ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH THẢO CHI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BỐ CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY N

Tài liệu tương tự
Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

KT01009_NguyenVanHai4C.docx

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 (đã được kiểm toán)

BaoCaoTNQuyHuuTriTuNguyen2018.indd

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Nghiên Cứu & Trao Đổi Mối quan hệ phi tuyến giữa giá trị doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt nắm giữ Nguyễn Thị Liên Hoa Nguyễn Lê Ngân Trang Lê Thị Phương

BCTC Mẹ Q xlsx

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2018 NỘI DUNG TRANG Thông tin về d

Microsoft Word Bia va muc luc.doc

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

Microsoft Word - Vinamilk-FS Separate-VN-Final sign.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Môn học: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Thời gian làm b

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán

Microsoft Word - HEV_BCTC nam 2009 da kiem toan.doc

AC401VN Du thao BCTC da kiem toan Portcoast_sent

Microsoft Word - Copy of BCTC doc

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Khuyến nghị: MUA Đường số 27, khu công nghiệp Sóng Thần II, tỉnh Bình Dương Báo cáo chuyên sâu Ngày: 22/06/2011 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA Mã chứng k

NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM (TCB: HSX) BÁO CÁO CẬP NHẬT Ngày 21 tháng 02 năm 2019 TCB KHẢ QUAN Sàn giao dịch THÔNG TIN CỔ PHIẾU (ngày 20/02/2019

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán

10. CTK tin chi - KE TOAN.doc

Microsoft Word - Luan an.doc

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Microsoft Word - 1. QF75_Cover page_ VNL doc

Microsoft Word - Bao cao kiem toan nam 2010-HEV.doc

5 Ban thuyet minh BCTC hop nhat_Viet

B312 M?U BCKT

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201

KT01017_TranVanHong4C.doc

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Microsoft Word - BCTN SAFI 2013

BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CTy CP TM-XNK THIEÂN NAM

NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB: UPCOM) BÁO CÁO CẬP NHẬT Ngày 01 tháng 04 năm 2019 Sàn giao dịch VIB MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU (ngày 01/04/2019) UPC

AASC

Microsoft Word May Phu Thinh _NTHP

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biên soạn TS. TRỊNH VĂN SƠN ÐÀO NGUYÊN PHI

DU THAO DIEU LE TO CHUC VA HOAT DONG NHTMCP NGOAI THUONG VIET NAM

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 4 Địa chỉ: Số 320 đường Hưng Phú, Phường 09, Quận 08, Thành phố Hồ Chí Minh. CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SỐ 4 Mã số thuế: 0 3

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO NĂM KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (dưới đây

Microsoft Word - 1. Bia muc luc nam 2009.doc

Dự thảo CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH MIỀN TRUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN NĂM 2012

Microsoft Word - Noi dung tom tat

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa Kinh tế học khu vực công Nghiên cứu tình huống Mô hình tập đoàn kinh tế Nghiên cứu tình h

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

doc.docx

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRƯƠNG THỊ THU HƯƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI MUA HÀNG NGẪU HỨNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐÀ NẴNG KHI

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Đáp án Bài tập 4 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Xuân 2015 LỜI GIẢI BÀI T

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - BCTC Quy IV_ phat hanh

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

Đề cương chương trình đại học

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

PRUDENTIAL-DKHD-PRUKHOIDAULINHHOAT-BIA-T

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG HỢP NĂM TÀI CHÍNH KẾT THÚC NGÀY

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

CÔNG TY CỔ PHẦN SAMETEL BAN KIỂM SOÁT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số : 01/BKS-SMT/2019 TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 0

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU

Microsoft Word - Thuy?t minh BCTC 6th-N

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiết kiệm, đầu tư, và hệ thống tài chính Niên khóa Ghi chú Bài giảng 9 Ghi chú Bài gi

Output file

Introduction to Macroeconomics

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và các công ty con Thông tin về Công ty Giấy chứng nhận ngày 20 tháng 11 năm 2003 Đăng ký Doanh nghiệp số 0300

Ngân hàng TMCP Á Châu Ngành: NGÂN HÀNG

CTCP Chế biến gỗ Đức Thành Ngành Gỗ Báo cáo cập nhật Tháng 5, 2017 Khuyến nghị NEUTRAL Giá kỳ vọng (VND) Giá thị trường (05/5/2017) Lợi

1

Microsoft Word Tong hop ket qua dot khao sat KTVM 6 thang cuoi nam 2014

Report of the Board of Management and

Chương 4 PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ( Dựa theo tài liệu Đại Học Công NghiệpTPHCM và các tài liệu khác)

Untitled

BTT truong an.doc

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG BÁO CÁO THƢỜNG NIÊN NĂM 2013 Quy Nhơn, tháng 03 năm

NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI (MBB: HSX) BÁO CÁO CẬP NHẬT Ngày 12 tháng 11 năm 2018 Sàn giao dịch MBB MUA THÔNG TIN CỔ PHIẾU (ngày 12/11/2018) HSX Thị giá (

UL3 - APTDUV [Watermark]

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

Bản ghi:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH THẢO CHI NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG BỐ CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - Năm 2019

Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH Phản biện 1: TS. Đinh Bảo Ngọc Phản biện 2: TS. Võ Văn Lâm Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng bảo vệ chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng, họp tại Trường Đại học Kinh tế ĐHĐN vào ngày 23 tháng 2 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thị trường, giá cổ phiếu là một trong những yếu tố quan trọng được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư. Đây cũng là yếu tố mà bất kỳ công ty niêm yết nào cũng quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến giá trị tài sản công ty, các quyết định mua và bán cổ phiếu của cổ đông đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của các nhà quản trị công ty cũng như vị thế của công ty trên thị trường. Mặt khác, các nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu của công ty cũng cân nhắc đến khả năng chi trả cổ tức của các công ty đặc biệt là chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu càng có ý nghĩa thực tiễn đối với nhiều thành phần tham gia thị trường. Do vậy, để đánh giá được một cách chính xác hơn ảnh hưởng của công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu, chúng ta cần nghiên cứu thêm một số vấn đề khác như nghiên cứu kỹ hơn về mối quan hệ giữa sự biến động giá cổ phiếu với thông báo tăng/giảm hoặc không đổi mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong ngắn hạn, tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng của công ty có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt niêm yết trên sàn HSX và tỷ suất sinh lợi bất thường tích lũy (sự biến động giá cổ phiếu). Nhằm giải quyết vấn đề nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là đo lường và đánh giá mức độ ảnh

2 hưởng của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch HSX thông qua lợi nhuận bất thường. Từ đó các câu hỏi nghiên cứu cụ thể mà luận văn cần giải quyết đó là: - Thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết hay không? Thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt (tăng cổ tức, giảm cổ tức, cổ tức không thay đổi) có tác động như thế nào đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong ngắn hạn? - Thông qua việc nghiên cứu có thể đưa ra lưu ý như thế nào cho nhà đầu tư, nhà quản trị công ty và ủy ban chứng khoán nhà nước? 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là tỷ suất sinh lợi bất thường xung quanh ngày công bố thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt của công ty niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung nghiên cứu: Ảnh hưởng của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn. + Phạm vi không gian: Các công ty niêm yết trên HSX không bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm. + Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập từ thông báo chi trả cổ tức trên website của công ty và trên website của HSX. Dữ liệu về giá cổ phiếu được thu thập từ các trang

3 https://www.stockbiz.vn, cafef.vn và www.cophieu68.vn. - Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event study) để kiểm định và đo lường mức độ phản ứng của giá cổ phiếu khi thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt được công bố. - Mô hình hồi quy xác định ảnh hưởng của các đặc điểm của công ty đến sự biến động của giá cổ phiếu (thông qua lợi nhuận bất thường) khi có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt với việc vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để đưa ra kết luận cuối cùng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Thông qua kết quả của đề tài sẽ góp phần làm rõ bằng chứng thực nghiệm đối với việc áp dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event study) để nghiên cứu tác động của công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu ở Việt Nam một cách cụ thể hơn ở các mặt nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư, nhà quản trị doanh nghiệp và ủy ban chứng khoán nhà nước có được cái nhìn tổng thể đối với ảnh hưởng của công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong ngắn hạn. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu đề tài của luận văn gồm có 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về tác động của công bố chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu. - Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách.

4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ CHI TRẢ CỔ TỨC ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 1.1. TỔNG QUAN VỀ CỔ PHIẾU VÀ ĐO LƯỜNG TỶ SUẤT LỢI TỨC CỔ PHIẾU 1.1.1. Cổ phiếu a. Khái niệm về cổ phiếu b. Phân loại cổ phiếu c. Đặc điểm của cổ phiếu d. Cổ tức và quy trình chi trả cổ tức 1.1.2. Tỷ suất lợi tức cổ phiếu Tỷ suất lợi tức cổ phiếu phản ánh sự chênh lệch lợi nhuận nhận được từ giá đóng cửa điều chỉnh cổ phiếu tại thời điểm t so với giá cổ phiếu tại thời điểm t-1. Trong trường hợp không có bất kỳ khoản tăng vốn nào, tỷ suất sinh lợi cổ tức phản ánh hiệu quả vốn đầu tư cho một cổ phiếu. Tỷ suất lợi tức cổ phiếu được tính theo công thức sau: Rit = log(pit) - log(pit-1) Tỷ suất lợi tức bất thường (Abnormal Return AR) là sự chênh lệch giữa tỷ suất lợi tức thực tế quan sát và tỷ suất lợi tức ước lượng của cổ phiếu tại thời điểm sự kiện xảy ra có tác động đến giá cổ phiếu. Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình (Average abnormal return AAR t) là trung bình các tỷ suất lợi tức cổ phiếu bất thường của tất cả sự kiện nghiên cứu tại thời điểm t. Tỷ suất lợi tức bất thường tích lũy cổ phiếu i trong cửa sổ sự kiện từ ngày T 1 đến ngày T 2 (Cumulative abnormal return - CAR i(t1 T2)) là tổng tỷ suất lợi tức bất thường trong cửa sổ sự kiện.

