AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Tài liệu tương tự
Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

KT01017_TranVanHong4C.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Layout 1

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

PHẦN VIII

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

BTT truong an.doc

LỜI MỞ ĐẦU

BỘ XÂY DỰNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO NGUYÊN TẮC THU MUA CỦA MICHELIN

KT01009_NguyenVanHai4C.docx

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

Code of Conduct

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT N

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn

Luận văn tốt nghiệp

UL3 - APTDUV [Watermark]

Output file

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

Phần I Giới thiệu Làm sao để Việt Nam phát triển bền vững, nhanh chóng thành một nước dân chủ thịnh vượng? Làm sao lý tưởng Làm theo năng lực hưởng th

2

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiết kiệm, đầu tư, và hệ thống tài chính Niên khóa Ghi chú Bài giảng 9 Ghi chú Bài gi

1

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

The Total Economic Impact™ Of IBM Resilient

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Table of Contents Marketing du kích: Lời nói đầu NGÀY THỨ NHẤT: Tư duy marketing du kích NGÀY THỨ HAI: Mục đích marketing NGÀY THỨ BA: Cạnh tranh và n

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Tập đoàn Astellas Quy tắc Ứng xử

BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Tóm Tắt Báo Cáo Triển Vọng Kinh Tế Toàn Cầu (2008 World Economic Outlook Executive Summary and Summary of Chapter 3-6; October 8, 2008; Vietnamese tr

Ph©n tÝch b¸o c¸o tµi chÝnh víi viÖc ph¸t hiÖn

TÌM HIỂU “TẬN THẾ & HỘI LONG HOA”

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Layout 1

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Microsoft Word - Cam bay trong khai cuoc va cac bien phap tra don

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Microsoft Word - Bia trong.doc

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Đáp án Bài tập 4 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân 2015 LỜI GIẢI BÀI T

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

Đề cương chương trình đại học

Bản ghi:

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá kinh tế - tài chính đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay. Đối với Việt Nam, một nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, thì việc đảm bảo an ninh tài chính càng có ý nghĩa quan trọng, là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế với tốc độ cao và ổn định. Hệ thống các TCTD Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với tiềm lực tài chính còn mỏng và trình độ thấp nên đồng thời tồn tại nhiều thuận lợi cũng như thách thức, trở ngại đối với việc đảm bảo an ninh tài chính trong hoạt động của các TCTD. Nếu không có ngay các biện pháp củng cố và giữ vững an ninh tài chính cho hệ thống các TCTD - "bà đỡ" của các hoạt động sản xuất kinh doanh - thì không những các tổ chức này hoạt động không hiệu quả, rủi ro cao dẫn tới khủng hoảng tài chính - tiền tệ, mà còn gây ra đổ vỡ hàng loạt, theo dây chuyền, tác động xấu tới toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. An ninh tài chính, trong đó có an ninh tài chính đối với hoạt động của các TCTD, không phải là một khái niệm hoàn toàn mới song chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, đặc biệt là an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế - tài chính mới - toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Thêm vào đó, vấn đề an ninh tài chính đối với hoạt động của các TCTD gắn bó chặt chẽ với những điều kiện đặc thù ở các nước đang phát triển ít được đề cập tới trong khi đây lại chính là khu vực rất dễ bị tổn thương do sức mạnh và kinh nghiệm thiếu và yếu hơn rất nhiều so với các TCTD ở các nước phát triển. Khái niệm và bản chất an ninh tài chính Từ trước đến nay, nhắc tới an ninh người ta thường nghĩ ngay đến an ninh chính trị, quân sự và xã hội với việc đảm bảo an ninh bằng các biện pháp vũ trang, bằng lực lượng quân sự, bằng các thiết chế luật pháp và cưỡng chế thi hành pháp luật,... Vấn đề an ninh và đảm bảo an ninh gắn chặt với chủ quyền của mỗi quốc gia. Gần đây, khái niệm an ninh đã được mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế - tài chính và nâng lên tầm khu vực và toàn cầu, đặc biệt sau khi chứng kiến sự mất ổn định kinh tế - tài chính của mỗi quốc gia không chỉ đe doạ an ninh của quốc gia đó, có thể làm ngòi nổ dẫn tới khủng hoảng toàn diện, mà còn đe doạ sự ổn định của khu vực và toàn cầu do hội chứng "lây nhiễm" dưới tác động của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. 1

