My full name is Tran Tuan Anh

Tài liệu tương tự
dbscl thachthuc-hanhdong bs

KẾT QUẢ TÍNH SÓNG, NƯỚC DÂNG DO BÃO VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi

NNT_ thamluan Camau cc

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA

Microsoft Word - 11Truong Thanh Cuong.doc

Preliminary data of the biodiversity in the area

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

Preliminary data of the biodiversity in the area

LÝ LỊCH KHOA HỌC CHUYÊN GIA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 1. Họ và tên: Lê Văn Thịnh 2. Năm sinh: Nam/Nữ: Nam 4. Học hàm: Năm được phong: Học vị: Tiến

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN CÁC CỬA SÔNG LỚN ĐẾN XÂM NHẬP MẶN VÀO HỆ THỐNG SÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lương Quang Xô 1 Tóm tắt: Đồng bằng sông

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

Microsoft Word - Tang Duc Thang

Microsoft Word - Nguyen Van Hoat

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

BIẾN ĐỔI ỨNG SUẤT THẲNG ĐỨNG MIỀN VÕNG HÀ NỘI Nguyễn Văn Hướng, Phan Trọng Trịnh Viện Địa chất, Viện KH&CN Việt Nam Cù Minh Hoàng Tổng Công ty Thăm dò

Lý Lịch Khoa Học Mẩu Trường ĐHBK

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74, Số 5, (2012), CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

Microsoft Word - PGS.TS. Doan Van Canh.doc

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Microsoft Word - Proceedings-Vietnamese.doc

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi

(Microsoft Word - 1_ \320?c 117 _10tr_ 1-10.doc)

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

Microsoft Word - 18.Tu

BÀI BÁO KHOA HỌC ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG Lưu Văn Ninh 1, Nguyễn Minh Giám 2 Tóm tắt: Để sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu cần tiến hành phân tí

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san so indd

Preliminary data of the biodiversity in the area

PowerPoint Presentation

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Mức 1:

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

NGHIÊU CỨU, XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ ĐỂ KHOANH ĐỊNH VÙNG CẤM KHAI THÁC, VÙNG KHAI THÁC HẠN CHẾ VÀ VÙNG ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SAN HÔ THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỀ XUẤT CHO VÙNG BIỂN VIỆT NAM Dư Văn Toán Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo

ISSN Tröôøng Ñaïi hoïc Caàn Thô Journal of Science, Can Tho University Säú 42d (2016) Volume 42d (2016)

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Microsoft Word - Bai 3. Quach Manh Hao.doc

Microsoft Word - 13-GD-NGUYEN DUC TOAN(90-96)

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Preliminary data of the biodiversity in the area

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ HẢI DƯƠNG HỌC Nguyễn Thị Trang ĐÁNH GIÁ SUẤT VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG MIỀN NÚI VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH

Tính toán quá trình lan truyền sóng trong rừng ngập mặn Nguyêñ Viết Quỳnh Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS ngành: Hải dương học; Mã số: 6

TrÝch yÕu luËn ¸n

Microsoft Word Nguyen Lap Dan, 9tr.sua_KT_1

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

NguyenThanhLong[1]

Microsoft Word - Anh huong of falling height & angle.doc

BẢNG TỔNG HỢP ĐĂNG KÝ HỘI NGHỊ KH CƠ HỌC THỦY KHÍ LẦN THỨ 21 - NĂM 2018 STT ID Tác giả bài báo Tên báo cáo Có tóm tắt Có toàn văn Ghi chú Nguyễn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

42 CÔNG BÁO/Số /Ngày THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 70/2013/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do

Microsoft Word - Morat_sua.doc

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 37 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN T

(Microsoft Word - Ti\352u chu?n qu?c gia tr?ng c\342y ch?n s\363ng.doc)

Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xây dựng nhà cao tầng khu vực Huyện Quốc Oai Hà Nội Bùi Thị Liên Trường Đại học Khoa học Tự

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KIN

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 75A, Số 6, (2012), BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊ

CHƯƠNG 2

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Bạn Tý của Tôi

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Factsheet_MRC Council Study - Vietnamese.indd

1 BA VẤN ĐỀ CỦA DỰ ÁN KHU ĐTDL BIỂN CẦN GIỜ, BÀI 2 1. Tại sao có Bài 2 Nguyễn Ngọc Trân 1 Ngày , tác giả đã viết bài báo Dự án Khu đô thị du

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: DOI: / /15/1/ NGHIÊN CỨU THỰC N

