ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 15, Số 8 (2018): HO CHI MINH CITY UNIVE

Tài liệu tương tự
T Ạ P CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 31, THÁNG 9 NĂM 2018 NG H I Ê N CỨU C Á C NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC T Ậ P CỦA SINH VIÊN KHOA KỸ

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 37 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN T

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học quản trị học của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THỊ TÂN VŨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CHAY TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên n

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ MỸ VÂN NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LOGISTICS ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ LƯỢNG 1.1. Lịch sử hình thành của kinh tế lượng Hiện nay, hầu hết các nhà

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 55 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG TH

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH PHÙNG THANH LOAN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Chuy

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VŨ THỊ KIM THẮM NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SIÊU THỊ CO.OPMART THÀNH PHỐ TAM

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 14, Số 4b (2017): HO CHI MINH CITY UNIVER

393 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA TĂNG NI SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM PGS.TS. Phan Thị Mai Hương SC.ThS. Thích Nữ Mi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: AMA303 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T

Chương 7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tài nguyên với mỗi quốc gia cũng là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Vấn đề đặt r

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HOÀI BẢO TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN VĂN PHÕNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ FOSTE

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

58 KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngày nhận bài: 23/07/2015 Bùi

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Năm học Các Phương Pháp Định Lượng Lời giải đề nghị bài tập 9 Chương Trình Giảng Dạy Kinh tế Fulbri

KINH TẾ XÃ HỘI YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM FACTORS AFFECTING CREDIT QUALITY IN VIETNAM JOIN

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

(Microsoft Word - b?n t\363m t?t-19-7.doc)

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số: 2090 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2019 QU

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng Ngày sinh: 10/

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

BIA CHINH PHAN C.cdr

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGÔ THỊ KIM HÒA QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜN

VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) SO

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐÀ NẴNG KHI

TRƯỜNG ĐH KH XH& NV TRUNG TÂM TIN HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 02 năm 2013 ĐỀ CƯƠNG CH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do Hạnh phúc Đà Nẵng, ngày 20 tháng 01 năm 2019 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TỐ

HIỆU QUẢ GIA CƯỜNG KHÁNG UỐN CỦA TẤM CFRP TRONG DẦM CHỮ T ỨNG SUẤT TRƯỚC CÓ VÀ KHÔNG CÓ HỆ NEO CFRP DẠNG DẢI U

Microsoft Word - 12-KTXH-LE NGUYEN DOAN KHOI(94-102)

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Microsoft Word - 07-XHNV-NGUYEN THI TU TRINH( )110

Output file

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

DCCT MACRO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2008 NGUYỄN THÚY AN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Báo cáo thực tập

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 GIỄU NHẠI BẰNG HÌNH THỨC NÓI MỈA TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ C

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BIA CHINH PHAN D.cdr

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC GIÁO DỤC Tập 15, Số 4 (2018): HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF E

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Microsoft Word - 25-phanthiminhly.doc

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

1

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ QUỲNH THẾ GIỚI NGHỆ

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

Số TT Phụ lục VI BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƢƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số /2014/Q

Microsoft Word - 10-KT-NGUYEN THOAI MY(94-102)

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Nhà quản lý tức thì

Phong thủy thực dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTCC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hư

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

HỘI NGHỊ ĐIỆN GIÓ VIỆT NAM LẦN THỨ I Tp. Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2018 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Hữu Hiệp 14/0

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Thứ Số 67 (7.050) Năm, ngày 8/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TRUNG

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Microsoft Word - Pham Van Tuan - LLKH. FINAL doc

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

v j / kin h n g h iệm t ừ c ơ s ở Tỉnh Lâm Đồng: Phát triển du lịch hướng tới bền vững, trở thành ngành kỉnh tế động lực ĐOÀN VĂN VIỆT* Địa danh Lâm Đ


Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

Các công trình Khoa học công bố trên các tạp chí trong nước - Năm 2015 Stt Tên tác giả Tên bài báo Tạp chí 1. Một số biện pháp giảm nghèo bền vững Tạp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH DU LỊCH MẠO HIỂM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA THỊ TRẤN SAPA - HUYỆN SAPA TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐ

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

BÀI BÁO KHOA HỌC ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG Lưu Văn Ninh 1, Nguyễn Minh Giám 2 Tóm tắt: Để sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu cần tiến hành phân tí

CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC - 09 (4-2018) ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KÊNH YOUTUBE CỦA TỔNG CỤC DU LỊCH TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU

Bản ghi:

ISSN: 1859-3100 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 15, Số 8 (2018): 157-169 HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES Vol. 15, No. 8 (2018): 157-169 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG Nguyễn Phú Thắng * - Tr ờng Đ i học An Giang Ngày nhận bài: 11-6-2018; ngày nhận bài sửa: 15-8-2018; ngày duyệt đăng: 24-8-2018 r n ng n ứ ực hiện t i tỉnh An Giang nhằm mụ í ân tích các nhân tố n ởng n sự phát triển du lịch (DL) tỉnh An Giang, từ ó ề xuất ki n nghị cần thi ối với từng nhân tố r ng. P ơng á ân í n ân ố khám phá (EFA Exploratory Factors Analyse) và Hồ n (MLRA - Multiple Linear Regression Analysis) c vận dụng trong nghiên cứu thông qua phỏng vấn 210 ố ng á DL n á ị ểm DL ở An Giang. K t qu nghiên cứu cho thấy, nhóm nhân tố có n ởng lớn nhất n phát triển DL An Giang là ng n DL n ân ăn, ng n DL ự nhiên. Các nhân tố á n ín sá, x, ơ sở h tầng và công nghệ ó á ộng é ơn. Từ khóa: nhân tố, phát triển du lịch, tỉnh An Giang. ABSTRACT An analysis of the factors influencing on tourism development in An Giang province This article illustrates the result of the study conducted in An Giang province in older to n l s s e f rs nfl en ng n An G ng r s de el en, s r s ng s e ne ess r recommendations to each other factors. The Exploratory Factor Analysis (EFA) and Multiple Linear Regression Analysis (MLRA) were applied within the questionnaires of 210 tourists. The result shows that human tourism resources and natural tourism resources are considered as the strongest factors influencing on tourism development in An Giang. The last factors such as tourism nfr s r re nd e n l g, s l n nd rend e less n e Pr n e r s development. Keywords: factor, tourism development, An Giang province. 1. Đặt vấn đề Nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, tỉnh An Giang có hệ thống tài nguyên DL (TNDL) hấp dẫn với Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu, Khu DL núi Cấm Với lợi thế về tài nguyên, An Giang là địa phương đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về số lượt khách DL với hơn 6,5 triệu lượt khách, chiếm hơn 20% tổng lượt khách toàn vùng năm 2016 (Bộ Văn hóa, Thể thao và DL (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2017). Tuy nhiên, sự phát triển DL còn nhiều hạn chế, đóng góp của ngành DL đối * Email: nguyenphuthang@gmail.com 157

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 8 (2018): 157-169 với nền kinh tế - xã hội (KT-XH) còn thấp, doanh thu chưa tương xứng với tiềm năng, dịch vụ chưa đa dạng. Vì thế, một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành DL An Giang hiện nay là cần xác định mức độ tác động của các nhân tố đến sự phát triển DL (được giới hạn ở nội hàm mức độ phát triển DL từ 1-5 tương ứng rất không phát triển đến rất phát triển ); từ đó, đề xuất các giải pháp đối với từng nhóm nhân tố, góp phần phát huy thế mạnh cũng như khắc phục các hạn chế tồn tại. Dựa trên phương pháp EFA và MRLA thông qua bảng hỏi (thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 3/2018) với nội dung được đề xuất gồm 4 nhóm nhân tố với 24 biến quan sát, nghiên cứu nhằm xác định mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL tỉnh An Giang, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển DL ở An Giang, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển DL vùng ĐBSCL đến năm 2030 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. 2. Phương pháp nghiên cứu Để xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DL tỉnh An Giang, nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp EFA và MLRA bằng bảng hỏi với thang đo Likert từ 1 5 theo các bước cụ thể như Hình 1. Bước 1. Xá ịnh nhân tố và xác lập mô hình nghiên cứu Sự phát triển DL chịu tác động của nhiều nhân tố. Theo Brannes và Jonas (2002), yếu tố nơi cư trú (accommodation) là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến yêu cầu DL của khách. Mok và Lam (1996) trong nghiên cứu về phát triển DL ở Việt Nam đã tập trung phân tích hai nhóm nhân tố chính gồm môi trường chính trị và sự tham gia của chính phủ với vai trò định hình hệ thống hoạt động DL. Nghiên cứu của Mirela Mazilu và Sabina 158

