Hãy thuyết minh về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Tài liệu tương tự
Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

Microsoft Word - Document1

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

Phân tích bài Bình Ngô Đại Cáo để làm sáng tỏ tư tưởng của Nguyễn Trãi

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cúc cu

Thuyết minh về truyện Kiều

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Microsoft Word - V doc

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Thuyết minh về Nguyễn Du

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

Code: Kinh Văn số 1650

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Công Chúa Hoa Hồng

Đọc Chuyện Xưa: LẠN TƯƠNG NHƯ Ngô Viết Trọng Mời bạn đọc chuyện xưa vế Anh Hùng Lạn Tương Như để rút ra bài học hầu giúp ích cho đất nước đang vào cơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phần 1

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phân tích giá trị tuyên ngôn độc lập của “Bình Ngô đại cáo”

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

HỒI I:

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Document

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Tuần 13 – Tóm tắt văn bản tự sự

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Phân tích vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Document

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

http:

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Kinh Duoc Su Luu Ly Quang Nhu Lai Bon Nguyen Cong Duc - Ns Tam Thuong

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phong Thuy than bi.doc

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Bản ghi:

Hãy thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Author : vanmau Hãy thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Bài làm 1 Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới các tác phẩm của Nguyễn Trãi, một anh hùng dân tộc, một con người có nhân cách lớn, nhà tư tưởng vĩ đại được suy tôn là danh nhân văn hóa của nhân loại. Trong đó, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng thiên cổ hùng văn, luôn được nhiều thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. Tài liệu chia sẻ tại

"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428 nhằm tổng kết cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược, kể về quá trình kháng chiến gian khổ, hi sinh nhưng thắng lợi vẻ vang, ngợi ca lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa và tài trí thao lược của quân ta. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại cáo - một thể loại văn chính luận tiêu biểu của văn học Trung đại Việt Nam. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô(chỉ giặc Minh xâm lược). Bài cáo gồm bốn phần. Phần đầu tiên, tác giả nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến.tác giả đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống giặc Minh là để nhân dân có cuộc sống yên bình, ấm no, là để diệt trừ thế lực tham tàn,bạo ngược và đó là việc làm nhân nghĩa Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Sau đó, Nguyễn Trãi còn khẳng định,nước ta còn là 1 nước độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ, phong tục và triều đại riêng: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Bằng những lý lẽ chặt chẽ, cho thấy tác giả đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật, đó là chính nghĩa, việc làm đó xuất phát từ tư tưởng yêu nước, thương dân. Phần thứ hai của bài cáo, tác giả đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Nhắc đến giặc. Minh chúng ta không thể quên được 1 số câu chất chứa lòng căm phẫn: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế Gây binh kết oán, trải hai mươi năm. Tác giả đã liệt kê ra 1 loạt tội ác của giặc Minh, chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta, mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má phu phen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt sản xuất, sự sống, tàn sát dã man. Dân ta phải lâm vào cảnh khốn cùng.từ đó,tác giả đã kết tội giặc Minh : Tài liệu chia sẻ tại Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi Hơn thế nữa,tác giả còn bày tỏ thái độ phẫn uất trước những tội ác đó : Lẽ nào trời đất dung tha, Ai bảo thần nhân chịu được? Bằng cách lập luận chặt chẽ,lời văn đanh thép và những hình ảnh rất thực có tính khái quát cao, giọng văn linh hoạt. Có thể nói, đoạn 2 này là 1 bảng cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của giặc Minh. Đó chính là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ. Tiếp đó,ta không thể không tự hào trước quá trình chiến đấu gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa qua đoạn 3. Đầu tiên, tác giả đã kể về buổi đầu khởi nghĩa, quân ta đã gặp rất nhiều khó khăn: Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, Chính lúc quân thù đương mạnh. Hay trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém, có khi lương thực cạn kiệt, quân ta hiếm hoi nhân tài: Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu. Thế nhưng, nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn, tạo được sức mạnh. Đó là người lãnh đạo có quyết tâm cao độ, có chiến lược, chiến thuật phù hợp, đề cao sức mạnh của sự đoàn kết, chú trọng mưu cơ hơn binh lược. Thế trận xuất kì,lấy yếu chống mạnh; Dùng quân mai phục,lấy ít địch nhiều Như vậy, người đọc đã cảm nhận được hình tượng Lê Lợi đó là một người có xuất thân dân dã, nhưng có lòng yêu nước sâu sắc, hết lòng lo lắng tận tâm,suy tính đại sự và đã tìm ra cách chiến thắng giặc Minh, tập hợp được sức mạnh của nhân dân để làm nên chiến thắng. Có thể nói, đoạn này đã khắc họa được hình tượng người anh húng áo vải một cách sinh động, toàn diện. Sau đó,tác giả đã kể về những chiến thắng oanh liệt của dân ta qua 3 trận đánh: Thứ nhất,là trận Bồ Đằng-Trà Lân: Tài liệu chia sẻ tại Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,