Dưới ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hoá và tự do hoá tài chính các nước phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng lớn và khủng hoảng tài chính đã trở thành mối đe doạ chủ yếu đến an ninh kinh tế thế giới. Chính vì vậy, tăng cường an ninh tài chính, hoàn thiện và cải cách thể chế giám sát tài chính, thiết lập cơ chế ứng phó tiền tệ cần thiết, cơ chế ngăn chặn rủi ro linh hoạt, tăng cường phối hợp và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tài chính, đã trở thành nội dung chính của an ninh kinh tế. Từ đó có thể thấy an ninh tài chính là một khái niệm cơ bản, là điều kiện thiết yếu để nền tài chính tồn tại và phát triển nói riêng, đảm bảo an ninh kinh tế và phát triển bền vững nói chung. An ninh tài chính là một khái niệm cơ bản để chỉ một tình trạng tài chính ổn định, an toàn và vững mạnh. Ổn định được hiểu là duy trì được hoạt động bình thường, không có những biến động đột ngột, thất thường. Theo giới tài chính quốc tế, ổn định tài chính (financial stability) là cực kỳ quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và không thể có ổn định tài chính nếu thiếu hệ thống tài chính mạnh. Giả sử quản lý kinh tế vĩ mô mạnh (sound management) song nếu hệ thống tài chính yếu thì có thể làm mất ổn định nền kinh tế - làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương từ những cú sốc bên ngoài và có thể đe doạ thị trường tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, cần phải hiểu sự ổn định trong sự vận động và phát triển. Ổn định không có nghĩa là cố gắng giữ nguyên mọi thứ như cũ mà là giữ được ổn định trong tiến trình phát triển đi lên, không ngừng cải tiến và hoàn thiện. An toàn được hiểu là trạng thái không bị nguy hiểm từ phía các tác động bên trong và bên ngoài. Giữ được an toàn đồng nghĩa với không tự mình gây hại cho mình đồng thời ngăn chặn và chống lại được sự tấn công phá hoại từ bên ngoài. Nếu ổn định là tiền đề có tính chất nền tảng thì an toàn là cốt lõi chi phối toàn bộ quá trình vận động của tình trạng tài chính. Vững mạnh là cơ sở cho sự ổn định và an toàn, một trạng thái tài chính yếu không thể giữ được ổn định và đảm bảo an toàn. Bàn về sự vững mạnh, theo chúng tôi, trong một chừng mực nhất định có thể gắn với sức cạnh tranh và coi đó là thực chất của an ninh tài chính. Không có sức cạnh tranh thì không thể bảo đảm an ninh. Ba nội dung trên đồng thời là 3 nguyên tắc của đảm bảo an ninh tài chính. Ngoài ra, cần nhấn mạnh tới nguyên tắc thứ 4 về tính hệ thống của an ninh tài chính, nghĩa là an ninh của từng bộ phận gắn liền với an ninh của toàn hệ thống, có mối quan hệ tương tác và phụ thuộc lẫn nhau về mặt tổ chức và địa lý, an ninh từng quốc gia không tách rời an ninh khu vực và toàn cầu, đồng thời cả về mặt đối tượng và nội dung của an ninh như an ninh kinh tế liên quan chặt chẽ tới an ninh chính trị, an ninh xã hội, an ninh thông tin, an ninh tài chính,... An ninh tài chính đối với hoạt động của các TCTD là việc đảm bảo hoạt động của các TCTD được tiến hành một cách ổn định, an toàn, vững mạnh. Ba nguyên tắc đó được sử dụng cho các hoạt động ngân hàng cơ bản là nhận tiền gửi và cho 2

