Nghiên cứu phân hủy cao su phế thải bằng phương pháp hóa nhiệt xúc tác Phạm Hoàng Giang Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

4 Buoc So Cuu Can Lam Ngay Khi Bi Cho Can

HỆ QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ THCS XANH TUỆ ĐỨC NĂM HỌC NUÔI DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CULTIVATING MORALITY TRAU DỒI TRÍ TUỆ ENRICHING WISDOM RÈN LU

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

KCT dao tao Dai hoc nganh TN Hoa hoc_phan khung_final

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Tờ Dữ Liệu An Toàn ĐOẠN 1 NHẬN DIỆN SẢN PHẨM VÀ CÔNG TY Regal R&O 32, 46, 68, 100 Sử dụng sản phẩm: Dầu tuần hoàn (Các) số sản phẩm: , , 2

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74, Số 5, (2012), CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

ENews_CustomerSo2_

THỰC HIỆN MỤC TIÊU NDC CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐÔ THỊ Báo cáo chuyên sâu số 02/ Việt Nam/ tháng 03 năm 2019

CHÍNH PHỦ

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Tác giả: Lê Hoàng Việt Trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các trang web của Đại Học Catolica, Bồ Đào Nha

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

Ngày sửa đổi: 04/04/2018 Sửa đổi: 19 Ngày thay thế: 25/04/2017 PHIẾU AN TOÀN DỮ LIỆU TITANIUM PUTTY (Ti) HARDENER. PHẦN 1: Nhận dạng chất/ hỗn hợp chấ

TẠP CHÍ HÓA HỌC T. 53(3) THÁNG 6 NĂM 2015 DOI: / ẢNH HƯỞNG CỦA NANOCLAY ĐẾN TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU POLYME COMPOZIT

BỘ CÔNG THƯƠNG

Ngày sửa đổi: 04/04/2018 Sửa đổi: 5 Ngày thay thế: 12/01/2017 PHIẾU AN TOÀN DỮ LIỆU ULTRA QUARTZ SURFACE PRIMER RESIN PHẦN 1: Nhận dạng chất/ hỗn hợp

TOM TAT NHU HC.doc

BỘ Y TẾ

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

MỤC LỤC * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GIỚI THIỆU 1 TRIẾT LÝ KINH DOANH 2 DỊCH VỤ 3 CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU 4 THIẾT BỊ BẾP 5 BẾP Á CÔN

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Toán Ứng Dụng Biên tập bởi: PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU Số: 410/QĐ-BVU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bà Rịa-Vũng Tàu, n

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

BAN TỔ CHỨC GS.TS. Nguyễn Đông Phong - Hiệu trưởng, Trưởng ban GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng, Phó Trưởng ban TS.Trần Mai Đông - Trưởng ph

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

Các công trình Khoa học công bố trên các tạp chí trong nước - Năm 2015 Stt Tên tác giả Tên bài báo Tạp chí 1. Một số biện pháp giảm nghèo bền vững Tạp

Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Bởi: Voer Cpas Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Người hướng dẫn

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

F6U55Series[Y][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-11.pdf F6U55Series[C][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-09.pdf F6U55Series[M][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-10.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT Nguyễn Hải An NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIẢI PHÁP THU HỒI DẦU TAM CẤP BẰNG BƠM ÉP CO2 CHO TẦNG MÓNG NỨT

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

QUY TẮC ỨNG XỬ

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Microsoft Word - Pham Van Tuan - LLKH. FINAL doc

Ngày sửa đổi: 03/04/2018 Sửa đổi: 14 Ngày thay thế: 28/04/2017 PHIẾU AN TOÀN DỮ LIỆU PLASTIC STEEL 5 MINUTE PUTTY (SF) RESIN PHẦN 1: Nhận dạng chất/ h

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

1. Họ và tên: TRẦN THANH HẢI TÙNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 2. Năm sinh: Nam/Nữ: Nam 4. Học hàm: PGS Năm được phong: 2009 Học vị: TS Năm đạt học vị: 19

untitled

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

MỞ ĐẦU

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SAN HÔ THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT CHO VÙNG BIỂN VIỆT NAM Dư Văn Toán Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo

Phiếu An toàn Hóa chất Trang: 1/9 BASF Phiếu An toàn Hóa chất Ngày / Đã được hiệu chỉnh: Phiên bản: 4.0 Sản phẩm: Cromophtal Red K 4035 (30

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

1

PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT Ngày phát hành/ngày hiệu chỉnh I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT 28 Tháng Ba 2019 Phiên bản 1.02 Mã sản phẩm Tên sản phẩm Cać cách khać để

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

17. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT O TO.doc

Phong thủy thực dụng

Q2367Series[B][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-18.pdf Q2367Series[C][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-30.pdf Q2367Series[M][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-34.pdf

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HOÀN HẢO Địa chỉ: Số 25 ngõ 42 phố Đức Giang, P.Đức Giang, Q.Long Biên, TP Hà Nội Điện thoại: ;

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018

TÁC GIẢ: TIẾN SĨ GIANG BỔN THẮNG THÔNG ĐIỆP CỦA NƯỚC Việt dịch: Nhóm Cư Sĩ Diệu Âm

ÑAÏI HOÏC CAÀN THÔ BẢN TIN ĐẠI HỌC CẦN THƠ - CTU NEWSLETTER SỐ 05 ( )

Ngày sửa đổi: 03/04/2018 Sửa đổi: 12 Ngày thay thế: 25/04/2017 PHIẾU AN TOÀN DỮ LIỆU 1 MINUTE EPOXY GEL RESIN PHẦN 1: Nhận dạng chất/ hỗn hợp chất và

Tủ lạnh Hướng dẫn sử dụng RT53K*/RT50K*/RT46K*/RT43K* Thiết bị không có giá đỡ Untitled :23:47

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê


26 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGHỊ ĐỊNH Quy định xử phạt vi

AR75-A1(2017) OK

Vietnamese Luồn Ống Thông Tiểu Của Quý Vị Inserting Your Own Urinary Catheter Hướng Dẫn Tự Luồn Ống Thông cho Nữ Giới Self-Catheterization Instruction

Microsoft Word - TT lu?n án TS. Huy?n.doc

Ngày sửa đổi: 04/04/2018 Sửa đổi: 5 Ngày thay thế: 13/01/2017 PHIẾU AN TOÀN DỮ LIỆU ULTRA QUARTZ SURFACE PRIMER HARDENER PHẦN 1: Nhận dạng chất/ hỗn h

- Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! Sở Giáo dục - Đào tạo Đồng Nai THI THỬ TH

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THU HỒI NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BI

CHINH PHỤC MỌI NẺO ĐƯỜNG NHÀ SẢN XUẤT SĂM LỐP HÀNG ĐẦU VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2 18 CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

Sự Cám Dỗ Tác giả: David Batty Sổ tay giáo viên Tái bản lần thứ năm

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Hướng dẫn nâng cao kiến thức cho người xem theo từng video một

PHỤ LỤC 17

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

51649Series[Y][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-19.pdf 51649Series[M][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-19.pdf 51649Series[C][3]-SDS_VIETNAM-Vietnamese-20.pdf

Luan an ghi dia.doc

untitled

(Microsoft Word - B\300I 5. LE THOI TAN, NGUYEN DUC CAN _CHE BAN L1 - Tieng Anh_.doc)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Lựa chọn công nghệ trong Quản lý chất thải rắn bền vững Nghiên cứu điển hình tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tác giả Nguyễn Thị

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 89/2018/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - T

Hướng dẫn an toàn và thoải mái

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

Bản ghi:

Nghiên cứu phân hủy cao su phế thải bằng phương pháp hóa nhiệt xúc tác Phạm Hoàng Giang Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TS. Đỗ Quang Huy Năm bảo vệ: 2012 Content Abstract. Thử nghiệm nghiên cứu quá trình cracking cao su phế thải trên xúc tác zeolit, tập trung vào một số vấn đề sau: khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình cracking cao su phế thải. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ phần trăm xúc tác so với lượng cao su đến hiệu suất quá trình cracking cao su phế thải. Xác định đặc điểm hỗn hợp dầu thu được sau phản ứng. Đánh giá tính chọn lọc của xúc tác đên phản ứng phân hủy nhiệt đối với cao su. Keywords. Khoa học môi trường; Xử lý rác thải; Cao su phế liệu; Phương pháp hóa nhiệt xúc tác Chương 1: Tổng quan Cao su là hợp chất cao phân tử mà mạch phân tử của nó có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng và được cấu tạo từ một loại hoặc nhiều loại mắt xích có cấu tạo hoá học khác nhau được lặp đi lặp lại nhiều lần. Cao su là loại vật liệu có tính chất vô cùng quý giá. Khác với các vật thể rắn, cao su có độ bền cơ học thấp hơn, nhưng đại lượng biến dạng đàn hồi lớn hơn nhiều lần. Khác với các chất lỏng được đặc trưng bởi độ bền cơ học rất nhỏ và đại lượng biến dạng chảy nhớt không thuận nghịch lớn, cao su trong nhiều lĩnh vực được sử dụng như một vật liệu chịu lực có đại lượng biến dạng đàn hồi nhỏ. Hỗn hợp cao su là một hệ thống dị thể nhiều cấu tử. Cũng như các hệ thống hoá học khác, các tính chất cơ, lý, hoá đặc trưng cho hợp phần cao su phụ thuộc vào bản chất hoá học các cấu tạo, kích thước hay mức độ phân tán các cấu tử trong khối cao su. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng một tỷ lốp xe được thải ra. Hầu hết chất thải từ cao su rất khó phân hủy, phải mất khoảng vài chục năm nó mới có khả năng phân hủy trong đất. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng ở Mỹ, mỗi năm có hơn 300 triệu chiếc lốp ô tô với khối

