Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Microsoft Word - Noi dung tom tat

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 198/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 NGHỊ Đ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Luận văn tốt nghiệp

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

tomtatluanvan.doc

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ TỈNH LÀO CAI Số: 66/MTĐT-HĐQT V/v công bố thông tin điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 trong báo cáo thườn

Microsoft Word - bang gia dat tinh ba ria vung tau

a

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

CHÍNH PHỦ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

NguyenThanhLong[1]

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 15 (1) (2018) ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG BÌNH THỌ, QUẬ

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MƯỜNG MƯƠN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH DO MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG GIAI ĐOẠN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG M

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Journal of Science 2015, Vol. 5 (1), An Giang University KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thế Nhật 1 1 ThS

CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU DẦU KHÍ PHÚ YÊN HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 5, TP TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN ĐIỆN THOẠI: (0257) FAX: (0257)

BIA CHINH PHAN D.cdr

Tổng cục Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM DỰ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH TẾ TẠI TỈNH NINH THUẬN Hà Nội, tháng

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TÌNH SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 74/NQ-HĐND Som La, ngày 08 tháng 12 năm 2017 NGHỊ QUY

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BAN QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HỘI NGHỊ Sơ kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN KỸ NGHỆ GỖ TRƯỜNG THÀNH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT Ngày 30 tháng 06 năm 2011 Đơn vị tính là Đồng Việt Nam ngoại trừ có ghi

VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, NHỮNG LĨNH VỰC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN ĐỘNG LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG ThS. Bùi Duy Hoàn

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 10/2010/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

1

CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA DU LỊCH GIA LAI Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTCC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hư

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán

LUAN VAN BANG TOM TAT.doc

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH: VƯƠN TỚI NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Duy Nghĩa Phần viết dưới đây giải thích các kênh thiết

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

NguyenThiThao3B

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Quy hoạch KDC phía Bắc xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh

MẪU CBTT-02

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN TRỖI =======o0o======= PHƢƠNG ÁN CỔ PHẦN HÓA CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP NGUYỄ

UỶ BAN NHÂN DÂN

CÔNG TY CỔ PHẦN NICOTEX Số 114 phố Vũ Xuân Thiều, quận Long Biên, thành phố Hà Nội Báo cáo của Ban Giám đốc BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Quy hoạch KDC Đa Phước, Huyện Bình Chánh

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

Luan an dong quyen.doc

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ QUY HOẠCH THỦY SẢN BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ðến NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Hà

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

CÔNG TY CÔ PHÂ N HU NG VƯƠNG CÔ NG HO A XA HÔ I CHU NGHI A VIÊ T NAM Lô 44, KCN My Tho, ti nh Tiê n Giang Đô c lâ p Tư do Ha nh phu c

BẢN THÔNG TIN TÓM TẮT CÔNG TY BDCC THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - CTCP Giấy chứng nhận ĐKKD số 02001

PowerPoint Presentation

Bản ghi:

DOI:10.22144/jvn.2017.055 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH GIỮA CHĂN NUÔI SINH THÁI VÀ CHĂN NUÔI TRUYỀN THỐNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU NÔNG HỘ CHĂN NUÔI Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Quốc Nghi 1, Trần Thị Diễm Cần 2 và Nguyễn Thị Thúy Oanh 3 1 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ 3 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Phong Điền Thông tin chung: Ngày nhận bài: 03/06/2016 Ngày nhận bài sửa: 26/04/2017 Ngày duyệt đăng: 28/06/2017 Title: Comparison of financial performance between ecology livestock and traditional livestock raising: a case study in Phong Dien district, Can Tho city Từ khóa: Chăn nuôi, hiệu quả tài chính, sinh thái, truyền thống Keywords: Ecology, financial performance, livestock, tradition ABSTRACT The study was conducted to compare the financial performance between two forms as traditional and integrated farming system so called ecological livestock production in Phong Dien district, Can Tho city. Research data from interviews of 223 farmers who have been engaging in animal husbandry in the district were analyzed through descriptive statistics and comparative financial ratios. Research results showed that the total economic cost of ecological livestock production was higher benefits than traditional form. In particular, the financial ratios of reflecting the profitability of households in ecological livestock production was virtually higher than traditional sector. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả tài chính giữa hình thức chăn nuôi theo hướng sinh thái và hình thức chăn nuôi theo truyền thống của các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ 223 nông hộ có hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện với hình thức phỏng vấn trực tiếp. Thông qua các phương pháp phân tích như: thống kê mô tả, so sánh tỷ số tài chính, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hình thức chăn nuôi sinh thái mang lại lợi ích cao hơn so với hình thức chăn nuôi truyền thống, cụ thể: các tỷ số phản ảnh khả năng sinh lợi của nhóm hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái hầu như cao hơn nhóm hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống. Trích dẫn: Nguyễn Quốc Nghi, Trần Thị Diễm Cần và Nguyễn Thị Thúy Oanh, 2017. So sánh hiệu quả tài chính giữa chăn nuôi sinh thái và chăn nuôi truyền thống: Trường hợp nghiên cứu nông hộ chăn nuôi ở huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 50d: 80-86. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Chăn nuôi giữ vai trò quan trọng không những cung cấp các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người mà còn phục vụ hoạt động chế biến, xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức như mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún còn rất phổ biến; dịch bệnh xuất hiện thường xuyên; giá thức ăn tăng cao; cạnh tranh về giá của sản phẩm nhập khẩu; chất lượng vệ sinh an toàn 80

