Am va duong lich

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Nhà giáo khả kính: Cụ Đốc Trần Văn Giảng

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN LÌ XÌ CHƯƠNG TRÌNH LÌ XÌ ĐÓN TẾT - KẾT LỘC ĐẦU XUÂN (TUẦN 4) STT TÊN KHÁCH HÀNG SỐ ĐIÊN THOẠI MÃ LÌ XÌ 1 A DENG PAM XX

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

ầu năm xách giỏ Lên thăm ông táo Chút tình con thảo Bưởi ổi cóc chanh Xin ông để dành Nhâm nhi từng tí Nghe con hủ hỉ (Hủ hỉ cái mà hủ hỉ!!!) Khải tấu

Microsoft Word - DVDH2000.doc

Chương trình khuyến mãi "VietinBank ipay, trải nghiệm hay, quà liền tay" Thời gian từ 10/12/2016 đến 10/02/2017 Danh sách khách hàng nhận thưởng khi đ

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

GIẢI ĐẶC BIỆT 10 LƯỢNG VA NG SJC MA SÔ HO VA TÊN KHA CH HA NG SÔ CMND THA NH PHÔ NGUYEN VINH THINH XXX Hà Nội GIẢI NHẤT 2 LƯ

LỤC ÂM LỤC DƯƠNG Thái Thượng Đạo Tổ

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG GÓI TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG ƯU TIÊN NHẬN THƯỞNG TRONG CT "KM TƯNG BỪNG - CHÀO MỪNG SINH NHẬT" STT Họ tên khách hàng CMT Khác

Microsoft Word - Boc Phe Cach Ngon.doc

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

PHỤ LỤC 01B - DANH SÁCH KHÁCH HÀNG GIẢI NGÂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN NHẬN THƯỞNG TRONG CT "KHUYẾN MÃI TƯNG BỪNG CHÀO MỪNG SINH NHẬT" STT Tên Khách hàng Sô ta i k

PHẦN THỨ HAI: LUẬN VỀ HÔN NHÂN (lấy vợ xem tuổi đàn bà-cung phi) I. ĐỂ TIẾN TỚI HÔN NHÂN: 1. Về hôn nhân: Hôn nhân là việc rất quan trọng, liên quan đ

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Thuyết minh về hoa mai

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Nam Tuyền Ngữ Lục

Cúc cu

Chương trình chăm sóc khách hàng VIP Danh sách khách hàng nhận quyền lợi nhân dịp năm mới 2019 STT Tỉnh/Thành phố 1 An Giang Dương Thị Lệ Th

Chào mừng đại lễ Phật Đản 2639, Phật Lịch 2559 (2015)

Giới thiệu về quê hương em

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Phaät Thuyeát Ñaïi Thöøa Voâ Löôïng Thoï Trang Nghieâm Thanh Tònh Bình Ñaúng Giaùc Kinh Nguyên Hán bản: Ngài HẠ LIÊN CƯ hội tập TÂM TỊNH chuyển ngữ

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Stt Họ và tên Ngày sinh Mã trường SBD Văn Toán Tổng THPT 1 Nguyễn Minh Hằng 22/12/ Minh Khai 2 Hoàng Thị Liên 16/07/2

Chữ Nghĩa Làng Văn Ngộ Không Phi Ngọc Hùng. Chữ nghĩa làng văn đôi khi chỉ là một chữ, cụm từ, đoạn văn cô đọng, diễn nghĩa, diễn giải một áng thơ văn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Tìm hiểu Đức Ngô Đại Tiên qua Thánh Truyền (Thánh Truyền và ngày 13/3) Nguyên Hanh Tiệc Xuân dọn mời con ngồi lại, Rót chung trà THẦY đãi các con Lời

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Microsoft Word - Hong vu cam thu tt.doc

Năm Mùi kể chuyện Dê Hoàng Anh Tài Trong thập can Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi

Phong thủy thực dụng

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Dương Thị Xuân Quý: Người góp mình làm ánh sáng ban mai... Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tại binh trạm 20 trên đường Trường Sơn năm Ảnh TL

