Về cơ chế Hội đồng trường ở trường đại học Về cơ chế Hội đồng trường ở trường đại học Bởi: GS. Phạm Phụ MỞ ĐẦU Hội đồng trường (HĐT) là một cơ chế đượ

Tài liệu tương tự
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Layout 1

BaoCaoTNQuyHuuTriTuNguyen2018.indd

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 4 Địa chỉ: Số 320 đường Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Thành phố Hồ Chí Minh. CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 4 Mã số thuế: 0 3

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc

LUẬT XÂY DỰNG

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

KT01009_NguyenVanHai4C.docx

Dự thảo CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH MIỀN TRUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN NĂM 2012

BỘ TÀI CHÍNH Số: 194/2013/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 17 t

ĐIỀU LỆ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI c ố PHÀN BẮC Á Tháng 4 năm

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

Layout 1

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

Bao cao Quy Huu Tri 03 July 2018

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 167/2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Hop Dong Co So va Phai Sinh (KH Ca nhan)(14 trang)( ).cdr

QUỐC HỘI

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA DU LỊCH GIA LAI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2008 Gia Lai CTC

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Untitled

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa Kinh tế học khu vực công Nghiên cứu tình huống Mô hình tập đoàn kinh tế Nghiên cứu tình h

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

CHÍNH PHỦ

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

CÔNG BÁO/Số /Ngày Thông tư này không áp dụng đối với việc đăng ký các loại xe cơ giới của Quân đội sử dụng vào mục đích quốc p

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

Tác động của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tác động của cổ phần hóa đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doa

DU THAO DIEU LE TO CHUC VA HOAT DONG NHTMCP NGOAI THUONG VIET NAM

KT01017_TranVanHong4C.doc

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 N

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Microsoft Word - HEV_BCTC nam 2009 da kiem toan.doc

MỤC LỤC Trang Thông điệp từ Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam 3 Báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ Liên kết Chung năm Tình hình hoạt động của Qu

Báo cáo hoạt động Quỹ Hưu trí tự nguyện 2018 | Sun Life Việt Nam

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biên soạn TS. TRỊNH VĂN SƠN ÐÀO NGUYÊN PHI

THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 08/2013/TT-TTCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013 THÔNG TƯ Hướn

BCTC Mẹ Q xlsx

Layout 1

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

B312 M?U BCKT

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

Microsoft Word - TrilydothiVw139.docx

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

Microsoft Word - Bia va muc luc.doc

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI – Tóm lược EVFTA

Microsoft Word - VCB-2010-Review-Separate-QuyIII_Final

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Microsoft Word - Savico-FS2015-Consol-VN-Final

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

PHẦN VIII

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Print

Microsoft Word - ACL - BAO CAO THUONG NIEN 2012.DOC

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du-Quận 1

BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM - VINAMILK SI

luanveLD_2019JUL13_sat

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

24 CÔNG BÁO/Số /Ngày NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 36/2014/TT-NHNN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh p

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

BO MAO DVC VA DAO TAO TRIXONG DH BACH KHOA HA NQI S6 :.ed,5/ /QD-DHBK CQNG HOA XA HQI CHU NGHIA VIET NAM DOc 14p - Tty do - H4nh phtic Ha NOV, ngay do

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

Bản ghi:

Về cơ chế Hội đồng trường ở trường đại học Bởi: GS. Phạm Phụ MỞ ĐẦU Hội đồng trường (HĐT) là một cơ chế được sử dụng rất phổ biến trong quản trị giáo dục đại học (GDĐH) ở các nước phát triển trên thế giới. Có rất nhiều mô hình và nhiều tên gọi khác nhau để chỉ HĐT như: Board of Trustees, Board of Regents, Board of Governors, University Board, University Council, University Court, v.v... Nhưng tất cả đều có bản chất là một HĐ cai quản (Governance) có thẩm quyền cao nhất trong cơ cấu của một trường ĐH. Mô hình này cũng đã đựơc sử dụng khá nhiều ở các nước đang phát triển như Malaysia, Thailand, Ấn Độ, Đông Âu, Trung Âu, v.v... Chính vì vậy, giám đốc văn phòng Châu Á Thái Bình Dương của UNESCO, TS Wang Yibing đã nói: Ra-quyết-định ở trường ĐH bởi một HĐT tỏ ra là một mô hình phổ biến ở những nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng như ở nhiều nước khác. Ở Việt Nam, trong Điều lệ trường ĐH do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành vào ngày 30/7/2003 vừa qua cũng đã nêu: HĐT là cơ quan quản trị của nhà trường (Điều 30). Rõ ràng, đây là một cơ chế lần đầu tiên được áp dụng cho các trường ĐH công lập ở nước ta. Để góp phần vào việc thực hiện quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ, trong phạm vi bài viết này, xin phép được nêu lên một số cơ sở khoa học của cơ chế HĐT ở trường ĐH của Việt Nam. HAI CƠ CHẾ QUẢN TRỊ TRONG MỘT TỔ CHỨC Trong tổ chức quản trị (hay cai quản) xã hội và Nhà nước nói chung, các tổ chức vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận nói riêng, đặc biệt là ở các tổ chức chủ sỡ hữu mờ hoặc chủ sỡ hữu cộng đồng, có hai loại cơ chế hay định chế tổ chức (Institution) chính được sử dụng đồng thời và rất phổ biến ở xã hội ngày nay. Thứ nhất là cơ chế có cấu trúc kiểu tập quyền (Hierachical - như trung ương có nhiều tỉnh, tỉnh có nhiều huyện, huyện có nhiều xã, v.v...). Cơ chế này còn gọi là cơ chế hành chính/ quan liêu (Bureaucratic), cấp trên cử cấp dưới, chủ yếu cấp dưới phải nghe cấp trên nên mối liên hệ là kiểu liên kết dọc bất đối xứng. Cách ra-quyết-định ở đây là những quyết định của cá nhân. Thứ hai là cơ chế điều phối tự quản (Self-regulation) kiểu hội đồng (Board / Council) 1/8

theo cách bầu chọn các đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan (Stakeholders). Những người đại diện này có địa vị ngang nhau nên mối liên hệ là kiểu liên kết ngang bình đẳng. Cách ra-quyết-định ở đây lại là những nghị quyết của tập thể HĐ. Về mặt quản trị Nhà nước, bên cạnh cơ chế Chính phủ còn có cơ chế Quốc hội, Bên cạnh ủy ban nhân dân tỉnh còn có hội đồng nhân dân, bên cạnh ông thị trưởng còn có hội đồng thành phố, v.v... Ở các công ty cổ phần, bên cạnh tổng giám đốc với tính chất là người thực thi công việc của người khác (Executive Agent) hoặc trưởng quan chức thực thi (CEO Chief Executive Officer) còn có hội đồng quản trị (Board of Directors) hoặc hội đồng công ty (Corporate Board). Ở trường ĐH và nhiều tổ chức xã hội khác, bên cạnh hiệu trưởng, thủ trưởng còn có hội đồng ủy thác (Board of Trustees). [Trong Luật kinh tế, Trustee thường được hiểu là người được chủ sở hữu (CSH) giao quyền đại diện pháp lý về tài sản để cai quản và đem lại lợi ích cho người khác - người hưởng lợi ích. Ví dụ ông A giao một trang trại theo một hợp đồng ủy thác cho ông B (Trustee) để ông B cai quản và đem lại lợi ích cho con của ông A]. TẠI SAO PHẢI CÓ CƠ CHẾ HỘI ĐỒNG? Đương nhiên câu hỏi đầu tiên phải đặt ra là: Tại sao lạiphải có cơ chế hội đồng để làm cho việc quản trị của một tổ chức trở thành phức tạp hơn? Để tìm câu trả lời cho vấn đề này chúng tôi đã cố sưu tầm khá nhiều tài liệu về quản trị ĐH nhưng thực tình chỉ thấy thế giới tiếp tục thảo luận và tranh luận về phân chia thẩm quyền trong GDĐH, về trách nhiệm xã hội (Accountability) của trường ĐH, về kiểu và cơ cấu HĐT mới, v.v... mà chưa thấy tài liệu nào trực tiếp nêu ra những vấn đề liên quan đến câu hỏi nói trên. Phải chăng, với thế giới, việc có hay không có HĐT không còn là một câu hỏi và cơ chế HĐT là tất yếu? Tuy nhiên có thể thấy rằng, một đặc điểm lớn của xã hội ngày nay là chủ sở hữu (CSH) của hầu hết các tổ chức này đều khá mơ hồ. CSH hoặc là Nhà nước chỉ có tính chất danh nghĩa như ở các doanh nghiệp Nhà nước hoặc là một cộng đồng rộng lớn, hoặc là ai đó mà người quản trị tổ chức này đang được ủy thác, nhưng rất khó nói họ là ai? Và do vậy người ta gọi CSH ở đây là CSH khuyết danh hay CSH cộng đồng. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, phần lớn các CSH cộng đồng cũng không ý thức được mình là CSH (!). Ví dụ, ai là CSH của một trường ĐH công lập? Là Nhà nước? Chỉ có tính chất danh nghĩa như đã nói ở trên và rất nhiều CSH cũng không nghĩ rằng mình là người có chủ quyền (Ownership) đối với trường ĐH đó. Ngày nay người ta quan niệm những nhóm lợi ích có liên quan như cơ quan chủ quản, thầy giáo, cán bộ công nhân viên, SV, khách hàng, người tài trợ, trường ĐH bạn, người đóng thuế, nhân dân trong vùng, v.v... là những người có chủ quyền đối với trường ĐH. Ở các tổ chức có tính chất CSH cộng đồng như vậy, thường có 3 đặc diểm sau đây liên quan đến sự cần thiết của một HĐ: 2/8

