GIÁO TRÌNH 09 BIÊN SOẠN NGUYỄN NAM CƯỜNG

Tài liệu tương tự
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa Tài chính phát triển Bài đọc Kinh tế học tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính Ch.12

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Layout 1

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

1

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

VBI Báo cáo thường niên 2013 báo cáo thường niên

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

THINK QUY TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TÍNH TRUNG THỰC CÁC ĐỒNG NGHIỆP THÂN MẾN, Tính Trung Thực là căn bản của tập đoàn SGS. Sự tin tưởng mà chúng ta t

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Bao cao Quy Huu Tri 03 July 2018

PHẦN VIII

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

Điều khoản/Qui tắc bảo hiểm

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Thỏa Thuận FBS

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Điều lệ Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH NAM ĐỊNH DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Nam Định, năm 2017

Microsoft Word - QUY TAC DU LI?CH QUÔ´C TÊ´–2011.doc

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201

Microsoft Word - BCB OC_CW_FPT x1

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

BCTC Mẹ Q xlsx

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

Khóa luận tốt nghiệp 1 CHƢƠNG MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính là một trong những nền tảng tạo nên sự hoạt đ

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Đau Khổ

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Microsoft Word - Bai 3. Quach Manh Hao.doc

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Microsoft Word - IP Law 2005 (Vietnamese).doc

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN QUẢN TRỊ BÁN HÀNG Giảng viên: Th.S. Trần Thị Thập Điện thoại/ Bộ môn:

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Microsoft Word - NghiDinh CP ve SoHuuTriTue.doc

CÄNG TY CÄØ PHÁÖN XÁY LÀÕP THÆÌA THIÃN HUÃÚ THUA THIEN HUE CONSTRUCTION JOINT-STOCK CORPORATION CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ Trụ sở : Lô 9 P

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

QUY TẮC BẢO HIỂM CHO CHỦ THẺ (Ban hành kèm theo Quyết định số 2173/QĐ-PHH ngày 11/07/2012 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV) 1. Bảng Quyền

CÔNG TY TNHH TM LÔ HỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ BẢN

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Số 102 (7.450) Thứ Sáu ngày 12/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

CHUẨN THIẾT YẾU QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG Y TẾ VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

I CÁC TIÊU CHUẨN HẠNH KIỂM MỤC VỤ I. Những người tham gia trong bất kỳ hình thức mục vụ nào trong Giáo Phận của Camden phải luôn luôn thực hiện chức v

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Microsoft Word - HP Port_Ban cong bo thong tin V3.doc

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Bảo tồn văn hóa

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Hà Nội, tháng 04 nă

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

BỘ XÂY DỰNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

LUẬT XÂY DỰNG

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Bản ghi:

GIÁO TRÌNH 09 BIÊN SOẠN NGUYỄN NAM CƯỜNG 2013 0

TÁI BẢO HIỂM (REINSURANCE) CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ TÁI BẢO HIỂM (GENERAL ASPECT OF REINSURANCE) I. LỊCH SỬ TÁI BẢO HIỂM. 1. VÀI NÉT LỊCH SỬ TÁI BẢO HIỂM. Hợp đồng tái bảo hiểm đầu tiên được ký cho bảo hiểm hàng hải vào năm 1370. Nhưng tái bảo hiểm được cho là thành văn bản pháp luật (legal texts) không trực tiếp vào năm 1681 thông qua sắc lệnh (ordinances) của vua Louis XIV và trực tiếp vào năm 1746. Luật pháp Anh quốc ngăn cấm tái bảo hiểm hàng hải trừ khi công ty bảo hiểm mất khả năng thanh toán (insolvent), phá sản (bankrupt), hoặc chết (died). Sự cấm đoán này kéo dài đến năm 1864. Nghiệp vụ bảo hiểm cháy cũng không có tái bảo hiểm đến năm 1778. Hợp đồng tái bảo hiểm đầu tiên được ký cho nghiệp vụ này vào cuối năm 1821 giữa công ty La Nationale Cie D assurances Contre L incendie de Paris và Compagnie des Proprietaires Reunis de Bruxelles. Loại tái bảo hiểm đầu tiên được thực hiện trên cơ sở tùy chọn (a facultative basic). Đến thế kỷ 19 với sự phát triển nhanh chóng của thương mại và công nghiệp, ngành bảo hiểm phát triển mạnh đòi hỏi nhiều biện pháp bảo đảm linh hoạt và hiệu quả hơn. Nó thúc đẩy cho loại hợp đồng tái bảo hiểm tự động/bắt buộc ra đời, một phương thức bảo hiểm không thể thiếu nhằm đảm nhận mọi hoạt động thực tế. Từ đây các công ty bảo hiểm thực hiện trực tiếp việc khai thác bảo hiểm và tái bảo hiểm. Nhu cầu bảo hiểm tăng trưởng thúc đẩy sự cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm đưa đến sự hình thành của các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp (professional companies). Công ty tái bảo hiểm Cologne được thành lập 1852 là một trong những công ty tái chuyên nghiệp lâu đời. Công ty tái bảo hiểm đầu tiên của Thụy sĩ là Swiss Reinsurance Company thành lập năm 1863. Munich Reinsurance company ra đời năm 1880. Do vai trò đặc biệt của Lloyd s nên việc thành ra đời các công ty tái ở Anh chậm hơn, mãi đến năm 1907 công ty tái bảo hiểm Mercantile & General mới được thành lập. Các công ty tái nhận thấy rằng họ khó có thể tạo sự cân bằng nghiệp vụ nếu không triển khai rộng khắp dịch vụ và họ đã cố gắng mỡ rộng quan hệ của họ đến nhiều nước trên thế giới. 1

Quá trình phát triển của tái bảo hiểm đến ngày nay tăng trưởng theo nhịp tăng trưởng của thị trường bảo hiểm trực tiếp. Đầu thế kỷ 19 cả thế giới chỉ có 30 công ty bảo hiểm (Anh: 14, USA: 5, Đức: 3, Đan mạch: 3, Pháp: 2, Úc: 1, Tây ban nha: 1, Cuba: 1). Năm 1850 tăng lên 306 công ty bảo hiểm trên 14 nước và năm 1900 là 1,272 công ty trên 26 nước. Năm 1910 là 2,540 công ty trên 29 nước và ngày nay là trên 10,000 công ty trên hơn 100 nước với khoảng 2,600 đại lý bảo hiểm nước ngoài. Tính theo tỷ lệ thì 41% thuộc nước Mỹ, 39% thuộc châu Âu, 7% thuộc châu Mỹ Latinh, 6% thuộc châu Á, 4% thuộc Úc và 3% thuộc châu Phi. Quá trình phát triển của tái bảo hiểm còn do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, kỹ thuật dẫn đến sự tích tụ những rủi ro tiềm năng mà các công ty bảo hiểm không thể đảm đương được. Sự trao đổi (reciprocity cession) giữa công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho các rủi ro. Tuy nhiên kết quả phối hợp này cũng có những hạn chế. Do vậy sau đại chiến II và nhất là thời gian gần đây, một số công ty bảo hiểm cũng như tái bảo hiểm ở trong nước hay những vùng quan trọng gồm các công ty tư nhân và nhà nước thành lập thành các hội bảo hiểm và tái bảo hiểm (pools). Ở Việt nam, công ty tái đầu tiên Vinare thành lập 1994. Đây là công ty tái bảo hiểm đầu tiên của nhà nước được thành lập sau khi đất nước thống nhất. 2. LLOYD S. Lloyd s không phải là một công ty bảo hiểm. Về bản chất Lloyd s là một tòa nhà quần tụ số lớn các nhà khai thác bảo hiểm (underwriters), mỗi người tự nhận phần dịch vụ của riêng mình và thay mặt cho nhóm bạn bè đóng góp tiền cùng thành lập Nghiệp đoàn (syndicate). Tìm hiểu Lịch sử Lloyd,s là rất quan trong để thấy được toàn cảnh bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc tế. Ngày 18 tháng 03 năm 1668, ông Edward Bransby bị mất cắp 5 đồng hồ có giá trị tại Derby. Đó là một sự kiện quan trọng trong lịch sử của Lloyd s không phải vì lý do bảo hiểm (thời gian này không ai bảo hiểm cho tài sản cá nhân - personal effects-) nhưng vì do ông Branby đã quảng cáo trên báo London Gazette rằng: Bất cứ người nào chỉ ra được những chiếc đồng hồ đó cho ông Edward Lloyd s ở quán cà phê tại Tower Streeet... sẽ được thưởng tiền. Đây là sự kiển đầu tiên ghi lại sự thành lập của Lloyd s London. Trong những nă của thế kỹ 17, bảo hiểm tàu, hang thường được đảm bảo bởi các thương nhân (merchants), họ nhận rủi ro cho chuyến hành trình bằng trao đổi tiền.các thương nhân này thường gặp nhau ở các quán rượu, cà phê ở London với mọi thương vụ. Trong các thương vụ đó có vấn đề bảo hiểm.trong số các quán cà phê dọc theo sông Thames có quán của Edward Lloyd nơi gắp gỡ của chủ tàu, thương nhân bàn về thương vụ trên biển (overseas trade). 2

Edwasd Lloyd khuyến khích các thương nhân và các nhà bảo hiểm (underwriters) thương thảo với nhau.ông thường cung cấp tin tức về tàu, hang và năm 1696 ra bản tin với tiêu đề là LLOYD s NEWS. Bản tin này được thay thế bằng LLOYD s LIST,đó là tờ báo London cổ xưa, sau khi ông chết vài năm. Trạng thái của Lloyd,s hiện nay bắt nguồn từ đạo luật quốc hội 1871, sau đó có một vài sửa đối, bổ sung phù hợp với công nghiệp bảo hiểm hiện đại và nhu cầu của thị trường. Từ 1968 Lloyd s hoạt đông trong một cơ ngơi mới và hiện đại ở trung tâm London. Ngày nay Lloyd,s có hơn 25,000 thành viên (names) nằm trong khoảng 350 nghiệp đoàn (syndicates), Các nghiệp đoàn bổ nhiệm các đại lý (đại lý khai thác bảo hiểm). Các đại lý tuyển chọn những khai thác bảo hiểm chuyên nghiệp (professional underwriters) để thay mặt mình khai thác bảo hiểm. Tổng doanh thu hàng năm của Lloyd s vào khoảng 5.5 tỷ pounds. Các thành viên (names) không phải là người bảo hiêm, họ đến từ nhiều lĩnh vực khác nahu như: các chuyên gia, doanh nhân, giới quý tộc (aristocracy), v..v Họ chịu trách nhiệm cá nhân đến số vốn góp về công việc của mình nhân danh syndicate. II. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ (LEGAL ASPECTS) 1. QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM - BẢO HIỂM - TÁI BẢO HIỂM. Trong cuốn Insurance treaties and Bottomry Contracts (1783) Emerigion có một định nghĩa nổi tiếng như sau: Tái bảo hiểm là một hợp đồng qua đó công ty bảo hiểm với một khoản phí bảo hiểm nhất định, chuyển những rủi ro hàng hải cho một công ty thứ 2 nhận với điều kiện giữ nguyên trách nhiệm của người bảo hiểm góc và không được thay đổi, sửa đổi hợp đồng bảo hiểm. Công ty tái bảo hiểm không có quan hệ và trách nhiệm gì đối với người được bảo hiểm. Rủi ro được chuyển từ công ty bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm hình thành một hợp đồng mới chỉ liên quan giữa công ty bảo hiểm và công ty tái và không liên quan gì đến hợp đồng bảo hiểm. Các kết luận của hợp đồng tái bảo hiểm không ảnh hưởng gì đền người được bảo hiểm. Điều này dẫn đến, người được bảo hiểm không được đòi bồi thường trực tiếp và cũng không có bất cứ đặc quyền gì đối với công ty tái bảo hiểm.. Định nghĩa trên đưa ra hai yếu tố quan trọng: (1) Có một hợp đồng mới: Hợp đồng tái bảo hiểm. Hợp đồng này không làm thay đổi nội dung, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. (2) Hợp đồng tái bảo hiểm không thiết lập bất cứ trách nhiệm pháp lý nào giữa người được bảo hiểm (insured) và công ty tái bảo hiểm (reinsurer). Vì lý do này người được bảo hiểm không thể sử dụng một hành động pháp lý nào nhằm chống lại công ty tái bảo hiểm. 3