12/22/2015 nhantu.net/bienkhaotongquat/tranhtet/tranhtet.htm THÚ DÙNG TRANH TẾT ĐỂ CHÚC TẾT [1] Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ L úc còn bé, ở ngoài Bắc, tôi n

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

PowerPoint Presentation

Chương trình Chăm sóc khách hàng thường niên 2019 Danh sách khách hàng nhận quyền lợi Chúc mừng Sinh nhật tháng 3/2019 STT Tỉnh/Thành phố Tên khách hà

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Cổ học tinh hoa

KINH HIỆN TẠI HIỀN KIẾP THIÊN PHẬT HT. Huyền Tôn ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - ducsth.doc

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN LÌ XÌ CHƯƠNG TRÌNH "LÌ XÌ ĐÓN TẾT - KẾT LỘC ĐẦU XUÂN" (TUẦN 9) TÊN KHÁCH HÀNG SỐ ĐIỆN THOẠI Mã Evoucher AU HOANG PHUONG 0934

Quo^'c Trie^`u Cha'nh Bie^n Toa't Ye^'u

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Cứu Nguy Tận Thế TA Đây dày dạn công lao, Kêu trong bá tánh niệm nào cho thông. Niệm đi tránh gió cuồng phong, Niệm rồi mới biết Chúa Ông chỗ nào. Niệ

HoiTetNhamThinTNAC

I _Copy

1 Những bài kệ nói về cái Tâm Dịch giả : Dương Đình Hỷ Trong Thiền học, chúng ta thấy các Thiền sư khi khai ngộ rồi chia sẻ cái biết của mình về cái T

DSKH Dong gop cho HTCS tu (Update 27 May)

ĐIỂM THI HỌC KỲ 2 KHỐI 10 VÀ 11 CÁC MÔN: TOÁN, VĂN, LÝ, HÓA, ANH STT SBD Lớp Họ tên Ngày sinh Phòng thi Toán Ngữ văn Vật lý A1 NGUYỄN HỒNG

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Kinh Dai Thong Phuong Quang Sam Hoi Diet Toi Trang Nghiem Thanh Phat - HT Trung Quan Dich

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CTKM "TRI ÂN ĐẮC LỘC - GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN" (Từ ngày 15/11/ /01/2019) STT Tên Chi nhánh Tên khách hàng Mã số d

Tứ Hành Xung

Document

Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Tiểu sử Nguyễn Du qua những phát hiện mới TS Phạm Trọng Chánh Nguyễn Du có Truyện Kiều từ năm nào? Nguyễn Du có quyển Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâ

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Bài viết số 5 lớp 9

N.T.H.Le 118

HƯỚNG ĐẠO QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

Tổng hợp xét tuyển ĐH, CĐ năm 2017 theo học bạ (Đợt 1)

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá


BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

TRUYỆN KIỀU

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

Danh sách trúng tuyển đợt 1, nguyện vọng 1 Trường ĐH Tài chính ngân hàng Hà Nội STT Họ và tên Ngày sinh Mã ngành Tên ngành Điểm trúng tuyển 1 Âu Hải S

CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở TỈNH ĐỒNG NAI - VIỆT NAM Trần Hồng Liên Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều tộc người cư trú bên cạnh ngư

XUÂN CHÚC MỪNG NĂM MỚI Đầu năm ly rượu chúc mừng Gia đình, Bè bạn thân thương! Xuân Mới hưởng nhiều Phước Lộc Tương lai, Hạnh Phúc khúc Nghê Th

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Thuyết minh về con trâu – Văn mẫu lớp 8

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Bản ghi:

Âm lịch, dương lịch, năm nhuận Vietsciences- Thuần Ngọc Âm lịch Mặt trăng quay xung quanh trái đất và thay đổi từ lúc bắt đầu tuần trăng mới (new moon) đến trăng rằm, tròn, rồi khuyết dần cho đến mất hẳn để lại bắt đầu tuần trăng mới kế tiếp. Sự chuyển vần theo một chu kỳ gần như nhất định của mặt trăng rất dễ nhận thấy nên từ xưa, người ta đã bắt đầu làm lịch dựa theo chu kỳ của mặt trăng. Người Trung Hoa đã dùng chữ Nguyệt nghĩa là mặt trăng để chỉ tên tháng. Chữ Month trong tiếng Anh cũng do chữ Moon mà ra (Pogge, Astronomy 161, 07 tháng 1, 2001). Lịch dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, ta gọi theo Trung hoa là âm lịch. Dựa trên di tích lịch sử tìm được, Alexander Marshack (theo Phil Burns, 27 tháng 3, 2000) đưa ra thuyết là âm lịch đã được khắc trên xương, trên các khúc gỗ từ 27000 năm trước Công nguyên (nghĩa là 29 ngàn năm trước đây). Và âm lịch đã được sử dụng trong nhiều nền văn hóa khác nhau như thổ dân ở Úc vẫn dùng giây thắt gút để tính ngày tháng theo âm lịch. Theo truyền thuyết vua Hoàng đế của Trung hoa đã lập nên âm lịch từ thế kỷ 26 trước Công nguyên, tức hơn 4600 năm rồi. Năm âm lịch thường có 12 tháng, mỗi tháng có 29 (tháng thiếu) hay 30 (tháng đủ) ngày. Như thế một năm âm lịch thường, có từ 353 đến 355 ngày. Trái đất quay quanh mặt trời và quay trọn một vòng trong 365 ngày (đúng ra là 365, 242199 ngày, là một năm thiên văn, astronomic year). Tùy theo vị trí tương ứng giữa trái đất và mặt trời mà sinh ra mùa màng trên trái đất. Ðể mùa màng vẫn xảy ra đúng với ngày tháng âm lịch, nên cứ hai hoặc ba năm lại có năm nhuận. Thường thì trong 19 năm sẽ có 7 năm nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, có hai tháng trùng tên, tháng thứ nhì là tháng nhuận. Tùy theo tháng nhuận, năm nhuận có từ 382 đến 385 ngày. Dương lịch

