Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Tài liệu tương tự
Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Tràng Giang

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Văn phân tích lớp 9 Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago BÀI LÀM Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel,

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Phần 1

Trần Thị Thanh Thu

Tập san Hừng Sáng 11

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Bài viết số 7 lớp 9

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Cảm nghĩ về mái trường

36

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

Thuyết minh về Nguyễn Du

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

HOA SỮA Em vẫn từng đợi anh Như hoa kia từng đợi nắng Như gió tìm rặng phi lao Như trời cao mong mây trắng Em vẫn từng đợi anh Trên những chặng đường

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Phân tích Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân – Văn hay lớp 11

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phân tích bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tả cánh đồng quê em văn 5

PHỤ NỮ VIỆT NAM - NHỮNG CÂY LAU BẰNG THÉP

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Së gi¸o dôc vµ ®µo t¹o H¶i D­¬ng

LÔØI TÖÏA

hanhtrinhdenUC_2917JUN05

Phân tích về thơ của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

Bản ghi:

I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới: Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam (Chế Lan Viên). - Phong cách thơ: Thơ Hàn Mặc tử là một thế giới nghệ thuật kì dị. Ở đó có sự đan xen, biến hóa của nhiều hình ảnh phức tạp, bí ẩn. Tuy nhiên đằng sau thế giới hình ảnh đó là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đời, chan chứa khát khao sống. Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu, gợi cho ta niềm thương cảm qua những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người. - Tác phẩm chính: Gái quê (1936); Thơ Điên (1938); Duyên kì ngộ (kịch thơ 1939); Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi 1940)... 2. Kiến thức về tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác Bài thơ được sáng tác năm 1938. Ban đầu bài thơ có tên Ở đây thôn Vĩ Dạ, về sau đổi lại thành Đây thôn Vĩ Dạ. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc một cô gái ở thôn Vĩ Dạ gửi cho Hàn Mặc Tử, khi tác giả đang dưỡng bệnh ở Quy Hoà b. Xuất xứ: In trong tập Thơ điên, phần Hương thơm. c. Bố cục bài thơ Khổ 1: Cảnh Vĩ Dạ lúc hừng đông Khổ 2: Cảnh Vĩ Dạ lúc đêm trăng và tâm trạng ngóng trông đầy khắc khoải của nhà thơ Khổ 3: Hình bóng con người cùng những hoài nghi, mơ tưởng trong tâm trạng của nhà thơ d. Phân tích bài thơ * Khổ 1 - Câu thơ mở đầu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? + Hình thức: Câu hỏi tu từ nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết. + Sắc thái biểu cảm: Hỏi han; Mời mọc;trách móc. + Chủ thể trữ tình: Tác giả => Câu hỏi thể hiện sự phân thân tác giả, thể hiện sự băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của thi nhân. Đó là một ước ao được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực. Câu thơ còn được xem như một lời mở đầu, một cái cớ để nhà thơ có thể đưa hồn mình về với thôn Vĩ một cách thật tự nhiên. - Ba câu thơ tiếp Page 1

