Microsoft Word - DOCAT28.docx

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - DOCAT26

Microsoft Word - DOCAT32

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Microsoft Word - DOCAT25.docx

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin CÔNG BỐ QUYỂN GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ÐƯỢC SOẠN THẢO TIẾP SAU CÔNG ÐỒNG CHUNG VA-TI-CA-NÔ II GIO-AN PHAO-1Ô, GIÁM MỤC,

Toång giaùo phaän Thaønh phoá Hoà Chí Minh

VĂN KIỆN CỦA TÒA THÁNH VỀ LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH I.Tòa Thánh công bố văn kiện mới về lý thuyết phái tính Vũ Văn An, 10/Jun/2019 Theo Gerard O Connell của

What is fundamental for being Christian (vietnamese)

Sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gửi Giáo Hội Việt Nam LTS : Gíao Hội Công Giáo sẽ tôn vinh cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên hàng chân phước và

Mở đầu

Sach

Bạn Tý của Tôi

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

SỰ SỐNG THẬT

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

CHÚA NHẬT LỄ ĐỨC MARIA MẸ THIÊN CHÚA Lời Chúa: (Lc 2, 16-21) Khi ấy, các mục tử ra đi vội vã đến thành Bêlem, và gặp thấy Maria, Giuse và hài

Layout 1

KHÁM PHÁ CHÍNH MÌNH, KHÁM PHÁ CHÚA KITÔ VÀ THA NHÂN

CHƯƠNG 10

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

1

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Microsoft Word - doc-unicode.doc

PHUÏNG VUÏ LÔØI CHUÙA

SỐNG HẠNH PHÚC - CHẾT BÌNH AN The Joy of Living - Dying in Peace Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14 Dịch: Chân Huyền ---o0o--- Nguồn Chuyể

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ”

TÌM HIỂU “TẬN THẾ & HỘI LONG HOA”

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

ĐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM QUA NHỮNG CHẶNG ĐÀNG THÁNH GÍA 1

THẦN HỌC & MỤC VỤ - GIỚI THIỆU MÔN HỌC

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Bồ Tát giới đệ tử Bành Tế Thanh luận (*) Việt Dịch: Sư Bà Hải Triều Âm ---o0o--- Nguồn Chuyển sang e

(Microsoft Word - Cham S\363c T\342m Linh_R.Ruthe_T\355n Nh\342n.doc)

6. Đức Chúa trời yêu thương Giăng 3:11-21 Tin Mừng theo Giăng Sinh ra một lần nữa vào một mối quan hệ hôn nhân Chính Đức Chúa trời đã chủ động vươn ra

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

SỰ SỐNG THẬT

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Code: Kinh Văn số 1650

Các hình thức nhập thế của đạo Phật

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Hoäi Doøng Meán Thaùnh Giaù Goø Vaáp

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

SỰ SỐNG THẬT

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

1 5. Bạn lại được sinh ra một lần nữa! Giăng 3: 1-12 Tin Mừng Theo Giăng Nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với câu nói này: Bạn lại được sinh r

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Microsoft Word - PrepPack_VN.docx

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Hiệp Thông

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

CHƯƠNG 1

ĐẠO CAO ĐÀI MỘT CON ĐƯỜNG HÒA HIỆP Tác giả: HT. BS. Bùi Đắc Hùm Chúng sanh có khuynh hướng say mê vật chất và sanh nghịch lẫn nhau để tranh giành quyề

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nguồn Động lực BÁO CÁO CỦA Sample Report Nguồn Động lực Bản đánh giá Phong cách động lực Báo cáo của: Sample Report Ngày: 08/06/2017 Bản quyền Copyrig

Mở đầu

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phần mở đầu

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Microsoft Word - THANG web

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - CL docx

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

Huấn Luyện Môn Đồ Đấng Christ ∣ Thiên Gia Vĩnh

DOI LOI PHAT DAY A5

Bài Giảng Đạo Kỷ Niệm Chúa Jêsus Phục Sinh (3)

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2017

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Microsoft Word - Bien Phan Than Khi Final Revised 4.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Tuyên Ngôn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Bản ghi:

DOCAT MỖI TUẦN MỘT ĐỀ TÀI TUẦN 28 HỌC THUYẾT XÃ HỘI VÀ ĐỨC TIN LIÊN QUAN VỚI NHAU NHƯ THẾ NÀO? Thánh Giacôbê nói: Đức tin không có việc làm là đức tin chết (Gc 2:26). Từ những lời này, chúng ta nhận ra rằng, đức tin của chúng ta không phải là một mớ những tín điều, nhưng là một nhân đức đối thần đưa chúng ta vào trong tương quan với Thiên Chúa. Tương quan này được dựa trên tình yêu chúng ta dành cho Thiên Chúa được diễn tả trong tình yêu dành cho người khác: vì khi các ngươi làm cho một trong những anh [chị] em bé nhỏ của ta là các ngươi làm cho chính ta (Mt 25: 40). Nhìn từ khía cạnh này, đức tin không chỉ đưa chúng ta vào trong tương quan tình yêu với Thiên Chúa, nhưng còn với anh chị em của chúng ta. Học thuyết xã hội của Giáo Hội được xem là sự diễn tả của đức tin công giáo qua đời sống tương quan với người khác. Nói cách khác, khi chúng ta cùng nhau diễn tả đức tin của mình qua việc sống đúng với bản tính xã hội của mình, chúng ta đã cùng nhau xây dựng một học thuyết xã hội Kitô giáo. Như vậy, giữa học thuyết xã hội và đức tin có một mối tương quan rất chặt chẽ, và chúng ta có thể nói là, không thể tách rời. Tương quan đó được diễn tả như thế nào? Chúng ta đọc thấy trong DOCAT những lời sau: Không phải ai hoạt động xã hội và tham gia chính trị mới là một Kitô hữu, nhưng một người khó mà tự gọi mình là Kitô hữu nếu không dấn thân vào xã hội. Tin Mừng dứt khoát dẫn người ta đến chỗ phải dấn thân cho tình yêu, công lý, tự do và hoà bình. Khi Đức Giêsu tuyên bố Nước Trời đã đến, Ngài không chỉ chữa lành và cứu mạng một số cá nhân, mà hơn thế, Ngài thiết lập một hình thức mới của cộng đồng một vương quốc của hoà bình và công lý. Chắc chắn chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể hoàn thành vương quốc ấy một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, các Kitô hữu cần phải góp phần kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Họ cần phải xây dựng cho con người một thành phố nhân đạo hơn vì đô thị này tương hợp nhiều hơn với Nước Trời (Tóm lược Học thuyết Xã hội, 63). Khi Đức Giêsu so sánh Nước Trời với men làm dậy lên cả khối bột lớn (Mt 13,33), Người muốn nói đến cách thức hành động của các Kitô hữu nên làm trong xã hội. Câu trả lời trong DOCAT về mối tương quan giữa học thuyết xã hội và đức tin chứa đựng những khẳng định sau: (1) bản chất của người Kitô hữu là dấn thân vào xã hội; (2) mạc khải là nền tảng vững chắc của học thuyết xã hội; (3) hành động của người Kitô hữu phải được gợi hứng bởi giá trị Tin Mừng hoặc giá trị của Nước Trời để xây dựng một thế giới dựa trên tình yêu, công lý, tự do và hoà bình. Chúng ta cùng nhau đào sâu hơn về ba điểm này.

