10 chu de lien mon

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Cảm nghĩ về mái trường

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

No tile

Cúc cu

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Bảo tồn văn hóa

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Phần 1

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Code: Kinh Văn số 1650

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phần 1

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Phân tích bài thơ Chiều tối

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Phần 1

Phần 1

HỒI I:

No tile

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Microsoft Word baLanHoaKiep

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Cúc cu

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Microsoft Word - nhphuoc-song[2]

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Microsoft Word - HUONG XUA- Uyên H?nh

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

Document

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

Thuyết minh về hoa mai

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

Thương nhớ Hà-Tiên miền duyên hải mến yêu tận cùng trên nẻo đường quê hương đất nước Hòn Phụ-Tử khi xưa LTG - Đất phương Nam xưa nay vốn thường được n

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Phần 1

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

SỰ SỐNG THẬT

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

TÌNH ĐẠO PHẬT ***** Trấn tâm hết hồ tư loạn tưởng, Phản hồi nơi Vô Lượng Thọ Quang (1); An cư tịch tịnh Niết Bàn, Không còn trói buộc trong hàng tử sa

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Bản ghi:

2. Chủ đề 2: KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN (4 tiết) A. Mục tiêu Học xong chủ đề này, HS có khả năng: - nhận biết đượcsố nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. - Nhận biết và nêu đặc điểm nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên: cồng chiêng, đàn đá, đàn T rưng,... Nhận biết và nêu đặc điểm về kiến trúc và mĩ thuật ở Tây Nguyên: nhà rông, điêu khắc và tượng nhà mồ,... - Hát đúng giai điệu, lời ca bài Đi cắt lúa, dân ca Tây Nguyên. - Có thái độ trân trọng đối với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. - Có năng lực tìm hiểu về các di sản văn hóa, phát triển các năng lực tư duy, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ,... B. Nội dung chính của chủ đề - Tìm hiểu vùng đất Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và đời sống văn hóa của các dân tộc ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Cơho, Xơ-đăng, Mơ-nông,... - Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên: cồng chiêng, đàn đá, đàn t rưng,... - Tìm hiểu nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. - Học hát bài Đi cắt lúa, dân ca Tây Nguyên. - Tìm hiểu về kiến trúc và mĩ thuật ở Tây Nguyên: nhà rông, điêu khắc và tượng nhà mồ,... C. Chuẩn bị - Nhạc cụ quen dùng: đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ đệm,... - Máy nghe, đĩa nhạc về dân ca quan họ Tây Nguyên. - Giấy vẽ, bảng màu, bút màu,... - Máy tính, phần trình chiếu, các tư liệu, hình ảnh về vùng đất Tây Nguyên. D. Hình thức tổ chức dạy học/ phương pháp/ kĩ thuật Có thể lựa chọn 1 trong các hình thức tổ chức dạy học sau: - Dạy học theo. - HS tự học có hướng dẫn. - Học theo dự án: Các nhóm HS (4-6 em) sưu tầm tài liệu, tìm hiểu thông tin để giới thiệu về Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Thời gian chuẩn bị 1

khoảng 4-6 tuần, thời gian trình bày của mỗi nhóm từ 20-30 phút. Sản phẩm của dự án có thể trình chiếu bằng Power Point, hoặc là báo cáo, tranh ảnh, sách báo, quay phim, trình diễn, vẽ tranh hoặc đóng kịch,... E. Các hoạt động dạy học Gợi ý về nội dung và hoạt động có thể sử dụng: Hoạt động 1. Tìm hiểu vùng đất Tây Nguyên Sử dụng phiếu học tập số 1 Kết luận: - Vùng đất Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. - Tây Nguyên là một loạt cao nguyên liền kề, ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan. Tây Nguyên rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, điều, cao su,... - Một số dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Cơ-ho, Xơđăng, Mơ-nông,... Hoạt động 2. Tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên - Lắng nghe một số bài dân ca Tây Nguyên: Ru em (dân ca Xơ-đăng) Em ơi em ngủ cho ngoan, để mẹ đi chặt cây chuối nơi xa. Em ngủ cho ngoan, ngoài rừng xa, cha đang đi kiếm măng non. Ngủ ngoan hỡi em ơi, nơi xa mẹ nhặt được nhiều ngọn rau non. Đừng khóc nữa, hỡi em ơi. Cùng múa vui (dân ca Ê-đê) (Trích) Cùng múa vui đêm nay tưng bừng, cùng múa vui liên hoan tưng bừng. Bước đều bước múa vung tay nhịp nhàng, tiếng chiêng trống đánh vang buôn làng... Thăm lúa (dân ca Ra-glai) (Trích) Ơ bạn trông kìa, màu lúa chín vàng bông vàng, đồng lúa ngát mùi hương nồng, nhớ công ơn ai... Sử dụng phiếu học tập số 2 Kết luận: - Cồng chiêng được làm bằng đồng thau, hình tròn, đường kính khoảng từ 20 cm đến 2

