Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm Đánh giá chung Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải qua

Tài liệu tương tự
BÁO CÁO

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệp địa lý lớp 10: Chương địa lý công nghiệp Câu 1) Công nghiệp có vai trò

Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI – Tóm lược EVFTA

Số tháng 02 năm 2016 Ts. Nguyễn Văn Hiển Chuyên gia kinh tế T: E: Hoàng Công Tuấn Chuyên viên phân tích T:

Item 11 - Vietnam NSO Tables for GDC by Statistical Regime. Decision No Copy.xls

VIETNAM MACRO OUTLOOK 2019

Crystal Reports ActiveX Designer - bieu7.rpt

PowerPoint Presentation

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBGSTCQG Hà Nội, ngày tháng năm 2017 BÁO CÁO

Báo cáo việt nam

Microsoft Word - Vietnam Gap ghenh phia truoc.docx

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Báo cáo kinh tế vĩ mô 04 tháng 04, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Kinh tế Việt Nam Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phậ

World Bank Document

PowerPoint Presentation

TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU (VEAEUFTA)

BÁO CÁO THƯƠNG MẠI NGÀNH XĂNG-DẦU-KHÍ Quý II/2018 VIBIZ.VN Vietnam Business Monitor

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

iPad

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến – Văn mẫu lớp 8

На правах рукописи

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam 1

Đỗ Thị Mai Hương Chuyên viên tư vấn đầu tư Tel: (028) Ext: 8958 Biến động giá cổ phiếu DHC và VN-Index (từ 0

Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4

PowerPoint Template

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

Crystal Reports ActiveX Designer - bieu7.rpt

Crystal Reports ActiveX Designer - bieu7.rpt

BÁO CÁO HCL 6 THÁNG ĐẦU 2018

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 04/2015/TT-BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘ

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - unicode.doc

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

Báo cáo ngành dệt may

Các khái niệm kinh tế cơ bản Các khái niệm kinh tế cơ bản Bởi: Đỗ Hồng Dương Kinh tế Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của c

TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ TỈNH PHÚ THỌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 356/BC-CTK Phú Thọ, ngày 23 tháng 8 năm

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

Lời Dẫn

Giai thoại Trạng Trình Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮秉谦 (1491 bis 1585) sinh năm Tân hợi đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại làng Trung Am, huy

Số 65 (7.413) Thứ Tư ngày 6/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Phân tích tình yêu lứa đôi trong bài thơ số 28 của tập Người làm vườn

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

Hội Hoa Lan Việt Nam Tâm Tình Tây Bắc Seattle Tháng 5, 2017: Tím Sáng sớm, đang dọn dẹp giường chiếu, cúi xuống kéo tấm phủ giườ

Tác Giả: Bản Lật Tử BẢN SONATA ĐÀO HÔN Chương 1 Trốn Hôn Tại bến xe, tiếng người và tiếng xe ồn ào náo nhiệt bên tai không dứt, một bóng hồng kéo một

Trần Thị Thanh Thu

Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là kẻ lợi dụng tồi tệ nhất? Nguyễn Quang Duy Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi

2. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM HSC DỰ BÁO VN INDEX SẼ ĐẠT ĐỈNH 1200 TRONG NĂM 2018 Giá trị mua ròng của NĐTNN và cho vay margi

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Jun-09 Dec-09 Jun-10 Dec-10 Jun-11 Dec-11 Jun-12 Dec-12 Jun-13 Dec-13 Jun-14 Dec-14 Jun-15 Dec-15 Jun-16 Dec-16 Jun-17 Dec-17 Jun-18 Dec-18 Jun-19 VIE

Làng nghề gỗ trong bối cảnh hội nhập Thực trạng và lựa chọn về chính sách để phát triển bền vững Tô Xuân Phúc Đặng Việt Quang Nguyễn Tôn Quyền Cao Thị

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

CÔNG TY CP KHO VẬN MIỀN NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 037/2019/STG/CV-KVMN Tp. Hồ Chí Mi

` DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN THƯỞNG ĐỢT 3 CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI CHUNG BƯỚC TRẢI NGHIỆM, SONG HÀNH KHÁM PHÁ Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam Vietnam

PowerPoint Presentation

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

(84.28) CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH (84.28) BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BRC CÔNG TY

CÔNG TY CP KHO VẬN MIỀN NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 058/2019/STG/CV-HĐQT Tp. Hồ Chí Mi

