BÁNH SỰ SỐNG - CN4MC-C

Tài liệu tương tự
CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

CHÚ TƯ PHÚC Buổi pháp thoại chấm dứt bằng ba tiếng chuông ngân dài Mọi người đứng lên lễ Phật, xá thầy và đi ra. Chú Tư Phúc còn lại một mình trong ch

SỰ SỐNG THẬT

CHƯƠNG 1

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện Vợ nhặt

[Cầu Nguyện Với Chúa Mỗi Ngày] Tháng 3/2019 CẦU NGUYỆN THÁNG 3/2019 1

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 16 : Chương 16

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

mộng ngọc 2

Phần 1

Phần 1

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Kinh Từ Bi

Công Chúa Hoa Hồng

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Chọn Vợ Hiền Nguyễn Thị Thanh Dương Anh Tư góa vợ khi tuổi đời còn trẻ. Anh đang đi tìm cho mình một tình yêu mới, một người vợ mới. Đối tượng anh mon

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Manna CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM B Từ Trái Tim Con Người Lời Chúa: (Mc 7,1-8a ) 1 Hôm ấy, có những người Pharisêu và một số kinh

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4


Con Đường Khoan Dung

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

nguoiHSI_2019AUG18_sun

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Chuong IX

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

NỖI GHEN DỊU DÀNG

No tile

Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt

Document

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

SỰ SỐNG THẬT

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Document

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Phần 1

36

Phần 1

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

SỰ SỐNG THẬT

Gian

No tile

Document

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất

No tile

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng Tuyết Mở nắp vung, lấy đôi đũa gắp một miếng xôi nhỏ, nhai thử, thấy

Tác Giả: Tuyết Nhung NGƯỜI ẤY LÀM SAO QUÊN PHẦN VI Ôm bó hoa hồng còn ngậm sương đêm trong tay, lòng Hạnh Nguyên gợi lên bao câu hỏi mà cô không tài n

Bạn Tý của Tôi

Microsoft Word - bai7.doc

CHƯƠNG 1

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - chantinh09.doc

SỰ SỐNG THẬT

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phần 1

Bao giờ em trở lại

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

No tile

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Phần 1

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Microsoft Word - tinhyeuemchon01.doc

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Microsoft Word - Dthuyenbi2.doc

VINCENT VAN GOGH

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

VINCENT VAN GOGH

Cảm nghiệm sau khóa Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình Tại Giáo Xứ Cái Răng, Giáo Phận Cần Thơ, ngày /8/2014 Cha Vinh Sơn Võ Văn Thọ, Chánh xứ giáo

SỰ SỐNG THẬT

cover.ai

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - chotinhyeutronven02.doc

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phần 1

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Phần 1

Mộng ngọc

No tile

Bản ghi:

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY NĂM C (31/03/2019) LÒNG CHA BAO LA NHƯ ĐẠI DƯƠNG "Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy" NGUYỄN VĂN NỘI I. DẨN VÀO LỜI CHÚA Chúng ta đã quen với khúc hát Lòng Mẹ bao la như Biển Thái Bình dạt dào... Nhưng nếu có nói Lòng Cha bao la như đại dương thì cũng không ai ngạc nhiên, vì đã quá quen với câu chuyện người cha nhân từ (hay người con hoang đàng) trong bài Phúc âm Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm C, nhất là từ ngày Phong Trào Lòng Chúa Thương Xót được nhiều người biết đến và hưởng ứng. II. LẮNG NGH.E LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG LU-CA 15,1-3.11-32: Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giê-su để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng". Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: "Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: 'Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con'. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của mình, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của thì vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bã heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng 1 / 6

