PowerPoint Presentation

Tài liệu tương tự
Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Document

No tile

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Document

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Document

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

1003_QD-BYT_137651

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Tác Giả: Hoàng Thu Dung MỘT NGÀY MÙA ĐÔNG Phần I Thùy Dương đứng một mình trên bãi cát, đưa mắt nhìn xa ra chân trời. Mặt biển xanh ngăn ngắt, trong v

No tile

CHƯƠNG 1

mộng ngọc 2


Thien yen lang.doc

Microsoft Word - chotinhyeutronven03.doc

Phần 1

Phần 1

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Phần 1

Document

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Về Việc Cho Con Bú Mẹ Và Tìm Hiểu Hành Vi Của Trẻ Thơ Tài Liệu này được soạn thảo chu đáo để giúp cho quí vị cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi trở

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

Microsoft Word - chantinh09.doc

Document

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

Phần 1

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

Cúc cu

Document

Phần 1

NHỮNG HOẠT ĐỘNG

LÔØI TÖÏA

Document

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Phần 1

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

Phần 1


Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Bao giờ em trở lại

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Microsoft Word - CÔ EM V?

Phần 1

Đạo Phật Không Phải Là Đạo Ăn Chay Đối với đạo Phật, món ăn không làm cho con người trở nên thanh tịnh. Vật thực không thể tạo nên một pháp môn tu hàn

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

No tile

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

Document

Viết một bức thư gửi cho mẹ của em

Công Chúa Hoa Hồng

No tile

40. Quân trường Quang Trung Ngày thứ hai mùng 2 tháng 6 năm 1969, khóa 11 Trưng Tập được đưa lên học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Suố

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Phần 1

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - Con se lam duoc.doc

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau niềm

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Document

CHỨNGMINH CỦA KHOA HỌC VỀ NHÂN QUẢ BÁO ỨNG

No tile

Mộng ngọc

DS_CTSQ_ATMui_2015.indd

Những Điều Cần Biết Sau Khi Sinh (Nếu quý vị sinh thường)

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp l

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

Chọn size khi mua quần áo Vài mẹo vặt về Quần Áo, Giầy Dép Bạn rất thích xài hàng xịn nhưng bạn không chắc bộ đồ có vừa với mình không, bởi ký hiệu kí

* Mục tiêu * Nội dung CẤP CỨU NGƯNG TIM NGƯNG THỞ 1. Trình bày được cách đánh giá 1 trẻ ngưng tim ngưng thở. 2. Phân tích được các bước tiến hành hồi

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Bao giờ em trở lại

Microsoft Word - tinhyeuemchon01.doc

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Bản ghi:

Hãy an lòng- có chúng tôi NHẬN ĐỊNH NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ MỘT SỐ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG Ths Nguyễn Quang

NỘI DUNG 1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan. 2. Tại sao phải nhận định nhu cầu của người bệnh? 3. Làm thế nào để nhận định được nhu cầu chăm sóc người bệnh? 4. Các thời điểm cần nhận định nhu cầu chăm sóc người bệnh? 5. Chăm sóc, theo dõi và can thiệp như thế nào sau nhận định?

MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.Nhận định Điều dưỡng - Là một quá trình thu thập thông tin có tổ chức và hệ thống được sử dụng để đánh giá tình trạng sức khoẻ của mỗi cá nhân. - Nhận định là sự đánh giá, thẩm định, thu thập và ghi chép chính xác các thông tin thích hợp với tình trạng bệnh hiện tại của người bệnh. - Nhận định Điều dưỡng là nền tảng trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chăm sóc cho từng cá nhân có chất lượng.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2. Nhu cầu của con người

MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3. Nhu cầu của người bệnh Theo Virginia Henderson trong cuốn các nguyên tắc điều dưỡng cơ bản (CSCB) thì thành phần của CSCB gồm 14 yếu tố: 1.Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp. 2.Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt. 3.Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện. 4.Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết 5. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng 6. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện. 7. Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi. 8. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo. 9. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày. 10. Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp. 11. Giúp bệnh nhân thoái mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng. 12. Giúp bệnh nhân một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng. 13. Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí. 14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học.

