Microsoft Word - PGS.TS. Tran Chi Trung

Tài liệu tương tự
Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm ĐBSCL đến 2030

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

Microsoft Word - Nguyen Van Hoat

Microsoft Word - Morat_sua.doc

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

A

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

TØnh §iÖn Biªn

Bài 29: ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới: a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Preliminary data of the biodiversity in the area

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC VÀ CÔNG NGHỆ SAU THU HOẠCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG NGÔ HÀNG HÓA CHO ĐỒN

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

Microsoft Word - TOMTATLUANVANTOTNGHIEP1521excat.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ BƠM HTbx PHỤC VỤ TƢỚI Tóm tắt TIÊU CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. Phạm Văn Thu, Ths. Nguyễn Hồng Long, Ths. Vũ Mạ

SỞ GD – ĐT BẮC GIANG

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Luan an dong quyen.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

MỞ ĐẦU

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI Mai Văn Trịnh, Lương Hữu Thành, Cao Hương Giang Viện Môi trường Nông nghiệp TÓM TẮT Hiện

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74, Số 5, (2012), CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VKHTLMN_DubaomanDBSCL _Cap nhat 16_1_2017.doc

Céng Hßa X• Héi Chñ NghÜa ViÖt Nam

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian giao đề) Mức 1:

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 LIÊN KẾT KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN ECONOMIC TIES IN CEN

Microsoft Word - GIÆO XỨ BACH XA

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Danh sach 35 de an 22.6.xls

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Luận văn tốt nghiệp

VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, NHỮNG LĨNH VỰC SẢN XUẤT PHÁT TRIỂN ĐỘNG LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG ThS. Bùi Duy Hoàn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Microsoft Word - Tang Duc Thang

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

UỶ BAN NHÂN DÂN

NGHIÊU CỨU, XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ ĐỂ KHOANH ĐỊNH VÙNG CẤM KHAI THÁC, VÙNG KHAI THÁC HẠN CHẾ VÀ VÙNG ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

1

ptd PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CÓ SỰ THAM GIA Hƣớng dẫn thực địa dành cho cán bộ khuyến nông và Câu lạc bộ nông dân Chương trình Khuyến nông PTD Phát triển k

DANH SÁCH CÁN BỘ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LÀ GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ (số liệu thống kế có đến ngày 6/2012) STT Họ và tên Học hàm/học Vị Chuyên ngành

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

CHÍNH PHỦ Số: 01/2017/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2017 NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sun

Microsoft Word - BomthuyluanVw.doc

CHÍNH PHỦ

Microsoft Word - TPLongXuyen

Some results of caculations of the LOCA accident in nuclear reactors

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Microsoft Word - De Dia 9.rtf

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

System of Rice Intensification in Vietnam: A Decade Journey

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

TỔNG CỤC THỐNG KÊ CỤC THỐNG KÊ TỈNH PHÚ THỌ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 356/BC-CTK Phú Thọ, ngày 23 tháng 8 năm

luan van tom tat.doc

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Khi đọc qua tài liệu này, nếu phát hiện sai sót hoặc nội dung kém chất lượng xin hãy thông báo để chúng tôi sửa chữa hoặc thay thế bằng một tài liệu c

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm

TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ QUY HOẠCH THỦY SẢN BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ðến NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Hà

UBND TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Tập 164, Số 04, 2017 Tập 164, số 04, 2017

BỘ NÔNG GHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP-LCASP GÓI THẦU 42: THÍ ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG CHUYÊN D

a

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 Ể 3. Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 t

ỦY BAN NHÂN DÂN

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Microsoft Word - BGD 09 huyen Tinh Bien.doc

QCVN 02-30:2018/BNNPTNT CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 1

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước Phát triển thủy lợi ở nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ kh

Danh sách các công trình đoạt giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt nam và giải thưởng WIPO năm 2010

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Ch­¬ng 3

HUYỆN UỶ LÝ NHÂN VĂN PHÒNG * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, ngày 13 tháng 10 năm 2017 BÁO CÁO Kết quả công tác Tuần thứ 41 năm 2017 (Từ ngày 07/10 đế