5 Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy (Cumulative average abnormal return - CAAR i(t1 T2) ) là trung bình các tỷ suất lợi tức bất thường tích lũy của chuỗi sự kiện trong cửa sổ sự kiện từ ngày T 1 đến ngày T 2. 1.2. MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT GIẢI THÍCH CHO TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ CHI TRẢ CỔ TỨC ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 1.2.1. Phản ứng của thị trường chứng khoán 1.2.2. Lý thuyết thị trường hiệu quả (Efficient market) 1.2.3. Lý thuyết về lợi ích của Thuế (Tax-benefit Hypothesis) 1.2.4. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng (Asymmetric information Theory) 1.2.5. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory) 1.3. TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG BÁO CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU Quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt có thể tác động làm tăng hoặc giảm giá cổ phiếu, xu hướng biến động giá cổ phiếu tăng hay giảm trong trường hợp này tùy thuộc vào tác động của quyết định trả cổ tức bằng tiền đến thực trạng tài chính và tương lai phát triển của công ty. Bên cạnh đó, cách tiếp cận của nhà đầu tư khi ra quyết định mua cổ phiếu cũng có những tác động nhất định lên giá cổ phiếu. Do đó khi công ty công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt thì sự ảnh hưởng của nó đến giá cổ phiếu nhất định sẽ có tác động không nhỏ. Về sự tác động này trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu và đưa ra kết luận giá cổ phiếu trước và sau ngày phát hành thông báo chi trả cổ tức có sự biến động tạo ra lợi nhuận

6 bất thường. Sự biến động giá cổ phiếu này phụ thuộc vào mức độ tăng/giảm mức chi trả cổ tức trong thông báo, quy mô công ty phát hành thông báo 1.4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Các nhà kinh tế học đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán được công bố. 1.4.1. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Uddin (2003) tiến hành xem xét phản ứng của thị trường chứng khoán Dhak, Bangladesh khi có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt tìm thấy bằng chứng cho thấy không có dấu hiệu nào tồn tại lợi nhuận bất thường xung quanh ngày ra thông báo. Atul Sheel & Yi Zhong (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đối với lợi nhuận bất thường của các nhà hàng và nhà nghỉ (lodging) ở nước Mỹ. Kết quả nghiên cứu đã kiểm tra được thông báo tăng cổ tức chi trả có tác động đến lợi tức tích lũy bất thường của giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Dar-Hsin Chen và Hsiang-His Liu (2009) nhận thấy dù là thông báo tăng hay giảm cổ tức vẫn đều có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Tỷ suất của cổ tức có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi bất thường của cổ phiếu trong ngắn hạn. Muhammad Akbar và Humayun Habib Baig (2010) đánh giá phản ứng của thị trường chứng khoán Pakistan khi có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt từ tháng 7/2004 đến tháng 7/2009. Kết quả nghiên cứu chỉ ra không tìm thấy lợi nhuận bất thường có ý nghĩa thống kê tại giai đoạn nghiên cứu. Dasilas và Leventis (2011) cũng thực hiện nghiên cứu và kết luận tồn tại mối tương quan đồng biến giữa giá cổ phiếu và thông

7 báo tăng cổ tức, tương quan nghịch biến khi thông báo giảm cổ tức, giá cổ phiếu không biến động khi cổ tức không đổi. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra tỷ suất lợi tức cổ tức, phần trăm thay đổi tỷ lệ cổ tức và quy mô công ty có ảnh hưởng sự biến động của giá cổ phiếu khi có thông báo. Jack J.W. Yang và Tsung-Hsin Wu (2014) nghiên cứu tác động của 2.293 thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến sự biến động của giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Đài Loan từ năm 1990 đến năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại lợi nhuận bất thường xung quanh ngày công bố thông tin chi trả cổ tức. Eyup Kadıoğlu, Niyazi Telçeken & Nurcan Öcal (2015) tiến hành nghiên cứu phản ứng của thị trường đối với thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt tại Borsa Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả ghi nhận tồn tại lợi nhuận bất thường xung quanh ngày sự kiện. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu của Trần Quốc Trung và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện để điều tra tác động của thông báo chi trả cổ tức đến sự biến động của giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại lợi nhuận bất thường và khối lượng giao dịch bất thường xung quanh ngày công bố thông tin chi trả cổ tức. Võ Xuân Vinh và Đoàn Thị Minh Thái (2015) đã tiến hành nghiên cứu phản ứng của thị trường khi công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền thực nghiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại lợi nhuận bất thường và khối lượng giao dịch bất thường xung quanh ngày công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố đặc trưng của doanh nghiệp có tác động đến lợi nhuận bất

8 thường tích lũy bao gồm quy mô công ty (quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê) và tỷ lệ cổ tức (quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê). Do đó điểm mới của đề tài nghiên cứu được thể hiện qua cách xem xét, đánh giá tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu ở thị trường chứng khoán Việt Nam qua các lựa chọn: - Đề tài chọn khung cửa sổ sự kiện là [-10, +10] để đánh giá toàn diện hơn tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Nghiên cứu đánh giá tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu với tiêu chí phân loại mức độ tăng/giảm/không đổi tỷ lệ cổ tức trên thông báo; thông báo của các công ty thuộc nhóm công ty lớn/vừa/nhỏ để làm rõ hơn mức độ tác động đến sự biến động giá cổ phiếu. - Dữ liệu nghiên cứu xét tất cả các thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt được phát hành trong năm để đánh giá. - Bên cạnh đó các nhân tố đặc trưng của công ty có thể tác động đến sự biến động giá cổ phiếu khi có thông báo chi trả cổ tức được nghiên cứu ở thị trường Việt Nam còn hạn chế. Do đó đề tài cũng đánh giá bổ sung ảnh hưởng của một vài nhân tố đặc trưng của công ty đến sự biến động giá cổ phiếu.

