Factsheet_MRC Council Study - Vietnamese.indd

Tài liệu tương tự
Chiêu trò trên Sông Mê Công: THỦY ĐIỆN ĐẬP DÂNG Những dự án thủy điện được xếp vào loại thủy điện đập dâng gợi lên hình ảnh về những con sông không bị

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

Microsoft Word - UW-MLT-W V_AutoCare Wording v14

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Microsoft Word - 33-MI-CHÊ.docx

Luan an dong quyen.doc

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Con Đường Khoan Dung

1

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Microsoft Word - Noi dung tom tat

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Số 131 (6.749) Thứ Năm, ngày 11/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BẾ MẠC HỘI NGHỊ T.Ư 5 BA

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Layout 1

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - Document1

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

fk­eh

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

LIÊN MINH ĐẢNG CỘNG HOÀ Đảng của nhân dân nhằm thiết lập lại nền dân chủ HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP Được thông qua trong hội nghị thành lập Liên minh Đảng

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

Thuyết minh tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

HỒI I:

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Table of Contents Marketing du kích: Lời nói đầu NGÀY THỨ NHẤT: Tư duy marketing du kích NGÀY THỨ HAI: Mục đích marketing NGÀY THỨ BA: Cạnh tranh và n

Số 170 (7.518) Thứ Tư ngày 19/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

Tháng Tư Nguyễn Quý Đại tế mới, đổi tiền Tháng Tư về gợi cho người Việt nhớ lại biến cố lịch sử ngày cộng sản Bắc Việt đánh chiếm

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Đi Trên Đất Lạ

MUÏC LUÏC

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

“ Cực Lạc Di Luận Đạo ”

SỰ SỐNG THẬT

1

TPP Round 15 Goods Market Access Text

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Dân Tị Nạn Mới ở Âu Châu Nam Minh Bach Hướng Dương txđ dịch sang tiếng Việt Hình ảnh bé Aylan Kurdi chết đuối trên Biển cùng với mẹ và người anh lớn t

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Tên sách: Red Brotherhood at war - Chân lý thuộc về ai

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Microsoft Word - kinhthangman.doc

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Microsoft Word - Cam bay trong khai cuoc va cac bien phap tra don

Sach

BÁO CÁO

Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bởi: Wiki Pedia Loạn 12 sứ quân là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn

Bản ghi:

Ảnh: International Rivers Những thỏa hiệp bi kịch: NGHIÊN CỨU CỦA HỘI ĐỒNG ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG MÊ CÔNG THÔNG TIN NHANH VỀ NGHIÊN CỨU CỦA HỘI ĐỒNG ỦY HỘI SÔNG MÊ CÔNG QUỐC TẾ (MRC): 1 Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) hoàn thành Nghiên cứu sau 6 năm thực hiện (từ 2012 tới 2017). Nghiên cứu chỉ ra là 11 đập thủy điện lớn trên dòng chính ở hạ lưu vực sông Mê Công và 120 đập trên các dòng nhánh đã quy hoạch đến năm 2040 đe dọa nghiêm trọng các hệ sinh thái, các nền kinh tế và an ninh lương thực trong khu vực. Những đập thủy điện đó có thể làm giảm tới 97% lượng phù sa đổ về Châu thổ sông Mê Công.1 Phù sa làm mầu mỡ, bổ sung dinh dưỡng cho toàn lưu vực và giúp ích cho nông nghiệp, thuỷ sản và chất lượng nước. Những lợi ích đó sẽ hỗ trợ phát triển kinh tế trong lưu vực. Các hồ chứa trên dòng chính, các công trình chống lũ và các rào cản cho đường cá di cư sẽ gây hại cho các hệ sinh thái trong khu vực theo nhiều cách khác nhau. Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC), Báo cáo chuyên đề về các tác động tích cực và tiêu cực của việc phát triển thủy điện tới các điều kiện xã hội, môi trường và kinh tế của hạ lưu vực Mê Công, MRC, 2017, trang 10. dddddd International Rivers 1330 Broadway, 3rd Floor, Oakland CA 94612, USA Tel: + 1 510 848 1155 internationalrivers.org MARCH 2019