Tuy nhiên, trong một số thị trường, đặc biệt là ở Mỹ người ta cố gắng thiết lập sự liên hệ trực tiếp giữa người được bảo hiểm và công ty tái bảo hiểm trong những trường hợp công ty bảo hiểm có khó khăn về tài chính hoặc thiếu thanh khoản (insolvent). Một số công ty môi giới đề xuất điều khoản đặc biệt trả thẳng cut through để đáp ứng trường hợp trên. Công ty tái bảo hiểm có thể chấp nhận và cũng có thể từ chối điều khoản này. Thường họ chỉ chấp nhận trả thẳng khi tổn thất đến một mức độ giới hạn nào đó theo thỏa thuận. Vì đặc trưng pháp lý trên, để bảo vệ người được bảo hiểm thông tư 155/2005/TT-BTC hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm trong phần 4 Điều kiện của các doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, quy định: 4.1. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động hợp pháp và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về khả năng thanh toán theo quy định pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; 4.2. Doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm phải được xếp hạng tối thiểu "BBB" theo Standard & Poor's, B++ theo A.M.Best, Baa theo Moody s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm. ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA TÁI BẢO HIỂM NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM H.Đ BẢO HIỂM C.TY BẢO HIỂM H.Đ TAI BẢO HIỂM C. TY TÁI BẢO HIỂM HÌNH 01 ĐẶC TRƯNG PHÁP LÝ CỦA TÁI BẢO HIỂM 2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TÁI BẢO HIỂM. 2.1 Rủi ro bắt nguồn từ người được bảo hiểm (Rủi ro góc). Rủi ro chính là rủi rủi ro kỹ thuật (Technical risk). Dó là những đảm bảo thông qua hợp đồng bảo hiểm. Còn một rủi ro khác là rủi ro hợp đồng (Contractual risk) như: không bằng chứng, phóng đại hoặc gian lận trong đòi bồi thường. Hai rủi ro náy công ty tái bảo hiểm cũng gánh chịu như thao hợp đồng bảo hiểm. 2.2 Rủi ro bắt nguồn từ công ty bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm. Quản trị không thích hợp (cẩu thả, không đủ năng lực) của công ty bảo hiểm sẽ gia tăng rủi ro cho công ty bảo hiểm. Phương pháp xét nhận bảo hiểm kém cỏi, xét bồi thường dễ dãi, quá mức, sản 4

phẩm không chuẩn, kỹ thuật không hiệu quả là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết của tái bảo hiểm. Thêm nữa, nguy cơ đạo đức (Moral hazard) tiềm ẩn của những người thực hiện có thể gây thiệt hại cho cả công ty bảo hiểm lẫn công ty tái. 2.3 Rủi ro ngoài sự kiểm soát của cả hai bên. Rủi ro tiền tệ cũng là một rủi ro ánh hưởng đến kết quả của công ty nhận tái. Sự dao động của giá trị tiền tệ có thể ảnh hưởng tăng hoặc giảm thu nhập của công ty nhận tái. Do đó một nhiệm vụ quan trọng của công ty nhận tái là thiết lập ngân sách đầu tư để chống lại sự dao động tiền tệ này nhưng cũng không đơn giản vì còn do luật lệ quy định. Rủi ro tiền tệ bao gồm rủi ro lạm phát, rủi ro chuyển tiền (Transfers), tài khóa (fiscal risk) và thuế. 2.4 Những rủi ro gắn liền với tái bảo hiểm. Muốn ổn định kinh doanh công ty nhận tái phải nhận nhiếu rủi ro từ nhiều công ty tạo thành một tập hợp rủi ro trên một rủi ro cụ thể. Sẽ dễ kiểm soát khi công ty tái nhận trực tiếp và rất khó khăn khi có những cam kết không trực tiếp từ các dịch vụ (có thể bị trùng). Kết quả kinh doanh còn phụ thuộc vào năng lực của các tổ chức bên trong, bên ngoài của công ty nhận tái. C. TY TÁI BẢO HIỂM TÁI NHƯỢNG 4 A TÁI NHƯỢNG 1 C.TY NHẬN TÁI NHƯỢNG THỨ BA D B C.TY NHẬN TÁI NHƯỢNG THỨ NHẤT TÁI NHƯỢNG 3 C TÁI NHƯỢNG 2 C.TY NHẬN TÁI NHƯỢNG THỨ HAI HÌNH 02. RỦI RO CỦA NHẬN TÁI NHƯỢNG (KHÔNG TRỰC TIẾP) CÓ THỂ TRÙNG 2.5 Trung thực tối đa (Uberrima fides/ Utmost good faith). Quan hệ giữa công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm phải trên nguyên tắc trung thực tối đa. Nếu không có nguyên tắc này thì cũng không có việc thực hiện tái bảo hiểm. Trong hợp đồng tái bảo hiểm nhiệm ý (Facultative reinsurance), công ty bảo hiểm phải cung cấp cho công ty tái tất cả các thông tin cần thiết để công ty tái có thể đánh giá chính xác rủi ro, vì phải chấp nhận theo điều kiện tự động/bắt buộc nên việc áp dụng ngyuên tắc trung thực tối đa là hết sức cần thiết. Khi hợp đồng tái đã kết lập công ty bảo hiểm không được thay đổi nội dung, 5

phí (kể cả trường hợp bắt buộc của chính quyền sở tại) nếu không được thông báo trước cho công ty nhận tái chấp nhận. III. CHỨC NĂNG CỦA TÁI BẢO HIỂM (THE FUNCTIONS OF REINSURANCE) (1) Cung cấp năng lực (Capacity) nhận tái cho công ty bảo hiểm. (2) Tạo sự an toàn (Security). (3) Tạo sự ổn định (Stability ). (4) Tăng cường khả năng tài chính cho công ty bảo hiểm (5) Hỗ trợ bảo hiểm và thúc đẩy ra đời sản phẩm mới. (6) Lợi ích vĩ mô (Macro benefits). (7) Tư vấn, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các công ty bảo hiểm. 1. CUNG CẤP NĂNG LỰC NHẬN TÁI (CAPACITY). Có những rủi ro có mức trách nhiệm bảo hiểm quá sức một công ty bảo hiểm (máy bay, tàu biển lớn...); Có những rủi ro hoặc nhóm rủi ro đương đầu trước những nguy cơ (hazard) vượt quá khả năng của người bảo hiểm (bão, lũ, động đất...); Để giải quyết vấn đề trên, người bảo hiểm có thể chia bớt trách nhiệm bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm khác để cùng gánh chịu, người ta gọi nó là đồng bảo hiểm (co -insurance); Phương pháp tốt nhất để chia sẻ rủi ro là chia rủi ro cho công ty tái bảo hiểm; Bằng cách nhượng phần của tất cả các hợp đồng hay chỉ các hợp đồng lớn, phần giữ lại của các rủi ro trên từng hợp đồng đơn lẽ hoặc tổng thể có thể được giữ trong phạm vi thặng dư của người nhượng tái. Vì vậy,hãng bảo hiểm nhỏ có thể cạnh tranh với các hãng bảo hiểm lớn hơn, và các hợp đồng vượt quá khả năng của bất kỳ hãng bảo hiểm đơn lẽ nào đều có thể nhận được. Từ "năng lực" đôi khi cũng được sử dụng trong quan hệ với mức độ tích tụ của dịch vụ. Đây là khía cạnh của năng lực được cân nhắc kỹ dưới các thể loại nói chung của kết quả quản lý tài chính. 2. TẠO SỰ AN TOÀN (SECURITY). Để tạo sự an tâm cho người được bảo hiểm, trước tiên, công ty bảo hiểm phải tạo được sự an tâm cho mình. Tái bảo hiểm là phương pháp chuyển bớt rủi ro vượt trách nhiệm nhận lãnh của người bảo hiểm tạo sự an tâm cho mình và khách hàng. 6

3. TẠO SỰ ỔN ĐỊNH (STABILITY). Tỷ lệ tổn thất giao động theo thời gian. Những tổn thất tích tụ do thiên nhiên thường xảy ra làm cho kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm không ổn định, làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng. Tái bảo hiểm thường nhận sao cho người nhượng tái giữ phần nhỏ hơn, tổn thất dự đoán được và tái phần tổn thất lớn hơn, không thường xuyên. Nó cũng có thể được nhận để cung cấp bảo vệ chống lại các khiếu nại lớn hơn các tích tụ dự đoán, hoặc từ một hoặc nhiều sự kiện thảm họa. Vì vậy,ảnh hưởng của khai thác bảo hiểm và tài chính đối với các tổn thất hay tích tụ lớn có thể được trải rộng trên nhiều năm. Điều này giảm khả năng có thể xảy ra tổn thất tài chính của người nhượng tái. Sơ đồ giao dộng tổn thất: HÌNH 03 SƠ ĐỒ GIAO DỘNG TỔN THẤT 4. TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH (FINANCIAL RESULTS MANAGEMENT) Chính phủ quản lý doanh nghiệp bảo hiểm qua chỉ tiêu Biên khả năng thanh toán (Solvency margin). Theo quy định khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm không được thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu (Minimum solvence ratio). Khả năng thanh toán là tỷ lệ giữa vốn thực có và quỹ dự phòng nhàn rỗi trên phí giữ lại. Nếu phí giữ lại quá lớn (không tái hoặc tái ít) tỷ lệ biên khả năng thanh toán sẽ giảm. Nếu tỷ lệ này giảm hơn Biên thanh toán tối thiểu, doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính. Ví dụ: Vốn và dự phòng nhàn rỗi: 100 triệu $, Doanh thu giữ lại: 500 triệu $ Tỷ lệ khả năng thanh toán: 100/500 = 20%. Nếu phí giữ lại chỉ là 300 triệu tỷ lệ khả năng thanh toán: 100/300 = 33,33% tăng 13,33%. Do đó tái bảo hiểm có thể thay đổi thời gian của thu nhập, nâng cao khả năng tài chính và cải thiện tỷ lệ biên khả năng thanh toán theo luật định. 5. TƯ VẤN QUẢN LÝ (MANAGEMENT ADVICE). Nhiều nhà tái bảo hiểm chuyên nghiệp có kiến thức và khả năng cung cấp một dịch vụ tư vấn không chính thức cho người nhượng tái của họ. Dịch vụ này có thể bao gồm cố vấn và hỗ trợ về 7

xét nhận bảo hiểm, tiếp thị, tính giá, công tác phòng ngừa tổn thất, xử lý khiếu nại, dự phòng, tính phí, đầu tư và các vấn đề nhân sự. Nhà TBH tham gia trực tiếp giải quyết các vụ tổn thất lớn; Cung cấp tài liệu bảo hiểm, số liệu thống kê... Và tổ chức đào tạo cho nhân viên bảo hiểm; Cung cấp hoặc hợp tác thiết kế các sản phẩm mới theo yêu cầu của khách hàng. 6. LỢI ICH VĨ MÔ (MACRO BENEFITS). Người bảo hiểm có thể tái bảo hiểm cho các công ty tái bảo hiểm trong và ngoài nước. Như thế rủi ro trong một nước, trong một ngành kinh tế được chia sẽ trên toàn thế giới. Tái bảo hiểm đã tạo nên sự liên hệ giữa các nền kinh tế với nhau. 7. TƯ VẤN, TRỢ GIÚP KỸ THUẬT, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CHO CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM. Công ty tái qua sách báo, tài liệu, các hội thảo.. cung cấp cho công ty bảo hiển những sự phát triển, thay đổi mới về kinh tế, kỹ nghệ, xã hội, kỹ thuật bảo hiểm có ảnh hưởng đến hoạt động bảo hiểm. Phổ biến cho công ty bảo hiểm các hình thức bảo hiểm mới (new forms of insurance), thông tin về sự khác nhau của thị trường và các biện pháp khai thác bảo hiểm. Trao đổi với công ty bảo hiểm những kinh nghiệm của mình do được tiếp xúc, làm việc với nhiều thị trường bảo hiểm khác nhau trên thế giới về các lĩnh vực: Kỹ thuật bán bảo hiểm (sales), xét nhận bảo hiểm (underwriting), giải quyết bồi thường (claims settlement) quảng trị và tổ chức (administration and organization) thông qua tài liệu, viếng thăm trao đổi của các lãnh đạo, chuyên viên, hội thảo, đào tạo tại trường.v.v. IV. CÁC ĐỐI TÁC TRONG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM. 1. NGƯỜI MUA (REINSURANCE BUYERS). (1) Công ty bảo hiểm góc (Direct insurers). Đây là các công ty trực tiếp nhận bảo hiểm từ khách hàng và họ chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng của mình theo quy định của quy tắc và hợp đồng bảo hiểm đã ký. (2) Công ty bảo hiểm chuyên ngành (Captive insurance companies). Đây là công ty con của một công ty mẹ không phải là công ty bảo hiểm. Nó là công ty bảo hiểm nhưng chủ yếu sắp xếp bảo hiểm cho công ty mẹ kể cả sắp xếp tái bảo hiểm. (3) Nghiệp đoàn Lloyd s (Lloyd s syndicates). Mỗi nghiệp đoàn Lloyd s ở Lodon được lập bởi các cá nhân và các thành viên có trách nhiệm vô hạn. Lloyd s vừa khai thác bảo hiểm góc vừa đảm nhiệm tái bảo hiểm. 8