9 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Tiến trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước như sau: Xác định vấn đề nghiên cứu Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Xây dựng mô hình nghiên cứu Thông qua kết quả kiểm tra và kết luận và đưa ra kiến ngh Ước lượng và kiểm định mô hình Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để đo lường các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Hình 2.1. Tiến trình các bước thực hiện nghiên cứu 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu sự kiện Trong phương pháp nghiên cứu sự kiện, để phân tích tác động của sự kiện các nhà phân tích thông thường thực hiện 5 bước cơ bản như theo nghiên cứu của Bowman (1983): Bước 1: Xác định và nhận diện sự kiện. Ngày sự kiện hay ngày công bố thông tin là ngày đầu tiên thông tin được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu ngày sự kiện không có giao dịch phát sinh thì lấy ngày giao dịch kế tiếp làm ngày sự kiện.

10 Bước 2: Tính toán tỷ suất lợi tức bất thường. Tỷ suất lợi tức bất thường được tính theo công thức 2.1: AR it = R it - E(R it ) (2.1) Trong đó: Tỷ suất lợi tức thực tế của cổ phiếu R it được tính theo công thức: R it = log(p it ) - log(p it-1 ) (2.2) với P it là giá đóng cửa cổ phiếu i tại thời điểm t. P it-1 là giá đóng cửa cổ phiếu i tại thời điểm t-1. Tỷ suất lợi tức ước lượng: E(R it) = α i + β ir mt + ε it (2.3) Trong đó: α i và β i lần lượt là hệ số chặn và rủi ro hệ thống, hai hệ số này được ước lượng từ việc hồi quy dữ liệu R it theo R mt trong khoảng thời gian của cửa sổ ước lượng từ ngày -130 đến ngày -11. R mt là lợi nhuận của danh mục thị trường tại thời điểm t. ε it là sai số ngẫu nhiên của mô hình ước lượng. Bước 3: Tính toán tỷ suất lợi tức bất thường trung bình, tỷ suất lợi tức bất thường tích lũy, tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy. Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình (Average abnormal return - AAR) được tính theo công thức: AAR t = 1 N N i=1 AR it (2.4) với N là số sự kiện nghiên cứu trong mẫu. Tỷ suất lợi tức bất thường tích lũy cổ phiếu i trong cửa sổ sự kiện từ ngày T 1 đến ngày T 2 (CAR i(t1 T2)) được tính theo công thức: CAR i(t1 T2) = T2 T1 AR it (2.5) Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy (Cumulative average abnormal return - CAAR ) tính theo công thức: 1 CAAR i(t1 T2) = N N i=1 CAR i(t1 T2) (2.6)

11 Bước 4: Quy trình ước lượng. Quy trình ước lượng được thể hiện qua hình vẽ 2.2: (Cửa sổ ước lượng] (Cửa sổ sự kiện] (Cửa sổ sau sự kiện] T 0 T T 2 1 0 T 3 Hình 2.2 Khung thời gian kiểm định đối với phương pháp nghiên cứu sự kiện (MacKinlay, 1997) Bước 5: Kiểm định độ tin cậy của kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm của sự kiện. Kiểm định mức ý nghĩa của tỷ suất lợi tức bất thường trung bình và tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy với công thức 2.7: T = AAR t σaar t Trong đó: và T = CAAR (T1,T2) σcaar T2 (2.7) - Độ lệch chuẩn của AAR được xác định theo công thức (Christie, 1983): σaar t2 = 1 N 1 N 1 N i=1 (ARit AARt)2 (2.8) - Độ lệch chuẩn của CAAR (t 1, t 2) được tính theo công thức: σcaar t2 = (t1 + t2 + 1) σaar t2 (2.9) 2.2.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu khi công bố chi trả cổ tức Để nghiên cứu tác động của một số yếu tố đặc thù của công ty có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu ngoài phương pháp nghiên cứu sự kiện xem xét đánh giá, luận văn thừa hưởng và kết hợp từ các nghiên cứu của Vinh (2015), Ngọc (2016),

12 Chen và Liu (2009), Dasilas (2011) đề xuất sử dụng mô hình hồi quy đa biến với sự tham gia của các biến: Biến phụ thuộc: Tỷ suất lợi tức bất thường tích lũy của cổ phiếu (CAR i) Tỷ suất lợi tức bất thường tích lũy cổ phiếu i và được xem xét trong ba giai đoạn CAR i (-10, +10), CAR i (-5, -1) và CAR i (+1, +5). Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm và kết hợp với các đặc điểm của công ty ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng các nhân tố được trình bày cụ thể như bảng 2.1 để phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu khi công bố thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt: Bảng 2.1: Cách tính và nghiên cứu liên quan của các biến Mã Biến độc lập Cách tính biến Các biến đại diện cho chi trả cổ tức Tỷ lệ trả cổ tức Tỷ suất cổ tức DR DY Các biến kiểm soát Tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá PB trị sổ sách Thu nhập trên mỗi cổ phần Cấu trúc tài chính Cơ hội tăng trưởng EPS Cổ tức bằng tiền mặt / Mệnh giá của cổ phiếu tại ngày sự kiện Cổ tức trên mỗi cổ phần / Giá thị trường của cổ phiếu Giá cổ phiếu / Giá ghi sổ sách (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông Các nghiên cứu có liên quan Lee & Yan (2003), Dasilas & Leventis (2011), Vinh (2015) Chen & Liu (2009), Vinh (2015), Ngọc& Cường (2016) Chen & Liu (2009) Ngọc& Cường (2016) CAP Tỷ lệ nợ / tổng tài sản Ngọc& Cường (2016) GROW Tốc độ tăng trưởng doanh thu Ngọc& Cường (2016) Bên cạnh các biến độc lập và kiểm soát trên, đề tài còn kiểm định hiệu quả hoạt động, quy mô của công ty phát hành công bố chi trả cổ tức có tác động đến CAR khi có thông báo chia cổ tức, do đó,