Như chúng ta đã biết từ những bài học hỏi trước, con người là một chủ thể có tính xã hội. Trong ý định của Thiên Chúa, chúng ta được sinh ra để sống với và sống cho người khác. Chúng ta là những hữu thể phân biệt nhưng không tách biệt. Nói cách khác, chúng ta là những cá nhân với những khác biệt của riêng mình. Tuy nhiên, sự khác biệt đó không phải là lý do để tách chúng ta ra khỏi tương quan với người khác, nhưng là lý do để chúng ta liên đới, chia sẻ và bổ sung cho nhau hầu làm cho cuộc sống trở nên phong phú và tốt đẹp hơn. Nhìn từ khía cạnh này, chúng ta hiểu được câu khẳng định trong DOCAT, đó là bản chất của người Kitô hữu là dấn thân vào xã hội. Có một thời gian, Kitô giáo đã từng bị xem là tôn giáo chống lại sự phát triển của xã hội, và những người Kitô giáo là những người sống trong ảo tưởng của một thiên đàng mai sau. Vì lý do này, nhiều người xem Kitô giáo và khoa học là hai kẻ thù không đội trời chung. Chúng ta không chối bỏ việc Giáo Hội trong quá khứ cũng có những sai lầm trong phán quyết của mình về mối tương quan giữa đức tin và khoa học. Một ví dụ cụ thể là vụ án Galile Galileô. Tuy nhiên, chúng ta cần phải xem xét vụ án này trong bối cảnh thời đó, bối cảnh mà trong đó chính khoa học cũng chưa phát triển đủ để chứng minh những điều Galilê nói là sự thật. Chúng ta có thể nói rằng, sai lầm đến từ những cá nhân lấy danh nghĩa Giáo Hội để kết án người khác hơn là đến từ niềm tin tông truyền của Giáo Hội. Chúng ta cần biết rằng: đối với Giáo Hội, khoa học và tôn giáo [Kitô Giáo] không đối kháng nhau, nhưng bổ sung cho nhau vì hai lãnh vực hoạt động trên những nguyên tắc và định luật khác nhau. Khoa học dựa trên những định luật cân, đo, đong, đếm. Trong khi đó tôn giáo lại dựa trên định luật siêu hình và mạc khải. Thực sự khoa học và tôn giáo cần nhau như xác với hồn, như Albert Einstein, nhà vật lý học được coi là vĩ đại nhất của thế kỷ 20, đã phát biểu: Khoa học không có tôn giáo là mù lòa, tôn giáo thiếu khoa học là què quặt. Tôn giáo gắn liền với lý trí con người như Đức Gioan Phaolô nói: Đức tin và Lý trí được ví như đôi cánh giúp tâm trí con người vươn cao lên trong sự chiêm nghiệm chân lý. Chính Thiên Chúa đã in đặt nơi tâm khảm con người ước vọng tìm biết chân lý để cuối cùng con người được nhận biết Thiên Chúa, ngõ hầu nhờ nhận biết và yêu mến Người, con người sẽ đạt thấu được sự thật về mình cách đầy đủ (Thông Điệp về Đức Tin và Lý Trí ( Fides et ratio ). Và như Blaise Pascal (1623-1662) nói: Tất cả mọi cố gắng của khoa học không thể làm suy yếu những chân lý của tôn giáo, nhưng chỉ làm cho những chân lý ấy cất cánh cao hơn. Nếu chúng ta đọc lại lịch sử nhân loại, chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi nhận ra rằng, những khám phá vĩ đại nhất của con người về mọi lĩnh vực được thực hiện bởi những người có một đức tin sâu xa vào Thiên Chúa [hay thượng đế]. Một nhà khoa học vĩ đại cũng là một người có đức tin vĩ đại. Một người Kitô hữu nói chung và một nhà khoa học Kitô giáo nói riêng không phải là những người sống ngoài xã hội, nhưng là những thành viên tạo nên xã hội. Là thành viên trong xã hội, người Kitô hữu không thể không có ảnh hưởng trên xã hội và bị xã hội ảnh hưởng. Đây là mối tương quan hai chiều. Khẳng định đầu tiên trong DOCAT, không phải ai hoạt động xã hội và tham gia chính trị mới là một Kitô hữu, nhưng một người khó mà tự gọi mình là Kitô hữu nếu không dấn thân vào xã hội, chỉ ra cho chúng ta thấy rằng: để tham gia vào hoạt động xã hội và chính trị, chúng ta không cần phải là người Kitô hữu [vì quả thật nhiều anh chị em thuộc tôn giáo khác cũng tham gia hoạt động xã hội và chính trị nhiều khi mạnh hơn

