PVTM 2

Tài liệu tương tự
BAN TIN Ver 2

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

5 Ban thuyet minh BCTC hop nhat_Viet

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

IFLR - July/August 2012 Article - Mergers & Acquisitions (V) ( PDF;2)

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Xe nâng Tự hành Thẳng đứng Kiểu Trụ Di động, Đẩy Xung quanh

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

Phong thủy thực dụng

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/06/2018 Tiêu điểm: + Toàn cảnh thị trường thép châu Âu + Nhu cầu quặng sắt hàm lượng cao đang gia tăng tại Trung Quốc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/11/2018 Tiêu điểm: + Nhận định xu hướng giá của một số kim loại cơ bản trong thời gian tới + Chi phí khai thác mỏ gia

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 30/07/2018 Tiêu điểm: + Giá thép giao dịch trên thị trường thế giới dự kiến giảm trong nửa cuối năm Ngành thép tr

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 10/01/2019 Tiêu điểm: + Tác động của thuế quan Mục 232 đối với thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) toàn cầu trong năm 20

VIETNAM MACRO OUTLOOK 2019

PowerPoint Presentation

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Microsoft Word - HP Port_Ban cong bo thong tin V3.doc

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN CẤP ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN CHỈ CÓ NGHĨA LÀ VIỆC NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN ĐÃ THỰC HIỆN THEO CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LIÊN

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

2

THÔNG TIN THI TRƢƠ NG NHÂ P KHÂ U TƢ CA C NƢƠ C VÊ VIÊṬ NAM (Tư nga y 24 đê n nga y 28 tha ng 03 năm 2014) Theo như nhận định xu hướng giá cả trong bả

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Phân tích Cổ phiếu BÁO CÁO PHÂN TÍCH CÔNG TY Ngày 15/03/2017 TCTCP KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ (PVD - HOSE) Khuyến nghị: MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU Giá

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 22/10/2018 Tiêu điểm: + Thị trường thép toàn cầu năm 2018 và những dự báo cho cả năm + Mexico và Canada vẫn đang thảo lu

VAN HIEN UNIVERSITY JOURNAL OF SCIENCE VOLUME 4 NUMBER 3 THAM GIA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP) SO

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Báo cáo việt nam

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

NĂM TINH THẦN THÉP BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU THIÊN NAM THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT GIỮA NIÊN ĐỘ (Tiếp theo) MẪU SỐ B 09a-DN THUYẾT MINH BÁO CÁ

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Microsoft Word - BAO CAO THUONG NIEN 2017-年報

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

ĐIỀU KHOẢN KHÁCH HÀNG CỦA HP - Portfolio Số Hợp đồng nếu cần: HP: Khách hàng: CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY HP 1. Các Bên. Các điều khoản này

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 09/2017 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

Microsoft Word - Dieu le sua doi thang doc

MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.0

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 10 tháng 7 năm 2018

Triển khai M&A tại Việt Nam Những thách thức và giải pháp Góc nhìn Người trong cuộc kpmg.com.vn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Microsoft Word - BCB OC_CW_FPT x1

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV Báo cáo thường niên 2015 MỘT THẬP KỶ VỮNG BƯỚC VƯƠN XA (28/12/ /12/2015) Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nư

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Weekly thoughts Thứ Hai, 16/9/2013 Nhận định chung về nền kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Nội dung chính Nhận định thị trường Thời điểm này kh

Microsoft Word - CPJ_VNHRD.doc

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

THÁNG 1/2008 GIỚI THIỆU CƠ HỘI ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT LẦN ĐẦU Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG & XÂY DỰNG QUẢNG NINH T

BÁO CÁO

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

No tile

Số 92 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Ðẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn (Tr 5) Ban Lãnh đạo Tổng công ty chúc tết THÔNG TIN DN T

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

CHƯƠNG 1

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

(Tờ bìa) VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM BAN THIỀN HỌC NGUYÊN THỦY THIỀN NGAY BÂY GIỜ Thiền sư Goenka, Tỳ khưu Pháp Thông dịch. SỰ BÌNH YÊN NỘI TẠI,

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

NỘI DUNG PHẦN I - BẢNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM 2-4 PHẦN II - ĐỊNH NGHĨA 5-9 PHẦN III - PHẠM VI BẢO HIỂM 10 A. Hỗ Trợ Y Tế 10 Quyền Lợi 1 - Chi Phí Y Tế Bao

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Số 23 (7.371) Thứ Tư ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt Na

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

EuroCham Letter & Fax

Bản ghi:

Bản tin Chống bán phá giá, Chống trợ cấp, Biện pháp tự vệ www. chongbanphagia. vn Số 7, QuÝ I 2017 www. antidumping. vn 8 Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam Trung tâm WTO Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trong tay Bạn là Bản tin Phòng vệ Thương mại, ấn phẩm phát hành hàng quý của Hội đồng Tư vấn về Phòng vệ Thương mại Trung tâm WTO Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Mục Điểm tin của Bản tin sẽ cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình, diễn biến các vụ kiện Phòng vệ Thương mại (Chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ) tại Việt Nam và trên Thế giới có ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Việt Nam. Mục Chuyên đề tập trung phân tích các vụ việc, sự kiện nóng về phòng vệ thương mại; nghiên cứu, bình luận về những vấn đề phòng vệ thương mại có thể có tác động đáng kể đối với doanh nghiệp, hiệp hội hoặc các quy định về trình tự, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại mà doanh nghiệp cần quan tâm. Hy vọng Bản tin Phòng vệ Thương mại sẽ là ấn phẩm hữu ích cho các Doanh nghiệp, Hiệp hội trong việc tăng cường năng lực đối phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại ở nước ngoài và chủ động sử dụng công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam. Bản tin này được thực hiện với sự phối hợp của Văn phòng luật sư IDVN Hội đồng Tư vấn về PHòng vệ THương mại Trung Tâm WTO PHòng THương mại và Công nghiệp việt nam địa chỉ: Số 09 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội điện thoại: +84 4 35771458; Fax: +84 4 35771459 Email: banthuky@trungtamwto.vn Website: www.trungtamwto.vn/www.chongbanphagia.vn Để tìm hiểu thêm xin vui lòng truy cập website http://www.trungtamwto.vn