(a) Thứ nhất, nhiều vấn đề cần phải ra-quyết-định trong thực tế thường có tính chất đamục-tiêu. Khi đó, gần như không có khái niệm lời giải tốt nhất, lời giải đúng theo nghĩa thông thường, mà chỉ có lời giải thích hợp phụ thuộc vào sở thích (Preference) của người-ra-quyết-định. Sở thích ở đây phải là sở thích của CSH cộng đồng, mà hội đồng là những người đại diện của họ chứ không phải của cá nhân người thủ trưởng của tổ chức đó Ví dụ, một gia đình có một số tiền nhất định (tiềm năng) để mua thịt và rau trong thời gian một tháng. Khi đó có rất nhiều phương án về tỷ lệ thịt và rau. Việc lựa chọn phương án nào phụ thuộc vào sở thích của chính gia đình đó và có thể rất khác với cách lựa chọn ở các gia đình khác.. (b) Thứ hai, một tổ chức luôn luôn cần sự thay đổi để đổi mới. Nhưng mọi thay đổi luôn kèm theo rủi ro. Người thủ trưởng thực thi, để yên vị được chiếc ghế của mình, thường không dám chấp nhận những rủi ro đó. Chỉ có HĐ đại diện của CSH cộng đồng mới dám chấp nhận những hành động may nhờ rủi chịu như vậy (rủi ro có hệ thống càng lớn thì nói chung hiệu quả càng cao). Chính vì vậy, người ta nói: Ảnh hưởng chủ yếu của HĐ là tạo ra sự thay đổi (Xem mục chức năng và các mối quan hệ bên dưới) (c) Thứ ba, ở các tổ chức này luôn có sự tách rời giữa quyền sử dụng (QSD) và QSH. QSD là của người quản lý nhưng QSH là của CSH cộng đồng. Vì vậy, như luôn có một tổn thất của CSH cộng đồng gọi là Tổn thất do giao quyền (Agency cost) Ví dụ: lẽ ra ở một công ty cổ phần nào đó, ông giám đốc đi xe Toyota là vừa, nhưng ông ta lại sắm chiếc Mercedes. Tổn thất bằng chênh lệch giá giữa hai chiếc xe này gọi là tổn thất do giao quyền.. Sự tồn tại của cơ chế hội đồng gồm những đại diện của CSH Không nhất thiết chính là CSH. Ngay ở các công ty cổ phần lớn, có hàng vạn CSH, số cổ phiếu của cả Ban giám đốc và Hội đồng quản trị có khi cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Nghĩa là tính cả cơ chế Hội đồng quản trị vẫn có sự tổn thất do giao quyền. Ở Mỹ có Công ty cổ phần có đến gần nửa triệu người là CSH. Chính vì vậy C. Mac đã cho rằng: "Các Công ty cổ phần với việc xã hội hoá sở hữu, huy động vốn từ mọi tầng lớp xã hội, với việc tách rời QSH và QSD là sự thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở trong giới hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa". C. Mac và Ph. Ăngghen Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1994, Trang 667, 668. còn là để hạn chế những tổn thất đó. Có thể cho rằng, đó là một số lý do vì sao lại phải có cơ chế HĐ. CHỨC NĂNG VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ CỦA HĐT Vấn đề chức năng của HĐT nằm trong tứ giác sau đây: (1) Công việc hay là sản phẩm của HĐT, (2) Mối quan hệ giữa HĐT với hiệu trưởng và các thành viên của nhà 3/8