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Microsoft Word - decuongontap_hk1_su10_huyen.doc

VIỆN KHOA HỌC

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

VKHTLMN_DubaomanDBSCL _Cap nhat 16_1_2017.doc

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Ly Lich Khoa Hoc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

Microsoft Word - TOMTTL~1

Microsoft Word - tapchicon

Con Đường Khoan Dung

txa_ChumTho14Bai_18-6hb16_CVCN63

Nguyen Thi Thanh Thuy_new

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Bản ghi:

NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN BÙN CÁT VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SỬ DỤNG MÔ HÌNH TOÁN 3 CHIỀU DELFT 3D Lê Xuân Tú Viện khoa học Thủy lợi miền Nam Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu quá trình vận chuyển bùn cát khu vực cửa sông ven biển đồng bằng sông Cửu Long sử dụng mô hình toán 3 chiều Delft 3D. Kết quả mô phỏng cho thấy lượng bùn cát đổ ra biển chủ yếu trong mùa lũ trên 90% và bồi lắng tại trước cửa sông. Bùn cát vận chuyển dọc bờ chiếm ưu thế trong mùa gió Đông Bắc đặc biệt là Tháng 11,12 và Tháng 1. Từ khóa: Vận chuyển bùn cát, cửa sông, ven biển, đồng bằng sông Cửu Long Abstract: This paper presents sediment dynamics in the Mekong estuaries and coastal zone using the Delft3D-4 modeling system. The results show that the Mekong and Bassac River provide a large amount of sediment (more than 90%) that is deposited in front of the mouths due to coastal processes in the flood season. The sediment transport along the coast changes with the monsoon and is dominantly south-west directed during the north-east monsoon, especially in November, December and January. Keywords: Sediment transport, estuary, coastal zone, Mekong delta 1. ĐẶT VẪN ĐỀ Sông Mekong là con sông lớn thứ 10 trên thế giới, với diện tích lưu vực sông khoảng 795,000 km2, và chiều dài khoảng 4.400 km. Dòng chính sông Mekong chảy qua 6 nước bao gồm: Trung quốc, Myanma, Thái lan, Lào, Căm phu chia và Việt nam (MRC, 2005). Tổng lượng dòng chảy trung bình khoảng 470 km3/năm (Milliman và Syvitski, 1991) và lượng bùn cát vận chuyển được ước lượng dao động lớn khoảng từ 40 đến 160 triệu tấn (Nowacki et al., 2015). Sông Mekong từ Căm phu chia chảy vào Việt nam chia thành 2 sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Hiện nay, trên lãnh thổ Việt nam cụ thể là Đồng bằng sông Cửu Long 2 sông này đổ ra biển Đông với tám cửa là của Đại, Cửa Tiểu, Ba lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An và Trần Đề (xem Hình 1). Hình 1. Bản đồ vị trí Sông Cửu Long ở Việt nam Hiện nay, lưu vực sông Mekong đang trở thành một khu vực mà thủy điện được xây dựng và phát triển nhanh nhất trên thế giới, theo Ủy ban sông Mekong (Mekong River Commission 2011) hiện nay có khoảng 136 đập thủy điện đã xây dựng trên sông Mekong chủ yếu là ở Trung Quốc, Lào và Căm phu chia. Đặc biệt là đập Manwan sau khi xây dựng năm 1993 đã 1