Phát triển thủy điện đến năm 2040 sẽ làm suy giảm đáng kể quần thể các loài cá. Tổng sinh khối thủy sản sẽ giảm 35 40% vào năm 2020, và giảm tới 40 80% vào năm 2040. Lượng cá đánh bắt bị mất đi tính theo phần trăm (%) tại từng nước trong khu vực sẽ là: 55% ở Thái Lan; 50% ở Lào; 35% ở Campuchia; và 30% ở Việt Nam. 2 Phát triển thủy điện tới năm 2040 sẽ làm cá không còn khả năng di cư trên phần lớn sông Mê Công. 3 Không có loài cá di cư nào trên sông Mê Công có thể sống sót được trên các hồ chứa được quy hoạch vào năm 2020 và 2040. 4 Biến đổi khí hậu cùng với sự mất đi các loài cá có thể gây ra sự bất an gay gắt về lương thực trong các cộng đồng ở Lào và Campuchia. 5 NGHIÊN CỨU HỘI ĐỒNG LÀ GÌ? Nghiên cứu Hội đồng là Nghiên cứu sự quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, kể cả tác động của các dự án thủy điện trên dòng chính Mê Công. Nghiên cứu được Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) tiến hành trong 6 năm (từ 2012 tới 2017). Mục tiêu chung của Nghiên cứu là giúp MRC tư vấn cho các nước thành viên (bao gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam) về các tác động tích cực và tiêu cực của việc phát triển tài nguyên nước trong lưu vực sông Mê Công. Nghiên cứu nhằm đưa ra các bằng chứng khoa học tin cậy về tác động đối với môi trường, kinh tế, xã hội của việc phát triển trên sông Mê Công. Các bằng chứng đó sẽ giúp nâng cao tiến trình lập quy hoạch, tăng cường năng lực cho các nước thành viên và đưa ra các cách ngăn ngừa, giảm thiểu hoặc đền bù đối với các tác động tiêu cực. NGHIÊN CỨU HỘI ĐỒNG ĐƯỢC KHỞI XƯỚNG NHƯ THẾ NÀO? Trong quá trình tham vấn của MRC về dự án thủy điện Xayaburi, Chính phủ Việt Nam kêu gọi dừng việc xây đập 10 năm để chờ nghiên cứu thêm về các tác động tiềm tàng. Việc đó xảy ra sau khi có các kiến nghị của bản Đánh giá Môi trường Chiến lược do MRC tiến hành để đánh giá tổng hợp các cơ hội và rủi ro của các dự án thủy điện theo dự kiến. Năm 2011, MRC nhất trí tiến hành Nghiên cứu Hội đồng để đánh giá các tác động lũy tích trên quy mô lưu vực do các đập dự kiến xây dựng gây ra nhằm bổ sung vào việc ra quyết định đối với từng dự án theo Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận của Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ bổ sung các thiếu hụt về kiến thức, thông tin trong việc ra quyết định và hỗ trợ lập quy hoạch theo cách tiếp cận toàn lưu vực. Các đối tác phát triển của MRC đã tài trợ 4,7 triệu Đô la Mỹ cho Nghiên cứu bao gồm: Ôxtrây-lia, Bỉ, Phần Lan, Đức, Nhật Bản, Lúc-xăm-bua, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Mỹ, Cộng đồng Châu Âu, và Ngân hàng Thế giới. Các quốc gia thành viên MRC cũng đóng góp kinh phí. NGHIÊN CỨU HỘI ĐỒNG XEM XÉT CÁC NỘI DUNG GÌ? Nghiên cứu Hội đồng phân tích các dự án phát triển thủy điện trong lưu vực sông Mê Công và các lĩnh vực phát triển tài nguyên nước quan trọng khác bao gồm tưới, nông nghiệp và sử dụng đất, giao thông thủy, sử dụng nước cho sinh hoạt và công nghiệp, phòng chống lũ và biến đổi khí hậu. Bản tóm tắt này tập trung vào các kết quả của Nghiên cứu về phát triển thủy điện. Trong khi Nghiên cứu Hội đồng xem xét toàn bộ lưu vực sông Mê Công, phạm vi đánh giá các tác động của việc phát triển tài nguyên nước chủ yếu thực hiện cho khu vực hành lang dòng chính sông Mê Công kể cả vùng ven biển, và bao gồm 4 khu vực: 1. Hành lang rộng 15 km hai bên bờ dòng chính sông Mê Công tính từ biên giới với Trung Quốc tới Kratie (Campuchia); 2. Vùng đồng bằng ngập lũ của Campuchia gồm cả sông Tonle Sap và Biển Hồ; 2 3 4 5 Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC), Nghiên cứu Hội đồng: Các phát hiện quan trọng từ Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, gốm tác động của các dự án thủy điện trên dòng chính, MRC, 2017. Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC), Nghiên cứu Hội đồng: Đánh giá tác động lũy tích của các kịch bản phát triển tài nguyên nước, MRC, 2017, trang iii. Báo cáo chuyên đề, 2017, trang 63. Nghiên cứu Hội đồng: Đánh giá tác động lũy tích, 2017, trang v. 2