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng Mitroi (2014) chỉ ra yếu tố dân cư, xã hội, kinh tế và đặc trưng địa lí là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ngành DL. Ở Việt Nam, Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2003) đã hệ thống 5 nhóm nhân tố có tác động đến DL Việt Nam gồm: (1) Nhân tố chính phát triển hoạt động DL, (2) Nhân tố bên ngoài, (3) Nguồn tài nguyên DL, (4) Dịch vụ cho khách, (5) Những sự kiện đặc biệt ảnh hưởng DL. Nguyen Thi Khanh Chi và Ha Thuc Vien (2012) trong nghiên cứu Factors influencing Vietnam's tourism development đã đề xuất 3 nhóm nhân tố tác động đến DL Việt Nam gồm (1) Nhân tố nội tại của DL gồm hệ thống DL, hạ tầng DL, hạ tầng xã hội, bảo hiểm kinh tế cho DL và công nghệ (2) Những nhân tố bên ngoài gồm môi trường chính trị, môi trường văn hóa, môi trường cạnh tranh (3) Tài nguyên DL. Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả Nguyễn Lan Anh (2014), Nguyễn Phương Nga (2015), Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2015) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DL tại các địa bàn cụ thể gồm lợi thế về vị trí, quảng bá, cơ sở hạ tầng (CSHT) và dịch vụ hỗ trợ, nguồn nhân lực, chính sách quản lí, môi trường; và các yếu tố phụ thuộc gồm sự đa dạng của tài nguyên, tính hấp dẫn của tài nguyên, thông tin điểm đến, giá cả sản phẩm, sản phẩm đặc thù, cơ sở vật chất, đào tạo nhân viên, giáo dục cộng đồng, sự hỗ trợ của nhà nước, tổ chức quản lí hoạt động DL, an ninh an toàn. Nhìn chung, nhân tố tác động đến sự phát triển DL rất đa dạng với nhiều góc nhìn, cách tiếp cận. Dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây và vận dụng vào thực tiễn ở An Giang, nghiên cứu đề xuất 4 nhóm biến (nhân tố) gồm 24 biến quan sát như sau: (1)- Vị trí địa lí gồm 4 biến: X1 (Vị trí tiếp cận điểm/khu DL); X2 (Vị trí gần trung tâm DL vùng và quốc gia); X3 (Vị trí về giao thông); X4 (Vị trí tiếp giáp quốc tế) (2)- Tài nguyên DL gồm 9 biến: X5 (Cảnh quan thiên nhiên); X6 (Khí hậu); X7 (Hệ sinh thái); X8 (Lễ hội); X9 (Di tích văn hóa, lịch sử); X10 (Làng nghề); X11 (Ẩm thực); X12 (Cộng đồng dân tộc và hệ giá trị văn hóa); X13 (Sự kiện thể thao, văn hóa, xã hội). (3)- CSHT và công nghệ gồm 5 biến: X14 (Giao thông); X15 (Thông tin liên lạc); X16 (Hệ thống điện nước); X17 (Công nghệ quản lí hỗ trợ DL); X18 (Công nghệ quảng bá, xúc tiến DL). (4)- Chính sách, xu thế, tình hình KT XH, an ninh chính trị (AN CT) gồm 6 biến: X19 (Chính sách phát triển DL); X20 (Chính sách liên kết DL); X21 (Chính sách mời gọi đầu tư DL); X22 (Xu thế hợp tác, liên kết vùng); X23 (Trung tâm liên kết DL ĐBSCL); X24 (Tình hình KT XH, AN - CT). Đối với biến phụ thuộc (sự phát triển DL), nghiên cứu giới hạn lại ở mức độ phát triển DL với thang đo Likert từ 1 5 tương ứng từ Rất không phát triển đến Rất phát triển. 159