lượng là gần 4,6 triệu tấn được thải ra và hơn 2 tỷ chiếc lốp hiện đang nằm trong các hố rác, các kho chứa trên khắp cả nước. Còn ở Anh hàng năm có tới 40 triệu lốp phế thải, 2/3 số lốp đó bị đẩy ra bãi rác hoặc bị thải bỏ trái luật, tạo ra nhiều nguy cơ rất nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Một số số liệu khác cho thấy năm 2007, ở Châu Âu đã thải bo gần 3,4 triệu tấn săm, lốp. Các nước Châu Á có mức thải bỏ ít hơn. Tuy nhiên riêng Nhật Bản cũng đã có t ới gần một triệu tấn phế thải cao su. Các cơ quan chức năng của Mỹ cảnh báo rằng, cao su phế thải đang nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề môi trường hàng đầu thế giới. Hằng năm, lượng săm lốp xe phế thải tăng lên đáng kể vì tiêu chuẩn cho sự đi lại của con người vẫn là các loại xe cơ giới. Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu cho sự di chuyển ngày càng tăng thì lốp xe bị vứt bỏ ngày càng nhiều. Một trong những giải pháp xử lý cao su phế thải ở đây là đốt bỏ chúng, hình 1.3. Chỉ riêng ở California 42 triệu lốp xe đã qua sử dụng được thải ra mỗi năm, và trong đó 75% số lốp này được tái sử dụng, số còn lại là 25% khoảng 10 triệu lốp xe đang lấp dần các bãi đất trống. Hiện nay California Integrated Waste Management Board (CIWMB - Ban quản lý chất thải tổng hợp California) đang cố gắng làm số lượng này bằng việc gom các lốp xe đã thải ra và sử dụng chúng trong việc làm nên các con đường mới, chuyển đổi các sản phẩm phế thải này vào đường bê tông nhựa cao su hóa. Hiện nay vẫn chưa có bất cứ một thống kê đầy đủ nào về tổng lượng cao su phế thải hàng năm ở Việt Nam, cũng như tác động của chúng đến môi trường. Tuy nhiên có thể dự đoán con số này rất lớn, với trên 15 triệu xe gắn máy, 10 triệu xe đạp, gần 500 ngàn xe ô tô, cộng với lợi thế của một vùng nguyên liệu cao su thiên nhiên rộng lớn, Việt Nam hiện đang được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng của ngành sản xuất săm lốp, đồng thời cũng sẽ là một nguồn thải cao su phế thải khổng lồ. Trung bình hàng năm, tính riêng cho tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã thải ra khoảng 228 tấn lốp ô tô cũ, chưa tính đến lốp xe máy hay các loại cao su phế thải khác. Hầu hết chất thải là cao su phế thải rất khó phân hủy, bền vững trước tác nhân hóa học, sinh học, vật lý và phải mất khoảng vài chục năm nó mới có khả năng phân hủy vào trong đất. Mặt khác do hình khối của phế thải, nên chúng chiếm thể tích lớn, vì vậy nếu chôn lấp chúng có thể làm phá vỡ cấu trúc của bãi chôn lấp. Nếu sử dụng phương pháp đốt cao su phế thải ở nhiệt độ cao thì rất khó kiểm soát mức độ gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất. Vì vậy, với sự gia tăng về lượng cao su phế thải như hiện nay, thì các loại rác khó phân hủy như cao su cần phải có hướng xử lý mới để tận dụng nguồn nguyên liệu này hoặc hạn chế đến mức thấp nhất tác động của loại chất thải này đối với môi trường. Cao su co câ u taọ tư ca c ma ch polyme cao phân tư, dươ i ta c duṇg cu a nhiêt đô cao chúng có thể bị phâ n hu y trơ tha nh ca c ma ch hydrocacbon nho hơn. Nghiên cư u qua triǹh phân hu y cao su dươ i ta c duṇg cu a nhiêt đô va xu c ta c la hươ ng đi đươ c ca c nha khoa ho c ưu tiên lưạ choṇ thay thê cho ca c phương pha p xư ly truyê n thô ng nh ư chôn lấp, đốt đang gă p nhiê u vâ n đê liên quan đ ến ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nê u tâṇ duṇg đươ c ca c sa n phâ m của quá trình phân hủy nhiệt cao su, có thể thu được một nguồn nhiên liệu lớn, đáp ứng đươ c môt phâ n nhu câ u nhiê n liệu hiêṇ nay. Trong khi đó, ở Việt Nam số lượng các công trình nghiên cứu tận dụng nguồn nguyên liệu là săm lốp phế thải vào các mục đích khác nhau còn hạn chế. Do vậy, để đóng góp vào hướng nghiên cứu này chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là: Nghiên cứu xử lý cao su phế thải bằng phương pháp hóa nhiệt xúc tác Các nội dung chính của luận văn:

Thử nghiệm nghiên cứu quá trình cracking cao su phế thải trên xúc tác zeolit, trong đó tập trung vào một số vấn đề sau: - Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình cracking cao su phế thải. - Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ phần trăm xúc tác so với lượng cao su đến hiệu suất quá trình cracking cao su phế thải. - Xác định đặc điểm hỗn hợp dầu thu được sau phản ứng. - Đánh giá tính chọn lọc của xúc tác đên phản ứng phân hủy nhiệt đối với cao su. Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là săm cao su phế thải, ở đây lựa chọn loại cao su phế thải là săm xe máy được sản xuất tại nhà máy Cao su Sao Vàng có nguồn gốc là cao su tự nhiên (isopren) có bổ sung cao su buna và hệ xúc tác chứa zeolit và bentonit. Để tiến hành nghiên cứu phân hủy cao su, đã sử dụng hệ thống thiết bị được mô tả ở hình sau Hình 2.2. Sơ đồ hệ thống thiết bị dùng để nghiên cứu phân hủy nhiệt xúc tác đối với cao su 1. Bình khí nitơ; 2. Ống phản ứng thạch anh; 3. Lò gia nhiệt; 4. Ống dẫn sản phẩm phản ứng; 5. Sinh hàn; 6. Bình cầu; Các bước thực nghiệm: Xử lý cơ học ban đầu: săm cao su phế thải được rửa sạch, sấy khô tại 110 o C, cắt nhỏ tới kích thước nhỏ hơn 2mm. Tạo hỗn hợp của zeolit với khoáng sét bentonit theo tỉ lệ zeolit:bentonit là 1:10. [1] Trộn lẫn cao su đã cắt nhỏ ở trên với hỗn hợp xúc tác zeolit-bentonit theo các tỷ lệ khối lượng khác nhau là 1:2; 1:3 và 1:10. Tiến hành phản ứng nhiệt phân cao su phế thải tại các nhiệt độ cho trước là 350; 400; 450; 500 và 550 C. Lấy 10 g cao su đã xử lý trộn lẫn với xúc tác theo tỷ lệ đã nêu trên. Cho hỗn hợp vào ống thạch anh theo thứ tự bông thủy tinh, hỗn hợp phản ứng. Trước khi tiến hành phản ứng cho qua ống phản ứng khí N 2 sạch khoảng 15 phút để đuổi hết khí O 2 ; tốc độ dòng khí nitơ là 1 lít/phút; nâng dần nhiệt độ lò đến nhiệt độ đã chọn với tốc độ gia nhiệt là 10 o C/phút; thời gian phản ứng được khảo sát là 4 giờ. Sản phẩm phản ứng được hấp thụ vào 100 ml toluen. Sau khi phản ứng kết thúc, giảm nhiệt độ của lò về nhiệt độ phòng, duy trì dòng khí N 2 sạch qua toàn bộ hệ thống trong vòng 15 phút nữa. Trong quá trình thực hiện pha n ư ng luôn gi ữ

