TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC CHIẾN LƯỢC XỬ LÝ CƠN ĐAU QUẶN THẬN Bùi Văn Lệnh, Lê Tuấn Linh Trường Đại học Y Hà Nội I. ĐẠI CƯƠNG Bít tắc đường bài xuất niệ

Tài liệu tương tự
MẪU SLIDE POWERPOINT ĐẸP

Case 91 Nữ, 83 tuổi, trước đây khỏe mạnh, hút thuốc nhiều năm, vài tháng nay đau khắp bụng sau khi ăn. Sụt cân khoảng 12kg trong thời gian này Xét ngh

LOVE

ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1. Thực hiện giao tiếp với người bệnh, thôn

BIẾN CHỨNG TẠI CHỔ SAU RÚT ỐNG THÔNG ĐỘNG MẠCH Ở BN CHỤP-CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BV TIM MẠCH AN GIANG CNĐD Trần Quốc Dũng, CNĐD Nguyễn Hoài Nam

Microsoft Word - TT QTGDPY kem Phu luc.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG TRONG BỆNH HÔ HẤP Triệu chứng cơ năng là những triệu chứng do bệnh nhân tự cảm thấy khi mắc các bệnh hô hấp. Các triệu chứng c

Bs. Nguyễn Lưu Giang VẾT THƢƠNG SỌ NÃO Mục tiêu 1. Nắm được sơ lược về vết thương sọ não. 2. Hiểu được sinh lý cũng như cơ chế chấn thương. 3. Thăm kh

QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM HỖN HỢP CHI TRẢ TIỀN MẶT ĐỊNH KỲ (Ban hành kèm theo Công văn số 16480/BTC-QLBH ngày 06/12/2017 của Bộ Tài chín

Microsoft Word - Bai giang giai phau hoc tap 1.doc

KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH BS CKII Bùi Xuân Phúc Bộ môn Nội- ĐHYD TPHCM

Microsoft Word - Tom tat LA. Nguyen Canh Binh.Dia.doc

BẢNG GIÁ VIỆN PHÍ ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỦY NGUYÊN (Ban hành kèm theo QĐ 243 và 873/QĐ-SYT, Thông tư 37 Bộ Y tế) STT MA_DVKT TÊN DỊCH VỤ KỸ T

PHỤ LỤC I GIÁ DỊCH VỤ KHÁM BỆNH (Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế) Đơn vị: đồng STT Cơ sở y tế Giá thu Ghi chú

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

AIA AN TÂM TỊNH DƯỠNG

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

TC so 6_2015

UÛy Ban Nhaân Daân

CHẤN THƯƠNG CƠ HOÀNH

Thuốc bổ và những công dụng độc đáo, phong phú

Microsoft Word - An Tam Tinh Duong

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: TRÀN KHÍ MÀN PHỔI 1

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

SIÊU ÂM ĐÁNH GIÁ BỆNH LÝ VÙNG BỤNG THAI NHI sản Ths. Bs. Trần Mộng Thúy Đối tượng : Lớp siêu âm phu MỤC TIÊU: Mô tả sự phát triển của hệ tiêu hóa. Mô

ChuongTrinh-HNNCS-2010.doc

Chọn size khi mua quần áo Vài mẹo vặt về Quần Áo, Giầy Dép Bạn rất thích xài hàng xịn nhưng bạn không chắc bộ đồ có vừa với mình không, bởi ký hiệu kí

HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU MỤC TIÊU 1. Nắm vững kiến thức giải phẫu và sinh bệnh học. 2. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 3. Vận dụng c

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Ca lâm sàng: Thai kỳ và bệnh van tim Bs Huỳnh Thanh Kiều PSG.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh nhân nữ 18 tuổi, PARA I, mang thai con lần 1, thai 37 tuần. Bệnh

1003_QD-BYT_137651

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

THỜI GIAN CHỜ VÀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM Thời gian chờ: 30 ngày đối với các điều trị do ốm bệnh thông thường 12 tháng đối với điều trị do bệnh đặc biệt, b

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

QT bao hiem benh hiem ngheo

Thien yen lang.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - QUY TAC DU LI?CH QUÔ´C TÊ´–2011.doc

Microsoft Word - BGYHCT_miYHCT_t2

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ H TH T NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TRONG CHẬU H NG NHỎ TÓM TẮT Nguy

1

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 TRẦN THÁI PHÚC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG T

Document

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Danh muc benh benh chua tri dai ngay

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp l

Document

Prolapsus vaginal : en pratique au quotidien, qu’est-il raisonnable de faire?

