Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu

Tài liệu tương tự
Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Thuyết minh về truyện Kiều

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Thuyết minh về Nguyễn Du

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Tuyên ngôn độc lập

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

Phân tích bài thơ Chiều tối

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ”

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

SỰ SỐNG THẬT

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương cực hay

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Soạn bài Cây tre Việt Nam

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Bản ghi:

Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu Author : vanmau Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu Bài làm 1 Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Văn Báu. Ông vốn là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông là ngòi bút gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, có nhiều thành tựu nhất khi viết về Tây Nguyên. Truyện ngắn Rừng xà nu là tác phẩm đặc sắc của ông trong kháng chiến chống Mỹ. Tác phẩm mang đậm chất sử thi, viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc; nhân vật trung tâm mang những phẩm chất chung tiêu biểu cho cộng đồng; giọng điệu ngợi ca, trang trọng, hào hùng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.thông qua câu chuyện về những con người anh hùng ở một buôn làng hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, Tài liệu chia sẻ tại không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí đứng chống lại kẻ thù tàn ác.

Trước hết nên hiểu thế nào là khuynh hướng sử thi trong văn học. Đó là một khuynh hướng trong sáng tác nghệ thuật thiên về việc phản ánh những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và có tính cách toàn dân. Nhân vật trung tâm trong những tác phẩm viết theo khuynh hướng sử thi thường là những con người đại diện cho giai cấp, cho dân tộc với những phẩm chất cao cả, kết tinh những gì cao đẹp nhất của cộng đòng. Và khi khẳng định, ngợi ca những anh hùng, những kì tích sáng chói..., người nghệ sĩ không nhân danh cá nhân mà nhân danh dân tộc, nhân danh cộng đồng. Khuynh hướng sử thi thường gắn liền với khuynh hướng lãng mạn. Trong tác phẩm Rừng xà nu, khuynh hướng sử thi được thể hiện khá rõ ở việc lựa chọn đề tài, việc xây dựng nhân vật, việc sử dụng hình ảnh lẫn giọng điệu của tác phẩm... Đề tài của truyện Rừng xà nu nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng không chỉ của cả cộng đồng dân làng Xô Man mà của cả dân tộc Việt Nam. Truyện viết về một thời điểm lịch sử trọng đại của cách mạng Miền Nam những năm đen tối sau Hiệp định Giơ-ne-vơ cho đến lúc Đồng khởi, nhưng đây là thời điểm tức nước vỡ bờ, nhân dân Miền Nam chuẩn bị vũ trang chiến đấu. Chủ đề của tác phẩm mang đậm tính sử thi : trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân Miền Nam chỉ có một con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương. Những nhân vật trong tác phẩm, tiêu biểu như Tnú, cụ Mết, thực chất là những kết tinh cao độ những phẩm chất tiêu biểu của cả cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất, dũng cảm chiến đấu hi sinh...). Lí tưởng sống của những nhân vật này luôn gắn liền với vận mệnh của cả cộng đồng. Hơn nữa, các nhân vật ở đây cũng được xây dựng thể hiện sự tiếp nối giữa các thế hệ cách mạng làng Xô Man. Cụ Mết đại diện cho thế hệ cách mạng từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, cụ truyền lại cho con cháu truyền thống oanh liệt đó của dân làng; Tnú tiêu biểu cho ý chí và sức mạnh của cả cộng đồng; Dít, Heng là thế hệ non trẻ tiếp nối cha anh... Vì thế, tất cả số phận của mọi nhân vật đều thống nhất với nhau, thống nhất với số phận của cả cộng đồng. Điều đó cũng thể hiện rõ nét tính sử thi của tác phẩm. Rừng xà nu là tác phẩm in đậm tính sử thi. Đây là câu chuyện của một ng ười, một làng. Nh ưng đặt vào hoàn cảnh Rừng xà nu được viết ra, thì đó cũng là câu chuyện của một thời đại, một đất nước, một cuộc cách mạng..như vậy, đây là chân lí mang tầm lịch sử. Vì lẽ đó, nhà văn đã để cho nó được nói lên bằng giọng nói thiêng liêng, như để mãi mãi khắc sâu vào kí ức. Chất sử thi toát lên qua đề tài, chủ đề, cốt truyện, nhân vật, hình ảnh thiên nhiên, các chi tiết nghệ thuật, giọng điệu, ngôn ngữ của tác phẩm. Trong tác phẩm, hình tượng cây xà nu - rừng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn, được xây dựng với cảm hứng sử thi hoành tráng, bút pháp lãng mạn, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Mở đầu tác phẩm, nhà văn tập trung giới thiệu về rừng xà nu, một rừng xà nu cụ thể được xác định rõ: "nằm trong tầm đại bác của đồn giặc", nằm trong sự hủy diệt bạo tàn: "Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn".truyện mở ra một cuộc đụng độ lịch sử quyết liệt giữa làng Xô Man với bọn Mĩ- Diệm. Rừng xà nu cũng nằm trong cuộc đụng độ ấy. Xà nu hiện ra với tư thế của sự sống đang đối diện với cái chết, sự sinh tồn đối diện với sự hủy Tài diệt. liệu chia Cáchsẻ mở tại của câu chuyện thật gọn gàng, cô đúc mà vẫn đầy uy nghi tầm vóc.với kĩ thuật quay toàn cảnh, Nguyễn Trung Thành đã phát hiện ra: "cả rừng xà nu hàng vạn cây không