Số 8, Quý I/2017 www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn Muc luc 02 10 11 điểm Tin Tổng hợp về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ trên thế giới Quý I năm 2017 Thép hình chữ H Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời Thép Việt Nam đối mặt với làn sóng phòng vệ ở Đông Nam Á CHuYÊn đề 12 Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam Chịu trách nhiệm xuất bản TS. Nguyễn Thị Thu Trang Thiết kế đồ họa thaidung85@gmail.com CM YK in ấn DeMac Giấy phép xuất bản số: 22/GP-XBBT do Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 13/04/2015

Điêm tin Tổng hợp về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp tự vệ trên thế giới Quý i năm 2017 Để xem Bảng Tổng hơp đầy đủ xin vui lòng truy cập website: www.chongbanphagia.vn STT Nước điều tra Nước bị điều tra Ngày tháng Mặt hàng bị điều tra Loại quyết định CÁC VỤ ĐIỀU TRA LIÊN QUAN TỚI VIỆT NAM 1 2 Australia Ấn Độ Malaysia và Việt Nam Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Việt Nam 22/03/2017 Nhôm ép (Aluminium Extrusions) Báo cáo cuối cùng, biên độ phá giá: Việt Nam 6.9% - 34.9%, Malaysia: 0% - 12.4% 08/03/2017 Sợi spandex (Elastomeric Filamant Yarn) Công bố Kết luận điều tra 24/03/2017 Quyết định áp dụng biện pháp CBPG, mức thuế: Việt Nam: 1%-45%, Trung Quốc là: 5% 55%, Hàn Quốc là: 0% - 40%, Đài Loan là: 55% - 65% 3 EU Việt Nam, Trung Quốc 10/03/2017 Giầy dép mũi da (Footwear with uppers of leather (certain)) Quyết định tiếp tục áp dụng thuế CBPG từ Trung Quốc: 16.5%, từ Việt Nam: 10% (sau kết luận của Tòa án châu Âu trong 02 vụ kiện liên quan tới thuế này) 4 Hoa Kỳ Việt Nam 27/03/2017 Cá tra cá ba sa Công bố kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính lần 12: Mức thuế CBPG toàn quốc: 2.39 USD/kg Mức thuế CBPG cho 4 công ty bị đơn bắt buộc: từ 0.69-2.39 USD/kg. 5 Hoa Kỳ Việt Nam 29/03/2017 Tháp gió (utility scale wind towers) Công bố kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính lần 3: Mức thuế CBPG cho công ty bị đơn bắt buộc duy nhất: 0% Mức thuế suất toàn quốc: 58.49% 2 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý I/2017

Bản tin www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 3

Điêm tin 4 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Bản tin www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 5

Điêm tin 6 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Bản tin www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn, n Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 7

Điêm tin : 8 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Bản tin www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn n n Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 9

Điêm tin Thép hình chữ H Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời Ngày 21/3/2017, Bộ Công thương đã ra quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc sau hơn 5 tháng điều tra sơ bộ. Theo Quyết định này, thép chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam từ ngày 5/4 đến 2/8/2017 sẽ phải chịu một khoản thuế chống bán phá giá tạm thời bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường. Mức thuế áp dụng cho sản phẩm của các công ty sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc không giống nhau. Heibei Group và Hebei Section Steel chịu mức thuế chung là 29,4%; Rizhao Group và Rizhao Mill có mức thuế thấp hơn: 21,18%; tất cả các công ty còn lại chịu mức thuế suất toàn quốc là 36,33%. Thép hình chữ H (mã HS 7216.33.00, 7228.70.10, 7228.70.90) xuất xứ Trung Quốc là đối tượng của vụ kiện chống bán phá giá thứ ba của Việt Nam, được Bộ Công thương khởi xướng điều tra từ hồi đầu tháng 10 năm ngoái theo đơn yêu cầu của ngành sản xuất thép trong nước. Các doanh nghiệp thép nội địa cáo buộc thép chữ H Trung Quốc được bán phá giá vào Việt Nam, làm cản trở đáng kể sự hình thành của hoạt động sản xuất sản phẩm này ở trong nước. Cũng trong tháng 3 này, Bộ Công thương đã ra Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam trong vụ kiện chống bán phá giá thứ 2 của Việt Nam. Được biết cả ba vụ kiện chống bán phá giá mà Việt Nam từng khởi xướng điều tra đều liên quan tới các sản phẩm thép nhập khẩu. Thép chữ H nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam từ ngày 5/4 đến 2/8/2017 sẽ phải chịu một khoản thuế chống bán phá giá tạm thời bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường. 10 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Bản tin www.chongbanphagia.vn www.antidumping.vn Thép Việt Nam đối mặt với làn sóng phòng vệ ở Đông Nam Á Quý I năm 2017 ngành thép xuất khẩu Việt Nam liên tiếp nhận được tin xấu từ các thị trường Đông Nam Á. Giữa tháng 1. Indonesia quyết định khởi xướng điều tra nhằm xem xét việc gia hạn áp thuế tự vệ đối với thép không hợp kim vốn đã được áp dụng từ hơn hai năm nay và sắp đến hạn. Hạ tuần tháng 3, Thái Lan liên tiếp ra các quyết định áp thuế chống bán phá giá lần lượt với tôn lạnh và tôn mạ màu của Việt Nam cùng một số nước khác. Việc liên tiếp phải đối mặt với các hàng rào phòng vệ ở nước ngoài có thể khiến các doanh nghiệp thép mất thị trường xuất khẩu trong khi cạnh tranh trên thị trường nội địa càng lúc càng khó khăn do thép nhập khẩu giá rẻ từ nước ngoài. Thuế tự vệ đối với thép cán không hợp kim (mã HS 7210.61.11.00) nhập khẩu vào Indonesia được Ủy ban Tự vệ nước này áp dụng với mức từ Rp 3.629.538/ tấn đến Rp 4.998.784/tấn bắt đầu từ nửa đầu 2014, với thời hạn áp dụng là 3 năm, kết thúc vào nửa đầu năm 2017. Sau khi Indonesia áp dụng biện pháp này, Việt Nam đã khởi kiện nước này ra WTO với lý do quá trình điều tra chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc của WTO, vụ kiện này hiện vẫn chưa có phán quyết cuối cùng. Lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôn lạnh (mã HS 7210.61, 7212.50, 7225.99 và 7226.99) mà Thái Lan ban hành ngày 22/3/2017 là kết quả cuộc điều tra kéo dài hơn một năm mà nước này thực hiện với tôn lạnh Việt Nam. Mức thuế áp đặt là từ 6,2% - 40,49%. Thuế chống bán phá giá với tôn mạ màu Việt Nam (mã HS 7210.70, 7212.40, 7225.99, 7226.99 và 7210.70) được Thái Lan công bố chưa đầy một tuần sau đó (ngày 28/3/2017) có mức từ: 4,3 60,26%. Cũng trong Quý I năm 2017, một số các sản phẩm xuất khẩu khác của Việt Nam (sợi spandex, nhôm ép, giầy mũ da, tháp điện gió ) cũng bị áp thuế phòng vệ mới hoặc gia hạn ở nhiều thị trường trên thế giới (Australia, Ấn Độ, EU, Hoa Kỳ ). Cùng với sự khó khăn của kinh tế thế giới, dường như công cụ phòng vệ thương mại như kiện chống bán phá giá, kiện chống tự cấp, kiện tự vệ ngày càng nở rộ, thậm chí bị lạm dụng ở nhiều nơi. Xuất khẩu Việt Nam vì vậy càng cần chú ý chuẩn bị sẵn tinh thần và nguồn lực để đối phó với các vụ kiện này, nhất là khi Việt Nam có thể gặp bất lợi do chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường ở nhiều nước xuất khẩu. Trong Quý I năm 2017, một số các sản phẩm xuất khẩu khác của Việt Nam (sợi spandex, nhôm ép, giầy mũ da, tháp điện gió ) cũng bị áp thuế phòng vệ mới hoặc gia hạn ở nhiều thị trường trên thế giới (Australia, Ấn Độ, EU, Hoa Kỳ ). Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 11