+ Cảnh thôn Vĩ với các hình ảnh: +) nắng hàng cau: Cau là cây cao nhất, cây đầu tiên đón ánh nắng trong vườn. Nắng rọi vào sương trên những lá cau, tạo thành sự hoà phối giữa màu và ánh, gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi. Thân cau, bóng cau là những nét mảnh mai, thanh thoát. Thân cau thẳng tắp và chia những đốt đều đặn, hiện lên như cây thước để đo mực nắng của thiên nhiên +) nắng mới lên: Cái nắng đầu tiên của một ngày - tinh khôi, trong trẻo Câu thơ lặp lại từ nắng như nhấn mạnh một hình ảnh ám ảnh và đầy ấn tượng trong lòng nhà thơ, đồng thời khái quát nét đặc trưng của nắng miền Trung: nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong biển nắng mai. +) vườn ai: gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh, không thể sở hữu. +) mướt quá vừa là một sự cực tả cái vẻ mượt mà, non tơ, óng chuốt, mơn mởn xanh tươi, vừa thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm, say sưa. +) xanh như ngọc là một hình ảnh so sánh rất tự nhiên, giản dị Câu thơ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc: gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng. Hình ảnh so sánh này còn gợi lên vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này. + Người thôn Vĩ +) mặt chữ điền là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực. +) lá trúc che ngang : lá trúc mảnh mai, gợi nét đẹp kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế. Câu thơ Lá trúc che ngang mặt chữ điền giàu chất tạo hình: sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. Tóm lại: Khổ thơ 1: Cảnh trong sáng, người thuần hậu. Thiên nhiên và con người hài hòa trong vẻ đẹp dịu dàng, thắm đượm tình quê, hồn quê. Vĩ Dạ hừng đông đúng là cảnh của sự mời gọi, dù là mời gọi trong tưởng tượng, trong kí ức nhưng ta nghe như có tiếng thì thầm của gặp gỡ, vui tươi. Đó là tình yêu và nỗi nhớ của Hàn Mặc Tử đối với cảnh và người xứ Huế * Khổ 2 - Câu mở đầu với hình ảnh gió theo lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách. - Bút pháp lấy động tả tĩnh ở câu thơ thứ hai làm cho bức tranh Vĩ Dạ hoàn toàn mang màu sắc khác lạ so với khổ 1: Bức tranh buồn tĩnh lặng. Page 2

- Hình ảnh bến sông trăng là một hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo - Câu hỏi Có chở trăng về kịp tối nay? sáng lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời Như vậy: Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng * Khổ 3 - Câu thơ Mơ khách đường xa khách đường xa: Khoảng cách về thời gian, không gian giữa thi nhân và người trong mộng. Điệp ngữ khách đường xa và động từ mơ thể hiện rất rõ niềm mong mỏi của thi nhân về một sự gặp gỡ đã thành ám ảnh. - Hình ảnh Áo em trắng quá nhìn không ra: hư ảo, mơ hồ - hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời, không thể tới được nên nhân vật trữ tình rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa. - Cụm ngữ chỉ không gian xác thực: ở đây với hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh nhấn mạnh thêm vào sự hư ảo, mơ hồ khi thi nhân càng mong muốn thì sự mong muốn càng xa xôi. - Câu hỏi cuối bài biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của thi nhân đang ở thời kì đau thương nhất. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc Tóm lại: Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời. e. Tổng kết * Nghệ thuật - Trí tưởng tượng phong phú. - Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, đối lập; thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ... - Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. * Nội dung Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uổn khúc của nhà thơ. Page 3

án bài Đây Thôn Vĩ Dạ chuẩn nhất Giáo II. Luyện đề 1. Đề 1: Cảm nhận về bức tranh Vĩ Dạ và tâm trạng nhà thơ qua đoạn thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vướn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? ( Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử) Dàn ý a. Mở bài: Page 4

Giới thiệu chung về tác giả Hàn Mặc Tử, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, giới thiệu vấn đề nghị luận. b. Thân bài * Bức tranh Vĩ Dạ lúc hừng đông và tâm trạng của nhà thơ - Bức tranh Vĩ Dạ lúc hừng đông với các hình ảnh rất đặc trưng: nắng hàng cau, nắng mới lên tạo ấn tượng trong lòng nhà thơ, đồng thời khái quát nét đặc trưng của nắng miền Trung: nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong biển nắng mai. Vĩ Dạ mang một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng. Hình ảnh so sánh ở câu thơ thứ ba còn gợi lên vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này. - Người thôn Vĩ: mang nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực, cũng mang nét đẹp kín đáo, dịu dàng. - Tâm trạng nhà thơ: Với câu hỏi tu từ nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết. Đó cũng là sự phân thân, sự băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của thi nhân. Câu hỏi là một ước ao được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực. Câu thơ còn được xem như một lời mở đầu, một cái cớ để nhà thơ có thể đưa hồn mình về với thôn Vĩ một cách thật tự nhiên. * Bức tranh Vĩ Dạ lúc đêm trăng và tâm trạng của nhà thơ - Bức tranh Vĩ Dạ lúc đêm trăng + Các hình ảnh gió theo lối gió, mây đường mây khắc họa bức tranh nhuốm màu chia cách. Cách tách đôi câu thơ làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã. + Bút pháp lấy động tả tĩnh ở câu thơ thứ hai làm cho bức tranh Vĩ Dạ hoàn toàn mang màu sắc khác lạ so với khổ 1: Bức tranh buồn tĩnh lặng. + Hình ảnh bến sông trăng là một hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo - Tâm trạng nhà thơ Câu hỏi Có chở trăng về kịp tối nay? sáng lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời. Đó cũng là sự ngóng trông đầy khắc khoải của nhà thơ. Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng c. Kết bài: Đánh giá chung về đoạn thơ 2. Đề 2 Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả Hàn Mặc Tử, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ. b. Thân bài Page 5