làm suy giảm 56% lượng bùn cát (khoảng 40 triệu tấn hàng năm) đổ về đồng bằng sông Mekong (Kummu and Varis, 2007). Theo khảo sát của Ủy ban sông Mekong từ năm 1992 đến năm 2014 lượng bùn cát đã suy giảm đáng kể từ 160 triệu tấn xuống còn 75 triệu tấn/năm. Nhiều đập mới đang trong quá trình xây dựng được dự đoán sẽ giữ lại trên 90% lượng bùn cát di chuyển về hạ lưu sông Mekong (Kondolf et al., 2015; Manh et al., 2015). Thêm vào đó, quá trình khai thác cát quy mô lớn ở sông Mekong cũng làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển bùn cát và thay đổi hình thái, theo nghiên cứu của (Bravard et al., 2013) lượng cát khai thác trên nhánh chính sông Cửu long ở Việt nam khoảng 7.750 ngàn m3/năm. Hiện nay, quá trình xói lở đang diễn ra nghiêm trọng trong những năm gần đây, theo nghiên cứu của Viện khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR) xói lở bờ biển đã xảy ra trên 280 km đường bờ với tốc độ xói lở từ 1-20m/năm. Liên quan đến vấn đề lún sụt đất ở đồng bằng theo nghiên cứu của (P. S. J. Minderhoud et al., 2015) cho thấy tốc độ lún sụt khoảng 1-4 cm/năm. Những yếu tố kể trên đang ảnh hưởng đáng kể đến quá trình biến động bùn cát và diễn biến hình thái của sông Mekong và xa hơn nữa là ảnh hưởng đến quá trình phát triển của toàn đồng bằng Mekong. Để nghiên cứu về vận chuyển bùn cát và hình thái sông Mekong là một thách thức lớn nó yêu cầu một số lượng lớn dự liệu, sự nỗ lực lớn và các mô hình tiến. Một số nghiên cứu đã được thực hiện để nghiên cứu quá trình vận chuyển bùn cát và xói lở nhưng do thiếu dữ liệu và các mô hình nghiên cứu còn đơn giản nên kết quả đưa ra chưa cao và nghiên cứu chưa mang tính hệ thống. Do đó, bài báo này sẽ nghiên cứu quá trình vận chuyển bùn cát ở sông Cửu long thông qua các tài liệu đo đạc, xem xét các quá trình vật lý và thông qua các mô hình toán hiện đại để nâng cao phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề. 2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN, THIẾT LẬP MÔ HÌNH VÀ SỐ LIỆU ĐẦU VÀO 2.1 Phương pháp thực hiện Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô hình toán Delft 3D gồm môdun Delft3D Flow và Delft 3D Wave để mô phỏng quá trình thủy động lực và vận chuyển bùn cát. Mô hình sóng Delft 3D Wave là mô hình SWAN thế hệ thứ 3. Các mô hình được thiết lập, kiểm định và hiệu chỉnh dựa vào các số liệu đo đạc và ảnh vệ tinh. 2.2 Thiết lập mô hình Hình 2. Khu vực nghiên cứu, lưới, biên và vị trí trích xuất kết quả Khu vực nghiên cứu được thiết lập bao gồm sông Soài Rạp, sông Tiền và sông Hậu với biên tại Soài Rạp, Cần Thơ và Mỹ thuận, phía bờ biển từ Vũng Tàu đến Cà Mau khoảng 340 km và mở rộng ra phía biển 70 km. Mô hình được thiết lập 3 chiều với ô lưới vuông trực dao theo phương dọc và phương ngang (188x133) ô lưới với kích thước lưới thay đổi từ 100 9841 m 2

với độ phân giải nhỏ cho khu vực cửa sông và ven biển và phân giải lớn cho khu vực ngoài khơi và lưới chia 10 lớp theo phương đứng. 2.3 Điều kiện biên và thông số thiết lập Tài liệu địa hình, mực nước, lưu lượng, dòng chảy, bùn cát, độ mặn, sóng được sử dụng từ kết quả khảo sát trong giai đoạn 2009-2010 các dự án điều tra cơ bản sông Cửu Long của Viện khoa học thủy lợi miền Nam và các dự án khác. Mô hình được mô phỏng trong một năm khí hậu giai đoạn từ 4/2009-5/2010 đây là năm khí hậu điển hình tương ứng năm lũ trung bình trong vòng 80 năm. Biên đầu vào lưu lượng cho mô hình tại Soài Rạp, Mỹ Thuận, Cần Thơ được trích xuất từ mô hình 1 chiều của SIWRR, biên mực nước phía biển được trích xuất các thành phần triều từ mô hình triều toàn cầu TPXO7.2. Số liệu sóng và gió được sử dụng từ website của The European Centre for Medium-Range Weather Forecasts (ECMWF). Biên bùn cát được đưa vào tại 3 vị trí thượng lưu: Soài Rạp, Mỹ Thuận, Cần Thơ. Thành phần bùn cát đưa vào mô hình bao gồm bùn cát lơ lững bà bùn cát đáy. Nhiệt độ nước trung bình T = 27 0 C. Đô mặn thiết lập cho biên phía biển S=34 ppt (Wyrtki 1961) và S=0 ppt cho biên sông. Mô hình sử dụng mô hình rối 3 chiều là K-Epsilon. Mô hình xem xét quá trình rối nhớt và khuếch tán các số liệu đưa vào dựa trên quá trình kiểm định và phù hợp với nghiên cứu của Vũ Duy Vĩnh nnk 2016. Giá trị hệ số nhám thay đổi từ 0.016-0.023 m -1/3 s phù hợp với nghiên cứu của Vũ Duy Vĩnh nnk 2016 và Nguyễn Văn Mạnh 2014, 2015b. Bùn cát được mô phỏng bao gồm bùn cát dính và không dính có xem xét đến quá trình kết bông của các hạt bùn cát lơ lửng. 3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH TOÁN VỚI SỐ LIỆU THỰC ĐO Mô hình được kiểm định cho 2 giai đoạn: 3-4/2009 và 9-10/2009. Mực nước được kiểm định tại 10 vị trí: Vũng Tàu, Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Trần Đề, Định An, Đại Ngãi, Cần Thơ. Lưu lượng được kiểm định tại 7 vị trí đo: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Trần Đề, Định An, các vị trí này đã bao phủ 7 cửa sông chính của sông Tiền và sông Hậu đổ ra biển. Kết quả kiểm định thủy lực cho thấy mô hình Delft 3D mô phỏng khá tốt điều kiện thủy lực giữa mô phỏng và thực đo tại các vị trí Hình 3, Hình 4, Hình 5 và được đánh giá bằng chỉ số NSE (Nash-Sutcliffe efficiency) với kết quả khá tốt từ NSE= 0.76-0.98. Hình 3. So sánh mực nước mô phỏng và thực đo trong mùa khô 2009 (đường đỏ là mô phỏng, đường xanh là thực đo) 3