12 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam Cuộc khủng hoảng thừa trong ngành thép thế giới trong vài năm trở lại đây đã kéo theo một làn sóng các vụ kiện phòng vệ thương mại trên toàn thế giới, đa số là nhằm chống lại hành vi bán tháo thép thừa bằng mọi giá của các công xưởng thép thế giới. Vụ kiện chống bán phá giá đối với tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam cũng nằm trong làn sóng này và là vụ kiện chống bán phá giá thứ hai ở Việt Nam. Vụ điều tra được khởi xướng từ ngày 3/3/2016 trên cơ sở Đơn kiện của 04 nhà sản xuất thép mạ Việt Nam. Gần 13 tháng sau, ngày 30/3/2017, Bộ Công thương đã ra quyết định cuối cùng về vụ việc này, với kết luận áp dụng biện pháp chống bán phá giá với mức thuế 3,17-38,34% đối với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và 7,02-19% với tôn mạ Hàn Quốc. Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 13

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam I. Tổng quan về vụ việc Vào những ngày cuối cùng của năm 2015, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đứng đơn là bốn nhà sản xuất sản phẩm thép mạ Việt Nam, gồm Thép Nam Kim, China Steel Sumikin Việt Nam, Tôn Phương Nam và Tôn Đông Á. Sau này, khi vụ việc được chính thức khởi xướng điều tra, Hoa Sen, Đại Thiên Lộc và Chính Đại cũng tham gia vào nhóm các nhà sản xuất trong nước trong vụ việc này. Bên nguyên của vụ điều tra, vì vậy bao gồm 07 nhà sản xuất nội địa, chiếm gần 85% sản lượng tôn mạ nội địa. Việc các nhà sản xuất tôn mạ nội địa đâm đơn kiện chống bán phá giá đối với tôn mạ Trung Quốc và Hàn Quốc không phải là quá bất ngờ trong bối cảnh 2015 là năm được cho là khủng hoảng của ngành thép Việt Nam cũng như thép thế giới. Trước khi có đơn kiện chính thức đã có nhiều tin tức trên báo chí về việc tôn mạ nhập khẩu bán giá thấp kỷ lục, khiến tôn mạ trong nước lao đao. Và chỉ một ngày sau Đơn kiện chống bán phá giá tôn mạ, các doanh nghiệp thép nội địa cũng nộp đơn kiện tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu. Sau hơn hai tháng thẩm định Đơn kiện, Bộ Công thương đã có quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá với tôn mạ nhập khẩu từ 02 nguồn là Trung Quốc và Hàn Quốc, chính thức bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá thứ hai trong lịch sử phòng vệ thương mại Việt Nam (với mã ký hiệu là AD02). Còn nhớ, vụ việc chống bán phá giá đầu tiên cũng là của ngành thép, đối với thép không gỉ cán nguội (inox). Và vụ việc chống bán phá giá thứ ba (khởi xướng cuối năm 2016) cũng thuộc về ngành thép (với sản phẩm thép hình chữ H). Có vẻ như ngành thép Việt Nam hiện là khu vực có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc sử dụng công cụ này. Về giai đoạn điều tra, việc điều tra không phải là được tiến hành với các lô hàng tôn mạ nhập khẩu vào Việt Nam thời điểm có quyết định điều tra mà là với các dữ liệu về các lô hàng nhập khẩu trong giai đoạn liền trước quyết định điều tra. Cụ thể, theo quyết định khởi xướng điều tra của Bộ Công thương thì giai đoạn để điều tra phá giá là từ 1/10/2014 đến 30/9/2015 (gọi là POI), như vậy các lô hàng tôn mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu trong 01 năm này sẽ được phân tích để xác định có bán phá giá hay không. Giai đoạn để điều tra xác định thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước là từ 1/10/2011 đến 30/9/2015 (mỗi năm lần lượt gọi là POI, POI-1, POI-2, POI-3), các dữ liệu về doanh thu, lỗ lãi để xác định mức độ thiệt hại của các doanh nghiệp tôn mạ trong nước sẽ được khoanh vùng chỉ trong giai đoạn 04 năm này. 14 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Về các bên tham gia vụ kiện, đã có tổng cộng 07 nhà sản xuất tôn mạ trong nước; 07 nhà sản xuất Trung Quốc và 01 nhà sản xuất Hàn Quốc và 07 nhà nhập khẩu của Việt Nam (thực hiện việc nhập khẩu các sản phẩm bị điều tra) tham gia vào quá trình điều tra. Sản phẩm bị điều tra được khoanh vùng chính xác là sản phẩm thép cacbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng cacbon dưới 0.60% tính theo trọng lượng, có tráng, mạ hay phủ kim loại chống gỉ như kẽm hoặc nhôm hoặc các hợp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng thuộc 35 mã HS thuộc nhóm 7201, 72012, 7225 và 7226 có tên gọi thông thường là tôn mạ hoặc thép mạ. Ở Việt Nam, đây là loại sản phẩm được sử dụng làm vật liệu nền để sản xuất tôn màu hoặc được sử dụng trực tiếp làm vật liệu xây dựng, bộ phận xe ô tô, vách ngăn, khung lưng tủ lạnh, vỏ máy vi tính, ống thông gió, vách sau máy điều hòa không khí, kim loại có tráng men, ống, đai thùng, đồ nội thất, cửa ra vào, thanh trượt Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm này vào thời điểm điều tra là từ 0-20% tùy loại. Nếu sau điều tra mà các sản phẩm này bị áp thuế chống bán phá giá thì thuế chống bán phá giá sẽ là thuế bổ sung, bên cạnh thuế nhập khẩu hiện tại. Sản phẩm bị điều tra trong vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ thuộc các mã HS sau đây: nhóm 7210 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; nhóm 7212 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21; 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; nhóm khác 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 Các sản phẩm bị điều tra thuộc tổng cộng 35 mã HS. Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 15