nhiệt độ lò ở một nhiệt độ nhất định nhờ bộ cảm ứng từ. Hỗn hợp dầu và toluen thu được mang đi phân tích trên GC-MS. Từ các sản phẩm sau phản ứng thu được cho phép tính toán khối lượng các sản phẩm rắn, lỏng và khí tạo thành. Sản phẩm lỏng sẽ được đem cất và phân tích GC-MS để xác định thành phần các chất của sản phẩm dầu lỏng cũng như thành phần các chất trong sản phẩm chưng cất dầu lỏng. Mẫu khí được hấp phụ qua cột than hoạt tính và phân tích GC-MS để xác định thành phần các chất có trong mẫu. Hỗn hợp rắn sau phản ứng nhiệt phân được phân tách qua rây phân tử nhằm tách xúc tác và phần còn lại của cao su. Xúc tác và phần còn lại của cao su được chụp phổ XRD và ảnh SEM để xác định thành phần và tính chất của chúng. Chương 3: Kết quả và thảo luận Nghiên cứu về nhiệt phân cao su cho thấy thành phần rắn thu được giảm dần khi nhiệt độ tăng, hiệu suất phản ứng tăng mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 350 đến 450 o C, sau đó hiệu suất phản ứng tăng chậm hơn. Thông thường, hàm lượng cao su có trong săm lốp hay các sản phẩm cao su khác vào khoảng 60% 65%, như vậy có thể đánh giá, ở nhiệt độ cao hầu như toàn bộ lượng cao su đã được phân hủy nhiệt hoàn toàn và chuyển thành dạng lỏng và khí. Một phần các thành phần khác có trong cao su phế thải như chất độn, lưu huỳnh... đã được chuyển hóa vào phần lỏng hoặc khí của sản phẩm phản ứng. Quá trình phân hủy cao su đã diễn ra hoàn toàn ở nhiệt độ trên 500 o C. Khi nhiệt độ tăng trong khoảng 350 450 o C thì lượng sản phẩm dầu lỏng thu được cũng tăng theo, tuy nhiên sau đó khi nhiệt độ phản ứng tiếp tục tăng thì lượng dầu thu được lại giảm đi. Tỉ lệ phần trăm sản phẩm lỏng thu được lớn nhất tại nhiệt độ 450 o C, chiếm khoảng 42% khối lượng sản phẩm. Có thể giải thích quá trình này là do khi nhiệt độ tăng quá cao, phản ứng diễn ra theo chiều hướng phân hủy sâu, tạo thành các sản phẩm khí. Tỉ lệ sản phẩm khí thu được ở khoảng nhiệt độ trước 450 o C khá đều nhau, nằm trong khoảng 20-25%. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng lên trên 450 o C, lượng khí sinh ra tăng cao, thậm chí đạt tới khoảng 50% thành phần khối lượng so với cao su ban đầu tại nhiệt độ 550 o C. Điều này có thể được giải thích do ở trên 450 o C, phản ứng phân hủy hidrocacbon diễn ra sâu hơn chuyển hóa mạnh thành các parafin và olefin có trọng lượng phân tử thấp Về mặt lý thuyết phản ứng phân hủy đối với các hydrocacbon dưới tác dụng của nhiệt nói chung là loại phản ứng xảy ra với độ chuyển hoá cao. Trong điều kiện áp suất cao cũng như áp suất thấp, cân bằng phản ứng chuyển hoàn toàn về phía tạo thành các hydrocacbon có trọng lượng phân tử thấp, thậm chí có thể tạo thành hydro. Đối với các parafin và olefin có trọng lượng phân tử thấp (C 2, C 3, C 4 ) phản ứng phân hủy xảy ra trong điều kiện nhiệt độ cao hơn. Các hydrocacbon olefin có trọng lượng phân tử thấp có thể tham gia các phản ứng trùng hợp ở điều kiện áp suất cao khoảng trên 15 atm và nhiệt độ dưới 500 o C. Về phương diện nhiệt động phản ứng trùng hợp không thể xảy ra ở áp suất thấp (gần áp suất khí quyển) và nhiệt độ cao hơn 500 o C, nếu có xảy ra thì độ chuyển hoá không đáng kể. Các hydrocacbon mạch dài cũng có thể bị khử hydro tạo thành hydrocacbon thơm. Như vậy, dựa vào kết quả xác định độ giảm khối lượng thu được ở trên, bảng 3.1, có thể thấy quá trình xử lý cao su ở nhiệt độ càng cao thì hiệu suất càng cao, và cao nhất ở nhiệt độ 550 o C thì quá trình phân hủy cao su đã diễn ra hoàn toàn, mà không cần phải khảo sát ở các nhiệt độ cao hơn.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, ở nhiệt độ cao (trên 500 o C), phản ứng phân hủy cao su diễn ra sâu, và tạo thành các olefin và parafin mạch ngắn, giảm sản phẩm dầu lỏng. Nếu quá trình phân hủy cao su ở điều kiện nhiệt độ vừa phải, thấp hơn 500 o C, thì sự phân hủy cao su xảy ra nhưng cấu trúc của chất thay đổi rát ít, giống như khi nhiệt nguyên liệu có đặc tính của parafin rắn; sản phẩm thu được trong điều kiện này chủ yếu là parafin và olefin mạch thẳng. Sản phẩm thu được từ quá trình nhiệt phân xúc tác cao su cho thấy sự tương đồng về tỉ lệ ba thành phần rắn, lỏng, khí ở các điều kiện tỉ lệ xúc tác khác nhau. Như vậy có thể khẳng định, quá trình hình thành sản phẩm khí và dầu không bị ảnh hưởng bởi xúc tác mà ảnh hưởng chủ yếu là do nhiệt độ của quá trình phân hủy nhiệt. Từ kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, nhiệt độ tối ưu cho quá trình phân hủy nhiệt đối với cao su và tỉ lệ sản phẩm dầu lỏng thu được là 450 o C. Ở nhiệt độ thấp hơn 450 o C, phản ứng phân hủy cao su diễn ra chưa triệt để; còn ở nhiệt độ cao hơn 450 o C thì phản ứng diễn ra sâu, tạo thành nhiều sản phẩm khí. Quá trình phân hủy nhiệt đối với cao su không bị ảnh hưởng bởi xúc tác; xúc tác ở đây chỉ đóng vai trò ở giai đoạn trung gian của phản ứng bẻ gãy mạch hydrocacbon và định hướng hình thành các sản phẩm nhất định. Vai trò của xúc tác sẽ được đánh giá sâu hơn khi phân tích các sản phẩm thu được sau phản ứng, đặc biệt là khả năng chuyển hóa phần chất lỏng chứa các hydrocacbon có trọng lượng phân tử cao thành các hydrocacbon có trọng lượng phân tử thấp. Kết quả thí nghiệm cho thấy tại các tỉ lệ xúc tác 1:2; 1:3; 1:10 hiệu suất tạo thành sản phẩm khí và dầu là như nhau, do đó, xúc tác không ảnh hưởng nhiều tới quá trình nhiệt phân cao su ban đầu. Tuy vậy, xúc tác đóng vai trò quyết định đến tỉ lệ xăng và dầu diezen trong sản phẩm dầu thu được, trong đó mẫu xăng thu được lớn nhất là 94,01%. Kết quả phân tích mẫu dầu sau phản ứng cho thấy mẫu dầu có thành phần chủ yếu là các hidrocacbon mạch thẳng, trong đó các hidrocacbon mạch ngắn được chưng cất ở phân đoạn nhở hơn 180 o C đặc trưng cho xăng chiếm phần lớn với mẫu thu được lớn nhất là 94,01%, tỉ lệ cặn và dầu nặng sau chưng cất (phân đoạn lớn hơn 350 o C) nhỏ. Kết quả phân tích GC-MS thu được cho thấy mẫu dầu thu được cũng lẫn khá nhiều hợp chất dẫn xuất của oxi, nitơ, lưu huỳnh và silan, trong đó các hợp chất chứa oxi là nhiều nhất chiếm khoảng 5%, tuy nhiên tỉ lệ oxi trong đó chỉ chiếm chưa tới là 1% tổng khối lượng, các hợp chất chứa lưu huỳnh hầu như chỉ xác định được dithioerythitol với hàm lượng lớn nhất trong các mẫu được phân tích chỉ chiếm 0,21%. Sản phẩm rắn của phản ứng phân hủy nhiệt đối với cao su chủ yếu là CaCO 3 chiếm 63,29%. Kết quả thu được cho thấy, xúc tác không ảnh hưởng tới quá trình phân hủy cao su ban đầu, độ giảm khối lượng của cao su sau phản ứng bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ xúc tác. Tuy nhiên, theo bảng 3.4 cho thấy tỉ lệ xăng tạo thành thu được cao hơn nhiều so với các thí nghiệm trước đó về nhiệt phân cao su phế thải. Như vậy, xúc tác chỉ tham gia vào giai đoạn tiếp theo của phản ứng nhiệt phân khi sản phẩm lỏng tạo thành tiếp xúc với xúc tác. Do đó, để đánh giá hiệu quả tiếp theo sau của quá trình phản ứng, ta chỉ cần xem xét nó như một quá trình cracking thông thường. Các quá trình cracking thông thường với nguyên liệu đầu vào là dầu nặng nhằm thu được sản phẩn hiệu quả hơn (thường là xăng) thường diễn ra ở nhiệt độ khoảng 500-600 o C, tuy nhiên, trong điều kiện phản ứng, khi tăng nhiệt độ, hiệu quả thu hồi dầu đốt lại giảm do