trường, (3) Vai trò của hiệu trưởng và (4) Cách thức kiểm soát (Monitoring) sự hoàn thành nhiệm vụ của bộ phận thực thi. Đây là những vấn đề rất khó của khoa học quản lý, nhưng trước hết, với hội đồng cai quản nói chung, có thể thấy được một sự thống nhất là: HĐ chủ yếu có vai trò lãnh đạo còn giám đốc chủ yếu có vai trò quản lý (tất nhiên là không hoàn toàn rạch ròi). Lãnh đạo là chọn việc đúng (Doing the right things), nghĩa là những vấn đề liên quan đến hiệu quả tổng thể (Effectiveness), còn quản lý là thực hiện công việc một cách đúng đắn (Doing the things right), nghĩa là phải thực hiện các công việc cụ thể một cách có hiệu suất cao (Efficiency). Trên quan niệm đó, Kotter J. P năm 1990 đã so sánh nhiệm vụ của lãnh đạo và quản lý theo Sơ đồ ở bảng kèm theo: Nhiệm vụ Lãnh đạo Quản lý Xây dựng Chiến lược,kế hoạch, ChươngtrìnhPhát triểnnguồn nhân lựcthực hiệnchương trình Anh hưởng Thiết lậpcác định hướngsắp xếp Nhóm ngườivà Con người đúng chỗthúc đẩy vàkhích lệtạo ra Sự thay đổi Ngày nay người ta cho rằng, một trong những sản phẩm chính của trường ĐH là tạo ra "Sự thay đổi" để đáp ứng những thách thức mới và đó cũng là nhiệm vụ chính của HĐT. Lập Kế hoạchvà Ngân sáchtổ chứcvà Biên chếgiám sát vàgiải quyết vấn đềxây dựng "Nề nếp" Nội dung cụ thể của "tứ giác" nói trên phụ thuộc rất nhiều vào tính chất trường ĐH, là ĐH công lập hay tư thục, cũng như mong muốn của các nhóm có lợi ích có liên quan. Tuy nhiên cũng có thể nêu ra một số điểm chung như sau: 1. Về chức năng - nhiệm vụ, HĐT làm việc một phần thời gian, nhưng phải raquyết-định tập thể ít nhất là về 3 loại vấn đề: Thứ nhất là làm chiếc cầu nối giữa nhà trường và CSH cộng đồng. HĐT luôn phải hiểu họ là người được "CSH cộng đồng" ủy thác cả về QSD, quyền đại diện pháp lý lẫn một phần quyền định đoạt lợi ích phát sinh để đảm bảo giá trị kinh tế - xã hội của nhà trường và đáp ứng được những nhu cầu và những quan tâm của CSH cộng đồng QSH tài sản trong kinh tế có thể chia thành: (a) Quyền hưởng lợi ích phát sinh hay thu nhập thặng dư; (b) Quyền chuyển nhượng như bán, tặng biếu, để thừa kế, cho thuê; và (c) Quyền kiểm soát liên quan đến việc sử dụng tài sản (quản lý, ra-quyết-định và giám sát). Ở các công ty cổ phần, CSH chỉ giữ quyền (a) và (b) còn phần lớn quyền (c) được ủy thác cho công ty.. Chính vì vậy người ta nói, HĐT lãnh đạo trường bắt đầu từ bên ngoài chứ không phải từ bên trong trường ĐH. 4/8

