TÊN CHƯƠNG

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Luan an ghi dia.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẠM THỊ THU HẰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH XÁC SUẤT TRONG

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN ĐĂNG TUẤN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN VẬN HÀNH TỐI ƯU CHO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN ĐẠI NINH TR

DANH MỤC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC

MỞ ĐẦU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG *** PHẠM NGUYỄN MINH NHỰT CUNG CẤP TÀI NGUYÊN CHO DỊCH VỤ ẢO HÓA DỰA TRÊN NỀN TẢNG MÁY CHỦ CHIA SẺ TRONG TÍNH T

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÝ LỊCH KHOA HỌC (Thông tin trong 5 năm gần nhất và có liên quan trực tiếp đến đề

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

?ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC MAI QUANG HUY QUẢN LÝ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - ĐHQGHN THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC SO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Văn Huân Ngày sinh: 10/

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

ch­ng1

ĐỀ CƯƠNG BÀI LUẬN VẦ DỰ ĐỊNH NGHIÊN CỨU

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Chuyên đề

Mau ban thao TCKHDHDL

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN NGỌC TUÂN ÁP DỤNG KỸ THUẬT KHAI PHÁ DỮ LIỆU DỰ BÁO THUÊ BAO RỜI MẠNG TRONG MẠNG DI ĐỘNG LUẬN V

1. PHI1004 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin 1 2 tín chỉ Học phần tiên quyết: Không Tóm tắt nội dung học phần: Học phần những nguyên lý c

Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

A

LỜI CẢM ƠN

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

Microsoft Word

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc

1 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN THAO Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LÊ HÙNG

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC UYÊN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI CÁC CHI NHÁNH CỦA NGÂN

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

Microsoft Word - Co so du lieu phan tan - cap nhat

HỘI NGHỊ NCKH KHOA SP TOÁN-TIN THÁNG 05/2015 GIẢI THUẬT DI TRUYỀN (GAs) VÀ CÁC ỨNG DỤNG ThS. Trần Kim Hương Khoa Sư phạm Toán-Tin, Trường Đại học Đồng

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA LÊ MINH THÀNH ĐIỀU KHIỂN NHIỆT ĐỘ LÒ HƠI TẦNG SÔI TUẦN HOÀN ỨNG DỤNG

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

Microsoft Word - 7_ Ly_8tr _ _.doc

PowerPoint Template

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Văn Tảo Ngày sinh: 05/1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TRẦN NGỌC MINH VẬN DỤNG DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC NỘI DUNG PHÉP BIẾN HÌNH TRONG MẶT PHẲNG HÌNH HỌC

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Công trình ñược hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM ANH TUẤN Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Tấ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ================== NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ TÍN HIỆU ĐIỆN NÃO HỖ TRỢ CHUẨN ĐOÁN BỆ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

Microsoft Word - bai5.DOC

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

Microsoft Word _NgoQuocPhuong

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

Toán Ứng Dụng Biên tập bởi: PGS.TS. Nguyễn Hải Thanh

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Vũ Hoài Nam-Mạng và Hệ thống điện

THƯ MỤC TẠP CHÍ XÂY DỰNG SỐ 3 NĂM 2018 Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Xây dựng số 3 năm Một số vấn đề về

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TÂM LUYỆN THI THỦ KHOA Hồ Chí Minh - Năm

SoŸt x¾t l·n 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Hoàng Thu Thảo ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ THỦY ĐỘNG LỰC ĐẾN XU T

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

TRƯỜNG ĐH GTVT TPHCM

BTT truong an.doc

Phần mở đầu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2013 ISO :2013 Xuất bản lần 1 BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT PHẦN 2: BIỂU ĐỒ KIỂM SOÁT SHEWHART Control char

D

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG PHẠM VĂN NAM PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN ĐỐI VỚI BÀI TOÁN DẦM LI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH Mã môn học: MES310 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được cô

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

QUỐC HỘI

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

KHOẢNG CÁCH CÔNG NGHỆ TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH: VƯƠN TỚI NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Duy Nghĩa Phần viết dưới đây giải thích các kênh thiết

Chính sách bảo mật của RIM Research In Motion Limited và các công ty con và công ty chi nhánh ("RIM") cam kết có một chính sách lâu dài trong việc bảo

NguyenThiThao3B

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

KT01017_TranVanHong4C.doc

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien

Microsoft Word - Nganh Kinh te quoc te

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ÔN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ Chuyên ngành: Xây

Một số phân tích an toàn về đặc điểm thiết kế của chế độ EME2 Nguyễn Tuấn Anh Bài báo này phân tích về đặc điểm thiết kế của EME2. Các phân tích được

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT NGUYỄN THỊ THU THUỶ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ TỈNH VĨNH PHÚC NGÀNH: Q

TOÁN Báo Cáo Đánh Giá Đại Số I, Báo cáo này cung cấp thông tin về năng lực của con quý vị dựa trên đánh giá toán học PARCC. Nó cho thấy con

Bản ghi:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LƯƠNG VĂN NGHĨA THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN THEO TIẾP CẬN KHAI PHÁ DỮ LIỆU Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số: 62 48 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - 2019

Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Văn SơnPGS.TS. Lê Văn Sơn 2. PGS.TS. Đoàn Văn BanPGS.TS. Đoàn Văn Ban Phản biện 1: GS.TS. Vũ Đức Thi Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Anh Phản biện 3: TS. Trương Ngọc Châu Luận án đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Đà Nẵng Vào hồi 14 giờ 30 ngày 01 tháng 03 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Học liệu và Truyền thông, Đại học Đà Nẵng

1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU Ngày nay, với việc dữ liệu đa dạng, được phân tán ở nhiều nơi trên toàn cầu làm cho các ứng dụng cơ sở dữ liệu (CSDL), các phương pháp quản trị và khai thác CSDL phân tán truyền thống tỏ ra ít hiệu quả, không đáp ứng được mục tiêu chia sẻ và còn khó khăn trong việc tích hợp và trao đổi thông tin. Để khắc phục được những hạn chế trên, các CSDL phân tán cần được thiết kế sao cho phù hợp hơn với yêu cầu sử dụng, truy xuất và xử lý dữ liệu phân tán. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào kỹ thuật khai phá dữ liệu (KPDL), cụ thể là dựa vào các kỹ thuật phân cụm phục vụ cho việc phân mảnh và phân tán, định vị dữ liệu trong thiết kế CSDL phân tán. Hiện có nhiều nghiên cứu liên quan đến bài toán thiết kế CSDL phân tán dựa vào các kỹ thuật phân cụm trong lĩnh vực KPDL, cụ thể: - Bài toán phân mảnh dữ liệu dựa vào phân cụm đã được nhiều tác giả quan tâm và sau đó được phát triển tiếp bởi Özsu M. Tamer và các cộng sự. Tuy nhiên, các kỹ thuật phân mảnh dựa vào các đối tượng được phân cụm có cùng độ tương đồng giữa các nhóm thuộc tính dừng lại cho bài toán phân mảnh dọc dữ liệu trên các lược đồ quan hệ. - Hui ma và các cộng sự đề xuất thuật toán phân cụm CA (Clustered Affinity) để nhóm thuộc tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (ái lực) và sau đó Navathe và các cộng sự phát triển thuật toán BEA (Bond Enegy Algorithm), phục vụ cho bài toán phân mảnh dọc dữ liệu phân tán. Các thuật toán trên dựa theo ý tưởng các thuộc tính có tần suất xuất hiện đồng thời càng lớn thì thường thuộc về một cụm (phân mảnh). Phương án giải quyết bài toán này đưa về tối ưu hóa một biểu thức bậc 2 có độ phức tạp khá lớn. - Bài toán tối ưu hóa thuật toán phân mảnh được Navathe và các cộng sự đề xuất tìm điểm phân tách t sao cho biểu thức q = CTQ * CBQ -

