Content Nguyên lí và ứng dụng một số loại Sensor Nguyễn Thu Phương Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Vật lý vô tuyến và điện tử

Tài liệu tương tự
Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng - lần 2 Câu 1: Gọi λ1, λ2, λ3, λ4 tươn

Chuyển đổi tương tự - số photonic bằng cách dùng buồng cộng hưởng Fabry- Perot phi tuyến Chuyển đổi tương tự - số song song về mặt không gian được đề

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đáp án 1-C 2-B 3-A 4-D 5-B 6-A 7-A 8-B 9-C 10-C 11-A 12-A 13-C 14-B 15-A 16-C 17-C 18-A 19

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Thái Nguyên - lần 2 Câu 1: Hai nguồn sóng kết hợp A, B trên

144 Mai Xuân Thưởng – TT Bình Dương – Phù Mỹ – Bình Định

Xuan Vinh : Chương 2 : Sơ đồ khối tổng quát 1. Sơ đồ khối tổng quát của Ti vi mầu Sơ đồ khối tổng quát của Ti vi mầu S

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Thi thử THPTQG Môn Vật lí - Đề số 1 Câu 1: Một nhạc cụ phát ra âm cơ bản có tần số

Câu 1: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của:

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Đề minh họa THPT Quốc Gia 2019 môn vật lý Sở Giáo dục và Đào tạo - Bình Dương

TÓM TẮT CÔNG THỨC VẬT LÝ THPT ( LÝ 11)

Laser Laser Bởi: Wiki Pedia Laser (đọc là la-de) là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation trong tiếng Anh, v

GV: Trần Thiên Đức - V2011 HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 1 1. Tên bài: Đo điện trở bằng mạch cầu Wheatston Đo suất điện động

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT Quảng Xương - Thanh Hóa - Lần 2 - Năm 2018 Câu 1: Khi kích thích cho con l

Microsoft Word - Tran Thi Thuy Linh.doc

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN LÝ VỀ SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN Biên soạn: TS.Hoàng Anh 1

Chương 4 Ước lượng tham số Bài giảng Lý thuyết xác suất và thống kê toán Lý thuyết mẫu Phương pháp mẫu Cách trình bày mẫu Các đặc trưng mẫu Tính các đ

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

Microsoft Word - GA_KT DO LUONG_LQHuy_C17_Do luu luong_8.doc

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT QG THPT Chuyên Trần Phú - Hải Phòng - lần 2 Câu 1: Gọi λ1, λ2, λ3, λ4 tươn

ỨNG DỤNG INTERNET OF THINGS XÂY DỰNG NGÔI NHÀ THÔNG MINH APPLICATION OF INTERNET OF THINGS TO SMARTHOME NGUYỄN VĂN THẮNG (1), PHẠM TRUNG MINH (1), NGU

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA LÊ MINH THÀNH ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ LÒ HƠI TẦNG SÔI TUẦN HOÀN ỨNG DỤNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ ĐẶNG THỊ VỸ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SAI KHỚP CẮN LOẠI II DO LÙI XƯƠNG HÀM DƯỚI CÓ SỬ DỤNG KH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Toán bồi dưỡng lớp 4 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG TOÁN LỚP 4 CÁC BÀI TOÁN VỀ DÃY SỐ Họ và tên học sinh:.. Lớp:. Năm học: Liên hệ: Thầy Minh, 8/18 Ngu

Chương 11: Mômen động lượng Chủ đề trung tâm của chương này là mômen động lượng, là đại lượng đóng vai trò quan trọng trong động lực học chuyển động q

Microsoft Word Tong hop ket qua dot khao sat KTVM 6 thang cuoi nam 2014

untitled

Tác Giả: Tuyết Nhung NGƯỜI ẤY LÀM SAO QUÊN PHẦN VI Ôm bó hoa hồng còn ngậm sương đêm trong tay, lòng Hạnh Nguyên gợi lên bao câu hỏi mà cô không tài n

Microsoft Word - Dang lan chuong 7 11

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016

Đề cương ôn tập môn Lịch sử Vật lý Typed by: Nguyễn Lê Anh ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN: LỊCH SỬ VẬT LÝ Câu 1: Những quy luật tổng quát

THIẾT BỊ HỖ TRỢ TẬP BÓNG BÀN TỰ CHẾ *-*-*-*-* HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY BẮN BÓNG BÀN HIEPASC Homemade ( Có kèm tài liệu chi tiết cấu tạo máy ) Thiết bị đư

APPROACH S60 Hướng dẫn sử dụng

n t Copyright by Kia Motors. All rights reserved.

