Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

Tài liệu tương tự
Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014 (Tài chính) Năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đâ

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Báo cáo việt nam

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

World Bank Document

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN SUPE PHỐT PHÁT VÀ HÓA CHẤT LÂM THAO Khu Phương Lai 6, Thị trấn Lâm Thao, Huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

Microsoft Word - TAKING STOCK 2003 FINAL VIETNAMESE.doc

Layout 1

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2019 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Địa chỉ TSC: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội Mã DN: , cấp đổi lần

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG Nguyễn Đức Thuận Nam Định

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 22/10/2018 Tiêu điểm: + Thị trường thép toàn cầu năm 2018 và những dự báo cho cả năm + Mexico và Canada vẫn đang thảo lu

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Làng nghề gỗ trong bối cảnh hội nhập Thực trạng và lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững Tô Xuân Phúc Đặng Việt Quang Nguyễn Tôn Quyền Cao Thị

BÁO CÁO

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

Taking Stock An Update on Vietnam’s Recent Economic Developments

Layout 1

fk­eh

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Riding the Wave

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

Báo cáo Ngành dệt may Ngày 13/06/2019 Tiêu điểm: + Tình hình ngành dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm CPTPP và ngành dệt may - may mặc Việt Nam (

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 ĐẦU TƯ HIỆN TẠI HOẠCH ĐỊNH TƯƠNG LAI

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Microsoft Word - DF06-R0201V Rao - Ch.1 _edited_.doc

Báo cáo Ngành Nhựa Tháng 3/2019 Tiêu điểm: + Diễn biến giá một số nguyên liệu Nhựa trong 3 tháng đầu năm Tổng quan về thị trường cao su trong n

Nhà quản lý tức thì

Microsoft Word - Các QĒ 214 vÀ cùng sự chớ Ăạo của TT - ngÀy 9-7 (1) (2)

BaoCaoTNQuyHuuTriTuNguyen2018.indd

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

Layout 1

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc

DỰ THẢO NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số: /BC-BIDV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 04

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường KHOA HỒNG ANH

Microsoft Word - BCB OC_CW_FPT x1

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2010

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Báo cáo kinh tế vĩ mô 04 tháng 04, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Kinh tế Việt Nam Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phậ

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn

Nghị luân xã hội về vấn nạn Game online trong học đường

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

QMR Brief

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

PowerPoint Presentation

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

TPP Round 15 Goods Market Access Text

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu

Microsoft Word - Ēiễm báo

Luận văn tốt nghiệp

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Bởi: Khuyet Danh H.4.2 giới thiệu một mô hình ch

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP XUẤT NHẬP KHẨU CAO BẰNG KHUYẾN CÁO CÁC

BAN TIN Ver 2

Bản ghi:

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất trong hơn một thập niên vừa qua. Lạm phát ổn định, thặng dư tài khoản vãng lai gia tăng. Mặc dù vậy, trong năm nay và năm sau môi trường bên ngoài kém thuận lợi hơn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng và thu hẹp thặng dư tài khoản vãng lai, và lạm phát dù vẫn ổn định trong năm 2019 nhưng sẽ gia tăng trong năm 2020. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao năng lực của mình để hội nhập tốt hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tình hình kinh tế Nền kinh tế tiếp tục có một năm tăng trưởng mạnh mẽ, tăng từ 6,8% năm 2017 lên 7,1% trong năm 2018, đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 11 năm qua. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tăng trưởng vững chắc, nhu cầu nội địa tiếp tục duy trì mạnh mẽ làm nền tảng cho tăng trưởng. Tiêu dùng cá nhân cấu phần lớn nhất của GDP đóng góp phần lớn mức tăng trưởng GDP năm vừa qua. Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ đã giảm từ 16,7% trong năm 2017 xuống 14,3% trong năm 2018, song kim ngạch xuất khẩu ròng đã tăng 9,2%. Nhu cầu bên ngoài cao là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại của Việt Nam. Xuất khẩu hàng hoá tăng 13,8%, trong đó xuất khẩu điện thoại và phụ kiện - chiếm đến một phần năm tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng 11,0%. Nhu cầu nội địa tăng trưởng vững, mặc dù có sự giảm nhẹ từ 7,3% trong năm 2017 xuống 7,2% trong năm ngoái. Thu nhập gia tăng và lạm phát ổn định là nền tảng để tiêu dùng cá nhân gia tăng mạnh mẽ. Mức tăng trưởng tổng đầu tư đã giảm từ 9,8% trong năm 2017 xuống 8,2%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 9,1% trong năm 2018, và đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước tăng 12,5%. Tính theo ngành, tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng đã tăng tốc, trong khi tăng trưởng dịch vụ giảm nhẹ. Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp cải thiện từ mức tăng 2,9% trong năm 2017 lên 3,8% năm 2018. Thủy sản là ngành đạt kết quả tốt nhất, tăng trưởng ở mức 6,5%. Nhìn chung, ngành nông nghiệp có nhiều thuận lợi hơn nhờ các sáng kiến nâng cao công nghệ canh tác gần đây của chính phủ. Nhờ các đơn hàng xuất khẩu và nhu cầu nội địa đều cải thiện, tăng trưởng sản xuất công nghiệp đã tăng tốc từ 7,8% trong năm 2017 lên 8,8% trong năm ngoái, và ngành xây dựng tăng từ 8,7% năm 2017 lên 9,2% trong năm 2018. Công nghiệp và xây dựng đóng góp gần một nửa tăng trưởng GDP năm ngoái, sản lượng khai khoáng được cải thiện và ngành công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục đà tăng trưởng nhờ sự gia tăng trong các ngành xuất khẩu: sản phẩm viễn thông, điện tử và dệt may. Tăng trưởng trong khu vực dịch vụ giảm từ 7,4% trong năm 2017 xuống 1