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 8 (2018): 157-169 Trên cơ sở 4 nhóm nhân tố, mô hình nghiên cứu được xây dựng cụ thể như Hình 2. Hình 2. Mô n ề xuất Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DL tỉnh An Giang Bước 2. Phân tích nhân tố EFA. Đán g á ng ằng hệ số tin cậ Cr s Al Phương pháp Cronbach s Alpha dùng để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008; Hair, Black, Babin & Anderson, 2010). Sau khi thực hiện Cronbach s Alpha, kết quả thu được như sau: Bảng 1. Hệ số Cr n s Al ất c các thành phần Cronbach's Alpha N of Items 0,892 6 Cronbach s Alpha các thành phần bằng 0,892> 0,6 thoả mãn điều kiện trên và tiếp tục bước phân tích thang đo hệ số Cronbach s Alpha từng thành phần. Bảng 2. Hệ số Cronb s Al ừng thành phần TT hang đo Cronbach's Alpha 1 Vị trí địa lí 0,759 2 TN DL 0,864 3 CSHT và công nghệ 0,780 4 Chính sách, xu thế, tình hình KT-XH, AN - CT 0,828 (Nguồn: Khảo sát ý kiến khách DL, n=210) 160

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng Kết quả Bảng 2 cho thấy, các nhóm biến có đều chỉ số Cronbach s Alpha > 0,6. Về hệ số tương quan biến tổng, chỉ có biến X24 (Tình hình KT - XH, AN - CT) bị loại khỏi thang đo do có hệ số tương quan biến tổng (0,192) nhỏ hơn 0,3. Còn lại 23 biến thuộc 4 nhóm: - Vị trí địa lí: X1, X2, X3, X4 - TNDL: X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11, X12, X13 - CSHT và công nghệ: X14, X15, X16, X17, X18 - Chính sách, xu thế, tình hình KT - XH, AN CT: X19, X20, X21, X22, X23. Như vậy, 4 nhóm này đều có hệ số Cronbach s Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.. Đán g á ng ằng phân tích nhân tố khám phá EFA Việc đánh giá EFA được thực hiện thông qua hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin). KMO dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (dao động giữa 0,5 và 1) có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Các biến có hệ số truyền tải (Factor Loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Dựa trên cơ sở lí thuyết, quá trình phân tích nhân tố được thực hiện như sau: + 23 biến quan sát được đưa vào phân tích theo tiêu chuẩn Eigenvalue lớn hơn 1, các biến quan sát có trọng số Factor Loading nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Kết quả thể hiện ở Bảng 3 dưới đây: Bảng 3. Kiể ịnh KMO and Bartlett's Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.,850 Bartlett's Test of Sphericity Approx, Chi-Square 2150,453 df 253 Sig,,000 Bảng 3 cho thấy KMO = 0,850<1 và >0,5, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu. Giá trị Sig Barlett s Test = 0,000< 0,05, phân tích nhân tố là phù hợp. Giá trị Eigenvalue=1,019 1 và trích được 6 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích=66,022 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy, 6 nhân tố được trích giải thích được 66,022 % biến thiên các biến quan sát (Bảng 4). 161

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 8 (2018): 157-169 Bảng 4. Total Variance Explained Extraction Sums of Squared Loadings Component Total % of Variance Cumulative % 1 7.000 30,436 30,436 2 2.627 11,420 41,856 3 1.927 8,379 50,234 4 1.559 6,778 57,013 5 1.053 4,580 61,592 6 1.019 4,429 66,022 Khi thực hiện bảng ma trận xoay (Rotated Component Matrix a ), có 3 biến X1, X13 và X15 bị loại do: X1, X13 có giá trị trống; biến X15 tải lên ở cả 2 nhân tố là Component 4 và Component 6, vi phạm tính phân biệt trong ma trận xoay với hệ số tải lần lượt là 0,547 và 0,541, mức chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0,3. Phân tích kiểm định KMO với các biến 20 còn lại được thực hiện lại. + 20 biến quan sát còn lại được đưa vào phân tích. Kết quả Bảng 5 cho thấy, KMO and Barlett s Test. 0,5 KMO = 0,844 1, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu. Giá trị Sig Barlett s Test=0,000<0,05, phân tích nhân tố là phù hợp. Giá trị Eigenvalue=1,038 1 và trích được 5 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích=64,675 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy, 5 nhân tố được trích giải thích được 64,675% biến thiên các biến quan sát. Bảng 5. Các chỉ số kiể ịnh KMO and Bartlett's, Eigenvalue và tổng ơng s rí Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.,844 Sig.,000 Eigenvalue 1,038 Cumulative % 64,675 Bảng ma trận xoay (Bảng 6) cho thấy, ở nhóm nhân tố đầu tiên (Chính sách), yếu tố X21 (chính sách mời gọi đầu tư) có ảnh hưởng lớn nhất đến nhóm với 0,831; Ở nhóm nhân tố thứ 2 (TNDL nhân văn), X11 (ẩm thực) có chỉ số ảnh hưởng lớn nhất (0,756); Ở nhóm nhân tố thứ 3 (TNDL tự nhiên), X6 (khí hậu) với giá trị 8,179 có ảnh hưởng lớn nhất đến nhóm; Ở nhóm nhân tố thứ 4 (CSHT và công nghệ), nhân tố X17 (công nghệ quản lí DL) có ảnh hưởng lớn nhất (0,812) và ở nhóm nhân tố cuối cùng (vị trí địa lí), yếu tố X2,X3 (Vị trí gần trung tâm vùng; vị trí giao thông) có cùng chỉ số ảnh hưởng lớn nhất (0,844). 162