NHỮNG THỎA HIỆP BI KỊCH Riverbank garden at Pak Beng Ảnh: International Rivers 3. Vùng châu thổ sông Mê Công ở Campuchia và Việt Nam; NGHIÊN CỨU HỘI ĐỒNG: CÁC KẾT LUẬN QUAN TRỌNG 4. Vùng ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sông Mê Công. Nghiên cứu cho thấy là 11 dự án thủy điện lớn trên phần hạ lưu dòng chính sông Mê Công và 120 đập trên các dòng nhánh đã được quy hoạch tới năm 2040 sẽ đe dọa nghiêm trọng tới hệ sinh thái và kinh tế khu vực cũng như tới khả năng con người tiếp cận đầy đủ tới nguồn thực phẩm dinh dưỡng. Nghiên cứu Hội đồng đối với việc phát triển tài nguyên nước trong lưu vực đánh giá theo 3 kịch bản sau: 1. Kịch bản phát triển sớm (M1) gồm các dự án phát triển đã thực hiện tới năm 2007. 2. Kịch bản tương lai xác định (M2) gồm các dự án phát triển đã có, đang xây dựng và đã được cam kết chắc chắn thực hiện tới năm 2020. 3. Kịch bản phát triển đã được quy hoạch (M3) gồm tất cả các dự án phát triển tài nguyên nước đã có, đang xây dựng và đã được đưa vào kế hoạch thực hiện tới năm 2040 (nếu thực hiện đầy đủ). Kịch bản này bao gồm mọi đập dự kiến xây dựng trên dòng chính. Khi MRC thẩm định các dự án phát triển đã đưa vào kế hoạch từ năm 2020 đến năm 2040, Ủy hội đã tính đến khả năng khí hậu sẽ ấm hơn và nước sẽ nhiều hơn, và khu vực định cư của người dân sẽ mở rộng trong các vùng đồng bằng ngập lũ. Sự phát triển tài nguyên nước tới năm 2040 được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội quan trọng để đánh đổi giữa nước, lương thực và năng lượng. 6 Nếu sản lượng đánh bắt cá và nông nghiệp giảm sút, thực phẩm sẽ trở nên khan hiếm và giá cả sẽ tăng cao. Từ đó, nhiều người dân sinh sống trong khu vực sẽ bị đẩy tới đói nghèo và nhiều vùng tại hạ lưu vực sông Mê Công sẽ nhanh chóng trở nên dễ bị tổn thương trước các điều kiện khí hậu. Tiềm năng phát triển trong tương lai của các quốc gia thành viên MRC phụ thuộc vào khả năng sẵn có của vốn tự nhiên, nhất là đất đai, lâm nghiệp và thuỷ sản. Sự suy giảm vốn tự nhiên dự tính trong các kế hoạch phát triển trung hạn (tới năm 2020) chiếm khoảng gần 40 % tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở hạ lưu vực sông Mê Công năm 2017.7 6 7 Nghiên cứu Hội đồng: Các kết luận chính, 2017, trang 1. như trên. 3