vay. Theo Luật các TCTD năm 1997: cấp tín dụng là việc TCTD thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác; và tiền gửi là số tiền khách hàng gửi tại TCTD dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Tình trạng tài chính của một ngân hàng hay hệ thống ngân hàng tại một thời điểm được mô tả trong bảng cân đối (balance sheet) của ngân hàng và những thay đổi trong bảng cân đối qua mỗi thời điểm phản ánh diễn biến tình trạng tài chính của ngân hàng qua từng giai đoạn. Bên cạnh những hoạt động phản ánh trong bảng cân đối, nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động ngoại bảng cân đối (off-balance) liên quan tới mua bán các công cụ tài chính và tạo ra thu nhập nhờ các khoản lệ phí và bán những khoản cho vay chẳng hạn (1) hoạt động trên thị trường kỳ hạn hay quyền chọn, thị trường ngoại hối; (2) bán khoản cho vay và do đó loại nó khỏi bảng cân đối với giá cao hơn một chút so với khoản cho vay ban đầu và người mua thu được lãi suất thấp hơn một chút so với lãi suất ban đầu; (3) thu nhập từ những lệ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng như kinh doanh hối đoái nhân danh khách hàng, bảo lãnh tín dụng, bảo đảm chứng khoán vay nợ,... Như vậy, an ninh tài chính của ngân hàng là trạng thái các tài sản (tài sản nợ, tài sản có và tài sản ròng) ổn định, an toàn, vững mạnh. Đảm bảo an ninh tài chính đối với hoạt động của các TCTD nói chung và của các ngân hàng nói riêng là việc sử dụng các biện pháp giữ cho các tài sản của chúng luôn luôn ổn định, an toàn, vững mạnh và không lâm vào khủng hoảng. Nhiều nhà kinh tế quốc tế cho rằng mâu thuẫn lớn nhất của ngân hàng và hoạt động ngân hàng là mâu thuẫn giữa mục tiêu lợi nhuận cao (high profit) và mục tiêu tính thanh khoản cao (high liquidity). Về bản chất an ninh tài chính ngân hàng chịu tác động và phải giải quyết được mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tính thanh khoản và lợi nhuận, giữa rủi ro và lợi nhuận. Theo F.S.Mishkin, người quản lý ngân hàng có 3 điều quan tâm hàng đầu là (1) đảm bảo chắc chắn rằng ngân hàng có sẵn đủ tiền mặt để thanh toán cho người gửi tiền khi họ rút tiền ra. Muốn vậy ngân hàng phải thực hiện quản lý tính thanh khoản tức là có được những tài sản đủ tính thanh khoản để đáp ứng trách nhiệm của ngân hàng đối với người gửi tiền; (2) giảm đến tối thiểu rủi ro bằng cách có những tài sản có với mức rủi ro vỡ nợ thấp và bằng cách đa dạng hoá việc nắm giữ những tài sản có (quản lý tài sản có); (3) giành được những tiền vốn có chi phí thấp (quản lý tài sản nợ). Ổn định hoạt động ngân hàng Tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong tài sản Nợ của từng ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trạng thái và động thái tiền gửi là một trong những 3

