dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Tài liệu tương tự
Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Bạn Tý của Tôi

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Phòng GD& ĐT Huyện Dầu Tiếng

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Cúc cu

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích hình tượng người lính qua một số bài thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH MÔN NGỮ VĂN 12 I/ PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Đối với câu hỏi ở cấp độ nhận b

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình Những đứa con trong gia đình của nhà

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Thuyết minh về truyện Kiều

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - Dung_Kinh_Hien_Vi_Soi_Roi U.doc

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Microsoft Word - nhung-yeu-cau-ve-su-dung-tieng-viet.docx

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Gia sư Thành Được ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LẦN 3 NĂM MÔN NGỮ VĂN Thời gian:

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa


Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

ĐẠO ĐỨC LẻM NGƯỜI

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Phong thủy thực dụng

Bản ghi:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ----------- I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: KỲ THI THỬ THPTQG LẦN 1 NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. Đề thi gồm: 02 trang. THỜI GIAN LÀ VÀNG Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá. Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết. Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại. Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được. Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp. (Phương Liên - Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào? Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của 01 biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản? Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được? Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc - hiểu: Thời gian là vàng.

Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Tây Tiến Quang Dũng, Ngư văn 12, tâ p môṭ, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đoạn thơ trên, anh/chị liên hệ với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11- tập 1; NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới trong cảm hứng yêu nước của Văn học Việt Nam. ----------------------------------HẾT------------------------------------------- Họ và tên thí sinh:..sbd:.. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ----------- ĐÁP ÁN KỲ THI THPTQG LẦN 1 NĂM HỌC 2018-2019 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề. Đáp án gồm: 05 trang. I. LƯU Ý CHUNG: 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có khả năng cảm thụ văn học. II. ĐÁP ÁN: Phần Ý Nội dung cần đạt Điểm Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu. 3,0 I. Đọc Hiểu Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn học để làm bài. Yêu cầu cụ thể: 1. - Những giá trị của thời gian: Thời gian là sự sống, Thời gian là thắng lợi, Thời gian là tiền, Thời gian là tri thức 2. - Biện pháp tu từ cú pháp: Điệp cú pháp (Thời gian là ) - Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh vào giá trị của thời gian đối với con người và cuộc sống. II- Làm Văn Câu 1 3. -Thời gian là vàng: thời gian quý giá như vàng. -Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù đẹp đẽ và giá trị nhưng có thể mua bán, trao đổi. - Thời gian không mua được: thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt, đã đi là không trở lại. 4. - Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân. Có lý giải hợp lý. (Nhấn mạnh vào giá trị và cách sử dụng quỹ thời gian của con người) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc - hiểu: Thời gian là vàng. Yêu cầu chung: -Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài. -Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái 1,0 1,0 2,0

Câu 2 độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Yêu cầu cụ thể: 1 Hình thức: Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... 2 - Nội dung. a. Giải thích: Thời gian là vàng: Câu nói nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian, sự quý báu của việc trân trọng thời gian, giá trị của thời gian là không có gì sánh bằng. b. Bàn luận: Thời gian là vàng bởi thời gian được tính bằng giây, phút, giờ, tháng, năm Nó luôn trôi chảy theo dòng tuần hoàn của cuộc sống. Thời gian là vô giá bởi nó có tính chất một đi không trở lại, như mũi tên đã bắn đi nên không lấy lại được. Thời gian giúp con người ta không lớn, trưởng thành, lao động, làm mọi việc cần thiết trong cuộc sống. Nó tạo ra giá trị tiền bạc dưới bàn tay lao động của con người Thời gian là vô giá bởi nó sẽ đem lại cho người biết trân trọng nó, sử dụng nó hợp lý đạt đến vinh quang, niềm vui và hạnh phúc. Thời gian là báu vật của cuộc sống. Lãng phí thời gian, không biết trân trọng nó khiến con người sẽ có cảm giác nuối tiếc, hụt hẫng về những giá trị đã qua. c. Bài học nhận thức và hành động: Quý trọng thời gian là quý trọng giá trị của cuộc sống. Mỗi con người phải có ý thức được giá trị của thời gian, sống đẹp trong từng ngày của hiện tại, trân trọng từng phút, giây. Quý trọng thời gian không có nghĩa là sống vội, sống gấp, sống chỉ biết tận hưởng mỗi ngày mà cần sống, học tập, lao động và cống hiến cho xã hội. Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến 5,0 Yêu cầu chung: -Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. -Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. Yêu cầu cụ thể: a. Vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ (đ). - Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn, thấm đượm tình đồng bào đồng chí - Tây Tiến là một trong những bài thơ hay nhất, xuất sắc nhất trong sự nghiệp của Quang Dũng. Bài thơ được đánh giá là "đứa con đầu lòng