Nói chung, các kế hoạch phát triển năm 2020 và 2040 dường như sẽ khởi đầu cho sự suy giảm về khả năng chống chịu, tính bền vững và làm gia tăng tính dễ bị tổn thương của các cộng đồng trong Hạ lưu vực sông Mê Công...Các hộ nghèo dường như yếu thế nhất. 8 Dưới đây là các điểm chính về các tác động tiềm tàng của sự phát triển tài nguyên nước sông Mê Công nêu trong Nghiên cứu Hội đồng: PHÙ SA BÙN CÁT Các kế hoạch xây dựng thủy điện hiện nay sẽ làm giảm tới 97% lượng phù sa đáy về châu thổ Mê Công. 9 Phù sa bùn cát làm mầu mỡ và bổ sung dinh dưỡng cho toàn lưu vực và giúp ích cho nông nghiệp, nghề cá và chất lượng nước và tạo ra các hệ sinh thái quan trọng phục vụ nông nghiệp, thủy sản, các loài thực và động vật sống nhờ nước và chất lượng nước, từ đó hỗ trợ cho kinh tế các quốc gia trong lưu vực. Sự suy giảm phù sa bùn cát và vận chuyển chất dinh dưỡng do các đập thượng lưu gây ra sẽ làm giảm đáng kể độ phì nhiêu của đất, sản lượng lúa và thủy sản. 10 Nghiên cứu trình bày: Sự suy giảm kết hợp giữa sản lượng lúa và cá dẫn đến khả năng tăng cao số lượng các hộ thiếu dinh dưỡng. 11 Đối với người dân nông thôn trên toàn lưu vực Mê Công, những người mà sinh kế của họ phụ thuộc vào nước sông để tưới, làm đất phì nhiêu, đánh bắt cá hoặc làm các sản phẩm tự nhiên liên quan tới nước, sẽ đặc biệt khó khăn vì mất phù sa do các đập thượng lưu gây ra. Các vùng dễ bị tổn thương nhất là vùng đồng bằng ngập lũ ở Campuchia, hệ sinh thái sông Tonle Sap và Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam. 12 Xói lở bờ và xói lòng sông sẽ tăng mạnh do suy giảm bùn cát và dao động mực nước ở hạ lưu vực đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam và vài khu vực dọc sông Mê Công từ Viêng-Chăn tới Stung Treng. 13 CÁC TÁC ĐỘNG TỚI HỆ SINH THÁI Các tác động xuyên biên giới của sự phát triển tài nguyên nước tới năm 2040 được dự báo sẽ gây ra sự hủy hoại tính toàn vẹn của toàn bộ hệ sinh thái trên phạm vi rộng. 14 Các tác động mang tính gắn kết do các đập thủy điện trên dòng chính gây ra như giữ phù sa lại trên hồ, cản trở đường cá di cư và làm thay đổi dòng chảy là rất đáng kể, gây nhiều ảnh hưởng, và làm các phát triển khác về tài nguyên nước đã được quy hoạch ở hạ lưu vực Mê Công trở nên khó khả thi. 15 Các dự án thủy điện trong lưu vực sông Mê Công sẽ làm giảm dòng chảy trong mùa mưa và tăng dòng chảy trong mùa khô trong điều kiện vận hành bình thường (trừ trường hợp điều kiện khí hậu cực đoan). Điều đó sẽ làm giảm thiệt hại do lũ gây ra nhưng lại gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới các hệ sinh thái ven sông, tính bền vững và khả năng người dân địa phương tiếp cận nguồn cá đủ dùng cho bản thân và gia đình họ. Các tác động tiêu cực tới hệ sinh thái được cho là gây ra bởi nhiều loại dự án: từ hồ chứa của các dự án thủy điện dòng chính đến việc xây dựng các công trình chống lũ và các rào cản đối với sự di cư của cá. Các hồ chứa được cho là sẽ làm thay đổi đáng kể đoạn sông Mê Công từ Chiang Saen ở Thái Lan tới Kratie ở Campuchia, làm đoạn sông này trở thành môi trường sống giống như một hồ nước với độ sâu sâu hơn, trừ khu vực từ Viêng-Chăn tới Pakse thuộc Lào là không tích nước. Những môi trường sống như thế không thích hợp với nhiều loài cá đã quen với môi trường sống sông Mê Công, mặc dù có thể phù hợp với một số loài khác như động vật hai mảnh vỏ (động vật thân mềm), ếch nhái, và ốc. 16 Xói lở xuyên biên giới sẽ tăng nhanh một khi các đập ở hạ lưu vực Mê Công đã hoàn thành. Xói lở dường như xảy ra tại khắp các vùng hạ lưu vực Mê Công, đặc biệt ở vùng Châu thổ sông Mê Công. 17 Sẽ phải cần đầu tư tới 6 tỷ Đô la Mỹ để bảo vệ bờ các đoạn sông bị xói lở đe dọa. Rủi ro và thiệt hại do lũ gây ra sẽ tăng từ 5 tới 10 lần do giá trị tài sản tăng lên theo phát triển kinh tế, nhất là ở các vùng đô thị. 18 Trong khi việc phát triển các đập vận hành có điều tiết có thể làm tăng sản xuất nông nghiệp nhờ giảm rủi ro do lũ và hạn thường xuyên xuất hiện, việc suy giảm dòng chảy sông Mê Công và mực nước biển dâng cao sẽ gia tăng xâm nhập mặn và làm giảm đáng kể sản xuất lúa gạo ở vùng châu thổ sông Mê Công. 19 8 Nghiên cứu Hội đồng: Đánh giá tác động lũy tích, 2017, trang iv v. 9 Báo cáo chuyên đề, 2017, trang 10. 10 Nghiên cứu Hội đồng: Các kết luận chính, 2017, trang 2. 11 như trên, trang. 1. 12 như trên, trang. 2. 13 như trên. 14 Nghiên cứu Hội đồng: Đánh giá tác động lũy tích, 2017, trang iii. 15 Nghiên cứu Hội đồng: Các kết luận chính, 2017, trang 2. 16 như trên. 17 Nghiên cứu Hội đồng: Đánh giá tác động lũy tích, 2017, trang iii. 18 Nghiên cứu Hội đồng: Các kết luận chính, 2017, trang 3. 19 như trên. 4