2 COQ 2 là cực đại. Tuy nhiên, với các quan hệ có số thuộc tính lớn, bài toán không thể giải quyết bằng phân hoạch thành hai mảnh, cần phải thực hiện theo một phân mảnh hỗn hợp, gổm ít nhất một phân mảnh ngang và một phân mảnh dọc. - Các nghiên cứu gần đây, một số tác giả kết hợp giải bài toán phân mảnh và bài toán định vị bằng các kỹ thuật tối ưu, kết hợp với các kỹ thuật heuristic. Thời gian thực hiện các thuật toán này giảm đáng kể so với các thuật toán ban đầu. Tuy nhiên, các độ đo sự liên kết các thuộc tính là chưa được sự nhất trí chung của các nhà khoa học. - Thuật toán tối ưu đàn kiến heuristic - ACO (Ant Colony Optimazation) lần đầu tiên Dorigo và các cộng sự đề xuất năm 2011, được ứng dụng nhiều trong tìm kiếm và khai phá dữ liệu. Hầu hết các nghiên cứu gần đây về ACO chỉ tập trung vào việc phát triển các biến thể của thuật toán để làm tăng hiệu năng tính toán của thuật toán hệ kiến AS (Ant System) ban đầu. - Một số nghiên cứu trong nước về ACO tập trung giải quyết các bài toán tối ưu rời rạc như bài toán người bán hàng, bài toán lập lịch, bài toán an ninh mạng... Một số hướng tiếp cận khác theo kỹ thuật phân cụm mờ cũng đang tập trung giải quyết cho một số bài toán kỹ thuật công nghệ cao. Tuy nhiên, cách tiếp cận và các thử nghiệm trong bài toán phân cụm hay sử dụng các tiếp cận tìm kiếm heuristic để tìm lời giải tối ưu cục bộ cho các bài toán phân mảnh dữ liệu phân tán, cho kết quả nhanh nhưng không thể cải thiện thêm lời giải tìm được. - Về kỹ thuật phân cụm tích hợp, các nghiên cứu trong nước gần đây được nhiều nhóm tác giả quan tâm và đã đề xuất các thuật toán hiệu năng cao. Trong luận án này, tác giả đã vận dụng tích hợp giữa thuật toán tối ưu hóa đàn kiến ACO và phân cụm thô với các kỹ thuật phân cụm nguyên

3 thủy để đề xuất các thuật toán phân cụm dọc dữ liệu phân tán nhằm tối ưu các chi phí tính toán và chất lượng sau phân cụm cho các bộ dữ liệu lớn. Để tham gia giải quyết những vấn đề nêu trên, đề tài luận án Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán theo tiếp cận khai phá dữ liệu được thực hiện theo các định hướng như sau: - Kết hợp kỹ thuật phân cụm phân cấp tích tụ với phân cụm phân hoạch cho thuật toán cải tiến phân mảnh ngang, phân mảnh dọc dữ liệu phân tán trên cơ sở phát triển các độ đo tương đồng và phương thức xử lý các cụm sau phân mảnh. - Sử dụng lý thuyết tập thô và lý thuyết tối ưu hóa đàn kiến ACO để phát triển mới thuật toán phân mảnh dọc dữ liệu phân tán bằng kỹ thuật phân cụm thô KR và phân cụm kiến FAC. - Tiến hành so sánh, đánh giá và thử nghiệm các thuật toán cải tiến và thuật toán đề xuất mới với các thuật toán nguyên thủy trên các bộ dữ liệu lớn để làm rõ tính hiệu quả về chi phí, cũng như những ưu điểm nổi trội qua thực nghiệm về số cụm sau phân mảnh. 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án nhằm giải quyết bài toán phân mảnh dữ liệu phân tán bằng cách kết hợp một số kỹ thuật phân cụm trong KPDL, lý thuyết tập thô và phương pháp tối ưu hóa ACO, cụ thể là: - Nghiên cứu cải tiến thuật toán phân mảnh dọc và phân mảnh ngang dựa vào các kỹ thuật phân cụm tích hợp trong khai phá dữ liệu. - Nghiên cứu đề xuất mới thuật toán phân mảnh dọc dựa trên kỹ thuật phân cụm thô KR và phân cụm đàn kiến VFAC. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Các đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án:

4 Các độ đo tương đồng, việc xử lý khoảng cách cụm trong các thuật toán phân mảnh ngang, phân mảnh dọc dựa trên kỹ thuật phân cụm phân hoạch và phân cụm phân cấp tích tụ. Kỹ thuật phân mảnh dọc dữ liệu phân tán dựa trên kỹ thuật phân cụm thô KR và phân cụm đàn kiến VFAC. Vận dụng lý thuyết tập thô, các tiếp cận Meta-heuristic trong phương pháp tối ưu hóa đàn kiến ACO để giải quyết bài toán phân cụm dữ liệu phục vụ cho các kỹ thuật phân mảnh trong thiết kế CSDL phân tán. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu của luận án: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu tổng quan tài liệu liên quan đến lý thuyết thiết kế CSDL phân tán và các kỹ thuật phân cụm trong khai phá dữ liệu để cải tiến, đề xuất các thuật toán phân mảnh dữ liệu phân tán theo kỹ thuật phân cụm thô và kỹ thuật phân cụm kiến FAC. Phương pháp thực nghiệm: Trên cơ sở các thuật toán phân mảnh đã cải tiến, đề xuất (VFC, HFC, KR và VAFC), luận án tiến hành cài đặt thử nghiệm với bộ công cụ mô phỏng SPMS, ngôn ngữ lập trình Java để phân tích, so sánh kết quả phân cụm các thuật toán đề xuất với những kỹ thuật phân mảnh nguyên thủy tiêu biểu như k-means, k-medoids. 4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 4.1. Về mặt khoa học Vận dụng thành công cách tiếp cận tập thô và tối ưu hóa đàn kiến ACO cho bài toán phân mảnh dọc trong thiết kế CSDL phân tán theo tiếp cận KPDL. Nghiên cứu cải tiến thuật toán phân mảnh ngang HFC và phân mảnh dọc VFC bằng việc phát triển các độ đo tương đồng và các