Microsoft Word - TCVN

Trước khi sử dụng Hướng dẫn cơ bản Hướng dẫn chuyên sâu Thông tin cơ bản về máy ảnh Chế độ tự động / Chế độ bán tự động Chế độ chụp khác Chế độ P Chế

ĐỀ THI THỬ LẦN 2 CHUYÊN VINH – MÔN VẬT LÝ

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. Mô hình kiến trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến

Microsoft Word - Tom tat in nop.DOC

Phần 1

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Sach

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 54 năm 2014 PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG * TÓM TẮT Bài viết trình bày phương pháp sử

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc 1. Thông tin về giáo viên ĐỀ CƯƠNG CHI T

Microsoft Word - 11_Phep_Hoi_Xuan doc

Microsoft Word - Các QĒ 214 vÀ cùng sự chớ Ăạo của TT - ngÀy 9-7 (1) (2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Cấu trúc và khối lượng kiến thức được xây dựng theo quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05/01/2009 của Giám đốc ĐHQG-HCM

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

13. CTK tin chi - CONG NGHE MAY - THIET KE THOI TRANG.doc

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC NHỮNG CÁI BẪY CHẾT NGƯỜI TRONG VẬT LÝ HỌC Vũ Huy Toàn Công ty cổ phần CONINCO-MI 4 Tôn Thất Tùng, Hà Nội. Em

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] tcvn

Brochure Hako Citymaster 600

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xây dựng nhà cao tầng khu vực Huyện Quốc Oai Hà Nội Bùi Thị Liên Trường Đại học Khoa học Tự

quy phạm trang bị điện chương ii.2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TOM TAT NHU HC.doc

MỞ ĐẦU

ĐỀ THI THỬ SỐ 10 Câu 1: Theo định luật khúc xạ thì A. tia khúc xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng. B. góc khúc xạ có thể bằng góc tới. C. góc

Document

Microsoft Word - phuctrinh

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đáp án 1 D 2 B 3 D 4 A 5 B 6 A 7 D 8 B 9 D 10 A 11 C 12 D 13 A 14 B 15 A 16 D 17 D 18 B 19

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT Nguyễn Hải An NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP THU HỒI DẦU TAM CẤP BẰNG BƠM ÉP CO2 CHO TẦNG MÓNG NỨT

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

Vụ nổ lớn Vụ nổ lớn Bởi: Wiki Pedia Vụ Nổ Lớn Lý thuyết Big Bang là một lý thuyết khoa học về nguồn gốc của vũ trụ. Lý thuyết đó phát biểu rằng vũ trụ

A. Mục tiêu: CHƢƠNG I MỞ ĐẦU Số tiết: 02 (Lý thuyết: 02 bài tập: 0) 1. Kiến thức: Sinh viên hiểu đƣợc những kiến thức cơ bản nhƣ: đối tƣợng, nhiệm vụ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phong thủy thực dụng

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

1 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN THAO Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LÊ HÙNG

Biên dịch: Như Thanh, Thảo Đan, Phan Anh Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh #262 09/02/2016 NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ Nguồn: Kenneth N.

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Xe tải ISUZU QKR77HE4 - isuzu 1.9 tấn - 1t9 2t9

Xe tải ISUZU 1.9 tấn thùng kín Composite - isuzu 1t4 2t5 QKR77 EURO 4

JURGEN WOLFF TẬP TRUNG - SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY CÓ MỤC TIÊU FOCUS: THE POWER OF TARGETED THINKING, Bản quyền tiếng Việt 2009 Công ty Sách Alpha Phan Thu

Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết Bởi: TS. Lý Ngọc Minh CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CƠ HỌC KHI NỔ THIẾT BỊ CHỨA LPG Cơ sở nhiệt động lực học Do vụ

Hướng dẫn an toàn và thoải mái

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

Microsoft Word - Phan 8H

Hm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh:. Số báo danh:.. KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM 2019 Bài kiểm tra: KHOA HỌC TỰ NHIÊ

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9391:2012 LƯỚI THÉP HÀN DÙNG TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU Welded stee

ban tin thang 7.cdr

(Microsoft Word - CHUY\312N \320? 4 - T? TRU?NG)

DANH MỤC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Bản ghi:

Content Nguyên lí và ứng dụng một số loại Sensor Nguyễn Thu Phương Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Vật lý vô tuyến và điện tử; Mã số: 60 44 03 Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Quốc Triệu Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tổng quan về sensor, phân loại theo chức năng, mục đích sử dụng,nghiên cứu về các đặc trưng trong chế độ tĩnh và chế độ hoạt động của sensor. Nghiên cứu tổng quan hiện tượng chuyển đổi tín hiệu vật lý nói chung, chuyển đổi tín hiệu không điện sang điện nói riêng, đặc biệt là chuyển đổi tín hiệu từ sang điện. Nghiên cứu ứng dụng của sensor nhiệt độ dùng chuyển tiếp P-N, sensor dịch chuyển nhỏ dùng cảm biến vi sai, sensor từ trường dùng hiệu ứng Hall, sensor từ trường Fluxgate vào thiết bị đo. Sử dụng hệ đo tự động khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của chuyển tiếp bán dẫn p- n, khảo sát sự tương quan tín hiệu giữa đầu dò tự chế và Tesla Meter. Các kết quả thực nghiệm thu được phù hợp với tính toán lý thuyết. Hệ đo được xây dựng đã vận hành tin cậy và ổn định, đảm bảo độ nhạy, độ phân giải cần thiết để ứng dụng vào thực tiễn trong một số lĩnh vực như quan trắc môi trường, theo dõi địa từ của trái đất, dự báo thời tiết,v.v Keywords: Tín hiệu vật lý; Sensor; Điện tử học MỞ ĐẦU Đã từ lâu các sensor được sử dụng như những bộ phận để cảm nhận và phát hiện, nhưng chỉ từ vài ba chục năm trở lại đây chúng mới thể hiện vai trò quan trọng trong kỹ thuật và công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực đo lường, kiểm tra và điều khiển tự động. Nhờ các tiến bộ của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực vật liệu, thiết bị điện tử và tin học, các sensor đã được giảm thiểu về kích thước, cải thiện về tính năng và ngày càng mở rộng phạm vi ứng dụng. Giờ đây không có một lĩnh vực nào từ dân sự đến quân sự mà ở đó không sử dụng sensor. Chúng có mặt trong các hệ thống tự động phức tạp, người máy, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, chống ô nhiễm môi trường, phát hiện an ninhvà đặc biệt gần đây là trong các hệ thống nhà thông minh (smart home). Sensor cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông vận tải, sản xuất hàng tiêu dùng, bảo quản thực phẩm, sản xuất ô tô

