Chương 12: Trạng thái cân bằng tĩnh và sự đàn hồi Chương 10 và 11 đã trình bày các kiến thức động lực học để khảo sát chuyển động của vật rắn. Trong c

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

Microsoft Word - Chuong 3. cac may lam nho.doc

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chương 11: Mômen động lượng Chủ đề trung tâm của chương này là mômen động lượng, là đại lượng đóng vai trò quan trọng trong động lực học chuyển động q

Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Microsoft Word - Toàn.doc

Microsoft Word - Phan 8H

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9391:2012 LƯỚI THÉP HÀN DÙNG TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU Welded stee

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Microsoft Word

Microsoft Word - TCVN

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Thi thử THPTQG Môn Vật lí - Đề số 1 Câu 1: Một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

1

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO

SoŸt x¾t l·n 1

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT Quảng Xương - Thanh Hóa - Lần 2 - Năm 2018 Câu 1: Khi kích thích cho con l

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] tcvn

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Lời Dẫn

Chương 5: Mục tiêu chương 5: BẢN MẶT CẦU - HỆ MẶT CẦU 218 Chương 5: Bản mặt cầu Hệ dầm mặt cầu Cung cấp kiến thức cơ bản cho người học thiết kế bản mặ

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

BÀI VIẾT SỐ 2 LỚP 10 ĐỀ 1

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VI Issue 13 03/ with people in mind

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN HUỆ - HÀ NỘI Mã đề thi 209 ĐỀ THI HỌC KÌ II LỚP 12 NĂM HỌC Môn: Toán Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệ

Khoa Cô Khí Coâng Ngheä Baøi giaûng Maùy GCCH NSTP BM: Maùy STH vaø CB Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vai trò của phương pháp GCCH trong CBNSTP. Th

Microsoft Word - Phieuhoctap 10NC_Hocsinh-ChuongI,II,III.doc

untitled

TÀI LIỆU THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG TƯỜNG CHẮN ĐẤT CÓ CỐT

Mục lục Trang Các lưu ý an toàn Tên của từng bộ phận Các điểm chính khi giặt Hướng dẫn các chức năng của bảng điều khiển 6 Sách hướng dẫn vận hà

TUYỂN TẬP CÁC BÀI TẬP DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA Đại cương về dao động điều hòa Câu 1: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất để vật trở về trạ

Chương 8: Định luật bảo toàn năng lượng Hệ không cô lập Hệ không cô lập về năng lượng là một hệ có trao đổi năng lượng với môi trường qua biên giới củ

Microsoft Word - BomthuyluanVw.doc

Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Phần 1

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng - lần 2 Câu 1: Gọi λ1, λ2, λ3, λ4 tươn

ĐỀ THI THỬ SỐ 10 Câu 1: Theo định luật khúc xạ thì A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng. B. góc khúc xạ có thể bằng góc tới. C. góc

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn vật lý trường THPT Ngô Quyền - Hải Phòng - Lần 1

HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM Diễn giải trò chơi trạm cho Sói Con GIẢI CỨU MOWGLI (Tài liệu dành cho Ban Sói Gìa) Lê Thọ - biên soạn thân tặng Lê Thọ - biên soạn

ĐỀ NGHỊ 1: Thời gian: 90 phút

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Lời Dẫn

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

Phong thủy thực dụng

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Document

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí ĐỀ SỐ 01 ĐỀ THI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Môn: Vật Lý Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: M

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Chương 5 Kiểm định giả thuyết thống kê Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê toán Khái niệm chung Giả thuyết thống kê Thủ tục kiểm định Các bước ti

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

No tile

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NỘI DUNG KTTT H

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Document

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Phần 1

Đề minh họa THPT Quốc Gia 2019 môn vật lý Sở Giáo dục và Đào tạo - Bình Dương

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

ĐỀ THI THỬ LẦN 2 CHUYÊN VINH – MÔN VẬT LÝ

Kinh Từ Bi

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc

Tháng tư năm 1975, trong khi Sài Gòn đang hấp hối và mọi người vội vã tìm cách thoát thân thì chính tôi lại từ chối không đi theo gia đình đôi bạn thâ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng 1, 2013 Đặc Biệt Hoàng Thảo Ngũ Tinh - Dendrobium wardianum Tôi có mấy cây D