Số tháng 12 năm 2016 Ths. Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phận kinh tế vĩ mô T: E: Trương Hoa Minh Institutional Client

No tile

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 3238/QĐ-UBND Quảng Ninh, ng

Bảng báo giá dịch vụ vệ sinh kính Dịch vụ đƣợc nhiều khách hàng lựa chọn! Kính gửi: Quý khách hàng Nano chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh dịch vụ vệ sin

Microsoft Word - Ban tin lai suat ty gia thang

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất

Chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam 1

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Báo cáo Thị trường Thép Tuần: 26/02-05/03 Tiêu điểm: + Tồn kho quặng sắt của Trung Quốc đạt mức kỷ lục. + Xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2017 tăng 34

Microsoft Word - TAKING STOCK 2003 FINAL VIETNAMESE.doc

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Phong thủy thực dụng

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 07.../2019/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2019 TH

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NỘI DUNG KTTT H

Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

Microsoft Word - A1. QUY TAC XUAT XU

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Hà Nội, tháng 04 nă

Em hãy tả một buổi lao động ở trường em

Lời Dẫn

Bản ghi:

Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm 2015 1. Đánh giá chung Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 7 năm 2015 đạt 28,85 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước. Trong đó xuất khẩu là 14,18 tỷ USD giảm 1% so với tháng trước và nhập khẩu là 14,67 tỷ USD, tăng 1,4% và kết quả là trong tháng 7, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 487 triệu USD. Như vậy, trong 7 tháng/2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 187,06 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 91,77 tỷ USD, tăng 8,9% và nhập khẩu đạt 95,29 tỷ USD, tăng 16% dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2015 ở mức 3,52 tỷ USD. Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ tháng 1 đến tháng 7/2015

2. Một số mặt hàng xuất khẩu chính Điện thoại các loại & linh kiện: tháng 7/2015, cả nước xuất khẩu 2,54 tỷ USD điện thoại các loại & linh kiện, giảm 3,2% so với tháng trước. Qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 lên 17,15 tỷ USD, tăng 28,6%, tương đương tăng 3,81 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2014. Những đối tác chính nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm 2015 là: EU với 5,75 tỷ USD, tăng 19,3%; Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất: 2,68 tỷ USD, tăng 19,3%; Hoa Kỳ: 1,53 tỷ USD, tăng 90%... Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7/2015 là 1,22 tỷ USD, giảm 8,8% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2015, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8,58 tỷ USD, tăng 55,4%, tương đương tăng 3,06 tỷ USD về số tuyệt đối. Trong đó, xuất khẩu sang EU đạt 1,68 tỷ USD, tăng 63,4%, sang Hoa Kỳ: 1,51 tỷ USD, tăng 63,7%; Trung Quốc: 1,45 tỷ USD, tăng 31,3%; Hồng Kông: 991 triệu USD, tăng 149%... so với cùng kỳ năm trước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trong tháng 7/2015, xuất khẩu đạt hơn 700 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 lên 4,49 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến hết tháng 7/2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ là gần 862 triệu USD, tăng 22,9%; sang Nhật Bản: 819 triệu USD, tăng nhẹ 2,1%; sang Trung Quốc: 380 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước. Hàng dệt may: trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng đạt 2,39 tỷ USD, tăng 12,7% so với tháng trước. Trong 7 tháng/2015, tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 12,61 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch và tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2014 tương ứng là: 6,3 tỷ USD và 14%; 1,95 tỷ USD và 4,2%; 1,48 tỷ USD và 5,6%. Giày dép các loại: tháng 7/2015, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt 1,13 tỷ USD, giảm 3,8% so với tháng trước. Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 đạt 6,97 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường Hoa Kỳ và EU đều đạt gần 2,4 tỷ USD với tốc độ tăng lần lượt là 30,2% và 16% trong 7 tháng.tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 đạt 5,85 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường Hoa Kỳ và EU đều là 2 tỷ USD với tốc độ tăng lần lượt là 30,2% và 17%. Xơ, sợi dệt các loại: xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong tháng đạt 85 nghìn tấn với trị giá gần 228 triệu USD, tăng 2,7% về lượng và tăng 1,8% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết

tháng 7/2015, lượng xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 556 nghìn tấn, tăng 18% và trị giá đạt 1,49 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước Trong 7 tháng đầu năm 2015, nhóm hàng xơ sợi dệt các loại xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 284 nghìn tấn tăng 42,1%; sang Thổ Nhĩ Kỳ đạt hơn 58 nghìn tấn, giảm 5,8%; sang Hàn Quốc đạt hơn 42 nghìn tấn, tăng 10,8%... so với cùng kỳ năm 2014. Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù: trong tháng xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 243 triệu USD, giảm 6,9% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2015 lên 1,7 tỷ USD, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ là đối tác chính nhập khẩu túi xách, ví, vali mũ và ô dù của Việt Nam trong 7 tháng/2015 với 709 triệu USD, tăng 14,3% so với 7 tháng/2014, tiếp theo là EU với trị giá xuất khẩu với 441 triệu USD, tăng 13,9%; Nhật Bản là 183 triệu USD, tăng 10,8%. Gỗ & sản phẩm gỗ: xuất khẩu trong tháng đạt gần 591 triệu USD, tăng 3,8% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 7 tháng/2015 lên hơn 3,75 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2014. Tính đến hết tháng 7/2015, nhóm hàng gỗ & sản phẩm gỗ xuất sang Hoa Kỳ đạt 1,45 tỷ USD, tăng 19,2%; sang Nhật Bản: 564 triệu USD tăng 3,1%; sang Trung Quốc: 498 triệu USD giảm nhẹ 0,3%; so với cùng kỳ năm 2014. Dầu thô: Lượng xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng là hơn 800 nghìn tấn, giảm 4,8%; đơn giá bình quân (giá tạm tính) xuất khẩu là 424 USD/tấn (tương ứng 55 USD/thùng), giảm 11,7% nên kim ngạch chỉ đạt 340 triệu USD, giảm 15,9% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2015, lượng xuất khẩu dầu thô đạt 5,44 triệu tấn, tăng 1,5%. Do đơn giá bình quân giảm tới 47,8% nên trị giá xuất khẩu chỉ đạt 2,46 tỷ USD, giảm 47,1% (tương ứng giảm 2,18 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Cà phê: xuất khẩu cà phê trong tháng 7/2015 đạt 107 nghìn tấn, tăng 2,8% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu của mặt hàng này trong 7 tháng/2015 đạt hơn 786 nghìn tấn, trị giá đạt 1,62 tỷ USD, giảm 34,3% về lượng và giảm 34,2% về trị giá so với 7 tháng/2014. Gạo: lượng gạo xuất khẩu tháng 7/2015 đạt 608 nghìn tấn, tăng 2,3% so với tháng trước, nâng tổng lượng xuất khẩu trong 7 tháng/2015 lên 3,59 triệu tấn giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Đơn giá xuất khẩu bình quân trong 7 tháng/2015 của mặt hàng này cũng giảm 5,3% nên trị giá xuất khẩu là 1,54 tỷ USD, giảm 11,4% so với 7 tháng/2014. Xuất khẩu gạo trong 7 tháng/2015 sang 2 thị trường lớn là Trung Quốc đạt 1,33 triệu tấn, giảm 7,2% và sang Philippin đạt 588 nghìn tấn, giảm 34,3%. Tuy nhiên, lượng gạo xuất khẩu sang thị trường châu Phi trong 7 tháng/2015 tăng tới 37% so với cùng kỳ năm trước và đạt gần 540 nghìn tấn.

Hàng thủy sản: Trong tháng 7/2015, xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước đạt 596 triệu USD, tăng 5,1% so với tháng trước. Tổng trị giá xuất khẩu hàng thủy sản trong 7 tháng/2015 đạt 3,58 tỷ USD, giảm 16,1% (tương ứng giảm 684 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang một số thị trường chính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đều giảm mạnh, cụ thể xuất sang Hoa Kỳ đạt 687 triệu USD, giảm 29,4%; sang EU đạt 653 triệu USD, giảm 15,6%; sang Nhật Bản đạt 553 triệu USD, giảm 10,6%. Cao su: lượng xuất khẩu cao su trong tháng 7/2015 đạt 106 nghìn tấn, tăng 15,4% và trị giá đạt 157 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng trước. Trong 7 tháng đầu năm 2015, lượng cao su xuất khẩu của cả nước tăng 14,2% nhưng giá xuất khẩu bình quân giảm tới 20,2% nên trị giá xuất khẩu mặt hàng này chỉ đạt 763 triệu USD, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 7 tháng qua với 248 nghìn tấn, tăng 37,8% và chiếm 48% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Biểu đồ 2: Lượng và đơn giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo tháng năm 2014 và 7 tháng/2015