5 kỹ thuật xử lý cụm trong phân cụm. Nghiên cứu đề xuất mới thuật toán phân mảnh dọc theo kỹ thuật phân cụm thô KR và kỹ thuật phân cụm đàn kiến VFAC. 4.2. Về mặt thực tiễn Kết quả cài đặt thử nghiệm trong luận án cho thấy kết quả phân mảnh bằng các thuật toán cải tiến HFC, VFC và các thuật toán đề xuất mới KR, VFAC tốt hơn về thời gian tính toán, chi phí bộ nhớ, số cụm sau phân mảnh và đặc biệt khi thực hiện trên các bộ dữ liệu với số đối tượng cần phân cụm lớn. 5. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được bố cục trong ba chương: Chương 1 trình bày các nghiên cứu về thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán bao gồm các kỹ thuật phân mảnh dọc, phân mảnh ngang và thuật toán phân mảnh theo phân cụm FC (Fragmentation Cluster). Chương 2 trình bày các nghiên cứu liên quan đến các kỹ thuật phân cụm trong khai phá dữ liệu được áp dụng cho các bài toán phân mảnh ngang, phân mảnh dọc dữ liệu phân tán và đề xuất cải tiến hai thuật toán VFC và HFC. Chương 3 trình bày các nghiên cứu và đề xuất mới bài toán phân mảnh dọc dữ liệu phân tán theo tiếp cận khai phá dữ liệu bằng các kỹ thuật phân cụm thô KR (k-means Rough) và phân cụm đàn kiến FAC (Fragmentation Ants Cluster). Cài đặt thực nghiệm và so sánh đối chiếu kết quả các thuật toán cải tiến, đề xuất mới so với thuật toán nguyên thủy k- Means, HAC.

6 Chương 1. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN Nội dung chương 1 gồm hai phần chính: phần đầu giới thiệu tổng quan về hệ cơ sở dữ liệu phân tán, phần thứ hai giới thiệu về bài toán phân mảnh trong thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán với các yêu cầu, mục tiêu, chiến lược thỏa mãn: tính đúng, tính đầy đủ và tính tái thiết được. Các thuật toán cơ bản được xem xét trong chương là bài toán phân mảnh dọc và phân mảnh ngang dữ liệu phân tán từ các thuật toán nguyên thủy như thuật toán BEA, thuật toán PHORIZONTAL hay thuật toán phân mảnh FC dùng kỹ thuật phân cụm CA. 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN 1.2. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN 1.2.1. Các chiến lược thiết kế 1.2.2. Các vấn đề thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 1.2.3. Kỹ thuật thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 1.2.4. Các quy tắc phân mảnh đúng đắn 1.2.5. Thảo luận về thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 1.3. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN BẰNG CÁC KỸ THUẬT PHÂN MẢNH 1.3.1. Kỹ thuật phân mảnh ngang 1.3.2. Kỹ thuật phân mảnh dọc 1.3.3. Thuật toán phân mảnh FC 1.3.4. Kỹ thuật phân mảnh hỗn hợp 1.3.5. Thảo luận các kỹ thuật phân mảnh 1.4. KẾT CHƯƠNG Trong chương này, luận án trình bày tổng quan về thiết kế một hệ CSDL phân tán, trong đó đề cập một cách đầy đủ về sự cần thiết cho bài toán phân mảnh dữ liệu, các quy tắc phân mảnh đúng đắn bao gồm tính đầy đủ, tính tái thiết được và tính tách biệt cũng như các yêu cầu thông tin về cơ sở dữ liệu, thông tin về ứng dụng.

7 Luận án cũng trình bày một số thảo luận chi tiết cuối mỗi mục để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu trong chương, đồng thời xác định những nội dung cần tiếp tục đề xuất trong luận án cho các chương tiếp theo. Nội dung chính của chương là chuyển đổi ý tưởng giải bài toán phân rã dữ liệu trên CSDL tập trung sang giải bài toán phân mảnh dữ liệu phân tán theo phân cụm dựa trên hai thuật toán nguyên thủy HF cho phân mảnh ngang và CA cho phân mảnh dọc bằng cách áp dụng kỹ thuật phân cụm FC. Chi tiết các thuật toán cải tiến về kỹ thuật phân cụm trong KPDL cho bài toán phân mảnh sẽ được trình bày ở Chương 2. Vận dụng một số tiếp cận mới cho kỹ thuật phân cụm, đề xuất một số thuật toán phân cụm, sẽ được luận án đề cập trong Chương 3. Chương 2. PHÂN CỤM DỮ LIỆU TRONG THIẾT KẾ CSDL PHÂN TÁN Chương này tập trung trình bày một số vấn đề về khai phá dữ liệu (KPDL), các kỹ thuật phân cụm dữ liệu (PCDL) áp dụng cho bài toán phân mảnh trong thiết kế CSDL phân tán. Các kỹ thuật phân cụm liên quan được trình bày trong chương gồm phân cụm phân cấp, phân cụm phân hoạch và phân cụm dựa vào tập thô. Kết quả nghiên cứu chính của chương này được công bố tại các bài báo [I], [II] trong danh mục công trình tác giả. 2.1. TIẾP CẬN KHAI PHÁ DỮ LIỆU 2.1.1. Khai phá tri thức và khai phá dữ liệu 2.1.2. Những thách thức trong khai phá dữ liệu 2.1.3. Các bài toán khai phá dữ liệu 2.2. KỸ THUẬT PHÂN CỤM TRONG KHAI PHÁ DỮ LIỆU 2.2.1. Kỹ thuật phân cụm 2.2.2. Các kiểu dữ liệu và độ đo trong phân cụm 2.2.3. Các phương pháp phân cụm dữ liệu 2.2.4. Thảo luận về các kỹ thuật phân cụm