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam Quá trình điều tra được thực hiện theo 02 bước theo quy định, bao gồm: Điều tra sơ bộ và Điều tra cuối cùng. Quá trình Điều tra sơ bộ trong vụ việc này được thực hiện trong vòng 5 tháng (từ tháng 3 đến tháng 8/2016, tức là đã được gia hạn thêm 2 tháng so với thông thường), với các hoạt động như cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi tới các bên liên quan, các bên liên quan trả lời bản câu hỏi trong thời hạn quy định, cơ quan điều tra tiến hành phân tích các dữ liệu, xác minh tại nhà máy hoặc trụ sở của các doanh nghiệp liên quan Sau khi hoàn thành việc điều tra sơ bộ, ngày 3/8/2016 Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương đã gửi dự thảo kết luận sơ bộ cho cả bên nguyên và bên bị để họ bình luận. Một tháng sau đó, ngày 1/9/2016, Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sản phẩm tôn mạ nhập khẩu vào Việt Nam. Mức thuế sơ bộ áp dụng với tôn mạ Trung Quốc là từ 4,02-38,34% và đối với tôn mạ Hàn Quốc là 12,4% và 19% nhập khẩu vào Việt Nam trong giai đoạn từ 1/9/2016 đến 13/1/2017 (120 ngày). Quyết định này không gây bất ngờ bởi trong hầu hết các vụ việc biện pháp tạm thời đều được áp dụng. Điểm đặc biệt của vụ việc này là trên thực tế biện pháp tạm thời có hiệu lực tới 13/1/2017. Trong khi đó biện pháp chính thức lại chỉ được ban hành từ 30/3/2017. Như vậy là có một khoảng thời gian trống giữa hai biện pháp này (khoảng một tháng rưỡi) là hàng hóa nhập khẩu thuộc diện điều tra không bị áp thuế chống bán phá giá. Về mặt kỹ thuật, đây được xem là một khoảng trống dễ bị lợi dụng (ví dụ hàng hóa có thể nhập khẩu ồ ạt trong giai đoạn này để tận dụng việc không bị áp thuế). Quá trình Điều tra cuối cùng được cơ quan điều tra thực hiện trong 07 tháng tiếp theo (từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2017). Các hoạt động được thực hiện trong giai đoạn này chủ yếu là tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ các nội dung điều tra, tiếp thu và trả lời các bình luận của các bên đối với kết luận sơ bộ. Đặc biệt, phiên điều trần để các bên có cơ hội tranh luận trực tiếp và đưa ra các ý kiến của mình trước Cơ quan điều tra cũng được tiến hành trong giai đoạn này. Ngày 3/3/2017, dự thảo kết luận cuối cùng của cuộc điều tra đã được Bộ Công thương công bố cho các bên biết và bình luận trong vòng 7 ngày. Hội đồng tư vấn vụ việc chống bán phá giá tôn mạ đã họp ngày 21/3/2017 với 5 thành viên, trong đó 4 thành viên là đại diện các đơn vị liên quan của Bộ Công thương, 1 thành viên từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Hội đồng thảo luận về các kết quả điều tra và bỏ phiếu đề xuất về các biện pháp trong vụ việc. Trên cơ sở các kết luận điều tra và kết quả tư vấn của Hội đồng tư vấn, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ra Quyết định cuối cùng của vụ việc, với nội dung xác định đã hội tụ đủ các điều kiện theo yêu cầu (hàng nhập khẩu bán phá giá trên mức tối thiểu, có thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất nội địa, có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại) và quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các mức thuế với tôn mạ Trung Quốc là từ 3,17-38,34% và đối với tôn mạ Hàn Quốc là 7,02% và 19%. 16 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Bảng tóm lược các mốc thời gian trong quá trình điều tra chống bán phá giá tôn mạ (vụ ad02) mốc thời gian Hoạt động 24/12/2015 Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp 05/01/2016 Bộ Công thương xác nhận Hồ sơ Đơn kiện đầy đủ và hợp lệ 03/3/2016 Bộ Công Thương đã ban hành quyết định khởi xướng điều tra (Quyết định 818/QĐ-BCT) 18/3/ 2016 Cơ quan điều tra gửi Bản câu hỏi điều tra dành cho nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài 23/5/2016 Bộ Công Thương đã ban hành quyết định số 2003/QĐ-BCT gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ Từ 20/6/2016 đến 14/7/2016 Cơ quan điều tra tiến hành thẩm tra thực địa tại trụ sở của các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nước 03/8/2016 Cơ quan điều tra hoàn tất quá trình điều tra sơ bộ và gửi dự thảo Kết luận điều tra sơ bộ cho các bên liên quan 01/9/2016 Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời (Quyết định số 3584/QĐ-BCT) Từ 01/10/2016 đến 20/11/2016 Cơ quan điều tra tiến hành thẩm tra thực địa tại các nhà sản xuất Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc 22/12/2016 Phiên tham vấn công khai 21/3/2017 Họp Hội đồng tư vấn vụ việc AD02 30/3/2017 Bộ Công thương ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức (Quyết định số 1105/QĐ-BCT) Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 17