cây nào là không bị thương". Tác giả đã chứng kiến nỗi đau của xà nu: "có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão". Rồi "có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loóng, vết thương không lành được cứ loét mãi ra, năm mười hôm sau thì cây chết". Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến những mất mát đau thương mà đồng bào Xôman đã phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt. Trong bom đạn chiến tranh, thương tích đầy mình cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù. Cây xà nu rắn rỏi, ham ánh nắng mặt trời tựa như người Xô man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng yêu cuộc sống tự do. Rừng xà nu bạt ngàn, rừng xà nu trùng trùng lớp lớp các thế hệ nối tiếp cũng chính là thể hiện sự gắn bó, sức mạnh đoàn kết và sự nối tiếp bất tận của các thế hệ, gợi liên tưởng đến sức sống vô tận, bền bỉ, bất diệt của con người Xô man Rừng xà nu tạo thành một bức tường vững chắc hiên ngang truớc bom đạn cũng là biểu trưng cho sức mạnh đoàn kết của người dân Tây Nguyên khiến kẻ thù phải kiếp sợ. Truyện còn xây dựng thành công một tập thể những người dân anh hùng của núi rừng Tây Nguyên. Cụ Mết là cội nguồn, là lịch sử, là Tây Nguyên của thời Đất n ước đứng lên còn trư ờng tồn cho đến hôm nay. Cụ như một nhân vật huyền thoại từ hình dáng cho đến tính cách: quắc thư ớc như xư a, râu dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng xếch ng ược, ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Một con ng ười trầm tĩnh, sáng suốt, bền bỉ và vững chãi.ngôn ngữ: cách nói của cụ cũng khác lạ (không bao giờ khen tốt, lúc vừa ý nhất cũng chỉ nói được). Tấm lòng của cụ với buôn làng, với Tnú, với cách mạng là tấm lòng thuỷ chung, cưu mang đùm bọc, tình nghĩa. Cụ Mết là khuôn mẫu của người già Tây Nguyên, yêu buôn làng, yêu n ước, yêu cách mạng, tuổi cao chí càng cao. Hình ảnh cụ còn sống mãi với câu nói bất hủ: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Tnú là thế hệ nối tiếp của cụ Mết. Cuộc đời Tnú đã phải trải qua bao thử thách khốc liệt từ thuở ấu thơ. Anh đã được hoàn cảnh hun đúc thành một con người có nhiều phẩm chất đáng quý.tnú có chữ, có văn hoá, lại sớm được giác ngộ cách mạng, một con người gan góc, trung thực.dũng cảm, kiên cường, trung thành với cách mạng.ngoài tình thương vợ con, Tnú còn là người nặng tình với buôn làng.tnú cũng chịu bao đau thương dưới bàn tay tội ác của kẻ thù.cuộc đời Tnú là một minh chứng hùng hồn rằng: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Dít là cô gái có vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng. Gan góc, dũng cảm.một cán bộ Đảng trẻ, có năng lực, nghiêm túc, tình cảm trong sáng, cao đẹp. Từ nhỏ cô đã gan dạ một mình mang côm tiếp tế cho thanh niên du kích trong sự lùng bắt ráo tiết của giặc.cô cũng có cái nhìn bình thản khi bị trói vào gốc cây và những viên đạn bay sượt qua người. Phác hoạ thành công một tập thể nhân vật anh hùng, Nguyễn Trung Thành đã làm nên thành công của Rừng xà nu. Họ là hiện thân của những phẩm chất anh hùng, đẹp đẽ của các thế hệ nhân dân, t ượng trư ng cho các thế hệ tiếp nối nhau của dân làng Xô Man.Thông Tài qua liệu hệ chia thống sẻ tại nhân vật đó, tác giả đã thể hiện sinh động và nghệ thuật quy luật: có áp bức có đấu tranh, một chân lí của cách mạng miền Nam: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm

giáo.đó là vấn đề mang tính trọngđại của dân tộc, góp phần thể hiện tính sử thi sâu sắc của tác phẩm. Rừng xà nu mang vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiện đại. Đó là câu chuyện bi tráng về cuộc đời của một người anh hùng đại diện cho cộng đồng được già làng kể lại cho dân làng nghe trong một đêm rừng Tây Nguyên,bên bếp lửa chung của làng với giọng kể trang nghiêm và hùng tráng. Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh tái hiện vẻ đẹp tráng lệ hào hùng rất riêng của cảnh vật và con người,truyền thống văn hoá Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đau thương mà anh dũng. Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu Bài làm 2 Nguyễn Trung Thành là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, cũng là nhà văn của vùng đất Tây Nguyên. Trong cả hai cuộc kháng chiến, ông đều gắn bó với vùng đất này, hiểu biết về cuộc sống cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc thiểu số, nên có những trang viết rất hay về đất và người Tây Nguyên. Ông là nhà văn có công đưa mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ đến với văn học hiện đại Việt Nam. Viết về đề tài Tây Nguyên, ông trở nên bất tử với truyện ngắn Rừng xà nu (1965). Tác phẩm đã đáp ứng được những đặc điểm của nền văn học Việt Nam 1945 1975: tính chất sử thi của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam. Đọc tác phẩm, ta như nhìn thấy không khí của núi rừng Tây Nguyên hùng vỹ, âm vang cồng chiêng của các dân tộc nơi đây và đặc biệt bắt gặp không khí hào hùng của dân tộc trong những ngày kháng chiến chống Mỹ. Truyện ngắn Rừng xà nu được viết 1965. In lần đầu trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng, sau đó in trong tập truyện kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất trong các sáng tác của Nguyễn Trung Thành viết trong những năm đầu chống Mĩ, khi chúng ồ ạt đổ quân vào miền Nam tiến hành cuộc chiến tranh chống phá. Khái niệm sử thi :Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi), có quy mô hoành tráng, có tính chất toàn dân và có ý nghĩa lớn lao trọng đại đối với cộng đồng, dân tộc, ca ngợi những người anh hùng tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của dân tộc. Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi, nhưng tính chất sử thi vẫn được người cầm bút mang vào các sáng tác và làm nên giá trị và sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hùng tráng của một thời đại anh hùng. Tính sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu được thể hiện ở tất cả các phương diện: Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng làm bối cảnh cho câu chuyện; Chủ đề mà tác phâm đặt ra có ý nghĩa sống còn với cách mạng Việt Nam qua cuộc đời đầy bi tráng của nhân vật; Giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng, giàu âm hưởng hào hùng, ngân vang. Trước hết ở chủ đề mà tác phâm đặt ra có ý nghĩa sống còn với cách mạng Việt Nam, những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tình thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày Tài đồng liệu chia khởi sẻ làtại bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những

người kháng chiến cũ. Trước sự tàn ác của kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có một con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương Khi làng Xô Man đứng dậy thì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới. Biểu hiện thứ hai của tính sử thi trong Rừng xà nu là xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể đến trong tác phẩm đều có tính đại diện cao, mang trong mình phẩm chất của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng. Tuy nhiên, tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản: gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng, yêu núi nước, yêu buôn làng, quyết tâm đánh giặc đến cùng. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng: Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Đặc biệt là Tnú - cuộc đời đầy đau khổ, cay đắng, bị kẻ thù giết hại cả gia đình; nhưng anh đã biến đau thương thành hành động, trở thành anh lực lượng đi đánh giặc trả thù nhà nợ nước. Hình ảnh hai bàn tay bị đốt của Tnú là hình ảnh nhiều ý nghĩa. Cuộc đời Tnú là cuộc đời chung của biết bao người trong thời đại ấy. Người anh hùng Tnú với những phẩm chất tốt đẹp, đậm chất sử thi. Có thể nói, chất anh hùng tự ngàn đời đã chảy vào huyết quản của mọi người. Dân tộc VN dù có hy sinh, dù có mất mác nhưng không bao giờ lùi bước trước kẻ thù: Nước VN từ trong biển máu Người vươn lên như một thiên thần.(tố Hữu). Rừng xà nu hoành tráng, dữ dội Biểu hiện thứ ba của tính sử thi ở truyện ngắn Rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng làm bối cảnh cho câu chuyện. Thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu và kết thúc tác phẩm vẫn là rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Hiện lên trước mắt người đọc là rừng cây xà nu ngút ngàn, hiên ngang trước nắng trước gió. Nguyễn Trung thành đã rất thành công khi chọn cây xà nu- một loại cây mang đậm dấu ấn Tây Nguyên để làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, núi rừng Tây Nguyên. Nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này bằng cách đưa người đọc đến một cảm giác mới lạ về một hương vị dậy lên từ rừng núi, thiên nhiên chốn cao nguyên. Rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát nhưng xà nu vẫn vươn lên với sức sống mãnh liệt. Đó chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến traanh nhân dân rộng lớn và hào hùng của dân tộc ta. Cây xà nu, rừng xà nu là biểu tượng cho con người ở Tây Nguyên: Một cây ngả cả rừng cây lại mọc Tài liệu chia sẻ tại Người tiếp người đã mấy vạn mùaxuân(nguyễn Trung Thành).