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và ứng dụng trong kỹ thuật đo lường, điều khiển, số lượng và chủng loại các sensor tăng nhanh và đa dạng cả về tính năng và công nghệ chế tạo. Bởi vậy việc khảo sát, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu Nguyên lý và ứng dụng một số loại sensor được tác giả lựa chọn làm luận văn của mình với nội dung được chia làm 4 chương như sau: Chương 1. Một số đặc trưng cơ bản của sensor. Chương 2. Chuyển đổi tín hiệu vật lý. Chương 3. Ứng dụng một số loại sensor vào thiết bị đo. Chương 4. Kết quả thực nghiệm. Cuối cùng là phần kết luận và phân tích ưu điểm, nhược điểm và hướng phát triển tiếp theo của luận văn. Một số đặc trưng cơ bản của sensor Định nghĩa và các khái niệm cơ bản [8,11] Sensor là thiết bị dùng để cảm nhận biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng điện có thể đo và xử lý được. Phương trình được mô tả dưới dạng một hàm số (1.1) y=f(x) (1.1) Quan hệ trong (1.1) thường rất phức tạp do nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của sensor Đặc trưng cơ bản [8,11,12] Đường cong chuẩn của cảm biến Đường cong chuẩn cảm biến là đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của đại lượng điện (Y) ở đầu ra của cảm biến vào giá trị của đại lượng đo (X) ở đầu vào. Đường cong chuẩn có thể biểu diễn bằng biểu thức đại số dưới dạng: Y = F(X) hoặc bằng đồ thị như hình 1.4a. Y Y Yi 2

0 0 Xi X a) b) Hình 1.1 Đường cong chuẩn cảm biến X a) Dạng đường cong chuẩn b) Đường cong chuẩn của cảm biến tuyến tính Hàm truyền Hàm Truyền là biểu thức mô tả quan hệ giữa đáp ứng và kích thích của cảm biến có thể cho dưới dạng bảng giá trị, đồ thị hoặc biểu thứ toán học Hàm phi tuyến, sử dụng các hàm gần đúng hay phương pháp tuyến tính hóa từng đoạn. Độ nhạy Y = F(X) (1.2) Đối với cảm biến tuyến tính, giữa biến thiên đầu ra dy và biến thiên đầu vào dx có sự liên hệ tuyến tính: S = dy dx = df(x) X Đại lượng S được xác định bởi biểu thức S = Y X (1.3) được gọi là độ nhạy của cảm biến. Độ tuyến tính Một cảm biến được gọi là tuyến tính trong một dải đo xác định nếu trong dải chế độ đó, độ nhạy S không phụ thuộc vào đại lượng đo x. Đường thẳng được xây dựng trên cơ sở các số liệu thực nghiệm sao cho sai số là bé nhất, biểu diễn sự tuyến tính của cảm biến được gọi là đường thẳng tốt nhất. Phương trình biểu diễn đường thẳng tốt nhất được lập bằng phương pháp bình phương bé nhất. Giả sử khi chuẩn cảm biến ta tiến hành với N điểm đo, phương trình có dạng: Y = ax + b (1.4) Sai số và độ chính xác Các bộ cảm biến cũng như các dụng cụ đo lường khác, ngoài đại lượng cần đo (cảm nhận) còn chịu tác động của nhiều đại lượng vật lý khác gây nên sai số giữa giá trị đo được và giá trị thực của đại lượng cần đo. Gọi dx là độ lệch tuyệt đối giữa giá trị đo và giá trị thực x 3

(sai số tuyệt đối), sai số tương đối của bộ cảm biến được tính bằng: Nhiễu δ = x x.100 [%] 1.5 Nhiễu xuất hiện ở lối ra của cảm biến, bao gồm nhiễu của cảm biến sinh ra và nhiễu do sự dao động của tín hiệu kích thích. Nhiều làm giới hạn khả năng hoạt động của cảm biến và được phân bố qua phổ tần số. Để chống nhiễu người ta thường dùng kỹ thuật vi sai phối hợp cảm biến đôi, trong đó tín hiệu ra là hiệu của hai tín hiệu ra của từng bộ cảm biến. Quá trình chuyển đổi tín hiệu vât lý Một số hiệu ứng chuyển đổi cơ - điện Hiệu ứng áp điện [9] Hiệu ứng áp điện là khả năng sản sinh ra điện thế của các tinh thể không đối xứng tâm khi chịu tác dụng của lực cơ học, và ngược lại. Hiệu ứng này được tìm ra vào năm 1880. Hình 2.1 (a) vật liệu áp điện, (b) một điện thế tương ứng có thể đo được là kết quả của sự nén hay kéo, (c) một điện thế đặt vào có thể làm nén hay giãn vật liệu áp điện. Hiệu ứng từ giảo Hiện tượng từ giảo hay còn gọi là hiệu ứng cơ-từ là sự thay đổi kích thước của vật khi nó được đặt trong một từ trường, hay thuộc tính từ thay đổi dưới ảnh hưởng của sự nén hay giãn. Hiệu ứng này được tìm ra bởi James Joule vào năm 1842 khi ông kiểm tra một mẫu kền. 4