8 2.3. PHÂN MẢNH DỮ LIỆU DỰA VÀO KỸ THUẬT PHÂN CỤM Áp dụng các kỹ thuật phân cụm đã trình bày trong chương này, vận dụng với thuật toán CA và FC trong chương 1, luận án đề xuất hai thuật toán cải tiến: phân mảnh dọc VFC (Vertical Fragmentation Cluster) và phân mảnh ngang HFC (Horizontal Fragmentation Cluster) [I] bằng cách vận dụng kết hợp các phương pháp phân cụm theo các độ đo tương đồng và xử lý cụm dựa trên các thuật toán nguyên thủy. 2.3.1. Đề xuất cải tiến thuật toán phân mảnh dọc VFC Thuật toán VFC [I]: Đầu vào: - D: Tập n đối tương cần phân cụm; - do: Ngưỡng khoảng cách; - k: Số lượng cụm; Đầu ra: - E: Hàm mục tiêu; Tập các phân cụm của D; Thuật toán: Begin 1. Chọn k đối tượng mi làm trọng tâm ban đầu cho k cụm; /* vận dụng theo k-means */ 2. Repeat 3. C = {{r} r D}; /* Khởi tạo C là tập các cụm chỉ gồm 1 đối tượng */ 4. Tìm hai cụm Si, Sj C có khoảng cách d(si, Sj) là nhỏ nhất; 5. Nếu d(si, Sj) > do thì dừng thuật toán; /*Khoảng cách 2 cụm gần nhất đã lớn hơn ngưỡng cho phép */ 6. C = C\{Si, Sj}; /* Loại bỏ 2 cụm Si,Sj khỏi tập các cụm */ 7. S = Si Sj; /* vận dụng theo thuật toán HAC */ 8. C = C {S}; /* Kết nạp cụm mới S vào C */ 9. Tính lại khoảng cách giữa cụm mới với các cụm cũ; 10. Cập nhật lại trọng tâm cụm mi; 11. Until <Hàm mục tiêu E tối thiểu > End.

9 Đánh giá thuật toán VFC: - Ưu điểm thuật toán VFC là có tính mở rộng cao, phù hợp với các bộ dữ liệu lớn. Thuật toán kết thúc ở điểm tối ưu cục bộ, có thể dùng thuật toán di truyền để tìm tối ưu toàn cục. Nhược điểm VFC là cần chỉ trước k cụm, không xử lý tốt dữ liệu nhiễu, các phần tử ngoại lệ - Thuật toán VFC vận dụng kết hợp thuật toán HAC và k-means nên độ phức tạp là O(min(HAC, k-means)) = O(Min(O(n 2 ), O(t*k*n))). Thực tế, số lần lặp t và số cụm k thường rất bé so với số đối tượng n, vì thế độ phức tạp VFC là O(n), bằng với trường hợp hội tụ tốt nhất của k-means. 2.3.2. Đề xuất cải tiến thuật toán phân mảnh ngang HFC Thuật toán HFC [I] Đầu vào: - D: Tập n đối tượng cần phân cụm; - k: số lượng cụm; - Ma trận OCM; - Hàm mục tiêu E; Đầu ra: Tập các phân cụm của D; Thuật toán: Begin 1. Chọn k đối tượng medoid bất kỳ; 2. Khởi tạo k cụm với k đối tượng phân biệt đầu tiên dựa trên ma trận OCM; 3. Repeat 4. Gán đối tượng vào cụm có medoids gần nó nhất; 5. Gán các đối tượng còn lại của OCM vào cụm có các đối tượng tới medoid là gần nhất; /*theo thuật toán PAM */ 6. Hoán đổi medoid cho các đối tượng của ma trận OCM đến khi làm giảm đi hàm mục tiêu E; 7. Until <Hàm mục tiêu E đạt tối thiểu>; End.

10 Đánh giá thuật toán HFC: - Ưu điểm cơ bản trong thuật toán cải tiến HFC theo phân cụm k- Medoids là khởi tạo k cụm đầu vào (không lấy ngẫu nhiên) theo quy tắc lấy k đối tượng phân biệt đầu tiên của tập dữ liệu vào (k dòng phân biệt đầu tiên của OCM) làm phần tử trung tâm của k cụm khởi tạo. - Khả năng hai bộ trùng nhau trên các quan hệ có thể xảy ra, vì dữ liệu phân cụm lấy từ ma trận OCM, được xây dựng từ quan hệ ban đầu và căn cứ vào các vị từ đơn Pr. Nhược điểm của HFC tương tự như k- Medoids vì HFC chỉ tập trung phát huy ưu điểm trên ma trận OCM khi xử lý các medoid. - Độ phức tạp thuật toán HFC là O(k 2 *n), trong đó có hai lần k cụm và k đối tượng tham gia trong một lần lặp đơn, n là số đối tượng cần phân cụm. Thực tế, k cụm thường rất bé so với k đối tượng, nên độ phức tạp HFC là O(k*n). Độ phức tạp này bé hơn thuật toán PAM nguyên thủy là O(k(n-k) 2 ). 2.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm 2.3.3.1. Đánh giá kết quả thực nghiệm theo VFC (1). So sánh đánh giá thực nghiệm với phân cụm phân cấp tích đống HAC (2). So sánh đánh giá thực nghiệm với phân cụm k-means nguyên thủy Luận án tiến hành so sánh kết quả thực nghiệm VFC với k-means nguyên thủy theo các tiêu chí về chi phí thời gian xử lý, chi phí bộ nhớ với 5 kịch bản tương ứng với số cụm được chọn (k = 3, k = 5, k = 9, k = 11, k = 15). Bảng 2.10 Tập D gồm 20 đối tượng cần phân cụm @NAME=Đối tượng 1 @NAME=Đối tượng 6 @NAME=Đối tượng 11 @NAME=Đối tượng 16 5.1 3.5 1.4 0.2 4.4 2.9 1.4 0.2 5 3 2 1 20 50 52 21 @NAME=Đối tượng 2 @NAME=Đối tượng 7 @NAME=Đối tượng 12 @NAME=Đối tượng 17 4.9 3.0 1.4 0.2 4.9 3.1 1.4 0.2 15 13 12 11 10 15 52 21 @NAME=Đối tượng 3 @NAME=Đối tượng 8 @NAME=Đối tượng 13 @NAME=Đối tượng 18 4.7 3.2 1.3 0.2 5.4 3.7 1.5 0.2 30 60 52 51 21 25 25 22 @NAME=Đối tượng 4 @NAME=Đối tượng 9 @NAME=Đối tượng 14 @NAME=Đối tượng 19 4.6 3.4 1.7 0.2 4.8 3.7 1.5 0.2 50 40 42 41 11 15 35 42 @NAME=Đối tượng 5 @NAME=Đối tượng 10 @NAME=Đối tượng 15 @NAME=Đối tượng 20 5.0 3.6 1.4 0.2 4.8 3 1.4 0.1 30 50 42 31 11 25 45 45