60 cm. Âm thanh của cồng chiêng vang như tiếng sấm rền... - Đàn đá là loại nhạc cụ cổ nhất của Việt Nam, được làm từ các thanh đá có kích thước khác nhau. Ở âm vực cao, tiếng đàn đá thánh thót xa xăm, ở âm vực trầm, âm thanh như tiếng dội của vách đá... - Đàn T rưng được làm bằng các ống nứa to, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Tiếng đàn T rưng có cảm giác như tiếng suối róc rách, tiếng thác đổ, tiếng xào xạc của rừng tre nứa... Hoạt động 3. Tìm hiểu nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên Sử dụng phiếu học tập số 3 Kết luận: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh buôn làng Tây Nguyên,...),... Hoạt động 4. Học hát bài Đi cắt lúa 3

- Hát đúng giai điệu và lời ca, tập hát kết hợp gõ đệm và nhún chân nhịp nhàng. - Tập trình bày bài Đi cắt lúa bằng cách hát đối đáp và hòa giọng. - Trình bày bài hát theo một trong những hình thức sau: đơn ca, song ca, tốp ca. Hoạt động 5. Tìm hiểu về kiến trúc và mĩ thuật ở Tây Nguyên - Quan sát, nhận xét về hình dáng, chất liệu, đặc điểm của nhà rông và tượng nhà mồ ở Tây Nguyên. Kết luận: - Nhà rông ở Tây Nguyên có hình dáng to hơn nhiều so với nhà bình thường, với đặc điểm mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa, được làm bằng gỗ, tranh, tre,... Nhà rông là nơi tập hợp dân làng, là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống như cồng chiêng, trống, vũ khí,... - Tượng nhà mồ được làm từ gỗ, bằng thủ pháp dùng mảng khối, người tạc chỉ phác họa một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng trở nên sống động, như có hồn... Hoạt động 6. Ứng dụng và sáng tạo nghệ thuật Tây Nguyên - Vẽ tranh minh họa cho bài hát Đi cắt lúa. - Đặt lời mới cho bài Đi cắt lúa theo chủ đề tự chọn. - Luyện tập, trình bày bài Đi cắt lúa theo hình thức song ca hoặc tốp ca, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo nhạc (mô phỏng động tác gõ cồng chiêng). - Trình bày bài Đi cắt lúa trong sinh hoạt văn nghệ tại nhà trường, gia đình hoặc cộng đồng. 4

F. Kiểm tra, đánh giá Gợi ý một số câu hỏi và bài tập: - Trình bày các sản phẩm của hoạt động 5: tranh minh họa và lời mới của bài Đi cắt lúa. - Trong các lễ hội, đồng bào Tây Nguyên còn sử dụng những loại nhạc cụ nào ngoài cồng chiêng? - Những người nào (người già, đàn ông, phụ nữ, trẻ em...) có thể tham gia chơi cồng chiêng trong các lễ hội ở Tây Nguyên? - Bài dân ca nào dưới đây không phải là dân ca Tây Nguyên? A. Bạn ơi lắng nghe B. Đi cắt lúa C. Cùng múa vui D. Đi cấy PHỤ LỤC 1. Nội dung các bài liên quan Những nội dung nghệ thuật dân gian trong SGK Âm nhạc và Mĩ thuật hiện hành: Âm nhạc Lớp 7: Tiết 19- Học hát: Bài Đi cắt lúa (Dân ca Hơ-rê, Tây Nguyên) Lớp 8: Tiết 13- Một số nhạc cụ dân tộc 2. Các phiếu học tập Phiếu học tập số 1 5