Thứ hai là xây dựng chính sách. Chính sách là công cụ để cai quản của HĐT và đây là nhiệm vụ trọng tâm của họ. Chính sách có thể bao gồm: Các mục tiêu cần phải đạt được như về chiến lược phát triển, huy động vốn (Fund Raising), chi phí đào tạo, chất lượng đào tạo, các phương thức để đạt được mục tiêu như cách làm việc của HĐT, "các giới hạn về mặt thực thi" (Executive limitations), các mối quan hệ trong nhà trường v.v Cũng chính vì vậy người ta nói, HĐT lãnh đạo theo kiểu nhìn về tương lai nhiều hơn là nhìn về quá khứ. Thứ ba là đảm bảo (theo nghĩa bảo hiểm) sự hoàn thành nhiệm vụ của bộphậnthực thi, thông qua việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí đã đặt ra cho các thành viên của nhà trường. Và trong nhiều trường hợp, HĐT cũng có thể có những chức năng khác. Tuy nhiên, nhìn chung HĐT thường phải quyết định tập thể những vấn đề mang nhiều màu sắc "chủ quan" và tạo ra "sự thay đổi". (Chính vì vậy, có HĐT mới có được sự sáng tạo và đổi mới như đã nêu ở trên). 1. Về mối quan hệ trong nhà trường, HĐT là người có trách nhiệm tối hậu đối với xã hội và về mặt thẩm quyền chỉ đứng sau "CSH cộng đồng" và Nhà nước. Một nhiệm vụ quan trọng của HĐT là bầu chọn hiệu trưởng và HĐT chỉ có một "nhân viên" duy nhất là hiệu trưởng. Tuy nhiên, công việc của HĐT không phải là loại công việc "chồng lên trên" công việc của hiệu trưởng. Hiệu trưởng chỉ có trách nhiệm đối với HĐT như là một thực thể và do vậy không có trách nhiệm đối với từng thành viên của HĐT, thậm chí đối với các uy ban của HĐT, nếu có. Mối quan hệ giữa hiệu trưởng và các thành viên của HĐT là cộng sự chứ không phải là cấp trên, dưới trong cấu trúc tập quyền (hierachical). Quan hệ giữa chủ tịch HĐT và hiệu trưởng cũng là "quan hệ ngang hàng để hỗ trợ cho nhau" (Supportive peers). HĐT cũng không có mối quan hệ chính thức (official) với các thành viên khác của nhà trường, trừ khi có yêu cầu của hiệu trưởng. 2. Về vai trò của hiệu trưởng. Hiệu trưởng là người có vị trí cao nhất trong "chủ thể thực thi" (CEO) của nhà trường, là "cầu nối" giữa HĐT và cán bộ nhà trường và chịu trách nhiệm trước HĐT về việc hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường. Cụ thể hơn, hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước HĐT: (1) Hoàn thành các mục tiêu đã được HĐT xác định (2) Không vi phạm những chính sách có liên quan đến "các giới hạn về mặt thực thi" do HĐT thiết lập. Hiệu trưởng có quyền ra-quyết-định tất cả các vấn đề có tính chất thực thi và nằm bên ngoài 3 "quyền lực" nói trên của HĐT. 3. Về cách thức kiểm soát. Nguyên tắc kiểm soát của HĐT là chỉ kiểm soát những chính sách đã được thiết lập, "nếu có cái gì chưa nói: phải như thế nào thì không được hỏi: nó đã như thế nào". Việc giám sát đó được thực hiện qua 3 cách: (1) Báo cáo của hiệu trưởng về các chính sách đã được thiết lập, (2) Sử dụng người kiểm tra bên ngoài trường về một chính sách cụ thể nào đó, ví dụ 5/8

