Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Tài liệu tương tự
Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích về thơ của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Nghị luận về thời gian

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận


Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Cảm nghĩ về mái trường

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Bài viết số 7 lớp 9

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tràng Giang

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Công Chúa Hoa Hồng

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Tả cây hoa lan

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Văn học với việc xây đắp tâm hồn

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phần 1

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phần 1

No tile

Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Văn mẫu lớp 9

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Tả khu vườn nhà em

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Cúc cu

Phần 1

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Thuyết minh về hoa mai

Cúc cu

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Thuyết minh về Nguyễn Du

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Bản ghi:

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Author : Hà Anh Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu Bài làm Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc "hăm hở" làm thơ tình! Nhắc đến Xuân Diệu, sẽ thật là thiếu sót nếu không kể tên "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", và "Thơ duyên" trong tuyển tập "Thơ thơ" - đứa con đầu lòng mà "ông hoàng thơ tình" đã ban tặng cho nhân gian. Như một cái chạm tay khẽ nhẹ vào tâm hồn những người yêu thơ, thơ Xuân Diệu nhẹ nhàng và tinh tế như chính tác giả của nó, để lại trong tâm hồn người đọc một ấn tượng đậm nết và thật khó phôi pha về sự phóng túng, giàu có mà hết sức tinh tế trong đời sống nội tâm, tâm của hồn của cái "TÔI" trữ tình Xuân Diệu. Thơ Xuân Diệu như một khúc tình si say đắm ngọt ngào...thật đến từng hơi thở! Những vẻ đẹp của mùa xuân đâu chỉ của riêng Xuân Diệu. Từ nghìn năm tước, các bậc tiền bối đã có những vần thơ tràn trề về tình yêu đói với mùa xuân và cuộc sống. Nhưng yêu đến mức có những ham muốn táo bạo và khác thường như Xuân Diệu, đó là điều thật mới mẻ, thật mãnh liệt. Đặc biệt là cái cách nói của nhà thơ. Trong thơ ca trung đại, nét nổi bật là tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những hình tượng thiên nhiên. Trong khi đó, Xuân Diệu bộc lộ ý thức về cái tôi trữ tình thật táo bạo: "Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất, Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi." Nói Xuân Diệu là một nhà thơ mới, quả không sai! Nếu như trong thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi mây gió trăng hoa, thì trong quan niệm thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và căng mọng nhựa sống nhất! Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến tràn đầy. Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông đã biến cái ham muốn "tắt nắng", "buộc gió" trở nên quá táo bạo, đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời, cảnh vật...muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Ước muốn níu giữ thời Tài gian, liệu chia chặn sẻ vòng tại quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Nhưng trong cái phi lí đó, vẫn có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn

yêu cuộc sống. Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận như một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc lớn của trần gian. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong "Vột vàng" vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khêu gợi. Có ai đó đã nói rằng: Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc : "Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si." Đó là niềm vui sướng của trái tim thi sĩ trẻ lần đầu tiên phát hiện ra 1 thiên dường trên mặt đất.nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dung thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các thi sĩ thời Thơ mới lại huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhân vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang. Trong đoạn thơ, điệp ngữ "này đây" được sử dụng 5 lần kết hợp với lối kiệt kê khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, là một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên, lạ lẫm, như một tiếng reo vui sướng tột cùng để rồi chìm ngập đắm say trước trùng trùng điệp: Của ong bướm tuần tháng mật ngọt ngào, nào là hoa của đồng nội xanh rì, nào là lá của cành tơ phơ phất, của yến anh là khúc tình si ; thể hiện sự phong phú bất tận của thiên nhiên. Tất cả mọi giác quan của thi sĩ như rung lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận tất cả. Sự sống ngồn ngột đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu như một sự gợi mở hấp dẫn đến lạ kì, một sự mời mọc mà thiên nhiên là những "món ăn" có sẵn. Những vẻ đẹp được liệt kê bằng những tính từ đậm nhạt khác nhau để thể hiện tài năng sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu - cảnh vật trong thơ ông đã trở nên cuộn trào sắc màu, cuộn trào sức sống. Sự vật bình thường ở ngoài đời cũng được đặt cho một dáng vẻ rất kiêu, rất hãnh diện, được trực tiếp nhận ánh sáng rực rỡ của lòng yêu cuộc sống từ hồn thơ Xuân Diệu đã trở nên lung linh, đẹp đẽ, là biểu tượng của mùa xuân và tuổi trẻ ở giữa cuộc đời! Thi pháp hiện đại đã chắp cánh cho những cảm giác mới mẻ của Xuân Diệu, giúp nhà thơ diễn tả trạng thái hồn nhiên, bồng bột trước cái sắc xuân trong cảnh vật, trong đất trời và của muôn loài. Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ đầy linh hoạt, biến hoá (3/2/3 và 3/5). Đặc biệt là những hình ảnh, những khung cảnh được miêu tả thật cụ thể, in đậm phong cách XD: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì... tất cả tràn trề sự sống và thật đắm say! Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân." Tài liệu chia sẻ tại Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam hình ảnh mặt trời - vầng thái dương lại hiện ra dịu dàng,