biểu hiện rõ rệt nhất cho tình trạng huy động của mỗi ngân hàng nói riêng và của mỗi quốc gia nói chung. Sự ổn định của tiền gửi được biểu hiện ở tốc độ tăng tiền gửi, biến động của cơ cấu tiền gửi. Ổn định cho vay biểu hiện ở tốc độ tăng các khoản cho vay. Cho vay một mặt là hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, mặt khác là một trong những yếu tố quyết định đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Có thể cụ thể hoá tốc độ tăng chung trên thành tốc độ tăng của từng cấu thành tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng như tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi nội tệ, tiền gửi ngoại tệ,... hay cho vay nội tệ, cho vay ngoại tệ, cho vay khu vực nhà nước, khu vực tư nhân, cho vay mua bất động sản, cho vay tiêu dùng,... tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu an ninh tài chính bộ phận. Nhân tố quyết định đến ổn định tiền gửi là tỷ lệ tiết kiệm, niềm tin của người gửi và khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng và lợi nhuận thu được từ tiền gửi. Bên cạnh đó, tốc độ tăng tiền gửi còn bị chi phối bởi khả năng lựa chọn của người gửi tiền và tập quán tiết kiệm trong dân cư. Các nước đang phát triển có thị trường tài chính kém phát triển, các công cụ tài chính còn ít, đơn giản, thô sơ, độ rủi ro cao, thêm vào đó là tâm lý tiết kiệm chi tiêu để dành một khản tiền cho những mua sắm lớn trong điều kiện thu nhập còn thấp, đặc biệt ở các nước Á đông nên tiền gửi ngân hàng thường tăng ở mức cao. Tốc độ tăng cho vay phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu vốn càng lớn, đặc biệt các doanh nghiệp ở những nước đang phát triển có đặc điểm hoạt động dựa nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Ngoài ra, sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động ngân hàng thường xuyên xảy ra ở các nước đang phát triển buộc NHTM phải cho tăng cường cho vay theo các điều kiện ưu đãi dưới sự chỉ định hay bảo lãnh của Chính phủ cũng là nhân tố thúc đẩy tín dụng cho vay tăng nhanh. Nếu tốc độ tăng tiền gửi nhanh hơn tốc độ cho vay trong một thời gian dài có thể đẩy ngân hàng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan là dư thừa vốn không cho vay được trong khi vẫn phải trả chi phí cho những khoản tiền gửi. Hệ quả là ngân hàng buộc phải giảm tốc độ tăng tiền gửi thông qua giảm lãi suất hay tăng tín dụng thông qua nới lỏng các điều kiện cho vay. Cả hai biện pháp đều có khả năng làm mất uy tín, niềm tin hay tăng rủi ro của ngân hàng. Ngược lại, giả sử tốc độ tăng tiền gửi thấp hơn nhiều tốc độ tăng cho vay thì ngân hàng dễ lâm vào tình trạng thiếu vốn cho vay, buộc phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi song không phải là dễ dàng trong điều kiện tự do hoá lãi suất như hiện nay và các khoản cho vay dễ bị mất an toàn hơn do có thể các điều kiện cho vay quá dễ dãi. Chính vì vậy, tốc độ tăng tiền gửi và cho vay đều đặn, không có đột biến và khoảng cách giữa hai tốc độ này không quá lớn là đảm bảo cho sự ổn định của hoạt động ngân hàng. An toàn hoạt động ngân hàng An toàn tiền gửi là khả năng ngân hàng luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi mà không rơi vào tình trạng nguy hiểm. Để đảm bảo trạng thái 4