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

quy phạm trang bị điện chương ii.4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

B n tin Di s n V n hãa Sè 04 (24) 2013 Nhµ thê téc t¹ mét vµi th«ng tin vò lþch sö, v n hãa Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên cùng với tầm nhìn c

PowerPoint Presentation

SỞ GD & ĐT THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HOẰNG HOÁ 2 (Đề thi có 04 trang) ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I KHỐI 12, NĂM HỌC Môn thi: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 5

GV NGUYỄN KHẮC HƯỞNG ĐỀ SỐ 99 (Đề thi có 5 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 Môn thi: TOÁN Thời gian làm bài: 90 phút. Họ và tên thí sinh:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU MÃ SỐ MĐ 04 NGHỀ THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ Sơ cấp nghề

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Thái Nguyên - lần 2 Câu 1: Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên

Tứ Hành Xung

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

3CX - 4CX ECO

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Ngày xưa - Thành Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Qu

THIS PROJECT IS CO-FUNDED BY mini guide march 2011 KỸ THUẬT KHAI THÁC MÂY RỪNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Aucun titre de diapositive

Bản ghi:

Chương 12: Trạng thái cân bằng tĩnh và sự đàn hồi Chương 10 và 11 đã trình bày các kiến thức động lực học để khảo sát chuyển động của vật rắn. Trong chương 12 này ta sẽ khảo sát vật rắn ở trạng thái cân bằng tĩnh và sự đàn hồi của chúng. Cân bằng tĩnh là trạng thái chuyển động đặc biệt của vật rắn. Khi đó, vật rắn có vận tốc chuyển động tịnh tiến và vận tốc chuyển động quay đều bằng 0 trong một hệ quy chiếu quán tính. Trạng thái cân bằng tĩnh này được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật dân dụng, kiến trúc và cơ khí. Phần sau của chương này ta sẽ nghiên cứu về sự đàn hồi của vật rắn. Các vật rắn có tính đàn hồi sẽ có khả năng trở về hình dạng cũ khi ngừng tác dụng lực gây biến dạng. Mô hình phân tích: Vật rắn ở trạng thái cân bằng Cân bằng có nghĩa là một vật chuyển động với vận tốc dài và vận tốc góc không đổi so với một quan sát viên trong một hệ quy chiếu quán tính. Ở đây ta quan tâm đến trường hợp đặc biệt mà cả hai loại vận tốc này bằng không Trường hợp này được gọi là cân bằng tĩnh. Cân bằng tĩnh là một tình huống thường gặp trong kỹ thuật, đặc biệt là trong xây dựng, kiến trúc và cơ khí. tải. Sự đàn hồi: Chúng ta có thể thảo luận về việc các vật bị biến dạng như thế nào trong điều kiện chịu Một vật đàn hồi sẽ trở lại hình dạng ban đầu khi không còn lực làm nó biến dạng. Người ta định nghĩa nhiều hằng số đàn hồi khác nhau, tương ứng với mỗi kiểu biến dạng khác nhau. Trong mô hình hạt ở trạng thái cân bằng thì một hạt chuyển động với vận tốc không đổi do hợp lực tác dụng lên nó bằng không. Với các vật thật (dạng mở rộng) thì tình huống sẽ phức tạp hơn nhiều. Thường thì không thể xem các vật là các hạt. Với một vật thật ở trạng thái cân bằng thì cần thỏa mãn một điều kiện thứ hai: Điều kiện này liên quan đến chuyển động quay của vật. Một vật khi ở trạng thái cân bằng tĩnh thì: tổng ngoại lực và tổng mômen ngoại lực tác dụng lên vật bằng 0. Các điều kiện này mô tả mô hình vật rắn ở trạng thái cân bằng. 1