thực phẩm không đảm bảo và ô nhiễm môi trường. Tất cả những yếu tố trên đã làm giảm hiệu quả và tính bền vững của ngành chăn nuôi. Mặt khác, trước đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm chăn nuôi của người tiêu dùng trong nước cũng như các yêu cầu khắt khe của các nước nhập khẩu về chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành chăn nuôi cần có những hướng đi mới cho sự phát triển an toàn và bền vững hơn. Hướng đi này phải đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững mà không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe, cuộc sống của con người. Thiết nghĩ, đó chỉ có thể là nền nông nghiệp sinh thái hay nói cụ thể hơn là chăn nuôi sinh thái. Sau hơn 3 năm Cần Thơ triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu (chuyển dịch cơ cấu) nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp. Vùng tập trung cây ăn trái đặc sản gắn với du lịch sinh thái ở huyện Phong Điền, vùng sản xuất rau an toàn, vùng nuôi cá tra theo theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt, phát triển chăn nuôi an toàn sinh học ở huyện Phong Điền, quận Ô Môn và quận Thốt Nốt (Minh Phước, 2016). Phong Điền là một huyện ngoại thành, được gọi là lá phổi xanh của thành phố Cần Thơ. Sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của huyện. Năm 2016, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, với tổng đàn gia súc là 19.000 con, đạt 115,2% kế hoạch, tổng đàn gia cầm là 240.000 con, đạt 109,1 % kế hoạch (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền, 2016). Thời gian qua, nhằm hướng đến mục tiêu trở thành đô thị sinh thái, ngoài việc tập trung vào phát triển du lịch sinh thái thì lĩnh vực nông nghiệp cũng được huyện chủ trương phát triển theo mô hình sinh thái, hướng về môi Bảng 1: Cơ cấu mẫu khảo sát nông hộ chăn nuôi trường và phát triển bền vững. Trong đó, một số mô hình chăn nuôi theo hướng sinh thái đã được nông hộ tại địa phương ứng dụng và bước đầu mang lại những kết quả khả quan. Tuy nhiên, nhằm có những đánh giá khách quan về hiệu quả của chăn nuôi sinh thái, nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh về hiệu quả tài chính của những hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái và những hộ chăn nuôi theo truyền thống, đồng thời xác định những sự khác biệt trong phương thức chăn nuôi của hai hình thức này. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu sơ cấp của nghiên cứu được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp 223 nông hộ chăn nuôi tại các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Trường Long, Mỹ Khánh và thị trấn Phong Điền của huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đối tượng khảo sát bao gồm: nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái và nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống. Trong nghiên cứu này, hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái được hiểu là những nông hộ chăn nuôi có các đặc điểm sau đây: (1) Có ứng dụng toàn bộ hay một phần của mô hình V-A-C (vườn-ao-chuồng); (2) Có ứng dụng toàn bộ hoặc một phần kỹ thuật chăn nuôi sinh thái. Trong khi đó, chăn nuôi truyền thống tại đây có đặc điểm là hoạt động theo tập quán và thói quen, không áp dụng các kỹ thuật của tiến bộ khoa học như: không chú trọng xử lý chất thải trong chăn nuôi, chỉ sử dụng thức ăn chăn nuôi tổng hợp mà không sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên (rau xanh, bã hèm,...) Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua 3 bước: (1) Liên hệ với tổ chức Hội Nông dân tại các xã trên địa bàn huyện Phong Điền nhằm xác định các đối tượng khảo sát; (2) Thông qua sự giới thiệu của tổ chức Hội, tiến hành điều tra thử một số hộ chăn nuôi điển hình; (3) Thực hiện điều tra chính thức (phỏng vấn trực tiếp) theo sự giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân tại địa bàn. Đối tượng khảo sát Số quan sát Tỷ trọng (%) Hộ chăn nuôi truyền thống 108 48,43 Hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái 115 51,57 Tổng cộng 223 100,00 2.1 Phương pháp phân tích Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, tần suất, tỷ lệ được sử dụng để phân tích thực trạng chăn nuôi theo hướng sinh thái trên địa bàn huyện Phong Điền. Bên cạnh đó, các tỷ số tài chính như doanh thu (DT), chi phí (CP), lợi nhuận (LN), tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (LN/DT), tỷ suất doanh thu/chi phí (DT/CT), tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP) và so sánh các tỷ số tài chính cũng được ứng dụng trong nghiên 81