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau niềm

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA VI PHẪU THUẬT U TỦY NGỰC TÓM TẮT Nguyễn Quang Huy 1 ; Nguyễn Văn Hưng 1 ; Lê Khắc Tần

BỘ Y TẾ DIỀU DƯỠNG NHI KHOA SÁCH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA TRUNG HỌC MÃ SỐ: T.10.Z5 (T ái bản lần thứ nhất, có sửa chữa) NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ N Ộ I-

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Print

Microsoft Word - TOMTT~1.DOC

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ MSIG VIỆT NAM QUY TẮC BẢO HIỂM SỨC KHỎE Sản phẩm bảo hiểm VIB CARE MSIG VIB CARE Policy Wordings Version

Microsoft Word - nvs-vanhocnamha[layout].doc

BẢNG TỶ LỆ TRẢ TIỀN BẢO HIỂM THƯƠNG TẬT (Ban hành kèm theo Quyết định số : 1417/2012//QĐ/TGĐ-BHBV ngày 9 / 5/2012 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bảo h

Microsoft Word - 11_Phep_Hoi_Xuan doc

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

ĐẠI CƯƠNG BỆNH TIM BẨM SINH Ở TRẺ EM * Mục tiêu: 1. Nêu được định nghĩa, nguyên nhân, phân loại, cách tiếp cận và trình bày được dịch tễ học của bệnh

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Diapositive 1

y häc cæ truyÒn

TÂM PHẾ MẠN I. ĐỊNH NGHĨA Tâm phế mạn là một sự lớn rộng thất phải bởi một sự phì đại và hay là giãn thứ phát của thất phải sau những rối loạn hay bện

Hội chứng Churg-Strauss Hội chứng Churg-Strauss Bởi: Wiki Pedia Hội chứng Churg Strauss (HCCS), còn gọi là viêm mạch và đa u hạt dị ứng, là một rối lo

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

Microsoft Word - V doc

DANH SÁCH BỆNH HIỂM NGHÈO NHÓM BỆNH Bệnh ung thư/ Loạn sản tủy hay xơ hóa tủy xương CÁC BỆNH HIỂM NGHÈO THỂ NHẸ 1. Bệnh ung thư giai đoạn sớm Khối u á

Présentation PowerPoint

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Bestplant Co.,Ltd Tài liệu giới thiệu về Jokaso

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

U lành tính vùng miệng hàm mặt

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

Ai baûo veà höu laø khoå

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

Document

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

LÔØI TÖÏA

Bản ghi:

CHIẾN LƯỢC XỬ LÝ CƠN ĐAU QUẶN THẬN Bùi Văn Lệnh, Lê Tuấn Linh Trường Đại học Y Hà Nội I. ĐẠI CƯƠNG Bít tắc đường bài xuất niệu cao bao gồm bít tắc cấp, mạn tính và bít tắc từng đợt. Cơn đau quặn thận là một hội chứng trong bít tắc cấp tính (không phải một bệnh), thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, xuất phát từ hố thận lan dọc xuống dưới, ra trước tới vùng bẹn, bìu, bộ máy sinh dục [1; 2; 6]. Có nhiều nguyên nhân gây cơn đau quặn thận cấp (trong lòng đường bài xuất, thành đường bài xuất và nguyên nhân chèn ép từ bên ngoài). Sỏi niệu quản thường gặp nhất, chiếm tới 80% các trường hợp. Ngoài ra người ta còn gặp các cơn đau quặn thận do cục máu đông, u niệu quản, viêm, lao, chít hẹp niệu quản, u sau phúc mạc, u tiểu khung chèn ép...[2; 3; 6]. Hội chứng này rất thường gặp, tại Pháp hàng năm với 2 triệu người mắc sỏi tiết niệu có tới 10% ở nam, 5% ở nữ có cơn đau quặn thận. Tại phòng cấp cứu có từ 1-2% các bệnh nhân đến vì cơn đau quặn thận. Tại Mỹ, hàng năm có từ 7-21ca/100 000 dân có cơn đau quặn thận, tỷ lệ tái phát cao (15% trong vòng 1 năm, 35% trong 5 năm, 50% trong 10 năm và 75% trong vòng 20 năm) [6; 7; 14]. II. CƠ CHẾ BỆNH SINH Bình thường huyết tương được lọc hàng ngày khoảng 60 lần (180 lít/ngày), khả năng lọc của cầu thận khoảng 120 ml/phút. Nước Địa chỉ liên hệ: Bùi Văn Lệnh, bộ môn Chẩn đoán Hình ảnh, trường Đại học Y Hà Nội Email: Ngày nhận: 04/8/2013 Ngày được chấp thuận: 30/10/2013 tiểu ban đầu được hấp thu tới 99% nước, chỉ còn khoảng 1500 ml nước tiểu cuối cùng được bài xuất [2, 28]. Niệu quản co bóp từ 3-5 lần/phút để bài xuất nước tiểu xuống bàng quang. Khi bị kích thích niệu quản sẽ co thắt. Từ trước người ta cho rằng đau quặn thận do co thắt niệu quản tiếp xúc với sỏi. Trên thực tế nhiều tác giả cho rằng còn nhiều lý do khác nữa đặc biệt là sự tăng đột ngột áp lực trong lòng đường bài xuất (bình thường 2-12mmHg, trung bình 7 mmhg) [7; 13]. Tăng áp lực trong lòng đường bài xuất có liên quan đến 2 yếu tố cơ bản: Phù nề niêm mạc niệu quản tại vị trí tiếp xúc với sỏi gây hẹp, cản trở lưu thông dòng nước tiểu làm tăng áp phía thượng lưu, tăng tắc nghẽn sỏi. Quá trình này kích thích hệ thống ở tủy thận sinh prostaglandines E2 (PGE2) gây giãn mạch tăng tưới máu, tăng áp lực lọc cầu thận [2; 4; 8; 23; 28].Tăng lượng nước tiểu trong đường bài xuất, kích thích dẫn đến tăng PGE2, PGE2 lại kích thích tăng tiết renine và angiotensine (gây tăng huyết áp động mạch - dấu hiệu trong cơn đau quặn thận cấp). Sự giải phóng hooc môn chống lợi tiểu (ADH) kèm theo gây buồn nôn, nôn. Cơn đau cũng sẽ kích thích sinh các sản phẩm của prostaglandines [19; 23]. Tăng áp trong lòng đường bài xuất kích thích các điểm mút thần kinh bề mặt. Để hạn chế sự lan truyền này các sợi cơ trơn thành niệu quản co lại càng làm cho sỏi bị kẹt thêm. Quá trình co thắt cơ kéo dài dẫn đến tăng sản phẩm chuyển hóa của acid lactic, các chất này kích thích cùng một lúc các sợi thần kinh dẫn truyền chậm type A và sợi dẫn truyền nhanh 130 TCNCYH 85 (5) - 2013