Các lưu ý về cân bằng: Cân bằng tịnh tiến Điều kiện thứ nhất về cân bằng là phát biểu về cân bằng tịnh tiến. Gia tốc tịnh tiến của khối tâm của vật phải bằng không. Điều này được áp dụng trong một hệ quy chiếu quán tính. Cân bằng quay Điều kiện thứ hai về cân bằng là một phát biểu về cân bằng quay. Gia tốc góc của vật bằng không. Điều này phải đúng với mọi trục quay. Cân bằng động và cân bằng tĩnh Trong chương này, ta tập trung vào cân bằng tĩnh. Vật không chuyển động. vcm = 0 và = 0 Mômen hợp lực bằng không không có nghĩa là vật không chuyển động quay. Cân bằng động cũng có thể xảy ra. Vật có thể quay với vận tốc góc không đổi. Vật có thể chuyển động với vận tốc khối tâm không đổi. Các phương trình trong cân bằng Ta sẽ giới hạn các ứng dụng cho các tình huống mà các lực nằm trong mặt phẳng xy Các lực này được gọi là đồng phẳng vì chúng cùng nằm trong một mặt phẳng Giới hạn này dẫn đến 3 phương trình theo các trục. Các phương trình này là: Fx = 0 Fy = 0 z = 0 (12.3) Vị trí của trục của phương trình mômen quay được chọn bất kỳ. F ext ext (12.1) (12.2) 2

Bàn thêm về khối tâm của vật rắn Có thể chia một vật thành nhiều phần tử nhỏ. Mỗi phần tử có khối lượng và tọa độ riêng. Tọa độ x của khối tâm của vật cho bởi Có thể tìm thấy các biểu thức tương tự cho các tọa độ y và z. y = i (m iy i ) i m i z = i (m iz i ) i m i Khi khảo sát chuyển động của vật rắn, trọng lực là một trong những lực quan trọng. Ta phải xác định được vị trí của điểm đặt lực này: trọng tâm (CG: Center of Gravity). Trong trường hợp giá trị gia tốc trọng trường g là như nhau trên toàn vật thì vị trí trọng tâm của vật rắn sẽ được xác định bởi: x CG = i (m ix i ) i m i y CG = i (m iy i ) i m i z CG = i (m iz i ) i m i Mômen quay do trọng lực gây ra trên vật có khối lượng M là lực Mg tác dụng lên trọng tâm của vật. Nếu g là đồng nhất trên toàn vật thì trọng tâm trùng với khối tâm của vật. Nếu vật là đồng nhất và đối xứng thì trọng tâm trùng với tâm hình học của vật. Ví dụ về vật rắn ở trạng thái cân bằng Chiến lược giải toán về cân bằng Khái niệm hóa Tìm tất cả các lực tác dụng lên vật. Hình dung ảnh hưởng của mỗi lực đến sự quay của vật như là chỉ có lực này tác dụng lên vật. Phân loại x = i (m ix i ) (12.4) i m i 3

Khẳng định rằng vật là một vật rắn cân bằng. Vật phải có gia tốc tịnh tiến và gia tốc góc bằng không. Phân tích Vẽ một sơ đồ. Vẽ và đặt tên tất cả các ngoại lực tác dụng lên vật. Mô hình hạt chịu tác dụng của hợp lực: có thể biểu diễn vật như là một điểm trong sơ đồ lực vì ta không quan tâm đến điểm tác động của lực lên vật. Mô hình vật rắn cân bằng: Không thể biểu diễn vật bằng một điểm vì điểm tác động của các lực là quan trọng. Lập một hệ tọa độ thuận tiện. Tìm thành phần của các lực theo hai trục tọa độ. Áp dụng điều kiện thứ nhất về cân bằng ( F=0). Cẩn thận với các dấu cộng, trừ. Chọn một trục thuận tiện cho việc tính mômen quay tổng hợp đối với vật rắn: Nhớ rằng việc chọn trục là tùy ý. Chọn một trục sao cho các phép tính là đơn giản nhất: Lực tác dụng dọc theo đường thẳng đi qua gốc có mômen quay bằng không Áp dụng điều kiện thứ 2 của cân bằng. Hai điều kiện cân bằng sẽ cho ta một hệ phương trình. Giải hệ phương trình. Hoàn tất Bảo đảm rằng các kết quả là phù hợp với sơ đồ ban đầu. Nếu lời giải cho thấy một lực âm thì lực đó ngược với chiều mà ta đã vẽ trong sơ đồ. F, F 0, F 0. Kiểm tra các kết quả để bảo đảm rằng: x y 0 z Sự cân bằng của hệ chai rượu và giá đỡ trong hình 12.1 là một ví dụ thú vị về trạng thái cân bằng tĩnh của vật rắn. Để chai rượu có thể đứng cân bằng trên giá đỡ thì cần hai điều kiện: tổng hợp lực và tổng mômen lực tác dụng lên hệ phải bằng không. Để điều kiện thứ hai được thỏa mãn thì trọng lực của chai phải đi qua điểm đặt của giá đỡ trên bàn. Trọng tâm của chai rượu rơi đúng vào điểm đặt của giá Hình 12.1: Hệ chai rượu và giá đỡ cân bằng 4