sẵn sàng chi trả này ngân hàng cần duy trì dự trữ bắt buộc và cả dự trữ quá mức. Trong trường hợp dự trữ không đủ ngân hàng buộc phải bán các khoản cho vay của mình. An toàn cho vay thể hiện ở việc các khoản cho vay đã, đang và sẽ thường xuyên được hoàn trả đúng hạn với lãi suất theo đúng hợp đồng tín dụng mà công cụ then chốt là quản lý rủi ro, đa dạng hoá và bảo đảm tiền vay. Trong quản lý cho vay thường nảy sinh hai vấn đề cơ bản là sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Biểu hiện của sự lựa chọn đối nghịch là người vay kém tín nhiệm nhất do mức độ rủi ro cao lại là người sắn sàng trả giá cao nhất cho khoản vay. Rủi ro đạo đức liên quan tới người vay có thể sử dụng khoản vay vào những việc quá rủi ro mà người cho vay không biết. Để đối phó với hai vấn đề này ngân hàng cần phải có càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt và trên cơ sở đó thực hiện phân loại khách hàng bằng cách cho điểm tín nhiệm cũng như thực hiện giám sát xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích như trong hợp đồng tín dụng hay không. Để đo lường mức độ an toàn cho vay người ta áp dụng các biện pháp quản lý tài sản có trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của từng khoản vay, từ đó tổng hợp thành chỉ số rủi ro cho vay chung của ngân hàng hay cả hệ thống. Việc cho vay luôn gắn liền với rủi ro. Đối với ngân hàng và doanh nghiệp rủi ro có nghĩa là sự không ổn định của thu nhập tương lai và tác động của nó tới giá trị doanh nghiệp. Các ngân hàng cần có đủ vốn để chống lại rủi ro. Mỗi hợp đồng tài chính chứa đựng rủi ro tín dụng, rủi ro về giá và rủi ro về tính thanh khoản. Để ngăn chặn các ngân hàng nắm giữ quá nhiều tài sản có có quá nhiều rủi ro người ta qui định hạn chế những loại tài sản này đối với ngân hàng. Rủi ro tín dụng là nguy cơ người vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Thoả ước Basle năm 1988 qui định các tài sản có và ngoài bảng cân đối được chia thành 4 loại, mỗi loại có tỷ lệ phần trăm nhất định phản ánh mức độ rủi ro tín dụng của nó: (1) Loại rủi ro thấp nhất là 0% gồm những khoản mục không có rủi ro vỡ nợ như tiền mặt và các chứng khoán chính phủ; (2) Tiếp theo là loại có tỷ lệ rủi ro 20% gồm những tài sản có với rủi ro vỡ nợ thấp như tiền gửi giữa các ngân hàng, chứng khoán chính quyền địa phương và các cơ quan của chính phủ; (3) Loại thứ ba có tỷ lệ rủi ro 50% gồm những trái phiếu có nhiều rủi ro hơn và vay thế chấp mua nhà ở; (4) Có mức độ rủi ro cao nhất 100% là những khoản cho vay và chứng khoán còn lại. Các hoạt động ngoại bảng cân đối cũng được phân loại theo mức độ rủi ro tương tự. Ví dụ thư tín dụng dự phòng hỗ trợ thương phiếu có độ rủi ro là 100% vì nó tương tự như cho vay trực tiếp khách hàng. Căn cứ vào đó người ta tính toán tổng tài sản có đã hiệu chỉnh theo rủi ro. Rủi ro về giá là nguy cơ bị lỗ do những thay đổi không lường được của giá cả, chẳng hạn thay đổi về lãi suất hay tỷ giá hối đoái. Rủi ro về lãi suất có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động ngân hàng. Nếu ngân hàng có tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất hơn tài sản có thì lãi suất tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và 5