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở VIỆT NAM 1 Nguyễn Văn Bộ 2 1. Vai trò của chất hữu cơ và phân bón hữu cơ Chất hữu cơ trong đất là yếu

Bản ghi:

CẤU TRÚC ĐỒNG RUỘNG VÀ HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG PHỤC VỤ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TIÊN TIẾN CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ PGS.TS Trần Chí Trung, KS. Phạm Văn Hiệp Trung tâm Tư vấn PIM Tóm tắt: Hệ thống thuỷ lợi nội đồng là cơ sở hạ tầng có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở kết quả điều tra tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này đề xuất cấu trúc đồng ruộng và hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức sản xuất tiên tiến cho vùng Bắc Trung bộ. Cấu trúc đồng ruộng và hệ thống thủy lợi nội đồng đã kết hợp với giao thông nội đồng để áp dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn. Các sơ đồ quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo chủ động tưới tiêu cho từng khoảnh, các thửa ruộng được tưới tiêu độc lập có thể chủ động canh tác khi sản xuất không ảnh hưởng đến thửa ruộng khác, thuận tiện cho việc quản lý vận hành. Từ khóa: Cấu trúc đồng ruộng, hệ thống thủy lợi nội đồng, phương thức sản xuất tiên tiến Summary: On-farm irrigation system is an important infrastructure foragriculture development as well as rural development. Based on results of assessing actual situation in three provinces namely Nghe An, Ha Tinh and Thua-Thien-Hue, this research proposes the farm structure and on-farm irrigation systemmeeting for advanced agriculture production in the Northern central region. The farm structure and on-farm irrigation system have been combined with farm roads to promote agricultural production mechanizationfor large scale. The on-farm irrigation planning schemes ensurefor convenient management, since these schemes can provide water to each farm plotso that each plot can be cultivated indecently, not affecting to the others. Key words: Farm struture, on farm irigation system, advance production modaylity. I. ĐẶT VẤN ĐỀ * Hệ thống công trình thuỷ lợi là cơ sở hạ tầng phục vụ tưới tiêu cho cây trồng, góp phần quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh các hệ thống thuỷ lợi phát huy cao công suất thiết kế, còn nhiều công trình thuỷ lợi đạt hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra, tỷ lệ diện tích có tưới đạt 80%, hạ tầng thủy lợi nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp theo quy trình tiên tiến. Cả nước có 234.000km kênh Người phản biện: PGS.TS Nguyễn Thế Quảng Ngày nhận bài: 05/8/2014 Ngày thông qua phản biện: 26/9/2014 Ngày duyệt đăng: 24/4/2015 mương các loại nhưng mới có 23% được kiên cố, tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố còn thấp hơn, chỉ đạt khoảng 16% [6]. Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi đã nêu rõ cần nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, gắn với xây dựng đường giao thông nội đồng, dồn điền, đổi thửa, san phẳng đồng ruộng để có thể áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến, tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn, thúc đẩy cơ giới hóa, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng là giải pháp quan trọng để xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến nay đã có một số nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, như nghiên cứu quy hoạch thủy TẠP CHÍ VÀ THỦY LỢI SỐ 26-2015 1