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng Bảng 6. Ma trận xoay (Rotated Component Matrix a ) X21,831 X22,804 X23,795 X20,760 X19,748 Component 1 2 3 4 5 X11,756 X12,683 X9,668 X10,610 X8,579 X6,879 X7,790 X5,703 X17,812 X16,745 X18,708 X14,551 X2,844 X3,844 X4,631 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. a. Rotation converged in 5 iterations. Căn cứ vào bảng ma trận xoay, có 5 nhân tố có hệ số tải nhân lớn hơn 0,5 với các giải thích về nội dung của từng nhân tố này như sau: Bảng 7. Các nhân tố n ởng n phát triển DL An Giang TT Nhân tố Các biến Loại 1 Chính sách và xu thế X19, X20, X21, X22, X23 Độc lập 2 TNDL nhân văn X8, X9, X10, X11, X12 Độc lập 3 TNDL tự nhiên X5, X6, X7 Độc lập 4 CSHT và công nghệ X14, X16, X17, X18 Độc lập 5 Vị trí địa lí X2, X3, X4 Độc lập 6 Mức độ phát triển Y Phụ thuộc Tổng số lượng biến quan sát độc lập: 20 Tổng số lượng biến phụ thuộc: 01 163

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 8 (2018): 157-169 Bước 3. Đ ều chỉnh mô hình Trên cơ sở ma trận xoay (Bảng 6), mô hình được điều chỉnh lại như sau (Hình 3): Hình 3. Mô n ều chỉn Cá n ân ố n ởng n phát triển DL tỉn An G ng So với mô hình đề xuất (Hình 2), mô hình điều chỉnh có sự thay đổi khi xuất hiện 2 nhóm biến được đặt tên là TNDL tự nhiên và TNDL nhân văn được trích xuất từ nhóm biến TNDL. Các nhóm biến còn lại không có sự thay đổi. Bước 5. Phân tích hồi quy MRLA Để xác định, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển DL An Giang, phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng giữa 05 nhóm nhân tố ảnh hưởng thu được từ EFA bao gồm: (1) Chính sách và xu thế (2) TNDL nhân văn (3) TNDL tự nhiên (4) CSHT và công nghệ (5) Vị trí địa lí, với biến phụ thuộc là Mức độ phát triển DL An Giang. MRLA dựa trên mô hình hồi quy đa biến của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) như sau: Y = β1x1 + β2x2 + β3x3 +β4x4 + β5x5 + e (1) trong đó: Y: Là biến phụ thuộc, X1, X2, X3, X4, X5: Là các biến độc lập, βi: Các trọng số hồi quy, e: Sai số. Sau khi đưa 5 biến độc lập vào cùng lúc để phân tích hồi quy bằng SPSS, kết quả có được như sau: Bảng 8. Model Summary b Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson 1,694 a,482,469,379 1,621 a. Predictors: (Constant), VTDL, TN_TN, HT_CN, CS_XT, TN_NV b. Dependent Variable: Mức độ phát triển 164