ngược lại lãi suất giảm sẽ lại làm tăng lợi nhuận của ngân hàng đó. Tương tự, nếu ngân hàng có tài sản nợ nhạy cảm với thay đổi tỷ giá hơn tài sản có thì tỷ giá tăng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và ngược lại. Rủi ro về tính thanh khoản là nguy cơ không bán được các tài sản nhanh chóng, trừ khi chịu chiết khấu lớn. Rủi ro hệ thống là nguy cơ một hay một số khách hàng lớn không trả được nợ gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ thống tài chính. Rủi ro thanh toán hay rủi ro hệ thống thường liên quan tới các khoản thanh toán liên ngân hàng có giá trị lớn và việc mất khả năng thanh toán của một ngân hàng thường lây lan ra toàn bộ hệ thống theo con đường này. Hậu quả tất yếu của rủi ro cho vay là nợ quá hạn. Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng cho vay hay nợ quá hạn/vốn ngân hàng phản ánh rõ nhất tình trạng an toàn cho vay của từng ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khủng hoảng cho vay hay khủng hoảng nợ xảy ra khi tỷ lệ nợ quá hạn quá cao các ngân hàng mất khả năng thanh toán, lâm vào tình trạng phá sản. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn tối đa là 3-5% tổng dư nợ cho vay. Vượt qua giới hạn này, ngân hàng đứng trước nguy cơ khủng hoảng và phá sản. Để giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống mức tiêu chuẩn, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của ngân hàng người ta giảm nợ quá hạn thông qua cơ cấu lại nợ, giải quyết tài sản bảo đảm đối với những khoản nợ có tài sản đảm bảo, dùng quĩ dự phòng rủi ro bù đắp,... hoặc tăng cường cho vay. Tuy nhiên, nếu nới lỏng tín dụng trong khi chưa cải thiện các điều kiện bảo đảm an toàn cho vay thì ngân hàng sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn và tỷ lệ nợ quá hạn lại tiếp tục tăng. Vốn ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo an toàn tiền gửi. Vốn ngân hàng một mặt đóng vai trò như một đảm bảo về trách nhiệm của ngân hàng đối với các khoản tiền gửi. Chủ ngân hàng sẽ chịu tổn thất lớn nếu ngân hàng lâm vào tình trạng phá sản. Mặt khác, vốn ngân hàng giúp nó không rơi vào tình trạng vỡ nợ do sự sụt giảm mạnh tạm thời của tài sản có. Thoả ước Basle 1988 đòi hỏi ngân hàng phải thoả mãn hai điều kiện về vốn: (1) Vốn cổ phần tối thiểu bằng 4% tổng tài sản có đã được hiệu chỉnh theo rủi ro; (2) Vốn ngân hàng (vốn cổ phần và các khoản dự trữ mất tiền cho vay và các công cụ nợ khác) tối thiểu bằng 8% tổng tài sản có được hiệu chỉnh theo rủi ro. Trong thực tế các ngân hàng có xu hướng không muốn duy trì mức vốn ngân hàng cần thiết do khoản tài sản đó không sinh lợi và ngân hàng không phải gánh chịu toàn bộ tổn thất khi nó bị vỡ nợ. Chính vì vậy phải có các qui định bắt buộc các ngân hàng duy trì mức vốn tối thiểu. Chẳng hạn Mỹ qui định vốn ngân hàng tối thiểu là 3% tổng tài sản có đối với những ngân hàng mạnh nhất và tới 6% đối với các ngân hàng khác. Vốn ngân hàng còn là cơ sở để tính toán hàng loạt chỉ tiêu giới hạn an toàn cho vay như mức cho vay tối đa đối với một khách hàng, mức tối đa góp vốn cổ phần của ngân hàng, giới hạn tối đa cho vay cổ đông của ngân hàng,... Để đảm bảo 6

chỉ tiêu này cần tăng vốn ngân hàng hoặc giảm tài sản có đã hiệu chỉnh rủi ro tức là giảm tỷ trọng các khoản cho vay rủi ro cao, tăng tỷ trọng các khoản cho vay an toàn. Hàng ngày Ngân hàng cần phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 1/1 giữa tài sản có có thể thanh toán ngay với tài sản nợ phải thanh toán ngay cho 1-3 ngày làm việc tiếp theo. Các ngân hàng có xu hướng giảm tỷ lệ tài sản có có tính thanh khoản cao do loại tài sản này có tỷ lệ sinh lời thấp nhất, vì vậy phải bắt buộc ngân hàng duy trì một lượng tài sản có có tính thanh khoản cao nhất định để bảo đảm tỷ lệ trên. Mặt khác, muốn duy trì tỷ lệ này có thể giảm tài sản nợ phải thanh toán ngay bằng cách tăng cường các tài sản nợ trung và dài hạn, giảm tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và các loại tài sản nợ khác có tính thanh khoản cao tức là các loại tài sản có yêu cầu cao về khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Ngân hàng phải tối đa hoá lợi nhuận thông qua hiệu quả hoá tài sản nợ chủ yếu thông qua thay đổi cơ cấu thời hạn tiền gửi dựa trên nguyên tắc chi phí tài sản nợ ngắn hạn luôn thấp hơn chi phí tài sản nợ dài hạn. Ngân hàng giảm chi phí bằng cách dùng tiền vay ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn và làm được việc này nếu ngân hàng duy trì được uy tín và niềm tin của người gửi tiền. Muốn duy trì tỷ lệ này các ngân hàng phải hạn chế tổng vốn ngắn hạn đem cho vay trung và dài hạn, điều mà các ngân hàng không muốn. Phương thức thứ hai là giảm tỷ trọng tổng vốn huy động ngắn hạn, tăng tỷ trọng vốn huy động trung và dài hạn - vấn đề không dễ dàng do tác động của yếu tố rủi ro về giá và tăng chi phí huy động của ngân hàng. Vững mạnh của ngân hàng Vững mạnh của ngân hàng trước hết thể hiện ở qui mô vốn của ngân hàng và từ đó qui định qui mô tài sản có và tài sản nợ của một ngân hàng hay hệ thống ngân hàng (sự vững mạnh của ngân hàng còn được biểu hiện ở uy tín, năng lực, phẩm chất của bộ máy quản lý ngân hàng, hệ thống tổ chức cũng như trình độ và phẩm chất của đội ngũ nhân viên, trình độ công nghệ). Qui mô của ngân hàng càng lớn thì uy tín càng cao và khả năng đổ vỡ càng được hạn chế do có tiềm lực tài chính để đối phó với các rủi ro, có điều kiện đa dạng hoá tín dụng để phân tán rủi ro, có thể thiết lập hệ thống thanh toán nội bộ rộng lớn để giảm các chi phí hoạt động và nhiều lợi thế khác do qui mô. Xu thế sáp nhập các ngân hàng lớn trên thế giới đang chứng minh điều đó. Qui mô vốn ngân hàng phụ thuộc vào qui mô của nền kinh tế và chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng của mỗi quốc gia. Nhìn chung, ngân hàng ở các nước đang phát triển có qui mô nhỏ, chủ yếu hoạt động trong nước, hoạt động quốc tế còn hạn chế. Nhiều nước đang phát triển chủ trương phát triển mạnh các ngân hàng nhỏ và vừa phù hợp với qui mô của nền kinh tế, với trình độ quản lý còn hạn chế đồng thời tránh những đổ vỡ quá lớn, tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trước xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, sự xâm nhập của các ngân hàng khổng lồ nước ngoài đang đe doạ khả năng cạnh tranh thậm chí khả 7