Hình 4. So sánh mực nước mô phỏng và thực đo trong mùa lũ 2009 (đường đỏ là mô phỏng, đường xanh là thực đo) Hình 5. So sánh lưu lượng mô phỏng và thực đo trong mùa lũ 2009 (đường đỏ là mô phỏng, đường xanh là thực đo) Vân tốc dòng chảy cũng được so sánh, kiểm định giữa mô phỏng (Simulation) và thực đo (Observation) tại vị trí DA2 cho tầng mặt và tầng giữa và tại S5 cho giá trị trung bình. Hình 6 và Hình 7 cho thấy kết quả thể hiện khá hợp lý giữa thực đo và mô phỏng. 4

Hình 6. So sánh vận tốc trung bình mô phỏng và thực đo trong mùa lũ 2009 tại vị trí S5 Hình 7. So sánh vận tốc mô phỏng và thực đo tại tầng mặt (bên trái) và tầng giữa (bên phải) trong mùa lũ 2009 tại vị trí DA2 Hàm lượng bùn cát lơ lững (SSC) cũng được kiểm định giữa mô phỏng và thực đo tại 7 vị trí: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Trần Đề, Định An trong tháng 9-10/2009. Kết quả mô phỏng khá phù hợp với số liệu thực đo Hình 8. So sánh SSC mô phỏng và thực đo tại tại 7 vị trí trong mùa lũ 2009 Độ mặn cũng được kiểm định trong 2 giai đoạn mùa khô từ 1-19/4/2009 và 26/3-8/4/2010 tại trạm Đại Ngãi. Mô hình cũng thể hiện khá tốt xu thế và giá trị độ mặn so với giá trị thực đo tại độ sâu trung bình. Tuy nhiên, từ 1-7/4 mùa khô năm 2010 giá trị thực đo có xu thế cao hơn mô phỏng lý đo đây là năm mặn xâm nhập sâu nhất vào cửa sông trong vòng 60 năm do đó mặn từ một số sông kênh khu vực này đổ vào sông hậu trong cuối mùa làm cho độ mặn cao hơn, trong mô hình chưa xem xét đến hệ thống này. 5

Hình 9. So sánh độ mặn mùa khô 2009 (trái) và 2010 (phải) tại trạm Đại Ngãi. Hình 10 thể hiện sự xâm nhập mặn lớn nhất tại tầng giữa trong mùa khô trên 2 nhánh sông Định An và Trần Đề trên sông Hậu, mặn xâm nhập khoảng 50km vào đất liền từ cửa sông và tại trạm Đại Ngãi độ mặn lớn nhất khoảng 10-12 phần ngàn, kết quả mô phỏng này cũng khá phù hợp với số liệu thực đo. Hình 10. Xâm nhập mặn lớn nhất vào cửa sông Định An và Trần Đề trong mùa khô 2010 Mô hình sóng và dòng chảy được kết hợp chạy song song để mô phỏng chế độ thủy lực và sóng truyền từ biên biển vào khu vực gần bờ. Hình 11 và Hình 12 thể hiện kết quả kiểm định sóng giữa mô phỏng và thực đo tại vị trí DA2, S4, S5. Kết quả cho thấy mô hình mô phỏng xu thế và giá trị khá phù hợp với số liệu thực đo. Hình 11. So sánh chiều cao sóng mô phỏng và thực đo tại vị trí DA2 trong 8/2009 Hình 12. So sánh chiều cao sóng mô phỏng và thực đo tại vị trí S4, S5 trong 9/2009 4. SO SÁNH KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VỚI ẢNH VỆ TINH Sự phân bố bùn cát trên không gian được so sánh giữa mô phỏng và ảnh vê tinh thu thập từ dự án Kalicôtier, ACRI-ST (http://kalicotier.gis-cooc.org/data_access/mekong/spm) trong giai đoạn 2009-2010, với độ phân giải 300x300m2. 6