quá trình phân hủy nhiệt với cao su lại diễn ra sâu tạo nhiều khí. Ngoài ra, còn một yếu tố cần xem xét nữa là có hiện tượng phản ứng mạnh của các sản phẩm thu được với khoáng sét bentonit. Do đó, có thể đánh giá việc sử dụng vật liệu nền là bentonit cho hỗn hợp xúc tác có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm và chất lượng của xúc tác. Ngoài ra, có thể nhận thấy là tốc độ của phản ứng khi diễn ra trên bề mặt xúc tác khá nhanh khiến cho hiệu quả của xúc tác chưa cao so với mong muốn. Dựa vào các yếu tố trên, có thể thấy trong trường hợp này, thí nghiệm có thể tiếp tục được nghiên cứu, tuy nhiên cần phân lại thí nghiệm, theo đó, pha nhiệt phân cao su và cracking cần tách riêng, để quá trình cracking có thể kiểm soát được. References Tiếng Việt 1. Nguyễn Phi Hùng (2001), Nghiên cứu các chất xúc tác chứa zeolit ZSM-5 trong phản ứng cracking hydrocacbon, Luận án tiến sĩ hóa học, Hà Nội. 2. Nguyễn Hương, Dùng siêu âm để phân hủy lốp thải (Theo Chemmistry and Industry), Tạp chí công nghiệp hóa chất, Số 12, 2006. 3. Đinh Thị Ngọ (2001), Hóa học dầu mỏ và khí, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 4. Nguyễn Hữu Phú (2005), Cracking xúc tác, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Phạm Ngọc Quyên (2005), Giáo trình kỹ thuật phân tích vật lý, Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội. 6. Mai Tuyên (2004), Xúc tác zeolit trong hóa dầu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 7. GS.TS Đào Văn Tường (2006), Động học xúc tác, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 8. Trần Mạnh Trí (1979), Hóa học dầu mỏ và khí, Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. 9. Trung tâm kĩ thuật chất dẻo và cao su, Vấn đề cao su phế liệu, Nghiên cứu chuyển giao công nghệ 10. Ngô Phú Trù (1995), Kỹ thuật chế biến và gia công cao su, Trường Đai Học Bách Khoa Hà Nội. 11. Phạm Hùng Việt (2005), Cơ sở lý thuyết của phương pháp sắc ký khí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Tiếng Anh 12. Nguyen Quoc Anh (2008), Vietnamese tire industry, Rubber Plastic Manufacturer Ass, Vietnam. 13. Jatma (2007), Tyre industry of Japan. 14. G. San Miguel, J. Aguado (2005), Thermal and catalytic conversion of used tyre rubber and its polymeric constituents using Py-GC/MS, Chemical and Environmental Engineering Group, Spain.