phổ biến là cách sử dụng kiểm toán trong tài chính và (3) Thanh tra trực tiếp hay thanh tra tại chỗ của HĐT về một chính sách nào đó, có thể bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên hay quy định định kỳ. Đây cũng là cơ sở để có sự quản lý minh bạch (Transparency) ở trường ĐH. Qua đó, HĐT đánh giá công việc của nhà trường cũng như công việc của hiệu trưởng. Và đây cũng là cơ sở để HĐT "bảo hiểm" sự hoàn thành nhiệm vụ của bộ phận thực thi như đã nói ở trên (chức năng thứ 3). TẠI SAO LẠI PHẢI CÓ HĐT TRONG CÁC TRƯỜNG ĐH VIỆT NAM? Trong lịch sử GDĐH Việt Nam, tất cả các HĐ ở trường ĐH, kể cả HĐ khoa học và đào tạo, đều có tính chất của những HĐ tư vấn. Ở một số trường ĐH cũng có tổ chức Hội đồng nhà trường bao gồm hiệu trưởng, các trưởng khoa, phòng, ban, Đảng ủy, công đoàn, một số giáo sư, v.v... nhưng về bản chất đó vẫn là HĐ hành chính (executive body) bên trong của nhà trường, chưa phải là HĐT với tính chất là một HĐ quyền lực cao nhất của nhà trường và có rất nhiều thành viên độc lập bên ngoài nhà trường. Và về nguyên tắc, quyền lực cao nhất vẫn được tập trung vào vai trò của hiệu trưởng. Vậy tại sao, nay lại phải có HĐT trong các trường ĐH của Việt Nam? 1. Trước hết, có thể thấy rằng GDĐH Việt Nam trong 15 năm qua đã có một bước chuyển đổi hết sức cơ bản, từ một nền GDĐH hoàn toàn được bao cấp từ Nhà nước nay đã có chính sách thu học phí. Ở nhiều trường ĐH công lập, phần thu học phí đã chiếm đến khoảng 50% chi phí thường xuyên. Trường ĐH hiện nay, ngoài 2 hoạt động có tính chất truyền thống là giảng dạy và nghiên cứu, đã có thêm nhiều hoạt động khác mang màu sắc kinh doanh như các chương trình đào tạo ngắn hạn, tư vấn theo hợp đồng, thậm chí cho thuê cơ sở vật chất, v.v Nghĩa là đã có nhiều nội dung cần phải ra quyết - định vượt ra ngoài khuôn khổ của trường ĐH truyền thống, trong đó có vấn đề tài chính trường ĐH. Một cách tương ứng, việc ra-quyết-định ở các trường ĐH Việt Nam không còn chủ yếu theo mô hình truyền thống (collegium) với quyền lực lớn nằm ở hội đồng giáo sư của nhà trường nữa mà chủ yếu lại là các mô hình của những tổ chức hành chính, quyền lực lớn nằm trong tay các nhà quản lý hành chính (Bureaucracy) và mô hình của các doanh nghiệp (Entrepreneur). Đây cũng là xu thế giống như kinh doanh (Business like) của GDĐH trên thế giới trong hơn 30 năm qua. Hơn nữa, GDĐH Việt Nam hiện nay vẫn đang ở trạng thái cầu vượt trội rất nhiều so với cung, mới chỉ có khoảng 25% số người muốn học ĐH được vào học ĐH hàng năm ở các trường ĐH, nghĩa là vẫn còn ở trạng thái độc quyền. Trong bối cảnh đó, cần phải giao QSD tài sản và một phần quyền định đoạt lợi ích phát sinh cho một HĐT như hội đồng quản trị ở các tổng công ty Nhà nước. 1. Hơn nữa, hiện nay Nhà nước đang có chủ trương tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập và đã bắt đầu thí điểm cơ chế khoán chi. Điều đó có 6/8