Hình 13. Phân bố SSC trung bình tháng trong thời gian mô phỏng Kết quả mô phỏng được so sánh với 12 ảnh vệ tinh ứng với 12 tháng thể hiện sự phân bố và dòng bùn cát trong cả mùa lũ và mùa kiệt. Hình 14 thể hiện sự phân bố bùn cát trung bình tháng trong thời gian mô phỏng và Hình 14, Hình 15, Hình 16 và Hình 17 so sánh sự phân bố dòng bùn cát giữa mô phỏng (bên trên) và ảnh vệ tinh (bên dưới). Có thể thấy rằng sự phân bố SSC cao nhất ở khu vực cửa sông trong tháng 9, 10 là khá hợp lý vì trong thời gian đó lưu lượng và SSC từ biên Cần Thơ và Mỹ Thuận đổ về là lớn nhất. Thêm vào đó, hướng dòng bùn cát có xu thế đi về phía Đông- Bắc vì thời điểm này là mùa gió Tây-Nam chiếm ưu thế. Trong tháng 11 hướng sóng và gió chuyển sang gió mùa Đông- Bắc nên hướng dòng bùn cát theo hướng Tây-Nam, kết quả là hình thành dòng bùn cát di chuyển rất mạnh dọc theo bờ biển bắt đầu từ cửa Soài Rạp hướng về phía Tây-Nam trong mùa khô, từ đó có thể kết luận rằng mô hình đã mô phỏng và thể hiện khá phù hợp cơ chế vận chuyển SSC khu vực cửa sông và ven biển Mekong. Kết quả này cũng khá phù hợp với kết quả ngiên cứu của Hein, H nnk 2013, Nguyễn Duy Khang nnk 2015. 7

Hình 14. So sánh sự phân bố bùn cát giữa mô phỏng (phía trên) và ảnh vệ tinh (phía dưới) trong tháng 6,7,8 năm 2009 Hình 15. So sánh sự phân bố bùn cát giữa mô phỏng (phía trên) và ảnh vệ tinh (phía dưới) trong tháng 9,10,11 năm 2009 8

Hình 16. So sánh sự phân bố bùn cát giữa mô phỏng (phía trên) và ảnh vệ tinh (phía dưới) trong tháng 12 năm 2009 và tháng 1,2 năm 2010 Hình 17. So sánh sự phân bố bùn cát giữa mô phỏng (phía trên) và ảnh vệ tinh (phía dưới) trong tháng 3,4,5 năm 2009 9

5. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN BÙN CÁT Để xem xét quá trình vận chuyển bùn cát từ các cửa sông ra biển, lượng vận chuyển bùn cát đã trích xuất tại 7 mặt cắt cửa sông là: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An và Trần Đề. Quá trình vận chuyển bùn cát dọc bờ cũng được trích xuất tại các mặt cắt vuông góc với bờ là CR1, CR3, CR4 và CR6. Vị trí trí các mặt cắt xem Error! Reference source not found.. 5.1 Vận chuyển bùn cát tại các mặt cắt cửa sông Kết quả mô phỏng cho thấy rằng tỷ lệ phần trăm vận chuyển bùn cát qua Cần Thơ và Mỹ Thuận trong mùa lũ lần lượt là 46% và 57% điều này khá phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Mạnh, nnk 2014. Hình 18. Lượng tích lũy bùn và cát lơ lững vân chuyển tại các cửa sông trong thời gian mô phỏng 6/2009-5/2010 Hình 19 thể hiện lượng bùn cát tích lũy (cả bùn cát lơ lửng và bùn cát đáy) tại các cửa sông Tiền (Mekong river) và sông Hậu (Bassac river) từ 6/2009-5/2010. Nhìn chung, bùn cát vận chuyển từ sông ra biển chủ yếu trong mùa lũ (Tháng 8,9,10 và 11). Ngược lại, trong mùa kiệt lượng bùn cát đổ ra biển giảm một cách nhanh chóng tại một số cửa sông như Định An, Trần Đề trên sông Hậu và Của Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu trền sông Tiền bùn cát từ biển vận chuyển ngược lại vào trong sông, điều này khá phù hợp với nghiên cứu của Nowacki nnk. 2015 tại cửa Định An. 10