lợi nội đồng phục vụ cho các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSH [4], nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội đồng cho vùng ĐBSH [1], nghiên cứu sơ đồ hệ thống thủy lợi nội đồng cho vùng ĐBSCL [5]. Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thửa Thiên Huế, nghiên cứu này đề xuất cấu trúc đồng ruộng và hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức sản xuất tiên tiến cho vùng Bắc Trung bộ. II. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG VÀ CẤU TRÚC ĐỒNG RUỘNG Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ + Thực trạng hệ thống thủy lợi nội đồng: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy lợi năm 2011, vùng Bắc Trung bộ có 7.502 công trình thủy lợi, trong đó có 2.424 hồ chứa, 1.458 đập dâng, 3.100 trạm bơm và 520 công trình tạm phục vụ cho tổng diện tích tưới 654.540ha, trong đó 331.270ha lúa đông xuân, 139.530ha lúa hè thu, 138.740ha lúa mùa. Theo kết quả điều tra tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế, các tổ chức thủy nông ở địa phương quản lý 2.956 công trình chiếm 80% số lượng các công trình thủy lợi, phục vụ cho 40% diện tích tưới. Số liệu này cho thấy vai trò rất quan trọng của các công trình thủy lợi nội đồng do địa phương quản lý hiện nay. Hệ thống kênh mương của toàn vùng có tổng chiều dài 22.828km đã được kiên cố 11.287km, trong đó tỷ lệ kiên cố hóa các tuyến kênh cấp 1 là 60%, kênh cấp 2 là 31% và kênh cấp 3 là 27% cho thấy hệ thống kênh nội đồng chưa được kiên cố hóa nhiều, tình trạng Tỉnh kênh đất còn chiếm đa số. Kết quả điều tra hệ thống thủy lợi nội đồng theo tiêu chí thủy lợi xây dựng nông thôn mới ở 45 xã điển hình (15 xã/tỉnh) ở 3 tỉnh cho thấy đến cuối năm 2013 chỉ có 5 xã (chiếm 12%) đạt tiêu chí thủy lợi. Trong đó số xã đạt tiêu chí có hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo năng lực thiết kế đạt 68%. Tiêu chí kiên cố hóa kênh mương đạt được rất thấp, ở Nghệ An đạt 20%, Hà Tĩnh là 35% và Thừa Thiên Huế mới đạt 7%. Đặc điểm về hệ thống thủy lợi nội đồng vùng Bắc Trung bộ được đánh giá qua một số thông số về mật độ kênh tưới, khoảng cách các kênh tưới mặt ruộng, tỷ lệ kênh tưới tiêu tách biệt (Bảng 1). Mật độ kênh tưới trung bình của vùng Bắc Trung bộ đạt 105 m/ha, trong đó các kênh tưới mặt ruộng là 80m/ha. Khoảng cách giữa các kênh tưới mặt ruộng trung bình là 135m, nhiều vùng sản xuất còn thiếu kênh tưới mặt ruộng nên tình trạng tưới tràn từ thửa ruộng này sang thửa khác còn phổ biến. Tỷ lệ kênh tưới tiêu tách biệt bình quân của vùng là 58%, nhiều hệ thống còn thiếu kênh tiêu mặt ruộng. Kiên cố hóa kênh mương được các địa phương thực hiện theo 4 hình thức chủ yếu là: Bê tông, gạch xây, đá xây và gạch taplo, trong đó hình thức phổ biến nhất là loại hình kênh bê tông (chiếm 32%) và gạch taplo (chiếm 37%). Trước đây, hầu hết các địa phương đều sử dụng gạch taplo xây dựng kênh mương để giảm chi phí đầu tư xây dựng. Thời gian gần đây, khi các tỉnh có cơ chế hỗ trợ xi măng cho xây dựng kênh mương thì các địa phương đã xây dựng kênh bê tông là chủ yếu. Bảng 1. Đặc điểm hệ thống thủy lợi nội đồng vùng Bắc Trung bộ Mật độ kênh tưới (m/ha) K/c các kênh tưới mặt ruộng (m) Tỷ lệ kênh tưới tiêu tách biệt (%) Nghệ An 110 140 58 Hà Tĩnh 125 135 60 Thừa Thiên Huế 87 132 57 Bình quân 105 135 58 2 TẠP CHÍ VÀ THỦY LỢI SỐ 26-2015