7,0% trong năm 2018, trong đó thương mại bán buôn và bán lẻ là phân khúc tăng trưởng mạnh nhất: 8,5%. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam tăng 20%. Đáng khích lệ là tăng trưởng không làm gia tăng áp lực lạm phát. Lạm phát bình quân giữ ở mức 3,5% trong năm 2018 cũng giống như 2017, vẫn dưới mục tiêu 4,0%. Lạm phát cơ bản bình quân 1,5%, chỉ thay đổi một chút so với năm trước. Mặc dù phí dịch vụ y tế, giáo dục và giao thông vận tải đều tăng góp phần tăng áp lực lạm phát trong mười tháng đầu năm, song áp lực này đã giảm nhờ giá dầu trên thị trường thế giới giảm, và chính phủ đã lùi kế hoạch tăng giá điện và thắt chặt hơn chính sách tiền tệ. Vị thế kinh tế đối ngoại cũng được củng cố. Tài khoản vãng lai tiếp tục thặng dư, tăng từ mức tương đương 2,9% GDP trong năm 2017 lên khoảng 3,0%, nhờ thặng dư cán cân thương mại khoảng 7 tỉ USD và doanh thu dịch vụ ổn định. Luồng vốn FDI và đầu tư gián tiếp đáng kể đã nâng mức thặng dư tài khoản vốn ước tính lên tương đương 6,0% GDP. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 35,5 tỉ USD trong năm 2018, trong đó bao gồm khoảng 25,5 tỉ USD là các cam kết FDI mới. Vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ước đạt 10 tỉ USD, phản ánh niềm tin tích cực của các nhà đầu tư ngoại. Thặng dư tài khoản vãng lai và tài khoản vốn góp phần tăng thặng dư cán cân thanh toán tổng thể ước đạt 5% GDP. Cán cân đối ngoại được tăng cường đã góp phần cải thiện dự trữ ngoại hối, từ mức thấp 2,7 tháng nhập khẩu vào cuối năm 2017 lên mức 3,0 tháng vào cuối năm 2018. Tốc độ tăng chi ngân sách đã giảm mạnh từ 17,1% năm 2017 xuống khoảng 10,5% trong năm ngoái. Tăng chi thường xuyên cũng giảm từ 11,6% trong năm 2017 xuống 8,7%, nhờ kiểm soát được chi không cần thiết (discretionary spending). Tăng thu ngân sách giảm từ 11,9% trong năm 2017 xuống 9,6% trong năm 2018. Bội chi ngân sách tăng nhẹ, từ tương đương 3,5% GDP trong năm 2017 lên khoảng 3,7% trong 2018. Tăng trưởng kinh tế mạnh đã giúp cho chính phủ kiểm soát được nợ công ở mức tương đương 61,4% GDP vào cuối năm 2018, so với mức cao điểm 63,7% vào năm 2016, và thấp hơn ở mức an toàn so với trần nợ công 65,0%. Áp lực lạm phát đến cuối năm đã giảm nhẹ, nhưng dưới áp lực trong 10 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng tín dụng và cung tiền (M2) đã được kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua thắt chặt hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng như các quy định cho vay trong các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản và chứng khoán. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ước tính được duy trì ở mức 14,0% và cung tiền là 12,0%, là các mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2015. Mặc dù thị trường tài chính quốc tế bất ổn, song đồng Việt Nam vẫn ổn định so với đô-la Mỹ, và chỉ mất giá 1,8% trong cả năm. Triển vọng Kinh tế Với dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng được dự báo sẽ giảm nhẹ, nhưng vẫn được duy trì ở mức khá cao là 6,8% trong năm 2019 và 6,7% trong năm 2020. Tăng trưởng sẽ tiếp tục được 2