(4) Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp (Specialist reinsurers). Các công ty tái bảo hiểm chia sẻ trách nhiệm với các công ty bảo hiểm. Nhưng đến lượt mình họ cũng phải tái phần trách nhiệm vượt khả năng cho các công ty tái bảo hiểm khác. (5) Công ty bảo hiểm nhà nước (State insurance). Cũng tương tự như công ty bảo hiểm góc 2. CÁC CÔNG TY BÁN TÁI BẢO HIỂM. (1) Công ty tái bảo hiểm (Reinsures). Công ty tái bảo hiểm nhận mọi loại rủi ro và không làm bảo hiểm góc. Nghiệp vụ tái bảo hiểm có tính quốc tế, nên các công ty tái thường lớn và những công ty quốc tế,có quan hệ nhận tái với nhiều công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm trên khắp thế giới. Công ty tái bảo hiểm có thể tái một phần nhận của mình cho công ty khác. Giao dịch này được gọi là tái nhượng, (retrocession). Công ty nhận tái nhượng gọi là retrocessionaire và công ty nhượng tái nhương gọi là retrocedant. (2) Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp (Specialist reinsurers). Công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp thường nhận những loại dịch vụ đặc trưng (specific) như bảo hiểm hàng không, dầu khí... Cũng có những công ty tái do các công ty bảo hiểm hỗn hợp sở hữu chúng thường hoạt động độc lập so với các công ty tái chuyên nghiệp. (3) Công ty bảo hiểm góc (Direct insurers). Công ty bảo hiểm góc có thể nhận tái bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm góc khác hay các công ty tái bảo hiểm như một hoạt động bổ sung. Do đó họ vừa là người mua lại vừa là người bán tái bảo hiểm. Dịch vụ nhận tái của công ty bảo hiểm góc chủ yếu để cân bằng với những dịch vụ đã tái đi, họ chỉ nhận tái tương đương với mức giữ lại của họ. (4) Công ty tái bảo hiểm nhà nước (State reinsurance). Cũng tương tự như công ty tái bảo hiểm nhưng phạm vi bảo hiểm và khả năng vốn thường không lớn.những công ty này chủ yếu hỗ trợ cho thị trường tái trong nước. Các công ty bảo hiểm thường ủy thác cho công ty tái sắp xếp dịch vụ của mình với thị trường tái quốc tế. (5) Các công ty tái bảo hiểm vùng (Regional reinsurance). Các công ty này được hình thành thong qua sự hợp tác giữa các công ty tái trên thị trường nhằm tăng cường khả năng trong vùng. (6) Hội bảo hiểm (Reinsurance pools). Một số công ty tái tập họp lại tạo một năng lực liên kết để có thể nhận một loại rủi ro nào đó như năng lượng hạt nhân, hàng hải, bảo hiểm kỹ thuật mà từng công ty không thể nhận được và tái nhượng lại (retrocede) chúng cho các thành viên trong Hội. Mỗi công ty chịu trách nhiệm phần 9

nhận của mình trong hội. Hội sẽ giữ lại phần cho mình trước khi tái nhượng cho các công ty. Các công ty bảo hiểm nhỏ khó có khả năng thương thảo trên thị trường để có một kết quả hợp lý, do đó họ chuyển phần tái bảo hiểm của họ cho Hội. Hội sẽ sắp xếp để đảm bảo các phần tái này ra thị trường và cũng thường tái lại cho các thành viên khác trong Hội dựa vào khả năng giữ lại của họ. Mặt khác Hội cũng nhận bảo hiểm từ thị trường nhân danh các hội viên. (7) Công ty tái bảo hiểm chuyên ngành (Captive reinsurers). Công ty bảo hiểm chuyên ngành sau khi sắp xếp bảo hiểm cho công ty mẹ sẽ chuyển toàn bộ dịch vụ để công ty tái chuyên ngành sắp xếp tái. 3. CÁC TRUNG GIAN BẢO HIỂM (REINSURANCE INTERMEDIARIES). (1) Môi giới bảo hiểm (Reinsurance brokers). Tái bảo hiểm là một công việc phức tạp. Hơn nữa việc tiếp xúc, lựa chọn, đàm phám với các công ty tái bảo hiểm nhất là các công ty nước ngoài không phải dễ dàng. Đối với phần lớn các công ty bảo hiểm nhỏ thường phải sử dụng môi giới tái để sắp xếp cho mình. Môi giới tái là những công ty có chuyên môn tái bảo hiểm và có quan hệ tốt với thị trường bảo hiểm thế giới. (2) Công ty quản lý (Management companies). Công ty quản lý chuyên ngành có nhiệm vụ quản lý các công ty chuyên ngành và cả các công ty bảo hiểm chuyên ngành. Do đó nó cũng có nhiệm vụ sắp xếp tái bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm chuyên ngành do nó quản lý. 4. PHƯƠNG PHÁP DÀN TRẢI RỦI RO CỦA TÁI BẢO HIỂM RỦI RO NGƯỜI ĐƯỢC B.H C.TY BẢO HIỂM NGƯỜI NHƯỢNG B.H CÔNG TY A CÔNG TY B CÔNG TY C CÔNG TY T. B.H C.TY 1 C.TY 2 C.TY 1 C.TY 2 C.TY 1 C.TY 2 C.TY TÁI NHƯỢNG RETROCESSIONAIRE HÌNH 04 PHƯƠNG PHÁP DÀN TRẢI RỦI RO CỦA TÁI BẢO HIỂM 10

V. CÁC PHƯƠNG CÁCH QUAN HỆ TRONG THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM. 1. QUAN HỆ TRỰC TIẾP (DIRECT RELATIONSHIP). (1) Quan hệ nhanh chóng (Immediate relationship). (2) Tiết kiệm được môi giới phí (Brokerage saving). (3) Chi phí quản lý tăng (Administration cost). (4) Đòi hỏi khả năng, ảnh hưởng của người nhận tái (reinsyrance influence). 2. THÔNG QUA MÔI GIỚI TÁI (REINSURANCE BROKER). (1) Chi phí môi giới. (2) Tiết kiệm chi phí quản lý. (3) Cơ sở tính phí (fee basis)? (4) Giá trị tăng thêm (added value): Được tư vấn (Advice); Hiểu rõ thị trường (Market awareness); Có sự thương lượng, đàm phán (Negotiation); Có dự thảo nội dung (Wordings); Được hỗ trợ thiết kế hợp đồng tái và cả khi đòi bồi thường; 3. THỊ TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG (LOCAL MARKET). Cần xem xét các yếu tố: (1) Chất lượng và năng lực (Quality capacity)? (2) Chính sách của chính phủ (Govt. requirement)? (3) Nhân tố thuế (Tax factors); (4) Rủi ro tiền tệ (Currency risk). 4. THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ (INTERNATIONAL). (1) Thị trường lớn (Big market). (2) Cần kiểm tra sự đảm bảo (Security checking). (3) Dòng tiền (Cash flow): Quyền lợi của tái bảo hiểm; Quyền lợi của người nhượng tái. 11

(4) Tăng sự cạnh tranh (Heightened competition)? 5. THỊ TRƯỜNG TẬP TRUNG (CONCENTRATED). (1) Tập trung vào loại hình đặc biệt (Specailists Classes). (2) Các nhà tái có mối quan hệ chặt chẽ (Close rapport). (3) Nhà tái bảo hiểm có uy tín (Influence). (4) Năng lực cao (Capacity problem). (5) An toàn đảm bảo (Security consideration). 6. THỊ TRƯỜNG MỞ RỘNG (WIDESPREAD). (1) Gánh nặng chi phí quản lý (Admin burden). (2) Công việc tiến hành chậm (Slower placement). (3) Đồng thuận khó khăn (concensus problem). (4) Vấn đề về năng lực cần xem xét (Capacity may dictate) (5) Uy tín của người nhượng tái (Cedant influence). (6) Nhân tố dàn trải rủi ro khó quản lý (Spread factor). (7) Tạo được sự cạnh tranh. 7. HỘI BẢO HIỂM (POOLS). Hội được thành lập để tăng khả năng tiếp nhận và giải quyết những khó khăn cho các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm do không đủ khả năng tài chính. Nguyên tắc hoạt động và chức năng của Hội tùy thuộc vào mục đích thành lập Hội. VI. THỊ TRƯỜNG TÁI BẢO HIỂM THẾ GIỚI (SỐ LIỆU 1998) 1. THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU. (1) 5.000 công ty bảo hiểm. (2) Tự xác định giá phí cạnh tranh về: Tỷ lệ phí, điều khoản và kiện bảo hiểm, Thiết kế sản phẩm; Hỗ trợ bán hàng và kênh phân phối; Không quản lý giá phí. 12

2. THỊ TRƯỜNG CHÂU Á. (1) Không kể Nhật, thị trường Châu Á chỉ chiếm 5% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ (châu Âu 34%); (2) Chủ yếu tập trung trong nước, không vượt ra khỏi khu vực; (3) Tư nhân hoạt động tự do có chừng mực; (4) Công ty nước ngoài còn bị hạn chế tiếp cận. 3. HAI MƯƠI CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM LỚN NHẤT TRÊN THẾ GIỚI NĂM 1997. HẠNG TÊN TẬP ĐOÀN NƯỚC DOANH THU XẾP HẠNG Rank Consolidated Group Country US$mil Rating * 01 Munich Re Group GER 12,131.3 AAA 02 Swiss Re Group SWITZ 11,049.3 AAA 03 General Re Group US 6,545.0 AAA 04 Employer s Re Group US 4,545.0 AAA 05 Generali Group ITA 3,652.5 AA 06 Lloyd s UK 3,637.3 A+ 07 Hannove Re Group GER 3,627.7 AA+ 08 Allianz Group GER 3,323.3 AAA 09 Gerling Global RE Group GER 2,721.2 AA - 10 Zurich Re Group SWITZ 2,708.5 AA+ 11 Scor Group FR 2,307.5 AA - 12 Transatlantic Group US 1,294.1 AA 13 AXA Re Group FR 1,224.0 AA 14 QBE Insurance Group AUS 1,079.7 A+ 15 Everest Group US 1,020.1 AA 16 CNA Reinsurance Group US 976.3 A+ 17 Toa Fire & Marine Reinsurance JPN 841.5 AA 18 Tokio Marine & Fire Insurance JPN 826.6 AAA 19 Berkshire Hathaway Group US 814.0 AAA 20 Kemper Re Group US 807.1 A - GHI CHÚ: * Xếp hạng có thể chỉ áp dụng cho công ty vượt trội (dominant) trong tập đoàn (Group). Nguồn: Tạp chí Reaction tháng 3/1999 13

H.Đ TỶ LỆ (PROPORTIONAL) VƯỢT MỨC B.THƯỜNG (EXCESS OF LOSS) DỪNG TỔN THẤT/ VƯỢT MỨC TÍCH TỤ (STOP LOSS/ AGREGATE-EXCESS) H.Đ SỐ THÀNH (QUOTA SHARE) H.Đ MỨC DÔI (SURPLUS) H.Đ NHIỆM Ý-BẮT BUỘC (FACULTATIVE-OBLIGATORY) TRÊN RỦI RO (PER-RISK) TRÊN SỰ CỐ (PER-EVENT) DỪNG TỔN THẤT/ VƯỢT MỨC TÍCH TỤ (STOP LOSS/ AGGREGATE-EXCESS) VII. CÁC HÌNH THỨC (FORM) TÁI BẢO HIỂM 1. PHƯƠNG PHÁP (METHOD). (1) Tùy chọn/nhiệm ý (Facultative), Tùy chọn bắt buộc (Fac. Oblig ); (2) Hợp đồng cố định/bắt buộc (Treaty). 2. KIỂU (STYLE). (1) Tái bảo hiểm tỷ lệ (Proportional/ Pro-Rata); (2) Tái bảo hiểm phi tỷ lệ (Non-Proportional/Excess of Loss). 3. LOẠI (TYPE). (1) Tỷ lệ gồm: Số thành (Quota-share), Mức dôi (Surplus), Tùy chọn bắt buộc (Fac. Oblig), Hội (Pool); (2) Phi tỷ lệ gồm: Vượt mức bồi thường trên cơ sở từng rủi ro (Risk Excess- Working Excess). Vượt mức bồi thường trên cơ sở sự cố (Event Excess Castatrophe). Vượt mức tỷ lệ bồi thường/ Chặn đứng tổn thất (Excess of Loss ratio/stop Loss). Vượt mức Tích tụ (Aggregate Excess). 4. BẢNG PHÂN LOẠI TÁI BẢO HIỂM. TÁI BẢO HIỂM (REINSURANCE) H.Đ NHIỆM Ý (FACULTATIVE) HỢP ĐỒNG CỐ ĐỊNH (TREATY) H.Đ PHI TỶ LỆ NON- PROPORTIONAL H.Đ TỶ LỆ (PROPORTIONAL) H.Đ PHI TỶ LỆ (NON-PROPORTIONAL) H.Đ VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG (EXCESS OF LOSSS) HÌNH 05 BẢNG PHÂN LOẠI TÁI BẢO HIỂM. 14

CHƯƠNG II MỨC GIỮ LẠI (RETENTION). I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1. ĐỊNH NGHĨA. Mức giữ lại là số tiền mà công ty bảo hiểm có thể và mong muốn giữ lại cho mình khi nhận một rủi ro đơn lẽ hay tổng gộp (group of risks). (A reinsurance manual of non-life branches fourth edition (revised), zurich, 1986 Swiss Re). 2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỨC GIỮ LẠI. Phí và tổn thất phần giữ lại được sắp xếp qua chương trình tái bảo hiểm thông qua chức năng của mức giữ lại. Có thể nói rằng tiểm năng của lãi trong kinh doanh bảo hiểm là do kỹ năng khai thác bảo hiểm (underwriting skills), nhưng lãi thực sự được tạo ra phụ thuộc vào việc định mức giữ lại tối ưu. 3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC GIỮ LẠI. (1) Thu nhập thuần (Net premium income). (2) Vốn và dự phòng tự do (Capital and free reservers). (3) Loại hợp đồng tái áp dụng (Types of treaty used). (4) Lịch sử tổn thất (Loss history). (5) Tích tụ rủi ro (Accumulation risks). (6) Sự sẵng sàng và giá tái bảo hiểm (Availability and Cost of reinsurance). (7) Chiến lược tài chính (Financial strategy). (8) Tình trạng thị trường tái bảo hiểm (State of reinsurance market). (9) Biên khả năng thanh toán theo yêu cầu pháp luật (Legal requirement to solvency). (10) Kiến thức nghiệp vụ (knowledge of business). (12) Triết lý và chiến lược của đoàn thể (Corporate philosophy and strategy). 4. NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH CỦA MỨC GIỮ LẠI. (1) Mức giữ lại thuần (net retention). Là một số tiền được tính trên cơ sở đảm bảo trang trải cho những sự cố bảo hiểm xảy ra. Số tiền tổn thất bạn quyết định giữ lại này phải có quan hệ hợp lý với tình trạng tài chính cũng như phản ảnh tổng phí thu, hợp đồng tái và các qũy dự phòng và loại hợp đồng tái. Những từ tương tự được dùng để chỉ mức giữ lại: retention, franchise, ceding company s net liability, deductible, retained line... 15