+ Cấu trúc đồng ruộng: Từ năm 1996 khi thực hiện chính sách khoán ruộng cho hộ nông dân, các tỉnh vùng Bắc Trung bộ đã thực hiện việc giao ruộng đất cho người dân sản xuất, mỗi hộ có 7-10 thửa ruộng, có diện tích trung bình là 300-500m 2 đối với đất lúa và 200-300 m 2 đối với đất rau [3]. Sang giai đoạn 2000-2010 các tỉnh bắt đầu thực hiện dồn diền đổi thửa nên đồng ruộng đã bớt manh mún, trung bình số thửa/hộ giảm từ 50-70%, diện tích các thửa tăng từ 100-150%. Nhờ thực hiện đồn điền đổi thửa nên đã xuất hiện các mô hình chuyển đổi sản xuất hiệu quả, đất nông nghiệp được chuyển đổi cho từng vùng, tập trung chuyên canh theo các thôn, hệ thống thủy lợi và giao thông nội đồng đã ngày càng được cải thiện. Từ năm 2010 đến nay với việc phát triển nông nghiệp ở các xã diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu áp dụng cơ giới hóa vào sản suât nông nghiệp ngày càng cao để phát triển nông nghiệp, hầu hết các địa phương tiếp tục tiến hành dồn diền đổi thửa (dồn điền đổi thửa lần 2). Sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa hiện nay trung bình chỉ còn 3 thửa/hộ, diện tích bình quân thửa ruộng là 948m 2 (Bảng 2). Bảng 2. Đặc điểm cấu trúc đồng ruộng vùng Bắc Trung bộ Diện tích nông nghiệp/hộ (m 2 ) Số thửa/hộ Diện tích thửa ruộng (m 2 ) Nghệ An 2.127 3 1.057 Hà Tĩnh 2.250 3 887 Thừa Thiên Huế 2.100 4 900 Bình quân 2.159 3 948 Những phân tích trên cho thấy hệ thống thủy lợi nội đồng vùng Bắc Trung bộ còn tồn tại nhiều vấn đề. Tỷ lệ các xã đạt tiêu chí thủy lợi còn thấp (12%) do hệ thống thủy lợi nội đồng chưa đảm bảo chủ động cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Tiêu chí kiên cố hóa kênh mương hiện nay đạt rất thấp. Nhiều vùng sản xuất còn thiếu kênh tưới tiêu mặt ruộng, tình trạng tưới tiêu tràn bờ đã ảnh hưởng đến việc chủ động canh tác sản xuất nông nghiệp. Mâu thuẫn giữa các hộ dùng nước còn xảy ra như có hộ gieo mạ, có hộ lại cấy hay có thửa ruộng gặt cần tiêu nước trong khi có thửa cần nước để gieo mạ nhưng hệ thống thủy lợi nội đồng hiện tại chưa chủ động được tưới, tiêu. Thửa ruộng hiện nay có chiều dài phổ biến từ 40-60m không đảm bảo yêu cầu cho các loại máy cơ giới sản xuất nông nghiệp hoạt động hiệu quả (yêu cầu chiều dài thửa ruộng từ 80-100m). III. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỒNG RUỘNG VÀ HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG PHỤC VỤ PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT TIÊN TIẾN CHO VÙNG BẮC TRUNG BỘ 3.1 Sơ đồ hệ thống kênh tưới, tiêu a) Yêu cầu quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng: Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức sản xuất tiên tiến cho vùng Bắc Trung bộ cần đáp ứng được các yêu cầu như sau: - Hệ thống thủy lợi nội đồng phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, định hướng phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển nông nghiệp của các địa phương. - Hệ thống thủy lợi nội đồng đảm bảo được tính đồng bộ với các quy hoạch khác như quy hoạch hệ thống thủy lợi của vùng, quy hoạch đường giao thông nội đồng, quy hoạch sử dụng đất và chương trình dồn điền đổi thửa ở các địa phương. TẠP CHÍ VÀ THỦY LỢI SỐ 26-2015 3

- Hệ thống thủy lợi nội đồng chủ động tưới tiêu, đảm bảo tưới tiêu chủ động cho các thửa ruộng mà không ảnh hưởng đến thửa ruộng liền kề để đáp ứng được các phương thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến như SRI, nông - lộ - phơi. - Hệ thống kênh mương nội đồng đảm bảo cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. b) Sơ đồ hệ thống thủy lợi nội đồng cho vùng Bắc Trung bộ: + Sơ đồ 1: Sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu tách biệt hai bên bờ khoảnh Kênh tưới Kênh tiêu Hình 1. Sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu tách biệt hai bên bờ khoảnh Ưu điểm: Chủ động tưới tiêu cho từng khoảnh. Các thửa ruộng được tưới tiêu độc lập có thể chủ động canh tác không ảnh hưởng đến thửa ruộng khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, cho quản lý vận hành. Đường bờ khoảnh ở giữa có thể kết hợp đường giao thông cho máy nông nghiệp. Nhược điểm: Có nhiều đường bờ khoảnh, nhiều kênh mặt ruộng nên diện tích chiếm đất lớn (7.1%), do đó tăng kinh phí đầu tư. Điều kiện áp dụng: Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng và có xu hướng dốc một chiều. Phù hợp cho các vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng xen vụ lúa và màu, vùng chuyên cây màu, các cánh đồng mẫu lớn. + Sơ đồ 2: Sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu tách biệt, hai khoảnh ruộng chung một kênh tiêu Kênh tưới Kênh tiêu 4 TẠP CHÍ VÀ THỦY LỢI SỐ 26-2015