TẠI SAO ĐIỀU DƯỠNG PHẢI NHẬN ĐỊNH NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH? ĐẶC THÙ CỦA NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Ai là người nhận định? Nhận định ai?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Nhận định thực thể: Là sự nhận định thực tế về hô hấp, tuần hoàn, nhiệt độ, da, tình trạngdinh dưỡng, bài tiết, dịch, chất điện giải, vận động, nghe, nhìn, miệng, vệ sinh nói chung, các bệnh mắc phải trước kia, bệnh hiện tại, các yếu tố nguy cơ, xem xét lại các dấu hiệu và các triệu chứng của bệnh. Nhận định về tâm thần cảm xúc: Là sự đáp ứng bằng lời, tâm tính, hành vi, chức năng tri thức, tư duy, khoảng thời gian, sự chú ý, trí nhớ (lâu hay kém), lo sợ, hiểu biết về bệnh tật, ngôn ngữ, cử chỉ. Nhận định về kinh tế/xã hội: Trình độ văn hoá, sự hiểu biết xã hội, những ảnh hưởng văn hoá đối với người bệnh như thế nào? - Cơ cấu gia đình, tình trạng làm việc, tình trạng tài chính? Nhận định về tinh thần/ văn hoá: Là sự cân nhắc, xem xét đặc biệt về mối quan hệ giữa tín ngưỡng tôn giáo và trình độ văn hoá của người bệnh. Nhận định về môi trường: Sự nhận định về điều kiện sống, làm việc có ảnh hưởng đến nguyên nhân của bệnh tật? có khả năng phòng ngừa được bệnh không?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Thông tin khách quan: Thông tin khách quan là loại thông tin mà người khác có thể nhận thấy được ở người bệnh. -Thông tin khách quan thu thập được qua việc khám thực thể người bệnh. Ví dụ: nhiệt độ tăng lên, mạch tăng, tình trạng da, lượng nước tiểu, hạn chế cử động. Đây là các dấu hiệu bệnh tật hoặc sự thay đổi của người bệnh. Thông tin chủ quan: là thông tin người bệnh nhận thấy được. - Những than phiền của người bệnh về đau, những điều cảm nhận được của người bệnh về bệnh tật, những lo lắng đó là những đáp ứng chủ quan của người bệnh, nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận định đúng về một vấn đề cụ thể, ví dụ: một người bệnh kêu đau tăng lên sau 3 ngày hậu phẫu muốn chỉ ra có vấn đề có thể xảy ra. - Khi mô tả thông tin chủ quan cần phải mô tả cụ thể, rõ ràng, chính xác. Người bệnh kêu đau: cần mô tả về cường độ, thời gian, vị trí, và những vấn đề khác có liên quan tới đau. Kết quả các xét nghiệm: Điều dưỡng có nhiệm vụ lấy bệnh phẩm, đưa bệnh nhân đi làm các xét nghiệm. Các kết quả xét nghiệm cần được sử dụng trong nhận định điều dưỡng. Tuy nhiên không được lạm dụng các kết quả xét nghiệm, chỉ dựa vào các kết quả xét nghiệm để chuẩn đoán, chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Điều dưỡng thực hiện các hoạt động: - Gặp gỡ tiếp xúc với bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân. - Quan sát, theo dõi bệnh nhân. - Khám bệnh nhân. - Hỏi các nhân viên y tế khác. -Khai thác bệnh án. Điều dưỡng sử dụng các kỹ năng để thu thập dữ kiện: - Kỹ năng giao tiếp. - Kỹ năng phỏng vấn. - Kỹ năng quan sát. - Kỹ năng khám thực thể. - Kỹ năng khai thác tiền sử, bệnh sử. - Kỹ năng phân tích các dữ kiện thu thập được dựa vào các nguồn thông tin.