Miền Trà Lân, trúc chẻ tro bay. Thứ hai, là trận Ninh Kiều-Tốt Động: Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm; Tốt Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm. Cuối cùng là trận Chi Lăng-Mã An cho đến Xương Giang: Ngày 18,trận Chi Lăng,Liễu Thăng thất thế, Ngày 20,trận Mã An,Liễu Thăng cụt đầu, Trong 1 loạt câu văn biền ngãu đó, đã thể hiện khí thế khí thế quân ta rõ nhất qua câu: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. Tuy nhiên, ta vẫn thể hiện tinh thần nhân đạo với kẻ thù. Đó là tư tưởng nhân nghĩa đã mang 1 tầm cao mới: Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng; Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh. Thông qua lối viết liệt kê, hình tượng phong phú đa dạng, dùng nhiều động từ mạnh, các tính từ chỉ mức độ tối đa, lối viết thậm xưng, nhạc điệu dồn dập mạnh mẽ, mang đậm chất anh hùng ca. Trong phần kể về quá trình kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn, tác giả đã dùng lối viết tương phản về lực lượng của ta và địch. Quá đó, tác giả đã bày tỏ được niềm tự hào của hãnh diện về những chiến thắng của quân ta và nêu bật sự thất bại thảm hại của quân thù. Cuối cùng, tác giả đã tuyên bố chiến thắng và khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của quân ta đã hoàn toàn thắng lợi. Đến đây, giọng văn của NguyễnTrãi đã nhẹ nhàng hơn, khoan thai. Nguyễn Trãi đã tuyên bố nền hoà bình của dân tộc ta đã được lập lại, đồng thời cũng rút ra được bài học lịch sử và thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới. Tài liệu chia sẻ tại Xa gần bá cáo