cứu này để đánh giá hiệu quả tài chính trong hoạt động chăn nuôi của nông hộ. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thực trạng chăn nuôi theo hướng sinh thái huyện Phong Điền 3.1.1 Hình thức chăn nuôi Kết quả khảo sát thực tế về hình thức chăn nuôi Bảng 2: Thông tin về các hình thức chăn nuôi của nông hộ của nông hộ ở huyện Phong Điền được trình bày trong Bảng 2. Số liệu thống kê cho thấy rằng, đa số nông hộ chăn nuôi gia súc (heo), gia cầm (gà, vịt). Riêng đối với hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái, có không ít hộ ứng dụng một phần mô hình V-A-C, cụ thể: mô hình V-A kết hợp chăn nuôi gia súc với nuôi cá hoặc sử dụng phế phẩm chăn nuôi gia súc để làm phân bón trong trồng trọt (mô hình C-V). Hình thức chăn nuôi Hộ truyền thống Hộ sinh thái Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Gia súc 66 61,11 25 21,74 Gia cầm 33 30,55 38 33,04 Gia súc Gia cầm 9 8,34 4 3,48 Gia súc Trồng trọt (C-V) - - 45 39,13 Gia súc Thủy sản (C-A) - - 3 2,61 Tổng cộng 108 100,00 115 100,00 3.1.2 Quy mô chăn nuôi Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, quy mô chăn nuôi của nông hộ chăn nuôi sinh thái lớn hơn nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống. Loại gia súc được chăn nuôi chủ yếu trên địa bàn là heo, gia cầm gồm có gà, vịt. Bình quân số lượng gia súc của hộ chăn nuôi sinh thái cao gần 4 lần số lượng Bảng 3: Quy mô chăn nuôi của nông hộ nuôi của hộ chăn nuôi truyền thống, quy mô đàn gia cầm gấp khoảng 2,6 lần và số lượng trứng từ chăn nuôi gia cầm cũng gấp 5 lần. Như vậy, quy mô chăn nuôi là một trong những điểm khác biệt lớn giữa chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi theo hướng sinh thái. Hình thức chăn nuôi Hộ truyền thống Hộ sinh thái Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn Gia súc (con/năm) 88 121,22 349 131,16 Gia cầm (con/năm) 1.081 4.370,54 2.913 5.246,03 Trứng gia cầm (quả/năm) 29.183 38.413,50 148.500 98.312,50 Trồng trọt (m 2 ) - - 15.900 12.243,00 Thủy sản (m 2 ) - - 4.000 3.497,05 3.1.3 Phương thức chăn nuôi Những đặc điểm nổi bật nói lên sự khác biệt giữa hình thức chăn nuôi theo hướng sinh thái và chăn nuôi theo phương pháp truyền thống được khảo sát từ các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phong Điền được trình bày trong Bảng 4. Thực tế khảo sát chỉ ra rằng, nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái chú trọng hơn các yếu tố về môi trường, hướng đến quy luật chăn nuôi tự nhiên như: cho ăn thức ăn xanh, cho uống nước sạch, tái sử dụng phế phẩm để trồng trọt hoặc nuôi cá nhằm bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái cũng chú trọng đến các yếu tố về kỹ thuật trong chăn nuôi để đàn gia súc, gia cầm có được sự sinh trưởng và phát triển tốt. 82