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng Bảng 8 cho thấy, giá trị R 2 hiệu chỉnh bằng 0,482 cho thấy biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 48,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 51,8% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin Watson = 1,621, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra. Bảng 9. ANOVA b Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 27,196 5 5,439 37,920,000 a Residual 29,261 204,143 Total 56,457 209 a. Predictors: (Constant), VTDL, TN_TN, HT_CN, CS_XT, TN_NV b. Dependent Variable: Mức độ phát triển Qua bảng ANOVA, giá trị Sig kiểm định F bằng 0,00<0,05, như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Bảng 10. Coefficients a Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF (Constant),706,245 2,877,004 CS_XT,167,048,200 3,457,001,757 1,321 1 TN_NV,332,067,346 4,956,000,522 1,916 TN_TN,189,047,247 4,021,000,673 1,487 HT_CN,111,054,114 2,042,042,812 1,232 VTDL,020,036,032,549,584,753 1,327 a. Dependent Variable: Mức độ phát triển Ở bảng Coeficients, biến VTDL có Sig kiểm định t hệ số hồi quy (0,584) lớn hơn 0,05, do đó, biến này không có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc. Các biến còn lại có Sig kiểm định t hệ số hồi quy nhỏ hơn 0,05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc và không bị loại khỏi mô hình. Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 (Bảng 10), do vậy không có đa cộng tuyến xảy ra. Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta (Bảng 10) và công thức (1), phương trình hồi quy chuẩn hóa được trình bày như sau: Y = 0,346*TN_NV + 0,247*TN_TN + 0,200*CS_XT + 0,114*HT_CN (2) 165

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 8 (2018): 157-169 Mức độ phát triển DL = 0,346* NDL nhân văn + 0,247*TNDL tự nhiên + 0,200*Chính sách và xu thế + 0,114*Hạ tầng và công nghệ Như vậy, với 5 nhân tố đặt ra từ đầu (Bảng 7), chỉ có 4 nhóm nhân tố được chấp nhận đưa vào phân tích. Nhóm nhân tố Vị trí địa lí bị loại bỏ do không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy. 3.2. Thảo luận Từ các hệ số của phương trình hồi quy (2) (mục 3.1) cho thấy: nhóm TNDL nhân văn tác động nhiều nhất đến mức độ phát triển DL tỉnh An Giang; kế đến là TNDL tự nhiên. Nhóm Chính sách và xu thế cũng có ảnh hưởng đáng kể. Cuối cùng là nhóm CSHT và công nghệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là xem nhẹ hay bỏ qua những yếu tố tác động thấp trong mô hình. Cụ thể, ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự phát triển DL An Giang như sau: Bi n X1 (TNDL n ân ăn) Hệ số hồi quy đứng trước biến này giải thích rằng cảm nhận của du khách về TNDL nhân văn tốt nhất, với điều kiện các biến khác trong mô hình không đổi, mức độ phát triển DL sẽ tăng lên 0,346 điểm. Trên thực tế, An Giang có nhiều lợi thế nổi bật về TNDL nhân văn, điển hình nhất là các tài nguyên nằm trong Khu DL núi Sam mà trung tâm là Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam với lễ hội Vía Bà. Điều này tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách và có tác động thúc đẩy ngành DL tỉnh phát triển (điển hình là tổng lượt khách tham quan Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và lễ hội Vía Bà chiếm hơn 70% tổng lượt khách, doanh thu DL chiếm 60% (Sở Văn hóa Thông tin- Du lịch An Giang, 2017)). Tuy nhiên, có nhiều giá trị TNDL nhân văn đặc sắc trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư và chưa thực sự hấp dẫn khách như Di chỉ khảo cổ và nghệ thuật Óc Eo, di tích Tức Dụp, lễ hội Chăm An Phú Kết hợp với kết quả ở Bảng 5, phương trình hồi quy (2) cũng phản ánh đặc điểm hoạt động DL mới chỉ dừng lại ở khai thác loại hình ẩm thực và các giá trị văn hóa, trong khi việc khai thác giá trị của làng nghề, di tích lịch sử chưa thực sự hiệu quả. Để tiếp tục phát huy lợi thế này, cần quan tâm đầu tư đến việc phát triển nhiều loại hình DL trên cơ sở tài nguyên DL nhân văn. Ư Bi n X2 (TNDL tự nhiên) Hệ số hồi quy đứng trước biến này giải thích rằng cảm nhận của du khách về TNDL tự nhiên đứng thứ 2, với điều kiện các biến khác trong mô hình không đổi thì mức độ phát triển sẽ tăng lên 0,247 điểm. Như vậy, khách DL đồng thuận cao với nhân tố TNDL tự nhiên đồng nghĩa với việc TNDL tự nhiên khá hấp dẫn và có tác động lớn đến sự phát triển DL (sau nhóm TNDL nhân văn). Trên thực tế, TNDL tự nhiên ở An Giang đa dạng và điển hình như các ngọn núi ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi), rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi; góp 166