Hình 2.2 Hiệu ứng từ giảo: H=0 vùng từ tính sắp xếp ngẫu nhiên, H 0 được sắp xếp lại làm tăng kích thước dưới tác dụng của từ trường. Một số hiệu ứng chuyển đổi nhiệt-điện Hiệu ứng nhiệt điện [14] Gradient nhiệt sinh ra một hiệu điện thế ở mối nối của hai vật dẫn hoặc bán dẫn khác loại. Hiện tượng này được quan sát đầu tiên trong kim loại vào năm 1821 bởi Thomas Johann Seebeck và được mang tên ông. Hình 2.3 Vật liệu A và B gắn chặt hai đầu được giữ ở nhiệt độ T 1 và T 2. Hình 2.3 mô tả hai vật liệu khác loại A và B, hiệu điện thế V sinh ra khi hai đầu nối được giữ ở các nhiệt độ khác nhau tỷ lệ với sự chênh lệch nhiệt độ T T2 T1, và tuân theo phương trình: V ( S S ) T (2.1) A B Với S A và S B là hệ số Seebeck của vật liệu A và vật liệu B Đây là hiệu ứng vật lý cơ bản sử dụng trong dụng cụ nhiệt, cặp nhiệt hay dụng cụ mẫu cho đo lường nhiệt độ. 5

Hiệu ứng nhiệt điện trở [15] Nhiệt điện trở liên quan đến thay đổi điện trở của vật liệu theo nhiệt độ và được sử dụng rộng rãi trong các cảm biến nhiệt. Đây là hiệu ứng cơ bản của thiết bị cảm biến nhiệt như nhiệt kế điện trở và nhiệt điện trở. Điện trở R được tính theo công thức: R R T T T (2.2) 2 n ref (1 1 2... n ) Trong đó R ref là điện trở ở nhiệt độ tham chiếu,... 1 n là các hệ số nhiệt điện trở của vật liệu, T ( T T r ef ) là chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ T và nhiệt độ tham chiếu T rf e. Phương trình cho thấy điện trở tăng theo nhiệt độ. Điều này không đúng với mọi vật liệu, vật liệu có hệ số nhiệt dương (PTC-positive temperature coefficient) thì điện trở tăng theo nhiệt độ, ngược lại hệ số nhiệt âm (NTC-negative temperature coefficient ) thì điện trở sẽ giảm theo nhiệt độ. Một số hiệu ứng chuyển đổi quang điện Hiệu ứng quang điện [9, 10] Khi vật liệu bị chiếu xạ bởi photon điện tử có thể bị bứt ra khỏi vật liệu. Điện tử bị bứt ra gọi là quang electron, động năng E K của quang electron bằng năng lượng của photon tới (hν) trừ đi năng lượng ngưỡng là năng lượng tối thiểu để quang electron có thể bứt khỏi bề mặt vật liệu: EK hv (2.3) h hằng số Planck, ν tần số của photon. Hình 2.4 Hiệu ứng quang điện. 6

Hiệu ứng Faraday xoay Hiệu ứng Faraday xoay được tìm ra bởi M. Faraday vào năm 1845. Nó là một hiệu ứng từ - quang trong đó mặt phẳng phân cực của một sóng điện từ phát ra dọc một vật liệu sẽ bị xoay khi đặt vào một từ trường song song với hướng phát sóng. Hình 2.5 Mặt phẳng phân cực bị quay do từ trường ngoài. Hiệu ứng từ-quang Kerr (MOKE: Magneto-Optic Kerr Effect) Năm 1877 John Kerr nhận thấy mặt phẳng phân cực của tia tới trên bề mặt từ tính quay một góc nhỏ sau khi phản xạ ra khỏi bề mặt. Góc quay phụ thuộc vào độ từ hóa M. Điều này là do điện trường của tia tới E tác động một lực F lên các điện tử ở bề mặt của vật liệu làm cho chúng dao động trong mặt phẳng phân cực của sóng tới. Cả hiệu ứng từ-quang Kerr và hiệu ứng Faraday xoay xuất hiện do sự từ hóa vật liệu làm sản sinh sự thay đổi tensor điện môi của chính vật liệu đó. 7