Bảng 4: Sự khác biệt về phương thức chăn nuôi của hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống và chăn nuôi theo hình thức sinh thái Phương thức chăn nuôi Hộ nuôi truyền thống Hộ nuôi sinh thái Chuồng trại, khu vực nuôi Nguồn nước Xử lý phân Vệ sinh Hệ thống Biogas Nguồn: Khảo sát thực tế, 2015 Chỉ xây chuồng ở nơi thuận tiện, chưa chú trọng các yếu tố kỹ thuật hướng sáng, hướng gió,... (21,3%) Chỉ sử dụng nước máy, nước giếng cho uống. Nước tắm thì tận dụng nguồn nước từ ao, sông (89,9%) Không tái sử dụng, thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường (trên mặt đất không thu gom, ra ao hồ, kênh sông,...) Vệ sinh khu vực chăn nuôi thường xuyên nhưng không có thực hiện sát trùng khu vực chăn nuôi (100%) Không có 3.1.4 Nhận thức và nguồn thông tin về chăn nuôi sinh thái của nông hộ Nông nghiệp sinh thái ngày nay được nhắc đến như một chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp. Ở nhiều khu vực đã và đang áp dụng rộng rãi các mô hình chăn nuôi sinh thái như sử dụng hầm biogas, sử dụng đệm lót sinh học, sử dụng thức ăn tự nhiên trong chăn nuôi Tuy nhiên, không phải Bảng 5: Nhận thức của nông hộ về chăn nuôi sinh thái Xa nhà, hạn chế nhiều người lui tới. Được xây dựng thoáng mát, rộng rãi (nuôi heo), có bãi đất rộng, mương nước tắm riêng (gia cầm) (75,5%) Dùng nước sạch cho gia súc, gia cầm uống. Nước tắm cũng là nguồn nước sạch. Nước được sử dụng là nước máy hoặc nước giếng (54,6%) Thu gom phân thải gia súc, gia cầm và ủ thành phân bón cho cây trồng hoặc dùng làm thức ăn cho cá (98,9%) Thường xuyên vệ sinh khu vực và quanh khu vực chăn nuôi, có thực hiện sát trùng khu vực chăn nuôi định kỳ (100%) Tận dụng phân vật nuôi là biogas (56,2%) nông hộ nào cũng có những nhận thức sâu sắc về nông nghiệp sinh thái nói chung và chăn nuôi sinh thái nói riêng. Tại địa bàn nghiên cứu cũng vậy, có nhiều nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái nhưng họ không hề biết gì đến khái niệm chăn nuôi sinh thái. Tuy nhiên, cũng có những hộ có hiểu biết rất sâu sắc về nông nghiệp sinh thái cũng như chăn nuôi sinh thái. Nhận thức Hộ nuôi truyền thống Hộ nuôi sinh thái Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Biết và hiểu rõ về chăn nuôi sinh thái 34 31,48 53 46,09 Hoàn toàn không biết 74 68,52 62 53,91 Tổng cộng 108 100,00 115 100,00 Về nguồn thông tin để biết đến chăn nuôi sinh thái, truyền hình, truyền thanh là nguồn thông tin mà đa số nông hộ tiếp cận để nắm bắt các thông tin về chăn nuôi sinh thái (các chương trình Bạn nhà nông, chương trình giới thiệu các mô hình chăn nuôi thành công,...), chiếm tỷ lệ 63,46%. Tổ chức Hội, Đoàn thể như: Hội Nông dân, Câu lạc bộ chăn nuôi tại địa phương cũng là những nguồn thông tin quan trọng đối với nông hộ chăn nuôi sinh thái (23,54%). Bên cạnh đó, các cuộc hội thảo, tập huấn được tổ chức bởi Trung tâm Khuyến nông hay các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi cũng là nguồn thông tin không kém phần quan trọng và mang tính thực tiễn cao (13,0%). 83