NHỮNG THỎA HIỆP BI KỊCH Mekong Delta, Vietnam Ảnh: International Rivers CÁC TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NGHỀ CÁ VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC Phát triển thủy điện đến năm 2040 sẽ dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cung cấp cá. Tổng sinh khối thủy sản sẽ giảm từ 35 đến 40% vào năm 2020, và 40 80% vào năm 2040. Phần trăm sản lượng đánh bắt cả hiện tại bị mất đi của từng quốc gia tương ứng như sau: Thái Lan 55%; Lào 50%; Campuchia 35%; và Việt Nam 30%.20 Phát triển thủy điện đến năm 2040 sẽ triệt tiêu cá di cư trên phần lớn sông Mê Công.21 Không một loài cá di cư nào trên sông Mê Công có thể sống trên các hồ chứa do các đập tạo thành được quy hoạch xây dựng từ năm 2020 tới 2040.22 Các phương án quy hoạch về khí hậu kết hợp với sự mất nguồn protein có từ cá dường như sẽ tạo ra sự bất an ở mức độ nghiêm trọng đối với các cộng đồng ở Lào và ở Campuchia. 24 CÁC TÁC ĐỘNG KINH TẾ Theo Nghiên cứu Hội đồng, Các kế hoạch phát triển hiện có với sự đầu tư quá mức vào nông nghiệp và thủy điện sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực hiện nay. Các dự định đầu tư dường như đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng GDP tại các quốc gia hạ lưu vực sông Mê Công. 25 Lợi ích và sự đánh đổi của việc phát triển thủy điện không được phân bổ đồng đều trên toàn hạ lưu vực sông Mê Công, và không hạn chế đối với quốc gia có nguồn lực.26 Các công ty và ngân hàng nước ngoài được hưởng hầu hết lợi ích thu được. Khi các hồ chứa được tạo ra, chúng sẽ ngăn cản trứng cá và ấu trùng trôi dạt xuống hạ lưu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chu kỳ sinh sản của các loài cá di cư. Tỷ lệ thương vong của cá trưởng thành di cư xuống hạ lưu qua tuốc bin thường cao. Nghiên cứu nêu rõ: Nhiều loài cá di cư có thể bị tuyệt chủng và có thể xảy ra hiện tượng khoảng 60% sinh khối trong đoạn sông có bậc thang thủy điện bị suy giảm. 23 Các đập thủy điện mang lại các lợi ích khác nhau cho 4 quốc gia thành viên MRC. Thái Lan nổi lên là người hưởng lợi chính từ các đập trên dòng chính thuộc Lào trong khi Việt Nam là người hưởng lợi chính từ các đập trên dòng chính thuộc Campuchia nhờ nhập khẩu điện năng như đã được hoạch định.27 20 24 21 22 23 như trên, Nghiên cứu Hội đồng: Đánh giá tác động lũy tích, 2017, trang iii. Báo cáo chuyên đề, 2017, trang 63. Như trên, trang 67. 25 26 27 Nghiên cứu Hội đồng: Đánh giá tác động lũy tích, 2017, trang v. Nghiên cứu Hội đồng: Các kết luận chủ yếu, 2017, trang 2. như trên. Báo cáo chuyên đề, 2017, trang 6 5