3. Một số mặt hàng nhập khẩu chính Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,49 tỷ USD, giảm 2,5% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 7 tháng/2015 lên gần 16,4 tỷ USD, tăng mạnh 33,8% so với 7 tháng/2014. Khối doanh nghiệp FDI nhập khẩu 10,5 tỷ USD, tăng 44,4% trong khi khối doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 5,88 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 7 tháng qua với trị giá là 5,29 tỷ USD, tăng 25,6%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 3,12 tỷ USD, tăng mạnh 81%; Nhật Bản: 2,89 tỷ USD, tăng 45,2%; Đài Loan: 886 triệu USD, tăng 17,6% Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,96 tỷ USD, tăng 9% so với tháng trước. Tính trong 7 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 13,14 tỷ USD, tăng 35%; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 12,1 tỷ USD, tăng 36,5% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là hơn 1 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 3,89 tỷ USD, tăng 38,9%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 2,82 tỷ USD, tăng 17,2%; Nhật Bản: 1,29 tỷ USD, tăng 51,1%; Singapo: 1,21 tỷ USD, giảm 6,6%; Đài Loan: 1,16 tỷ USD, tăng mạnh 72,1%... so với cùng kỳ năm 2014. Điện thoại các loại và linh kiện: kim ngạch nhập khẩu trong tháng đạt gần 861 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng/2015 lên 5,22 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kì năm 2014. Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 3,35 tỷ USD, tăng 18,2% và chiếm 64,18% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đạt gần 1,48 tỷ USD, tăng 57,6% so với cùng kì năm 2014. Sắt thép các loại: Nhập khẩu sắt thép trong tháng 7 là 1,72 triệu tấn, trị giá là 793 triệu USD, tăng 4,8% về lượng và giảm 7,2% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 8,43 triệu tấn, tăng 40,3% về lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong 7 tháng đầu năm 2015 giảm 21,3% nên trị giá nhập khẩu là 4,47 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Biểu đồ 3: Lượng nhập khẩu sắt thép các loại theo tháng từ tháng 1/2012 đến tháng 7/2015 Sản phẩm từ sắt thép: trong tháng 7/2015, cả nước nhập khẩu hơn 347 triệu USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước là 2,41 tỷ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong 7 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá hơn 846 triệu USD, tăng 65,4%; từ Hàn Quốc là 701 triệu USD tăng 92,6 so với cùng kỳ năm trước, Xăng dầu các loại: lượng nhập khẩu xăng dầu các loại tăng 17% so với tháng trước đạt 905 nghìn tấnnhưng trị giá nhập khẩu là 491 triệu USD, chỉ tăng 6,9% so với tháng trước. Tính đến hết 7 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 5,93 triệu tấn với trị giá là 3,42 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và giảm 34% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 7 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapo với 2,64 triệu tấn, tăng 37,2%; Thái Lan: 978 nghìn tấn, tăng mạnh 276%; Trung Quốc: 914 nghìn tấn, giảm 5,3%; Đài Loan: 656 nghìn tấn, giảm 23%... so với 7 tháng/2014. Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 7/2015 là 328 nghìn tấn, trị giá đạt gần 532 triệu USD. Tính đến hết tháng 7/2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam

là 2,13 triệu tấn, tăng 9,6%, kim ngạch nhập khẩu là 3,35 tỷ USD, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong nửa đầu năm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc đạt 359 nghìn tấn, tăng 18,4%; Ả rập Xê út đạt 372 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,8%; Đài Loan đạt 270 nghìn tấn tăng 13,6%; Thái Lan đạt 168 nghìn tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2014. Sản phẩm chất dẻo: trong tháng 7/2015 sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 349 triệu USD. Nhập khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm đạt 2,11 tỷ USD tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ Hàn Quốc trong 7 tháng năm 2015 là 620 triệu USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2014; Trung Quốc là 615 triệu USD, tăng 34,6%; Nhật Bản là 354 triệu USD tăng 3,2%, Nguyên phụ liệu ngành dệt may da giày: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,65 tỷ USD, giảm 14,7% so với tháng trước. Tính đến hết 7 tháng/2015, cả nước nhập khẩu 9,1 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, trị giá vải nhập khẩu là 4,98 tỷ USD, tăng 8,9%; nguyên phụ liệu: 2,5 tỷ USD, tăng 10,3%; bông là 856 triệu USD, tăng 8,1% và xơ sợi: 758 triệu USD, tăng nhẹ 0,3%. Trong 7 tháng/2015, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 3,7 tỷ USD, tăng 13,5%; tiếp theo là Hàn Quốc: 1,37 tỷ USD, giảm 2,5%; Đài Loan: 1,19 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Ô tô nguyên chiếc: Lượng nhập khẩu trong tháng 7/2015 là 9,5 nghìn chiếc, giảm 1,8%. Đơn giá nhập khẩu bình quân ô tô nguyên chiếc các loại giảm mạnh 30,9% nên trị giá nhập khẩu là 208 triệu USD, giảm 32,1%.