CÁC THỜI ĐIỂM NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Nhận định ban đầu khi NB nhập viện Nhận định trong quá trình NB điều trị

CÁC THỜI ĐIỂM NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Đối với trường hợp người bệnh nhập viện vào khoa cấp cứu Điều dưỡng, hộ sinh phải tiếp nhận người bệnh ngay từ cửa vào cấp cứu (từ taxi, xích lô, xe máy ) đưa người bệnh vào giường. Trong quá trình tiếp nhận qua quan sát có thể tiến hành song song đánh giá sơ bộ tình trạng người bệnh để bố trí, sắp xếp giường bệnh cho phù hợp. Những nội dung Điều dưỡng, hộ sinh cần đánh giá ban đầu khi người bệnh vào cấp cứu: - Đánh giá toàn trạng người bệnh, dấu hiện sinh tồn, đánh giá hiện tại bệnh nhân có các nguy cơ đe dọa tính mạng, tử vong không? để báo ngay với bác sỹ xử trí kịp thời. - Nhanh chóng xác định các tổn thương/rối loạn quan trọng làm ảnh hưởng các chức năng sống và có thể xử trí được ngay như: tràn khí màng phổi áp lực, vết thương mạch máu, ép tim cấp do tràn dịch/máu màng ngoài tim, rối loạn toan/kiềm máu nặng, rối loạn kali máu, hạ đường máu

CÁC THỜI ĐIỂM NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Phân loại bệnh nhân vào cấp cứu: - Nguy kịch (khẩn cấp): bệnh nhân có bệnh lý, tổn thương, rối loạn đe dọa tính mạng, nguy cơ tử vong nhanh chóng nếu không được can thiệp cấp cứu ngay.các bệnh nhân nguy kịch cần được tập trung cấp cứu ngay. -Cấp cứu: bệnh nhân có bệnh lý, tổn thương, rối loạn có thể tiến triển nặng lên nếu không được can thiệp điều trị nhanh chóng. Các bệnh nhân cấp cứu cần được tập trung cấp cứu nhanh chóng và theo dõi sát sao, bệnh nhân cần được đặt trong tầm mắt cảnh giới theo dõi của nhân viên y tế. - Không cấp cứu: bệnh nhân có các bệnh lý, tổn thương, rối loạn mà ít có khả năng tiến triển nặng, đe dọa tính mạng. Các bệnh nhân không cấp cứu có thể chờ để khám lần lượt sau khi các bệnh nhân nguy kịch/cấp cứu đã được tiếp nhận và tạm ổn định.

CÁC THỜI ĐIỂM NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Phân loại bệnh nhân vào cấp cứu (tt): - Đánh giá các thông tin về tiền sử, bệnh sử, thuốc đang dùng... tình trạng hoàn cảnh của người bệnh. - Đánh giá nhanh và xác định các nhu cầu chăm sóc khác của người bệnh như: Hạ sốt, giảm đau, tư thế, vận động, dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân... các đánh giá trên được ghi nhận vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc hoặc kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng (nếu người bệnh cấp cứu, các hoạt động ghi chép sẽ thực hiện sau). Sau đánh giá, nhận định người bệnh, Điều dưỡng, hộ sinh tiến hành lập kế hoạch, thực hiện các y lệnh, thủ thuật trên người bệnh và tiến hành đánh giá, tiên lượng kết quả cải thiện của người bệnh sau khi thực hiện các y lệnh, thủ thuật...

CÁC THỜI ĐIỂM NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Đối với trường hợp người bệnh nhập viện vào khoa từ các phòng khám -Tiếp nhận NB nhập viện tại phòng hành chính, ĐD, HS tiếp nhận dựa vào ghi nhận tình hình người bệnh trên phiếu nhập viện và quan sát người bệnh, sơ bộ đánh giá tình trạng người bệnh để bố trí, sắp xếp giường bệnh cho phù hợp. - Những nội dung Điều dưỡng, hộ sinh cần đánh giá ban đầu khi người bệnh vào khoa: Đánh giá toàn trạng người bệnh, dấu hiện sinh tồn, đánh giá hiện tại bệnh nhân có các nguy cơ đe dọa tính mạng, tử vong không để báo ngay với bác sỹ xử trí kịp thời. Đánh giá các thông tin về tiền sử, bệnh sử, thuốc đang dùng... tình trạng hoàn cảnh của người bệnh. Đánh giá nhanh và xác định các nhu cầu chăm sóc khác của người bệnh cả thể chất lẫn tinh thần như: + Những nhu cầu về tinh thần: hoàn cảnh gia đình, lo lắng, những bất ổn về tâm lý... + Những nhu cầu về thể chất: sốt, giảm đau, tư tế, vận động, dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân... các đánh giá trên được ghi nhận vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc của điều dưỡng. Sau đánh giá, nhận định người bệnh tiến hành lập kế hoạch chăm sóc, thưc hiện các hoạt động chăm sóc, thực hiện các y lệnh, thủ thuật trên người bệnh và tiến hành lượng giá lại kết quả cải thiện của người bệnh sau khi thực hiện các hành động chăm sóc và ghi nhận vào hồ sơ bệnh án.