Dương lịch tức là lịch đang được chính thức dùng trên hầu hết các nước trên thế giới được tính theo sự chuyển vần biểu kiến của mặt trời. Người La Mã (Roman) lúc đầu dùng âm lịch (theo mặt trăng). Mỗi năm theo lịch La Mã cổ chỉ có 10 tháng, mỗi tháng có 29 hay 30 ngày thành ra lịch đi đường lịch, mùa màng đi đường mùa màng, không ăn khớp với nhau. Sau đó thì mỗi năm được tăng lên thành 12 tháng, nhưng thế cũng chỉ có 354 ngày trong một năm, chưa đúng với 365 ngày được. Nên sau một thời gian tuy lâu hơn trước một chút, mùa màng không còn ứng đúng với lịch nữa. Người La Mã sửa chữa các sai biệt bằng cách lâu lâu cho thêm tháng thứ 13, nhưng điều này không giải quyết được các sai biệt mà lại làm rắc rối thêm. Dưới thời Julius Caesar, ông cho sửa lại lịch và ấn định lại mỗi năm có 12 tháng và có 365 ngày. Từ đó lịch La Mã không còn theo chu kỳ của mặt trăng nữa. Ðể cho sát với thời gian trái đất quay chung quanh mặt trời một vòng (365,242199 ngày -- theo năm thiên văn) cứ bốn năm lại có một năm nhuận (số năm chia chẵn cho 4, như 40, 1620, 1964, 1980...), trong năm đó tháng hai được thêm một ngày. Nhưng lịch Julian (theo tên của Julius Caesar) vẫn chưa hoàn hảo. Cứ 128 năm sự sai biệt lên đến một ngày. Sửa đổi lịch Từ đó cho đến năm 1582 theo Công nguyên, thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Giáo Hoàng Gregory XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng tương ứng trở lại. Sau ngày 4 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10. Và để tránh sai biệt, tuy vẫn giữ năm nhuận (lấy năm có số thứ tự chia chẵn cho 4 làm năm nhuận như 1964, 1980, 2004), các năm tận cùng bằng 00 (năm cuối của thế kỷ như 1600, 1700...) thì chỉ các năm chia chẵn cho 400 mới là năm nhuận (1600, 2000, 2400...). Nhờ thế mà trong 3322 năm mới có sai biệt một ngày giữa năm thiên văn và năm theodương lịch. Lịch đã sửa mang tên lịch Gregorian và được áp dụng cho đến bây giờ. Vì sự thông tin chậm trễ và vì lý do tôn giáo, nhiều nước không áp dụng lịch Gregorian ngay sau đó. Nước Anh (và Hoa kỳ lúc còn là thuộc địa của Anh) mãi đến 1752 mới theo lịch này, và khi đó phải bỏ bớt 11 ngày trong lịch (do đó George Washington sinh ngày 11 tháng 2 năm 1731, nhưng Hoa Kỳ ăn mừng sinh nhật của ông vào ngày 22 tháng 2. Nga chỉ theo lịch này sau năm 1917, do đó mấy nước khi còn theo Cộng sản ăn mừng lễ lớn Cách mạng tháng 10 Nga vào tháng 11 dương lịch. Âm lịch cũng trải qua nhiều thay đổi, sửa chữa. Trước hết, gọi là âm lịch để đối chiếu với dương lịch chứ thật ra âm lịch, tuy dựa trên chu kỳ tuần hoàn của mặt trăng, lại phối hợp với sự vận hành của trái đất quanh mặt trời (và của một số tinh tú trên bầu trời), thành ra tên của lịch phải là Âm dương hiệp lịch (Lunisolar calendar). Trong bài, từ đây về sau, dùng chữ âm lịch thay cho bốn chữ âm dương hiệp lịch cho tiện. Âm lịch đã được dùng ở Babylon và đến năm 1000 trước Công nguyên đã được sửa chữa cho lịch tương ứng với mùa màng. Trong việc sửa chữa, người ta có nhắc lại là phải tính sao cho định tinh Sirius (ngôi sao sáng nhất, sau Mặt trời, gấn Trái đất nhất) lúc sáng nhất phải nằm trong một tháng nào đó. Ðến năm 747 trước Công nguyên, lịch (mang tên là lịch theo chu kỳ Metonic) được sửa thêm lần nữa. Làm lịch theo chu kỳ Metonic, cứ mỗi kỳ 19 năm thì có bảy năm nhuận, mỗi năm nhuận có thêm một tháng. Như thế mỗi năm có 365,2467463 ngày, chính xác hơn lịch Julian (sửa năm 46 trước Công nguyên) vì đến 219 năm mới sai biệt một ngày so với năm thiên văn. Hiện nay, người ta đã định là cứ 342 năm (18 kỳ 19 năm) bỏ đi một năm nhuận. Như vậy đến 336 700 năm mới có sai biệt một ngày đối với năm thiên văn. Người Do thái cũng dùng lịch Metonic và giữ gần nguyên tên các tháng trong lịch