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam II. Về các yếu tố cơ bản trong vụ việc Theo quy định của pháp luật, không phải cứ khi nào có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá là Nhà nước có thể thực hiện biện pháp này. Chỉ sau khi tiến hành điều tra, xác định có tồn tại đầy đủ các điều kiện theo quy định để áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì Nhà nước mới có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá và mức độ áp dụng phải phù hợp với kết quả điều tra. Quá trình này tương tự như một vụ việc tố tụng, với một cơ quan Nhà nước ở giữa làm trọng tài, lắng nghe, xác minh các thông tin từ các bên và ra quyết định. Ở đây chỉ khác là trọng tài không phải Tòa án mà là một cơ quan hành chính (Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương), vì vậy có thể xem đây là một thủ tục bán tố tụng (một nửa tố tụng), một vụ kiện theo ngôn ngữ thông thường. Việc điều tra chống bán phá giá được tiến hành xoay quanh 03 vấn đề cốt lõi: (i) Có hành vi bàn phá giá hàng nhập khẩu không? (ii) Ngành sản xuất nội địa có phải chịu thiệt hại đáng kể không? (iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại không? Ngoài ra, ngay cả khi có câu trả lời khẳng định cho cả 03 câu hỏi này, trước khi quyết định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không, Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn phải đánh giá xem liệu biện pháp này nếu áp dụng có gây ảnh hưởng bất lợi tới các lợi ích kinh tế - xã hội liên quan hay không. 1. Điều tra về hành vi bán phá giá hàng nhập khẩu Hàng nhập khẩu được xem là bán phá giá nếu chúng được bán sang thị trường Việt Nam với giá (giá xuất khẩu) thấp hơn giá bán hàng hóa tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (giá thông thường). Quá trình điều tra bán phá giá chính là xác định loại giá xuất khẩu và giá thông thường của các lô hàng trong giai đoạn điều tra và tiến hành so sánh chúng với nhau để tìm ra biên độ phá giá. Trong vụ việc này, Cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra bán phá giá đối với 07 công ty Trung Quốc và 01 công ty Hàn Quốc. Biên độ phá giá được xác định riêng rẽ cho từng công ty một. Dữ liệu để tính toán chính là các số liệu mà các công ty này cung cấp về các yếu tố tạo thành giá xuất khẩu, giá thông thường của các lô hàng của họ theo trả lời của họ tại bảng câu hỏi và các bằng chứng kèm theo gửi Cơ quan điều tra. Việc thẩm tra tại chỗ chính là việc xác minh lại tính chính xác của các số liệu này. Trên thực tế, trong số các công ty được điều tra, cũng có một số các trường hợp không thể xuất trình các bằng chứng, giấy tờ chứng minh các số liệu đã cung cấp, cũng có những trường hợp sổ sách kế toán cho số liệu khác với số liệu đã cung cấp. Trong các trường hợp này, tùy bối cảnh cụ thể, cơ quan điều tra đã lựa chọn sử dụng các dữ liệu thay thế từ các nguồn khác (ví dụ từ công ty có số liệu đầy đủ nhất, từ các số liệu khác 18 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

đáng tin cậy hơn của chính công ty đó, từ các số liệu sẵn có trong tay cơ quan điều tra từ các nguồn khác ). Đồng thời cơ quan điều tra cũng tiến hành điều chỉnh lại các loại giá này để đưa về cùng một công đoạn (giá xuất xưởng) và loại trừ/bố sung các chi phí liên quan để bảo đảm tính công bằng khi so sánh hai mức giá này. Kết quả so sánh giá xuất khẩu và giá thông thường là biên độ phá giá xác định cho từng công ty. Với các công ty Trung Quốc không tham gia điều tra (tức là các công ty nằm ngoài danh sách 07 công ty tham gia điều tra), biên độ phá giá được xác định theo biên độ phá giá cao nhất trong số các công ty Trung Quốc được điều tra. Đối với các công ty Hàn Quốc, do chỉ có một công ty tham gia điều tra nên biên độ phá giá đối với các công ty còn lại được xác định theo các số liệu sẵn có bất lợi nhất. Trong vụ việc này, kết quả điều tra cho thấy tất cả các công ty được điều tra đều phá giá, với biên độ phá giá đều cao hơn mức tối thiểu có thể bỏ qua (mức 2%). Trong tổng thể, các công ty Trung Quốc có biên độ phá giá cao hơn công ty Hàn Quốc. Tuy nhiên, công ty có biên độ phá giá thấp nhất là một Công ty Trung Quốc (Yieh Phui), với biên độ 3.17%. Biên độ phá giá cao nhất và cũng là biên độ xác định chung cho tất cả các công ty Trung Quốc không tham gia điều tra là 38.34%, được xác định trên cơ sở dữ liệu sẵn có do công ty bất hợp tác hoặc không chứng minh được các số liệu cung cấp. Trong so sánh giữa biên độ phá giá trong kết luận sơ bộ thì biên độ trong kết luận cuối cùng phần lớn đã được điều chỉnh, chỉ có 02 biên độ toàn quốc (biên độ phá giá xác định cho nhà sản xuất/xuất khẩu không tham gia điều tra) và 01 công ty có biên độ phá giá giữ nguyên. Hướng điều chỉnh cũng khác nhau, theo đó: Có 02 công ty Trung Quốc (Yieh Phui và Bengang) và 01 công ty Hàn Quốc (Posco) có biên độ được điều chỉnh giảm. Đây là các công ty hợp tác và có bằng chứng chứng minh đầy đủ nhất; 04 công ty còn lại (đều là của Trung Quốc, bao gồm Bazhou, Tianjin Haigang, Heibei và Wuhan) có biên độ bị điều chỉnh tăng, chủ yếu xuất phát từ việc phải chịu các dữ liệu sẵn có bất lợi do không hợp tác hoặc dữ liệu đã cung cấp không có tài liệu/sổ sách chứng minh tương ứng. Từ đây có thể hiểu tại sao nhiều chuyên gia nói khác với kiện thông thường nơi người ta cố tránh dây dưa cho bằng được, trong kiện chống bán phá giá, nhà sản xuất/xuất khẩu phải cố gắng tham gia điều tra cho bằng được, để cố gắng chứng minh các biên độ phá giá thấp nhất có thể. Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 19