Biểu đồ 4: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong 7 tháng, giai đoạn năm 2012-2015 Tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2015, lượng xe ô tô nguyên chiếc cả nước nhập về là 64,42 nghìn chiếc, tăng mạnh 104,7%, trị giá là 1,71 tỷ USD, tăng mạnh 152,3% so với cùng kỳ năm 2014. Bảng 1: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại của Việt Nam từ một số thị trường chính trong 7 tháng, giai đoạn 2012-2015 Đơn vị tính: Nghìn chiếc Năm Trung Quốc Hàn Quốc Thái Lan Các thị trường khác 7T/2012 2,40 6,66 2,90 3,98 7T/2013 2,43 9,27 4,01 4,15 7T/2014 5,92 9,22 6,09 10,24

7T/2015 18,01 14,22 12,12 20,07 Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong 7 tháng/2015 với hơn 18 nghìn chiếc, tăng mạnh 204%; tiếp theo là Hàn Quốc: 14,2 nghìn chiếc, tăng 54,3%; Thái Lan: 12,1 nghìn chiếc, tăng 99,2%; Ấn Độ: 8,5 nghìn chiếc, tăng 77,5%... so với cùng kỳ năm 2014. Phân bón các loại: lượng nhập khẩu phân bón trong 4 tháng trở lại đây luôn ở mức cao (bình quân là 415 nghìn tấn/tháng), cao hơn mức bình quân của năm 2014 (316 nghìn tấn/tháng). Tính trong tháng 7/2015, lượng phân bón nhập khẩu là 466 nghìn tấn, trị giá là 140 triệu USD, tăng 7,7% về lượng và giảm 3,7% về trị giá so với tháng trước. Tính hết 7 tháng/2015, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam lên đến 2,53 triệu tấn, trị giá là 795 triệu USD, tăng 16,8% về lượng và tăng 16,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 7 tháng/2015 với 1,26 triệu tấn, tăng 14,7%; tiếp theo là Nga: 267 nghìn tấn, tăng 14,9%; Belarus: 182 nghìn tấn, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2014. TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 7 VÀ 7 tháng NĂM 2015 Stt Chỉ tiêu Số sơ bộ (A) (B) (C) I 1 I.1 2 I.2 3 I.3 Xuất khẩu hàng hoá (XK) Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 7/2015 (Triệu USD) Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 7/2015 so với tháng 6/2015 (%) Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 7/2015 so với tháng 7/2014 (%) 14.181-1,0 4 I.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng/2015 (Triệu USD) 91.766 8,4 5 I.5 II 6 II.1 7 II.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 7 tháng/2015 so với cùng kỳ năm 2014 (%) Nhập khẩu hàng hoá (NK) Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 7/2015 (Triệu USD) Tăng/giảm m ngạch nhập khẩu của tháng 7/2014 so với tháng 6/2014 (%) 8,9 14.668 1,4

8 II.3 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 7/2015 so với tháng 7/2014 (%) 13,8 9 II.4 Tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2015 (Triệu USD) 95.289 10 II.5 III 11 III.1 12 III.2 13 III.3 14 III.4 15 III.5 IV Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2015 so với cùng kỳ năm 2014 (%) Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 7/2015 (Triệu USD) Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 7/2015 so với tháng 6/2015 (%) Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 7/2015 so với tháng 7/2014 (%) Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng/2015 (Triệu USD) Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng/2015 so với cùng kỳ năm 2014 (%) Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK) 16,0 &n 28.848 0,2 11,06 187.055 12,4 &n 16 IV.1 Cán cân thương mại tháng 6/2015 (Triệu USD) -487 17 IV.2 Cán cân thương mại 7 tháng/2015 (Triệu USD) -3.524