không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: 'Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, còn tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha" '. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó còn ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động lòng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: 'Thưa cha, con đã lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa'. Nhưng người cha bảo đầy tớ: 'Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy đeo nhẫn vào ngón tay cậu, và xỏ giầy vào chân cậu. Hãy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: vì con ta đây đã chết, nay sống lại, đã mất, nay lại tìm thấy'. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đình. "Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. Tên đầy tớ nói: 'Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã giết bê béo, vì thấy cậu ấy về mạnh khoẻ'. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: 'Cha coi, đã bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về thì cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó'. Nhưng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy' ". III. LÒNG THƯƠNG XÓT LÀ CÁCH SỐNG, KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TỪ TRỪU TƯỢNG Lòng thương xót là cách sống, không phải là một từ trừu tượng thumbnail Dửng dưng với người nghèo và người đau khổ biến Kitô hữu thành kẻ đạo đức giả Tin Giáo hội Đức Giáo hoàng Phanxicô chào đón bé gái trong buổi tiếp kiến đặc biệt Năm Lòng Thương Xót tại Quảng trường Thánh Phêrô hôm 30-01-2016. Ảnh: CNS/Paul Haring Kitô hữu nào chọn ứng xử nhân từ với tha nhân thì cảm nghiệm được đời sống chân thực và có mắt đề nhìn thấy, có tai để nghe, và có tay để an ủi, tờ CNS trích lời Đức Thánh cha nói hôm 30-6 trong buổi tiếp kiến Năm Lòng Thương Xót tại Quảng trường Thánh Phêrô. 2 / 6

Lãnh cảm trước nỗi khốn cùng của người nghèo và người đau khổ ngài nói Kitô hữu sẽ trở thành những kẻ đạo đức giả và chìm trong trạng thái ngủ mê tâm linh làm tê liệt tâm trí và khiến đời sống trở nên khô cằn. Những người nào trải qua cuộc đời, bước đi trong đời sống mà không biết đến nhu cần của tha nhân, không nhìn thấy các nhu cầu tâm linh và vật chất là những người không sống ngài nói Họ là những người không biết phục vụ tha nhân. Và hãy nhớ cho rõ điều này: Người nào không sống để phục vụ thì không phục vụ gì cho cuộc đời này cả. Thay vào đó, ngài nói, những ai đã cảm nghiệm lòng thương xót của Thiên Chúa trong chính đời sống của mình thì không còn vô cảm trước nhu cầu của tha nhân. Không như những vấn đề lý thuyết, công việc của lòng thương xót là nhân chứng cụ thể thúc giục Kitô hữu xắn tay áo lên để làm vơi đi đau khổ. UCAN VIET NAM IV. NGƯỜI CHA NHÂN HẬU Ta thường gọi là dụ ngôn Người con hoang đàng. Cách gọi này không được chính xác. Trước hết vì sự trở về của đứa con không đáng làm khuôn mẫu cho ta. Hơn nữa, xét theo bối cảnh và nội dung, Chúa Giêsu, khi kể dụ ngôn này, có ý đề cao tình yêu thương, lòng khoan dung nhân hậu của người cha. Bối cảnh: Nhóm Pharisêu và các Kinh sư chê trách Chúa Giêsu vì Người ngồi ăn với những kẻ tội lỗi. Để trả lời họ, Chúa Giêsu kể một chuỗi 3 dụ ngôn: Con chiên đi lạc, Đồng bạc bị mất và Người cha nhân hậu. Nội dung: Có thể coi đây là một vở kịch 2 màn. MÀN 1: NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON ÚT Đứa con ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân. 3 / 6