CÁC THỜI ĐIỂM NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH Đánh giá, nhận định nhu cầu chăm sóc của người bệnh trong quá trình nằm viện - Là nhiệm vụ của điều dưỡng chăm sóc người bệnh. - Những nội dung Điều dưỡng, hộ sinh cần đánh giá thường xuyên (tùy vào phân cấp chăm sóc): Theo dõi, đánh giá và phát hiện các diễn biến bất thường của người bệnh, các nguy cơ đe dọa tính mạng, tử vong không để báo ngay với bác sỹ xử trí kịp thời. Đánh giá toàn trạng người bệnh, dấu hiện sinh tồn và những đáp ứng điều trị. Đánh giá các thông tin về tiền sử, bệnh sử, thuốc đang dùng. Đánh giá những nhu cầu về tinh thần, những nhu cầu về thể chất... các đánh giá trên được ghi nhận vào phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc của điều dưỡng. Sau đánh giá, nhận định người bệnh tiến hành lập kế hoạch chăm sóc, thưc hiện các hoạt động chăm sóc, thực hiện các y lệnh, thủ thuật trên người bệnh và tiến hành lượng giá lại kết quả cải thiện của người bệnh sau khi thực hiện các hành động chăm sóc và ghi nhận vào hồ sơ bệnh án.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Sốt Cho nằm giường thoáng mát Nới rộng quần áo, lau mát Thực hiện y lệnh, uống nước ấm Theo dõi, xử lý co giật nếu gặp ở trẻ em. Thực hiện kháng sinh theo y lệnh. Theo dõi nhiệt dộ thường xuyên. Uống nhiều nước. Theo dõi lượng dịch ra vào.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Khó thở Cho bệnh nhân nằm đầu cao Làm thông thoáng đường thở (nới rộng quần áo, hút đàm nhớt) Cho bệnh nhân thở oxy theoy lệnh Theo dõi tần số, tính chất thở Theo dõi SpO2 Theo dõi tình trạng da niêm? Lồng ngực có di động theo nhịp thở không Vỗ rung lồng ngực giúp bệnh nhân ho có hiệu quả tống đàm nhớt ra ngoài Thực hiện y lệnh thuốc : phun khí dung, tiêm thuốc, dịch truyền Chuẩn bị dụng cụ mở khí quản, đặt Nội khí quản nếu bệnh nhân không hết khó thở.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Phù Theo dõi tính chất, mức độ phù, vị trí phù Sử dụng thuốc lợi tiểu nếu có: Theo dõi lượng nước tiểu Bù Kali Theo dõi ion đồ Theo dõi cân nặng, lượng nước xuất nhập Ăn hạn chế muối khi bị phù Khi bị suy Tim thì uống nước theo tình trạng bệnh Kê cao chi kích thích lưu thông máu tĩnh mạch Hạn chế đi lại khi có phù Vệ sinh da sạch sẽ, tránh cào gãi