Hình 2. Sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu tách biệt, hai khoảnh ruộng chung một kênh tiêu Ưu điểm: Chủ động tưới tiêu, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa, thuận tiện cho quản lý vận hành, diện tích đất chiếm 6.5%, thấp hơn sơ đồ 1 do bờ kênh tiêu không kết hợp đường giao thông. Nhược điểm: Phải cải tạo lại mặt ruộng nếu điều kiện địa hình không cho phép, bờ kênh không kết hợp đường giao thông sẽ không thuận lợi cho một số khâu trong sản xuất. Điều kiện áp dụng: Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng có thể tiêu về một phía hoặc địa hình có dạng làn sóng. Kênh tưới bố trí trên đỉnh sóng, kênh tiêu bố trí dưới chân sóng. + Sơ đồ 3: Sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu kết hợp cho từng khoảnh ruộng Kênh tưới tiêu kết hợp Hình 3. Sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu kết hợp cho từng khoảnh ruộng Ưu điểm: Thuận tiện cho cơ giới hóa và quản lý vận hành, chiếm diện tích đất thấp (6.7%), giảm số lượng kênh so với 2 sơ đồ trên, kinh phí đầu tư thấp. - Nhược điểm: Mức độ chủ động trong tưới tiêu không cao, lượng nước trong kênh lớn, khi nguồn nước hạn chế sẽ gây khó khăn cho việc lấy nước, thời gian tiêu nước chậm. - Điều kiện áp dụng: Khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng vùng đồng bằng, các khu vực yêu cầu mức độ tưới tiêu chủ động không cao phù hợp cho vùng chuyên lúa hoặc có thể áp dụng cho vùng nuôi trồng thủy sản. c) Phạm vi kiên cố hóa kênh Kiên cố hóa kênh mương là giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả tưới tiêu của hệ thống thủy lợi nội đồng, tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phạm vi nào thì cần thực hiện kiên cố hóa kênh mặt ruộng hay kênh cấp nước cấp cuối cùng. Xây dựng kiên cố kênh mặt ruộng dẫn đến đầu tư lớn, trong khi đó ở phạm vi phù hợp các tuyến kênh mặt ruộng là kênh đất vẫn phát huy được hiệu quả tưới tiêu. Hơn nữa, các kênh đất còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái cho một số loại sinh vật tồn tại trên đồng ruộng. Hiện nay, một số địa phương đã có văn bản quy định phạm vi thực hiện kiên cố hóa kênh để hỗ trợ xi măng cho xây dựng kênh mương như ở tỉnh Thừa Thiên Huế là kênh từ 5ha trở lên hay ở Nghệ An là kênh từ 10ha trở lên. Trên cơ sở phân tích thực trạng hệ thống thủy lợi nội đồng cũng như chủ trương thực hiện kiên cố hóa kênh mương của các địa phương thì phạm vi cần thực hiện kiên cố hóa kênh mặt ruộng hay kênh cấp nước cấp cuối cùng là 5ha trở lên đối với vùng miền núi và 10ha trở lên đối với vùng đồng bằng là phù hợp cho vùng Bắc Trung bộ. TẠP CHÍ VÀ THỦY LỢI SỐ 26-2015 5