(như Nisan cho tháng Nisannu) nhưng chỉ dùng kỳ 19 năm cho bảy năm nhuận. Lịch Do thái theo nguyên tắc của âm dương hiệp lịch. Lịch Do thái có phép tính ngày lễ Rô'sh Hashshânâh (ngày Tết của họ) một cách hết sức phức tạp. Hồi giáo cũng dùng âm lịch, nhưng cộng thêm ngày cho trùng hợp với chu kỳ của mặt trăng mà không sửa chữa theo sự vận hành của trái đất quanh mặt trời. Do đó 1410 năm theo âm lịch Hồi giáo chỉ tương ứng với 1368 năm dương lịch. Ðạo Bahâ'i lại dùng một lịch, dựa trên âm lịch và ngày đầu năm là ngày xuân phân (vernal equinox). Ðiểm đặt biệt là lịch này gồm 19 tháng, mỗi tháng 19 ngày (một năm có 361 ngày), và có thêm 4 ngày mỗi năm chen vào giữa các tháng và sau bốn năm thì thêm một ngày nữa như năm nhuận dương lịch. Lịch Việt Nam và Trung quốc Người Việt nam dùng âm lịch để tính lễ tiết và chọn ngày cho các công việc quan trọng như cưới hỏi, xây nhà, mở cửa tiệm làm ăn... Âm lịch này giống như âm lịch của Trung quốc nghĩa là dựa trên chu kỳ của mặt trăng và phối hợp với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Mỗi năm có 12 tháng, tháng đủ có 30 ngày, tháng thiếu, 29 ngày. Cứ 19 năm thì nhuận 7 lần, mỗi lần nhuận một tháng. Tháng đầu năm là tháng giêng và tháng cuối năm là tháng chạp không bao giờ được lấy làm tháng nhuận. Ngày đầu năm, ngày mùng một Tết, là ngày đầu tuần trăng thứ nhì sau ngày tiết Ðông chí (Winter solstice, thường xem như là ngày mà đêm dài nhất trong năm). Tùy theo tuần trăng ở ngày Ðông chí mà ngày đầu năm sẽ đến trong khoảng 30 đến 59 ngày sau ngày đó. Do đó ngày mùng một Tết chỉ có thể nằm trong khoảng 20 tháng 1 đến 21 tháng 2 dương lịch. Tháng âm lịch thường đi sau tháng dương lịch một hay hai thứ, như tháng ba âm lịch ứng với tháng tư hoặc tháng năm dương lịch. Năm âm lịch không tính theo số mà dùng tên ghép gồm hai chữ. Chữ đầu là một trong 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý). Chữ thứ nhì là một trong 12 địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão hay Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi). Mười hai địa chi là tên 12 con vật. Âm lịch Việt nam khác âm lịch Trung quốc ở chỗ năm Sửu thì theo lịch Việt nam là năm con trâu, còn Trung quốc là con bò, còn năm Mão hay Mẹo ở Việt nam là năm con mèo, thì trong lịch Trung quốc lại là năm con thỏ. Vì bội số chung của 10 (thiên can) và 12 (địa chi) là 60, nên cứ 60 năm, tên các năm lại được lập đúng trở lại. Và cũng vì thế mà mỗi can chỉ đi chung với sáu năm trong 12 địa chi, hay mỗi năm theo địa chi chỉ có thể đi chung với 5 can mà thôi. Thí dụ như can Giáp chỉ đi chung với các năm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất, còn can Ất chỉ đi chung với các năm Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu và Hợi. Trần Ngọc Thùy Trang có nhận xét là các năm bắt đầu bằng can Canh có số đơn vị là 0, Tân có số đơn vị là 1... theo số năm dương lịch, nhưng không rõ sự tương ứng. Thật ra đó là sự tương ứng một gióng một (correspondence one to one): vì hệ thống số đang dùng theo thập phân, từ 0 đến 9, nên số hàng đơn vị mỗi năm ứng với mười thiên can, không xê dịch, không thay đổi được. Năm có can Canh luôn luôn ứng với năm dương lịch có số cuối là 0 (như Canh Thìn là 1940, 2000; Canh Ngọ là 1990, Canh Thân là 1980...), Tân ứng với số cuối là 1 (Tân Tỵ là 1941, 2001; Tân Mùi là 1991, Tân Dậu là 1981...), Nhâm ứng với số cuối là 2 (Nhâm Ngọ là 1942, 2002, Nhâm Thân là 1992, Nhâm Tuất là 1982...),