type C. Sự tiếp nhận và cảm giác đau xuất hiện rất phức tạp từ các bộ phận cảm nhận đặc hiệu của mút thần kinh tận cùng ngoại biên, truyền vào tủy gai rồi lên trung tâm ở đồi thị và vỏ não. Tủy gai tương ứng từ D11 đến L1 thu nhận, dẫn truyền những tín hiệu tổn thương nên bệnh nhân có cảm giác đau cả ở ống tiêu hóa và sinh dục. Vùng dưới đồi cũng đóng vai trò quan trọng trong tiếp nhận cảm giác đau qua các chất dẫn truyền đặc biệt như vasoactive intestinal peptide (VIP), calcitonine gene - related peptide (CGRP), cholécystokinine [17; 20]. Tăng áp lực trong lòng đường bài xuất dẫn đến xuất hiện trào ngược đường bài xuất - tĩnh mạch, thoát dịch vùng túi cùng đài thận, phản ứng thoát dịch gây phù nề tổ chức cạnh thận - sau phúc mạc Người ta đã chứng minh rằng còn có sự thay đổi huyết động dòng máu tại thận khi có bít tắc hoàn toàn đường bài xuất [16; 19]. Trong 90 phút đầu tăng dòng chảy trong thận. 90 phút đến 5 giờ sau, sụt giảm dòng chảy đồng thời áp lực trong lòng đường bài xuất tăng dần. Sau 5 giờ giảm dòng chảy trong thận, áp lực trong lòng đường bài xuất giảm dần. Tăng dòng chảy trong thận do tác dụng gây giãn các tiểu động mạch trước cầu thận do tăng tại chỗ PGE2 và prostacyclines (PGI2) [7; 23]. Giai đoạn giảm dòng chảy tiếp theo liên quan đến tăng sức cản trong thận do co thắt mạch trước cầu thận. Vấn đề này còn nhiều bàn cãi nhưng người ta cho rằng các yếu tố liên quan là angiotensine II, thromboxane A2, endothéline [23]. Giảm lưu lượng lọc cầu thận có liên quan với chênh lệch áp lực mao mạch cầu thận do tăng áp lực ở ống thận vì tăng áp trong lòng đường bài xuất. Trong bít tắc kéo dài co thắt mạch liên quan tới sự giải phóng nhiều thromboxane A2 và angiotensine ảnh hưởng đến phục hồi không hoàn toàn chức năng thận, teo thận [11; 12]. Ở động vật thí nghiệm nếu gây bít tắc hoàn toàn đường bài xuất thì các đơn vị lọc cầu thận (nephron) mất chức năng sau 4-7 ngày. Sau 4-6 tuần nếu loại bỏ bít tắc cầu thận phục hồi rất kém. Ở người bít tắc hoàn toàn chức năng thận giảm rất nhiều sau vài tuần [12; 18; 28]. III. CHẨN ĐOÁN 1. Lâm sàng 1.1. Thể điển hình [9,16,26,27] Đau xuất hiện đột ngột kịch phát một bên từ hố thận - dưới sườn xuống dưới theo bộ máy sinh dục ngoài thậm trí lan xuống mặt trước đùi. - Không sốt. - Vật vã kích động, lăn lộn (cơn đau không giảm khi thay đổi tư thế). - Đái ít, cảm giác nóng rát khi đái. - Nước tiểu có thể có máu (vi thể, đại thể). - Nôn, buồn nôn. - Yếu tố thuận lợi: cơ thể mất nước, sau làm việc nặng, sau hoạt động thể thao, di chuyển - Cơn đau đáp ứng với điều trị giảm đau. 1.2. Thể phức tạp (chiếm khoảng 6% các cơn đau quặn thận) [9; 16; 21; 25; 26]. - Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai, suy thận mạn, thận duy nhất, thận ghép, thận có bệnh lý đã biết trước (viêm thận bể thận nhiễm trùng ), không có nước tiểu, thủng vỡ đường bài xuất - Sốt > 38 0 C. - Cơn đau không giảm khi điều trị giảm đau. 2. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thường dùng [5; 10; 17; 22] TCNCYH 85 (5) - 2013 131