13 biến giả SIZE(1) và SIZE(2) được đưa vào mô hình hồi quy 2.10: CAR i = β 0 + β 1DR i + β 2DY i + β 3PB i + β 4EPS i + β 5CAP i + β 6GROW i + β 7SIZE(1) i + β 8SIZE(2) i + ε i (2.10) Công thức 2.10 xem xét mối quan hệ giữa CAR của cổ phiếu với các thông tin như DR, DY, PB, EPS, CAP, GROW và quy mô của công ty. SIZE(1) i = 1 : nếu cổ phiếu của công ty phát hành thông báo thuộc nhóm có quy mô vốn hóa lớn (VN30) trong suốt 7 năm. = 0: nếu cổ phiếu của công ty phát hành thông báo không thuộc nhóm có quy mô vốn hóa lớn (VN30) trong suốt 7 năm. SIZE(2) i = 1 : nếu nếu cổ phiếu của công ty phát hành thông báo thuộc nhóm có quy mô vốn hóa vừa (VN70) trong suốt 7 năm. = 0: nếu cổ phiếu của công ty phát hành thông báo không thuộc nhóm có quy mô vốn hóa lớn (VN30) trong suốt 7 năm. 2.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU Dữ liệu cuối cùng của nghiên cứu có 1.376 thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong đó 606 thông báo tăng mức chi trả cổ tức, 421 thông báo giảm chi trả cổ tức và 349 thông báo chi trả cổ tức với mức không thay đổi. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện từ thông báo chi trả cổ tức trên website của công ty và trên website của HSX. Dữ liệu về giá cổ phiếu được thu thập từ các trang https://www.stockbiz.vn, cafef.vn và www.cophieu68.vn. 2.4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU H 1: Không tồn tại lợi nhuận bất thường tại ngày công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam. H 2: Thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt (tăng, giảm, không thay đổi mức chi trả cổ tức) có mối quan hệ cùng chiều/ngược chiều/không đổi với sự biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong ngắn hạn.

14 H 3: Sự biến động giá cổ phiếu giữa 3 nhóm công ty phân loại theo giá trị vốn hóa thị trường khi công bố thông báo chi trả cổ tức bằng tiền là như nhau. H 4: Sự biến động của giá cổ phiếu khi có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt không bị tác động bởi một số nhân tố đặc trưng của công ty. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.1. Tổng hợp kết quả khảo sát 3.1.2. Phân tích tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn HSX Tỷ suất lợi tức bất thường của 251 công ty niêm yết tại sàn HSX có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt bao gồm thông báo tăng mức chi trả cổ tức, thông báo giảm mức trả cổ tức và thông báo không thay đổi mức chi trả cổ tức phát sinh trong giai đoạn 2009 2018 được xem xét trong cửa sổ sự kiện xung quanh ngày công bố thông tin được trình bày ở bảng 3.2: Bảng 3.2. Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình (AAR) Ngày AAR (%) t-test AAR -10 0.0632 1.932679-9 -0.021-0.64049-8 0.0565 1.710791-7 0.0337 1.050625-6 0.0264 0.762473-5 0.0814 2.391741-4 0.065** 1.930398-3 0.1688* 5.090183-2 0.0389 0.873669-1 0.0807* 2.345289 0-0.00858-0.17827 1 0.2862* 7.939096 2 0.0697* 2.052264

15 Ngày AAR (%) t-test AAR 3-0.036-1.04323 4-0.089-2.19197 5-0.354-5.7447 6-0.662-9.25813 7-0.515-7.19949 8-0.292-5.58461 9-0.266-5.48277 10-0.134-3.26202 *, ** tương ứng với các mức ý nghĩa 5% và 10% (Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018) Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình AAR không có ý nghĩa cho đến thời điểm t = - 4 và t = -3 trước ngày ra thông báo, tỷ suất lợi tức bất thường trung bình đạt được là AAR (-4) = 0.065% và AAR (-3) = 0.1688% với mức ý nghĩa là 10% và 5%. Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tiếp tục dương và có ý nghĩa vào thời điểm t = -1 trước ngày ra thông báo. Tuy nhiên vào ngày ra thông báo tỷ suất lợi tức bất thường trung bình lại âm và không có ý nghĩa cho thấy tại ngày thông báo chi trả cổ tức tồn tại bằng không. Như vậy, thông tin chi trả cổ tức chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu khi công bố thông tin. Hay giả thuyết H 1: Không tồn tại lợi nhuận bất thường tại ngày công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay E(AAR t)=0 được chấp nhận. Như vậy, tác động tích cực của việc công bố thông tin chi trả cổ tức lên giá cổ phiếu không vào ngày mà thông tin được công bố mà vào một số ngày trước và sau ngày thông báo. Điều này có nghĩa rằng xoay quanh ngày thông tin được công bố ra thị trường, giá cổ phiếu của công ty có sự biến động dẫn đến lợi nhuận bất thường cho thị trường. 3.1.3. Phân tích tác động của thông báo tăng/giảm/không đổi mức chi trả cố tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn HSX