1. Kể tên các tỉnh ở Tây Nguyên. 2. Giới thiệu một vài nét đặc trưng về vùng đất Tây Nguyên. 3. Kể tên một số địa danh ở Tây Nguyên. 4. Kể tên một số dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên. Phiếu học tập số 2 Hãy nêu một số đặc điểm về 3 loại nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên (chất liệu, hình dáng, âm thanh...): 6

Cồng, chiêng Đàn t rưng Đàn đá 7

Phiếu học tập số 3 Hãy tìm hiểu và nêu một số nét đặc trưng của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (các loại nhạc cụ, người sử dụng, địa điểm diễn ra,...). 3. Tư liệu sử dụng trong bài (cho GV và HS) - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu này. 8

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Ba Na, Mạ, Lặc... Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm các yếu tố bộ phận sau: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (lễ mừng lúa mới, lễ cúng bến nước...), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh buôn làng Tây Nguyên,...),... Hiện tại, ở các vùng có cồng chiêng như ở Tây nguyên, lễ hội cồng chiêng được tổ chức hàng năm là một hoạt động vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa vừa nhằm phát triển du lịch. - Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na...ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu của chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô... và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn. Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18 m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi búa vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ. Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng. Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng, nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi thể hiện các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống... Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ. - Tượng nhà mồ là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên. Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng. Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả. 9

Khi quan sát những bức tượng mồ, người xem có thể nhận ra hình thể của từng bức tượng, qua bàn tay của người nghệ nhân, đều xuất phát từ thân gỗ tròn, vốn là hình dạng ban đầu của mỗi thân tượng. Bằng thủ pháp dùng mảng khối, người Gia-rai chỉ phác hoạ một vài chi tiết trên cơ thể mà làm cho bức tượng bỗng trở nên sống động như có hồn. Khác với tượng của dân tộc Việt, Khmer qua bàn tay của người nghệ nhân tạo thành những bức tượng linh thiêng, đặc biệt khi đặt ở vị trí trang trọng là nơi thờ cúng. Tượng mồ Gia rai có khác biệt, tượng ra đời từ thiên nhiên, được người Gia-rai đặt trong khung cảnh thiên nhiên, rồi hoà vào thiên nhiên, mặc cho các yếu tố của thời tiết như mưa, nắng, sương gió làm hư hỏng. Khi quan sát tượng mồ với muôn hình, muôn dạng bao quanh lấy ngôi nhà mồ tại khu nghĩa địa, người xem không có cảm giác sợ hãi, cách biệt với thế giới tượng mồ, mà còn cảm nhận được những sinh hoạt quen thuộc vẫn tồn tại và diễn ra hàng ngày trong môi trường sống của người Gia-rai, từ người đi lấy nước, người khóc, người chia cơm lam, người đánh trống nghệ nhân đem lại cảm giác gần gũi giữa người sống và người chết thông qua thế giới tượng mồ, đồng thời làm tan biến sự sợ hãi của người sống đối với một thế giới khác biệt. Ở ngôi nhà mồ này, một điểm quan trọng trong nghệ thuật tượng mồ mà người Gia-rai sử dụng là thủ pháp tạo hình, bằng cách dùng các mảng khối hình học và các đường vạch chéo, vạch thẳng để tạo nên hình nét cho bức tượng. Tuân theo những nguyên tắc nghệ thuật như vậy, trong truyền thống người Gia-rai không dừng lại ở việc đẽo gọt các chi tiết tỷ mỉ nhằm lột tả thật chính xác tính chân thực của một khuôn mẫu đã định dạng trong thực tế, mà bằng chính mảng khối, người Gia-rai chỉ gợi lên cho người xem những suy nghĩ tiếp theo. Từ một thân gỗ tròn, không lắp ghép, không thêm thắt bất cứ một phần gỗ nào, người Gia-rai đã tạo ra được bức tượng: bằng vài nhát rìu phạt mạnh trên thân gỗ tạo ra một mặt phẳng hình bầu dục đó là khuôn mặt tượng, hai hình cong nổi lên bên hai đầu là tai, phần dưới mặt tượng được vuốt cho nhỏ hơn đó là cổ. Cả khối phẳng bên dưới là thân tượng, các chi tiết như mắt, miệng, mũi, tai chỉ là những mảnh khoét chìm vào thân tượng. Hầu hết các chi tiết nổi của con người như bụng, má, cằm, ngực, vai... không được đẽo nổi trội lên, mà các phần đó được làm dẹt đi. Làm dẹt đi chứ không làm cho biến đi, mất đi, chỉ gợi lên chứ không đi vào tả thực chi tiết, vậy mà những bức tượng mồ mà người nghệ sỹ Gia-rai thể hiện vẫn làm cho người xem có nhiều suy tưởng. Có thể nói những bức tượng mồ Gia-rai, về mặt nghệ thuật gần với mỹ thuật nguyên thuỷ, có rất nhiều điểm giống với các đặc trưng nghệ thuật từ thời cổ đại của các thị tộc, bộ lạc trên hầu khắp thế giới. 10