11 Qua hai kết quả thử nghiệm như trên, luận án xây dựng bảng so sánh cho giữa hai thuật toán k-means nguyên thủy và thuật toán cải tiến VFC theo 5 lần test, số lượng cụm k được chọn (k = 3; k = 5; k = 9; k = 11, k = 15) như (Bảng 2.11), thống nhất lấy 4 số lẽ phần kết quả: Thuật toán so sánh Phân cụm k-means Bảng 2.11 So sánh kết quả với phân cụm k-means và VFC Số cụm k Tổng Thời gian (ms) Chi phí trung bình lỗi (Min) Bộ nhớ tối đa (Mb) Số lần lặp k = 3 16 4728,4549 1.2986 3 k = 5 16 3582,955 1.2987 3 k = 9 16 2909,955 1.2987 3 k = 11 16 2855,455 1.2987 2 k = 15 16 5437,3716 1.3000 2 Phân cụm cải tiến VFC k = 3 15 5437,3716 1.2879 k = 5 15 5237,3716 1.2879 k = 9 15 5444,3716 1.2879 k = 11 15 5397,3716 1.2879 k = 15 15 5267,3716 1.2879 Nhận xét đánh giá thực nghiệm VFC: - Với số cụm k nhỏ (k = 3), thuật toán cải tiến VFC có tổng thời gian và chi phí bộ nhớ sử dụng nhỏ hơn k-means nguyên thủy. Tuy nhiên, chi phí trung bình lỗi VFC thường lớn hơn vì do tích hợp giữa HAC và k- Means khi gặp dữ liệu nhiễu hoặc phần tử ngoại lệ. - Với số cụm k tăng lên, thuật toán VFC vẫn thực hiện ổn định với các chi phí thời gian, chi phí bộ nhớ và chi phí trung bình lỗi. Đặc tính này thể hiện việc phát huy được yếu tố hội tụ tốt nhất theo k-means.

12 2.3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm theo HFC Xét quan hệ r(r) = {T 1, T 2,..., T l }, tập Pr = {Pr 1, Pr 2,..., Pr m } các vị từ đơn trích rút từ các ứng dụng trên r(r). Vector hóa nhị phân các bản ghi như (Bảng 2.7) và có ma trận OCM như (Bảng 2.8), chọn trước số lượng cụm k thử nghiệm (k = 2, k = 3, k = 4). Kết quả phân mảnh ngang HFC như (Bảng 2.12 ): Bảng 2.12 Kết quả phân mảnh ngang cải tiến HFC [I] k=9 k=11 k=15 Cụm 1: E 1, E 3, E 6, E 7 Cụm 2: E 2, E 4, E 5, E 8 Cụm 1: E 1, E 3, E 6, E 7 Cụm 2: E 2, E 5, E 8 Cụm 1: E 1, E 3 Cụm 2: E 2, E 5, E 8 Cụm 3: E 4 // kết quả tương tự Cụm 3: E 4 Cụm 4: E 6, E 7 k-medoids [I] Tương tự, cùng số cụm k như trên, kết quả phân mảnh ngang theo phân cụm phân hoạch k-medoids với thuật toán PAM, kết quả như (Bảng 2.13 ): Bảng 2.13 Kết quả phân mảnh ngang theo k-medoids k=9 k=11 k=15 Cụm 1: E 1, E 3,E 4, E 6, E 7 Cụm 2: E 2, E 5, E 8 Cụm 1: E 1, E 3, E 6, E 7 Cụm 2: E 2, E 5, E 8 Cụm 3: E 4 Cụm 1: E 1, E 3, E 6, E 7 Cụm 2: E 2, E 5, E 8 Cụm 3: E 4 Cụm 4: rỗng Nhận xét đánh giá thực nghiệm HFC: - Kết quả phân mảnh ngang cải tiến HFC và PAM gần tương tự nhau khi k = 9 và k = 11. Khi tăng số cụm với k = 15, kết quả không giống nhau. Kết quả thuật toán cải tiến HFC ở (Bảng 2.12) phân cụm đều cho các đối tượng trên 4 cụm. Tuy nhiên, thuật toán PAM trên (Bảng 2.13) lại chứa cụm 4 = rỗng.

13 - Với thực nghiệm như trên, việc cải tiến các thuật toán phân mảnh ngang cần xem xét khi áp dụng cho các bộ dữ liệu lớn. Nếu cần thiết phải cải thiện được kết quả phân cụm, có thể chấp nhận có cụm rỗng hay các cụm không đều. 2.4. KẾT CHƯƠNG Nội dung chương 2 đã trình bày một số phương pháp phân cụm nguyên thủy có liên quan đến các thuật toán cải tiến, đề xuất, đó là các phương pháp phân cụm phân cấp tích tụ lồng, phân cụm phân hoạch, phân cụm dựa trên mật độ, phân cụm theo lý thuyết tập thô. Một số thuật toán điển hình cũng được đề cập như k-means, k-medoids để làm cơ sở so sánh, đánh giá thực nghiệm với các thuật toán cải tiến VFC, HFC và các thuật toán đề xuất mới trong chương 3. Chương này đã đề xuất hai thuật toán VFC và HFC [I] được cải tiến từ thuật toán phân cụm CA kết hợp thuật toán phân mảnh FC trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp phân cụm phân cấp tích tụ và phân cụm phân hoạch k-means, k-medoids. Việc sử dụng phối hợp các kỹ thuật phân cụm như trong bài toán thiết kế phân mảnh VFC, HFC cải tiến là một giải pháp tối ưu cả về số cụm phân mảnh cũng như các độ đo được phát triển. Tuy nhiên, thuật toán HFC, VFC sử dụng các kỹ thuật phân cụm nguyên thủy, nên số lượng phân cụm k phụ thuộc vào người dùng. Vì thế, cần kết hợp với tri thức chuyên gia để tính toán số lượng cụm thích hợp, định nghĩa lại các độ đo mối quan hệ giữa các thuộc tính, các bản ghi tích hợp theo các thuật toán hiệu năng cao. Một số cách tiếp cận mới về kỹ thuật phân cụm như phân cụm thô, phân cụm theo phương pháp tối ưu hóa đàn kiến ACO sẽ được luận án trình bày tiếp tục trong Chương 3.

14 Chương 3. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN THEO PHÂN CỤM THÔ VÀ TỐI ƯU ĐÀN KIẾN Nội dung chương này trình bày bài toán thiết kế phân mảnh dọc dữ liệu phân tán theo tiếp cận tập thô với kỹ thuật phân cụm thô KR và tiếp cận tối ưu hóa đàn kiến ACO với kỹ thuật phân cụm đàn kiến VFAC. Kết quả nghiên cứu chính của chương được công bố tại [III], [IV], [V] trong danh mục công trình tác giả. 3.1. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN THEO TIẾP CẬN TẬP THÔ 3.1.1 Rời rạc hoá dữ liệu và trích chọn thuộc tính theo tiếp cận tập thô 3.1.2. Hệ thông tin 3.1.3. Quan hệ không phân biệt, bất khả phân biệt trong hệ thông tin 3.1.4. Thuộc tính và vector đặc trưng tham chiếu 3.2. PHÂN CỤM DỮ LIỆU PHÂN TÁN THEO TIẾP CẬN TẬP THÔ 3.2.1. Thuật toán phân cụm thô KR 3.2.1.1. Kỹ thuật phân cụm thô 3.2.1.2. Đề xuất thuật toán phân cụm thô KR Thuật toán KR [V] Đầu vào: - D: Tập n đối tượng cần phân cụm; - k: Số lượng cụm; - Ngưỡng Th i ; Đầu ra: Tập các phân cụm của D; Thuật toán Begin 1. Khởi tạo ngẫu nhiên k tâm của các đối tượng xuất phát x={x 1, x k }; 2. Repeat