Bài tập mẫu 12.1: Người đứng trên xà ngang: Một thanh xà đồng chất nằm ngang có chiều dài l= 8.00 m và trọng lượng Wb=200 N được gắn vào tường bởi một trục quay. Đầu còn lại của xà được móc vào cáp treo lập một góc =53 so với xà (hình 12.8a). Một người có trọng lượng Wp=5600 N đứng trên xà và cách tường một khoảng d=2.00 N. Tìm lực căng của cáp treo cũng như độ lớn và hướng của lực mà tường tác dụng lên xà. Giải: Khái niệm hóa Thanh xà là đồng chất. Trọng tâm của xà là ở tâm hình học của xà (trung điểm của xà). Người đứng trên xà. Lực căng của cáp và lực mà tường tác dụng lên xà là gì? Phân loại Hệ đứng yên, phân loại bài toán như là một vật rắn nằm cân bằng. Phân tích Vẽ một sơ đồ lực (hình 12.8b). Dùng trục quay cho trong bài toán (nằm trên tường) làm trục quay: Cách này là đơn giản nhất Lưu ý là ở đây có 3 ẩn số (đại lượng cần tìm) là T, R,. Có thể phân tích các lực thành các thành phần. Áp dụng 2 điều kiện cân bằng, ta thu được 3 phương trình. Giải hệ phương trình để tìm các ẩn số. Hoàn tất Giá trị của θ cho thấy hướng của R trong đồ thị là đúng. Bài tập mẫu 12.2: Thang dựng nghiêng Một cái thang đồng chất có chiều dài l tựa vào một cái tường nhẵn, thẳng đứng (hình 12.9a). Khối lượng của thang là m và hệ số ma sát giữa thang và sàn nhà là. Tìm góc nghiêng nhỏ nhất min để thang không bị trượt. 5

Khái niệm hóa Thang là đồng chất. Trọng lượng của thang đặt ở tâm hình học của nó (cũng là trọng tâm). Giữa thang và sàn nhà có ma sát nghỉ (ma sát tĩnh). Phân loại Mô hình hóa vật như là một vật rắn nằm cân bằng: do ta không muốn thang trượt Phân tích Vẽ một sơ đồ chỉ ra tất cả các lực tác động lên thang. Lực ma sát là ƒs = µs n. Chọn O làm trục quay. Áp dụng các phương trình của 2 điều kiện cân bằng. Giải các phương trình. Thuộc tính đàn hồi của chất rắn Từ trước đến nay, ta thường giả sử rằng các vật vẫn còn là vật rắn khi các ngoại lực tác động lên nó, ngoại trừ các lò xo. Trong thực tế, tất cả các vật đều bị biến dạng theo một cách nào đó: nó có thể bị thay đổi kích thước hoặc hình dạng khi bị ngoại lực tác động. Các nội lực chống lại sự biến dạng. Các định nghĩa liên quan đến biến dạng Ứng lực (Stress): Ứng lực tỉ lệ với lực gây ra biến dạng và bằng ngoại lực tác dụng lên một đơn vị diện tích tiết diện. Biến dạng (strain): Là kết quả của ứng suất. Biến dạng là một số đo của độ biến dạng. Sự biến dạng của một vật sẽ được định lượng thông qua giá trị của suất đàn hồi (Elastic modulus): Chúng ta xét 3 dạng biến dạng và định nghĩa suất đàn hồi cho mỗi dạng: ứng suất đàn hồi = ứng lực biến dạng (12.5) Ứng suất Young: đo sự cản trở (resistance) của một vật rắn đối với sự thay đổi về chiều dài Ứng suất trượt: đo sự cản trở của chuyển động của các mặt song song với nhau bên trong vật rắn (biến dạng trượt) Ứng suất khối: đo sự cản trở của vật rắn hoặc chất lỏng đối với sự thay đổi về thể tích 6