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Sonde dạ dày Cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ trước khi cho ăn Cho bệnh nhân ăn đúng phương pháp với tốc độ chậm Kiểm tra và tráng ống trước khi ăn để tránh thức ăn lên men làm hôi ống và vi khuẩn có điều phát triển nên lượng nước trong ống, đảm bảo vệ sinh cho bệnh nhân ăn, tránh không khí vào dạ dày. Đối với bệnh nhân đặt nội khí quản phải bơm bóng chè trước cho ăn nếu bệnh nhân hôn mê. Vệ sinh răng miệng hằng ngày cho bệnh nhân bằng nước muối sinh lý + nước súc miệng; VS mũi. Cho bệnh nhân ăn theo giờ quy định khoảng 6 l/ ngày mỗi lần 200-250ml hoặc tùy theo tinhd tràng bệnh lý, cho bệnh nhân ăn lỏng dễ têu như sửa, bột, súp.. hoặc theo đơn Bác sĩ do Khoa dinh dưỡng cung cấp. Theo dõi dịch từ ống, màu sắc, tính chất Thay ống sonde khi dơ, nghẹt hoặc theo qui định 5-7 ngày.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Sonde tiểu Sonde tiểu Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn Theo dõi màu sắc, tính chất, số lượng nước tiểu 24h Giải thích cho bệnh nhân việc sắp làm, mục đích đặt sonde tiểu nếu bệnh nhân còn tỉnh. Chăm sóc Bộ phận sinh sục hằng ngày. Quan sát thường xuyên để tránh ống bị nghẹt hoặc tắc nghẽn. Kẹp ống 3h một lần để tập cho bn tự đi tiểu tránh hiện tượng "bàng quang bé. Khi nước tiểu được 2/3 túi, đổ nước tiểu và ghi vào hồ sơ Sau 5-7 ngày thay ống để tránh nhiễm trùng Lấy nước tiểu để làm xét nghiệm tìm vi trùng. Khuyên bn uống nhiều nước nếu không có chống chỉ định Bơm rửa bàng quang 3-5 ngày/lần Nếu bệnh nhân tỉnh thì rút ống sonde tiểu càng sớm càng tốt.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Chăm sóc bệnh nhân có ống dẫn lưu Rửa và thay băng ống dẫn lưu hằng ngày Đảm bảo nguyên tắc vô trùng khi thay băng Theo dõi chân ống dẫn lưu, chăm sóc chân ống dẫn lưu, lám sạch, thay băng tích cực Quan sát chân ống dẫn lưu để ngừa nhiễm trùng Theo dõi và chăm sóc ống dẫn lưu, phaỉ đảm bảo không gập và tắc ống. Phải giữ ống luôn thông và vô khuẩn. Các ống phải giữ cố định tránh tụt và di động Theo dõi số lượng và màu sắc, tính chất của dịch dẫn lưu Thay băng và túi chứa dịch 1 lần/ ngày Cho bệnh nhân nằm ngiêng về bên có ống dẫn lưu để dịch thoát ra dễ dàng và tránh gập gãy ống Rút ống dẫn lưu khi có chỉ dịnh của Bác sĩ

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Ho có đàm Uống nước ấm làm loãng đàm Làm ẩm và ấm không khí hít vào Tập cho bệnh nhân ho có hiệu quả Vỗ rung lồng ngực Hút đàm nhớt đối với bệnh nhân hôn mê hoặc không hút đàm nhớt ra được Thực hiện thuốc Long đàm: acetyl cystein, ambroxol, bromhexin... Theo dõi tính chất, mầu sắc, số lượng đàm, xét nghiệm đàm tiềm vi trùng Vệ sinh răng miệng, cá nhân, giữ ấm cho bệnh nhân Súc miệng bằng nước ấm sau khi khạc đàm

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Co giật Đặt cây đè lưỡi giữa 2 hàm răng tránh cắn lưỡi Cố định bệnh nhân đảm bảo an toàn cho bệnh nhân Thuốc chống co giật theo y lệnh Theo dõi DHST đặc biệt là nhịp thở. Thở oxy qua canula hay mặt nạ nhằm cung cấp oxy cho bệnh nhân khi có biểu hiện tím tái, khó thở, Spo2 < 90%. Lau mát nếu có sốt. Hướng dẫn người nhà bệnh nhân xử trí khi có co giật xảy ra khi không có nhân viên y tế. Tránh nặng chanh vào miệng bệnh nhân tránh bị sặc Ở bệnh nhân bị động kinh không nên cho lái xe một mình, không đi sông nước1 mình, hạn chế tiếp xúc với lửa. Uống thuốc đúng theo y lệnh