Ai nấy đều hay Với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc Bình Ngô đại cáo có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương được xem là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta. Hơn thế nữa, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca, ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần độc lập nhân nghĩa tự cường, nêu bật sức mạnh của dân ta trong cuộc khởi nghĩa, đập tan cuộc xâm lăng phi lăng phi nghĩa của giặc Minh, mở ra một kỷ nguyên mới của độc lập tự do, hoà bình cho lịch sử. Sau khi đọc xong bài cáo, ta thấy rõ Bình Ngô đại cáo không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãi mà ta còn hiểu nhận thực rõ chính lòng yêu nước và tinh thần nhân nghĩa là hai yếu tố quyết định đưa cuộc kháng chiến đến thành công, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. Chính ví thế bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, thể hiện được khát vọng độc lập tự chủ và yêu chuộng hoà bình của toàn dân ta. Hãy thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Bài làm 2 Bình ngô đại cáo được Nguyễn Trãi sáng tác năm 1428, khi quân ta giành thắng lợi trước quân Minh, dưới ngọn cờ lãnh đạo của nghĩa quân Lam Sơn và chủ tướng Lê Lợi. Sau thắng lợi, Lê Lợi đã lên ngôi hoàng đế và bắt tay vào xây dựng vương triều của mình. Việc đầu tiên sau khi lên ngôi, đó là truyền lệnh cho Nguyễn Trãi soạn thảo văn bản Bình ngô đại cáo để tuyên bố với toàn dân rằng cuộc khởi nghĩa gian nan cuối cùng cũng kết thúc thắng lợi, kể từ đây nhân dân sẽ bước vào một cuộc sống mới, tự do, độc lập. Bình ngô đại cáo là một áng văn chính luận xuất sắc, là một áng thiên cổ hùng văn của nền văn học dân tộc. Trong Bình ngô đại cáo Nguyễn Trãi rất đề cao tư tưởng thân dân, theo ông, một quốc gia muốn trường tồn, thịnh vượng, thì yếu tố căn cốt nằm ở người dân. Người dân có thể đẩy thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền. Vì vậy, ngay câu thơ đầu, Nguyễn Trãi đã đề cập đến tư tưởng thân dân vừa như khẳng định vai trò của dân, vừa như lời nhắc nhở tế nhị đến bậc quân vương, việc nhân nghĩa luôn luôn được dân chúng nhắc đến, và những người đứng đầu đất nước luôn luôn phải có trách nhiệm với dân với chúng, trước hết phải biết lo cho dân cho chúng, lo trừ đi bạo ngược để giữ cho đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ và có giá trị to lớn hơn, những người luôn luôn biết lo cho dân yêu dân như con, điều đó để lại cho dân tộc những điều có ý nghĩa mạnh mẽ nhất, khi mỗi chúng ta đều hưởng được một nền thái bình thịnh trị: Từng nghe Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Quốc gia muốn trường cửu thì phải yên dân, tức là phải chăm lo đến cuộc sống của người dân. Trách nhiệm của triều đình, của quân điếu phạt là phải lo trừ bạo, diệt trừ mọi mối Tài đe liệu dọa chia đến sẻ tại cuộc sống của người dân. Nền văn hiến của dân tộc Việt Nam luôn luôn được cải thiện và giữ gìn mỗi ngày. Trong các tác phẩm thơ ca, nó cũng nhấn mạnh điều đó, dân quốc

đã có từ xưa đến nay, nền văn hiến cũng luôn luôn được giữ gìn và nâng cao trên nền mỗi ngày. Giá trị của nó để lại cho dân tộc ta cũng vô cùng có giá trị. Nền văn hiến của dân tộc đã khẳng định từ trước tới nay, nó luôn mang những giá trị vẻ vang cho dân tộc của mình, mỗi khi các giá trị đó được cải tạo là làm cho văn học nước nhà được củng cố và nâng cao lên mỗi ngày, những định giới của Việt Nam luôn luôn được cải thiện và nâng cao mỗi ngày, nó luôn trở thành một giá trị vô giá và để lại cho dân tộc Việt Nam những điều có ý nghĩa to lớn, khi những giới hạn biên giới đó đã được khẳng định từ trước tới nay, phong tục của hai miền cũng luôn luôn được phân định rõ ràng: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Đến những câu thơ tiếp theo, Nguyễn Trãi đã khẳng định ranh giới lãnh thổ bờ cõi, cùng với đó là sự tự hào về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc Đã xưng nền văn hiến đã lâu. Văn hiến, phong tục là những dẫn chứng nhà thơ đưa ra để tăng thêm tính thuyết phục của lời khẳng định. Đại Việt là một quốc gia độc lập, có ranh giới, lãnh thổ riêng. Trên mảnh đất ấy, con người Đại Việt đã sinh sống, hình thành nên những phong tục, những nền văn hiến mang bản sắc của dân tộc mình. Các đời vua từ xưa đến nay, luôn luôn xưng nền độc lập, không có thể bỏ qua những quân thù mà phải sánh vai với cường quốc năm châu, cần phải tạo nên những giá trị có ý nghĩa và có tầm quan trọng đặc biệt cho đất nước của mình, dù có chênh lệch lực lượng đi chăng nữa thì chúng ta cần phải dốc hết lòng để bảo vệ cho đất nước của mình. Thời nào cũng luôn thấy xuất hiện những vị anh hùng của dân tộc điều đó tạo nên những giá trị có ý nghĩa và vẻ vang nhất, song mỗi người luôn luôn biết quyết tâm để bảo vệ đất nước và dân tộc của mình: Từ Triệu, Đinh, Lí,Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có Nếu câu thơ trên nhà thơ khẳng định một cách rõ ràng về chủ quyền lãnh thổ cùng với niềm tự hào về văn hiến lâu đời thì trong những câu thơ này, nhà văn thể hiện niềm tự hào về truyền thống đấu tranh, truyền thống anh hùng của dân tộc. Nhà văn khẳng định Việt Nam có nền độc lập riêng, nền độc lập ấy được xây dựng bởi bao đời vua từ Triệu, Đinh, Lí, Trần. Vì vậy cùng với Trung Quốc,Việt Nam hoàn toàn bình đẳng, vì vậy kẻ thù không có quyền xâm phạm. Nguyễn Trãi thể hiện tinh thần dân tộc, lòng tự hào sâu sắc khi đặt Đại Việt sánh Tài ngang liệu chia với sẻ các tại triều đại Trung Quốc: Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, tuy có những thăng trầm mạnh yếu từng