Hình 19. Lượng bùn cát tích lũy vận chuyển qua sông Tiền và sông Hậu trong năm 2009-2010 Bảng 1. Thể tích (10 6 m 3 ) và phần trăm lượng bùn cát vận chuyển ra biển ở đồng bằng Mekong Mùa lũ Mùa kiệt Tổng thời gian mô phỏng 06-12/2009 01-05/2010 06/2009-05/2010 Sông Tên mặt cắt Bùn cát lơ Bùn cát Bùn cát lơ Bùn cát Bùn cát lơ Bùn cát Tổng Tổng Tổng 10 6 m3 % lững đáy lững đáy lững đáy Hậu Định An 3.30 0.04 3.34-0.30-0.002-0.30 3.0 0.039 3.04 Trần Đề 1.60 0.01 1.61-0.20-0.002-0.20 1.4 0.011 1.41 4.45 51.68 Cửa Tiểu 0.19 0.007 0.20 0.01 0.003 0.01 0.2 0.010 0.21 Cửa Đại 0.61 0.018 0.63 0.08 0.007 0.09 0.7 0.025 0.72 Tiền Hàm Luông 0.48 0.023 0.50-0.28 0.002-0.28 0.2 0.025 0.23 4.16 48.32 Cổ Chiên 1.63 0.015 1.65 0.14-0.007 0.13 1.8 0.008 1.78 Cung Hầu 1.04 0.004 1.04 0.19-0.001 0.19 1.2 0.003 1.23 Total 8.85 0.12 8.97-0.36 0.000-0.36 8.49 0.12 8.61 8.61 100.00 (Giá trị dương là hướng vận chuyển ra biển, âm là vận chuyển ngược lại sông) Bảng 1 thể hiện thể tích và phần trăm tổng lượng bùn cát vận chuyển ra biển trong mùa lũ và mùa kiệt. Tổng lượng bùn cát đổ ra biển cả sông Tiền và sông Hậu khoảng 8.6 triệu m 3 trong thời gian mô phỏng, trong đó sông Tiền là 4.2 triệu m 3 (48%) và sông Hậu 4.4 triệu m 3 (52%). Hầu hết bùn cát đổ ra biển trong mùa lũ chiến trên 90% trong khi mùa kiệt chỉ chiếm 7-10% điều này khá phù hợp với nghiên cứu của Xue nnk 2012. Tại cửa sông Hậu (bao gồm Định An và Trần Đề) lượng bùn cát đổ ra biển khoảng 5.0 triệu m 3 trong mùa lũ 2009. Tuy nhiên, 0.5 triệu m 3 đã vận chuyển ngược lại trong sông trong mùa khô năm 2010 do đó tổng lượng bùn cát đổ ra biển là 4.5 triệu m 3 trong thời gian mô phỏng. Trong đó Định An chiếm 3.0 triệu m 3 (68 %) và Trần Đề là 1.4 triệu m3 (32%). Tại cửa sông Tiền (bao gồm: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu) lượng bùn cát đổ ra biển khoảng 4.2 triệu m 3, trong đó Cổ Chiên và Cung Hầu là 3.0 triệu m 3, chiếm 72%, các nhánh còn lại là 1.2 triệu m 3, chiếm 28%. 5.2 Vận chuyển bùn cát dọc bờ Lượng bùn cát vận chuyển qua 4 mặt cắt vuông góc với bờ là CR1, CR3, CR4 và CR6 được trích xuất để xem xét quá trình vận chuyển bùn cát dọc bờ cả bùn cát lơ lửng (suspended) và bùn cát đáy (bedload). 11