16 a. Thông báo chi trả cổ tức tăng Bảng 3.5. Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy (CAAR) Cửa sổ sự kiện CAAR (%) t-test CAAR (-10, +10) -1.512-5.39664 (-5, +5) 0.4703 1.413045 (-5, -1) 0.4921* 3.140719 (-4, +4) 0.7278 0.515027 (-3, +3) 0.6773* 4.363529 (-2, +2) 0.5728* 4.564526 (-1, +1) 0.4682* 4.095566 (+1, +5) -0.106-0.38974 * tương ứng với mức ý nghĩa 5% (Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018) Trong các cửa sổ sự kiện được khảo sát thì có bốn cửa sổ (-5, -1), (-3, +3), (-2, +2), (-1, +1) có CAAR dương và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy thông báo chi trả cổ tức tạo ra tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy của các công ty dương đáng kể trong giai đoạn 5 ngày trước thông báo và 3 ngày sau thông báo. Giá cổ phiếu tăng có ý nghĩa trong 3 ngày đầu của công bố cổ tức (CAAR trong cửa sổ sự kiện (-3, +3) lớn hơn 0 với mức ý nghĩa 5%) cho thấy các nhà đầu tư tiến hành giao dịch cổ phiếu để giành quyền hưởng cổ tức. b. Thông báo chi trả cổ tức giảm Bảng 3.7. Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy (CAAR) Cửa sổ sự kiện CAAR (%) t-test CAAR (-10, +10) -1.424-3.59724 (-5, +5) 0.2204 0.559912 (-5, -1) 0.384* 2.314991 (-4, +4) 0.4624 1.632251 (-3, +3) 0.6233* 3.87537 (-2, +2) 0.4417* 3.007291 (-1, +1) 0.2791* 2.116415

17 (+1, +5) -0.056-0.17478 * tương ứng với các mức ý nghĩa 5% (Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018) Trong các cửa sổ sự kiện được khảo sát thì có bốn cửa sổ (-5, - 1), (-3, +3), (-2, +2), (-1, +1) có CAAR dương và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy thông báo chi trả cổ tức tạo ra tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy của các công ty dương đáng kể trong giai đoạn 5 ngày trước thông báo và 3 ngày sau thông báo. Điều này cho ta thấy công bố cổ tức có truyền tải thông tin đến nhà đầu tư với mức ý nghĩa 5%, nhưng không mạnh. Vì thế thông báo công bố chi trả cổ tức giảm truyền tải thông tin về lợi nhuận giảm trong tương lai đến nhà đầu tư. Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu của Dasilas và Leventis (2011) khi có tương quan nghịch biến giữa giá cổ phiếu với thông báo giảm cổ tức. c. Thông báo chi trả cổ tức không đổi Bảng 3.9. Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy (CAAR) Cửa sổ sự kiện CAAR (%) t-test CAAR (-10, +10) -0.01209-3.60293 (-5, +5) 0.001104 0.288945 (-5, -1) 0.00397* 2.219088 (-4, +4) 0.004478* 2.014605 (-3, +3) 0.004365* 2.300782 (-2, +2) 0.003134** 1.883697 (-1, +1) 0.002632* 2.133298 (+1, +5) -0.00237-0.7587 *, ** tương ứng với các mức ý nghĩa 5% và 10% (Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018) Trong các cửa sổ sự kiện được khảo sát thì có bốn cửa sổ (-5, -1),

18 (-3, +3), (-2, +2), (-1, +1) có CAAR dương và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cho thấy thông báo chi trả cổ tức tạo ra tỷ suất lợi tức bất thường trung bình tích lũy của các công ty dương đáng kể trong giai đoạn 5 ngày trước thông báo và 3 ngày sau thông báo. Giá cổ phiếu tăng có ý nghĩa trong 3 ngày đầu của công bố cổ tức (CAAR trong cửa sổ sự kiện (-3, +3) lớn hơn 0 với mức ý nghĩa 5%) cho thấy các nhà đầu tư tiến hành giao dịch cổ phiếu để giành quyền hưởng cổ tức. Với nghiên cứu đánh giá tác động của thông báo chi trả cố tức bằng tiền mặt tăng/giảm/không đổi đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sàn HSX được xem xét ở trên, có thể đưa ra kết luận: - Thông báo tăng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt có quan hệ cùng chiều với sự biến động của giá cổ phiếu. - Thông báo giảm mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt có quan hệ ngược biến với sự biến động của giá cổ phiếu. - Thông báo không thay đổi mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt có tác động với sự biến động của giá cổ phiếu. Như vậy giả thuyết H 2 Thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt (tăng, giảm, không thay đổi mức chi trả cổ tức) có mối quan hệ cùng chiều/ngược chiều/không đổi với sự biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong ngắn hạn được chấp nhận. 3.1.4. Phân tích tác động của thông báo chi trả cổ tức đến giá cổ phiếu công ty phân loại theo giá trị vốn hóa thị trường Bảng 3.10. Tỷ suất lợi tức bất thường trung bình (AAR) VN30 VNMidcap VNSmallcap Ngày AAR t-test t-test AAR t-test AAR (%) (%) AAR AAR (%) AAR -10 0,0689 1,188618-0,0392-0,28609 0,0666 1,623366-9 -0,0642-1,00854 0,1634 1,013301-0,0138-0,3404