Trong cấp cứu cơn đau quặn thận các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhằm: - Khẳng định chẩn đoán bít tắc gây giãn đường bài xuất cao (xác định nguyên nhân và bản chất sỏi cản quang, không cản quang). - Xác định tình trạng, mức độ nặng (một thận, túi nước tiểu, thận ghép...). - Tiên lượng sỏi có thể ra đường tự nhiên (< 6mm, hình thái đường bờ, tình trạng đường bài xuất...). Chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong bệnh cảnh, thời gian phù hợp, có thể tóm tắt như sau: - Các cơn đau quặn thận điển hình, siêu âm được lựa chọn đầu tiên, Nếu đã rõ không cần làm thêm gì khác, nếu chưa rõ có thể chụp hệ tiết niệu, không cần chụp UIV. - Các cơn đau quặn thận phức tạp nên chọn chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang (các tác giả Pháp hay dùng). - Cơn đau quặn thận ở bệnh nhân có thai nên chỉ làm siêu âm là đủ. - Cơn đau quặn thận ở bệnh nhân suy thận nên làm siêu âm, chụp HTN không chuẩn bị và cắt lớp vi tính không tiêm cản quang. Chụp hệ tiết niệu cũng là kỹ thuật được chọn lựa trong bệnh cảnh cơn đau quặn thận. Giá trị của phim này là xác định được các cản quang bất thường thuộc bộ máy tiết niệu (sỏi cản quang, vôi hóa) hay ngoài bộ máy tiết niệu (sỏi đường mật, túi mật, vôi hóa - sỏi tụy, vôi hóa tuyến thượng thận, hạch vôi hóa, mạch vôi hóa ). Khi không thấy sỏi cản quang cần lưu ý sỏi đã xuống bàng quang hay đã đi tiểu ra ngoài, sỏi không cản quang hoặc các nguyên nhân bít tắc khác (cục máu đông, cục hoại tử gai thận, u niệu quản). Siêu âm bổ xung được một số hạn chế của phim chụp hệ tiết niệu (sỏi cản quang hay không cản quang đều có hình ảnh đậm âm bóng cản, xác định hình ảnh giãn đường bài xuất, tình trạng huyết động của thận, ngoài ra siêu âm có thể xác định được nguyên nhân bít tắc ngoài sỏi ). Hạn chế của siêu âm là đôi khi khó phát hiện hình ảnh sỏi niệu quản đoạn thắt lưng. Chụp cắt lớp vi tính có tái tạo đa bình diện, có thể khắc phục được các hạn chế của siêu âm và chụp hệ tiết niệu. Với sỏi, chụp cắt lớp vi tính không cần tiêm thuốc cản quang, kỹ thuật này cũng có giá trị với độ nhạy từ 96-100% [17; 22; 24]. Các kỹ thuật khác như chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV), chụp niệu quản ngược dòng (UPR), chụp cộng hưởng từ (MRI) rất ít dùng trong cơn đau quặn thận. Nhìn chung tùy từng trường hợp, ta có thể chỉ cần dùng 1-2 kỹ thuật đã đủ chẩn đoán. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh còn có giá trị trong xác định, tiên lượng mức độ nặng của cơn đau (vị trí, kích thước sỏi > 6mm, bít tắc hoàn toàn 2 bên, thận duy nhất, túi nước tiểu, bệnh thận kèm theo ). 3. Sỏi đường bài xuất tiết niệu cao [2; 5; 27; 28] Sỏi đường bài xuất tiết niệu bao gồm sỏi cản quang và không cản quang, chiếm 80% các nguyên nhân gây cơn đau quặn thận. Trên siêu âm ta thấy hình đậm âm kèm bóng cản, giãn đường bài xuất trên vị trí bít tắc tùy mức độ, thoát dịch dưới bao thận, dấu hiệu phù nề quanh sỏi (Vespinagni), dấu hiệu này thấy rõ nhất ở đoạn niệu quản thành bàng quang. Có thể không thấy dòng nước tiểu phụt vào bàng quang ở bên bị bít tắc. Nếu chụp UIV trong cơn đau quặn thận (ít dùng) có thể thấy thêm dấu hiệu thì nhu mô xuất hiện muộn nhưng tồn tại lâu, chậm bài xuất nước tiểu, thoát thuốc ra ngoài đường bài xuất (vị trí các túi cùng). Các sỏi niệu quản hay gây cơn đau quặn thận hơn là các sỏi đài, bể thận. 132 TCNCYH 85 (5) - 2013

Các vị trí hay gặp nhất là các vị trí hẹp sinh lý (vị trí nối bể thận - niệu quản, đoạn bắt chéo trước bó mạch chậu và đoạn thành bàng quang) (hình 1; 2; 3). Hình 1. Sỏi đoạn cao niệu quản trái gây ứ nước thận trái trên siêu âm, X quang Hình 2. Sỏi niệu quản trái gây ứ nước thận trái trên cắt lớp vi tính cắt ngang, tái tạo đứng ngang Hình 3. Sỏi đoạn thấp niệu quản phải trên siêu âm, cắt lớp vi tính cắt ngang, tái tạo đứng ngang TCNCYH 85 (5) - 2013 133