Nghệ thuật tác phẩm đậm chất sử thi: Tính sử thi của Rừng xà nu còn thể hiện ở giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã sử dụng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng văn mang âm hưởng vang dội như tiếng cồng tiếng chiêng của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Giọng văn đó ẩn chứa chất liệu làm nên tính sử thi hoàng tráng của tác phẩm. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Ta bị cuốn theo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sông mênh mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giao hưởng hùng tráng. Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó tạo nên dư âm hùng tráng đặc biệt. Lối kết cấu này như cái khung bền vững để nhà văn khai triển câu truyện. Câu truyện mở ra bằng hình ảnh rừng xà nu được đặc tả kỹ lưỡng và sắc nét. Cuối tác phẩm rừng xà nu cũng xuất hiện để khép lại câu truyện. Đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu truyện khác. Điều này làm chúng ta tưởng tượng đây chỉ là một chương trong lịch sử ngàn đời của người Xô man, chỉ là một chương trong bản anh hùng ca vô tận của Tây Nguyên. Khuynh hướng sử thi như thế vừa có cội nguồn từ khuynh hướng chung của hiện tượng văn học sau cách mạng, vừa được tạo nên từ không khí sử thi của truyện ngắn của dân tộc sau những ngày đánh Mĩ mà Nguyễn Trung Thành từng gắn bó chiến đấu sâu sắc với một chương sử thi đậm đặc như thế truyện ngắn rừng xà nu xứng đáng được coi là một pho sử thi của thời đại. Từ nội dung tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật đến các hiện tượng, các phương diện hình thức nghệ thuật, truyện ngắn rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành đều đậm đặc một chất sử thi. Nguyễn Trung Thành sử dụng đặc biệt nhiều các phép chuyển nghĩa, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, nhân hoá nhất là khi thể hiện hình tượng xà nu. Lời văn của tác phẩm rất giàu hình ảnh, giàu nhạc tính có nhịp điệu, với nhiều cấu trúc thành trùng điệp, những hình ảnh tương phản có giọng điệu khi hào hùng khi tha thiết nhất là lối cấu trúc vòng tròn với hình tượng xà nu trở đi trở lại ở đầu và cuối tác phẩm. Cách sử dụng ngôn ngữ như thế cũng mang dấu ấn của thể loại sử thi cũng đem lại cho tác phẩm nhiều chất sử thi. Rừng xà nu là trải nghiệm một đời văn, một đời chiến sĩ được tác giả thể hiện sâu sắc trong tác phẩm. Niềm xúc động thiêng liêng về hình ảnh kì vĩ của tổ quốc giữa những ngày thử thách đã thôi thúc Nguyễn Trung Thành viết nên thiên truyện này. Đó là một tác phẩm rất cô đọng nhưng cũng hết sức bay bổng, gợi nên những cảm xúc vừa trầm lắng vừa say mê. Một tác phẩm xuất sắc rất xứng tầm với thời đại đánh Mĩ oanh liệt, hào hùng. Chính vì thế mà truyện ngắn này đậm đà chất sử thi. Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu Bài làm 3 Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) là nhà văn có thời gian dài gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên hung vĩ nên ông được gọi là nhà văn của núi rừng Tây Nguyên. Những trang viết của ông đậm chất Tây Nguyên, là tiếng nói, là nỗi lòng của người dân nơi đây. Truyện ngắn Rừng xà nu là tình cảm, tấm lòng của tác giả đối với thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Cái làm nên sự khác biệt và thành công của tác phẩm này nằm ở tính sử thi rõ nét, không thể lẫn lộn Tài được. liệu chia sẻ tại

Sử thi là một thể loại văn tự sự, có quy mô hoành tráng, mang ý nghĩa của cộng đồng, dân tộc, ngợi ca những người anh hung tiêu biểu với những tính cách tiêu biểu cho một dân tộc. Sử thi toát lên từ ngôn ngữ, giọng điệu, cảm xúc chủ đạo, nội dung của tác phẩm. Rừng xà nu không phải tác phẩm sử thi nhưng yếu tố sử thi được làm nền rất rõ nét. Âm hưởng sử thi lan rộng ra toàn bộ tác phẩm nhưng linh hồn và sự bất diệt của mảnh đất Tây Nguyên. Rừng xà nu lấy bối cảnh cuộc chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra mạnh mẽ ở miền Nam; khởi nghĩa Đồng Khởi đang sôi sục diễn ra và cảnh tang thương khi quân Mỹ le máy chém đi khắp miền Nam. Hiện thực đau lòng, mất mát ấy dội lên ý chí quât cường, đứng lên khởi nghĩa của người dân Tây Nguyên nói riêng và cả nhân dân miền Nam nói chung. Tính sử thi vì thế mà được thế trỗi dậy phát huy hết tác dụng của mình. Tính sử thi của truyện ngắn Rừng xa nu trước hết nằm ở thiên nhiên, núi rừng hung vĩ, bao la, rộng lớn làm nền cho câu chuyện phát triển. Thiên nhiên ấy góp phần ngợi ca những con người kiên cường, anh dung bất khuất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thiên nhiên nơi đây chính là một biểu tượng cho một dân tộc hung mạnh, không khuất phục trước kẻ thù và hình ảnh rừng xà nu là tượng trưng tiêu biểu ấy. Bối cảnh lịch sử của câu chuyện dẫn người đọc đi từ đau thương mất mát này đến đau thương mất mát kia. Đất nước lầm than, nhân dân cùng cực khi chứng kiến cảnh Mỹ ngang tàng lê máy chém đi khắp miền nam tàn sát nhân dân vô tội. Hành động gian ác ấy khiến nhân dân vô cùng căm phẫn và cách mạng Đồng Khởi năm 1959 đang sôi sục được chuẩn bị. Cuộc cách mạng này là cả một quá trình dồn nén đau thương, máu và nước mắt của toàn dân tộc, sẽ là sự bùng lên của một thời gian dài chìm trong cảnh nô lệ cay nghiệt. Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nên hình ảnh làng Xô man anh hung, bất khuất.hình ảnh cả một ngôi làng ấy biểu tượng cho cả một dân tộc thu nhỏ không chịu đầu hàng và khuất phục trước kẻ thù gian ác. Con người Tây Nguyên và con người dân làng Xô man chìm vào cảnh máu lửa, bị o ép, bi dồn vào bước đường cùng. Chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, máu loang thành sông, những người nơi đây chỉ còn cách đứng dậy đấu tranh, cầm vũ khí tự cứu lấy mình. Âm hưởng sử thi từ đó mà vang lên thật hào hung, oanh liệt. Tinh thần, sự kiên cường dung cảm đã là âm hưởng chủ đạo của toàn tác phẩm. Hơn hết trong tác phẩm này Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công một tập đoàn người, không phải một người riêng lẻ mà là sự cộng dồn rất nhiều người. Đây cũng chính là chủ ý của tác giả, vì họ tượng trưng cho một dân tộc, tượng trưng cho tinh thần và ý chí quật cường, không gục ngã của dân tộc Việt Nam. Mỗi người, mỗi tình cách, một ý chí sắt đá, một số phận bi thảm riêng nhưng đều chung một tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất. Có thể nói cả dân tộc Xô man như trong truyền thuyết bước ra, sự hào hùng vang lên dữ dội như một cơn sóng cuộn trào dữ dội và mãnh liệt. Họ là con người Tây Nguyên, là anh T Nú, chị Mai, cụ Mết, bé Heng Bản hùng ca của Tây Nguyên bắt đầu được vẽ nên từ những con người kiên cường, dung cảm, gan dạ ấy. Họ đóng góp sức lực của mình vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Họ biến suy nghĩ thành hành động, biến máu và nước mắt thành lòng căm thù sôi sục, chỉ có con đường đấu tranh mới có thể mang lại tự do cho họ. Tài Đặc liệu chia biệtsẻ hơn tại nữa tác giả đã khắc họa đậm nét hình ảnh nhân vật T nú, người con của Tây Nguyên chịu nhiều mất mát, đau thương, gia đình anh bị kẻ thù giết sạch, anh bị tra tấn dã