15 3. Gán các đối tượng v vào các xấp xỉ trên và xấp xỉ dưới của các cụm; /* tiến hành gom cụm*/ 4. Tính khoảng cách d(v, x i ),d(v, x j ) giữa các đối tượng v với trọng tâm cụm x i, x j ; /* 1 I, j k */ 5. If (d(v, x i ) - d(v, x j ) Th i ) Then véc tơ đối tượng v sẽ không thuộc bất kỳ xấp xỉ dưới nào /* theo tính chất 3*/ ; 6. Else d(v, x i ) là tối thiểu; 7. Cập nhật lại trọng tâm x i bằng trọng tâm mới; 8. If (trung tâm cụm trùng với lần lặp trước) Then dừng thuật toán; 9. Until <Trọng tâm các cụm không thay đổi> End. 3.2.1.3. Đánh giá thuật toán phân cụm thô KR - Giải pháp phân cụm thô KR [V], tương tự như KO [III], có khả năng nhóm đối tượng trong nhiều cụm khác nhau. Ngoài ra, KR còn tạo được nhiều cụm hơn với số lượng cụm cần thiết để mô tả dữ liệu phụ thuộc vào khoảng cách đo. Điều này, cơ hội dành cho một đối tượng là cao khi tiến hành gom cụm trong cùng một cụm. - Tuy nhiên, giải pháp phân cụm thô KR tiến hành với bộ dữ liệu lớn, làm cho lời giải phức tạp hơn, mức độ trùng lặp giữa các cụm có thể tăng lên, vì thế việc tính toán trọng tâm cũng chậm hơn so với k-means nguyên thủy. - Độ phức tạp thuật toán KR là O(t*n*k), trong đó t là số lần lặp, n là số đối tượng cần phân cụm và k là số lượng cụm. Tuy nhiên t, k thường rất bé so với n khi tập dữ liệu đủ lớn và chứa nhiều đối tượng. Vì vậy, độ phức tạp thường được tính là O(n). Độ phức tạp này tối ưu hơn thuật toán phân cụm dọc theo ái lực thuộc tính như thuật toán BEA là O(n 2 ).

16 3.2.2. Kết quả thực nghiệm thuật toán phân cụm thô KR Bảng 3.1 Tập D gồm 20 đối tượng cần phân cụm @NAME=Đối tượng 1 @NAME=Đối tượng 6 @NAME=Đối tượng 11 @NAME=Đối tượng 16 5.1 3.5 1.4 0.2 4.4 2.9 1.4 0.2 5 3 2 1 20 50 52 21 @NAME=Đối tượng 2 4.9 3.0 1.4 0.2 @NAME=Đối tượng 7 4.9 3.1 1.4 0.2 @NAME=Đối tượng 12 15 13 12 11 @NAME=Đối tượng 17 10 15 52 21 @NAME=Đối tượng 3 @NAME=Đối tượng 8 @NAME=Đối tượng 13 @NAME=Đối tượng 18 4.7 3.2 1.3 0.2 @NAME=Đối tượng 4 5.4 3.7 1.5 0.2 @NAME=Đối tượng 9 30 60 52 51 @NAME=Đối tượng 14 21 25 25 22 @NAME=Đối tượng 19 4.6 3.4 1.7 0.2 @NAME=Đối tượng 5 4.8 3.7 1.5 0.2 @NAME=Đối tượng 10 50 40 42 41 @NAME=Đối tượng 15 11 15 35 42 @NAME=Đối tượng 20 5.0 3.6 1.4 0.2 4.8 3 1.4 0.1 30 50 42 31 11 25 45 45 Qua hai kết quả thử nghiệm như trên, luận án xây dựng bảng so sánh giữa hai thuật toán k-means nguyên thủy và thuật toán đề xuất KR theo 3 lần Test, tương ứng số cụm k được chọn (k = 6; k = 13, k = 15) như (Bảng 3.2): Bảng 3.2 So sánh kết quả phân cụm thô KR và k-means Số cụm Tổng Chi phí trung Bộ nhớ tối đa Số lần Thuật k Thời binh lỗi (Min) (Mb) lặp toán so gian sánh (ms) k = 6 80 2438.6216 1.2986 3 k-means nguyên thủy k = 13 26 2455.4550 1.3000 3 k = 15 16 2751.6216 1.3000 3 k = 6 15 5048.8960 1.2879 Phân cụm thô KR k = 13 15 5048.4550 1.2879 k = 15 15 5048.1554 1.2879

17 Nhận xét đánh giá thực nghiệm KR: - Với số cụm k nhỏ (k = 6), thuật toán k-means có tổng thời gian lớn, chi phí trung bình lỗi và chi phí bộ nhớ đạt yêu cầu. Trong khi đó, thuật toán phân cụm thô KR tối ưu cả 3 tiêu chí. - Khi tăng số cụm k lên (k = 13, k = 15), thuật toán KR thể hiện rõ các tối ưu trên cả ba tiêu chí so với thuật toán k-means. Tuy nhiên, chi phí trung bình lỗi của KR cao vì phải xem xét cả bộ xấp xỉ trên và xấp xỉ dưới trong suốt các quá trình cập nhật lại trong tâm mới. 3.3. THIẾT KẾ CSDL PHÂN TÁN THEO PHƯƠNG PHÁP ACO 3.3.1. Phương pháp tối ưu hóa đàn kiến ACO 3.3.2. Từ đàn kiến tự nhiên đến đàn kiến nhân tạo 3.3.3. Thuật toán ACO tổng quát 3.3.4. Thuật toán hệ kiến AS 3.3.5. Tổ chức dữ liệu và các khái niệm độ đo 3.4. PHÂN CỤM DỮ LIỆU PHÂN TÁN THEO TIẾP CẬN ACO 3.4.1. Phân cụm dữ liệu phân tán theo tiếp cận ACO 3.4.2. Đề xuất các thuật toán phân mảnh dọc theo phân cụm đàn kiến 3.4.2.1 Đề xuất thuật toán phân cụm đàn kiến FAC Thuật toán FAC [IV] Đầu vào: - Tập các thuộc tính A tt ={A 1, A 2,, A k }; Đầu ra: Thuật toán - Tập các giao tác T={t 1, t 2.,..., t m }; - Số kiến Ant={ant 1, ant 2,,ant n }; Tập phân cụm tối ưu KQ; 1. Tính độ tương đồng f(i); 2. Tính xác suất nhặt P nhặt ; /* công thức (3.7) */ 3. Tính xác suất thả P thả ; /* công thức (3.8) */ 4. Foreach ant i Ant do 5. Chọn hai số ngẫu nhiên 1 và 2; 6. Foreach a i A tt do