Từ quan điểm kinh tế vĩ mô, nhiều lợi ích kinh tế liên quan tới thủy điện dòng chính sẽ chuyển vào các nước đầu tư ngoài hạ lưu vực sông Mê Công như Trung Quốc, Malaysia, và Hàn Quốc. 28 Còn các cộng đồng ngư dân và nông dân canh tác dọc hành lang sông Mê Công lại chủ yếu phải gánh chịu các phí tổn. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Các tác động do biến đổi khí hậu và phát triển tài nguyên nước gây ra có mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ này cực kỳ phức tạp và cần được phân tích theo quan điểm đa ngành. Biến đổi khí hậu được nêu bật trong Nghiên cứu Hội đồng bao gồm cả tốc độ tăng nhanh của nước biển dâng, xu hướng ngập lũ và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, và tăng tính dễ bị tổn thương của một số cộng đồng ven sông. 29 Biến đổi khí hậu dường như làm tăng thêm các tác động có hại do phát triển thủy điện gây ra. Biến đổi khí hậu mang đến rủi ro đáng kể cho an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt nếu các điều kiện khô hạn như dự báo xảy ra. 30 Theo Nghiên cứu Hội đồng, điều kiện khí hậu khô hạn sẽ làm giảm tới 2,2 triệu USĐ lợi ích từ thủy điện tính theo giá trị ròng hiện tại và làm tổn thất về thủy sản tăng tới 15%. 31 Các tác động kết hợp do việc đầu tư quá mức vào nông nghiệp và thủy điện và biến đổi khí hậu nghiêm trọng hơn sẽ làm các quốc gia trong hạ lưu vực Mê Công phải chấp nhận triển vọng chỉ đạt được hoặc duy trì tình trạng thu nhập trung bình hoặc thấp hơn. Ý KIẾN NHẬN XÉT: CÁC THIẾU HỤT TRONG PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG CÁC KẾT QUẢ NHẬN ĐỊNH Nối tiếp kiến nghị từ bản Đánh giá Môi trường Chiến lược năm 2010 là cần đánh giá chi tiết hơn các tác động, Nghiên cứu Hội đồng cho thấy rõ là các tác động do các đập trên dòng chính gây ra sẽ rất khủng khiếp đối với sự phát triển bền vững và kinh tế của các nước trong lưu vực Mê Công. Các câu hỏi quan trọng vẫn liên quan tới phương pháp luận của Nghiên cứu và cách thức chính phủ các quốc gia thành viên MRC xem xét và thực hiện các kiến nghị nêu trong Nghiên cứu. Ví dụ, còn nhiều điểm không thống nhất giữa các kết luận quan trọng của Nghiên cứu Hội đồng và các báo cáo chuyên đề của MRC; và không có đánh giá tài chính đối với tổn thất phù sa như dự báo. Do các hạn chế đó, Nghiên cứu chưa trình bày đủ các tác động nói chung của các dự án thủy điện trên sông Mê Công đối với người dân và các nền kinh tế hạ lưu vực Mê Công. 28 như trên. 29 Nghiên cứu Hội đồng: Các kết luận chính, 2017, trang 3. 30 như trên. 31 như trên. THIẾU SỐ LIỆU VỀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ Lưu vực sông Mê Công cung cấp tới 80 % nhu cầu protein cho nhân dân trong khu vực. Phụ nữ có trách nhiệm chính cho việc cấp dưỡng cho gia đình và tìm kiếm nguồn nước sạch để sử dụng. Ngoài ra, Nghiên cứu Hội đồng ghi nhận là các vấn đề về giới phù hợp với các phát triển tài nguyên nước vì phụ nữ dễ bị tổn thương hơn nam giới khi lũ và hạn xảy ra vì họ phụ thuộc nhiều hơn vào tài nguyên thiên nhiên và các rào cản xã hội làm hạn chế khả năng thích ứng của họ. 32 Mặc dù vậy, Nghiên cứu Hội đồng không đưa ra được số liệu về mức độ tác động của việc phát triển thủy điện và các phát triển tài nguyên nước khác đối với phụ nữ, nhất là khả năng họ có thể tiếp cận nguồn thực phẩm dinh dưỡng đủ dùng cho gia đình họ. Nghiên cứu kiến nghị là MRC sẽ điều tra các vấn đề về giới để khắc phục các thiếu sót quan trọng đó. MỘT VÀI CHỈ DẪN ĐỂ LÀM GIẢM TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA VÀ THIỂU SỐ Nghiên cứu Hội đồng đưa ra một vài chỉ dẫn về cách thức đánh giá, xem xét và giảm thiểu các tác động cụ thể đối với các dân tộc thiểu số và bản địa, những người đặc biệt dễ bị tổn thương đối với các phát triển thủy điện trong lưu vực sông Mê Công. Các nhóm người dân bản địa và thiểu số đã phải nếm trải các điều kiện bất lợi đáng kể, bao gồm mức đói nghèo cao, thiếu thốn cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc y tế, các cơ hội làm kinh tế và được tham gia vào chính trị. 33 Hơn nữa, các nhóm người này còn phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp cận tài nguyên thiên nhiên để sinh tồn, cơ hội có công ăn việc làm và thu nhập thấp. 34 Hệ quả là các dân tộc bản địa và thiểu số bị ảnh hưởng một cách không tương xứng với các tổn thất về nghề cá và do đó không còn cá để ăn. 35 KHÔNG CÓ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÁC KIẾN NGHỊ CỦA NGHIÊN CỨU Tuyên bố của cuộc họp cấp cao các nhà lãnh đạo MRC năm 2018 có nội dung là phải ưu tiên xem xét các kết luận của Nghiên cứu Hội đồng và lấy đó làm nguồn tham khảo cho việc lập quy hoạch và thực hiện các kế hoạch và các dự án quốc gia và các công việc liên quan của MRC. 36 32 Nghiên cứu Hội đồng, 2017, trang 3. 33 Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) và Công ước về các Dân tọc Bản địa châu Á (AIPP), Báo Báo cáo kỹ thuật quốc gia về Các vấn đề về Dân tộc Bản địa: CHDCND Lào, IFAD và AIPP, tháng 11/ 2012, trang 4. 34 Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế (ICEM), Đánh giá Môi trường Chiến lược đối với phát triển thủy điện trên dòng chính Mê Công, 2010, trang 111. 35 như trên, trang 106. 36 Xem <https://www.mrcsummit.org/assets/previous-summits/ 3rd-summit/0d11506d00/Siem-Reap-Declaration_3rd-MRC- Summit-2018.pdf>, trang 4. 6