tình tứ và lãng mạn đến thế. Với Xuân Diệu, mỗi ngày được sống, được nhìn thấy mặt trời, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui. Hình ảnh "thần vui hằng gõ cửa" gợi những liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại hy lạp xưa. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn khiến ngòi bút của Xuân Diệu thật sự xuất thần và thi sĩ đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:"tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Một chữ ngon chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Đây là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu. Nhà thơ đem lại một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian "tháng giêng" so sánh với một hình ảnh vốn cụ thể, mang tính nhục cảm. Nhưng sao câu thơ Xuân Diệu vẫn tinh khôi, vẹn nguyên, trong sáng, lại gần gũi và trẻ trung đến thế. Cái mới trong thơ tình Xuân Diệu là thế! Đó là sư kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác khiến tình yêu thăng hoa. Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, tâm hồn nhà thơ trỗi lên nỗi âu lo trước cái mong manh của xuân sắc sẽ phai tàn, sự đan xen hai luồng cảm xúc trái ngược là điều thường gặp trong thơ tình Xuân Diệu. Nó dẫn nhà thơ đến những suy tư và quan niệm nhân sinh mang tính triết lý. Thi nhân nhận ra cái quy luật khắc nghiệt của dòng chảy thời gian: "tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ lụi tàn..." Hai tâm trạng trái ngược nhưng dồn nén trong dòng thơ "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa". Về hình thức, đây là một cấu trúc độc đáo bởi nó ngắt thành 2 câu chứa đựng 2 tâm trạng, 2 cảm xúc trái ngược nhau: sung sướng-vội vàng. Nhưng điều mà Xuân Diệu muốn diễn tả là "vội vàng một nửa". Thường thì con người ở tuổi trung niên mới tiếc tuổi xuân. Ở đây Xuân Diệu đang xuân, đang quá đỗi trẻ trung mà đã nuối tiếc, đã vội càng "Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân." Vì sao vậy? Bởi với Xuân Diệu: "Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua. Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hòan, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt. Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa? Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa. Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm," Nhưng quan niệm của Xuân Diệu vừa phi lí, vừa hợp lí, vừa quen lại vừa lạ. Quen vì người xưa đã từng thở dài "xuất thì bất tái lai". Và là bởi đó là tiếng nói của một cái tôi ham sống, coi mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu là tất cả sự sống của mình. Biết rằng mùa xuân của đất trời vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, thi sĩ bâng khuâng, tiếc nuối... Mối Tài tương liệu chia giao sẻ mầu tại nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình như cũng mang theo nỗi buồn chia phôi, hoặc tiễn biệt, phải hờn vì xa cách, phải sợ vì độ phai tàn sắp sửa. Cũng là