Hình 2.6 Sự quay của mặt phẳng phân cực trên bề mặt từ tính là kết quả của hiệu ứng từ-quang Kerr. Hiệu ứng điện-quang Kerrand Pockels [9, 10] Phát hiện bởi John Kerr vào năm 1875, là hiệu ứng điện-quang trong đó vật liệu thay đổi hệ số khúc xạ khi đặt trong điện trường. Khi một điện trường tác động tới chất lỏng hay khí, các phân tử của nó (phân tử có lưỡng cực điện) có thể bị định hướng một phần theo trường. Điều này gây ra hiện tượng dị thường và là nguyên nhân của hiệu ứng khúc xạ kép đối với ánh sáng truyền qua vật liệu. Tuy nhiên, chỉ ánh sáng đi từ môi trường gặp đường sức điện trường mới có hiệu ứng khúc xạ kép này. Giá trị khúc xạ kép Hình 2.7 Hiệu ứng Kerrand Pockels. n gây ra bởi hiệu ứng Kerr có thể tính bởi công thức: n n n KE 0 e 0 2 Một số hiệu ứng chuyển đổi từ - điện Hiệu ứng Hall [6, 9] Phát hiện vào năm 1880 bởi Edwin Hall, khi đặt một từ trường vuông góc với hướng của dòng điện trong kim loại hay chất bán dẫn thì xuất hiện một điện trường vuông góc với cả hướng của dòng điện và hướng của từ trường. Đây là một trong những hiệu ứng được sử dụng rộng rãi trong công nghệ sensor. 8

Hình 2.8 Hiệu ứng Hall. Hiệu ứng Spin Hall Hiệu ứng Spin Hall (SHE-Spin Hall Effect) liên quan đến sự phát sinh dòng spin ngang với điện trường đặt vào vật liệu, dẫn đến sự gia tăng các spin không cân bằng trong hệ. Hiệu ứng này xuất hiện trong các vật liệu thuận từ là hệ quả của tương tác spin-quỹ đạo. Đó là lý thuyết được dự đoán vào năm 1971 bởi Yakonov và Perel. Sự phát sinh, lôi kéo và phát hiện điện tử spin- phân cực trong cấu trúc nano là một trong những thách thức của thuyết spin điện tử. Do ng điện Do ng Spin Hình 2.9 Hiệu ứng spin Hall. Định luật Faraday-Henry [1, 9] Định luật Faraday-Henry là định luật cơ bản của điện từ và phát biểu rằng một điện trường được tạo ra khi thay đổi một từ trường (hình 2.11). Michael Faraday và Joseph Henry 9

độc lập tìm ra hiện tượng điện từ. Các sensor và thiết bị âm thanh thời kỳ đầu (như microphones), đồng hồ đo dòng điện và điện thế tương tự, và rơle lưỡi gà sử dụng hiệu ứng này. Nam châm dich chuyê n Dòng điện cảm ứng Tư thông Hình 2.10 Hiệu ứng Faraday-Henry Hiệu ứng Dopper Khi nguồn tín hiệu và bên thu chuyển động tương đối với nhau, tần số tín hiệu thu không giống bên phía phát. Khi chúng di chuyển cùng chiều thì tần số nhận được lớn hơn tần số tín hiệu phát, và ngược lại khi chúng di chuyển ra xa thì tần số tín hiệu thu được giảm xuống. Đây là hiệu ứng Doppler. Sự dịch tần số Doppler ở phía thu tuân theo phương trình sau: f observed v ( ) f v v source (2.4) source Với v là tốc độ sóng trong môi trường, v source là tốc độ của nguồn đối với môi trường, và f source là tần số của nguồn sóng. Nếu nguồn sóng tiến gần đầu thu v source dương và ngược lại khi nó lùi xa nguồn thu thì v source âm. Ứng dụng một số loại sensor vào thiết bị đo Sensor nhiệt độ dùng hiệu ứng chuyển tiếp PN [1,9,11] Đặc trưng V- A của lớp chuyển tiếp p-n Ta có biểu thức dòng điện: 10

J eu J S exp 1 kt Đường đặc trưng V-A được biểu diễn trên hình 3.1 I U Hình 3.1 Đặc trưng V-A của lớp chuyển tiếp p-n Ta được phương trình phụ thuộc tuyến tính vào nhiệt độ của hiệu điện thế: U AT B (3.1) Nguyên tắc hoạt động của thiết bị Với sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ ta cũng phải đo một giá trị tương đối lớn của hiệu điện thế. điều này đòi hỏi dụng cụ đo phải có thang đo lớn, dễ dẫn tới sai số lớn làm phép đo thiếu chính xác. Thiết bị của chúng ta được chế tạo theo sơ đồ nguyên tắc hình 3.4. ở sơ đồ này, dòng điện có giá trị I không đổi. Lợi dụng tính chất đặc biệt của mạch cầu điện trở, tại một giá trị biết trước của nhiệt độ, ta điều chỉnh biến trở R sao cho mạch cầu là cân bằng, khi đó hiệu điện thế U MN =0. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của nhiệt độ trên bán dẫn, mạch cầu sẽ không còn cân bằng làm xuất hiện hiệu điện thế giữa M và N, chỉ thị số sẽ cho ta giá trị tương ứng. Như vậy, dụng cụ đo không cần phải có thang đo lớn, sai số sẽ nhỏ. I M N KĐ K chỉ thị 11