NHỮNG THỎA HIỆP BI KỊCH Dẫu vậy, chính phủ các quốc gia Mê Công vẫn chưa giải thích là bằng cách nào Nghiên cứu sẽ đưa các kiến nghị đó vào tiến trình Tham vấn và hỗ trợ việc ra quyết định nói chung đối với các đập trên sông Mê Công. Việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trong hạ lưu vực sông Mê Công phụ thuộc vào khả năng sẵn có của vốn tự nhiên và đa dạng sinh học đang được bảo tồn. Điều đặc biệt quan trọng là phải có đất, rừng đầu nguồn và ven sông, các dòng sông có dòng chảy theo mùa để hỗ trợ cho nguồn thủy sản nội địa phong phú vào loại nhất thế giới này. Các kế hoạch xây dựng các đập thủy điện lớn hiện nay chắc chắn sẽ làm giảm khả năng chống chịu, làm tăng tính dễ bị tổn thương và làm giảm tính bền vững ở từng quốc gia thành viên hạ lưu vực Mê Công. V ẫn có các phương án đáp ứng nhu cầu về năng lượng trong khu vực. Ví dụ như các nghiên cứu gần đây cho thấy năng lượng mặt trời và mạng lưới truyền tải điện (để bán lượng điện thừa từ vùng Tây Nam Trung Quốc cho Thái Lan và Việt Nam) có thể rẻ hơn nhiều dự án thủy điện trên dòng chính. 37 Dù Nghiên cứu Hội đồng nêu ra các tác động cực kỳ tiêu cực như bất an lương thực, các hệ sinh thái bị suy giảm và mất đi tính bền vững, điều ngạc nhiên là Nghiên cứu dường như lại chấp nhận có thêm nhiều dự án thủy điện sẽ được xây dựng trên dòng chính và kiến nghị đánh thuế đối với các lợi ích phát điện, điều mà các nhà đầu tư phát triển không chấp nhận. Vì sao các dự án thủy điện lớn trên dòng chính sông Mê Công vẫn được tiến triển? Vì sao vài tháng sau khi có kết quả Nghiên cứu Hội đồng, mới đây Chính phủ Lào lại công bố sẽ xây dựng dự án thủy điện Pak Lay? Nghiên cứu Hội đồng ghi nhận rằng, tổng sản xuất trong lưu vực Mê Công có thể cung cấp đủ và bảo đảm 100 % an ninh lương thực trong lưu vực sông Mê Công. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên MRC cần hợp tác và tạo nên mạng lưới phân phối có hiệu quả để tránh nhiều người dân bị thiếu dinh dưỡng do hậu quả của sự thay đổi các hệ sinh thái trong lưu vực sông Mê Công. 38 Tuy nhiên chính phủ các quốc gia Mê Công không chỉ rõ làm cách nào để đạt được điều đó. Với tính khốc liệt của các tác động và sự đánh đổi, Nghiên cứu Hội đồng kiến nghị là các chính phủ sẽ nghiêm túc xem xét các phương án năng lượng tái tạo để thay thế việc xây dựng các đập trên sông Mê Công. Nghiên cứu cũng chưa cung cấp thông tin làm thế nào để có thể có các phương án thay thế hoặc làm thế nào các kết luận và kiến nghị quan trọng khác có thể được chính phủ các quốc gia hạ lưu vực Mê Công chấp nhận để ra quyết định. THIẾU SỰ THAM GIA CỦA CÔNG CHÚNG, THIẾU MINH BẠCH VÀ TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH Mặc dù có các tác động đáng kể đến an ninh lương thực khu vực và sinh kế của người dân, quá trình lập quy hoạch và ra quyết định về các dự án thủy điện tới nay vẫn thiếu sự tham gia của công chúng, thiếu minh bạch và trách nhiệm giải trình. Các thông tin toàn diện về các dự án xây đập trên dòng chính Mê Công vẫn chưa công khai rộng rãi mặc dù nhiều cộng đồng, các nhóm xã hội dân sự, các đối tác phát triển và các quốc gia hạ lưu nhiều lần yêu cầu. Những lời hứa hẹn sẽ công khai thông tin không được tôn trọng. Thông tin đó bao gồm các thiết kế chi tiết dự án và các đánh giá thể hiện các biện pháp sẽ giảm thiểu tác động như thế nào, ví dụ như làm đường cá đi để ngăn cá trong lưu vực Mê Công bị tiêu diệt và các tác động khác đối với các hệ sinh thái dòng sông. TƯƠNG LAI SÔNG MÊ CÔNG CÓ BỀN VỮNG? Tới nay, chính phủ các quốc gia thành viên MRC đã ra quyết định đối với các dự án thủy điện trên cơ sở xem xét từng dự án cụ thể và xem xét một cách hạn chế các tác động mang tính lưu vực. Chính phủ các quốc gia hạ lưu vực Mê Công cần đảm bảo là các kết luận của Nghiên cứu Hội đồng về đánh giá tổn thất lũy tích trên quy mô lưu vực và những phương án đánh đổi gắn với các dự án đó sẽ được xem xét, và phải cung cấp những thông tin có ý nghĩa để có thể ra quyết định đối với các dự án sau này. Một kiến nghị chính của Nghiên cứu Hội đồng là các quốc gia thành viên MRC cần xem xét các công nghệ năng lượng mới như điện mặt trời và điện gió làm các phương án thay thế cho thủy điện. Việc đánh giá các công nghệ này, cùng với việc quản lý theo nhu cầu và các biện pháp năng lượng hiệu quả sẽ đưa ra cái nhìn nội tại quan trọng đối với công tác quản lý quan hệ giữa an ninh về nước, năng lượng và lương thực tại hạ lưu vực Mê Công. 39 Các bên liên quan phái được thực sự tham gia trong tiến trình ra quyết định để tiếp tục thương lượng và để đạt được các giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực Mê Công, trong khi vẫn hỗ trợ sinh kế của các cộng đồng ven sông và các nền kinh tế quốc gia. 37 International Renewable Energy Agency (IRENA), Renewable Power Generation Costs in 2017, IRENA, Abu Dhabi, 2018, <http://www.irena.org/publications/2018/jan/renewablepower-generation-costs-in-2017>. 38 Nghiên cứu Hội đồng, 2017, trang 4. 39 Nghiên cứu Hội đồng: Các kết luận chính, 2017, trang 4. 7