18 7. If (P nhặt >= số ngẫu nhiên 1) Then Kiến sẽ nhặt đối tượng; 8. If (P thả >= số ngẫu nhiên 2) Then Kiến sẽ thả đối tượng vào danh sách đỉnh đã thả; 9. End for 10. Tính nồng độ mùi uv trên từng cạnh; /*công thức 3.3*/ 11. End for 12. Repeat 13. If ( > ) Then Gom hai đối tượng vào một cụm; 14. Else Gom hai đối tượng khác cụm; 15. If (Tồn tại cụm chỉ có một đối tượng duy nhất) Then 16. Tính khoảng cách trung bình từ đối tượng đó đến các cụm khác; 17. So sánh các khoảng cách trung bình và lấy khoảng cách nhỏ nhất để gom cụm; 18. Until <khoảng cách cụm nhỏ nhất>; 19. Return KQ. 3.4.2.2. Đề xuất thuật toán phân mảnh dọc theo phân cụm đàn kiến - VFAC Thuật toán VFAC [IV] Đầu vào: - Tập các thuộc tính A tt ={A 1, A 2,, A k } - Tập các giao tác T={t 1, t 2.,..., t m } - Số kiến Ant={ant 1, ant 2,,ant n }; - Số giao tác m; Đầu ra: Tập phân cụm tối ưu KQ; Thuật toán: 1. T = m; T_Counter = 0; O max = ; O current = 0; 2. Repeat 3. Foreach ant i Ant do 4. If (ant i A tt ) Then Xét các A i ; 5. If (A i A tt ) Then Ant i = A i ; 6. Loại A i ra khỏi A tt ;

19 7. Else /* danh sách thuộc tính rỗng */ 8. Kiến nhặt thuộc tính theo P nhặt ; 9. Else tính f(i); /*theo công thức 3.12 */ 10. Kiến thả thuộc tính theo P thả ; 11. End For 12. If A tt = ; 13. Đánh giá chi phí của kết quả hiện tại; 14. If O current < O max ; 15. Khi (F_cur) Ai = (F_Opt) Ai ; 16. O current = O max ; 17. Else T_Counter = T_Counter + 1; 18. Until (khi O max và T_Counter > m); 19. Return KQ; Đánh giá thuật toán VFAC: - Đề xuất việc đánh giá trước được đặc trưng của thuộc tính trong một <DS thuộc tính> cho trước với kiến mang thuộc tính hay không. - Thuật toán VFAC sử dụng tham số (F_Opt) Ai = (F_Cur) Ai để đánh giá và tính toán đặc trưng của từng thuộc tính so với từng cụm, việc này sẽ giúp chúng ta giảm chi phí trong quá trình phân mảnh dữ liệu [79]. - Xử lý bộ nhớ cho từng kiến bằng việc tính độ tương đồng thuộc tính theo xác suất nhặt và xác suất thả thuộc tính. - Độ phức tạp các thuật toán VFAC được xác định: O(max((N ant * N T ) ; (N 2 F * N T * N att ))) trong đó, N ant là số lượng kiến tham gia, N T là số lượng giao tác quan trọng của hệ thống, N F là số lượng mảnh sinh ra, N att là số lượng thuộc tính. Trong thực tế, bít dành cho số mảnh tối ưu (F_Opt) là rất bé so với số mảnh hiện tại (F_cur), hơn nữa số giao tác thường không quá lớn trên các giao dịch, vì thế độ phức tạp sẽ là O(N F * N T * N att ). Độ phức tạp này bé

20 hơn độ phức tạp của phân cụm k-means là O(t*k*n*d), của phân cụm k- Medoids là O(k*(n - k) 2 ) và phân cụm theo ái lực thuộc tính BEA là O(n 2 ). - Độ phức tạp VFAC sẽ tăng khi số lượng giao tác và số thuộc tính tăng, do đó cần xem xét yếu tố này cho các bộ dữ liệu lớn. 3.4.3. Kết quả thực nghiệm thuật toán đề xuất VFAC 3.4.3.1. Kết quả cài đặt thực nghiệm thuật toán đề xuất VFAC Bảng 3.4 Tập dữ liệu D gồm 20 giao tác @NAME=Giao tác 1 @NAME=Giao tác 6 @NAME=Giao tác 11 @NAME=Giao tác 16 5.1 3.5 1.4 0.2 4.4 2.9 1.4 0.2 5 3 2 1 20 50 52 21 @NAME=Giao tác 2 @NAME=Giao tác 7 @NAME=Giao tác 12 @NAME=Giao tác 17 4.9 3.0 1.4 0.2 4.9 3.1 1.4 0.2 15 13 12 11 10 15 52 21 @NAME=Giao tác 3 @NAME=Giao tác 8 @NAME=Giao tác 13 @NAME=Giao tác 18 4.7 3.2 1.3 0.2 5.4 3.7 1.5 0.2 30 60 52 51 21 25 25 22 @NAME=Giao tác 4 @NAME=Giao tác 9 @NAME=Giao tác 14 @NAME=Giao tác 19 4.6 3.4 1.7 0.2 4.8 3.7 1.5 0.2 50 40 42 41 11 15 35 42 @NAME=Giao tác 5 @NAME=Giao tác 10 @NAME=Giao tác 15 @NAME=Giao tác 20 5.0 3.6 1.4 0.2 4.8 3 1.4 0.1 30 50 42 31 11 25 45 45 3.4.3.2. So sánh đánh giá kết quả thử nghiệm trên thuật toán VFAC Qua ba kết quả thử nghiệm như trên, luận án tiến hành lập bảng so sánh giữa hai thuật toán k-means nguyên thủy và thuật toán VFAC theo 5 lần Test, tương ứng số cụm (k = 3; k = 7, k = 10, k = 15 và k = 19) như (Bảng 3.5 ): Bảng 3.5 So sánh kết quả với phân cụm k-means với VFAC Số cụm Tổng Chi phí trung bình Bộ nhớ tối đa (Mb) Số lần Thuật toán so sánh k Thời gian (ms) lỗi (Min) lặp k = 3 16 4728.4549 1.2986 3 Phân cụm k = 7 16 2582.9550 1.2987 3 k-means k = 10 16 5437.3716 1.3000 5 nguyên k = 15 16 1455.4550 1.2987 2 thủy k = 19 16 5437.3716 1.3000 2

21 Phân cụm VFAC k = 3 16 2633.4550 1.2800 10 k = 7 16 2633.7012 1.2800 10 k = 10 15 2632.7272 1.2801 10 k = 15 15 2632.0085 1.2801 9 k = 19 15 2632.0016 1.2802 8 3.4.3.3. Đánh giá kết quả thuật toán VFAC Hình 3.8 So sánh chi phí trung bình lỗi trên k-means và VFAC Hình 3.9 Đánh giá độ ổn định theo số cụm trên k-means và VFAC