Hình 3.2 Sơ đồ khối thiết bị đo nhiệt độ dùng chuyển đổi nhiệt- điện Trong luận văn sử dụng ICL7107 vì IC này có độ nhạy cao và ít tốn năng lượng. Senor dịch chuyển nhỏ dùng cảm biến vi sai [7,8,11] Cấu tạo thiết bị phát hiện dịch chuyển nhỏ dùng cảm biến vi sai Dưới đây là mô hình cấu tạo của một thiết bị phát hiện dịch chuyển nhỏ dùng cảm biến vi sai. (hình 3.6) Bộ tiếp nhận các tác động dịch chuyển Biến thế vi sai Bộ xử lý tín hiệu Các tác động dịch chuyển ngoài Bộ dao động điện từ Bộ khuếch đại & Chỉ thị Hình 3.3 Mô hình cấu tạo một máy cảm biến Sensor từ trường dùng hiệu ứng Hall [8,9,12] Nguyên lý Có thể nói nguồn gốc của hiệu ứng Hall là sự tác động của lực điện từ Lorentz lên các hạt tích điện chuyển động trong từ trường. Đây là một trong những hiện tượng động lực học quan trọng trong vật lý học. Để tìm hiểu bản chất của hiệu ứng Hall, chúng ta hãy xem xét các quá trình vật lý ở trong mẫu bán dẫn có dòng điện chạy qua và đặt trong từ trường vuông góc (hình 3.10) 12

Hình 3.4 Sơ đồ mẫu. Thiết bị đo từ trường dùng cảm biến Hall Hình 3.11 Thiết bị đo từ trường dùng cảm biến Hall Sensor từ trường Fluxgate [17, 18] Nguyên lý làm việc Nguyên lý làm việc dựa vào tính chất lõi bão hòa nghĩa là các vật liệu có độ từ thẩm cao được sử dụng để khuếch đại tín hiệu từ trường được chọn trong một vòng nhỏ (vài cm hoặc ít hơn) của anten, giống hệ thống anten vòng lõi được mô tả ở trên. Sự khác nhau giữa hai hệ thống không chỉ là kích thước của vòng mà cả tính chất (bão hòa) trễ từ được sử dụng trong các trường dao động mạnh. Trường này là tùy chọn, theo các hướng đối xứng (+) và (-), do trường tự nhiên hiện tại. Cường độ trường địa từ tác động lên đầu dò, gây ra sự méo hài, được đo trên các vòng thứ cấp. 13

Hình 3.5 Phương pháp lõi bão hòa Thiết bị phát hiện từ trường nhỏ Thiết bị phát hiện từ trường nhỏ dựa trên nguyên lý Fluxgate được chúng tôi xây dựng theo sơ đồ khối như trên hình 3.14 Thiết bị phát hiện từ trường nhỏ Khối phát xung Chia tần Khối tạo sóng sine Khuếch đại công suất SENSO R (đầu dò) Khuếch đại Xử lý Chỉ thị ADC PC Kết quả thực nghiệm Hình 3.6 Sơ đồ khối của thiết bị phát hiện từ trường nhỏ Khảo sát sensor nhiệt độ dùng hiệu ứng chuyển tiếp PN Sự thay đổi đặc trưng V-A của chuyển tiếp PN theo nhiệt độ - Đặc trưng Vôn-Ampe của chuyển tiếp bán dẫn p-n phụ thuộc nhiệt độ Sử dụng thiết bị đo tâm sâu trong bán dẫn DL8000 để vẽ đường đặc trưng Vôn-Ampe của chuyển tiếp bán dẫn p-n. Kết quả đo được biểu diễn trên đồ thị hình 4.1. 14

I T1>T2 U Hình 4.1. Đặc trưng V-A của chuyển tiếp bán dẫn p-n tại một số giá trị nhiệt độ khác nhau Khảo sát quá trình nguội dùng chuyển tiếp PN Kết quả đo Hình 4.2 Quá trình nguội dùng chuyển tiếp PN Nhận xét: Từ đồ thị thực nghiệm ta có thể rút ra kết luận rằng: Quá trình nguội dùng chuyển tiếp PN tuân theo đúng quy luật nguội của Newton DT = r*(t-tf) 15

Khảo sát sensor từ trường dùng hiệu ứng Hall Thiết bị đo tự chế tạo tại Việt Nam - Sơ đồ nguyên lý: - Khảo sát hiệu ứng: Chúng tôi đã tiến hành đo từ tường B trên bề mặt các mẫu nam châm vĩnh cửu từ mẫu 1 đến mẫu 5. Các kết quả thực nghiệm thu được như sau: Mẫu1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 16

Mẫu 5 Hình 4.3Đồ thị phân bố từ trường trên bề mặt các mẫu Nhận xét: Qua khảo sát có thể thấy phân bố từ trường trên bề mặt các mẫu nam châm thay đổi khá lớn theo tọa độ. Đo từ trường bề mặt dùng GaussMeter (USA) Thiết bị đo từ trường Tesla Meter - Kết quả thực nghiệm Ảnh 4.1 - Tesla Meter với đầu đo Hall Mẫu 1 Mẫu 2 17

Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Hình 4.4 Đồ thị phân bố từ trường trên bề mặt nam châm theo máy chuẩn USA Nhận xét: Qua khảo sát có thể thấy phân bố từ trường trên bề mặt các mẫu nam châm thay đổi khá lớn theo tọa độ. - Đánh giá tương quan giữa hai thiết bị đo từ trường 18