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Tiêu chảy Theo dõi dấu hiệu sinh tồn Thực hiện y lệnh thuốc Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất phân (đàm máu hay tanh hôi) Theo dõi tình tràng mất nước ( dựa vào dấu véo da, môi khô, khóc không có nước mắt), khát nước. Theo dõi cân nặng, số lần đi tiêu. Theo dõi lượng nước xuất nhập trong 24h. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi lầ đi tiêu. Bù nước cho bệnh nhân bằng đường uống nếu bệnh nhân không nôn và đường truyền Theo dõi bệnh nhân có sốt không? Đau bụng không. Xét nghiệm phân tìm vi trùng hoặc ký sinh trùng đường ruột Theo dõi ion đồ, Hct.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Ăn uống kém Cho bệnh nhân ăn cân đối giữa các thành phần, phù hợp với tình trạng bệnh lý Ăn đầy đủ đạm, calo, vitamin Chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp bệnh nhân ăn ngon miệng hơn Ăn lỏng dễ tiêu, tránh thức ăn gây dị ứng, kích thích, có gas Giải thích cho bệnh nhân tầm quan trọng của ăn uống Cho bệnh nhân ăn qua sonde, hỗ trợ dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch Theo dõi: cân nặng, đạm trong máu.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Táo bón Hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng tại giường tránh nằm lâu. Cho bệnh nhân uống nhiều nước Hướng dẫn người bệnh chế độ ăn uống nhiều chất xơ, trái cây, thức ăn dễ tiêu. Hướng dẫn người bệnh tập xoa bụng dọc theo cung đại tràng theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột. Dặn người bệnh đi đại tiện ngay, tránh dể lâu, tập đi tiêu đúng giờ đều đặn. Bệnh nhân có thể uống thuốc nhuận tràng hoặc có thể thụt pháo cho bệnh nhân.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Nhứt đầu, chống mặt Dặn bệnh nhân khi thay đổi tư thế phải nhẹ nhàng, từ từ không để bị ngã Cho bệnh nhân nghỉ ngơi yên tỉnh, thoáng mát tránh tiếng ồn Tăng cường giấc ngủ cho bệnh nhân Xoa bóp nhè nhàng ở trán, thái dương Thực hiện y lệnh thuốc Hạ áp, giảm đau An ủi, động viên và giải thích cho bệnh nhân bớt lo lắng và được thoải mái Khuyên bệnh nhân ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh hoa quả Thường xuyên theo dõi huyết áp cho bệnh nhân

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Loét Phòng loét Cho bệnh nhân mặc quần áo rông rãi, phòng thoáng mát. Cho bệnh nhân nằm nệm chống loét ( nệm nước, nệm hơi, vòng gòn). Xoay trở bệnh nhân 2 giờ/ lần, lau mình bệnh nhân bằng nước ấm. Hướng dẫn bệnh nhân tập thụ động tại giường như gập duỗi, xoa bóp các cho để tăng tuần hoàn Xoa bóp vùng bị tì đè: Khuỷa tay, xương cùng cụt, xương bả vai Khi loét Thay băng đúng qui trình kỹ thuật, cắt lọc các mô hoại tử Theo dõi lượng dịch thấm băng Dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân Luôn luôn giữ cho bệnh nhân khô ráo sạch sẽ Phơi nắng hoặc chiếu đèn hồng ngoại cho vết loét mau lành.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Vàng da sơ sinh Cho bệnh nhân bú mẹ hoàn toàn. Theo dõi tri giác của trẻ để phát hiện sớm biến chấn. Cho trẻ chiếu đèn theo y lệnh, che mắt bé lại. Phơi nắng cho trẻ từ 7 giờ - 9 giờ sáng. Theo dõi Bilirubin của trẻ. Vệ sinh đèn chiếu hằng ngày để tránh lây truyền bệnh cho trẻ. Theo dõi tính chất vàng da hằng ngày để báo Bác sĩ. Phụ giúp Bác sĩ thay máu cho trẻ nếu có chỉ định. Thực hiện thuốc theo y lệnh.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Bóng nước, vết loét ở miệng Theo dõi các bóng nước ở miệng và các vết loét, tránh làm vỡ các bóng nước để ngừa bội nhiễm Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh Thoa miệng cho bé bằng thuốc Zytee theo y lệnh để giảm đâu cho bé Cho bé ăn thức ăn lỏng: cháo súp để để tránh đau miệng cho bé Vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho bé Cắt ngắn móng tay để tránh cào gãy làm vỡ vết loét