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam Bảng so sánh biên độ phá giá trong kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên nhà sản xuất /xuất khẩu Biên độ phá giá sơ bộ Biên độ phá giá cuối cùng Chênh lệch Yieh Phui 4.02% 3.17% -0.85% Bazhou 7.20% 26.36% +19.16% BX Steel POSCO 38.34% 38.34% 0 Bengang 34.77% 27.36% -7.41% Tianjin Haigang 11.87% 26.32% +14.45% Hebei 20.76% 38.34% +17.58% Wuhan 25.63% 33.49% +7.86% Các nhà sản xuất/ xuất khẩu khác của Trung Quốc 38.34% 38.34% 0 POSCO 12.40% 7.02% -5.38% 10 Các nhà sản xuất/ xuất khẩu khác của Hàn Quốc 19.00% 19.00% 0 Theo quy định tại pháp luật Việt Nam liên quan, biên độ phá giá xác định cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu không tự động được xem là mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho nhà sản xuất, xuất khẩu đó. Cụ thể là với mỗi nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ quan điều tra sẽ phải xác định biên độ phá giá. Với từng nhóm công ty thuộc cùng một lãnh thổ xuất khẩu, cơ quan điều tra sẽ xác định một biên độ thiệt hại (là khoản chênh lệch giữa giá bán của hàng hóa bị điều tra và giá bán hàng hóa tương tự tại Việt Nam trong điều kiện không bị thiệt hại do hành vi bán phá giá). Mức thuế chống bán phá giá sẽ là mức nào thấp hơn trong số 02 loại biên độ đó. Trong vụ việc này, do trong tất cả các trường hợp biên độ thiệt hại bình quân gia quyền đều cao hơn biên độ phá giá của từng công ty nên mức thuế chống bán phá giá được xác định trùng với biên độ phá giá (biên độ thấp hơn). 20 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên nhà sản xuất /xuất khẩu Biên độ phá giá cuối cùng Biên độ thiệt hại bình quân gia quyền Yieh Phui 3.17% 61.08% 3.17% mức thuế chống bán phá giá Bazhou 26.36% 61.08% 26.36% BX Steel POSCO 38.34% 61.08% 38.34% Bengang 27.36% 61.08% 27.36% Tianjin Haigang 26.32% 61.08% 26.32% Hebei 38.34% 61.08% 38.34% Wuhan 33.49% 61.08% 33.49% Các nhà sản xuất/ xuất khẩu khác của Trung Quốc 38.34% 61.08% 38.34% POSCO 7.02% 20.17% 7.02% 10 Các nhà sản xuất/ xuất khẩu khác của Hàn Quốc 19.00% 20.17% 19.00% Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 21

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam 2. Điều tra về thiệt hại Trong vụ việc này, một trong ba điều kiện tiên quyết của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tôn mạ là phải chứng minh ngành sản xuất sản phẩm tôn mạ trong nước bị thiệt hại đáng kể trong giai đoạn điều tra (04 năm). Theo quy định của pháp luật thì thiệt hại này chỉ cần là đáng kể chứ không nhất thiết phải là nghiêm trọng. Cơ quan điều tra sẽ phải đánh giá tổng thể các yếu tố liên quan tới tình hình của ngành sản xuất trong nước, nhưng không nhất thiết là phải chứng minh thiệt hại ở tất cả các yếu tố này. Quá trình điều tra về thiệt hại thực chất là quá trình cơ quan điều tra thu thập thông tin và xác minh thông tin về tình hình của ngành sản xuất nội địa. Việc điều tra đã được tiến hành đối với 07 công ty sản xuất tôn mạ trong nước có bản trả lời câu hỏi điều tra thiệt hại gửi cơ quan điều tra (China Steel Sumikin Việt Nam, Tôn Đông Á, Tôn Phương Nam, Thép Nam Kim, Hoa Sen, Đại Thiên Lộc và Chính Đại). Kết luận điều tra cho thấy về sản lượng, công suất thiết kế và sử dụng, lượng hàng bán, đầu tư, lao động và doanh thu của ngành sản xuất tôn mạ nội địa trong giai đoạn điều tra đều có sự tăng trưởng. Tuy nhiên mức tăng trường được xác định là thấp hơn nhiều so với tăng trưởng các chỉ số tương ứng, nếu có, của tôn mạ nhập khẩu. Biểu đồ - Tình hình bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra 616,410 865,851 810,756 260,726 21,498 378,065 181,680 270,279 POI - 3 POI - 2 POI - 1 POI Lượng bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước (tấn) Lượng nhập khẩu từ hai nước bị điều tra (tấn) Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai) 22 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Vì vậy, thiệt hại của ngành tôn mạ nội địa được xác định chủ yếu ở các yếu tố sau: Hệ quả ép giá, kìm giá của hàng nhập khẩu: Có sự gia tăng tuyệt đối của tôn mạ nhập khẩu vào Việt Nam (220% trong giai đoạn điều tra so với cùng kỳ năm trước) và gia tăng tương đối so với lượng hàng bán trong nước tạo ra hệ quả ép giá và kìm giá đối với hàng tôn mạ nội địa Biểu đồ - So sánh chi phí sản xuất và giá bán của hàng hoá trong nước Hiệu ứng kìm giá 15,379,346 20,517,981 13,898,008 17,484,635 19,246,668 16,535,762 18,016,340 14,600,808 POI-3 POI-2 POI-1 POI Chi phí sản xuất Giá bán trong nước Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai) Tồn kho: lượng hàng tồn kho liên tục gia tăng trong giai đoạn điều tra Biểu đồ - Lượng tồn kho của ngành sản xuất trong nước 141,135 158,068 63,313 82,855 POI - 3 POI - 2 POI - 1 POI Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai) Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 23