Sự ích kỷ được biểu lộ trước hết trong việc xin chia gia tài, ở nhà chung mà chỉ nghĩ đến vun quén riêng. Không đóng góp mà chỉ muốn rút tỉa. Không làm việc mà chỉ muốn hưởng thụ. Sự ích kỷ đạt đến mức tồi tệ đáng kinh tởm khi nó dám mở miệng xin chia gia tài. Theo truyền thống phương đông, gia tài chỉ được chia sau khi cha mẹ đã qua đời. Xin chia gia tài lúc cha mẹ còn sống có khác nào cầu mong cha mẹ mau chết đi! Có tiền bạc trong tay, nó bắt đầu ăn tiêu phung phí. Cách ăn tiêu nói lên tính ích kỷ của đứa con. Nó tiêu tiền mà không nghĩ gì đến mồ hôi nước mắt của cha mẹ. Nó tiêu tiền chỉ để thoả mãn dục vọng. Nó dùng tiền bạc để cung phụng bản thân. Khi có tiền nó chẳng nghĩ đến ai, nên khi hết tiền, chẳng còn ai gắn bó, sẵn sàng giúp nó qua cơn túng thiếu. Túng cùng quá mới phải trở về. Sự ích kỷ vẫn còn đó trong toan tính trở về. Nó không hề nghĩ đến cha mẹ. Nó không hề nghĩ đến tình thương. Nó chỉ nghĩ đến cái bụng. Về nhà để được ăn no. Chỉ có thế. Người cha hoàn toàn quên mình vì con. Khi đứa con xin chia gia tài, ông đã chia ngay, không so đo tính toán, không hạch sách khó khăn. Ông không nghĩ đến bản thân, không tự ái, chỉ mong sao con cái được vui lòng. Khi con đã ra đi, ông ngày đêm thương nhớ, ngày nào cũng ra ngõ đứng chờ. Thật tội nghiệp, con ra đi chẳng nhớ nhung gì đến cha mà cha không phút giây nào ngừng thương nhớ con. Con chỉ biết tìm vui cho bản thân trong khi cha mỏi mòn trông đợi. Con chỉ biết đến tiền bạc, còn cha chẳng quan tâm gì đến tiền của, nhưng chỉ cần có con. Cảm động nhất và cũng chan chứa tình thương nhất là phút giây gặp gỡ. Một phút giây vắn vỏi mà nói lên bao nhiêu điều về tình thương của cha. Anh ta còn ở đàng xa thì người cha đã trông thấy. Khi con chưa nhìn thấy cha thì cha đã nhìn thấy con. Mắt chàng trai trẻ hẳn phải tinh anh hơn mắt ông cụ đã nhoà dòng lệ vì thương nhớ chứ. Thế mà cha đã nhìn thấy con trước. Vì cha không nhìn bằng mắt nhưng nhìn bằng trái tim. Trái tim yêu thương có đôi mắt tinh tường giúp nhận ra ngay bóng người yêu dấu. Trái tim con không còn yêu thương nên nhìn chẳng thấy cha. Trái tim con khô cằn nên mắt vẫn sáng mà chẳng khác mù lòa. Trái tim cha đầy ắp yêu thương nên đã lòa rồi mà vẫn thấy rõ con ngay từ đàng xa. Ông chạnh lòng thương. Trái tim dạt dào yêu thương quên hết tất cả lầm lỗi của đứa con. Tình cảm đầu tiên dâng lên trong tim ông không phải là tiếc xót nửa gia tài đã mất, cũng không phải là tức giận thằng con phá gia chi tử, nhưng lại là chạnh lòng thương. Yêu quá nên người cha chẳng còn nhìn thấy gì khác hơn là đứa con tiều tuỵ rách rưới. Yêu quá nên người cha chẳng nhìn thấy lầm lỗi mà chỉ nhìn thấy nỗi khổ của con. Trong trái tim ông, chỉ có tình thương dành cho con, nên vừa gặp con là tim đã rộn ràng xúc động. Chạy lại ôm cổ con. Lại một cử chỉ lạ lùng. Cha không chờ con tới theo đúng lễ phép mà đã vội vàng chạy lại ôm con. Tình yêu thương thúc đẩy, niềm vui dâng dạt dào khiến người cha không chần chờ được nữa. Bất chấp thân phận cao quý của mình, ông chạy đi như một đứa trẻ được quà. Bất chấp tuổi tác của mình, ông nhanh nhẹn như một thanh niên sung sức. Đứa con tuổi còn trẻ mà sao chẳng nhanh nhẹn bằng ông già? Vì trong tim nó thiếu tình yêu. Trái tim không tình yêu cũng giống như cơ thể không sức sống. Ông già mà nhanh nhẹn vì ông không chạy bằng sức lực của đôi chân. Ông chạy bằng trái tim. Ông bay bằng tình yêu. Tình yêu chắp cánh cho ông. Hôn lấy hôn để. Chẳng còn bút nào tả xiết niềm vui của người cha khi gặp lại đứa con. Những nụ hôn không ngớt đủ nói lên tình cảm dạt dào ông dành cho nó. Ông ôm chặt như để giữ không cho nó ra đi nữa. Trong một thoáng, khi đứa con chưa có một động tác nào thì người cha đã có 4 động tác: nhìn thấy, chạnh lòng thương, chạy đến, ôm hôn. Trong một thoáng ngắn ngủi, khi chàng trai tuổi trẻ 4 / 6