nghĩa, GDĐH đang từng bước chuyển cơ chế phân phối thẩm quyền từ mô hình có cấu trúc Đầu nặng (Top-heavy) sang mô hình có cấu trúc Đuôi nặng (Bottom-heavy), nghĩa là thẩm quyền ra quyết - định trong GDĐH sẽ được tập trung chủ yếu ở cấp trường ĐH. Trong bối cảnh đó, trường ĐH phải biết tự mình đổi mới, phải biết chấp nhận rủi ro, phải tự đưa ra nhiều quyết định có tính chất đa-mục-tiêu v.v... Chỉ có HĐT mới có thể đảm đương được những trách nhiệm đó như đã nêu ở trên. Nói riêng về tổ chức Đảng, tuy Đảng lãnh đạo toàn diện nhưng trên thực tế ở các trường ĐH, bí thư Đảng ủy lâu nay thường chỉ giữ chức Phó hiệu trưởng lo công tác chính trị, tổ chức và bảo vệ nội bộ (hoàn toàn khác tình hình tổ chức Đảng ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện...). Do vậy, chức năng của tổ chức Đảng về cơ bản khác với chức năng của HĐT như đã nêu ở trên. Hơn nữa, HĐT còn phải bao gồm được nhiều thành viên độc lập bên ngoài nhà trường. 2. Ngoài ra, GDĐH Việt Nam trước đây như còn chưa có chú ý đầy đủ về mặt hiệu quả (tài chính) và trách nhiệm xã hội (Effectiveness and Accountability). Nhưng hiện nay, các trường ĐH Việt Nam cũng đã giống như các trường ĐH trên thế giới, đều lúng túng trước những vấn đề phải đánh đổi (trade-offs) với nhau, có thể gói gọn trong 2 từ là chất lượng và tài chính. Và đây cũng sẽ là một áp lực rất lớn và ngày càng lớn của xã hội, trước hết là của SV và những nhóm có lợi ích liên quan, đè nặng lên các trường ĐH trong bối cảnh cơ chế dân chủ cơ sở ngày càng được mở rộng. Do vậy, phải có một tấm đệm giảm xung (buffer) cho trường ĐH và hiệu trưởng. Đó là HĐT. THAY LỜI KẾT MỘT KINH NGHIỆM CỦA HÀ LAN Vấn đề cơ cấu quản trị trường ĐH cho đến nay vẫn còn là một đề tài đang được tiếp tục thảo luận và tranh luận ở Hà Lan. Trước 1970, GDĐH Hà Lan đã trải qua rất nhiều mô hình quản trị, nhiều loại HĐ ở trường ĐH. Từ tháng 12/1970, nghị viện Hà Lan thông qua một đạo luật gọi là Tái tổ chức quản trị trường ĐH, trong đó có HĐ thực thi (Executive board) và HĐT (University council) cùng phối hợp quản trị trường ĐH. HĐT gồm tối đa 40 thành viên Xu thế gần đây trong tổ chức HĐT là tăng cường số thành viên độc lập bên ngoài nhà trường và số lượng thành viên của HĐT ít hơn. Ở Anh, theo đạo luật Cải cách GD (1988) và đạo luật GDĐH và GD tiếp tục (1992); HĐT có từ 12-24 thành viên cộng với hiệu trưởng, trong đó số thành viên độc lập bên ngoài nhà trường phải chiếm đa số. Ở Thụy Điển, HĐT có 11 thành viên, trong đó có 6 thành viên độc lập bên ngoài.. Điều đó đã gây ra rất nhiều ồn ào trong cộng đồng ĐH, kể cả việc có vị giáo sư đình công, có cả pamphlet (một tuyên bố dạng sách trắng ) của các vị giáo sư có đến 200 chữ ký. Tuy vậy, người ta vẫn cho rằng thời kỳ 1968 đến 1970 thực sự là một thời kỳ rất hấp dẫn trong lịch sử tổ chức các trường ĐH ở Hà Lan. Hà lan và Việt Nam có những đặc điểm về kinh tế, về văn hoá, về dân chủ,v.v... khá khác nhau. Tuy 7/8

nhiên, âu đó cũng là một kinh nghiệm có ích khi Việt Nam triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ về HĐT trong những tháng năm sắp đến. 8/8