15. P.t. Williams, I.F Elababa (2010), High yiel hydrogen from the pyrolysis-catalytic Gasification of waste tyres, Energy & Resources Research Institute, University of Leeds, Leeds, LS2 9JT, United Kingdom, Venice. 16. Etrma (2010), European Tyre and Rubber Industry. 17. Mu Mu Htay1, Mya Mya Oo2, (2008), Preparation of Zeolite Y Catalyst for Petroleum Cracking, World Academy of Science, Engineering and Technology 48. 18. M. Rofiqul Islam, M. Parveen, H. Haniu and M. R. Islam Sarker, (2010), Innovation in Pyrolysis Technology formanagement of Scrap Tire: a Solution of Energy and Environment, International Journal of Environmental Science and Development, Vol. 1, No. 1. 19. Rasul Jan, M. Jabeen, Farah, Shah, Jasmin, Mabood, Fazal, (2010) Thermal catalytic conversion of the used isobutyl isoprene rubber into valuable hydrocarbons, Postprints, Multi-Campus. 20. J.Kim, S.H. Ryu, Y.W.Chang. Mechanical and dynamic mechanical properties of waste rubber powder/hdpe composite. Journal of applied polymer science, Vol 77,2595-2602,2000. 21. Fazal Mabood, Rasul Jan, Arah Jabeen (2011), Catalytic Pyrolysis of Waste Inner Rubber Tube into Fuel Oil Using Alumina and Calcium Carbonate Base Catalysts, J. Chem. Soc. Pak., Vol. 33, No. 1,. 22. K.Onsri (2010), Co-liquefaction of Coal and Used Tire in Supercritical, Water Energy and Power Engineering, 2, 95-102. 23. Marek A. Wojtowicz, Michael A.Serio (1996), Pyrolysis of scrap tires: Can it be profitable, Advanced Fuel Research Inc,. 24. Rubber Manufacturers Association (2009), Scrap Tire Markets in the United States 9th Biennial Report. 25. O. Senneca, P. Salatino, R. Chirone (1998), A fast heating-rate thermogravimetric study of the pyrolysis of scrap tyres, Fuel, Vol. 78, Issue 13, 1575-1581