12.4.1 Ứng suất Young: Đàn hồi theo chiều dài Là sự biến dạng về chiều dài của vật khi nó chịu tác dụng của ngoại lực dọc theo chiều dài của nó (hình 12.2) thì sẽ gây ra biến dạng dài với suất đàn hồi Young: Y Y: suất Young (N/m) Ứng lực dài = F A biến dạng dài L L F: ngoại lực gây biến dạng vật rắn (N) A: tiết diện mà lực tác động vào (m 2 ) (12.6) L: độ biến dạng theo chiều dài của vật rắn (m) L: chiều dài của vật rắn khi chưa biến dạng (m) 12.4.2 Ứng suất cắt (trượt): Đàn hồi theo hình dạng Là một dạng biến dạng về hình dạng của vật xảy ra khi vật rắn chống lại cặp lực tác dụng song song lên hai mặt của vật (minh họa hình 12.3a) với suất biến dạng là: S: suất trượt (N/m) F: ngoại lực tác dụng (N) A: tiết diện mà lực tác dụng lên vật rắn (m 2 ) x: độ biến dạng của vật theo lực tác dụng h: chiều cao của vật 12.4.3 Ứng suất khối: biến dạng thể tích Là sự biến dạng về thể tích của vật xảy ra vật chịu tác dụng của lực ở khắp mọi phương. B = S = ứng lực thể tích = F A biến dạng thể tích V V B: ứng suất khối Ứng lực trượt = F A biến dạng trượt x h F: ngoại lực tác dụng (N) (12.8) A: tiết diện tác dụng của lực lên vật rắn (m 2 ) V: độ biến dạng thể tích V: thể tích khi chưa biến dạng (12.8) (12.7) Hình 12.2: sự biến dạng dài của thanh a) Sự biến dạng xảy ra khi phần trên của vật dịch chuyển sang phải so với phần bên dưới Khối hộp bị biến dạng về thể tích nhưng không biến dạng về hình dạng. Hình 12.14: Sự biến dạng thể tích 7

Câu hỏi 12.1: Xét vật chịu tác dụng của hai lực có độ lớn bằng nhau như hình. Hãy chọn câu đúng cho các tình huống sau. (a) Vật cân bằng lực nhưng không cân bằng mômen. (b) Vật cân bằng mômen nhưng không cân bằng lực. (c) Vật cân bằng lực và cân bằng mômen. (d) Vật vừa không cân bằng lực vừa không cân bằng mômen. Câu hỏi 12.2: Xét vật chịu tác dụng của ba lực như hình. Hãy chọn câu tả lời đúng nhất cho các trường hợp sau. Vật cân bằng lực nhưng không cân bằng mômen. Vật cân bằng mômen nhưng không cân bằng lực. Vật cân bằng lực và cân bằng mômen. Vật vừa không cân bằng lực vừa không cân bằng mômen. Câu hỏi 12.3: Một thanh dài một mét tiết diện đều có mật độ không đổi được treo trên một sợi dây, dây được buộc tại vị trí 25 cm trên thanh. Một vật 0,50kg được treo tại đầu thanh và khi đó thanh được cân bằng theo phương ngang. Khối lượng của thanh là gì? (a) 0,25kg. (b) 0,50kg. (c) 0,75kg. (d) 1,0kg. (e) 2,0kg. (f) Không xác định. Định nghĩa Tóm tắt chương 12 Sự biến dạng của một vật sẽ được định lượng thông qua giá trị của suất đàn hồi (Elastic modulus): ứng suất đàn hồi = ứng lực (12.5) biến dạng Khái niệm và nguyên lý Có ba dạng biến dạng và định nghĩa suất đàn hồi cho mỗi dạng: - Ứng suất Young: đo sự cản trở (resistance) của một vật rắn đối với sự thay đổi về chiều dài - Ứng suất trượt: đo sự cản trở của chuyển động của các mặt song song với nhau bên trong vật rắn (biến dạng trượt) - Ứng suất khối: đo sự cản trở của vật rắn hoặc chất lỏng đối với sự thay đổi về thể tích 8