năng tồn tại của các ngân hàng nhỏ bé nội địa. Chính phủ các nước thường qui định mức vốn tối thiểu của ngân hàng đồng thời khuyến khích các ngân hàng tăng vốn cổ phần thông qua phát hành cổ phiếu, sáp nhập và hợp nhất các ngân hàng với nhau. Vững mạnh của ngân hàng ngoài qui mô còn được thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận vừa phản ánh hiệu quả hoạt động ngân hàng vừa là nguồn bù đắp những tổn thất xảy ra trong hoạt động ngân hàng đồng thời là nguồn đóng góp cho NSNN. Để tăng lợi nhuận cần giảm chi phí và tăng chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. ROA được coi là thước đo hiệu quả đầu tư của ngân hàng hay hiệu quả khai thác tài sản có: ROA = R/A x 100%, trong đó R là lợi nhuận ròng (lãi thu được từ sử dụng các tài sản có) và A là tổng tài sản có. ROE = R/E x 100%, trong đó E là vốn cổ phần (vốn tự có) của ngân hàng. Để tăng R người ta có thể tăng lãi suất song khả năng này rất khó khăn do qui luật cạnh tranh của thị trường. Biện pháp thường áp dụng thay đổi cơ cấu tài sản có để tăng tỷ trọng tài sản có khả năng sinh lời cao hay tăng các khoản cho vay thông qua giảm dự trữ. Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả của A cần giảm các tài sản có không sinh lời như tiền mặt và tài sản cố định. Tỷ lệ tài sản cố định trên tài sản có nên dưới 1% và càng thấp càng tốt. Tóm lại, muốn đảm bảo an ninh tài chính của các TCTD cần theo dõi sát sao các chỉ tiêu phản ánh mức độ an ninh tài chính của từng ngân hàng và toàn bộ hệ thống ngân hàng, có những biện pháp ứng phó kịp thời đối với những thay đổi đe doạ làm mất an ninh tài chính nhằm giữ cho trạng thái tài chính của ngân hàng (hệ thống ngân hàng) luôn luôn ổn định, an toàn và vững mạnh, ngăn ngừa có hiệu quả khủng hoảng tài chính - tiền tệ./. 8