Hình 4.5Đồ thị đánh giá tương quan giữa hai thiết bị đo từ trường Nhận xét: Đường thẳng trên đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính giữa hai số liệu đo được bằng thực nghiệm Đồ thị tương quan này định hướng cho việc chuẩn thiết bị tự lắp ghép. Khi các giá trị đo trùng khớp, độ dốc của đường thẳng tương quan α = 45º. 4.3 Khảo sát từ trường dùng thiết bị Fluxgate Sensor - Thiết bị đo từ trường nhỏ dùng nguyên lý Fluxgate - Kết quả thực nghiệm: + Khoảng cách 30cm Ảnh 4.2 Máy đo từ trường nhỏ dùng nguyên lý Fluxgate sensor 19

S3 S3 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 0 200 400 600 800 1000 1200 S2 Hình 4.6 Tương quan tín hiệu đo giữa thiết bị đo từ trường dùng nguyên lý Fluxgate với thiết + Khoảng cách 32cm bị đo Tesla Meter (30cm) 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 0 200 400 600 800 1000 1200 S2 Hình 4.7 Tương quan tín hiệu đo giữa thiết bị đo từ trường dùng nguyên lý Fluxgate với thiết bị đo Tesla Meter (32cm) Nhân xét Đường thẳng trên đồ thị biểu diễn sự tương quan tuyến tính giữa hai số liệu đo được bằng thực nghiệm Tuy nhiên đầu dò từ trường dùng nguyên lý Fluxgate rất nhạy với các tín hiệu nhỏ, bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động từ trường bên ngoài hệ đo vì vậy mà sai số có phần lớn hơn so với phép đo trước. 20

độ nở dài độ nở dài Ta có thể kết luận rằng: + Máy đo từ trường dùng nguyên lý Fluxgate rất nhạy với các tín hiệu nhỏ. + Máy đo từ trường dùng hiệu ứng Hall kém nhậy hơn không phát hiện được các tín hiệu nhỏ. 4.4 Khảo sát sensor đo dịch chuyển nhỏ 4.4.1 Khảo sát sự nguội đi của thanh nhôm bằng sensor dịch chuyển ngang - Thí nghiệm - Số liệu đo trên được biểu thị bằng các đồ thị sau Lần 1 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 0 50 100 150 thoi gian Hình 4.7 Quá trình nguội của thanh nhôm đo bằng sensor dịch chuyển nhỏ (Lần 1) Lần 2 200 180 160 140 120 100 80 60 40 20 0 0 50 100 150 200 250 thoi gian Hình 4.8 Quá trình nguội của thanh nhôm đo bằng sensor dịch chuyển nhỏ (Lần 2) 21

Kết luận: - Sensor đo dịch chuyển ngang rất nhạy với các tín hiệu nhỏ điều này có thể giúp ích cho việc kiểm soát sự giãn nở vì nhiệt của các cây cầu, đường sắt hoặc trong các vật liệu xây dựng 4.4.2 Khảo sát dịch chuyển của vật nặng ở các vị trí khác nhau bằng sensor dịch chuyển dọc - Thí nghiệm Đặt một vật nặng khối lượng M lên sensor đo dịch chuyển dọc, dùng thước chia đều khoảng cách trên thanh dịch chuyển. Dịch chuyển vật nặng M lần lượt từ trong ra ngoài, sensor dịch chuyển dọc sẽ phát hiện được sự dịch chuyển nhỏ khi thay đổi khoảng cách vật nặng bằng sự thay đổi chiều cao của sensor. Ta có thể ghi được các giá trị thay đổi của sensor thông qua máy đo dịch chuyển nhỏ. - Các số liệu trên được biểu diễn bằng các đồ thị tương ứng sau: Lần 1 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Lần 2 Hình 4.9 Sự phụ thuộc của tín hiệu đo vào khoảng cách (Lần 1) 22

1000 900 800 700 600 500 400 300 200 100 0 0 5 10 15 20 Hình 4.10 Sự phụ thuộc của tín hiệu đo vào khoảng cách (Lần 2) Nhận xét: - Nhìn vào các đồ thị trên ta có thể thấy sự thay đổi chiều cao của sensor tăng tuyến tính theo khoảng cách. Với hệ số tương quan rất cao. - Từ kết quả này ta có thể thấy rằng sensor dịch chuyển nhỏ rất nhạy với sự thay đổi khoảng cách nhỏ, điều này có thể ứng dụng vào việc đo sự dịch chuyển của các cây cầu bị nén giãn theo phương dọc. 4.5 Khảo sát tín hiệu của sensor quang - Thí nghiệm + Mẫu 1: Sensor quang được làm từ PbS với vùng nhạy phổ là λ = 0,3 4 μm + Mẫu 2: Sensor quang được làm từ Ge pha Cu với vùng nhạy phổ là λ = 2 20 μm - Kết quả số liệu đo 23

Hình 4.11 Tín hiệu thu được của sensor quang ở 5s chiếu sáng và 5s che tối(mẫu 1) Hình 4.12 Tín hiệu thu được của sensor quang ở10s chiếu sáng và 10s che tối(mẫu1) Hình 4.13 Tín hiệu thu được của sensor quang ở 5s chiếu sáng và 5s che tối (Mẫu2) Hình 4.14 Tín hiệu thu được của sensor quang ở 10s chiếu sáng và 10s che tối(mẫu2) - Nhận xét Khi thay đổi các nguồn sáng khác nhau chiếu vào sensor quang, máy tính đã ghi nhận được sự thay đổi về cường độ nguồn sáng và thời gian tác động của nguồn sáng. Điện trở của các mẫu sensor thay đổi khi thay đổi cường độ chiếu sang vào sensor quang 24