22 Đánh giá chung về thuật toán đề xuất VFAC: - Xem xét thuật toán VFAC với (k = 3) như kết quả trên (Hình 3.6.), (Hình 3.7.) và kết quả đánh giá bằng biểu đồ trên các (Hình 3.8.), (hình 3.9.), dễ dàng nhận thấy rằng, khi tăng số cụm k thì tổng thời gian giảm, chi phí trung bình lỗi như nhau và số lần lặp cũng giảm đi. Điều này cho thấy thuật toán VFAC có ưu điểm khi xử lý với các bộ dữ liệu lớn, có số đối tượng cần phân cụm nhiều. - Với (k = 10), thuật toán VFAC tối ưu hơn thuật toán k-means về nhiều chỉ số như: tổng thời gian, chi phí lỗi và chi phí bộ nhớ. Khi số cụm k tăng dần, thuật toán VFAC sẽ giảm được về tổng thời gian tính toán và số trường hợp lặp so với k-means. - Qua so sánh đánh giá theo đồ thị như trên (Hình 3.8), (Hình 3.9 ), cũng đã thể hiện rõ độ ổn định khi áp dụng trên thuật toán VFAC. 3.5. KẾT CHƯƠNG Chương 3 trình bày các nghiên cứu về bài toán phân mảnh dọc trong thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán trên cơ sở kết hợp phân cụm dựa vào lý thuyết tập thô và phân cụm kiến FAC dựa vào lý thuyết tối ưu hóa đàn kiến ACO. Dựa vào phân cụm theo tiếp cận thô, luận án đã đề xuất xây dựng một ma trận độ tương tự cho việc phân cụm, ứng với mỗi cặp đối tượng trong ma trận, gán cụm hiện tại hoặc cụm mới dựa vào bộ xấp xỉ dưới và xấp xỉ trên. Việc cải tiến thuật toán phân cụm nguyên thủy k-means thành phân cụm thô KR bằng cách kết hợp các khoảng cách, các độ tương đồng với các bộ xấp xỉ trên và xấp xỉ dưới đã có những ưu điểm về sự cải thiện độ đo và sự chọn lựa các cụm. Dựa vào phân cụm theo phương pháp ACO, luận án đề xuất nội dung phát triển các độ đo tương đồng cho thuật toán phân cụm kiến FAC và bài toán phân mảnh dọc dữ liệu theo phân cụm kiến VFAC. Các kết quả so sánh thử nghiệm đã được đánh giá đầy đủ, cho thấy tính hiệu quả về độ phức tạp tính toán của các thuật toán đề xuất.

23 Qua phân tích, so sánh và chương trình thực nghiệm cho thấy việc tiếp cận các kỹ thuật phân cụm đề xuất để phân cụm thô kết hợp với phân cụm đàn kiến VFAC có một số ưu điểm đối với những bộ dữ liệu lớn, như chi phí bộ nhớ tăng không đáng kể và số trường hợp lặp giảm khá nhiều, làm giảm độ phức tạp tính toán khi k lớn. KẾT LUẬN Với những mục tiêu đặt ra là tập trung nghiên cứu một số phương pháp phân mảnh trong thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán theo tiếp cận khai phá dữ liệu bằng các kỹ thuật phân cụm nguyên thủy, tích hợp với phân cụm thô và phân cụm đàn kiến, Luận án đạt được một số kết quả nghiên cứu như sau: 1. Trình bày hai tiếp cận mới về tập thô và tối ưu hóa đàn kiến ACO trong việc áp dụng đề xuất mới bài toán phân cụm dọc trong thiết kế CSDL phân tán theo tiếp cận khai phá dữ liệu. 2. Nghiên cứu cải tiến thuật toán phân mảnh ngang HFC và phân mảnh dọc VFC bằng kỹ thuật phân cụm tích hợp dựa trên cơ sở phát triển các độ đo tương đồng từ các thuật toán phân cụm nguyên thủy. 3. Nghiên cứu đề xuất thuật toán phân cụm thô KR theo tiếp cận lý thuyết tập thô cho bài toán phân mảnh dọc dữ liệu thô phân tán. 4. Nghiên cứu đề xuất thuật toán phân cụm dọc VFAC dựa trên phân cụm đàn kiến FAC theo tiếp cận lý thuyết tối ưu hóa đàn kiến ACO, cho phép từng bước thu h p không gian tìm kiếm nhằm nâng cao hiệu quả của các thuật toán phân cụm dữ liệu trong bài toán thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán. Hướng phát triển luận án là tiếp tục nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện bài toán thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán theo một số tiếp cận mới như:

24 - Tiếp tục nghiên cứu đề xuất thuật toán phân mảnh dọc dữ liệu phân tán theo tiếp cận phân cụm mờ và thuật toán phân mảnh ngang dữ liệu phân tán theo hướng tiếp cận phân cụm thô và phân cụm đàn kiến. - Đánh giá, thử nghiệm các thuật toán phân cụm đã đề xuất như KR, VFAC trên nhiều bộ dữ liệu lớn của các hệ CSDL phân tán không thuần nhất. - Đối với bài toán phân cụm khi có n đối tượng cần phân cụm và số k cụm lớn, độ phức tạp tính toán sẽ cao. Vì vậy, việc nghiên cứu cải tiến thuật toán về các chi phí xử lý tính toán là một hướng phát triển cần thiết sau luận án này./.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ [I] Lương Văn Nghĩa (2013), Phân mảnh dọc, ngang trong thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán dự trên kỹ thuật phân cụm, Tạp chí KH&CN, ISSN 1859-1531 - Đại học Đà Nẵng, số 03(64), pp. 159-162. [II] Lương Văn Nghĩa, Lê Văn Sơn (2014), Phân mảnh dữ liệu trong thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán dựa vào kỹ thuật phân cụm hướng tri thức, Tạp chí KH&CN, ISSN 1859-1531 - Đại học Đà Nẵng, số 1(74), Quyển II, pp. 59-63. [III] Van Nghia Luong, Ha Huy Cuong Nguyen, Van Son Le (2015), An Improvement on Fragmentation in Distribution Database Design Based on Knowledge-Oriented Clustering Techniques, International Journal of Computer Science & Information Security (IJCSIS) - USA, IJCSIS publication 2015 Pennsylvania, Vol 13 (No. 5), pp. 13-17. [IV] Van Nghia Luong, Vijender Kumar Solanki, Ha Huy Cuong Nguyen (2019), Fragmentation in Distributed Database Design Based on ACO Clustering Technique, IGI Global eeditorial Discovery. International Journal of Information Retrieval Research (IJIRR). Published by IGI Global Publishing, Hershey,USA, Vol 9, Issue 2, Article 3, pp. 28-37. [V] Van Nghia Luong, Van Son Le, and Van Ban Doan (2017), Fragmentation in Distributed Database Design Based on KR Rough Clustering Technique, 6th International Conference, ICCASA 2017 and 3rd International Conference. ICTCC 2017 Tam Ky, Vietnam, November 23 24, 2017, pp. 166-172.