man. Hình ảnh hai bàn tay của T nú bị đôt, cháy lên như một lời cảnh tỉnh mang ý nghĩa sâu xa nhất, buộc người Tây Nguyên phải vùng lên đấu tranh. Hình ảnh rừng xà nu gắn với hình ảnh dân làng Xô man có ý nghĩa cộng hòa nhau hỗ trợ cho nhau cũng làm nên sự thành công của tính sử thi trong tác phẩm này. Tác giả mở đầu là hình ảnh rừng xà nu và kết thúc cũng là hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn. Rừng xà nu chính là biểu tượng của cả dân tộc Xô man, sức sống mạnh mẽ của loại cây này cũng là sức sống của người dân Tây Nguyên. Khi đọc tác phẩm rừng xà nu của nguyễn Trung Thành âm hưởng chủ đạo chính là giọng hào hùng, đanh thép. Mặc dù mất mát đau thương nhưng không hề bi lụy. Bởi rằng âm hưởng chính đã lân át đi những mất mát đau thương đó Có thể thấy rằng rừng xà nu là một câu chuyện vang dội tính sử thi từ đầu câu chuyện cho đến khi kết thúc câu chuyện; lắng lại trong lòng người đọc nhiều dư ấm vang dội nhất. Sự thành công của tác giả chính là làm sống dậy một dân tộc có ý chí quật cường, làm sôi sục lên tinh thần đấu tranh không ngừng nghỉ khi có áp bức bóc lột. Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu Bài làm 4 Nguyễn Trung Thành được coi là nhà văn của vùng đất Tây Nguyên. Ông đã có thời gian gắn bó với vùng đất này, nên hiểu biết sâu sắc về cuộc sống cũng như tinh thần của nhân dân các dân tộc thiểu số, nên có những trang viết rất hay về đất và người Tây Nguyên. Tác phẩm Rừng xà nu là tất cả tình cảm của tác giả đối với người dân Tây Nguyên. Một tác phẩm đạm chất sử thi của người dân Tây Nguyên. Sử thi là những áng văn tự sự có thể bằng văn vần hoặc văn xuôi, có quy mô hoành tráng, có tính chất toàn dân và có ý nghĩa lớn lao trọng đại đối với cộng đồng, dân tộc, ca ngợi những người anh hùng tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của dân tộc. Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi, nhưng tính chất sử thi vẫn được người cầm bút mang vào các sáng tác và làm nên giá trị và sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hùng tráng của một thời đại anh hùng. Tính sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu nằm ở bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoành tráng làm bối cảnh cho câu chuyện. Chủ đề mà tác phẩm đặt ra có ý nghĩa sống còn với cách mạng Việt Nam qua cuộc đời đầy bi tráng của nhân vật. Giọng kể, ngôn ngữ, hình ảnh trang trọng, giàu âm hưởng hào hùng, ngân vang. Tác phẩm có ý nghĩa sống còn với cách mạng Việt Nam, những sự kiện có tính chất toàn dân được nhắc tới. Những chuyện xảy ra với làng Xô man hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả miền Nam, cả nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tình thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào miền Nam trong những ngày Mĩ - Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những người kháng chiến cũ. Trước Tài sự liệu tàn chia ácsẻ của tại kẻ thù, nhân dân miền Nam chỉ có một con đường duy nhất là cầm vũ khí vùng lên chiến đấu giải phóng quê hương