BIỂU CÁC MỐC THỜI GIAN: TIẾN ĐỘ CÁC ĐẬP TRÊN SÔNG MÊ CÔNG Dưới đây là biểu thời gian về tiến độ xây dựng các dự án trên dòng chính sông Mê Công để thông báo cho các nhà hoạch định nhằm đưa ra các đánh giá quan trọng và các yêu cầu cung cấp thêm thông tin và tiến hành nghiên cứu bổ sung trước khi xây dựng dự án. Thời gian biểu cho thấy các dự án trên dòng chính được tiến hành một cách riêng lẻ mà ít xem xét tới các quan ngại mang tính chất khu vực và các tác động lũy tích trên quy mô lưu vực. 2010 2011 Ngày 20/10/ 2010: Ủy hội sông Mê Công (MRC) bắt đầu tiến trình tham vấn về dự án thủy điện Xayaburi. Cuối năm 2010: Bắt đầu xây dựng dự án Xayaburi dự án đầu tiên trên dòng chính. Ngày 22/4/2011: Lào kết thúc tiến trình tham vấn dự án Xayaburi. Ngày 15/10/2010: MRC công bố bản SEA đối với các dự án trên dòng chính, kiến nghị hoãn xây dựng 10 năm để chờ nghiên cứu thêm. Ngân hàng Thế giới tán thành bản SEA và khẳng định sẽ không tài trợ cho các dự án dòng chính. Tháng 4/2011: Một nghiên cứu độc lập của các chuyên gia về EIA của dự án Xayaburi phát hiện là bản EIA có nhiều thiếu sót và dưới mức quy chuẩn. 2012 Ngày 17/7/ 2012: Lào công bố dự án Xayaburi được thiết kế lại. Ngày 8/12/2011: Các chính phủ thành viên MRC đồng ý tiến hành Nghiên cứu Hội đồng để nghiên cứu các tác động lũy tích trên quy mô toàn lưu vực. Ngày 6/7/2012: Việt Nam và Campuchia đề nghị dừng xây dựng dự án Xayaburi để chờ nghiên cứu thêm. 2014 2015 2016 2017 2018 Ngày 7/12/2012: Quốc hội Lào phê duyệt dự án Xayaburi. Ngày 25/12/2014: MRC bắt đầu tiến trình tham vấn dự án Đôn Sahong dự án thứ hai trên dòng chính. Ngày 24/01/2015: Kết thúc quá trình tham vấn dự án Đôn Sahong. Mặc dù có yêu cầu cần nghiên cứu thêm nhưng các bên không đạt được thỏa thuận. Tháng 1/ 2016: Bắt đầu xây dựng dự án Đôn Sahong. Ngày 20/12/2016: MRC bắt đầu tiến trình tham vấn dự án Pak Beng dự án thứ ba trên dòng chính. Ngày 19/6/2017: MRC kết thúc quá trình tham vấn dự án Pak Beng mặc dù có phát hiện nhiều sai sót trong các nghiên cứu. Kế hoạch về thỏa thuận chung để giải quyết các quan ngại được công bố. Ngày 7/8/2012: Dân làng Thái Lan nộp đơn kiện vi phạm quyền hiến định đối với việc chấp thuận mua điện của dự án Xayaburi. Đơn kiện yêu cầu phải tiến hành EIA xuyên biên giới. Ngày 24/6/2014: Tòa Hành chính Tối cao Thái Lan chấp thuận đơn kháng án về dự án Xayaburi. Ngày 8/6/2017: Dân làng Thái Lan nộp đơn kiện là việc tham vấn về các tác động xuyên biến giới của dự án Pak Beng tiến hành không thỏa đáng. Tháng 2/2018: MRC công bố kết quả Nghiên cứu Hội đồng, chỉ ra là các dự án đã hoạch định đe dọa nghiêm trọng tới hệ sinh thái và kinh tế khu vực, và an ninh lương thực cho nhân dân địa phương. Ngày 8/8/2018: MRC bắt đầu tiến trình tham vấn dự án Pak Lay dự án thứ tư trên dòng chính. Ngày 23/7/2018: Vỡ đập phụ Xe-Pian Xe-Namnoy làm chết 40 người và hàng nghìn người phải di dời. Lào tuyên bố sẽ điều tra toàn quốc các dự án đập và dừng đầu tư các dự án thủy điện mới. 8