CAPACITY GROSS CAPACITY (2) Mức giữ lại có thể được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%), đối với các hợp đồng tái tỷ lệ, hoặc một số tiền trên số tiền bảo hiểm, trên một rủi ro (per risk), hoặc một số tiền trên một tổn thất, đối với các hợp đồng tái phi tỷ lệ. (3) Mức giữ lại bị giới hạn bởi khả năng tài chính, đặc điểm của kế hoạch kinh doanh. Đôi khi nó bị hạn chế bởi quy định của luật pháp. (4) Mức giữ lại thường thay đổi theo các loại hình bảo hiểm cũng như các hình thức tái phù hợp với các rủi ro cụ thể. (5) Khi xét nhận bảo hiểm để quyết định phát hành hợp đồng hoặc bút chú đảm bảo (cover note) cần chú ý tới mức giữ lại trên cơ sở rủi ro hay trên cơ sở tổn thất. (6) Trong mỗi trường hợp cá thể, điều quan trọng là bộ phận khai thác phải có chỉ thị rõ ràng không chỉ liên quan đến mức giữ lại tối đa mà còn phải xem xét chất lượng của dịch vụ nhận lãnh. (7) Trong trường hợp rủi ro nhóm (group of risks) cần lưu ý đến khả năng tích tụ rủi ro ở một số loại nghiệp vụ (numerous braches) như: hàng hóa đường biển, thân tàu, hỏa hoạn... cũng như khả năng xảy ra tổn thất thảm họa (catastrophic losses). 5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MỨC GIỮ LẠI. (1) Mức trách nhiệm tổng gộp hợp đồng (Gross capacity/gross portfolio): Là mức trách nhiệm cao nhất của một hợp đồng bảo hiểm hoặc một nhóm hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm góc dàn xếp chương trình tái với các công ty tái bảo hiểm. (2) Khả năng nhận lãnh của hợp đồng tái bảo hiểm (Reinsurance treaty capacity): Là mức trách nhiệm cao nhất công ty nhận tái đảm nhận cho một rủi ro hay một nhóm rủi ro bảo hiểm. (3) Mức giữ lại (Retention/Net capacity): Là số tiền mà công ty bảo hiểm giữ lại cho mình khi nhận một rủi ro đơn lẽ hay tổng gộp qua hợp đồng tái đầu tiên. (4) Mức giữ lại thuần (Net retention): Là số tiền công ty bảo hiểm giữ lại và tự chịu trách nhiệm cuối cùng. GROSS PREMIUM H.Đ NHIỆM Ý TREATY CAP. H.Đ MỨC DÔI RETENTION H.Đ VƯƠT MỨC B.T NET RET. NET PREM. = GNPI HÌNH 06 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN MỨC GIỮ LẠI 16

MỨC TRÁCH NHIỆM (CAPACITY) MỨC TRÁCH NHIỆM (CAPACITY) II. CÁC BIẾN THỂ CỦA MỨC GIỮ LẠI. 1. MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG SỐ THÀNH (QUOTA SHARE). Mức giữ lại: 30% Tái: 70% SỐ VỤ TAI NẠN 1 2 3 HÌNH 07 MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG SỐ THÀNH (QUOTA SHARE). 2. MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG MỨC DÔI (SURPLUS). TÁI NHIỆM Ý (FACULTATIVE) Mức giữ lại Tái mức dôi Tái nhiệm ý MỨC DÔI (SURPLUS) MỨC GIỮ LẠI (RETENTION) SỐ VỤ TAI NẠN 1 2 3 4 HÌNH 08 MỨC GIỮ LẠI THEO HỢP ĐỒNG MỨC DÔI (SURPLUS). 3. MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI (COMBINED QUOTASHARE/SURPLUS). HỢP ĐỒNG NHIỆM Ý (FACULTATIVE) HỢP ĐỒNG MỨC DÔI HỢP ĐỒNG SỐ THÀNH 50 50 50% % SURPLUS MỨC GIỮ LẠI CỦA H.Đ TÁI MỨC DÔI 1 2 3 4 MỨC GIỮ LẠI THUẦN CỦA H.Đ TÁI SỐ THÀNH HÌNH 09 MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI 17

4. MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG VÀ MỨC DÔI (COMBINED EXCESS OF LOSS/SURPLUS). HỢP ĐỒNG NHIỆM Ý HỢP ĐỒNG MỨC DÔI H.Đ VƯỢT MỨC B.T MỨC TRÁCH NHIỆM H.Đ SURPLUS MỨC GIỮ LẠI H.Đ SURPLUS MỨC GIỮ LẠI THUẦN H.Đ XL 1 2 3 4 HÌNH 10 MỨC GIỮ LẠI KẾT HỢP GIỮA HỢP ĐỒNG TÁI VƯỢT MỨC BỒI THƯỜNG VÀ MỨC DÔI III. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI. 1. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO (DETERMINATION OF RETENTION PER RISK). Việc xác định mức giữ lại tối đa (the maximum retention) trên rủi ro, cố định cho từng loại hình bảo hiểm, thường được áp dụng theo kinh nghiệm thực tế. Có sự liên hệ giữa mức giữ lại tối đa với các yếu tố sau: (1) Vốn thực góp và các khoản dự phòng tự nguyện của công ty. (2) Tài sản lưu động - Liquid assets - (tiền mặt, tiền gửi, các chứng khoán có tính thanh khoản) số tiền mà công ty sẵn sang thanh toán ngay khi có tổn thất. (3) Cấu trúc danh mục liên quan đến số tiền bảo hiểm hoặc số tiền thực sự dành cho tổn thất. (4) Khối lương phí cần có của từng loại hình bảo hiểm phù hợp với sự giao động của nó. Việc xác định mức giữ lại tùy thuộc vào khả năng từng công ty. Các công ty nhỏ thường có mức giữ lại ít hơn các công ty lớn. Sau đây là các gợi ý mức giữ lại cao nhất theo kinh nghiệm thực tế hoặc quy luật ngón tay cái (rules of thumb) của nhiều tác gỉa: (1) Mức giữ lại cao nhất trên rủi ro (per risk) không lớn hơn 1% đến 5% của vốn thực góp và quỹ dự phòng tự nguyện hoặc tổng doanh thu tùy loại hình bảo hiểm. (2) Mức giữ lại cao nhất trên tổn thất (per loss) nằm trong khoảng 1% đến 10% của phí thực giữ lại cho mỗi loại hình bảo hiểm. (3) Mức giữ lại cao nhất trên tổn thất (per loss) đối với những loại hình bảo hiểm quan trọng (most important branch) không vượt quá 20% tài sản lưu động (liquid assets). 18

(4) Mức giữ lại cao nhất trên rủi ro nằm trong khoảng 7.5% đến 15% lợi nhuận gộp và thu nhập đầu tư ước tính của năm trước. Một số Quy luật ngón tay cái tham khảo khác (Theo tài liệu Reinsurance seminar của ERC - Frankona Reinsurance A/S) Rules of thumb (Fire) - Net Ret./ Capital = 0.2% 0.5%, - Gross Cap./ Net Cap. = 10 25 - Net Prem./Gross Prem. > 15% - Retention/ Net Prem. < 10% - Gross Prem./ Obl.capacity = 2 8 - Net Ret./Liquid assets < 5% - Net Prem./Capital < 50% - Gross Prem./Capital < 200% - Net Ret./Profits = 7 15% - CAT Ret./Net Ret. = 100% 500% - Fac.Prem./ Gross Prem. < 5% GHI CHÚ: Thông tư 86/2009/TT-BTC, Mục 11 khoản 2.3 quy định: Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được phép giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro hoặc trên mỗi tổn thất riêng lẻ không quá 5% vốn chủ sở hữu. Cần đặc biệt lưu ý đến những nước tình trạng lạm phát nghiêm trọng ảnh hưởng đến số vốn thực có. Khi đó việc xác định mức giữ lại cần giảm. Trường hợp biên khả năng thanh toán (solvency margin) có vấn đề phải giảm ngay mức giữ lại. 2. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN SỰ CỐ (DETERMINATION OF RETENTION PER EVENT). Sự cố bảo hiểm là một thảm họa tổn thất. Nó kết hợp nhiều tổn thất cùng xảy ra một lúc. Do đó nó không thường xảy ra và xảy ra có chu kỳ. Đối với rủi ro này chính phủ các nước có quy định mức trích dự phòng cho những rủi ro thảm họa. Cơ quan quản lý bảo hiểm thường kiểm tra quỹ dự phòng thảm họa này. Quỹ này bao gồm thu nhập đầu tư từ vốn quỹ được hạch toán riêng và chỉ dừng lại không trích thêm khi đạt đến một mức độ do chính phủ quy định. Khi xảy ra tổn thất thảm họa, công ty có quyền trích từ quỹ này để trang trải. Như vậy mức giữ lại trên sự cố (per event) là sự tập hợp của mức giữ lại trên rủi ro hoặc tổn thất. 3. SO SÁNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO/TỔN THẤT VÀ TRÊN SỰ CỐ THẢM HỌA H Đ RỦI RO H Đ RỦI RO H Đ RỦI RO H Đ H Đ H Đ H Đ H Đ H Đ SỰ CỐ THẢM HỌA HÌNH 11 SO SÁNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO/TỔN THẤT VÀ TRÊN SỰ CỐ THẢM HỌA 19

4. XÁC ĐỊNH MỨC GIỮ LẠI TRÊN CƠ SỞ DANH MỤC RỦI RO (RISK PROFILE) Quy luật ngón tay cái (Rules of thumb) xác định mức giữ lại dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp qua nhiều năm. Dựa vào quy luật này ta xác định được mức giữ lại cao nhất của từng loại hình bảo hiểm dựa trên vốn hay doanh thu. Trên cơ sở kết quả ban đầu tìm được phải kết hợp với Bảng danh mục rủi ro (Risk profile) để xác định mức giữ lại cho từng loại hình bảo hiểm. 4.1 Xác định mức giữ lại chung. Dựa vào quy luật ngón tay cái mức giữ lại cao nhất bằng 1% đến 5% vốn thực góp và quỹ dự phòng tự nguyện. Giã dụ vốn thực góp và quỹ dự phòng tự nguyện của công ty A là: 10,000,000 USD. Mức giữ lại cao nhất chung: 4% x 10,000,000 = 400,000 USD. Lập Bảng danh mục rủi ro của nghiệp vụ hỏa hoạn. DANH MỤC RỦI RO HỎA HOẠN (RISK PROFILE) SỐ TIỀN BẢO HIỂM (1,000 USD) SỐ RỦI RO PHÍ BẢO HIỂM SỐ LŨY KẾ TỶ LỆ LŨY KẾ SỐ LŨY KẾ TỶ LỆ LŨY KẾ Từ 01 đến 100 15,000 79.75% 1,800 41.74% 101 200 17,000 90.38% 2,400 5.66% 201 300 18,000 95.70% 2,900 67.25% 301 500 18,300 97.29% 3,140 72.82% 501 1,000 18,650 99.15% 3,700 85.81% 1,001 2,000 18,800 99.95% 4,150 96.24% 2,001 5,000 18,807 99.98% 4,192 97.22% 5,001 trở lên 18,810 100.00% 4,312 100.00% HÌNH 12 DANH MỤC RỦI RO HỎA HOẠN (RISK PROFILE) 4.2 Xác định mức giữ lại theo rủi ro. 5,001 5,000 2,000 1,000 500 300 200 100 79.75% 90.38% 95.70% 97.29% 99.15% 99.95% 99.98% 100.00% 20

Phân tích: Theo quy tắc ngón tay cái mức giữ lại cho phép của công ty A như tính toán bên trên là 400,000 USD. Dựa vào biểu đồ xác định mức giữ lại theo rủi ro nêu trên, ta thấy với mức trách nhiệm 300,000 USD số rủi ro giữ lại là 95.70%. Nếu nâng mức giữ lại lên 500,000USD thì số rủi ro giữ lại là 97.29% tăng thêm chỉ 1.59%. Do đó mức giữ lại tối ưu là 300,000 đến 400,00 USD. 4.3 Xác định mức giữ lại theo phí bảo hiểm. 5,001 5,000 2,000 1,000 500 300 200 100 41.74% 55.66% 67.25% 72.82% 85.81% 96.24% 97.22% 100.00% Phân tích: Theo biểu đồ Xác định mức giữ lại theo phí bảo hiểm trên ta thấy: Nếu mức giữ lại 300,00 USD thì phí bảo hiểm giữ lại là 67.25%. Nếu mức giữ lại là 500,000 USD thì phí giữ lại là 72.82% tăng 5.57%. Đây là mức tăng đáng kể do đó có thể quyết định mức giữ lại tối đa là 400,000 USD. IV. BẢNG GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM / MỨC GIỮ LẠI (TABLE OF LIMITS) 1. GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI TRÊN RỦI RO VÀ TỔN THẤT. Trong một loại rủi ro (branch) có nhiều mức độ nguy hiểm khác nhau. Ví dụ mức độ rủi ro hỏa hoạn đối với văn phòng phải ít hơn rủi ro ở công xưởng và rủi ro của các cơ sở xăng dầu còn cao hơn nữa. Để xác định mức giữ lại hợp lý cho từng loại rủi ro khác nhau người ta lập ra Bảng giới hạn mức giữ lại (Table of retention/limits). Thông thường Bảng giới hạn trách nhiệm này được phân theo bản chất mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm. Ví dụ: Công ty bảo hiểm A xác định mức giữ lại nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn của mình như sau: Rủi ro loại 1 (Tốt): USD 500,000 21