thể hiện một cách toàn diện ở các lĩnh vực dựa trên những nền tảng vững như công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu, luồng vốn FDI và nhu cầu nội địa cao. Tiếp tục cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh sẽ là nhân tố khuyến khích đầu tư tư nhân, cũng như những nỗ lực tăng cường quan hệ với các đối tác trên toàn cầu thông qua nhiều hiệp định thương mại. Việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn diện và Tiến bộ năm 2018 và dự kiến hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu sắp diễn ra cũng là các nhân tố kích thích đầu tư trong thời gian tới, khi các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm các cơ hội mở rộng kinh doanh mà Việt Nam mang lại. Các hiệp định thương mại này thể hiện rằng Chính phủ Việt Nam tiếp tục cam kết mở cửa nền kinh tế. Chính phủ đề ra mục tiêu thành lập thêm 140.000 doanh nghiệp trong năm 2019, là tín hiệu tốt đối với cả hoạt động xuất khẩu, dòng vốn FDI và đầu tư tư nhân nói chung. Triển vọng tiêu dùng cá nhân vẫn tiếp tục mạnh mẽ nhờ các hộ gia đình cải thiện thu nhập và tình hình lạm phát ổn định. Hoạt động đầu tư sẽ được hỗ trợ từ việc gia tăng chi tiêu đầu tư công trong năm nay và năm tới nhằm hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020. Xét theo ngành kinh tế, tăng trưởng trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và xây dựng sẽ chậm lại song vẫn được duy trì ở mức khá mạnh, với luồng vốn FDI đáng kể sẽ đổ vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo định hướng xuất khẩu. Chỉ số quản trị mua hàng cho thấy xu hướng gia tăng đơn hàng trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tác. Khu vực dịch vụ trong năm 2019 sẽ được hưởng lợi nhờ thương mại bán buôn và bán lẻ cũng như ngân hàng và tài chính tiếp tục tăng trưởng tốt. Số lượt khách du lịch đến Việt Nam dự báo sẽ tăng 16%/năm trong cả năm nay và năm sau, mặc dù có chậm lại so với mức tăng trong năm 2018, đây sẽ là nguồn hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế liên quan đến du lịch như khách sạn, nhà hàng và giao thông vận tải. Đồng thời, ngành nông nghiệp cũng sẽ tăng trưởng sát với mục tiêu chính phủ đề ra là 3,0%/năm. Lạm phát được dự báo sẽ tiếp tục ở mức bình quân 3,5% trong năm 2019, song sẽ tăng lên 3,8% trong năm 2020. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ công bố sẽ không tăng lãi suất chính sách trong năm 2019 sẽ giúp giảm áp lực đối với đồng Việt Nam và tình hình lạm phát, tương tự như tác động của giá dầu thế giới giảm. Tuy nhiên, việc tăng giá dịch vụ giáo dục, y tế và giá điện có thể làm tăng áp lực lạm phát, giống như việc tăng lương tối thiểu. Thặng dự tài khoản vãng lai dự kiến sẽ thu hẹp xuống mức tương đương 2,5% GDP trong năm nay, và tiếp tục xuống 2,0% trong năm 2020 khi hoạt động xuất khẩu giảm sút do nhu cầu thế giới giảm, nhưng tốc độ giảm nhập khẩu sẽ chậm hơn vì đầu tư và tiêu dùng nội địa vẫn cao. Tình hình kiều hối cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu đi. Nếu tình trạng căng thẳng thương mại giữa Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) và Hoa Kỳ tiếp tục kéo dài, Việt Nam có thể có lợi khi hoạt động thương mại và sản xuất chuyển dịch từ CHNDTH sang các nước láng giềng trong khu vực, làm GDP tăng thêm đến 2,0% trong trung hạn đến dài hạn, vượt ra ngoài khuôn khổ dự báo. 3

Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện củng cố tài khoá, kể cả với mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng. Mục tiêu của Chính phủ đề ra là giữ bội chi ngân sách ở mức tương đương 3,6% GDP trong năm nay, và giảm xuống thấp hơn trong năm 2020. Để thúc đẩy đầu tư và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, dự toán ngân sách năm 2019 đề ra chi đầu tư tăng 7,4%, chi thường xuyên dự kiến tăng 7,2%. Với việc giảm tốc độ tăng trưởng GDP và kiểm soát chặt chẽ hơn tín dụng trong các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản, tăng trưởng tín dụng trong năm 2019 sẽ được duy trì dưới mức 14,0% của năm ngoái. Tiến trình giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng tiếp tục diễn ra trong năm 2019 và 2020. Nợ xấu bao gồm cả số nợ đang được quản lý bởi Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam và các khoản nợ có vấn đề khác vẫn chưa được phân loại thành nợ xấu sẽ giảm xuống mức dưới 5% tổng dư nợ của ngân hàng trong năm 2019 và 3% trong năm 2020. Điều này sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng trở nên ổn định và hiệu quả hơn, cũng như việc thực hiện các chuẩn mực Basel II và nới lỏng hạn chế đối với tỉ lệ sở hữu ngân hàng của nhà đầu tư ngoại. Yếu tố rủi ro bên ngoài đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam là tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế lớn có thể giảm mạnh hơn, bao gồm Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Rủi ro về phía trong nước có thể đến từ tiến độ chậm chạp của quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước. Kết quả cổ phần hoá DNNN trong năm 2018 kém hơn nhiều so với mục tiêu mà chính phủ đề ra là cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp. Việc thành lập Uỷ ban Quản lý Vốn nhà nước trong năm 2018 được kỳ vọng sẽ đảm bảo sử dụng vốn nhà nước một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu những mâu thuẫn phát sinh từ việc nhà nước đóng vai trò kép vừa là chủ sở hữu vừa là cơ quan quản lý. Bằng cách tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân và giảm bớt sự méo mó thị trường, chính phủ hy vọng sẽ tạo ra sự khuyến khích lớn hơn cho doanh nghiệp tư nhân. Thách thức chính sách đưa doanh nghiệp tư nhân hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu Từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã không ngừng hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế toàn cầu. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt gấp đôi GDP, và luồng vốn FDI đổ vào Việt Nam trong năm 2018 đạt tương đương 8% GDP. Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định thương mại tự do, đưa nền kinh tế hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC). Tuy nhiên, việc tham gia vào CGTTC chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Trong năm 2017, hơn nửa triệu DNNVV nội địa đóng góp khoảng gần một nửa GDP, nhưng rất ít doanh nghiệp tham gia vào CGTTC. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đồng đều của các DNNVV là rào cản chính ngăn doanh nghiệp hội nhập với CGTTC. Vấn đề này đặc biệt đáng quan tâm, trong bối cảnh các thị trường quốc tế ngày càng thắt chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, môi trường và sức khoẻ. DNNVV ít được tiếp cận với các công nghệ mới có thể giúp họ vượt qua được các rào cản này. Một Nghiên cứu về Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới cho thấy DNNVV ở Việt Nam chủ yếu coi việc đổi mới sản 4

phẩm là một cách để giảm chi phí chứ không phải để nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, có rất ít DNNVV mua sắm hoặc đăng ký sử dụng các công nghệ mới được phát triển ở các nước khác. Trên thực tế, các DNNVV ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Năng lực mua sắm và ứng dụng công nghệ mới của họ bị hạn chế bởi khó tiếp cận vốn và thiếu lực lượng lao động có kỹ năng cần thiết. Doanh nghiệp thường khó tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý do các điều kiện thế chấp vay vốn ngặt nghèo và thủ tục phức tạp, và thị trường vốn còn nghèo nàn, mặc dù đã có một số cơ chế cung cấp tín dụng cho DNNVV như: Quỹ Phát triển DNNVV, ngân hàng thương mại, quỹ bảo lãnh tín dụng và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.v.v. Về tình trạng thiếu lao động có tay nghề, một khảo sát mới đây của ManpowerGroup cho biết chỉ có 11% doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấp được các kỹ năng cần thiết để tham gia vào CGTTC. Trong khi đó, kỷ nguyên phát triển dựa trên chi phí thấp, kỹ năng thấp của Việt Nam đã qua, và Việt Nam phải trở thành một nền kinh tế dựa trên kỹ năng cao. Để giải quyết được những căn nguyên gốc rễ của vấn đề chất lượng sản phẩm không đồng đều, các chính sách cần khuyến khích và hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ mới, và trên hết là đổi mới sáng tạo ở trong nước. Các DNNVV cần có vốn để thuê mua trang thiết bị và công nghệ mới cho sản xuất. Việc phát triển các kỹ năng cần thiết đòi hỏi phải có giải pháp toàn diện và đồng bộ với sự vào cuộc của chính phủ, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tư nhân để cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu. Nếu không cải thiện được khả năng tiếp cận vốn và kỹ năng, DNNVV sẽ tiếp tục tụt hậu trên con đường hội nhập vào CGTTC. 5