Mô hình phân tích để giải bài toán Một vật khi ở trạng thái cân bằng tĩnh thì: tổng ngoại lực và tổng mômen ngoại lực tác dụng lên vật bằng 0. F ext (12.1) (12.2) ext Điều kiện thứ nhất cân bằng tịnh tiến và điều kiện thứ hai là cân bằng quay. Câu hỏi lý thuyết chương 12 1. Gia tốc trọng trường sẽ giảm ba phần triệu cho mỗi mét tăng độ cao trên bề mặt trái đất. giả sử một tòa nhà chọc trời cao 100 tầng với mật độ trung bình mỗi tần là như nhau. So sánh vị trí khối tâm và trọng tâm của tòa nhà. Chọn câu đúng: (a) Khối tâm cao hơn vài mét. (b) Khối tâm cao hơn vài milimet. (c) Khối tâm và trọng tâm trùng nhau. (d) Trọng tâm cao hơn vài milimet. (e) Trọng tâm cao hơn vài mét. 2. Một thanh thẳng dài 7.0m được quay quanh một trục cách đầu bên trái thanh một khoảng 2.0m. Tác dụng một lực 50N hướng xuống tại đầu mút bên trái và một lực hướng xuống 200N tại đầu mút bên phải. Tại vị trí nào bên phải tác dụng một lực 300N hướng lên để thanh đạt trạng thái cân bằng? Chú ý: Bỏ qua khối lượng của thanh. (a) 1.0m. (b) 2.0m. (c) 3.0m. (d) 4.0m. (e) 3.5m. 3. Xét một vật như hình. Tác dụng một lực lên vật, phương lực không qua khối tâm của vật. Gia tốc khối tâm của vật do sự tác dụng bởi lực này: (a) Như trường hợp lực tác dụng tại khối tâm. (b) Lớn hơn lực tác dụng tại khối tâm. (c) Nhỏ hơn lực tác dụng tại khối tâm. (d) Hoặc bằng không do lực chỉ gây ra gia tốc góc cho vật. 4. Hai lực tác dụng lên một vât. Khẳng định nào sau đây là đúng? (a) Vật ở trạng thái cân bằng nếu hai lực cùng phương ngược chiều bằng nhau về độ lớn. (b) Vật ở trạng thái cân bằng nếu tổng mômen lực tác dụng lên vật bằng không. 9

(c) Vật ở trạng thái cân bằng nếu các lực tác dụng tại cùng một điểm trên vật. (d) Vật ở trạng thái cân bằng nếu tổng lực và tổng mômen lực tác dụng lên vật bằng không. (e) Vật không ở trạng thái cân bằng vì có nhiều hơn một lực tác dụng lên vật. 5. Một tấm ván ngang dài 4.00m nằm yên trên hai giá đỡ, đầu thứ nhất bên trái và đầu thứ hai cách đầu bêm phải 1.00m. Độ lớn của lực tác dụng lên đầu bên phải là bao nhiêu? (a) 32.0N. (b) 45.2N. (c) 112N. (d) 131N. (e) 98.2N. Bài tập chương 12 1. Một thước vuông của thợ mộc có hình chữ L như hình bên. Xác định trọng tâm của thước. 2. Xét bốn vật sau: vật một có khối lượng 5.00kg với khối tâm tại vị trí (0, 0)m, vật hai có khối lượng 3.00kg với khối tâm tại vị trí (0, 4.00)m và vật ba có khối lượng 4.00kg với khối tâm tại vị trí (3.00, 0)m. Hỏi vật thứ tư đặt ở đâu sao cho vị trí trọng tâm của bốn vật này tại (0, 0). 3. Pat làm mô hình đường đua xe hơi để xe trượt ra khỏi tấm gỗ rắn như hình. Đường đua rộng 5.00 cm cao 1.00 m và dài 3.00 m. Đường băng đượt cắt sao cho nó tạo thành một parabol với phương trình y x 3 2 / 9. Tìm tọa độ trọng tâm theo phương ngang của đường đua này. 4. Tìm khối lượng m để xe tải có khối lượng M = 1500 kg trên đường nghiêng với góc θ = 45 0 (như hình) ở trạng thái cân bằng. Giả sử bỏ qua ma sát và khối lượng của hai ròng rọc. 5. Một cái thang xem như đồng chất dài 15,0 m có trọng lượng 500 N nằm dựa vào một bức tường không ma sát. Thang hợp với tường một góc 60 0 theo phương ngang. (a) Tìm lực do sàn tác động lên thang theo phương ngang và dọc khi có một lính cứu hỏa nặng 800-N đã leo lên độ cao 4.00 m tính từ mặt đất. (b) Nếu thang chỉ trượt khi lính cứu hỏa lên 9.00 m tính từ mặt đất. Tính hệ số ma sát tĩnh giữa thang và sàn? 10