Hình 20 thể hiện lượng vận chuyển bùn cát tích lũy trong mùa Tây-Nam (6-11/2009) ứng với mùa lũ và mùa Đông-Bắc (12/2009-5/2010) ứng với mùa khô (giá trị dương vận chuyển theo hướng Đông-Bắc và giá trị âm vận chuyển theo hướng Tây-Nam). Điều rất rõ ràng là bùn cát vận chuyển chiếm ưu thế là theo hướng Tây-Nam. Lượng bùn cát vận chuyển qua mặt cắt CR3 là lớn nhất trong mùa Tây-Nam. Thêm vào đó, lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ chiếm ưu thế trong Tháng 11,12 và Tháng 1, lý do là trong thời gian này sóng và gió thịnh hành trong mùa Đông- Bắc với cường độ lớn hơn mùa Tây-Nam, những tháng còn lại thì lượng bùn cát vận chuyển ít hơn. Hình 20. Lượng bùn cát vận chuyển trong thời gian mô phỏng tại các mặt cắt dọc theo bờ biển đồng bằng Mekong Bảng 2. Thể tích (10 6 m 3 ) và phần trăm lượng bùn cát vận chuyển dọc bờ ở đồng bằng Mekong Mùa Tây Nam Mùa Đông Bắc Tổng thời gian mô phỏng Vị trí Trước các cửa sông Khu vực phía Tây Nam Tên mặt cắt 06-11/2009 12/2009-05/2010 06/2009-05/2010 Bùn cát lơ Bùn cát Bùn cát lơ Bùn cát Bùn cát lơ Bùn cát Tổng Tổng Tổng lững đáy lững đáy lững đáy CR1 0.09 0.011 0.10-0.39-0.011-0.40-0.30 0.000-0.300 CR3 0.32 0.035 0.35-1.62-0.070-1.69-1.31-0.035-1.340 CR4 0.18 0.028 0.21-2.18-0.029-2.21-2.00-0.001-2.001 CR6 0.32 0.030 0.35-1.12-0.030-1.15-0.80 0.000-0.800 Bảng 2 thể hiện quá trình vận chuyển bùn cát thay đổi trong trong mùa Tây-Nam (6-11/2009) ứng với mùa lũ và mùa Đông-Bắc (12/2009-5/2010) ứng với mùa khô (giá trị dương vận chuyển theo hướng Đông-Bắc và giá trị âm vận chuyển theo hướng Tây-Nam) tại các mặt cắt dọc bờ. Điều khá rõ ràng là lượng bùn cát vận chuyển theo hướng Đông- Bắc tại mặt cắt CR1, 12