lúc khác nhau,nhưng nhà thơ cũng khẳng định hào kiệt đời nào cũng có. Đó là những trang nam tử, những người anh hùng, khi mà đất nước lâm nguy, họ sẵn sàng đứng lên, dốc sức bảo vệ tổ quốc. Cho nên Lưu Cung tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi Vì cố tình xâm phạm vào quốc gia có chủ quyền, có nền độc lập nên những kẻ xâm lược đã phải gánh chịu hậu quả vô cùng thê thảm. Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, Toa Đô đều là những danh từ chỉ người, họ là những tên tướng cầm đầu đội quân xâm lược, vì bất chấp luân lí xâm phạm Đại Việt mà chúng đã nhận lấy những thất bại cay đắng. Nguyễn Trãi cũng sử dụng hệ thống các động từ để diễn tả sự thất bại ê chề này: thất bại, tiêu vong, bắt sống, giết. Bên cạnh việc chỉ ra những thất bại của quân giặc, Nguyễn Trãi cũng nêu lên những thắng lợi vang dội của quân dân Đại Việt như trận ở Hàm Tử, chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Những dẫn chứng mà nhà thơ nêu đều căn cứ vào sự thực lịch sử chứng cớ còn ghi, vì vậy mà không thể chối cãi. Vừa rồi Nhân họ Hồ chính sự phiền hà Để trong nước lòng dân oán hận Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa Bọn gian tà bán nước cầu vinh Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ dưới hầm tai vạ Nguyễn Trãi đã kể lại sự rối ren trong nước, khi họ Hồ chính sự phiền hà, nhân dân lầm than, đau khổ rồi mang lòng oán hận với triều đại lòng dân oán hận. Nhân sự mâu thuẫn Tài nội liệu bộ chia của sẻ Đại tại Việt, quân Minh đã mưu kế xấu xa, muốn nhân cơ hội này để thực hiện những hành động phi nghĩa Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa. Một triều đại lớn mạnh như nhà

