàn Duy Khương. ASEAN-BAC tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh thường niên Đầu tư và Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BIS) bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. ASEAN-BIS là diễn đàn đê khu vực công và tư hợp tác nhằm đề ra các biện pháp thuận lợi và đẩy mạnh các sáng kiến kinh tế ASEAN. Trong năm 2010, với tư cách là Chủ tịch ASEAN BAC, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Kinh doanh và Đầu tư ASEAN 2010 (ASEAN BIS 2010) với mục tiêu tăng cường hợp tác kinh doanh và đẩy mạnh đầu tư giữa các quốc gia thành viên ASEAN cũng như đối với các đối tác đối thoại của ASEAN như Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Nga. Ngoài ra, ASEAN BAC cũng tổ chức Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) hàng năm nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có thành tích nổi bật nhất đóng góp vào phát triển kinh tế và thịnh vượng chung trong khu vực. Đây là giải thưởng có tầm cỡ khu vực và được tổ chức với quy trình thẩm định chặt chẽ, tuân thủ các quy định và khung chuẩn quốc tế. Giải thưởng sẽ được công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hỗ trợ việc chấm điểm và lựa chọn cùng với các vị giám khảo là những lãnh đạo có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp ASEAN. Giám khảo của Việt Nam là bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI. VCCI cũng tham gia vào Uỷ ban Quốc gia về ASEAN Single Window. V. ĐỊA CHỈ HỮU ÍCH Web site chính thức ASEAN : http://www.asean.org Ban Thư ký ASEAN Quốc tế: Trang 11

70A. Jalan Sisingamangaraja Jakarta 12110 (+6221)7262991, 7243372 (+6221)7262991, 7243372 public@asean.org Website chính thức của ASEAN BAC: http://www.asean-bac.org Ban Thư ký ASEAN BAC quốc tế: 70 A, Jl. Sisingamangaraja Jakarta 12110 Indonesia + 6221 726 2991 ext 491 722 0705 (DL) + 6221 739 8234 722 0539 (DL) Ban Thư ký ASEAN BAC Việt Nam Attn: ông Nguyễn Nam Phó phòng, Ban QHQT- VCCI Fax: 844 35742020 Email: namn@vcci.com.vn Trang 12