Rủi ro loại 2 (Vừa): USD 400,000 Rủi ro loại 3 (Xấu): USD 300,000 Để biết rủi ro nào thuộc loại nào phải dựa vào Bảng giới hạn mức giữ lại (Table of retention/limits). Bảng phân chia rủi ro 2011 của VinaRe (Table of Retention/Limits 2011). Rủi ro loại 1. Bao gồm những rủi ro trong điều kiện bình thường không thể xảy ra tổn thất lớn như: - Dịch vụ như trường học, bệnh viện... - Nhà ở và tòa nhà văn phòng. - Nhà máy xi măng. - Sản xuất và chế biến muối. - Nhà máy lọc nước biển. - Các khách sạn hiện đại, loại 1 được trang bị đầy đủ Sprinkler và đầu báo khói ở tất cả các phòng. Rủi ro loại 2. Bao gồm các rủi ro có thể gây tổn thất lớn như: - Khách sạn (khác loại A1.). - Cửa hàng bán hàng hóa (trừ các phòng trưng bày, cửa hàng bách hóa tổng hợp. Xem rủi ro loại 3). - Khai thác kim loại. - Nhà máy cán thép, luyện kim. - Cửa hàng. - Công nghiệp điện, điện tử. - Nhà máy điện. - Sản xuất đồ uống và đóng chai. Rủi ro loại 3 Bao gồm các rủi ro dễ xảy ra tổn thất lớn như: - Nhà máy sản xuất linh kiện, phụ tùng - Nhà máy hóa chất. - Chế biến bông. - Thực phẩm. - Nhà máy sản xuất tinh bột, ngũ cốc. - Nhà máy sản xuất thực phẩm ăn liền. - Nhà máy sản xuất nước mắm; - Nhà máy sản xuất bột. 22

- Nhà máy sản xuất dầu thực vật. - Nhà máy sản xuất thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp. - Garage. - Kho chứa lúa, nhà máy xay xát, nhà máy chế biến thức ăn gia súc. - Giặt, ủi. - Sản phẩm tinh chế, bể chứa ở nông trại trên mặt đất. - Phòng trưng bày... Tuy nhiên, rủi ro còn phụ thuộc vào sự quản lý, đề phòng hạn chế tổn thất của con người và điều kiện tự nhiên của địa điểm. Đối với những đối tượng bảo hiểm tuy bản chất của hoạt động là rủi ro cao nhưng nếu có các biện pháp tốt phòng ngừa tổn thất như: kết cấu xây dựng tốt hợp lý, đúng quy định phòng cháy chữa cháy, hệ thống chữa cháy hiện đại (thiết bị chữa cháy tự động, địa điểm gần nguồn nước và cơ sở chữa cháy...) thì phí bảo hiểm sẽ giảm. Do đó người ta còn xác định giới hạn mức giữ lại theo chất lượng rủi ro (quality of risks) nghĩa là theo tỷ lệ phí thu vì tỷ lệ phí phản ảnh mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm. Phương pháp tính này chỉ nên áp dụng cho những doanh nghiệp bảo hiểm có trình độ xác định được mức độ rủi ro chính xác, không chạy theo doanh thu. Ví dụ: BẢNG GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI THEO TỶ LỆ PHÍ. Nghiệp vụ: Hỏa hoạn TỶ LỆ PHÍ %o Đến 3.5 Từ 3.51 đến 4.5 Từ 4.51 đến 5.5 Từ 5.51 đến 7.5 Trên 7.5 MỨC GIỮ LẠI CAO NHẤT (USD) 100,000 75,000 50,000 35,000 20.000 HÌNH 13 BẢNG GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI THEO TỶ LỆ PHÍ. 2. GIỚI HẠN MỨC GIỮ LẠI TRÊN SỰ CỐ THẢM HỌA (PER EVENT). Để đảm bảo an toàn bên cạnh biện pháp giới hạn mức giữ lại trên rủi ro/tổn thất, người ta còn phải tính đến giới hạn rủi ro khi xảy ra sự cố thảm họa (catastrophe). 23

Ví dụ: Công ty bảo hiểm B có tình hình tài chính như sau: - Vốn chủ sở hữu (company s capital): 10,000,000 USD - Dự phòng tự nguyện (free reservers) 400,000 USD - Dự phòng thảm họa (catastrophe reservers) 2,000,000 USD Công ty quyết định tổn thất thảm họa không vượt quá: 20% dự phòng tự nguyện và 40% dự phòng thảm họa. Mức giữ lại thuần cho sự cố thảm họa như sau: - 20% Dự phòng tự nguyện 80,000 USD - 40% Dự phòng thảm họa 800,000 USD - Mức giữ lại trên sự cố 880,000 USD Trong hợp đồng tái bảo hiểm với VinaRe về bảo hiểm hỏa hoạn, họ cũng đặt ra mức trách nhiệm cao nhất cho rủi ro tích tụ về rủi ro bão, lũ cho các công ty bảo hiểm trong nước tham gia chương trình tái 2011 qua Bảng giới hạn mức nhượng tái (Cession Limits) như sau: CESSION LIMITS NHÓM VÙNG GIỚI HẠN NHƯỢNG TÁI (USD) A 1, 14, 15, 20 18,000,000 B 3, 7, 16, 17, 18, 21 18,000,000 C 22, 23, 24, 25, 26 9,000,000 D 4, 5, 6, 11, 12 1,500,000 E 8, 9, 10, 13, 19 1,500,000 F 27, 28, 29 1,500,000 G 10, 31, 32 1,500,000 H 33, 34 1,500,000 I 35, 36, 37 1,500,000 J 38, 39, 40 2,000,000 K 41, 42, 43, 44 1,500,000 L 45, 46, 47, 48 45,000,000 M 2 55,000,000 N 49, 50, 51 4,500,000 O 52, 53, 54, 55, 61 9,500,000 P 56, 57, 58, 59, 60 1,500,000 HÌNH 14 CESSION LIMITS GHI CHÚ: Nếu tổng số tiền bảo hiểm vượt giới hạn quy định cho từng vùng theo quy định trên thì khi trả tiền bồi thường, Công ty tái bảo hiểm sẽ áp dụng luật tỷ lệ. 24

CHƯƠNG III TÁI BẢO HIỂM NHIỆM Ý, NHIỆM Ý BẮT BUỘC VÀ CỐ ĐỊNH (FACULTATIVE, OBLIGATORY AND TREATY REINSURANCE) I. TÁI BẢO HIỂM NHIỆM Ý/LỰA CHỌN (FACULTATIVE REINSURANCE). Đây là hình thức tái cổ điển nhất và không được sử dụng thường xuyên như loại cố định nhưng rất cần thiết và hữu ích. 1. ĐẶC ĐIỂM. Người nhận tái bảo hiểm xem xét từng rủi ro riêng biệt; Người nhượng tái phải cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của người nhận tái. Hoa hồng tái được xác định theo từng trường hợp cụ thể; Người nhận tái có quyền nhận 100%, một phần hay từ chối nhận; Phù hợp với mọi loại nghiệp vụ bảo hiểm; Phạm vi bảo hiểm thông thường như bảo hiểm góc. Người bảo hiểm phải thông báo rủi ro cho người nhận tái với đầy đủ thông tin mới nhất và có đánh giá rủi ro. Rủi ro càng chi tiết, càng chính xác thì càng sớm nhận được quyết định của người nhận tái. Thông báo có thể bằng điện thoại, lelex, fax, thư. 2. THỦ TỤC THỰC HIỆN. 2.1 Mẫu phiếu chuyển tái (Flacing slip) PHIẾU CHUYỂN TÁI (FLACING SLIP) Loại bảo hiểm: Hỏa hoạn, bão Người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm AAA Người được bảo hiểm: Nhà máy đường Biên hòa Số tiền bảo hiểm: Nhà xưởng, máy móc, kho tàng:10 tỷ VNĐ Mất thu nhập: 5 tỷ VNĐ Cộng: 15 tỷ VNĐ Tọa lạc: 57 Thống nhất, Biên hòa Thời hạn: 12 tháng bắt đầu; 1-2-2007 Phí góc: 0.25% với nhà xưởng, máy móc, kho; 0.15% với Mất thu nhập Hoa hồng tái: 25% phí góc (O.G.R) Mức giữ lại: 10% Tỷ lệ tái vào hợp đồng hiện hữu của người nhượng: 20% Tỷ lệ tái cho tái bảo hiểm: 0% Điều kiện: Cam kết cùng phí bảo hiểm góc, điều khoản, điều kiện và theo sự thanh toán của người nhượng tái. 2.2 Tính toán cụ thể thí dụ trên: Phí dự kiến thu được: (Bản kế hoạch và mọi chi tiết của rủi ro được đính kèm) Nhà xưởng... 10 tỷ x 0.25% = 25.000.000 VNĐ 25

2.2 Tính toán cụ thể ví dụ trên. Phí dự kiến thu được: Nhà xưởng... 10 tỷ x 0.25% = 25.000.000 VNĐ Mất thu nhập Cộng: 5 tỷ x 0.15% = 7.500.000 VNĐ 32.500.000 VNĐ Phí tái bảo hiểm: 32.500.000 x 70% = 22.750.000 VNĐ Hoa hồng tái: 22.750.000 x 25% = 5.687.500 VNĐ Số tiền còn lại trả tái: 22.750.000-5.687.500 = 17.062.500 VNĐ Trong thực tế hoa hồng tái có thể tính trên phí góc gộp (OGR) như ví dụ này, cũng có thể tính trên phí góc thuần (ONR) sau khi trừ hoa hồng môi giới hoặc hoa hồng môi giới, đại lý. Việc thanh toán phí tái và bồi thường có thể được thỏa thuận trên cơ sở tháng hoặc quý. Tuy nhiên đối với tổn thất lớn nhà tái phải trả ngay sau khi người bảo hiểm trả. 3. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM. (1) Ưu điểm: Có thể sắp xếp tái cho các rủi ro nằm ngoài hình thức hoặc vượt mức tái cố định (mở rộng thêm khả năng nhận bảo hiểm); Có thể sắp xếp tái cho các rủi ro đặc biệt (Unusual Risks ); Có thể sắp xếp tái cho các rủi ro tích tụ; Bảo vệ hợp đồng cố định và mức giữ lại; Đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm; Hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro và khai thác bảo hiểm, thiết lập quan hệ với các người nhận tái. (2) Nhược điểm: Khối lượng công việc nhiều dẫn đến chi phí tăng cho cả người nhượng và nhận cả khi bắt đầu và tái tục; Mất nhiều thời gian do người nhượng phải tiếp xúc với tất cả từng nhà nhận tái để thương lượng mới có thể sắp xếp hết mức tái, không chủ động được; Phạm vi và điều khoản bảo hiểm có thể không giống bảo hiểm góc; Tái bảo hiểm với điều kiện Fac XL việc xử lý tổn thất sẽ do 2 bên cùng thực hiện; Đối với rủi ro lớn, hoặc phí góc thấp, người nhận tái có thể không nhận hoặc nhận với mức phí cao hơn phí góc. Trong trường hợp này bảo hiểm góc phải hy sinh một phần hoa hồng tái; 26

Mức hoa hồng tái thường thấp hơn hình thức tái cố định (treaty) và được tính theo từng hợp đồng; Hợp đồng bảo hiểm góc chỉ có hiệu lực khi có sự chấp nhận của nhà tái. Hợp đồng tái nhiệm ý thường chỉ áp dụng trên cơ sở tái tỷ lệ. Đối với hợp đồng tái phi tỷ lệ, nhà tái bảo hiểm phải tham gia tính phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm (sau khi trừ lại hoa hồng tái) phải trả ngay khi lên Bảng thanh toán (Cession Bordereau) II. TÁI BẢO HIỂM LỰA CHỌN BẮT BUỘC (FACULTATIVE-OBLIGATORY) 1. ĐẶC ĐIỂM. Đây là hợp đồng kết hợp giữa hình thức tái lựa chọn (facultative) và cố định (treaty). Người nhượng tái lựa chọn những rủi ro cần tái phù hợp với quy định của hợp đồng tái và cung cấp đầy đủ thông tin như hình thức tái lựa chọn; Người nhận tái bắt buộc phải nhận những rủi ro của người nhượng với điều kiện các rủi ro này phải phù hợp với quy định trong hợp đồng; Mức trách nhiệm của các đối tượng tái thường rất cao, nên hợp đồng khó cân bằng. Tuy nhiên do người nhận tái có đầy đủ thông tin nên có thể chấp nhận các rủi ro này. 2. ƯU VÀ NHƯỢC. (1) Ưu: Tự động gia tăng khả năng nhận bảo hiểm đối với các rủi ro lớn, phức tạp; Chủ động sắp xếp phần giữ lại có lợi cho người nhượng; (2) Nhược: Báo cáo đầy đủ thông tin cho nhười nhận tái do đó chi phí hành chính cao; Hoa hồng tái thấp; Người nhận tái có thể hũy hợp đồng nếu bị lỗ do đó nên mất tính ổn định. III. TÁI BẢO HIỂM CỐ ĐỊNH (TREATY). 1. ĐẶC ĐIỂM. (1) Hình thức tái lựa chọn tuy rất quan trọng nhưng có rất nhiều nhược điểm. Tái bảo hiểm bắt buộc (Treaty) là biện pháp khắc phục những nhược điểm đã nêu. 27