tráng kiện và hào hoa của nền thơ ca kháng chiến". Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. - Đoạn thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và bi tráng (đoạn 3) b. Cảm nhận đoạn thơ (2,5đ). * Nội dung (2,0đ). - Vẻ đẹp ngoại hình: dữ dội, lẫm liệt, oai phong + Đoàn binh không mọc tóc : đó là hậu quả của những trận sốt rét rừng khắc nghiệt. Phần nào cho thấy phong thái ngang tàng, gan góc, ngạo nghễ của những người lính trẻ. + Quân xanh màu lá : là hình ảnh làn da tái xanh như màu lá do bệnh sốt rét rừng (có thể là màu xanh của lá ngụy trang, có thể hiểu là màu xanh áo lính). Đó cũng là những mất mát hi sinh thầm lặng (dần mất sức khỏe, sức trai tráng). + Mắt trừng : cái nhìn dữ dội, người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp của những người tráng sĩ xưa, cũng gợi hình ảnh khuôn mặt hốc hác do điều kiện vật chất thiếu thốn. + Đoàn binh : gợi hình ảnh một tập thể đông đảo mang những nét chung phổ biến của mọi người lính (đầu không mọc tóc, da xanh, mắt trừng dữ dội) - Nhận xét: nếu cảm nhận theo cách thông thường họ mang vẻ ngoại hình kì dị, nhưng chỉ bằng ba chữ dữ oai hùm tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp dữ dội, lẫm liệt, oai phong của người lính Tây Tiến. - Vẻ đẹp nội tâm: hào hoa, đa tình, lãng mạn của những người lính trẻ + Gửi mộng, Đêm mơ : lính Tây Tiến là những con người mơ mộng, là những người trai xuất thân từ đất Hà thành nên họ mang vào chiến trường cả nét thi vị, lãng mạn trong tâm hồn (so sánh người lính xuất thân từ nông dân trong bài Đồng Chí Chính Hữu). + Hà Nội là khung trời thương nhớ, là không gian khác hẳn đời sống gian khổ chiến trường, đó là nỗi nhớ quê hương. + Dáng Kiều thơm gợi hình ảnh những thiếu nữ Hà Nội yêu kiều, kiêu sa, hình bóng người thương của lính Tây Tiến. Đó là nguồn động lực để họ chiến đấu nơi chiến trường gian khổ. - Nhận xét: Trong hoàn cảnh chiến đấu khăc nghiệt họ vẫn giữ được những nét hào hoa, lang mạn vốn có của những thanh niên trí thức Hà Nội. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu 0,75

thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội. - Vẻ đẹp của lẽ sống: tinh thần hi sinh cao cả - Câu thơ Rải rác biên cương mồ viễn xứ toàn từ Hán Việt gợi không khí cổ kính, gợi cái bi thương: biên cương, viễn xứ là nơi biên giới xa xôi, heo hút hoang lạnh. Nhà thơ nhìn thẳng vào sự khốc liệt của chiến tranh, miêu tả về cái chết, không né tránh hiện thực. Nhưng hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. Vì thế cho nên câu thơ tiếp theo dữ dội như một lời thề sông núi: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh. Bốn từ chẳng tiếc đời xanh vang lên khảng khái, vừa gợi vẻ phong trần đồng thời mang vẻ đẹp thời đại Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Chiến trường là bom đạn khốc liệt là cái chết cận kề là dữ dội nguy nan. Đời xanh là tuổi trẻ, là cuộc sống non xanh mơn mởn. Thế nhưng người lính ở đây lại chẳng tiếc cho mình. Hình ảnh ấy không chỉ mang vẻ đẹp của người lính cụ Hồ mà còn phảng phất tinh thần hiệp sĩ. - Cái chết đã được lí tưởng hóa như hình ảnh những tráng sĩ xưa: áo bào, khúc độc hành ; thiên nhiên cũng đau đớn thay cho nỗi đau họ phải chịu. - Nhận xét: Những người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp bi tráng, tầm vóc của họ sánh ngang với các tráng sĩ xưa. Với cảm hứng lang mạn Quang Dũng đã bất tử hóa hình ảnh của họ * Về nghệ thuật (đ). Cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng. Ngôn từ tinh tế, hình ảnh đặc sắc, giàu cảm xúc. Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: phép tương phản, đối lập gây ấn tượng mạnh. Đối lập, tương phản giữa cái ngoại hình ốm yếu, tiều tụy với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ ở bên trong; sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính; biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ. 0,75 c. Liên hệ với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11- tập 1; NXB Giáo dục Việt Nam) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới trong cảm hứng yêu nước của Văn học Việt Nam (1,0đ). * Liên hệ với hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc + Xuất thân: Người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc xuất thân từ nông dân nghèo khổ (người lính Tây Tiến xuất thân từ tầng lớp trí thức), không

được giáo dục lòng yêu nước từ những trang sách nhưng họ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước (khi đất nước bị ngoại xâm, triều đình bạc nhược, đầu hàng) bằng lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt. + Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc toát lên từ sự chân chất, mộc mạc, bộc trực của người nông dân nghèo khó ở mảnh đất Nam Bộ thế kỉ XIX (khác với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến ở mảnh đất Hà thành trong thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX). * Sự kế thừa và đổi mới trong cảm hứng yêu nước của Văn học Việt Nam + Sự kế thừa nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945: yêu nước là nội dung lớn, kế thừa nội dung yêu nước trong văn học trung đại cả về cảm xúc và giọng điệu. Nhiều điểm gặp gỡ giữa Tây Tiến và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: yêu nước là yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ý thức trách nhiệm đối với đất nước, quyết tâm đánh giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước, ; giọng điệu tự hào, xót thương, tiếc nuối, + Sự đổi mới trong dung yêu nước của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 ở Tây Tiến: Không còn tư tưởng trung quân mà là lòng tự hào dân tộc, ý thức về một giang sơn thống nhất, toàn vẹn, thiêng liêng; tình yêu đất nước không trừu tượng, cao siêu mà hết sức cụ thể, thân thuộc: tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, quê hương, + Sự đổi mới là do quy luật phát triển của văn học. d. Đánh giá chung (đ) - Cảm hứng lãng mạn kết hợp với tinh thần bi tráng, bút pháp hiện thực kết hợp với bút pháp lãng mạn thật tài hoa, nhà thơ đã khă c hoạ môṭ ca ch kha đâ y đu chân dung tâ p thê cu a ngươ i lińh Tây Tiê n tư diêṇ maọ đê n tâm hô n, khi pha ch anh hu ng, tha i đô trươ c ca i chê t cu ng như ve ha o hoa râ t Ha Nôị cu a ho. - Vẻ đẹp ấy không chỉ của riêng của người lính Tây Tiến mà còn là gương mặt tinh thần, bất tử của người lính Việt Nam nói chung trong suốt các cuộc trường chinh vệ quốc vĩ đại. e. - Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu g. - Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận -------------------------------HẾT------------------------------------------