chúng ta]. Tuy nhiên, để là một người Kitô hữu thật sự, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những vấn đề xã hội. Nói cách khác, tự bản chất, người Kitô hữu là những người dấn thân vào xã hội. Thật vậy, trong đời sống thường ngày của mình, chúng ta là những người làm việc trong những lãnh vực khác nhau của xã hội, có người là công nhân có người là nông dân, có người là kỹ sư, có người là bác sĩ, có người làm chủ có người làm công, v.v. Sự dấn thân của chúng ta trong các lãnh vực khác nhau của xã hội phải được gợi hứng bởi đức tin của chúng ta. Nói cách cụ thể, chúng ta có thể làm những công việc giống với anh chị em thuộc các tôn giáo khác, nhưng đức tin của chúng ta làm cho những gì chúng ta làm thuấm nhuần những giá trị Kitô giáo. Thánh Tôma Aquinô nói: Người nghệ nhân luôn để lại dấu ấn trên tác phẩm của mình. Người Kitô hữu cũng đóng ấn Kitô giáo trên tất cả những gì mình làm, để người khác nhìn vào công việc chúng ta thực hiện và nhận ra đây là công việc được thực hiện bởi một người Kitô hữu. Điều này diễn tả cách tuyệt diệu nguyên tắc triết học sau: hữu thể nào, hành động đó. Nói cách khác, hành động phải có sự tương đồng với hữu thể. Con người là một hữu thể có tính xã hội, thì hành động của con người cũng phải mang tính xã hội. Người Kitô hữu cũng là người như bao nhiêu người khác, nhưng đồng thời cũng là người Kitô hữu [người thuộc về Chúa Kitô]. Vì vậy, họ cũng là những hữu thể có tính xã hội, nhưng xã hội tính của họ lại mang đặc tính Kitô giáo. Hệ quả là hành động của họ cũng phải mang tính Kitô giáo. Điểm thứ hai trong đề tài học hỏi tuần này là mối tương quan giữa học thuyết xã hội và mạc khải. Nói theo lời của câu trả lời trong DOCAT là, mục đích của Tin Mừng [hay sứ điệp Nước Trời] là mời gọi con người dấn thân để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Như chúng ta đã chia sẻ trong DOCAT25, học thuyết xã hội của Giáo Hội được hình thành và phát triển qua thời gian. Mục đích chính của học thuyết xã hội là đọc các dấu chỉ của thời đại dưới ánh sáng của mạc khải. Liên quan đến điểm này, chúng ta tìm thấy những lời sau trong Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo: Học thuyết xã hội của Giáo Hội ban đầu không được dự tính là một hệ thống quy củ, nhưng được thành hình theo dòng thời gian, qua nhiều lần can thiệp của Huấn Quyền trước các vấn đề xã hội. Cách thức hình thành học thuyết ấy giúp chúng ta hiểu rằng có thể đã có vài thay đổi xảy ra liên quan tới bản chất, phương pháp và cơ cấu nhận thức của học thuyết. Với những lời ám chỉ đáng chú ý được đề cập đến trong Thông điệp Laborem Exercens, có một chỗ minh định rất rõ về điều này trong Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis: học thuyết xã hội của Giáo Hội không thuộc về lĩnh vực ý thức hệ, mà thuộc về lĩnh vực thần học, hay nói rõ hơn là thần học luân lý. Vì thế, chúng ta không thể định nghĩa học thuyết này theo những thông số của kinh tế và xã hội. Đó không phải là một hệ thống ý thức hệ hay một hệ thống thực dụng nhằm định nghĩa và khai sinh ra các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội, mà đó là một phạm trù riêng hoàn toàn. Đó là một sự trình bày chính xác những thành quả suy tư nghiêm túc về các thực tế phức tạp của đời sống con người, trong xã hội và trong trật tự quốc tế, dựa vào ánh sáng đức tin và truyền thống Giáo Hội. Mục đích chính của sự trình bày này là lý giải các thực tại ấy, xác định xem chúng có phù hợp hay không với đường hướng giáo huấn của Tin Mừng liên quan đến con người và thiên chức của con người, một thiên chức vừa trần thế vừa siêu việt; mục đích là để hướng dẫn người Kitô hữu biết cách cư xử cho đúng. 1 1 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 72.