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam Thị phần: thị phần của ngành sản xuất trong nước giảm liên tục trong giai đoạn điều tra, trong khi thị phần hàng nhập khẩu từ 2 nước bị điều tra gia tăng nhanh và liên tục Bảng - Thị phần thép mạ trong nước POi-3 Thị phần của ngành sản xuất trong nước 100.00 Thị phần của các doanh nghiệp trong nước khác 0 Thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra POi-2 60.48 POi-1 54.50 POi 43.67 100.00 203.16 136.54 100.00 352.47 289.81 571.96 Thị phần nhập khẩu từ các nước khác 100.00 179.61 97.56 44.96 Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai) Đơn vị: Index 100 Lợi nhuận: mặc dù doanh thu đạt mức tăng trưởng tốt, lợi nhuận của ngành có sự suy giảm rõ rệt, đặc biệt trong 2 năm 2014, 2015 ngành đã thua lỗ lớn Biểu đồ - Doanh thu và lợi nhuận bán hàng trong nước 5,714.11 6,313.26 3,926.08 4,229.99 165.91 149.61-43.17-422.78 2012 2013 2014 2015(POI) Doanh thu Lợi nhuận Nguồn: Kết luận điều tra cuối cùng (bản công khai) Từ các kết quả điều tra, ngành sản xuất tôn mạ nội địa đang phải chịu thiệt hại ở một số khía cạnh đồng thời không thiệt hại ở một số khía cạnh khác. Trong tổng thể, cơ quan điều tra kết luận ngành sản xuất tôn mạ nội địa phải chịu thiệt hại đáng kể trong gia đoạn điều tra. 24 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

3. Điều tra về mối quan hệ nhân quả Điều kiện thứ ba trong áp dụng biện pháp chống bán phá giá là phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá với thiệt hại đáng kể mà ngành sản xuất nội địa phải chịu. Chú ý là theo quy định thì việc bán phá giá phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại của ngành sản xuất nội địa, nhưng không bắt buộc phải là nguyên nhân duy nhất, cũng không cần phải là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thiệt hại của ngành sản xuất nội địa. Trong vụ việc này, cơ quan điều tra đã làm phép loại trừ, xem xét các yếu tố khác ngoài hàng nhập khẩu bán có thể là nguyên nhân gây ra thiệt hại của ngành tôn mạ Việt Nam (ví dụ tăng nhập khẩu từ các nước không bị điều tra, tiêu thụ nội địa giảm, năng suất lao động giảm, công nghệ khác biệt, hạn chế thương mại nội địa, giảm xuất khẩu). Cơ quan điều tra kết luận không tồn tại các yếu tố nói trên. Ví dụ, nhập khẩu từ các nước khác vào Việt Nam tăng giảm không ổn định, và chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ loanh quanh 4-5% tổng nhập khẩu, không thể ảnh hưởng tới ngành sản xuất nội địa. Tổng lượng tiêu thụ trên thị trường (được tính bằng tổng lượng nhập khẩu cộng với tổng sản lượng tiêu thụ của ngành sản xuất nội địa) vẫn tăng ổn định, do đó thiệt hại của ngành sản xuất nội địa không phải do nguồn cầu giảm. Năng suất lao động tăng liên tục trong giai đoạn điều tra, vì vậy không thể nói thiệt hại của ngành sản xuất nội địa là do năng suất lao động tụt giảm. Công nghệ sản xuất tôn mạ thì vẫn như cũ, không có thay đổi gì lớn tới mức gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa. Khi các nguyên nhân khác được loại trừ, kết luận được đưa ra là hành vi bán phá giá tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc được xác định là nguyên nhân gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước. 4. Về lợi ích công cộng Khác với nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, không phải cứ tồn tại đủ 03 điều kiện (i) có bán phá giá; (ii) có thiệt hại đáng kể và (iii) có mối quan hệ nhân quả là có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo pháp luật Việt Nam thì ngay cả khi kết luận có đủ 03 điều kiện này, cơ quan có thẩm quyền chỉ có thể áp dụng biện pháp chống bán phá giá nếu việc áp dụng biện pháp này không phù hợp với lợi ích kinh tế xã hội của Việt Nam. Cơ quan điều tra cho rằng việc áp thuế chống bán phá giá tôn mạ góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, tác động tích cực đến việc làm và thu nhập của người lao động trong ngành sản xuất trong nước và rằng nếu không áp dụng biện pháp này các nhà máy sản xuất trong nước có khả năng cao sẽ bị giải thể, đóng cửa, gây nên tình trạng lao động mất việc làm, lãng phí đầu tư của Nhà nước và nhân dân. Phân tích này không gây ngạc nhiên, bởi việc áp thuế chống bán phá giá đương nhiên phải Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 25

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam mang lại lợi ích cho ngành sản xuất nội địa đã nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp này, bởi nếu không có lợi họ đã không nộp đơn. Về lợi ích của các doanh nghiệp khác ngoài ngành sản xuất nội địa, kết luận điều tra cho rằng biện pháp chống bán phá giá với tôn mạ sẽ không gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (do thuế đối với nguyên liệu nhập khẩu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được hoàn lại cho doanh nghiệp). Tuy nhiên, kết luận điều tra lại không có phân tích nào về ảnh hưởng của biện pháp này đối với các doanh nghiệp sử dụng tôn mạ nhập khẩu để sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa. Về lợi ích của người tiêu dùng, cơ quan điều tra cho rằng nếu biện pháp này không được áp dụng, về lâu dài, nếu thị trường chỉ còn hàng hoá nhập khẩu, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt hại trực tiếp khi giá bán có thể tăng cao do yếu tố về độc quyền cũng như thiếu sự đa dạng về hàng hoá để lựa chọn. Như vậy, xét về lâu dài, người tiêu dùng là đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này của Nhà nước. Theo lập luận này thì có vẻ như trước mắt, người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi do sẽ phải mua tôn mạ nhập khẩu với giá đắt hơn, lợi ích nếu có chỉ là trong lâu dài, dưới dạng loại bỏ được nguy cơ trong tương lai. Mặc dù vậy, cũng có ý kiến cho rằng nguy cơ độc quyền gây hại cho người tiêu dùng mà cơ quan điều tra lo ngại không thực sự có cơ sở, bởi với hiện trạng tăng trưởng đáng kể về công suất, lao động, lượng tiêu thụ của ngành sản xuất nội địa ngay cả trong giai đoạn hàng nhập khẩu vào ồ ạt vừa rồi, khó có thể nghĩ tới một tương lai thị trường toàn hàng nhập khẩu. Mà ngay cả khi thị trường toàn hàng nhập khẩu đi nữa thì khả năng độc quyền cũng khó xảy ra, do các nguồn cung nhập khẩu tôn mạ của Việt Nam khá đa dạng. Hiện tại Việt Nam đã và đang có những sản phẩm nhập khẩu hoàn toàn hoặc phần lớn, do trong nước chưa sản xuất được hoặc năng lực hạn chế (ví dụ phân bón, thức ăn chăn nuôi ) nhưng cơ quan quản lý Nhà nước chưa phát hiện hiện tượng độc quyền như lo ngại của cơ quan điều tra. Kết luận của cơ quan điều tra là việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tôn mạ không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các lợi ích kinh tế - xã hội liên quan. 26 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