Quý, với số cuối là 3 (Quý Mùi là 1943, 2003; Quý Hợi là 1983, Quý Dậu là 1993...), Giáp ứng với số cuối là 4 (Giáp Thân là 1944, 2004; Giáp Tuất là 1994, Giáp Dần là 1974...) vân vân. Cứ mười hai năm làm một giáp (great year), 60 năm làm một vận niên lục giáp (cycle) và 3600 năm làm một kỷ nguyên (epoch) ** 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 Giáp Ất Bính Ðinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Tý 1984 1996 1972 Sửu 1985 1997 1973 Dần 1974 1986 1998 Mão 1975 1987 1999 Thìn 1964 1976 1988 2000 Tỵ 1965 1977 1989 2001 Ngọ 1954 1966 1978 1990 2002 Mùi 1955 1967 1979 1991 2003 Thân 2004 1956 1968 1980 1992 Dậu 2005 1969 1981 1993 Tuất 1994 2006 1958 1970 1982 Hợi 1995 2007 1971 1983 ** Số tương ứng với 10 thiên can. Mỗi năm âm lịch lại chia ra làm 24 tiết. Tiết (âm lịch) Lập xuân Dương lịch (khoảng) Số ngày giữa hai tiết 4 tháng 2 15 Vũ thủy 19 tháng 2 15 Kinh trập 6 tháng 3 Xuân phân 21 tháng 3 15 Thanh minh 5 tháng 4 15 Cốc vũ 20 tháng 4 15 Lập hạ 6 tháng 5 16 Tiểu mãn 21 tháng 5 15 Mang chủng 6 tháng 6 16 Hạ chí 21 tháng 6 15 Tiểu thử 7 tháng 7 16 (năm nhuận, 16 ngày) 15

Ðại thử 23 tháng 7 16 Lập thu 8 tháng 8 16 Xử thử 23 tháng 8 15 Bạch lộ 8 tháng 9 16 Thu phân 23 tháng 9 15 Hàn lộ 8 tháng 10 15 Sương giáng 23 tháng 10 15 Lập đông 7 tháng 11 15 Tiểu tuyết 22 tháng 11 15 Ðại tuyết 6 tháng 12 14 Ðông chí 22 tháng 12 16 Tiểu hàn 5 tháng1 14 Ðại hàn 20 tháng 1 15 Tổng cộng 365 * Thanh minh trong tiết tháng ba trong truyện Kiều là trong tháng ba âm lịch đến sau tiết xuân phân khoảng hai tuần. Lịch Nhật bản Ngoài Việt nam và Trung quốc còn có Nhật bản cũng dùng âm lịch như trên. Người Nhật gọi tiết là ki. Xuân phân theo tiếng Nhật là Shunbun, Hạ chí là Geshi, Thu phân là Shuubun và Ðông chí là Touji. Tên tháng trong lịch Nhật lúc đầu không theo cách đếm số mà theo mùa màng hay công việc đồng áng. Tháng giêng là MuTsuki có nghĩa là mùa xuân thái hòa, tháng ba là Yayohi, có nghĩa là cỏ mọc xanh rì, tháng sáu là Mina Tzuki, tháng tưới nước (đưa nước vào ruộng), tháng 8 là Ha Tzuki, tức là tháng của lá cây. Ðặc biệt là tháng 10 được gọi là tháng của các vị thần, KaNa Tzuki vì theo truyền thuyết các thần về họp mặt tại đền Izumo trong phủ Shimane. Vì vậy người ta vẫn coi tháng 10 là tháng không có thần thánh bảo hộ ở các phủ khác. Tháng âm lịch có ba tuần, theo con trăng: thượng tuần, trung tuần và hạ tuần. Riêng âm lịch Nhật chia tuần lễ theo bảy ngày từ năm 807. Năm 806 nhà sư Koubou Daishi cho biết là không thể tính chính xác ngày xấu, ngày tốt trong lịch Nhật vì không biết được ngày bí mật, tiếng Nhật là Mitsubi. Thật ra Mitsubi do chữ Mitsu, âm từ tiếng thổ âm Samarkand mee-ruu là Sunday. Từ đó lịch Nhật bản áp dụng tuần lễ bảy ngày theo tên Mặt trời và tên sáu hành tinh (planets) trong Thái dương hệ. Trong hồi ký viết năm 1007, Michinaga Fujiwara đã ghi lại ngày 23 tháng 9 là ngày thứ ba (Kayoubi), ngày của Hỏa tinh. Cho đến nay, người Nhật bản, người Trung quốc, và người Việt nam đều dựa vào âm lịch để giải quyết các việc quan trọng trong đời sống, và âm lịch đã thật sự có một ảnh hưởng

sâu đậm trong ba nước này. http://vietsciences.org