13% 23,54% 63,46% Hình 1: Các nguồn tiếp cận thông tin chăn nuôi sinh thái của nông hộ 3.2 Hiệu quả tài chính giữa nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống và nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái 3.2.1 Chi phí Chi phí là một trong những tiêu chí được quan Bảng 6: Chi phí cho hoạt động chăn nuôi giữa hai nhóm hộ tâm nhất trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Trong chăn nuôi, nếu chi phí được kiểm soát càng tốt thì lợi nhuận mang lại sẽ càng xứng đáng với sự đầu tư của nông hộ chăn nuôi. Chi phí chăn nuôi phụ thuộc vào sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như quy mô chăn nuôi. ĐVT: 1.000 đồng/năm/hộ Khoản Hộ nuôi heo Hộ nuôi Gà Hộ nuôi Vịt mục Truyền thống Sinh thái Truyền thống Sinh thái Truyền thống Sinh thái Khấu hao 2.339,10 3.731,83 2.784,00 5.700,80 4.031,59 5.130,91 Con giống 14.971,79 13.940,28 8.068,75 24.710,00 28.180,87 83.834,55 Thức ăn 52.701,99 51.471,13 39.780,00 73.156,00 61.760,00 136.989,10 Thuốc 2.585,92 2.757,86 4.227,50 4.866,50 3.226,09 3.618,18 LĐ thuê 320,80 338,03 0,00 860,00 4.173,91 8.181,82 LĐGĐ 17.934,69 16.294,46 19.575,00 22.258,20 24.803,91 24.697,73 Máy móc 284,27 329,55 1.318,50 2.508,00 130,35 398,18 CP khác 923,4 943,21 1018,06 1079,8 3145,7 947,82 Tổng CP 91,822,90 89,812,56 76,771,81 135,139,30 129,378,60 263,798,30 Truyền thanh, truyền hình Tổ chức Hội, Đoàn thể Hội thảo, tập huấn Kết quả tính toán từ Bảng 6 cho thấy, chi phí chăn nuôi có sự chênh lệch giữa hộ nuôi theo truyền thống và hộ nuôi theo hướng sinh thái. Sự chênh lệch trên được lý giải là do sự khác biệt về diện tích, quy mô chăn nuôi. Bên cạnh đó, những nông hộ chăn nuôi heo có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, đồng thời sản xuất theo phương pháp nông nghiệp sinh thái có xu hướng chăn nuôi theo quy luật tự nhiên nên chi phí lao động gia đình được giảm thiểu nhiều hơn. Do đó, nhóm hộ này thường có chi phí thấp hơn. Đối với chăn nuôi gà và vịt, do chi phí con giống và thức ăn phải đảm bảo chất lượng nên tổng chi phí đầu tư của nông hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái cao hơn so với nhóm hộ nuôi theo hình thức truyền thống. 3.2.2 Doanh thu và lợi nhuận Thông tin từ Bảng 7 cho thấy rằng, doanh thu và lợi nhuận đạt được của nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái cao hơn hộ chăn nuôi theo truyền thống. Mặc dù, có những khoản chi phí, nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái phải đầu tư lớn hơn so với nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống, tuy nhiên chất lượng đàn vật nuôi từ chăn nuôi sinh thái giúp nông hộ bán sản phẩm với giá cao hơn. Đồng thời, các sản phẩm phụ trong chăn nuôi cũng góp phần mang lại nguồn doanh thu không nhỏ cho hộ. 84