Về tiến triển của sỏi, người ta thấy 80% sỏi được tự đào thải trong vòng 1 năm (90% nếu sỏi nhỏ < 4mm, 66% nếu sỏi từ 4-6mm, 19% đối với sỏi từ 6-10mm). Sỏi ứ đọng trên 6 tuần thường gây nhiễm trùng hệ tiết niệu. Nếu sỏi có các tiêu chuẩn tuân theo nguyên tắc ba số 5 thì tiên lượng sỏi tự bài xuất ra ngoài rất khả quan chỉ với một tác động nhỏ của lợi tiểu (sỏi nhỏ dưới 5mm, nằm cách lỗ niệu quản bàng quang dưới 5 cm, sỏi không nằm ở cùng một vị trí quá 5 ngày). Trong một số trường hợp sau cơn đau, sỏi hầu như không di chuyển sau nhiều ngày, cần theo dõi bằng siêu âm để có thái độ sử trí thích hợp [15, 21]. 4. Các cơn đau quặn thận phức tạp Cơn đau quặn thận có sốt, ngoài các dấu hiệu chính (ví dụ sỏi) cần phải tìm các dấu hiệu nhiễm trùng như nước tiểu không trong, có mủ và các xét nghiệm máu (bach cầu tăng) [2; 5; 15; 21]. Các cơn đau quặn thận vô niệu do bít tắc, bệnh nhân thường đi tiểu lần cuối sau đó không còn nước tiểu trong bàng quang. Trong trường hợp này cần lưu ý bệnh nhân có thể có sỏi bít tắc cả hai bên, bít tắc 1 thận duy nhất (hoặc thận ghép). Bít tắc đường bài xuất ở thận ghép thường ít gây đau do thận ghép không còn thần kinh cảm giác, sự phục hồi thần kinh cảm giác còn nhiều bàn cãi. Cơn đau quặn thận ở phụ nữ có thai, chỉ dùng siêu âm chẩn đoán. Thai nhi đôi khi chèn ép niệu quản gây giãn nhưng hầu như ít khi gây cơn đau quặn thận. Chẩn đoán sỏi đường bài xuất ở phụ nữ mang thai những tháng cuối đôi khi khó khăn. có tiền sử sỏi mật, cơn đau thường ở vùng gan hướng lên phía vai phải, người bệnh thường có tư thế gập người đặc hiệu trong cơn đau, có thể sờ thấy túi mật, vàng da... Bệnh nhân cũng có thể sốt hoặc không sốt. Nứt vỡ túi phình động mạch chủ bụng cũng gây cơn đau đột ngột, chủ yếu đau ở phía sau, bệnh nhân có thể ở tình trạng sốc, tim nhịp nhanh. Siêu âm có thể chẩn đoán sơ bộ ban đầu. Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng mà quyết định chọn lựa kỹ thuật chẩn đoán, trong cấp cứu nên cho bệnh nhân vào viện theo dõi sử trí cùng chuyên khoa tim mạch. Máu tụ sau phúc mạc, thường gặp ở người dùng thuốc chống đông, hoặc không rõ nguyên nhân, chẩn đoán bằng siêu âm dễ dàng. Nhồi máu thận chẩn đoán ban đầu bằng siêu âm Doppler, chẩn đoán thì sau bằng cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Các chảy máu trong u hay chảy máu nang thận, u thận vỡ... chẩn đoán siêu âm tương đối dễ dàng. Các viêm thận bể thận cấp đôi khi cũng biểu hiện như cơn đau quặn thận nhưng tiến triển không đột ngột, dần dần âm ỉ, nước tiểu đục đôi khi có đái mủ. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cho dấu hiệu nghèo nàn (hình 4). 5. Cơn đau có nguyên nhân ngoài hệ tiết niệu Một số cơn đau quặn không do bít tắc đường bài xuất niệu cần lưu ý: Cơn đau quặn gan, thường gặp ở người Hình 4. Hình ảnh viêm thận - bể thận trái (vùng ít bắt thuốc cản quang) 134 TCNCYH 85 (5) - 2013