6. Một cái thang đồng chất có chiều dài L khối lượng m tựa cố định không ma sát vào một bức tường. Thang hợp với phương ngang một góc. (a) Tìm các lực tác dụng lên phương ngang và phương đứng tại chân thang khi một lính cứu hỏa có khối lượng (b) Khi lính cứu hỏa cách chân thang một khoảng d thì thang bắt đầu trượt, tìm hệ số ma sát giữa thang và mặt đất. m 2 leo lên thang cách chân thang một khoảng x. 7. Một đầu của một thanh đồng nhất dài 4.00m trọng lượng Fg được treo bởi một cáp ở một góc θ = 37 0. Đầu kia áp vào tường và được giữ bởi ma sát như hình. Hệ số ma sát tĩnh giữa tường và thanh là μ s = 0.5. Xác định khoảng cách tối thiểu x từ điểm A mà tại đó nếu tại đó treo một vật trọng lượng Fg mà không trượt về phía điểm A. 8. Một dây thép có đường kính 1 mm chịu được lực căng là 0.2 N. Để dây cáp chịu lực căng là 20kN thì đường kính của nó là bao nhiêu. 9. Khi nước đóng băng, nó sẽ dãn nở khoảng 9,00%. Áp suất sẽ tăng bao nhiêu bên trong khối động cơ ô tô của bạn nếu nước trong nó đóng băng? (Ứng suất khối của băng là 2 10 9 N/m 2.) 10. Một vật 200 kg được treo trên một dây có chiều dài 4.00 m, diện tích mặt cắt ngang 0.2 10 4 m 2, và ứng suấtyoung là 8 10 10 N/m 2. Chiều dài của nó tăng lên bao nhiêu? 11. Trong các nghiên cứu vật lý trị liệu đôi khi việc xác định khối tâm một người rất quan trọng. Cách xác định này có thể được sắp xếp như hình. Một tấm ván phẳng nằm yên trên hai cái cân với giá trị của cân một là F g 1 380N và F g 1 320N. Khoảng cách giữa hai cân là 1.65m. Hãy xác định vị trí khối tâm tính từ chân của cô gái mằm trên tấm ván này. 12. Một bản hiệu đồng nhất trọng lượng F g dài 2L được treo trên một thanh thẳng nằm ngang. Thanh này có một đầu gắn vào bản lề trên tường, đầu còn lại được giữ bởi sợi dây cáp như hình. Xác định: (a) Độ lớn của lực căng dây. (b) Xác định các thành phần của phản lực bởi bức tường lên thanh ngang theo F g, d, L và. 13. Một thanh đồng chất khối lượng m được đặt nghiêng một góc so với phương ngang. Một sợi dây thừng được vắt qua đầu trên của thanh tại điểm P tạo thành một góc 90 0 Một đầu của dây được cột vào tường, đầu còn lại treo vật nặng (như hình). Thanh đứng yên không trượt trên sàn, s là hệ số ma sát tĩnh giữa thanh và sàn. Giả sử nhỏ hơn cotang của. 11

(a) Tìm biểu thức mô tả khối lượng tối đa của M để thanh bắt đầu trượt trên sàn. (b) Độ lớn của phản lực trên sàn. (c) Lực căng dây tại P theo m, M, và. 14. Một cái ke chữ L dùng đỡ kệ sách được gắn trên tường bằng một con vít như hình, bỏ qua trọng lượng của ke. Tác dụng một lực thẳng đứng 80 N lên cây ke như hình, tìm lực tác dụng lên vít theo phương ngang như hình. s 15. Một sợi dây cáp bằng thép có diện tích mặt cắt là 3,00cm 2, khối lượng 2,40 kg trên mỗi mét chiều dài. Nếu sợi dây cáp dài 500m được treo thẳng đứng thì nó sẽ giãn thêm dưới trọng lượng riêng của nó là bao nhiêu? Biết 11 2 2.00 10 N / m. Y steel 12