(2) Là sự thỏa thuận giữa người nhượng và nhận tái, quy định người nhượng phải nhượng và người nhận phải nhận tất cả các rủi ro của từng loại hình bảo hiểm góc mà 2 bên đã quy định trong hợp đồng cho tới hạn mức trách nhiệm tối đa quy định; (3) Do đây là một hợp đồng bắt buộc nên nội dung hợp đồng phải có nội dung đầy đủ và chặt chẽ bao gồm các điểm thông thường sau: Vị trí của hai bên. Trong hợp đồng này, người nhượng tái có toàn quyền trong khai thác bảo hiểm bao gồm: lựa chọn điều khoản bảo hiểm, định phí, kể cả giải quyết bồi thường mà không có sự can thiệp của người nhận tái, trừ khi người nhượng tái có lỗi. Đối tượng bảo hiểm. Hợp đồng cần nêu rõ phạm vi của đối tượng được bảo hiểm, tránh những miêu tả mơ hồ. Phần tái bảo hiểm có thể đến từ khai thác trực tiếp, đồng bảo hiểm hoặc tái nhiệm ý từ các công ty trong nước nên phải có những giới hạn đối với các điều kiện đặc biệt. Cần có quy định các phạm vi hợp đồng, điều khoản và phí người nhượng tái được tự động thực hiện. Phạm vi lãnh thổ. Có những loại hình bảo hiểm chỉ hoạt động trong phạm vi một vùng hoặc trong một nước. Nhưng cũng có những loại hình bảo hiểm hoạt đông ở phạm vi thế giới như hàng không, hàng hải. Ngay trong một nước đối với một số loại hình bảo hiểm rủi ro khác nhau ở những vùng khác nhau như những rủi ro về thiên tai... Do đó hợp đồng tái cần đề cập cụ thể những trường hợp này. Những loại trừ. Những loại trừ đặc biệt thường được áp dụng là: Chiến tranh, xâm lược... Bạo động, khủng bố, đình công, cách mạng, nổi dậy.. Phản ứng hạt nhân, ô nhiễm phòng xạ... Quyền kiểm tra (Right of inspection) Trong hợp đồng tái phải nêu rõ quyền kiểm tra sổ sách, chứng từ, tài liệu của công ty tái đối với công ty nhượng tái với chi phí của người nhận tái. Khởi đầu và kết thúc (Commencement and termination). Hợp đổng phí nêu rõ hai trường hợp hũy hợp đồng: Hũy hợp đồng trong điều kiện bình thường Hũy hợp đồng trong điều kiện không bình thường. Trọng tài (Arbitration). Đây cũng là điều khoản quan trong cần được nêu rõ trong hợp đồng tái để giải quyết những tranh chất có thể xảy ra giữa hai bên hợp đồng khi không giải quyết được bằng thương lượng. Nêu rõ thủ tục sử dụng trọng tài và nơi xét xử. Ở Việt nam các công ty thiên về sử 28

dụng tòa án xét xử. Cần lưu ý có một số loại hình bảo hiểm có thể nơi xét xử là tòa án nước ngoài. 2. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM. Người nhượng chủ động nhận các rủi ro phù hợp với quy định của hợp đồng mà không cần phải xin ý kiến của người nhận tái do đó khắc phục được sự chậm trễ; Công ty nhượng chủ động trong việc giải quyết bồi thường trên cơ sở quyền lợi của cả 2 bên. Tuy nhiên người nhận tái sẽ không chịu trách nhiệm bởi những sai sót cũng như bồi thường thương mại nếu chưa được công ty nhận tái chấp nhận; Với hình thức này, người nhận tái biết trước số phí mình có thể thu được với mức phí lớn phù hợp với Quy luật số đông ; Thủ tục đơn giản, do đó giảm được chi phí. IV. SO SÁNH 3 HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM HÌNH THỨC (FORM) TÙY CHỌN (FACULTATIVE) LỰA CHỌN - BẮT BUỘC (FAC-OBLIGATORY) CỐ ĐỊNH (TREATY) NỘI DUNG Tái từng rủi ro Người nhượng lựa Người nhượng phải riêng biệt; chọn rủi ro tái; nhượng và người nhận Cung cấp đầy đủ tài liệu, Kiểm tra chặt Cung cấp đầy đủ tài liệu, Kiểm tra chặt phải nhận nếu rủi ro phù hợp với hợp đồng; chẽ; chẽ; Có thể nhận và từ Người nhận bắt Người Nhượng chủ chối; buộc phải nhận; động giải quyết bồi Phù hợp với mọi Phù hợp với mọi thường; loại nghiệp vụ bảo loại nghiệp vụ bảo Thủ tục đơn giản, chi hiểm. hiểm; phí thấp; Có thu nhập phí lớn. Có thu nhập phí lớn; PHUƠNG PHÁP Chủ yếu các dạng tái Chủ yếu dạng tái Tái bảo hiểm tỷ lệ và ÁP DỤNG bảo hiểm tỷ lệ. bảo hiểm mức dôi. phi tỷ lệ. HÌNH 15 SO SÁNH 3 HÌNH THỨC TÁI BẢO HIỂM 29

CHƯƠNG IV TÁI BẢO HIỂM TỶ LỆ (PROPRTIONAL REINSURANCE) I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG (COMMON CHARACTERISTICS). 1. ĐỊNH NGHĨA. Hợp đồng tái bảo hiểm tỷ lệ là một thỏa thuận liên kết giữa công ty nhượng (ceding company) phải tái và công ty nhận (Reinsurance) phải nhận phần tái đã nêu trong Hợp đồng tỷ lệ với phí được hưởng (premiums earned), cũng như bồi thường và các chi phí của công ty Nhượng có liên quan đến rủi ro tái trong hợp đồng. 2. ĐẶC ĐIỂM. (1) Phần nhận của mỗi bên theo một tỷ lệ định trước trên số tiền bảo hiểm (Sums insured); (2) Phí bảo hiểm và tổn thất được tính trên cùng một tỷ lệ định trước; (3) Người nhượng được nhận hoa hồng tái. (4) Các dịch vụ được chấp nhận bao gồm: Khai thác trực tiếp (Underwritten direct); Đồng bảo hiểm (Co-insurance); Tái bảo hiểm nhiệm ý từ các công ty bảo hiểm trong nước. Với điều kiện các dịch vụ này phù hợp điều khoản, điều kiện và trong phạm vị lãnh thổ được nêu trong điều kiện đặc biệt (Special conditions). 3. CÁC THÔNG TIN CẦN THIẾT. Công ty nhượng; Loại nghiệp vụ; Giới hạn địa lý; Phương pháp tái; Trách nhiệm cao nhất (100%); Giới hạn cao nhất một lines; Số lớp (lines); Dự tính số phí thu được; Hoa hồng; Dự phòng đặt cọc; Lãi dự phòng đặt cọc; Kế hoạch kinh doanh; Giới hạn nhà tái phải trả trực tiếp; Các mẫu báo cáo; Ngày hiệu lực; Điều kiện hũy hợp đồng; Hoa hồng môi giới; Thống kê các năm trước. Hoa hồng lãi (profit com.). 30

II. HOA HỒNG (COMMISSION). 1. MỤC ĐÍCH CỦA HOA HỒNG TÁI. Hoa hồng tái là số tiền người nhận tái trả cho người nhượng tái để: Trả hoa hồng cho đại lý; Chi phí quản lý (Administration cost ); Các khoản chi cần thiết khác; Lãi định mức. 2. ĐẶC ĐIỂM. Hoa hồng tái thông thường chỉ áp dụng đối với loại tái bảo hiểm tỷ lệ; Hoa hồng tái được tính trên cơ sở kết quả kinh doanh của dịch vụ đem tái nhằm đảm bảo cho hai bên đều có lãi hợp lý. Để đạt được mục đích trên, người ta áp dụng linh hoạt nhiều loại hoa hồng khác nhau: (1) cố định, (2) theo lãi, (3) lũy tiến (4) quản lý. 3. CƠ SỞ XÁC ĐỊNH HOA HỒNG TÁI. Loại rủi ro và nguy cơ rủi ro tái; Kết quả kinh doanh dự tính và đã thực hiện trong quá khứ; Tính cân đối của hợp đồng tái (Balance of the treaty); Khả năng tổn thất thảm họa (Posible catastrophe exposure); Kết quả của những biến động (fluctuations) trong quá khứ; Khối lượng phí tái thu được; Viễn cảnh tăng trưởng; Viễn cảnh của kết quả đầu tư; Biên chi phí và lãi. Thông thường hoa hồng tái được thể hiện như sau: Cao nhất đối với hợp đồng tái số thành (Quota-share treaty) Thấp hơn một chút là hợp đồng tái mức dôi thứ nhất (First Surplus treaty); Thấp hơn nữa theo thứ tự là hợp đồng mức dôi thứ hai và thứ 3; Thấp nhất là hợp đồngnhiệm ý bắt buộc (Fac-Oblig treaty) 31

4. CÁC LOẠI HOA HỒNG TÁI (TYPES). 4.1 ố định (Fi ed ommission). Một tỷ lệ phần trăm được thống nhất áp dụng trên phí bảo hiểm phát sinh (Writen premium) nhà tái nhận được. Tỷ lệ hoa hồng cố định đạt được qua thương thảo giữa người nhượng và người nhận tái và tùy thuộc vào các yếu tố đã nêu trên củng như tình hình thị trường đang mềm (soft) hoặc trở nên cứng (hard) cũng như kết quả kinh doanh của những năm trước. 4.2 Hoa hồng lãi (Profit ommission). Hoa hồng lãi là tỷ lệ % của số lãi người nhận tái bảo hiểm thu được trả cho người nhượng vào lúc kết thúc năm hợp đồng để tưởng thưởng cho thành tích của người nhượng tái trong dịch vụ đưa cho người nhận tái. Cách tính hoa hồng lãi như sau. Ví dụ 01 THU 1. Doanh thu 2006: 150.000.000 2. Dự phòng tổn thất ( ) 2005 chuyển sang 25.000.000 3. Dự phòng phí 2005 chuyển sang: 40.000.000 CHI 1. Hoa hồng tái (30%): 45.000.000 2. Bồi thường đã trả: 60.000.000 3. Dự phòng phí 2006: 60.000.000 4. Dự phòng B.thường ( 31-12-2006 ): 30.000.000 5. Chi quản lý (5%): 7.500.000 6. Lỗ năm trước chuyển sang: Không 7. Lãi 2006: 12.500.000 CÂN BẰNG 215.000.000 215.000.000 Hoa hồng lãi: 15% x 12.500.000 = 1.875.000 đ. Lưu ý: ( ) Nếu là năm đầu tiên thì không có dòng này; Dòng 5 cột chi (Chi quản lý của người nhận tái) thường từ 3 đến 5%; Nếu Chi nhiều hơn Thu có nghĩa là người nhận tái lỗ (deficit). Số lỗ này được chuyễn tính vào lỗ lãi năm sau. Việc chuyễn này thường từ 3 đến 5 năm. 32

4.3 Hoa hồng lũy tiến (Sliding scale ommission). Ở một số hợp đồng ngườì ta áp dụng hoa hồng lũy tiến thay hình thức hoa hồng lãi. Hoa hồng lũy tiến được tính bằng tỷ lệ tùy thuộc vào tỷ lệ tổn thất. Người nhượng tái sẽ nhận được tỷ lệ hoa hồng cao khi kết quả kinh doanh tốt và ngược lại. Hoa hồng lũy tiến được coi là hợp lý khi trong điều kiện kinh doanh bình thường, có kết quả bình thường số tiền hoa hồng thu được tương đương với cách tính hoa hồng cố định. Cách tính như sau: Ví dụ 02 TỶ LỆ TỔN THẤT (LOSS RATIO) 46% trở lại 47% đến 49% 50% đến 52% 53% đến 55% 56% đến 58% 59% đến 61% 62% đến 63% 64% đến 65% Trên 65% TỶ LỆ HOA HỒNG 40% 39% 38% 37% 36% 35% 33% 31% 30% HÌNH 16 HOA HỒNG LŨY TIẾN Lưu ý: Tỷ lệ hoa hồng tạm tính trả theo quý hoặc 6 tháng theo thỏa thuận và được điều chỉnh vào cuối năm hợp đồng. Tỷ lệ hoa hồng tạm tính ở thí dụ này là 30%; Dù tỷ lệ tổn thất như thế nào thì tỷ lệ hoa hồng cũng không được cao hơn 40% và thấp hơn 30% theo ví dụ trên. Công thức tính tỷ lệ tổn thất như sau (tiếp tục VD 01): P1 Doanh thu 2006: P2 Dự phòng phí 2006: P3 Dự phòng phí 2005: L1 Bồi thường 2006: L2 Dự phòng bồi thường 2006: L3 Dự phòng bồi thường 2005: 150.000.000 đ 60.000.000 đ 40.000.000 đ 60.000.000 đ 30.000.000 đ 25.000.000 đ 33

Công thức tính tỷ lệ tổn thất (Loss Ratio): L.R = L1 + L2 L3 P1 + P3 P2 = 60 tr.+ 30 tr. 25 tr. 150 tr.+ 40 tr. 60 tr, = 65 tr. 130 tr. = 50% Áp dụng vảo bảng phí nêu trên hoa hồng được hưởng là 38%. 4.4 Hoa hồng quản lý (Over-Riding Commission). Hoa hồng quản lý là hoa hồng tăng thêm ngoài hoa hồng tái cơ bản. Hoa hồng này dung để bổ sung cho người nhượng tái không áp dụng hình thức hoa hồng lũy tiến (sliding commission) nhưng muốn được thưởng nếu tiếp tục đạt được kết quả kinh doanh tốt. Lý do để người tái bảo hiểm thực hiện loại hoa hồng này là trong trường hợp người nhượng tái có một số năm đạt kết quả kinh doanh tốt, người nhận tái muốn bổ sung thêm hoa hồng cho người nhượng tái bằng hình thức hoa hồng quản lý hơn là điều chỉnh tăng hoa hồng cố định vì chưa chắc kết quả kinh doanh tốt này ổn định. Nếu kết quả kinh doanh không tốt thì người nhận tái khó điều chỉnh giảm hoa hồng cố định đã thỏa thuận. III. HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH (QUOTA-SHARE). 1. ĐỊNH NGHĨA. Hợp đồng TBH số thành là một thỏa thuận, ở đó công ty nhượng phải tái và công ty nhận phải nhận theo một tỷ lệ cố định đối với tất cả rủi ro được kê trong hợp đồng mà công ty bảo hiểm nhận trách nhiệm. Người nhận tái chia sẻ theo cùng một tỷ lệ cả về tổn thất lẫn phí bảo hiểm sau khi trừ lại hoa hồng. Để an toàn cho nhà tái, hợp đồng quy định mức trách nhiệm cao nhất cho mọi rủi ro. Cũng có thể có thêm hạn chế là người nhượng tái không được tái phần giữ lại của mình cho người khác. Đối với những rủi ro đặc biệt vượt mức giữ lại, công ty nhượng có thể tiếp tục sắp xếp tái phần giữ lại theo hình thức tự lựa chọn (Facultative). Để đảm bào có mức giữ lại tốt nhất, người nhượng tái có quyền chia ra các loại rủi ro khác nhau để có mức giữ lại thích hợp nhất. 2. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM. 2.1 Đối với người nhượng tái. (1) Ưu: Thực hành đơn giản, ít tổn chi phí hành chính; Người nhượng nhận được hoa hồng cao và điều kiện bảo hiểm tốt hơn vì với hình thức này sự phân chia rủi ro không có lựa chọn, nên thường có lãi cao hơn hình thức tái khác; 34