Viêm ruột thừa cấp, nhất là các ruột thừa ở sau manh tràng có nhiều dấu hiệu lâm sàng khó phân biệt với sỏi niệu quản, tuy nhiên đau thường khu trú ở hố chậu phải, có dấu hiệu lâm sàng nhiễm trùng (rối loạn tiêu hóa ỉa lỏng, môi khô, lưỡi bẩn, bạch cầu cao). Các viêm ruột, viêm đại tràng co thắt, viêm túi thừa cũng có một số dấu hiệu tiêu hóa gợi ý. Hội chứng Fitz - Hugh - Curtis: bệnh nhân có đau hạ sườn phải do viêm quanh gan nguồn gốc từ viêm phần phụ (vi khuẩn từ các ổ viêm nhiễm vùng tiểu khung - buồng trứng, vòi trứng ) theo mạc treo buồng trứng lan theo phúc mạc, dọc rãnh đại tràng phải đến vùng quanh gan (hình 5). Ứ mủ vòi trứng Hình 5. Hội chứng Fitz - Hugh - Curtis : viêm quanh gan nguồn gốc từ viêm phần phụ Chửa ngoài tử cung vỡ, đau thường ở vùng thấp hố chậu, có thể có dấu hiệu chảy máu trong, tình trạng sốc mất máu, có những dấu hiệu khu trú. Các xoắn phần phụ, u buồng trứng cũng có các dấu hiệu đặc hiệu. Một số cơn đau khác có thể xuất hiện đột ngột ở mức độ vừa, bệnh nhân có thể chịu đựng được, không sốt. Thường gặp các đau lưng do gắng sức, bệnh nhân thường đỡ đau khi bất động ở một tư thế nào đó. Các viêm rễ thần kinh, viêm thần kinh tọa... Trong một số trường hợp các viêm phổi thùy dưới, tràn dịch màng phổi cấp cũng có vài dấu hiệu dề nhầm với bít tắc cấp đường bài xuất niệu [8; 10; 18; 26]. 6. Xét nghiệm bổ xung Phân tích nước tiểu tìm vi khuẩn (ECBU), tìm hồng cầu, cấy nước tiểu, cấy máu nếu có sốt cao. Các xét nghiệm máu đánh giá chức năng thận (creatinine, u rê...) [2; 3; 18; 26]. IV. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ Nhìn chung trong cơn đau quặn thận, không nên uống nhiều nước. Điều trị ban đầu bằng giảm đau, chống co thắt. Các cơn đau quặn thận điển hình sẽ giảm các dấu hiệu lâm sàng sau vài phút, có thể cho thuốc nhắc lại sau vài giờ. Hết cơn đau có thể uống nước bình thường và tiến hành tìm nguyên nhân trong những trường hợp chưa rõ ràng. Các cơn đau quặn thận phức tạp nên cho bệnh nhân vào viện, tham khảo các chuyên gia liên quan nhất là các nhà tiết niệu. Theo các nhà tiết niệu, nhằm giữ chức năng thận thì dẫn lưu đường bài xuất cấp (đặt sonde niệu quản ngược dòng, dẫn lưu qua da, tán sỏi nội soi đoạn tiểu khung) có thể có với các chỉ định cơn đau quặn thận có sốt, vô niệu, điều trị giảm đau không hiệu quả, sỏi > 6mm, sỏi 2 bên, thận duy nhất, thận ghép [14; 22; TCNCYH 85 (5) - 2013 135