* Phân tích khổ 1 - Câu thơ mở đầu: câu hỏi tu từ nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng, da diết. Sắc thái biểu cảm có thể là: Hỏi han; Mời mọc; trách móc. Chủ thể trữ tình: tác giả. Câu hỏi thể hiện sự phân thân, sự băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của thi nhân. Câu hỏi là một ước ao được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực. Câu thơ còn được xem như một lời mở đầu, một cái cớ để nhà thơ có thể đưa hồn mình về với thôn Vĩ một cách thật tự nhiên. - Cảnh thôn Vĩ với các hình ảnh: nắng hàng cau, nắng mới lên: Câu thơ lặp lại từ nắng như nhấn mạnh một hình ảnh ám ảnh và đầy ấn tượng trong lòng nhà thơ, đồng thời khái quát nét đặc trưng của nắng miền Trung: nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong biển nắng mai. Câu thơ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc: gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng. Hình ảnh so sánh này còn gợi lên vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này. - Người thôn Vĩ: nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực, kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế. Câu thơ Lá trúc che ngang mặt chữ điền giàu chất tạo hình: sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người trong vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng. * Phân tích khổ 2 - Câu mở đầu với hình ảnh gió theo lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách.cách tách đôi câu thơ làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã - Bút pháp lấy động tả tĩnh ở câu thơ thứ hai làm cho bức tranh Vĩ Dạ hoàn toàn mang màu sắc khác lạ so với khổ 1: Bức tranh buồn tĩnh lặng. - Hình ảnh bến sông trăng là một hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo - Câu hỏi Có chở trăng về kịp tối nay? sáng lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời * Phân tích khổ 3: - Câu thơ Mơ khách đường xa khách đường xa: Khoảng cách về thời gian, không gian giữa thi nhân và người trong mộng. Điệp ngữ khách đường xa và động từ mơ thể hiện rất rõ niềm mong mỏi của thi nhân về một sự gặp gỡ đã thành ám ảnh. - Hình ảnh Áo em trắng quá nhìn không ra: hư ảo, mơ hồ - hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời, không thể tới được nên nhân vật trữ tình rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa.cụm ngữ chỉ không gian xác thực: ở đây với hình ảnh sương khói mờ nhân ảnh nhấn mạnh thêm vào sự hư ảo, mơ hồ - Câu hỏi cuối bài Ai biết tình ai có đậm đà biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của thi nhân đang ở thời kì đau thương nhất. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc c. Kết bài: Đánh giá chung về nghệ thuật và nội dung Page 6