Hành động dũng cảm của cả làng Xô Man giám đứng đấu tranh chống lại kẻ thù, chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ - một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới. Một biểu hiện khác nữa chứng minh tính sử thi trong Rừng xà nu là xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể đến trong tác phẩm đều có tính đại diện cao, mang trong mình phẩm chất của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng xà nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng. Tuy nhiên, tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản: gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng, yêu núi nước, yêu buôn làng, quyết tâm đánh giặc đến cùng. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng: Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Đặc biệt là Tnú - cuộc đời đầy đau khổ, cay đắng, bị kẻ thù giết hại cả gia đình; nhưng anh đã biến đau thương thành hành động, trở thành anh lực lượng đi đánh giặc trả thù nhà nợ nước. Hình ảnh hai bàn tay bị đốt của Tnú là hình ảnh nhiều ý nghĩa. Cuộc đời Tnú là cuộc đời chung của biết bao người trong thời đại ấy. Người anh hùng Tnú với những phẩm chất tốt đẹp, đậm chất sử thi. Có thể nói, chất anh hùng tự ngàn đời đã chảy vào huyết quản của mọi người. Dân tộc VN dù có hy sinh, dù có mất mác nhưng không bao giờ lùi bước trước kẻ thù: Nước VN từ trong biển máu Người vươn lên như một thiên thần.(tố Hữu). Tác giả đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử thi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang sách miêu tả về rừng xà nu. Mở đầu và kết thúc tác phẩm vẫn là rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Hiện lên trước mắt người đọc là rừng cây xà nu ngút ngàn, hiên ngang trước nắng trước gió. Nguyễn Trung thành đã rất thành công khi chọn cây xà nu- một loại cây mang đậm dấu ấn Tây Nguyên để làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, núi rừng Tây Nguyên. Nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện ngắn này bằng cách đưa người đọc đến một cảm giác mới lạ về một hương vị dậy lên từ rừng núi, thiên nhiên chốn cao nguyên. Rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát nhưng xà nu vẫn vươn lên với sức sống mãnh liệt. Đó chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến traanh nhân dân rộng lớn và hào hùng của dân tộc ta. Cây xà nu, rừng xà nu là biểu tượng cho con người ở Tây Nguyên: Một cây ngả cả rừng cây lại mọc Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân (Nguyễn Trung Thành). Tác giả đã dùng ngôn ngữ và giọng điệu rất trang trọng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Tài Giọng liệu chia vănsẻ mang tại âm hưởng vang dội như tiếng cồng tiếng chiêng của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Giọng văn đó ẩn chứa chất liệu làm nên tính sử thi hoàng tráng của tác

phẩm. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Ta bị cuốn theo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sông mênh mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giao hưởng hùng tráng. Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó tạo nên dư âm hùng tráng đặc biệt. Lối kết cấu này như cái khung bền vững để nhà văn khai triển câu truyện. Câu truyện mở ra bằng hình ảnh rừng xà nu được đặc tả kỹ lưỡng và sắc nét. Cuối tác phẩm rừng xà nu cũng xuất hiện để khép lại câu truyện. Đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu truyện khác. Điều này làm chúng ta tưởng tượng đây chỉ là một chương trong lịch sử ngàn đời của người Xô man, chỉ là một chương trong bản anh hùng ca vô tận của Tây Nguyên. Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng các phép chuyển nghĩa, các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, nhân hoá nhất là khi thể hiện hình tượng xà nu. Lời văn của tác phẩm rất giàu hình ảnh, giàu nhạc tính có nhịp điệu, với nhiều cấu trúc thành trùng điệp, những hình ảnh tương phản có giọng điệu khi hào hùng khi tha thiết nhất là lối cấu trúc vòng tròn với hình tượng xà nu trở đi trở lại ở đầu và cuối tác phẩm. Cách sử dụng ngôn ngữ như thế cũng mang dấu ấn của thể loại sử thi cũng đem lại cho tác phẩm nhiều chất sử thi. Sự kiên cường bất khuất trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ của người dân đã thúc đầy nhà văn làm lên tác phẩm có giá trị sâu sắc như vậy. Đó là một tác phẩm rất cô đọng nhưng cũng hết sức bay bổng, gợi nên những cảm xúc vừa trầm lắng vừa say mê. Một tác phẩm xuất sắc rất xứng tầm với thời đại đánh Mĩ oanh liệt, hào hùng. Chính vì thế mà truyện ngắn này đậm đà chất sử thi. Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu Bài làm 5 Trong hai cuộc kháng chiến, những tác phẩm văn học viết về đề tài miền núi đã đạt những thành tựu xuất sắc bởi nó không chỉ phản ánh được những đặc điểm về con người, cuộc sống của một vùng, miền mà qua một cánh cửa nhỏ nó cho thấy được cả một bức tranh chung của đất nước trong một thời kỳ lịch sử. Rừng xà nu đã gây kinh ngạc cho người đọc bởi chỉ với một truyện ngắn mà nhà văn đã đề cập tới những vấn đề lớn của dân tộc, của đất mước Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chất sử thi đậm đặc trong Rừng xà nu, biểu hiện trong chủ đề, cách xây dựng hình tượng và cả ngôn ngữ của tác phẩm. Những tác phẩm mang tính sử thi đều hướng tới triển khai những chủ đề mang nghĩa cộng đồng, thời đại chứ không phải là những vấn đề mang tính đời. Truyện ngắn Rừng xà nu đã hướng tới điều này khi nó không những đã phản ánh được cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân miền Nam, nhân dân Tây Nguyên mà còn khẳng định một chân lí của thời đánh Mĩ: Chúng nó đã cầm súng, minh phải cầm giáo phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. Tính sử thi của Rừng Xà Nu mang đậm tính chất toàn dân. Những chuyện xảy ra với làng Xôman hoàn toàn không có ý nghĩa cá biệt. Chúng là chuyện chung của cả Tây Nguyên, cả Tài miền liệu chia Nam, sẻ cả tại nước trong những ngày chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Tính thế bị o ép của làng Xô Man trước ngày đồng khởi là bức tranh sinh động về cuộc sống đau thương của đồng bào