Để làm cho bức tượng mồ trở nên ấn tượng, người Gia-rai còn sử dụng đến màu sắc để trang điểm. Màu sắc là một yếu tố cơ bản tham gia vào nghệ thuật điêu khắc làm nổi rõ hơn khuynh hướng đa dạng trong tạo hình tượng mồ. Trong bảng màu tự nhiên của người Gia-rai có đầy đủ các sắc màu: vàng, đen, trắng, đỏ, xanh... các sắc màu này được lấy ngay từ thiên nhiên trong môi tường sống của họ. Quan sát cách tạo hoa văn trên y phục sẽ thấy người Gia-rai sử dụng màu sắc một cánh hết sức linh hoạt. Từ màu sắc y phục đến màu sắc trên các công trình mang tính chất tôn giáo, người Gia-rai thiên về dùng màu đỏ, màu đỏ vẫn là màu chính, màu chủ đạo, màu đỏ được sử dụng vẽ hoa văn trên mái nhà mồ, tô điểm cho các hoa văn được đục thủng trên nóc mái... Màu đỏ lại một lần nữa được dùng tô điểm cho tượng nhà mồ. Màu đỏ được người Gia-rai tạo ra bằng cách lấy chất bột của một loại đá non (khor) rồi hoà với nhựa của cây po-pẹ để tạo thành thể keo có màu đỏ nhạt, rồi dùng thanh tre đập dập làm bút vẽ cho tượng. Tại một số ngôi nhà mồ ở làng Kép xã Iamnông huyện Chư Pảh tỉnh Gia-lai, người Gia rai trong khi trang trí cho các cột tượng còn lấy ngay máu của trâu, bò - các con vật hiến sinh trong lễ bỏ mả - để bôi lên cột tượng. Ngoài màu đỏ, màu đen cũng được sử dụng để trang trí, màu đen được làm ra bằng cách dùng than củi giã nhỏ, trộn với nước thành thứ nước đen, dùng bút tre vẽ lên thân tượng. Màu đỏ thường được người Gia-rai trang điểm trên các bộ phận như cùi tay, khuỷu chân, đầu gối, màu đen trang trí các bộ phận như tóc, mắt, miệng tượng. Nghệ thuật tượng mồ còn bắt nguồn từ bản thân sự sống động của mỗi bức tượng. Loại trừ tượng ôm mặt ở tư thế tĩnh còn hầu hết các bức tượng khác đều diễn tả các trạng thái động của con người. Người Gia-rai khi tạc tượng đã làm cho cho từng bức tượng trở nên sinh động như có hồn. Người xem nếu đã một lần đến buôn làng của người Gia-rai, được dự lễ bỏ mả, khi chiêm ngưỡng tượng sẽ có cảm giác như mình đang có mặt tại chính buôn làng của họ với các hoạt động quen thuộc của con người diễn ra trong lễ hội bỏ mả. Nghệ thuật chính là đem đến sự gần gũi thân thuộc của cuộc sống đời thường vào trong tác phẩm nghệ thuật một cách tự nhiên. 4. Giới thiệu tài liệu tham khảo - SGK Âm nhạc và Mĩ thuật lớp 7, 8. - Thông tin trên Internet về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhà rông và tượng nhà mồ ở Tây Nguyên. 11