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Nguy cơ sốc sxh Dengue Theo dõi dhst 1h/ lần chú ý mạch huyết áp Theo dõi tri giác, dâu xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xh tiêu hóa Đo lượng nước xuất nhập 24h, chú ý lượng nước tiểu Thực hiện đầy các xét nghiệm công thức máu: white blood cells: WBC, red blood cell count: RBC, Lượng huyết sắc tố (hemoglobin: Hb), Khối hồng cầu (HCT: hematocrit), plateletcrit: Pct) Cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng đặt biệt là vitamin C Truyền dịch trong sxh Dengue Cho bé nằm nghỉ ngơi tại giường, đầu thấp Thực hiện tiêm tĩnh mạch đúng kỹ thuật Đảm bảo vô trùng thay chai dịch truyền mỗi ngày Đảm bảo vô trùng thi cho thuốc qua đường tĩnh mạch Theo dõi nhiệt độ Theo dỗi tình trạng tiêu máu, ối máu Hướng dẫn bà mẹ các dấu hiệu trở nặng: ngày 3-6, li bì tay chân lạnh, đau bụng, ói máu, tiêu phân đen Cho bé uống nhiều nước chín, nước cam, chanh.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Cổ chướng Để bệnh nhân nằm nghỉ tương đối, không lao động nặng. Ăn nhạt hoàn toàn, hạn chế lipide, ăn tăng glucid và protein. Cụ thể: *Ăn nhạt < 1g natri/ngày. Ít mỡ < 50g/ngày. Protide khoảng 2 g /kg/ngày. Năng lượng khoảng 2500 calo /ngày. Nước uống < 1 lít /ngày dựa vào bilan nước vào và ra. Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ, thuốc men, phụ giúp thầy thuốc chọc hút dịch màng bụng và làm phản ứng Rivalta khi cần thiết.

MỘT SỐ CAN THIỆP CHĂM SÓC ĐiỀU DƯỠNG Nguy cơ Suy kiệt Thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày Cho bệnh nhân ăn nhiều lần trong ngày, ăn lỏng dễ tiêu, ăn hợp khẩu vị, ăn nhạt Thức ăn phải đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý Khuyến khích cho bệnh nhân ăn và tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng Cho bệnh nhân ăn thêm sữa, nước trái cây, rau xanh để đảm bảo đầy đủ Vitamin Cho bệnh nhân ăn theo sở thích, phù hợp với khẩu vị nếu có điều kiện Theo dõi bữa ăn, cân nặng bệnh nhân Theo dõi lượng nước xuất nhập Hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, hợp lý tăng dần Có thể hồi sức qua đường tĩnh mạch, thử protein, albumin trong máu để giá

KẾT LUẬN Nhu cầu cơ bản của bệnh nhân và các nguyên tắc cơ bản của việc chăm sóc, cơ bản giống nhau, nhưng không bao giờ có hai bệnh nhân có nhu cầu hoàn toàn giống nhau.do đó, khi nhận định nhu cầu của bệnh nhân tùy theo tình trạng từng thời điểm, tuổi tác, giới tính, cá tính, hoàn cảnh văn hóa xã hội và khả năng thể chất và tinh thần của người bệnh mà nhận định cụ thể và chính xác. Sau khi nhận định nhu cầu của bệnh nhân, kế hoạch chăm sóc được thảo ra để đem lại sự chăm sóc phù hợp và liên tục, nhưng nó cần thay đổi tùy theo sự thích ứng, diễn biến của bệnh nhân trong từng thời điểm. Đánh giá nhu cầu của người bệnh là một hoạt động xuyên suốt trong quá trình điều trị của người bệnh. Ðiều quan trọng và cần nhấn mạnh là trong lúc cung cấp sự chăm sóc người bệnh, người điều dưỡng chuyên nghiệp sẽ có dịp nghe người bệnh và gia đình bệnh nhân, để nhận định nhu cầu của bệnh nhân và để xây dựng mối liên hệ nhân sự bổ ích cần thiết cho việc điều dưỡng bệnh nhân một cách hữu hiệu nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quy trình đánh giá bệnh nhân của Bệnh viện ĐH Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nhu cầu cơ bản của bệnh nhân và sự liên quan với Điều dưỡng, Sách đào tạo cử nhân điều dưỡng, Bộ Y tế (2007). 3. Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản của Bộ Y tế (2014). 4. Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh tập 2- Nhà xuất bản y học (2004).

Chân thành cảm ơn! Nơi nào trên thế giới này lạnh lẽo nhất? Những tâm hồn thiếu thốn tình thương!