III. Về biện pháp chống bán phá giá cuối cùng Vụ điều tra chống bán phá giá tôn mạ kết thúc vào ngày 30/3/2017 với quyết định áp dụng biện pháp chống bán giá của Bộ Công thương (Quyết định số 1105/QĐ-BCT). Theo Quyết định này, tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu tôn mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đều bị đánh thuế chống bán phá giá với các mức thuế khác nhau, bằng với biên độ phá giá được xác định cho từng nhà sản xuất/xuất khẩu trong kết luận cuối cùng. mức thuế chống bán phá giá chính thức đối với tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc TT 1 2 Tên nhà sản xuất/xuất khẩu Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd. Bazhou Sanqiang Metal Products Co., Ltd. Các công ty thương mại Chin Fong Metal Pte., Ltd. 3.17% 1 2 3 4 5 6 7 8 Sumec International Technology Co., Ltd. Win Faith Trading Limited Hangzhou Ciec International Co., Ltd. Hangzhou Cogeneration (Hong Kong) Company Limited Singapore (Cogeneration) Steel Pte. Ltd. Rich Fortune Int l Industrial Limited China-Base Resources Ningbo Ltd. Shanghai Nanta Industry Co., Ltd. mức thuế chống bán phá giá 26.36% 3 BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd. Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd. 38.34% 4 Bengang Steel Plates Co., Ltd. Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd. 27.36% Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 27

Toàn cảnh Vụ kiện chống bán phá giá tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc vào Việt Nam TT Tên nhà sản xuất/xuất khẩu Các công ty thương mại mức thuế chống bán phá giá 5 Tianjin Haigang Steel Coil Co., Ltd 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tianjin Haijinde Trading Co., Ltd. Hangzhou Ciec International Co., Ltd. Hangzhou Cogeneration (Hong Kong) Company Limited Singapore (Cogeneration) Steel Pte. Ltd. Sumec International Technology Co., Ltd. Win Faith Trading Limited Rich Fortune Int l Industrial Limited China-Base Resources Ningbo Ltd. Chengtong International Limited China Chengtong International Co., Ltd. Sino Commodities International Pte. Ltd. Zhejiang Materials Industry International Co., Ltd. Arsen International (HK) Limited Shanghai Nanta Industry Co., Ltd. 26.32% 6 Hebei Iron & Steel Co., Ltd., Tangshan Branch Tangshan Iron & Steel Group Co., Ltd. 38.34% 7 Wuhan Iron and Steel Company Limited 1 2 3 4 International Economic and Trading Corporation WISCO Wugang Trading Company Limited Ye-Steel Trading Co., Limited Steelco Pacific Trading Limited 33.49% 8 Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Trung Quốc 38.34% 9 POSCO 1 2 3 4 POSCO Daewoo Corporation POSCO Asia POSCO Processing & Service Co., Ltd Samsung C&T Corporation 7.02% 10 Các nhà sản xuất/xuất khẩu khác của Hàn Quốc 19.00% 28 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Số 7, Quý III/2015

Việc áp thuế sẽ chính thức thực hiện từ ngày 14/4/2017 (15 ngày kể từ ngày Bộ Công thương ra Quyết định) và có hiệu lực trong 05 năm, đến 13/4/2022. Như vậy, kể từ ngày 14/4/2017, sản phẩm tôn mạ thuộc 35 mã HS là đối tượng của vụ kiện chống bán phá giá này khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được phân thành 03 nhóm với các mức áp thuế chống bán phá giá khác nhau. Đối với các lô hàng mà Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thể hiện là có xuất xứ từ Hàn Quốc, Trung Quốc, việc áp thuế sẽ chia làm hai trường hợp: Nếu nhà xuất khẩu trong hợp đồng mua bán là một trong các Công ty được nêu tên trong Biểu áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì cơ quan Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho nhà xuất khẩu đó Nếu nhà xuất khẩu trong hợp đồng mua bán không có tên trong Biểu hoặc nếu Hợp đồng mua bán không nêu tên nhà xuất khẩu thì sẽ áp dụng mức thuế chung cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc/Hàn Quốc Đối với các lô hàng mà Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thể hiện là có xuất xứ từ các nước khác không phải là Hàn Quốc, Trung Quốc: Không áp thuế chống bán phá giá. Đối với các lô hàng không có chứng nhận xuất xứ: Áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất (38.34%). Đối với các trường hợp mà mức thuế chính thức chênh lệch với mức thuế tạm thời thì cách thức xử lý theo quy định là: các trường hợp mức thuế chính thức thấp hơn mức thuế tạm thời thì nhà nhập khẩu sẽ được hoàn lại khoản chênh lệch; ngược lại nếu mức thuế chính thức cao hơn mức thuế tạm thời, Nhà nước tự chịu, nhà nhập khẩu cũng không bị truy thu khoản chênh lệch. Chú ý là thuế chống bán phá giá chỉ là thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu, vì vậy, dù có phải nộp thuế chống bán phá giá hay không, các nhà nhập khẩu tôn mạ vẫn sẽ phải nộp thuế nhập khẩu như bình thường. Vậy là vụ kiện chống bán phá giá thứ hai của Việt Nam đã khép lại, với phần thắng một lần nữa lại thuộc về nguyên đơn. Đây có thể coi là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa Việt Nam sử dụng công cụ phòng vệ chính đáng này để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình trước các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, sẽ thật sai lầm nếu cho rằng có thể dùng công cụ chống bán phá giá để tự do bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước, bởi cũng từ việc theo dõi vụ kiện AD02 này, có thể thấy công cụ chống bán phá giá không phải là công cụ bảo hộ, nó chỉ có thể được sử dụng nếu hàng hóa nhập khẩu có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và phải trải qua một quá trình điều tra, chứng minh kỹ càng. Phần thắng thực sự, vì vậy, nằm trong tay những người có lý và có nỗ lực chứng minh cho cái lý của mình. Số 7, Quý III/2015 PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI 29