miền Nam trong những ngày Mĩ Diệm thi hành luật 10-59, khủng bố dữ dội những người yêu nước, những người kháng chiến cũ. Khi làng Xô Man đứng dậy thì gương mặt của làng lúc này lại chính là gương mặt của cả nước trong những ngày quyết tâm đánh Mĩ và thắng Mĩ một gương mặt rạng rỡ, tự tin, điềm tĩnh đón nhận những thử thách mới. Rừng Xà Nu là truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng. Những anh hùng được kể tới trong đó đều có tính đại diện cao, mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc. Tập thể anh hùng trong Rừng Xà Nu là tập thể đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng, thể hiện một số phận riêng trong cuộc đời chung. Tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản : gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng. Chiến công của mỗi người tuy đa dạng mà thống nhất. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên không phải do riêng một người mà do tất cả mọi người viết ra. Bản trường ca của núi rừng không chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng. Anh Quyết, cụ Mết, anh Tnú, chị Mai, cô Dít, bé Heng là những nhân vật tiêu biểu, nhưng bên cạnh họ, đằng sau họ còn có bao người khác nữa cũng không chịu sống mờ nhạt, vô danh. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Truyện ngắn Rừng Xà Nu lấy cảm hứng hướng về cái chung đã chi phối sự thống nhất giữa cái cá biệt và cái phổ quát. Truyện ngắn mang đậm tính chất sử thi đã miêu tả các sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng, khâm phục. Các chi tiết đời thường ít được nhắc tới. Nhà văn tâm đắc với những chi tiết có khả năng làm phát lộ được phẩm chất anh hùng của nhân vật. Tả cụ Mết, nhà văn chú ý tới giọng nói ồ ồ dội vang trong lồng ngực của cụ. Tưởng như trong tiếng cụ nói có âm vang của tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng của núi rừng, của lịch sử. Và quả thật, cụ là hình ảnh tượng trưng của truyền thống vững bền. Mỗi lời cụ thốt ra kết tinh trải nghiệm của cả một dân tộc. Nó cô đúc, sâu sắc, vang vọng như những chân lí. Chả thế mà cả làng Xô Man nghe như uống từng lời cụ nói và cả Rừng Xà Nu cũng ào ào rung động như một sự hoà điệu, một sự tạo nền. Ngay cuộc đời của Tnú, một cuộc đời trải ra trong chính thời hiện tại cũng đã được lịch sử hoá và nhuốm màu huyền thoại. Đêm đêm bên bếp lửa nhà ưng, cụ Mết đã kể chuyện anh cho lũ làng, cho thế hệ con cháu nghe. Anh đã trở thành niềm tự hào của làng, là một biểu tượng sống động của người anh hùng được tất cả ngưỡng vọng, học tập. Tính sử thi còn thể hiện ở giọng văn tha thiết, trang trọng mà tác giả đã sử dụng khi kể về sự tích của làng Xô Man. Giọng văn ấy cũng thấm đượm trong việc miêu tả thiên nhiên, khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. Ta bị cuốn theo câu chuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình đang được tắm trên một dòng sông mênh mang, tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giao hưởng hùng tráng. Âm hưởng sử thi là âm hưởng chung của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến và cũng là nét đặc sắc riêng của truyện ngắn Rừng xà nu vì ở tác phẩm này không phải chỉ có một vài yếu tô mà màu sắc sử thi được tạo nên từ sự tổng hòa của tất cả các yếu tố nội dung cũng Tài như liệu nghệ chia sẻ thuật. tại

Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu Bài làm 6 Rừng xà nu là một truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Trung Thành viết về đất và người Tây Nguyên hùng vĩ. Đây cũng là một tác phẩm mang đậm nét tính sử thi của văn học Việt Nam 1945 1975. Sử thi (hay trường ca) là một thể loại văn tự sự (có thể là văn vần hoặc văn xuôi) có quy mô hoành tráng, nội dung thường miêu tả và ca ngợi những chiến công, những sự kiện mang tính chất toàn thẻ cộng đồng, ngợi ca những vị anh hùng bộ tộc có sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và ước vọng của cả cộng đồng đó. Tác phẩm sử thi có tính đặc trưng về ngôn ngữ, giọng điệu, cảm hứng chủ đạo, nội dung tác phẩm Rừng xà nu là một truyện ngắn chứ không phải là tác phẩm sử thi nhưng tính sử thi lại được thể hiện khá rõ nét. Âm hưởng sử thi cũng là một phần quan trọng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Trước hết, tính sử thi trong tác phẩm Rừng xà nu được biểu hiện ở việc nhà văn xây dựng những sự kiện có tính chất cộng đồng chứ không phải chỉ của cá nhân riêng lẻ. Những chuyện của làng Xô Man cũng là những chuyện chung của Tây Nguyên, của cả miền Nam và cả đất nước của chúng ta. Bọn Mĩ Diệm đi tới đâu là chúng chèn ép người đến đấy. Chúng thà giết nhầm chứ quyết không để cho cộng sản của chúng ta có đường chạy thoát. Thế nhưng dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, đồng bào ta là một đồng bào kiên cường cho nên ngày giặc càn quét, toàn thể nhân dân đã đồng lòng đứng dậy chống Mĩ. Chuyện làng Xô Man mài gươm giáo, nổi dậy và sẵn sàng đánh giặc chính là hình ảnh, là tinh thần của toàn thể dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng. Bên cạnh việc xây dựng những sự kiện mang tính cộng đồng thì Rừng xà nu còn xây dựng hình ảnh một tập thể anh hùng. Đây cũng là một phương diện thể hiện tính sử thi rõ nét trong tác phẩm. Nhà văn đã dựng lên bức chân dung những người anh hùng mang những nét tính cách và phẩm chất của người làng Xô Man, của những người con Tây Nguyên gan trường bất khuất. Những người anh hùng trong Rừng xà nu tuy đa dạng lứa tuổi, đa dạng về số phận riêng nhưng đều chiến đấu vì một mục đích cách mạng, góp phần làm nên chiến thắng, đem lại bình yên và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Tuy rằng chiến công của mỗi người là khác nhau nhưng nó cùng làm nên chiến thắng chung cho tất cả mọi người. Cuốn sử vẻ vang của làng Xô Man, của Tây Nguyên là do tất cả mọi người cùng viết ra chứ không phải chỉ riêng của một người làm ra. Bản trường ca vì thế đa thanh đa sắc, nó là sự tổng hoà của rất nhiều giọng điệu khác nhau. Anh Quyết, cụ Mết, Tnú, Mai, cô Dít, bé Heng là những người tiêu biểu nhất. Nhưng bên cạnh họ còn có dân làng, có những người phía sau cùng đồng lòng để làm nên chiến thắng vang dội. Tất cả cùng góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc. Tính sử thi trong truyện ngắn Rừng xà nu còn được thể hiện ở việc miêu tả những sự kiện, những vị anh hùng từ góc độ kính phục và ngưỡng mộ. Trong tác phẩm, các chi tiết đời Tài thường liệu chia ítsẻ được tại nhắc tới, thay vào đó, nhà văn chí chú ý chọn lọc những chi tiết tiêu biểu nhất để làm nổi bật phẩm chất anh hùng của nhân vật.

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Hình ảnh cụ Mết với giọng nói ồ ồ dội vang trong lồng ngực, nghe tưởng như là âm vang của cồng chiêng, của núi rừng Tây Nguyên, của lịch sử hào hùng vọng lại. Mà quả thật, cụ Mết chính là hình tượng của truyền thống, của lịch sử vững bền. Cụ từng nói: Đảng còn, núi nước này còn. Câu nói ấy như một chân lý và một niềm tin sắt đá vào cách mạng, vào sự chiến thắng của dân tộc mình. Chẳng thế mà cả làng Xô Man lắng nghe như uống từng lời cụ nói và cả rừng xà nu cũng ào ào rung động như một sự hoà điệu, tạo nên âm hưởng vang vọng khắp không gian. Câu chuyện của cụ Mết về cuộc đời của Tnú không đơn giản chỉ là cuộc đời của một con người. Nó là một câu chuyện đã được lịch sử hóa và nhuốm màu huyền thoại cho nên đã trở thành cuộc đời chung của toàn thể dân tộc. T nú yêu quê hương đất nước, gan dạ dũng cảm bảo vệ cán bộ cách mạng và dân làng. Anh cũng từng trải qua những mất mát đau đơn nhưng vượt lên trên tất cả là tình yêu với gia đình, quê hương đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc đã giúp anh trở nên mạnh mẽ, có thể chiến thắng kẻ thù, hướng đến giải phóng cho dân tộc, cho nhiều người hơn nữa. Câu chuyện về một người anh hùng cao cả lại được cụ Mết kể lại trong một đêm bên bếp lửa nhà ưng đã khiến cho Tnú trở thành niềm tự hào của làng, trở thành biểu tượng anh hùng sống động để cho tất cả mọi người ngưỡng mộ và noi theo. Với giọng văn hào hùng, đanh thép và bộc trực, Rừng xà nu đã đem đến cho người đọc một bản trường ca về người anh hùng, về tinh thần bất khuất kiên cường của đất và người Tây Nguyên. Hình ảnh rừng xà nu bạt ngàn vươn lên đón ánh nắng mặt trời chính là một biểu tượng cho sức sống bất diệt của con người, của Tây Nguyên. Đạn bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên thân thể cường tráng. Chính những lời văn như thế này đã cho người đọc thấy hình ảnh tập thể dân làng Xô Man nói riêng và toàn thể nhân dân ta nói chung đều một lòng kiên định vững vàng trước thử thách để chiến đấu và chiến thắng. Có thể thấy rằng truyện ngắn Rừng xà nu mang tính sử thi rất rõ nét. Yếu tố sử thi đã khiến cho tác phẩm để lại nhiều dư âm mạnh mẽ trong lòng người đọc. Và sự thành công của tác giả chính là thể hiện được tinh thần bất khuất kiên cường của một dân tộc trong những năm tháng chiến tranh, khơi gợi lên tinh thần sôi sục đấu tranh để hướng đến giải phóng dân tộc, bảo vệ bình yên cho Tổ quốc. Tài liệu chia sẻ tại