Do có sự kiểm tra, xem xét từng rủi ro nên việc xét nhận bảo hiểm đảm bảo chất lượng; Xác định chính xác trách nhiệm đối với mỗi rủi ro và sự tích tụ; Có thể áp dụng nhiều mức giữ lại khác nhau đối với các loại hình bảo hiểm khác nhau phù hợp với năng lực người nhượng tái. Người nhượng được sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của người nhận tái; Rủi ro được chia đều. (2) Nhược. không tận dụng được mức giữ lại tối ưu và không khống chế được mức bồi thường đối với mức giữ lại. Những rủi ro tốt có thể giữ lại nhiều hơn cũng phái tái theo tỷ lệ quy định (đối với cùng loại rủi ro); Không được bảo vệ cho tổn thất vượt khả năng người nhượng tái. Tổn thất lớn cũng phải gánh chịu theo cùng tỷ lệ. 2.2 Đối với người nh n tái. (1) Ưu Do không có sự lựa chọn đối với người nhượng tái nên người nhận tái nhận được nhiều dịch vụ hơn các hình thức tái khác; Người nhận tái cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn hình thức tái khác. (2) Nhược điểm. Nói chung không có nhược điểm gì lớn đối với người nhận tái. 3. KHI NÀO NÊN ÁP DỤNG HÌNH THỨC TÁI SỐ THÀNH Các công ty mới thành lập, sản phẩm mới thử nghiệm, hoặc khai thác ở mới: Đây là cách tốt nhất để thu hút các nhà tái vì công ty chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có nhiều doanh thu.; Đối với những nghiệp vụ đặc biệt như xây dựng lắp đặt, bảo lãnh, mất thu nhập.. người nhận tái muốn cùng tham ghia trong quá trình xét nhận bảo hiểm để đảm bảo an toàn; Các nghiệp vụ bảo hiểm có mức trách nhiệm bình thường nhưng rủi ro tổn thất tích tụ cao; Người nhượng muốn giảm thiểu mức giữ lại do biên khả năng thanh toán có vấn đề; Trao đổi tái lẫn nhau giữa các công ty bảo hiểm góc: Với hình thức này, các công ty bảo hiểm góc sẽ nhận được nhiểu dịch vụ tái hơn với chi phí thấp. Tăng khả năng thanh toán cho công ty nhượng. 35

4. M U TỜ KHAI TÁI BẢO HIỂM (SLIP) Công ty nhượng:.. Nghiệp vụ: Phạm vị địa lý: Loại hợp đồng: Giới hạn trách nhiệm: Giới hạn cao nhất 100%: Dự kiến doanh thu: Hoa hồng: Hoa hồng lãi: Dự phòng phí đặt cọc: Lãi phí đặt cọc: Dự phòng t.thất đặt cọc: Lãi tổn thất đặt cọc: Portfolio: Giới hạn bồi thường t.tiếp: Báo cáo: Thanh toán: Ngày hiệu lực: Thông báo hũy hợp đồng: Hoa hồng môi giới: Thống kê: Công ty bảo hiểm XYZ Hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt Việt nam Số thành (Quota-share) 80% rủi ro công ty góc nhận 20.000 triệu VNĐ/tủi ro. 12.500 triệu VNĐ 35% 10% - Chi quản lý nhà tái; 5% Lỗ chuyễn qua đến hết lỗ 40% 4% 100% 4% 35% Phí 90% Tổn thất 500 triệu VNĐ của 100% Tháng Quý 1-01- 2006 Báo trước 3 tháng đến 31-12 hàng năm 2,5% Kèm số liệu thống kê 5 năm hoặc dài hơn. 5. CÁCH TÍNH 5.1 Phân bổ phí bảo hiểm. Ví dụ 1: Giả thiết một công ty bảo hiểm sắp xếp tái bảo hiểm theo dạng số thành với chi tiết sau: + Hạn mức tối đa hợp đồng tái: 1,000,000đ + Mức giữ lại: 30% + Mức tái bảo hiểm: 70% bao gồm: công ty tái bảo hiểm A 20%; B 15%; C 15%; D 10%; E 10%. + Có 8 rủi ro được tái, việc phân bổ phí và bồi thường được thể hiện như Bảng sau: 36

BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH (1) Rủi ro Số tiền bảo hiểm Mức giữ lại 30% Mức tái bảo hiểm 70% A (20%) B (15%) C (15%) D (10%) E (10%) Phần Vượt 1 750,000 225,000 150,000 112,500 112,500 75,000 75,000 0 2 125,000 37,500 25,000 18,750 18,750 12,500 12,500 0 3 500,000 150,000 100,000 75,000 75,000 50,000 50,000 0 4 250,000 75,000 50,000 37,500 37,500 25,000 25,000 0 5 1,000,000 300,000 200,000 150,000 150,000 100,000 100,000 0 6 125,000 37,500 25,000 18,750 18,750 12,500 12,500 0 7 75,000 22,500 15,000 11,250 11,250 7,500 7,500 0 8 1,500,000 300,000 200,000 150,000 150,000 100,000 100,000 500,000 Cộng 4,325,000 1,147,500 765,000 573,750 573,750 382,500 382,500 500,000 Tỷ lệ tái chung 26.53% 17.69% 13.27% 13.27% 8.84% 8.84% 11.56% HÌNH 17 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH (1) Sơ đồ: HÌNH 18 SƠ ĐỒ BỔ PHÍ TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH (1) 37

5.2 Phân bổ bồi thường. Ví dụ 2: Trên cơ sở ví dụ 1, giả sử có 4 rủi ro xảy ra tổn thất được phân bổ như sau: Rủi ro 2: Số tiền bồi thường 125,000,000 đ; RR 4: 100,000,000 đ; RR 5: 500,000,000 đ RR 8: 800,000,000 đ BẢNG PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG SỐ THÀNH (2) Đơn vị: 1000 VNĐ Rủi ro Số tiền bồi thường Mức giữ lại 30% Mức tái 70% A 20% B 15% C 15% D 10% E 10% Phần vượt 2 125,000 37,500 25,000 18,750 18,750 12,500 12,500 4 100,000 30,000 20,000 15,000 15,000 10,000 10,000 5 500,000 150,000 100,000 75,000 75,000 50,000 50,000 8 800,000 160,000 106,667 80,000 80,000 53,333 53,333 266,667 Cộng 1,525,000 377,500 251,667 188,750 188,750 125,833 125,833 266,667 Tỷ lệ bồi thường 25% 17% 12% 12% 8% 8% 17% HÌNH 19 BẢNG PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG SỐ THÀNH (2) IV. HỢP ĐỒNG TÁI MỨC DÔI (SURPLUS TREATY). 1. ĐỊNH NGHĨA. Hợp đồng TBH mức dôi là một thỏa thuận, ở đó công ty nhượng phải tái và công ty nhận phải nhận phần trách nhiệm vượt quá (exceed) hoặc phần dôi ra (surplus) trên mức giữ lại (Retention) của công ty nhượng tùy thuộc vào mức trách nhiệm của hợp đồng. Mức trách nhiệm trong hợp đồng mức dôi thường được thể hiện bằng số lớp (lines) mà giá trị của một lớp bằng mức giữ lại. Để an toàn cho nhà tái, hợp đồng quy định mức trách nhiệm cao nhất cho một rủi ro. Đối với những rủi ro vượt mức trách nhiệm tái, công ty nhượng có thể tiếp tục sắp xếp tái phần vượt này theo hình thức tự lựa chọn (Facultative). Phí tái được chia cùng tỷ lệ với mức trách nhiệm bảo hiểm (Sum insured of the risk). Để giữ lại được nhiều hơn, người nhượng có thể chia rủi ro thành nhóm loại khác nhau (tốt, vừa, xấu) để có mức giữ phù hợp lại khác nhau. Nhà tái chỉ chấp nhận mức trách nhiệm cao hơn khi người nhượng có mức giữ lại cao hơn (cộng đồng trách nhiệm). 38

Ví dụ: Nghiệp vụ A B - Số tiền bảo hiểm: 1.000.000 $ 1.000.000 $ - Mức giữ lại: 100.000 $ 50.000 $ - Hợp đồng mức dôi: 900.000 $ 650.000 $ - Tổng mức trách nhiệm: 1.000.000 $ 700.000 $ - Phần trách nhiệm không được tái: --- 300.000 $ - Phần này phải được sắp xếp theo hình thức tự chọn (Faccultative). 2. ĐẶC ĐIỂM. Mức giữ lại của hợp đồng tái có thể là giữ lại thuần (Net Retention) hoặc mức giữ lại gộp (Gross Retention). Mức giữ lại gộp áp dụng khi người nhượng muốn tái phần giữ lại trên mức giữ lại cần thiết (thuần) cho một đối tác khác để tạo mối quan hệ. Hợp đồng tái mới này có thể trên hình thức số thành (Quota share), hoặc vượt mức bồi thường (Excess of Loss). Thông thường hợp đồng này không có giới hạn về số rủi ro được tái. Nhưng đối với những rủi ro có nguy cơ tích tụ, thì giới hạn một sự cố (Event Limit) được áp dụng. Điều này có nghĩa là khi xảy ra tổn thất thảm họa (Catastrophic Event) người nhận tái chỉ bồi thường theo từng tổn thất nhưng chỉ đến mức giới hạn tích tụ quy định. Hợp đồng tái sẽ có Bảng giới hạn tích tụ cho từng vùng (Cession Limit), người bảo hiểm khi khai thác dịch vụ phải lưu ý theo dõi để kịp thời phát hiện phần vượt mà có biện pháp sắp xếp tái phần vượt. Mức giữ lại có thể trên cơ sở hợp đồng (trong trường hợp bảo hiểm hang hóa) hoặc trên cơ sở rủi ro (trong trường hợp bảo hiểm tài sản). Hợp đồng thường tự động lập lại hiệu lực trừ khi có thông báo trước của một trong hai bên. Không cần thông báo trước cho người nhận tái chi tiết về rủi ro, tổn thất trừ khi vượt số tiền định trước. Có hai hình thức thanh toán được áp dụng là: (1) Cơ sở năm nghiệp vụ (Run-off) và (2) Cơ sở năm tài chính (Clean-cut). Cần phải lưu ý đến phương pháp thanh toán quy định để áp dụng hình thức kế toán thích hợp. 3. ƯU VÀ NHƯỢC. (1) Ưu. Tận dụng được mức giữ lại tối ưu. Những rủi ro nhỏ được giữ lại đầy đủ. Giữ lại được những rủi ro đồng nhất với số lượng lớn, nên kết quả kinh doanh của người nhượng thường tốt hơn. Nhận được hoa hồng tái và hoa hồng lãi. 39

(2) Nhược. Chi phí quản lý tốn kém. Trường hợp xảy ra nhiều rủi ro ở mức giữ lại có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Khó tái tục hợp đồng tái nếu kết quả kinh doanh lỗ. Phí tái vẫn nhiều nếu so với phương thức tái vượt mức bồi thường (Excess of Loss). 4. M U TỜ KHAI TÁI BẢO HIỂM (SLIP) Công ty nhượng:.. Loại nghiệp vụ: Giới hạn địa lý: Giới hạn cao nhất một lớp: Số lớp (lines): Doanh thu dự kiến: Hoa hồng: Hoa hồng lãi: Công ty bảo hiểm XYZ Hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt Việt nam 100.000 $ PML một rủi ro (Thấp nhất PML 35%) 20 1.500.000 $ 10% trên phí thuần 15% - Chi quản lý: 5% Tôn thất được chuyễn 3 năm Dự phòng phí đặt cọc: Lãi phí đặt cọc: Dự phòng tổn thất dặt cọc: Lãi tổn thất đặt cọc: Portfolio: Giới hạn bồi thường tiếp tiếp: Báo cáo: Thanh toán: Ngày hiệu lực: Thông báo hũy hợp đồng: Hoa hồng môi giới: Thống kê: 40% 4% 100% 4% 35% Phí, 90% Tổn thất 100.000 $ của 100% Quý 6 tháng 1-01- 2006 Báo trước 3 tháng đến 31-12 hàng năm 2,5% Kèm số liệu thống kê 5 năm hoặc dài hơn. 40

5. CÁCH TÍNH. 5.1 Hợp đồng tái mức dôi 1 tầng. (1) Phân bổ phí tái. Trên cơ sở số liệu ví dụ 1 nhưng sắp xếp tái bảo hiểm theo mức dôi với các số liệu bổ sung như sau: Mức giữ lại (MGL) 250.000đ BẢNG PHÂN BỔ PHI TÁI THEO MỨC DÔI (1) Rủi ro Số tiền bảo hiềm Mức giữ lại Mức tái bảo hiểm Phần vượt Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 750,000 250,000 33.33% 500,000 66.67% 0 0% 2 125,000 125,000 100% 0 0.00% 0 0% 3 500,000 250,000 50% 250,000 50.00% 0 0% 4 250,000 250,000 100% 0 0.00% 0 0% 5 1,000,000 250,000 25% 750,000 75.00% 0 0% 6 125,000 125,000 100% 0 0.00% 0 0% 7 75,000 75,000 100% 0 0.00% 0 0% 8 1,500,000 250,000 16.67% 750,000 50.00% 500,000 33.33% Cộng 4,325,000 1.575.000 36.42% 2,250,000 52.02% 500,000 11.56% HÌNH 20 BẢNG PHÂN BỔ PHI TÁI THEO MỨC DÔI (1) SƠ ĐỒ PHÂN BỔ PHÍ TBH MỨC DÔI (2) HÌNH 21 SƠ ĐỒ PHÂN BỔ PHÍ TBH MỨC DÔI (2) 41