Bảng 7: Doanh thu và lợi nhuận trung bình của hai nhóm hộ chăn nuôi ĐVT: 1.000 đồng/năm/hộ Hộ nuôi Heo Hộ nuôi Gà Hộ nuôi Vịt Chỉ tiêu Truyền Truyền Truyền Sinh thái Sinh thái thống thống thống Sinh thái Doanh thu 129.368,30 148.430,80 90.045,00 178.827,00 140.160,00 309.015,60 Thu nhập ròng 39.649,76 59.796,57 13.273,19 45.704,70 10.781,43 47.081,00 Lợi nhuận 53.056,94 73.315,28 32.848,19 61.623,90 35.585,35 68.051,45 3.2.3 Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi Do sự khác biệt về quy mô chăn nuôi nên việc so sánh chi phí và lợi nhuận đơn thuần chưa đủ để phản ánh sự chênh lệch về hiệu quả tài chính giữa 2 nhóm nông hộ. Chính vì vậy, việc so sánh các chỉ Bảng 8: Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của hai nhóm hộ chăn nuôi số tài chính sẽ phản ánh đầy đủ hơn về hiệu quả đầu tư của nông hộ chăn nuôi theo hình thức nông nghiệp sinh thái so với nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống. Chỉ tiêu Hộ nuôi heo Hộ nuôi gà Hộ nuôi vịt Truyền thống Sinh thái Truyền thống Sinh thái Truyền thống Sinh thái Doanh thu/chi phí 1,41 1,65 1,17 1,32 1,08 1,17 Lợi nhuận/doanh thu 0,41 0,49 0,36 0,34 0,25 0,22 Lợi nhuận/chi phí 0,58 0,82 0,43 0,46 0,26 0,28 Doanh thu/chi phí: Số liệu cho thấy cả 2 nhóm nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái và hình thức truyền thống đều đạt tỷ suất Doanh thu/chi phí lớn hơn 1, tức có hiệu quả. Tuy nhiên, hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái có tỷ số này cao hơn, nghĩa là đạt hiệu quả tốt hơn. Lợi nhuận/doanh thu: Xét về tổng thể, nhóm nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống có các chỉ số Lợi nhuận/doanh thu cao hơn nhóm hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái. Điều này được giải thích bởi sự đầu tư về chi phí của nhóm hộ nuôi theo hướng sinh thái cao hơn nên phần trăm của lợi nhuận trong doanh thu theo đó cũng thấp hơn. Chỉ số Lợi nhuận/chi phí sẽ phản ánh rõ hơn về mặt hiệu quả. Lợi nhuận/chi phí: Thực tế nghiên cứu cho thấy, tỷ số Lợi nhuận/chi phí của nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái cao hơn nhóm nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống. Với một đồng chi phí đầu tư như nhau, nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với nhóm nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống. Lợi ích này đạt được là nhờ sự khác biệt về chất lượng sản phẩm chăn nuôi và việc tận dụng các phế phẩm trong các hình thức chăn nuôi kết hợp. 4 KẾT LUẬN Nhìn chung, kết quả nghiên cứu đã phản ánh hiệu quả tài chính giữa nông hộ chăn nuôi theo hình thức sinh thái và nông hộ chăn nuôi theo hình thức truyền thống trên địa bàn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Nhóm hộ chăn nuôi theo hướng sinh thái có phương thức chăn nuôi hướng về tự nhiên nhưng cũng chú trọng đến các vấn đề kỹ thuật. Việc ứng dụng hình thức chăn nuôi sinh thái giúp cho nông hộ đạt được lợi ích cao hơn so với những nông hộ vẫn còn chăn nuôi theo truyền thống, hoạt động sản xuất theo thói quen và ngại đổi mới. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra rằng, các nguồn thông tin quan trọng để nông hộ tiếp cận được hình thức chăn nuôi theo hướng sinh thái là: truyền thanh, truyền hình, các tổ chức Hội Đoàn thể và từ Hội thảo, tập huấn. Kết quả này có thể là những thông tin khoa học quan trọng góp phần khẳng định hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng sinh thái tại địa phương cũng như giúp cho việc lựa chọn các kênh thông tin quan trọng nhằm góp phần tuyên truyền và triển khai đến nông hộ các hình thức chăn nuôi hiệu quả trong thời gian tới. Do đặc thù địa bàn khảo sát có sự chênh lệch nhiều về đối tượng tham gia hình thức chăn nuôi sinh thái so với chăn nuôi truyền thống, hơn nữa giữa các nhóm 85

nông hộ chăn nuôi heo, gà, vịt lại có sự khác biệt lớn, chính vì thế hạn chế của nghiên cứu này là không thể kiểm định thống kê sự khác biệt hiệu quả tài chính theo từng tiêu chí và từng nhóm nông hộ. Mong rằng các nghiên cứu tiếp theo về nông nghiệp sinh thái sẽ tiếp cận vấn đề này rõ hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Minh Phước, 2016. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. <http://www.tapchicongsan.org.vn/home/kinhte/2016/42044/chuyen-dich-co-cau-nganh-kinhte-nong-nghiep-thanh-pho-can.aspx>.[ngày truy cập: 15/11/2016]. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền (2016). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác tháng 12, lũy kế cả năm 2016, và phương hướng nhiệm vụ năm 2017. 86