Vì được phát triển theo dòng thời gian và dựa trên những thực tại xảy ra trong đời sống thường ngày của con người, học thuyết xã hội của Giáo Hội không phải là một mớ lý thuyết hoặc là một hệ thống hành động không có nền tảng vững chắc. Trái lại, học thuyết xã hội của Giáo Hội được đặt nền tảng trên mạc khải được tìm thấy trong Thánh Kinh và Thánh Truyền. Từ mạc khải, Giáo Hội rút ra ánh sáng và cảm hứng để hiểu, để phê phán và để hướng dẫn các kinh nghiệm của con người cũng như lịch sử. Trước tiên và trên hết là kế hoạch của Thiên Chúa đối với thế giới thụ tạo, và cách riêng, đối với đời sống và định mệnh của con người, đã được Chúa mời gọi hiệp thông với Ba Ngôi. 2 Những lời này chỉ ra cho chúng ta thấy rằng mục đích chính của học thuyết xã hội, hay cụ thể hơn, mục đích của việc dấn thân vào xã hội của chúng ta là không chỉ hiệp thông với nhau, nhưng sâu xa hơn là được hiệp thông vào đời sống thần linh của Ba Ngôi. Chính tại điểm này, chúng ta nhận ra nét đặc biệt của đức tin của mình [tin vào Chúa Ba Ngôi] trong tương quan với xã hội. Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo dạy chúng ta rằng: mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa là nền tảng cho tất cả những mầu nhiệm khác. Chúng ta đọc thấy như sau: Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu. Đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa, cội nguồn phát sinh mọi mầu nhiệm khác của đức tin và là ánh sáng chiếu soi các mầu nhiệm ấy. Đây là giáo huấn căn bản nhất và trọng yếu nhất theo phẩm trật các chân lý đức tin. Trọn lịch sử cứu độ chỉ là lịch sử về đường lối và các phương tiện mà Thiên Chúa chân thật và duy nhất là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dùng để tự mặc khải, để giao hòa và kết hợp với Người những ai từ bỏ tội lỗi. 3 Như chúng ta biết, đức tin là một hồng ân siêu nhiên được Thiên Chúa ban cho tín hữu để họ gắn bó trọn vẹn trong sự tự do và đón nhận những chân lý do Ngài mặc khải trong Đức Kitô. Như sách Giáo Lý định nghĩa: Đức Tin là sự gắn bó bản thân con người với Thiên Chúa, là tự do ưng thuận tất cả chân lý mà Thiên Chúa đã mặc khải. 4 Như vậy, đức tin thuộc về siêu nhiên, nghĩa là lấy siêu nhiên làm gốc, làm cơ sở để căn cứ, chứ không phải dựa trên lý trí hay giác quan, mặc dù đức tin vẫn diễn tiến qua trí năng và cảm giác hay cảm tính của con tim. Nhân đức siêu nhiên này được Thiên Chúa ban cho con người không điều kiện một khi con người khao khát tìm kiếm, dù rằng chỉ một sự ước muốn tiềm tàng diễn ra trong vô thức, trong một lương tâm ngay chính. Nó khác với niềm tin, là cái hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện của giáo dục, văn hóa, diễn ra nơi tinh thần tự nhiên và nơi tâm lý con người. Nhân đức siêu nhiên này được tiếp nạp qua trí tuệ (sự nhận thức), trong ý chí, trong ý hướng, trong những cảm thức siêu hình (siêu thức phú bẩm) và trong sự tự do của con người. Dù đức tin thuộc lãnh vực siêu nhiên, nhưng nó không đối nghịch với lý trí. Đức tin và lý trí đều có khởi nguồn từ Thiên Chúa. Nếu cả hai đến từ một nguồn, thì chúng không thể đối nghịch nhau vì Thiên Chúa không thể đặt vào trong chúng ta hai nguyên lý đối kháng, vì như thế con người sẽ bị huỷ diệt. Thật vậy, đức tin tiếp nhận Lời Chúa và đem ra thực hành chính là đức tin đã hoạt động cùng với lý trí một cách rất hữu hiệu. Sự hiểu biết của đức tin, nhất là một đức tin 2 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 74. 3 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 234. 4 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, số 150.