(2) Phân bổ tổn thất BẢNG PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG TBH MỨC DÔI (3) Rủi ro Mức giữ lại Số tiền bồi thường Phân bổ số tiền bồi thường Giữ lại Tái B.H Vượt 2 100% 125,000 125,000 0 0 4 100% 100,000 100,000 0 0 5 25% 500,000 125,000 375,000 0 8 16.66% 800,000 133,280 400,000 266,720 Cộng 1,525,000 483,280 775,000 266,720 Tỷ lệ % 31.69% 50.82% 17.49% HÌNH 22 BẢNG PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG TBH MỨC DÔI (3) SƠ ĐỒ PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG TBH MỨC DÔI (4) HÌNH 23 SƠ ĐỒ PHÂN BỔ BỒI THƯỜNG TBH MỨC DÔI (4) 5.2 Hợp đồng mức dôi nhiều tầng (Multiple Surplus Treaty). Trong một số trường hợp người ta thay hợp đồng mức dôi một lớp thành 2,3,4... lớp. Lý do chia hợp đồng thành nhiều lớp là để lượng định chính xác hơn tỷ lệ phí trên rủi ro của từng lớp để có thể nâng mức đảm bảo của hợp đồng. Đây cũng là cách nhà môi giới thường đề nghị. 42

(1) Phân bổ phí bảo hiểm Ví dụ 2: Công ty bảo hiểm A có kết quả khai thác bảo hiểm hỏa hoạn nêu ở bảng sau. Công ty dự kiến sắp xếp TBH số dư 3 tầng với mức giữ lại là 10.000.000 VNĐ. Mỗi tầng có 10 lớp. Như vậy mức trách nhiệm tối đa của mỗi tầng là: 100.000.000 VNĐ. Phí bảo hiểm lấy thống nhất là 0.2%. BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI MỨC DÔI MỘT TẦNG (1) Đơn vị: 1.000 VND Số Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm rủi ro Góc MGL Tái Góc MGL Tái 1,200 1,000 1,000 0 2,400 2,400 0 100% 0% 0 0 1,500 2,500 2,500 0 7,500 7,500 0 100% 0% 0 0 2,100 5,000 5,000 0 21,000 21,000 0 100% 0% 0 0 550 10,500 10,000 500 11,550 11,000 550 95% 5% 0 0 360 25,000 10,000 15,000 18,000 7,200 10,800 40% 60% 0 0 250 85,200 10,000 75,200 42,600 5,000 37,600 12% 88% 0 0 180 135,000 10,000 125,000 48,600 3,600 45,000 7% 93% 0 0 45 190,000 10,000 180,000 17,100 900 16,200 5% 95% 0 0 15 250,000 10,000 240,000 7,500 300 7,200 4% 96% 0 0 5 300,000 10,000 290,000 3,000 100 2,900 3.33% 96.67% 0 0 CỘNG 179,250 59,000 120,250 HÌNH 24 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI MỨC DÔI MỘT TẦNG (1) 43

BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI SỐ DƯ NHIỀU TẦNG (2) Đơn vị: 1.000 VND Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm Số lượng rủi ro Góc MGL 1 lớp Tầng 1 10 lớp Tầng 2 10 lớp Tầng 3 10 lớp Góc MGL 1 lớp Tầng 1 10 lớp Tầng 2 10 lớp Tầng 3 10 lớp 1,200 1,000 1,000 0 0 0 2,400 2,400 100% 0 1,500 2,500 2,500 0 0 0 7,500 7,500 100% 0 2,100 5,000 5,000 0 0 0 21,000 21,000 100% 0 550 10,500 10,000 500 0 0 11,550 11,000 550 95% 5% 0 360 25,000 10,000 15,000 0 0 18,000 7,200 10,800 40% 60% 0 250 85,200 10,000 75,200 0 0 42,600 5,000 37,600 12% 88% 0 180 135,000 10,000 100,000 25,000 0 48,600 3,600 36,000 9,000 7% 74% 19% 0 45 190,000 10,000 100,000 80,000 0 17,100 900 9,000 7,200 5% 53% 42% 0 15 250,000 10,000 100,000 100,000 40,000 7,500 300 3,000 3,000 1,200 4% 40% 40% 16% 0 5 300,000 10,000 100,000 100,000 90,000 3,000 100 1,000 1,000 900 3.34% 33.33% 33.33% 30.00% 0 CỘNG 179,250 59,000 97,950 20,200 2,100 HÌNH 25 SƠ ĐỒ PHÂN BỔ PHÍ TÁI MỨC DÔI MỘT TẦNG (2) Phân tích tỷ lệ giữa trách nhiệm cao nhất và tổng phí nhận được. (1) BẢNG (1). Phần giữ lại: 10.000.000 / 59.000.000 gần bằng 1/ 5,9 Phần tái: 300.000.000 / 120.250.000 gần bằng 3 /1,2 Nhận thấy tỷ lệ giữa trách nhiệm cao nhất và phí thu được của tái bảo hiểm là 3/1,2 là tỷ lệ trung bình nên hoa hồng có thể đạt 25%. 44

(2) BẢNG (2). Tầng mức dôi 1: Tỷ lệ mức trách nhiệm cao nhất trên phí tái nhà tái nhận được là 100.000.000 / 97.950.000 gần bằng 1/1. Đây là tỷ lệ tốt nên hoa hồng nhà tái trả có thể đạt 35% Tầng mức dôi 2: Cũng tương tự: 100.000.000/ 20.200.000 gần bằng 5/1, nên hoa hồng nhà tái chỉ có thể trả 20% Tầng mức dôi 3 100.000.000/ 2.100.000 gần băng 50 /1, hoa hồng tái chỉ có thể là 15% Kết luận: Nếu chia ra nhiều tầng thì hoa hồng thu được có thể cao hơn, nhưng chi phí lại tăng lên. Cần so sánh xem hình thức nào lợi hơn để quyết định. V. SO SÁNH HAI DẠNG TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH VÀ MỨC DÔI Giả thiết một công ty bảo hiểm A nhận bảo hiểm 5 đơn vị rủi ro và thu xếp tái theo một trong hai dạng tái bảo hiểm với mức giữ lại là: + Tái bảo hiểm số thành : 50% của rủi ro. + Tái bảo hiểm mức dôi : Mức giữ lại: 500.000đ/rủi ro So sánh hai hình thức tái đó? BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI THEO 2 DẠNG Đơn vị: 1.000 VND Dạng số thành Dạng mức dôi Số tiền Rủi ro bảo Phí C.ty nhượng C.ty tái C.ty nhượng C.ty tái hiểm Trách Trách Trách Trách Phí Phí Phí nhiệm nhiệm nhiệm nhiệm Phí 1 100 1 50 0.5 50 0.5 100 1 0 0 2 500 5 250 2.5 250 2.5 500 5 0 0 3 1,000 10 500 5 500 5 500 5 500 5 4 1,800 18 900 9 900 9 500 5 1,300 13 5 2,000 20 1,000 10 1,000 10 500 5 1,500 15 Cộng 5,400 54 2,700 27 2,700 27 2,100 21 3,300 33 HÌNH 26 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ TÁI THEO 2 DẠNG 45

SƠ ĐỒ SO SÁNH HAI DẠNG TBH SỐ THÀNH-MỨC DÔI HÌNH 27 SƠ ĐỒ SO SÁNH HAI DẠNG TBH SỐ THÀNH-MỨC DÔI Nh n ét: DẠNG SỐ THÀNH Mức giữ lại của công ty nhượng không đều nhau. Đối với các rủi ro lớn (rủi ro 5) thường vượt khả năng giữ lại (1.000.000/500.000). Mọi rủi ro đều phải đem tái bảo hiểm (50%) Tỷ trọng về phí và trách nhiệm cao nhất của công ty nhượng và tái luôn bằng nhau ( 27/1.000 = 2.7% ). Công ty nhượng và tái chia sẻ rủi ro trên cơ sở toàn bộ rủi ro bảo hiểm. DẠNG MỨC DÔI Mức giữ lại ổn định trong khả năng mức giữ lại tối ưu (500.000). Chỉ những rủi ro trên mức giữ lại (500.000) mới đem đi tái. Tỷ trọng tổng phí và trách nhiệm cao nhất giữa công ty nhượng và tái biến đổi khác nhau ( 21/500 = 4.2% và 33/1.500 = 2.2%). Công ty nhượng và tái chia sẻ rủi ro theo từng đơn vị rủi ro riêng biệt. VI. TÁI BẢO HIỂM SỐ THÀNH MỨC DÔI KẾT HỢP 1. NỘI DUNG. Đây là sự kết hợp giữa hai dạng tái bảo hiểm số thành và mức dôi nhằm kết hợp ưu điểm của 2 phương pháp tài này. Sự kết hợp này phù hợp đối với các công ty bảo hiểm mới thành lập. Về kết cấu thường thì dạng tái bảo hiểm số thành là hợp đồng cơ sở và dạng tái bảo hiểm mức dôi là hợp đồng bổ sung tự động. 46

2. NHẬN XÉT. 2.1 Ưu điểm: Công ty nhượng được đảm bảo phần gia tăng trách nhiệm một cách tự động mà không phải tăng quá khả năng giữ lại; Hợp đồng cơ sở (số thành) ổn định hơn và phân tán tái bảo hiểm dễ dàng hơn. 2.2 Nhược điểm: Thủ tục phức tạp hơn nên chi phí tốn kém hơn; Phần đem tái bảo hiểm vào hợp đồng mức dôi cần có bảng thông báo tái bảo hiểm; Thủ tục phí (hoa hồng) tái bảo hiểm hợp đồng mức dôi thường thấp (vì tỷ trọng giữa phí và mức trách nhiệm thấp). 3. VÍ DỤ. Hợp đồng số thành: hạn mức trách nhiệm: 1.000.000 VND, mức giữ lại 30%, tái 70% Mức trách nhiệm cao nhất của hợp đồng số thành cũng là mức giữ lại của hợp đồng mức dôi. Do đó một lớp của hợp đồng mức dôi là 1.000.000 VND. Hợp đồng mức dôi: hạn mức trách nhiệm: 5.000.000 (5 lines). Giả sử có 5 đơn vị rủi ro: Rủi ro (1) 700.000đ phí bảo hiểm 700; (2) 1.000.000đ phí bảo hiểm 1.000; (3) 800.000đ phí bảo hiểm 800; (4) 1.500.000đ phí bảo hiểm 1.500; (5) 4.500.000đ phí bảo hiểm 4.500 Hãy lập bảng phân bổ phí bảo hiểm. BẢNG PHÂN BỔ PHÍ T.B.H KẾT HỢP SỐ THÀNH MỨC DÔI Đơn vị tính: VND Rủi ro Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm HĐBH SỐ THÀNH HĐBH MỨC DÔI Mức giữ lại Công ty TBH Công ty TBH Trách Trách Trách Phí Phí Phí nhiệm nhiệm nhiệm 1 700,000 700 210,000 210 490,000 490 0 0 2 1,000,000 1,000 300,000 300 700,000 700 0 0 3 800,000 800 240,000 240 560,000 560 0 0 4 1,500,000 1,500 300,000 300 700,000 700 500,000 500 5 4,500,000 4,500 300,000 300 700,000 700 3,500,000 3,500 8,500,000 8,500 1,350,000 1,350 3,150,000 3,150 4,000,000 4,000 HÌNH 28 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ T.B.H KẾT HỢP SỐ THÀNH MỨC DÔI 47

Nhận xét: Tỷ lệ tổng phí và mức trách nhiệm (cao nhất) hợp đồng mức dôi thường thấp hơn hợp đồng số thành: 3,150/700.000 = 45% ; 4.000/3.500.000 = 0.11% SƠ ĐỒ PHÂN PHỐI PHÍ TÁI BẢO HIỂM KẾT HỢP SỐ THÀNH MỨC DÔI HÌNH 29 BẢNG PHÂN BỔ PHÍ T.B.H KẾT HỢP SỐ THÀNH MỨC DÔI VII. NHÓM VÀ HỢP ĐỒNG TÁI BẢO HIỂM TỰ CHỌN BẮT BUỘC (POOLS AND THE FACULTATIVE OBLIGATORY TREATY) 1. NHÓM TÁI BẢO HIỂM (POOLS). 1.1 Mục tiêu. Nguyên tắc của Nhóm TBH là để các thành viên chia sẻ một phần hoặc toàn bộ phí bảo hiểm của một loại nghiệp vụ bảo hiểm vào qũy chung rồi chia lại theo tỷ lệ phí hay một cách nào khác được thỏa thuận. Lãi, bồi thường và chi phí cũng được chia theo cách này. Nhóm TBH hoạt động như một công ty bảo hiểm hoặc tái bảo hiểm được thành lập bởi các thành viên mà vốn do các thành viên này đóng góp. 1.2 Ưu nhược điểm: Mục đích lập nhóm TBH là để đảm nhận những nghiệp vụ bảo hiểm lớn hoặc đặc biệt như năng lượng nguyên tử vì rất khó sắp xếp tái; Giảm bớt sự chia sẻ bảo hiểm ra ngoài nước hoặc ngoài vùng; Do giữ lại trong nước, trong vùng nên khả năng tích tụ rủi ro cao; Nhằm chống lại nhược điểm này, nhóm sắp xếp tái không tỷ lệ những rủi ro lớn. 48