CR3, CR4 và CR6 khoảng 0.1-0.35 triệu m 3, nó khá nhỏ so với hướng vận chuyển Tây-Nam khoảng 0.4-2.21 triệu m 3. Xu thế này khá phù hợp với ngiên cứu của Vũ Duy Vĩnh nnk 2016. Tổng lượng bùn cát thực vận chuyển theo hướng Tây-Nam khoảng 0.3-2.0 triệu m 3 trong thời gian mô phỏng (6/2009-5/2010). Thêm vào đó, lượng bùn cát vận chuyển qua mặt cắt CR3 và CR4 lớn hơn CR1 và CR6, lý do là mặt cắt CR3 gần cửa Hàm Luông và Cổ Chiên còn mặt cắt CR4 gần cửa Định An và Trần Đề nơi lượng bùn cát đổ ra biển là lớn nhất so với các cửa còn lại. 6. KẾT LUẬN Nghiên cứu này đã áp dụng mô hình 3 chiều Delft 3D để mô phỏng quá trình vận chuyển bùn cát ở cửa sông và ven biển đồng bằng sông Cửu Long từ 2009 đến 2010. Mô hình đã kết hợp mô phỏng các quá trình phức tạp khu vực này chịu chi phối bởi các yếu tố như: dòng chảy và bùn cát từ sông đổ ra biển, thủy triều, sóng gió và dòng mật độ. Mô hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định khá tốt với các số liệu thực đo và ảnh vệ tinh. Quá trình vận chuyển bùn cát bị chi phối mạnh bởi lưu lượng từ cửa sông và gió mùa. Có thể tóm tắt ngắn gọn như sau: trong mùa lũ sông Tiền và sông Hậu cung cấp một lượng lớn bùn cát (trên 90%) nó bồi lắng trước các cửa sông dưới tác động của trọng lực, quá trình kết bông và sóng gió yếu. Trong mùa khô, khi lượng bùn cát trong sông đổ ra giảm đáng kể thì sóng và dòng chảy đã tái lơ lửng bùn cát lắng đọng trong giai đoạn trước do triều chiếm ưu thế và nêm mặn đã đưa một phần bùn cát trở lại trong sông, phần còn lại di chuyển theo hướng Tây-Nam do sóng và dòng chảy. Hơn nữa, hướng vận chuyển của bùn cát phụ thuộc vào hướng gió mùa điều này thể hiện rất rõ ràng trong sự phân bố không gian luồng bùn cát. Bùn cát vận chuyển dọc bờ chiếm ưu thế trong gió mùa Đông- Bắc đặc biệt là Tháng 11,12 và Tháng 1. Tổng lượng bùn cát vận chuyển từ sông ra biển khoảng 8.6 triệu m 3 trong thời gian mô phỏng 06/2009-05/2010. Trong đó, trong đó sông Tiền là 4.2 triệu m 3 (48%) và sông Hậu 4.4 triệu m 3 (52%). Trong nghiêu cứu tới tác giả sẽ trình bày quá trình diễn biến hình thái và sự chi phối của các yếu tố thủy động lực học lên quá trình vận chuyển bùn cát khu vực này. 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bravard, J.P., Goichot, M., Gaillot, S., 2013. Geography of sand and gravel mining in the Lower Mekong River. First survey and impact assessment. EchoGéo. /13659). Duy Vinh, V., Ouillon, S., Van Thao, N., Ngoc Tien, N., 2016. Numerical Simulations of Suspended Sediment Dynamics Due to Seasonal Forcing in the Mekong Coastal Area. Water 8, 255 Hein, H., Hein, B., and Pohlmann, T.: Recent sediment dynamics in the region of Mekong Water influence, Global and Planetary change, 110, 183-194, 2013 Kondolf, G. M.; Rubin, Z.; Minear, J. T.; Alford, C. 2012 Cumulative sediment reduction to the Lower Mekong River from planned dams. Kummu M, Varis O. 2007. Sediment-related impacts due to upstream reservoir trapping, the Lower Mekong River. Geomorphology 85: 275 293. Manh, N. V., Dung, N. V., Hung, N. N., Merz, B., and Apel, H.: Large-scale suspended sediment transport and sediment deposition in the Mekong Delta, Hydrol. Earth Syst. Sci., 18, 3033-3053, 10.5194/hess-18-3033-2014, 2014b. Manh, N. V., Merz, B., and Apel, H.: Sedimentation monitoring including uncertainty analysis in complex floodplains: a case study in the Mekong Delta, Hydrol. Earth Syst. Sci., 17, 3039-3057, 10.5194/hess-17-3039-2013, 2013. MRC, 2011. Planning Atlas of the Lower Mekong River Basin, Mekong River Commission. MRC, 2010. State of the Basin Report 2010, Mekong River Commission. Vientiane, Laos. 13

MRC, 2005. Overview of the Hydrology of the Mekong Basin, Mekong River Commission. Vientiane, Laos. Milliman, J.D., Farnsworth, K.L., 2011. River discharge to the coastal ocean: A global systhesis. Cambridge University Press. Nguyễn Duy Khang, Trần Bá Hoằng 2015. Chế độ vận chuyển bùn cát vùng ven biển bên ngoài các cửa sông Mekong và Đồng Nai. Nowacki, D.J., Ogston, A.S., Nittrouer, C.A., Fricke, A.T., Van Pham, D.T., 2015. Sediment dynamics in the lowermekong River: Transition from tidal river to estuary. J. Geophys. Res. Ocean. 120. P. S. J. Minderhoud, G. Erkens, V. H. Pham, B. T. Vuong, and E. Stouthamer,2015 Assessing the potential of the multi-aquifer subsurface of the Mekong Delta (Vietnam) for land subsidence due to groundwater extraction. Trần Bá Hoằng, 2009-2010. Điều tra cơ bản các cửa sông cho nghiên cứu và phát triển bền vững. Wyrtki, K., 1961. Physical Oceanography of the Southeast Asian water. NAGA Report 2, Scientific Result of Marine Investigation of the South China Sea and Gulf of Thailand 1959-1961: 195 Xue, Z., He, R., Liu, J.P., Warner, J.C., 2012. Modeling transport and deposition of the Mekong River sediment. Cont. Shelf Res. 37, 66 78. Xue, Z., Liu, J.P., Ge, Q., 2011. Changes in hydrology and sediment delivery of the Mekong River in the last 50 years: connection to damming, monsoon, and ENSO. Earth Surf. Process. Landforms 36, 296 308. 14