3.2 Đề xuất cấu trúc đồng ruộng Cấu trúc đồng ruộng cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hệ thống thủy lợi nội đồng do ảnh hưởng tới sơ đồ bố trí hệ thống kênh nội đồng, bờ vùng bờ thửa và khả năng áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.trên cơ sở phân tích thực trạng đồng ruộng ở các tỉnh điều tra, cấu trúc đồng ruộng phù hợp cho hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng phương thức sản xuất tiên tiến cho vùng Bắc Trung bộ được đề xuất như ở Bảng 3. Bảng 3. Các thông số về cấu trúc đồng ruộng cho vùng Bắc Trung bộ TT Chỉ tiêu Đơn vị Vùng đồng bằng Vùng trung du, miền núi 1 Diện tích thửa m 2 2.000-4.000 1.500-2.500 2 Chiều dài thửa ruộng m 80 120 70-90 3 Chiều rộng thửa ruộng m 20-40 20-30 4 Khoảng cách 2 bờ khoảnh m 80-120 70-90 5 Chiều rộng bờ khoảnh m 2-4 2-3 6 Khoảng cách giữa 2 bờ vùng m 250-300 400-600 7 Chiều rộng bờ vùng m 4-6 3-4 3.3 Áp dụng quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng cho xã Diễn Phúc Xã Diễn Phúc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An được chọn là xã điểm để áp dụng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng. Xã Diễn Phúc có địa hình bằng phẳng đại diện cho vùng đồng bằng ở vùng Bắc Trung bộ xã với diện tích tự nhiên 45.606 km 2, trong đó diện tích nông nghiệp 331,4ha, diện tích trồng lúa 185,6ha. Kết quả áp dụng sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu tách biệt hai bên bờ khoảnh (Sơ đồ 1) để quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng cho khu mẫu sản xuất thâm canh lúa được thể hiện ở Hình 4. 80m 100m 80m 100m Đường liên thôn 100 m Đường liên thôn 100 m 70 m 70m Kênh chính trạm bơm Tây Phúc Kênh tưới a) Kênh tiêu Kênh chính trạm bơm Tây Phúc b) 6 TẠP CHÍ VÀ THỦY LỢI SỐ 26-2015

Hình 4. Áp dụng quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng cho xã Diễn Phúc. (a) Hiện trạng và (b) quy hoạch Sau khi áp dụng quy hoạch, diện tích thửa ruộng là từ 2000m 2-3000m 2 có chiều rộng trung bình từ 20-30m, chiều dài từ 80-100m đảm bảo đáp ứng yêu cầu cho việc áp dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Từng thửa ruộng được tưới tiêu riêng biệt nên có thể chủ động canh tác mà không ảnh hưởng đến thửa ruộng liền kề, thuận tiện cho việc áp dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nước như nông lộ - phơi, SRI. Đường bờ khoảnh ở giữa có thể kết hợp đường giao thông cho các máy nông nghiệp, khoảng cách giữa các bờ vùng, bờ thửa đảm bảo cho việc đi lại, vận chuyển sản phẩm nông nghiệp thuận tiện. IV. KẾT LUẬN Trên cơ sở kết quả điều tra tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này đã đề xuất cấu trúc đồng ruộng và hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ phương thức sản xuất tiên tiến cho vùng Bắc Trung bộ. Cấu trúc đồng ruộng và hệ thống thủy lợi nội đồng đã gắn với san phẳng, cải tạo đồng ruộng, kết hợp với giao thông nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hóa, canh tác theo quy mô lớn. Các sơ đồ quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng được đề xuất đảm bảo chủ động tưới tiêu cho từng khoảnh, các thửa ruộng được tưới tiêu độc lập có thể chủ động canh tách khi sản xuất không ảnh hưởng đến thửa ruộng khác, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp cũng như công tác quản lý vận hành. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tuấn Anh. Nghiên cứu giải pháp hiện đại hóa hệ thống thủy lợi nội vùng ĐBSH, 2013. [2] Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tuyển tập tiêu chuẩn cơ điện nông nghiệp Việt Nam tập I, 2002. [3] Đào Thế Anh. Nghiên cứu thực tiễn dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh và đề xuất chính sách dồn điền đổi thửa nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở ĐBSH, 2004. [4] Đoàn Doãn Tuấn. Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng ĐBSH, 2008. [5] Lê Sâm. Hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL. Nhà xuất bản nông nghiệp, 2009. [6] Tổng cục thủy lợi. Báo cáo điều tra hiện trạng thủy lợi toàn quốc, 2013. TẠP CHÍ VÀ THỦY LỢI SỐ 26-2015 7