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng phần tạo nên sức hấp dẫn và thúc đẩy DL tỉnh phát triển. Để tiếp tục thu hút khách, cần liên kết khai thác hơn nữa các giá trị về TNDL tự nhiên theo hướng đa dạng và hiệu quả, cần phải liên kết với các hệ thống giá trị TNDL nhân văn, cũng như các giá trị tài nguyên của các địa phương khác để tạo nên tính đa dạng trong chuỗi sản phẩm liên kết. Bi n X3 (Chính sách và xu th ) Phương trình hồi quy (2) cũng chỉ ra rằng, với điều kiện các biến khác trong mô hình không đổi thì mức độ phát triển sẽ tăng lên 0,2 điểm. Nhìn chung, chính sách phát triển DL đã được coi trọng. Việc xác định ngành DL là ngành kinh tế mũi nhọn, với nhiều chương trình kết hợp để thúc đẩy DL phát triển trong những năm qua đã bước đầu cho thấy tính hiệu quả. Yếu tố chính sách đầu tư thu hút DL có tác động mạnh nhất đến nhóm yếu tố này (Bảng 5). Tuy nhiên, hệ thống chính sách liên quan đến phát triển và liên kết mới chỉ dừng lại ở hình thức, chính sách thu hút đầu tư DL còn khiêm tốn. Nhân tố này sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng cần được cân nhắc và hoàn chỉnh nếu muốn tiếp tục thúc đẩy sự phát triển DL trong thời gian tới. Bi n X4 (H tầng và công nghệ) Hệ số hồi quy đứng trước biến này giải thích rằng cảm nhận của du khách về CSHT và công nghệ ở mức tương đối, với điều kiện các biến khác trong mô hình không đổi thì mức độ phát triển của ngành DL sẽ tăng lên 0,114 điểm. CSHT và công nghệ là các yếu tố quan trọng trong phát triển DL. Ở tỉnh An Giang, tuy đã chú trọng phát triển, song nhìn chung CSHT và công nghệ còn chưa hoàn thiện. Do đó, để tiếp tục thúc đẩy ngành DL, yếu tố này cần được chú trọng thông qua việc hoàn thiện giao thông, thông tin liên lạc, công nghệ quảng bá và quản lí. Cần tiếp cận các công nghệ hiện đại trong quảng bá, xúc tiến, quản lí DL từ bên ngoài nhằm đồng bộ và nâng cao hơn nữa vai trò của nhân tố này. Bên cạnh đó, yếu tố vị trí địa lí cũng là nhóm nhân tố quan trọng và cần chú trọng phát huy. Thực tế cho thấy, việc tiếp giáp với các trung tâm DL là Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng tour, khai thác thị trường DL và liên kết DL. Bên cạnh đó, việc tiếp giáp với Campuchia cũng tạo tiền đề thuận lợi cho việc liên kết quốc tế. Trong tương lai, việc hoàn thiện hơn nữa CSHT, đặc biệt là giao thông vận tải sẽ góp phần nâng cao lợi thế về vị trí, đồng thời tạo ra các tiền đề thuận lợi cho việc thúc đẩy liên kết giữa An Giang và các địa phương phụ cận. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển DL tỉnh An Giang cho thấy các nhân tố về tài nguyên vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển DL. Các yếu tố về chính sách, xu thế, CSHT bước đầu đã được chú trọng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định tính chất chủ yếu dựa vào tài nguyên của hoạt động DL tỉnh. Chính sách, hệ thống CSHT còn nhiều hạn chế, chưa có 167