dẫn tới hành động cụ thể, được tổ chức nhờ lý trí và tận dụng tất cả những gì lý trí cung cấp. Bao lâu còn là sự hiểu biết áp dụng vào hành động với những khía cạnh khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh và lịch sử, học thuyết xã hội cũng làm cho đức tin và lý trí xích lại gần nhau và là bằng chứng hùng hồn về mối tương quan phong phú giữa đức tin và lý trí ấy. 5 Giáo Hội công giáo nhìn đức tin và lý trí như hai con đường nhận thức khác nhau của học thuyết xã hội: con đường đức tin nhìn vấn đề xã hội dưới ánh sáng mạc khải, còn con đường lý trí nhìn vần đề xã hội dựa trên bản tính con người [con người là một hữu thể có lý trí]. Hai con đường nhận thức học thuyết xã hội này có tương quan mật thiết với nhau: Sự hiểu biết của đức tin là sự hiểu biết thấu đáo hướng dẫn cuộc sống con người theo ánh sáng của mầu nhiệm cứu độ trong lịch sử, theo mạc khải của Thiên Chúa và theo việc Thiên Chúa hiến mình cho chúng ta trong Đức Kitô. Trong sự hiểu biết này đã có sự can thiệp của lý trí, nhờ đó đức tin lĩnh hội được càng lúc càng sâu xa các chân lý mạc khải và đưa chúng hoà nhập với sự thật của bản tính con người, mà chúng ta có thể tìm thấy trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, phản ánh nơi thụ tạo. Đây chính là sự thật toàn diện về con người, như là hữu thể vừa thiêng liêng vừa xác thịt, có liên hệ với Thiên Chúa, với những người khác và với các thụ tạo khác. 6 Giáo Hội luôn mong ước các Kitô hữu diễn tả sự hiểu biết của đức tin qua những hành động dấn thân cụ thể vào trong đời sống xã hội. Đây là điểm thứ ba của bài học hỏi. Gương mẫu của lối dấn thân này chính là Đức Giêsu Kitô. Theo câu trả lời trong DOCAT, khi Đức Giêsu tuyên bố Nước Trời đã đến, Ngài không chỉ chữa lành và cứu mạng một số cá nhân, mà hơn thế, Ngài thiết lập một hình thức mới của cộng đồng một vương quốc của hoà bình và công lý. Qua lời nói và việc làm của mình, Chúa Giêsu muốn thiết lập một vướng quốc mà trong đó con người sống trọn vẹn cho Thiên Chúa và cho nhau. Tuy nhiên, chúng ta phải ý thức rằng, vương quốc của hoà bình và công lý này không phải là nỗ lực của con người, nhưng là kỳ công của Thiên Chúa giữa con người. Tuy nhiên, các Kitô hữu cần phải góp phần kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Họ cần phải xây dựng cho con người một thành phố nhân đạo hơn vì đô thị này tương hợp nhiều hơn với Nước Trời. 7 Sự cộng tác của người Kitô hữu trong việc xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn không phải như những tác nhân từ bên ngoài, nhưng như là ánh sáng cho thế gian, và như men làm dậy lên cả khối bột lớn (x. Mt 13,33). Qua hình ảnh này, Chúa Giêsu muốn nói đến cách thức hành động của các Kitô hữu nên làm trong xã hội. Đời sống tập trung vào tình yêu Thiên Chúa không làm cho người Kitô hữu giảm đi tình yêu dành cho tha nhân. Trái lại, tình yêu dành cho Thiên Chúa càng mãnh liệt, thì người Kitô hữu càng dấn thân cho anh chị em của mình với một tình yêu được kín múc từ mầu nhiệm vượt qua. Để kết luận bài học hỏi tuần này về mối tương quan giữa đức tin và học thuyết xã hội, chúng ta mượn những lời sau trong Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo: Việc tập trung vào mầu nhiệm Đức Kitô như thế sẽ không làm suy yếu hay loại bỏ vai trò của lý trí, và từ đó không làm cho học thuyết xã hội của Giáo Hội mất đi lý tính hay mất đi khả năng ứng dụng phổ quát. Vì mầu nhiệm Đức Kitô soi sáng cho chúng ta hiểu mầu nhiệm con người, nên mầu nhiệm Đức Kitô cũng mang lại ý nghĩa trọn vẹn cho phẩm giá con người và các đòi hỏi đạo đức học nhằm bảo vệ 5 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 74. 6 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 75. 7 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 63.

phẩm giá ấy. Học thuyết xã hội của Giáo Hội chính là sự hiểu biết được soi sáng bởi đức tin, cho thấy khả năng hiểu biết rộng lớn hơn của con người. Học thuyết xã hội giải thích cho mọi người biết những chân lý mà nó khẳng định và những nghĩa vụ mà nó đòi hỏi; học thuyết đó có thể được mọi người đón nhận và chia sẻ. 8 8 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 75.