gió, là chim nhưng gió khẽ thì thào vì hờn, còn chim thì bỗng ngừng hót, ngừng reo vì sợ! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để làm nổi bật cái nghịch lý giữa mùa xuân tuổi trẻ và thời gian: "Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?" Con người hiện đại sống với quan niệm thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy mà mỗi mộy khoảnh khắc qua là mất đi vĩng viễn... Trái tim Xuân Diệu đa cảm quá và tâm hồn nhà thơ quá đỗi tinh tế trước bước đi của thời gian. Con người ấy lúc nào cũng "chẳng bao giờ nữa..." Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hoá làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng: Trong đoạn thơ này, cái giọng điệu sôi nổi, bồng bột, đắm say của Xuân Diệu thời "thơ thơ" thể hiện đầy đủ nhất. Những câu thơ chứa đựng cả giọng nói háo hức và nhịp đập của một con tim vồ vập muốn sống hết mình. Con tim ấy của một cái tôi trữ tình từng bộc bạch một cách chân thành. "Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ - mà vạn vật là muôn đá nam châm." Từng làn sóng ngôn từ lúc đan chéo nhau, lúc lại song song thành những đợt sóng ào ạt vỗ mãi vào tâm hồn người đọc. So với đoạn thơ trên, cách tự xưng của nhân vật trữ tình thay đổi. Phần đầu bài thơ, thi sĩ xưng "tôi" - cái tôi đơn lẻ đang đối thoại với đồng loại. Đến đây, thi sĩ xưng ta một cách đầy tự tin nhưng đã có thêm rất nhiều đồng minh cùng đứng lên đối diện với sự sống:"chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa. - Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm," "Ta muốn ôm. Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!" Hình thức trình bày đoạn thơ rất đặc biệt, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ba chữ "Ta muốn ôm" được đặt ở giữa dòng thơ mô phỏng hình ảnh nhân vật trữ tình đang dang rộng vòng tay để ôm tất cả sự sống lúc xuân thì - sự sống giữa thời tươi vào lòng. Đó là chân dung của một cái tôi đầy tham lam, ham hố đang dứng giữa trần gian, cuộc đời, dòng đời để ôm cho hết, riết cho chặt, cho say, cho chếnh choáng, thâu cho đã đầy, cho no nê, cho tới tận cùng những hương sắc của đất trời giữa mùa xuân... Tất thảy đều vồ vập, khát khao đến cháy bỏng với các mong muốn được giao hoà, giao cảm mãnh liệt với vạn vật, với cuộc đời. Đây quả là một khát khao vô biên, tuyệt đích, rất tiêu biểu cho cảm xúc thơ Xuân Diệu. Điệp từ, điệp ngữ được sử dụng bới tần số dày đặc trong cả đoạn thơ tiêu biểu cho nhịp điệu dồn dập, đầy bồng bột, đắm say. Chính những câu thơ đó lưu lại trong ta ấn tượng về một dòng sông cảm xúc cứ dâng trào, ào ạt từ câu mở đầu cho đến câu cuối cùng bài thơ. Chỉ riêng điệp ngữ ta muốn được điệp tới bốn lần, mỗi lần điệp đi điệp lại liền với một động từ diễn tả một trạng Tài trái liệu yêu chia thương sẻ tại mỗi lúc một nồng nàn, say đắm: ôm, riết, say, thâu. Đó chính là đỉnh điểm của cảm xúc bồng bột, sôi nổi và đắm say khiến nhà thơ phá tung những quan niệm của thi

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) pháp trung đại để biểu lộ tâm hồn mình trong một cách nói tưởng như vô nghĩa mà hoá ra rất sáng tạo "Và non nước, và cây, và cỏ rạng." Một trạng thái tham lam, ham hố kô có điểm tận cùng trong tâm hồn nhà thơ. Tròn cảm nhận của thi nhân, cuộc đời trần thế như bày ra cả một bàn tiệc với tất cả hình ảnh của cuộc sống tươi non, đầy hương sắc. Nhà thơ diễn tả thiên nhiên bằng các mĩ từ, lại nhân hoá khiến nó hiện ra như con người có hình hài và mang dang dấp của tuổi xuân. Câu cuối cùng kết thúc cả bài thơ:" Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi." Đây là lời gọi thiết tha với sự cuồng nhiệt cao độ của 1 trái tim khao khát tình yêu và cuộc sống. Trong hồn thơ Xuân Diệu, mùa xuân - tuổi xuân ngon lành và quyến rũ như một trái chín ửng hồng, như mời mọc. Trong câu thơ này, hình ảnh xuân hồng với từ "cắn" khiến câu thơ thật gợi cảm xen chút giật mình trước tứ thơ thật độc đáo, diễn tả niềm khao khát giao cảm mãnh liệt, sự ham hố cuồng nhiệt của Xuân Diệu mãi mãi là khát vọng, là ham muốn không có giới hạn. Với bài thơ "Vội vàng", Xuân Diệu đã phả vào nền thi ca Việt Nam một trào lưu "Thơ mới". Mới lạ nhưng táo bạo, độc dáo ở giọng điệu và cách dùng từ, ngắt nhịp, nhất là cách cảm nhận cuọc sống bằng tất cả các giác quan, với một trái tim chan chứa tình yêu. "Vội vàng" đã thể hiện một cảm quan nghệ thuật rất đẹp, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là lòng yêu con người, yêu cuộc đời. Đó là tình yêu cảnh vật, yêu mùa xuân và tuổi trẻ... Và là ham muốn mãnh liệt muốn nĩu giữ thời gian, muốn tận hưởng vị ngọt ngào của cảnh sắc đất trời "tươi non mơn mởn". Phải chăng trời đất sinh ra thi sĩ Xuân Diệu trên xứ sở hữu tình này, là để ca hát về tình yêu, để nhảy múa trong những điệu nhạc tình si?! Thơ Xuân Diệu - vội vã với nhịp đập của thời gian. Tài liệu chia sẻ tại