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 8 (2018): 157-169 nhiều tác động lớn đến mức độ phát triển DL, đặc biệt trong bối cảnh liên kết DL đang diễn ra sâu rộng ở vùng ĐBSCL. Các kết quả này là cơ sở quan trọng để các cơ quan ban ngành tham khảo, đánh giá đúng mức độ tác động của từng nhóm yếu tố, có thể vận dụng trong hoạch định chiến lược chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động DL và tăng cường hơn nữa mức độ liên kết về DL theo vùng. 4.2. Kiến nghị Dựa trên kết quả đánh giá, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị đối với từng nhóm nhân tố cụ thể như sau: Đối với nhân tố TNDL: Tiếp tục có chiến lược khai thác hiệu quả giá trị độc đáo của TNDL, đặc biệt là TNDL nhân văn. Bên cạnh Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, cần xây dựng các tour nhằm nâng cao hệ số hấp dẫn đối với các điểm DL lân cận có tài nguyên nổi bật như Khu DL núi Cấm, Miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp để hình thành sản phẩm DL tâm linh đặc thù. Bên cạnh đó, cần chú trọng khai thác các giá trị TNDL tự nhiên khác biệt của tỉnh như các cù lao Ông Hổ, cù lao Giêng, vùng Bảy Núi... Cần nâng cao sự phối hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành, nhà quản lí DL, chính quyền các địa phương ở điểm DL để xây dựng các tour, tuyến kết nối các điểm DL nói trên. Tuy nhiên, về lâu dài, cần đa dạng hơn nữa các sản phẩm và nâng cao năng lực của các loại hình dịch vụ nhằm khai thác tốt hơn các giá trị tài nguyên có sẵn. Đối với nhân tố Chính sách và xu th : Nhìn chung, cần chú trọng hoàn thiện các hệ thống chính sách phát triển DL của tỉnh, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách liên kết vùng nhằm tạo ra sản phẩm đa dạng, tránh sự trùng lặp, nâng cao tính cạnh tranh. Các chính sách về đầu tư DL nên tiếp tục được khuyến khích. Việc tham gia vào nhóm liên kết phía Tây của Hiệp hội DL ĐBSCL sẽ giúp cho An Giang và các địa phương có thể hoàn thiện chính sách phát triển DL liên vùng. Ngoài ra, việc nắm bắt xu thế hợp tác, liên kết cũng cần được chú trọng nhằm đưa ngành DL phát triển một cách phù hợp và hiệu quả. Đối với nhân tố CSHT và công nghệ: Việc hoàn thiện CSHT cần được ưu tiên trong chiến lược phát triển và liên kết DL. Cần chú trọng nâng cao chất lượng của hệ thống giao thông, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 91 và các tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh, như Tỉnh lộ 944, 945; mở rộng các loại hình vận chuyển nhằm giúp du khách tiếp cận dễ hơn với các điểm DL. Bên cạnh đó, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lí, quảng bá DL cũng là yếu tố cần được ưu tiên. Để làm được điều này, bên cạnh việc thu hút đầu tư và ứng dụng các công nghệ mới, cần liên kết với các địa phương khác nhằm đạt được hiệu quả trong hoạt động DL. 168

TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Phú Thắng Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Lan Anh. (2014). Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận. Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Brännäs, K. & Nordström, J. (2002). Tourist accommodation effects of Festivals. Sweden: 580 th Umeå Economic Studies, Department of Economics, Umeå University. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. (2016). Quy ho ch tổng thể phát triển du lị ùng ồng bằng sông Cử L ng n nă 2030. Hà Nội. Nguyen Thi Khanh Chi, Ha Thuc Vien. (2012). Factors influencing Vietnam's tourism development. Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/280599661_factors_influencing_vietnam%27s_to urism_development Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa. (2003). Giáo trình Kinh t du lịch. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. Gerbing, D. W.; Anderson, J. C. (1988). An Update Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and Its Assessments. Journal of Marketing Research, 25, 186-192. Nguyễn Hà Quỳnh Giao. (2015). Đán g á ng n d lị n ân ăn ở tỉnh Thừa Thiên Hu. Luận án Tiến sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., & Anderson, R. E. (2010). Multivariate Data Analysis. Prentice-Hall International, Inc. Mok, C. & Lam, T. (1996). Hotel and Tourism Development in Vietnam. Journal of Travel & Tourism Marketing, 7(1), 85-91. Mazilu, M. & Mitroi, S. (2014). Demographic, Social, Economic and geographic features shaping factors of the tourist market. Romani: Romanian Economic and Business Review, 5(1), 159-166. Nguyễn Phương Nga. (2015). Phát triển du lịch tỉnh Hà Giang thời kì hội nhập. Luận án Tiến sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang. (2017). Báo cáo k t qu ho ộng du lị nă 2016 ơng ớng nhiệm vụ nă 2017. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. TP Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức. 169