- Nghệ thuật: Trí tưởng tượng phong phú; Nghệ thuật so sánh nhân hóa; thủ pháp lấy động tả tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ. Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. - Nội dung: Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uổn khúc của nhà thơ. 3. Đề 3: Có ý kiến cho rằng: Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử có cả tâm cảnh và phong cảnh. Bằng sự hiểu biết của bản thân về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Dàn ý a. Mở bài : + Giới thiệu về nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ + Trích dẫn nhận định: Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử có cả tâm cảnh và phong cảnh b. Thân bài: * Giải thích nhận định + Tâm cảnh: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, đồng thời giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ. + Phong cảnh: Bài thơ là bức tranh đẹp về thiên nhiên xứ Huế, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, con người xứ Huế duyên dáng, phúc hậu. Thiên nhiên và con người xứ Huế hài hoà trong vẻ đẹp nên thơ. * Bình luận, chứng minh nhận định: - Khổ 1: + Cảnh thôn Vĩ lúc bình minh với những ngọn cau, tàu cau ngời lên màu nắng mới, nắng mới lên rực rỡ. Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc thôn Vĩ Dạ từ bao đời nay.. Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh vườn tược thôn Vĩ Giạ: vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Sương đêm ướt đẫm cây cỏ hoa lá. Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng, trông mượt quá một màu xanh như ngọc bích. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hoà, con người cần cù chăm bón mới có màu xanh như ngọc ấy. Thiên nhiên rạo rực, trẻ trung và đầy sức sống. Con người thôn Vĩ xuất hiện kín đáo, dịu dàng, vừa duyên dáng vừa phúc hậu ( phân tích ). + Nghệ thuật : điệp từ nắng, so sánh xanh như ngọc và tính tứ mướt -> khắc hoạ hình ảnh thôn Vĩ tươi tắn, sinh động, sang trọng, đầy sức sống. + Tâm cảnh: thể hiện ở câu hỏi tu từ: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Câu hỏi khắc khoải, như lời tâm sự của nhà thơ với chính mình, bộc lộ ao ước thầm kín được trở về thôn Vĩ -> Câu hỏi tu từ là một cái cớ để khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ về xứa Huế. Page 7

Cảm xúc của tác giả bộc lộ kín đáo qua đoạn thơ : phải là người yêu tha thiết xứ Huế, gắn bó sâu sắc với thôn Vĩ, niềm khao khát được trở lại thôn Vĩ mới có được trong tâm trí những hình ảnh sinh động và đẹp đẽ như thế. ( Lưu ý: cảnh xứ Huế được hiện lên trong tâm tưởng, trong hoài niệm chứ không phải được ngắm nhìn trực tiếp ). - Khổ 2: + Cảnh thôn Vĩ trong đêm trăng thơ mộng, huyền ảo: có gió, mây, dòng nước, hoa bắp (hoa ngô đồng) khẽ lay động trong gió, có con thuyền và dòng sông trăng huyền ảo ( phân tích ) + Nghệ thuật: Đối : Gió theo lối gió- mây đường mây; Nhân hoá : dòng nước buồn thiu; Câu hỏi tu từ : thuyền ai? + Tâm cảnh : Giọng thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn.gió mây đôi ngả như mối tình nhà thơ,tưởng gần đấy mà xa vời, cách trở. Dòng Hương Giang êm trôi lờ lững, trong tâm tưởng thi nhân trở nên buồn thiu, nhiều bâng khuâng, man mác.tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng và con thuyền.. Câu thơ gợi tả một hồn thơ đang rung động trước vẻ đẹp hữu tình của xứ Huế miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu dàng, thơ mộng và thoáng buồn. - Khổ 3 : + Cảnh vừa thực vừa mơ: xứ Huế nhạt nhoà trong làn sương khói, người thiếu nữ Huế thoáng hiện, kín đáo và duyên dáng trong màu áo trắng tinh khôi. Nghệ thuật : Điệp Khách đường xa, câu hỏi tu từ cuối bài thơ Ai biết tình ai có đậm đà? -> vừa thể hiện phong cảnh, vừa khắc hoạ tâm cảnh + Tâm cảnh :Con người mà nhà thơ nói đến là con người xa vắng, trong hoài niệm bâng khuâng. Em đẹp dịu dàng, duyên dáng, nhưng khó nắm bắt, khó chiếm lĩnh quá, em ngay càng trở nên xa vời, nhạt nhoà trong sương khói. > Nhà thơ luôn cảm thấy mình hụt hẫng, chơi với trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà tha thiết như đang nhạt nhoà và mờ đi cùng sương khói. -> Nỗi trăn trở, dằn vặt trong lòng, nỗi cô đơn trống vắng, niềm khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi Tóm lại: + Bài thơ là bức tranh đẹp về thiên nhiên xứ Huế, đồng thời là tiếng lòng của một hồn thơ luôn tha thiết yêu đời, yêu người. + Nhận xét chung về nghệ thuật : Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng c. Kết bài Đánh giá chung về bài thơ, khẳng định ý kiến trên. Page 8