19 VN30 VNMidcap VNSmallcap Ngày AAR t-test t-test AAR t-test AAR (%) (%) AAR AAR (%) AAR -8 0,0218 0,381163-0,00551-0,04095 0,0746** 1,789403-7 0,1068* 1,963863 0,0339 0,204367 0,0025 0,063478-6 -0,0055-0,08933-0,2314-1,35561 0,0546 1,275519-5 0,0332 0,533381-0,0876-0,53155 0,1114* 2,662759-4 0,0905** 1,696038 0,0415 0,239306 0,0555 1,279623-3 0,1312* 2,289983-0,2136-1,51097 0,2065* 4,943761-2 0,0011 0,012664 0,0659 0,478262 0,0534 0,988534-1 0,1088** 1,884604-0,13266-0,86256 0,0809** 1,845839 0-0,0225-0,25505 0,1642 0,994883-0,0124-0,20813 1 0,1479* 2,448942 0,3431* 2,707161 0,3416* 7,404925 2 0,0221 0,367669 0,0402 0,271178 0,0915* 2,153788 3-0,0209-0,33674-0,1039-0,54549-0,0385-0,90705 4-0,0254-0,39413-0,1398-0,74726-0,1134-2,1533 5-0,3095-2,99232-0,3299-1,4573-0,3749-4,73436 6-0,4773-4,4616-0,6994-1,38735-0,7381-8,08671 7-0,3248-3,63637-1,1314-1,21525-0,5603-6,69979 8-0,3348-3,5574-0,0735-0,34666-0,2855-4,38383 9-0,2757-2,7442-0,1206-0,69022-0,2705-4,73494 10-0,1255-1,6451-0,1333-0,76274-0,1383-2,71935 *, ** tương ứng với các mức ý nghĩa 5% và 10% (Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018) Đối với nhóm công ty lớn, tại thời điểm t= -7, - 4, - 3, -1 và t = +1 so với ngày công bố thông báo đã xuất hiện lợi nhuận bất thường, AAR lần lượt là 0.1068%, 0.0905%, 0.1312%, 0.1088% và 0.1479% với mức ý nghĩa là 5% và 10%. Đối với nhóm công ty vừa, sau ngày công bố thông báo chi trả

20 cổ tức bằng tiền mặt 1 ngày mới xuất hiện lợi nhuận bất thường, AAR là 0.3431% với mức ý nghĩa là 5%. Còn nhóm công ty nhỏ, trước ngày công bố thông báo 8 ngày đã xuất hiện lợi nhuận bất thường với AAR là 0,0746% với mức ý nghĩa 10%. Lợi nhuận còn xuất hiện ở ngày thứ t = - 5, - 3, - 1 và t = + 1, + 2 so với ngày công bố sự kiện với AAR dương với mức ý nghĩa 5% và 10%. Kết quả này cho phép khẳng định và bác bỏ giả thuyết H 3, tức là sự biến động của giá cổ phiếu giữa 3 nhóm công ty phân loại theo giá trị vốn hóa thị trường khi công bố thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt là khác nhau. 3.1.5. Phân tích mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu khi công bố chi trả cổ tức Bảng 3.15. Kết quả hồi quy mô hình Biến Hệ số Độ lệch chuẩn t-statistic Giá trị P C 0.028073 0.015598 1.799823 0.0722 DR 0.073346 0.081743 0.897274 0.3698 DY -0.004525 0.040568-0.111552 0.9112 SIZE 0.000172 0.002825 0.060797 0.9515 PB -0.000003 0.000003-0.979394 0.3276 EPS -0.009006 0.022323-0.403432 0.6867 CAP -0.001309 0.000568-2.307085 0.0213 GROW -0.009856 0.010422-0.945708 0.3445 SIZE(1) -0.012265 0.025396-0.482934 0.6293 SIZE(2) 0.028073 0.015598 1.799823 0.0722 R 2 0.009292 Giá trị p (F-thống kê) 0.347921 (Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018)

21 Căn cứ theo bảng 3.15 thì mô hình hồi quy đề xuất không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p=0.34 >0.05. Đồng thời R 2 = 0.9% hay nói cách khác các biến đưa vào mô hình không giải thích được cho biến phụ thuộc. Việc này có thể được giải thích bởi các biến được đưa vào chưa phù hợp hoặc tỷ suất sinh lợi bất thường tích lũy không bị ảnh hưởng bởi các nhân tố trên. Từ kết quả trên tác giả chấp nhận giả thuyết H 4: Sự biến động của giá cổ phiếu khi có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt không bị tác động bởi một số nhân tố đặc trưng của công ty. Kết quả này trái ngược với kết quả của Chen (2009), Dasilas (2011) và Vinh (2015). Với các hệ số tương quan như đã phân tích ở trên không có đặc điểm nào của công ty có thể giải thích cho sự biến động của giá cổ phiếu (thông qua lợi nhuận bất thường) khi công ty phát hành thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt. 3.2. CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu đề tài cũng cho thấy việc xuất hiện tỷ suất lợi tức bất thường ở trước thời điểm công bố thông tin chi trả cổ tức 3-4 ngày. Điều này minh chứng cho việc thông tin bị rò rỉ dẫn đến nhà đầu tư có xu hướng mua cổ phiếu để được hưởng lợi từ ngày chốt quyền. - AAR của cổ phiếu vẫn là giá trị dương khi có thông báo chi trả cổ tức, dù là thông báo chi trả cổ tức tăng hay chia cổ tức giảm, trong đó thông báo chi trả cổ tức tăng có hệ số CAR cao hơn so với thông báo chi trả cổ tức giảm. - Mặt khác đối với thông báo chi trả cổ tức từ nhóm công ty có quy mô lớn và nhỏ, AAR nhận nhiều giá trị dương xung quanh ngày xảy ra sự kiện. Còn đối với nhóm công ty có quy mô vừa, chỉ có