KẾT LUẬN Sau quá trình làm luận văn, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tập trung nghiên cứu và thực hiện nội dung khoa học đề ra cho luận văn và thu được một số kết quả chính như sau: 1. Nghiên cứu tổng quan về sensor, phân loại theo chức năng, mục đích sử dụng,nghiên cứu về các đặc trưng trong chế độ tĩnh và chế độ hoạt động của sensor. 2. Nghiên cứu tổng quan hiện tượng chuyển đổi tín hiệu vật lý nói chung, chuyển đổi tín hiệu không điện sang điện nói riêng, đặc biệt là chuyển đổi tín hiệu từ sang điện. 3. Nghiên cứu ứng dụng của sensor nhiệt độ dùng chuyển tiếp PN, sensor dịch chuyển nhỏ dùng cảm biến vi sai, sensor từ trường dùng hiệu ứng Hall, sensor từ trường Fluxgate vào thiết bị đo. 4. Sử dụng hệ đo tự động khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của chuyển tiếp bán dẫn pn, khảo sát sự tương quan tín hiệu giữa đầu dò tự chế và Tesla Meter. Khảo sát từ trường dùng sensor Fluxgate, sensor đo dịch chuyển nhỏ, sensor quang.các kết quả thực nghiệm thu được phù hợp với tính toán lý thuyết. Hệ đo được xây dựng đã vận hành tin cậy và ổn định, đảm bảo độ nhạy, độ phân giải cần thiết để ứng dụng vào thực tiễn trong một số lĩnh vực như quan trắc môi trường, theo dõi địa từ của trái đất, dự báo thời tiết,v.v Với những kết quả ban đầu này, hệ đo có khả năng kết nối mạng hình thành mạng lưới các sensor trải rộng trong phạm vi thời gian và không gian lớn, cập nhật liên tục các thông số về máy chủ tại trung tâm để xử lý tự động dữ liệu đo References A. Tiếng Việt [1] Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Thế Khôi, Vũ Ngọc Hồng (1977), Giáo trình điện đại cương tập 3- NXBGD, Hà Nội. [2] Lưu Tuấn Tài (2008), Giáo trình Từ học, NXBĐHQG, Hà Nội. [3] Ngạc Văn An (chủ biên), Đặng Hùng, Nguyễn Đăng Lâm, Lê Xuân Thê, Đỗ Trung Kiên (2006), Vô tuyến điện tử, NXBGD, Hà Nội. [4] Phùng Hồ, Phan Quốc Phô (2001), Giáo trình Vật lý bán dẫn, NXBKHKT, Hà Nội. [5] Lê Xuân Thê (2006), Dụng cụ bán dẫn và vi mạch, NXBGD, Hà Nội. [6] Đỗ Xuân Thụ (1999), Kỹ thuật điện tử, NXBGD, Hà Nội. [7] Phạm Quốc Triệu, Phương pháp thực nghiệm Vật lý, Giáo trình khoa Vật lý, trường ĐH Khoa học Tự Nhiên, Hà Nội. [8] Phan Quốc Phô (chủ biên), Nguyễn Đức Chiến, Giáo trình cảm biến, NXBKHKT. 25

B. Tiếng Anh [9] M.J. Usher and D.A. Keating (1991), Sensor and transducers:characteristics, application, instrumentation, interfacing, VCH, Weinheim, Germany. [10] W. A. Geyger (1964), Nonlinear-Magnetic Control Devices, New York: McGraw-Hill. [11] Jacob Fraden (2003), Handbook of Modern Sensors, Advanced Monitors Corporation San Diego, California [12] Davis (2004). Handbook of Engineering tables, Editor-in-Chief Richard C. Dorf University of California. [13] H. J. Goldsmid and G. S. Nolas (2001), A review of the New Thermoelectric Materials, p. 1-6. [14] D. Saha, A. D. Sharma, A. Sen, and H. S. Maiti (2002), Masterials Letters 55, 403-406. [15] R. Kohler, N. Neumann, N. Hess, R. Bruchhaus, W. Wersing, and M. Simon (1997), Ferroelectrics 201, 83-92. [16] W. Kwaitkawski and S. Tumanski (1986), The permalloy magnetoresistive sensorsproperties and applications, J. Phys. E: Sci. Instrum., 19, 502 515. [17] F. Primdahl (1979), The fluxgate magnetometer, J. Phys. E: Sci. Intrum., 1, 242-253. [18] Pham Quoc Trieu, Nguyen The Nghia, Do Gia Tung (2011), Study on manufacture the device for detecting small magnetic field fuctuation, The 2011 International Conference on Integrated Circuits and Devices in Vietnam, 8-18 August, 2011. [19] C. M. Falco and I. K. Schuller (1981), SQUIDs and their sensitivity for geophysical applications, SQUID Applications to Geophysics, The society of Exploration Geophysics, 13-18. 26