Minh mà cũng thừa cơ, cách dùng từ của Nguyễn Trãi làm bật lên cái phi nghĩa của quân đội nhà Minh, đồng thời cũng thể hiện được cái tiểu nhân đê hèn trong hành động xâm lược ấy. Không chỉ lên án quân Minh mà nhà thơ còn vạch tội của những kẻ bán nước cầu vinh. Vì hành động bắt tay xâm lược của chúng đã đẩy nhân dân ta vào biết bao nhiêu tai họa. Nhà thơ đã sử dụng những động từ mạnh nướng dân đen, vùi con đỏ để vạch trần bản chất tàn nhẫn, độc ác của chúng. Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế Gây binh kết oán trải hai mươi năm Bại nhân nghĩa nát cả đất trời Nặng thuế khóa sạch không đầm núi Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn rừng sâu nước độc Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng Nhiễu nhân dân, bẫy hưu đen, nơi nơi cạm đặt Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ Để mang lại lợi ích cho mình, quân giặc không từ một thủ đoạn, một hành động nhẫn tâm, tàn ác nào. Chúng không chỉ bắt dân ta nộp nhiều loại tô thuế mà còn bắt những người dân vô tội lên rừng xuống biển tìm cho chúng những món đồ quý giá. Cuộc sống của người dân vô cùng đau khổ, bi thương. Nhưng tiếng khóc của người dân chúng đâu thấy được, không chỉ người dân mà ngay cả những loài thú quý, hay những loài côn trùng, cây cỏ chúng cũng không buông tha. Bình ngô đại cáo là một áng văn chính luận xuất sắc của dân tộc ta. Bài cáo vừa khẳng định hùng hồn, mạnh mẽ chủ quyền của dân tộc vừa thể hiện niềm tự hào với truyền thống văn hóa cũng như truyền thông đấu tranh của dân tộc. Là lời cảnh cáo đanh thép với lũ quân xâm lược, với bọn bán nước. Như vậy, Bình ngô đại cáo xứng đáng là một áng thiên cổ hùng văn. Hãy thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Bài làm 3 Nguyễn Trãi là một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà quân sự tài ba, không những thế ông còn là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất của cả dân tộc. Nguyễn Trãi đã để lại cho nền văn học nước nhà một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong số đó phải kể đến Bình Ngô đại cáo. Đây là bài cáo mà Nguyễn Trãi viết thay vua Lê Thái Tổ để tuyên cáo rộng rãi trong nhân dân về qua Tài trình liệu chia kháng sẻ tại chiến và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Về mặt cấu trúc, tác phẩm có thể chia thành bốn phần. Phần 1là nêu luận đề chính nghĩa (Từ đầu đến chứng cớ còn ghi ), phần 2 là phần tố cáo tội ác, vạch trần âm mưu xâm lược Đại Việt với cớ phù Trần diệt Hồ của giặc (Tiếp theo phần 1 đến Ai bảo thần dân chịu được ), phần 3 là quá trình kháng chiến và sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn (Tiếp theo phần 2 đến cũng là chưa thấy xưa nay ), phần 4 là phần nêu ra bài học lịch sử và sự khẳng định chính nghĩa sẽ thắng phi nghĩa (phần còn lại). Ở phần mở đầu tác giả nêu lên triết lí về nhân nghĩa, một triết lí có giá trị lịch sử và tầm vóc của thời đại. Trong thơ Nguyễn Trãi, vấn đề nhân nghĩa không đơn giản chỉ là sự yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mà nó đã được nâng lên và thể hiện trong hành động cụ thể: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Đối với Nguyễn Trãi, việc trước hết là trừ bạo để nhân dân có được một cuộc sống yên ổn, ấm no, hạnh phúc. Ông cho rằng nếu muốn trị vì thiên hạ thì việc phải nghĩ đến đầu tiên chính là nhân nghĩa. Những câu thơ tiếp theo tác giả muốn nói về nước Đại Việt của chúng ta: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có Trong những câu thơ trên Nguyễn Trãi cho rằng nhân nghĩa đã có từ lâu đời ở nước ta, đồng thời khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc được thể hiện ở việc núi sông bờ cõi đã được phân chia rõ ràng. Vì đã được phân chia nên việc hình thành những phong tục tập quán cũng có nhiều khác biệt tuy nhiên vẫn có điểm chung là sự tồn tại song song của các triều đại lịch sử. Lời thơ như một lần khẳng định lại nội dung của Nam quốc sơn hà được coi như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc: Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời Tài liệu Chính chia vì sẻ đã tại có những hành động xâm chiếm nước ta nên họ phải chuốc lấy hậu quả:

Lưu Công tham công nên thất bại Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã Những kết cục như thế này đều tự do chính họ chuốc lấy vì thông qua bài tuyên ngôn đầu tiên đã như một lời cảnh cáo nhưng họ vẫn cố tình thực hiện. Ở phần thứ hai, tác giả đã nêu ra những tội ác của giặc và vạch rõ bộ mặt thật của giặc đằng sau lớp vỏ ngụy tạo phù Trần diệt Hồ : Từ việc: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Cho đến việc chúng bắt nhân dân phải xuống biển mò ngọc trai lên rừng sâu đãi cát tìm vàng, phải đối mặt với rừng thiêng nước độc và muôn vàn khó khăn nguy hiểm, rồi đến sưu thuế chồng chất, phu phen lao dịch nặng nề. Chúng hành hạ nhân dân ta đủ mọi đường thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán, sự độc ác và tàn nhẫn khiến tác giả phải thốt lên: Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi Giữa lúc ấy, nghĩa quân Lam Sơn đã dấy lên tinh thần yêu nước và tiến hành cuộc khởi nghĩa: Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình Ngẫm thù lớn há đội trời chung Căm giặc nước thề không cùng sống Căm phẫn trước tội ác của giặc, bóc lột nhân dân đủ đường khiến nhân dân lầm than cực khổ khiến người lãnh đạo là Lê Lợi và nghĩa quân mất ăn, mất ngủ, quyết tâm chiến đấu với tất cả tinh thần vì độc lập nước nhà: Tài liệu chia sẻ tại Căm giặc nước thề không chung sống

Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh Tinh thần và lòng quyết tâm đã dâng cao như núi nhưng chỉ còn lo một nỗi về việc tìm kiếm nhân tài và hào kiệt, đây là một việc khó vì theo tác giả: Hào kiệt như sao buổi sớm Nhân tài như lá mùa thu Trong khi đó, nghĩa quân vừa dấy quân khởi nghĩa vẫn còn non nớt, thiếu thốn về mọi mặt như lương thực Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần, quân sĩ Lúc Khôi Huyện quân không một đội, còn quân thù thì đang rất mạnh, đây chính là khó khăn của chúng ta và cách khắc phục duy nhất chính là sự đồng lòng của toàn bộ nghĩa quân Tướng sĩ một lòng phụ tử/ Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều và triết lí Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo cùng với sự dũng cảm, gan dạ của binh sĩ, nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành và lớn mạnh sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh, kết quả là nghĩa quân giành được nhiều chiến thắng vang dội Đánh một trận sạch không kinh ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông, còn giặc Minh thì phải chấp nhận những thất bại liên tiếp và những tên tướng đều có kết thúc thật bi thảm: Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng Liễu Thăng thất thế Ngày hai mươi, trận Mã Yên Liễu Thăng cụt đầu Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn Tác giả đã ghi lại chi tiết từng mốc thời gian như những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc nhưng lại là vết nhơ, nỗi nhục nhã đối với giặc Minh. Mặc dù tội ác của giặc mãi mãi không thể rửa sạch nhưng quân ta vẫn trợ cấp cho giặc để về nước khi đã bại trận: Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền Tài liệu chia sẻ tại Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc

Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa Về đến nước mà vẫn tim đập chân run. Hành động này thể hiện truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời của dân tộc ta, một lần nữa khẳng định lời của Nguyễn Trãi: Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo Phần cuối của tác phẩm đã nêu ra bài học lịch sử quý báu về ý thức độc lập chủ quyền và vấn đề nhân nghĩa, đồng thời khẳng định sự thắng lợi của cuộc chiến tranh chính nghĩa: Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Âu cũng nhờ trời đất tổ tong Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ Bình Ngô đại cáo có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa tố cáo tội ác của giặc Minh vừa khẳng định được độc lập chủ quyền dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho cuộc chiến thắng của nhân dân ta. Đã một thời gian dài trôi qua, nhưng giá trị của bài cáo vẫn tồn tại vĩnh hằng và Nguyễn Trãi nhà quân sự tài ba, nhà chính trị lỗi thời, nhà thơ, nhà văn xuất sắc sẽ sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Hãy thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Bài làm 4 Có th? nói, Nguy?n Trãi là m?t b?c anh hùng dân t?c, m?t danh nhân v?n hóa th? gi?i.??ng th?i, Nguy?n Trãi còn là nhà v?n tr? tình sâu s?c, nhà v?n chính lu?n l?i l?c. Và, nh?c??n v?n chính lu?n Nguy?n Trãi, ta không th? không nh?c??n bài??i cáo bình Ngô mang nh?ng nét r?t??c tr?ng, c? b?n c?a th? cáo. Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra Đại cáo bình Ngô - được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta. Bình Ngô đại cáo đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. Đại cáo bình Ngô được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau. Tài Chúng liệu chia tasẻ hãy tại cùng đến với đoạn mở của Bình Ngô đại cáo. Ở đoạn này, tác giả đã khẳng định luận đề chính nghĩa ngay ở những câu đầu tiên:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Tác giả khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống giặc Minh là để cuộc sống yên bình, là diệt trừ những thế lực tham tàn, bạo ngược, đó chính là việc làm danh nghĩa. Sau đó, Nguyễn Trãi còn khẳng định nước ta là một nước độc lập có chủ quyền, có lãnh thổ, phong tục, triều đại riêng. Ở đây, giọng thơ nghe sao tự hào quá đỗi. Phải chăng, đây chính là những dòng thơ viết từ chính tiếng lòng hạnh phúc của Nguyễn Trãi, từ chính tấm lòng yêu quê hương, đất nước cao đẹp: Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả. Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh khốn cùng. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng: Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi Lẽ nào trời đất dung tha Ai bảo thần nhân chịu được? Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ. Tài liệu chia sẻ tại Đoạn tiếp theo kể về quá trình nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống lại giặc Minh bạo tàn.

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Tả về những ngày đầu kháng chiến đầy gian khổ, tác giả đã lấy đó làm nền để lột tả hết những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta: Vừa khi cờ nghĩa dấy lên, Chính lúc quân thù đương mạnh. Lại ngặt vì : Tuấn kiệt như sao buổi sớm, Nhân tài như lá mùa thu. Trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém, có khi lương thực cạn kiệt, có khi quân ta hiếm hoi nhân tài. Thế nhưng, nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ địch. Đó là do người lãnh đạo có quyết tâm cao độ, có những chiến lược, chiến thuật phù hợp để nâng cao sức mạnh của tình đoàn kết của nhân dân, chú trọng mưu cơ hơn binh lực. Có thể nói, hình tượng của Lê Lợi chính là hình tượng người anh hùng áo vải sinh động và toàn diện. Với giọng điệu hào hùng, tác giả đã kể về ba trận đánh: Trận Bồ Đằng-tro bay ; Trận Ninh Kiều-tết động ; Trận Chi Lăng-Mã An đến Xương Giang. Trong một loạt những cặp câu biền ngẫu, lối viết thậm xưng, nhạc điệu dồn dập mạnh mẽ mang đậm chất anh hùng ca, tác giả đã nhấn mạnh được sự thất bại thảm hại của giặc Minh và khí thế hào hùng của quân ta. Đoạn cuối, tác giả đã tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn: Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới Bằng giọng văn nhẹ nhàng khoan thai, tác giả đã tuyên bố nền hòa bình của dân tộc ta đã được lặp lại. Đồng thời, tác giả cũng rút ra bài học lịch sử và thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước. Với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc, Đại cáo bình Ngô đã có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, được xem là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta. Ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần tự lập tự cường nêu bật sức mạnh của nhân dân ta, mở ra kỷ nguyên mới-kỉ nguyên hòa bình, độc lập tự do cho lịch sử dân tộc chính là những ý nghĩa sâu sắc mà Bình Ngô đại cáo mang lại. Đại cáo bình Ngô tiêu biểu cho thể loại cáo, tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của Tài Nguyễn liệu chia Trãi. sẻ tại Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, thể hiện được khát vọng tự chủ độc lập, yêu chuộng hòa bình.