22 AAR dương 1 ngày sau ngày công bố thông báo. Điều này có thể là do tâm lý của nhà đầu tư. 3.2.2. Các hàm ý chính sách - Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp việc chi trả cổ tức bằng tiền tồn tại lợi nhuận bất thường xung quanh thời điểm công bố chứng tỏ cổ đông xem thông tin chi trả cổ tức là thông tin tốt vì vậy cần xây dựng một chính sách chi trả cổ tức cho phù hợp với doanh nghiệp. - Đối với các nhà đầu tư, cần phải thẩm tra thông tin có trên thị trường nhằm tránh các thông tin nhiễu, ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư. Việc xác định ảnh hưởng của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu xung quanh ngày sự kiện công bố sẽ giúp cho nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng biến động giá cổ phiếu ở các thời điểm khác nhau, từ đó có các quyết định đầu tư (mua vào hay bán ra) cổ phiếu phù hợp. - Đối với cơ quan quản lý nhà nước cần có quy trình kiểm định chặt chẽ thông tin nhằm tránh bóp méo thông tin, lừa gạt các nhà đầu tư gây ảnh hưởng xấu đến toàn thị trường chứng khoán. 3.2.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Hạn chế của đề tài: Thứ nhất, do điều kiện về thời gian và dữ liệu, phương pháp xử lý bằng thủ công nên đề tài chỉ nghiên cứu tập trung tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu trong giai đoạn ngắn hạn, cửa sổ sự kiện cũng ngắn hơn so với một số nghiên cứu khác. Thứ hai, nghiên cứu chưa loại trừ được các yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến rò rỉ về thông tin ngày công bố thông báo chi trả cổ tức. Thứ ba, kết quả nghiên cứu chưa xem xét bao hàm được hết các

23 yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi bất thường như khối lượng giao dịch, biên độ giao động giá cổ phiếu, tính thanh khoản của doanh nghiệp Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: Trên cơ sở khắc phục các hạn chế còn tồn tại hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ được mở rộng nghiên cứu tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trong dài hạn bằng phương pháp nghiên cứu phù hợp. Bên cạnh đó, nghiên cứu sẽ xem xét đầy đủ hơn các yếu tố riêng có đặc thù của thị trường Việt Nam có thể gây tác động đến giá cổ phiếu khi thông báo chi trả cổ tức bằng tiền cũng như xây dựng mô hình đa biến phù hợp với các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của giá cổ phiếu khi có thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt. KẾT LUẬN Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện nghiên cứu ảnh hưởng của công bố chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, đề tài đã kiểm định giả thuyết H 1: Không tồn tại lợi nhuận bất thường tại ngày công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay E(AAR t)=0. Đề tài đã ghi nhận CAAR dương ở 4 ngày trước và 2 ngày sau sự kiện công bố thông tin chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Đối với tác động của thông báo tăng/giảm/không đổi cổ tức được chi trả, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra thông báo tăng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt có quan hệ cùng chiều, thông báo giảm mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt có quan hệ ngược biến và thông báo không thay đổi mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt có tác động với sự biến động của giá cổ phiếu. Như vậy giả thuyết H 2 Thông báo chi trả cổ

24 tức bằng tiền mặt (tăng cổ tức, giảm cổ tức, cổ tức không thay đổi) có mối quan hệ cùng chiều với sự biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong ngắn hạn hay tỷ lệ chi trả DR tăng (giảm) thì CAAR cũng tăng (giảm) không được chấp nhận. Điều này chỉ ra rằng khi có thông báo chi trả cổ tức thì giá cổ phiếu sẽ có sự biến động theo chiều hướng tích cực với mức CAAR dương tại các thời điểm khác nhau. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố đặc trưng của công ty như tỷ lệ trả cổ tức DR, tỷ lệ cổ tức DY, quy mô công ty SIZE, tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách PB, thu nhập trên mỗi cổ phần EPS, cấu trúc tài chính CAP và cơ hội tăng trưởng GROW không có mối liên hệ nào với tỷ suất lợi tức bất thường tích lũy trong khung thời gian nghiên cứu. Điều này có thể kết luận nhà đầu tư phản ứng khi doanh nghiệp công bố thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt trong giai đoạn nghiên cứu chưa xét đến các đặc điểm của công ty. Dựa trên những kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài cũng đã đưa ra một số hàm ý chính sách gợi ý như sau: - Nhà quản trị doanh nghiệp cần xây dựng chính sách chi trả cổ tức cho phù hợp với doanh nghiệp và mong muốn của nhà đầu tư. Bên canh đó nhà quản trị cũng cần đánh giá - Nhà đầu tư có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để thực hiện điều chỉnh chính sách đầu tư cho phù hợp nhất là trong ngắn hạn. - Nhà quản lý thị trường cần có sự theo dõi và xây dựng chính sách pháp luật phù hợp với thị trường chứng khoán. - Cần bảo mật thông tin chi trả cổ tức để đảm bảo cho các cổ đông của doanh nghiệp.