còn bất động thì ông lão già nua đã thực hiện 4 động tác rất nhanh nhẹn. Ông thật là người cha phung phí. Ông đã phung phí sức lực trong cuộc gặp gỡ với đứa con trở về. Ông đã phung phí tiền bạc khi chia gia tài một cách dễ dãi. Ông đã phung phí khi đem áo mới, giầy mới, nhẫn vàng, lại còn tổ chức một bữa tiệc mừng có bê béo, có cả đàn hát múa nhảy để đón đứa con đi hoang trở về. Làm thế chẳng sợ hàng xóm cười cho! Nói tóm lại ông đã phung phí tình yêu thương. Yêu thương quá độ. Yêu thương đến vô lý. Mà có lý lẽ nào giải nghĩa được yêu thương? Chỉ có tình yêu thương mới giải nghĩa được những điều vô lý đó. MÀN 2: NGƯỜI CHA VÀ ĐỨA CON CẢ Đứa con cả đi hoang trong tâm hồn. Đứa con cả vẫn ở nhà, nhưng thực ra chỉ có thân xác ở nhà, còn tâm hồn nó đã đi hoang từ lâu. Tuy ở trong gia đình, nhưng tâm hồn nó không thuộc về gia đình. Nó làm việc không phải với tâm tình của một người con hiếu thảo coi mọi sự của cha là của con. Nó muốn vun quén riêng tư. Nó làm việc với tinh thần nô lệ, mong được trả công, chỉ nghĩ đến con bê nhỏ, đến bạn bè riêng của nó. Sống bên cha mà tâm hồn nó xa tâm hồn cha biết bao. Nó không sao chia sẻ được những tình thương, những ưu tư, hoài bão của cha. Cha là tình thương nhưng con chỉ là ích kỷ. Cha là bao dung nhưng con chỉ là hẹp hòi. Tâm hồn cha rộng mở bao nhiêu thì tâm hồn con khép kín bấy nhiêu. Cha chỉ biết tha thứ trong khi con chỉ biết kết án. Thật là khác biệt ngàn trùng. Cha đi tìm con Một lần nữa, người cha lại phải bỏ nhà ra đi, bỏ dở bữa ăn để tìm đứa con đi hoang trong tâm hồn. Vẫn với cử chỉ dịu dàng cố hữu; vẫn với những lời lẽ ôn tồn; vẫn với ánh mắt chan chứa cả một trời bao dung, cha cố gắng thuyết phục đứa con cả trở về. Nếu đứa con út cần một cuộc trở về thì đứa con cả cần tới hai cuộc trở về: về với cha và về với em. Đi hoang trong tâm hồn xa xôi diệu vợi thế! Qua dụ ngôn này Chúa cho thấy dù tôi là con út hay con cả, tôi vẫn cần trở về. Vì nếu tôi chưa đi hoang trong đời sống, chắc chắn đã rất nhiều lần tôi đi hoang trong tâm hồn: suy nghĩ và hành động của tôi khác hẳn với đường lối của Thiên Chúa là Cha; tôi vẫn không muốn chấp nhận anh em tôi. Nhưng dụ ngôn cũng cho tôi an tâm trở về. Hình ảnh người cha hiền đứng đợi mời gọi tôi mau bước. Chúa là người Cha yêu thương tôi trước khi tôi yêu Người, đi tìm tôi trước khi tôi đi tìm Người, tha thứ cho tôi trước khi tôi xin lỗi Người. Lạy Chúa là Cha nhân từ, con cảm tạ tình yêu thương vô vàn của Cha. ĐTGM Ngô Quang Kiệt. -------------------------------- 5 / 6

6 / 6