26]...Sau điều trị cơn đau quặn thận ổn định sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân ( sỏi, u...). V. KẾT LUẬN Cơn đau quặn thận do bít tắc đường bài xuất niệu cao khá thường gặp trong cấp cứu hàng ngày. Việc chẩn đoán sớm, chính xác giúp cho các nhà lâm sàng chọn lựa điều trị ban đầu hiệu quả và có chiến lược theo dõi, điều trị sau cơn đau. Chụp hệ tiết niệu và siêu âm là xét nghiệm ban đầu được chọn lựa, trong đó siêu âm hay được sử dụng trước nhất và hữu hiệu nhất để chẩn đoán phân biệt cơn đau quặn thận với các nguyên nhân khác. Chụp cắt lớp vi tính đa dãy không tiêm cản quang thường được áp dụng ngay từ đầu đối với một số thể phức tạp. Khi cần đánh giá chức năng thận, có thể kết hợp UIV hoặc chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang. Các xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu cũng rất cần thiết cho chẩn đoán. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Văn Lệnh (2011). Chẩn đoán hình ảnh bộ máy tiết niệu. Nhà xuất bản Y học. 2. Bùi văn Lệnh, Trần Công Hoan (2004). Siêu âm bộ máy tiết niệu sinh dục. Nhà xuất bản Y học. 3. Nguyễn Bửu Triều (1995). Bệnh học tiết niệu. Nhà xuất bản Y học. 4. Allen J.T., Vaughan E.D., Gillenwater J.Y (1978). The effect of indomethacin on renal blood flow and ureteral pressure in unilateral ureteral obstruction in awake dogs. Invest Urol, 15, 324-327. 5. Bourgeois J., Boynard M, Espinasse P (1995). L image par Echographie. Sauramps Médical. 6. Buzelin J.-M (2000). Points d actualité et interview: prise en charge des coliques néphrétiques de l adulte dans les services d accueil et d urgences. Progres FMC, 1, 25-26. 7. Cole R.S., Fry C.H., Shuttleworth K.E.D (1988). The action of the prostaglandins on isolated human ureteric smooth muscle. Br J Urol, 61, 19-26. 8. Dal Canton A., Stanziale R., Corradi A et al (1977). Effects of acute ureteral obstruction on glomerular hemodynamics in rat kidney. Kidney Int, 12, 403-411. 9. De Toledo LS., Martinez - Berganza - Asensio T et al (1996). Doppler - duplex ultrasound in renal colic. Eur J Radiol, 23, 143-148. 10. Duvauferrier R (1996). Bases de l'analyse d'images dans les différentes modalités. Hôpital Sud, Rennes. 11. Gayer G, Zissin R, Apter S et al (2002). Urinomas caused by ureteral injuries: CT appearance. Abdom. Imaging, 27, 88-92. 12. Harris R.H., Yarger W.E (1974). Renal function after release of unilateral ureteral obstruction in rats. Am J Physiol, 227, 806-815. 13. Klahr S (1991). New insights into the consequences and mechanisms of renal impairement in obstructive nephropathy. Am J Kidney Dis, 18, 689-6. 14. Jungers P, Daudon M., Conort P (1999). Lithiase rénale. Diagnostic et traitement, 258. 15. Lange S (1990). Radiologie de l appareil urinaire, Masson.162-169. 16. Laville M, Martin X (1999). Colique néphrétique et conduite à tenir en situation d urgence. Rev Prat, 49(15), 1691-1695. 17. Legmann P,Broussouloux C, Bonnin P et al (2000). Échographie, Masson 2 e édition. 18. Liapis A, Bakas P, Sykiotis K et al (2000). Urinomas as a complication of iatrogenic ureteric injuries in gynecological surgery. Eur. J. Obstet. Gynecol. Reprod. Biol, 91, 83-85. 136 TCNCYH 85 (5) - 2013

19. Moody T.E., Vaughan E.D., Gillenwater J.Y (1975). Relationship between renal blood flow and ureteral pressure during 18h of total ureteral occlusion. Invest Urol. 13, 246-251. 20. Nakada S.Y., Jerde T.J., Bjorling D.E et al (2000). Selective cyclooxygenase - 2 inhibitors reduce ureteral contraction in vitro: a better alternative for renal colic? J Urol, 163, 607. 21. Palma LD., Stacul F., Bazzocchi L., et al (1993). Ultrasonography and plain film versus intravenous urography in ureteric colic. Clin radiol. 47, 333-336. 22. Paulette Jouve (1993). Manuel d ultrasonologie générale de l adulte. Masson. 23. Rowe J.W., Shelton R.L., Helderman J.H et al (1979). Influence of the emetic reflex on vasopressin release in man. Kidney Int. 16, 729-735. 24. Vandroux JC, Les artéfacts ultrasonores, Diplôme Inter- Universitaire d Echographie et Techniques Ultrasonores (DIUE), CHU Limoges. 25. Sinclair D., Wilson S., Toi A et al (1989). The evaluation of suspected renal colic: Ultrasound scan versus excretory urography. Ann Emerg ed. 18, 556-559. 26. Shokeir A.A (2001). Renal colic: pathophysiology, diagnosis and treatment. Eur Urol. 39, 241-249. 27. Shokeir A.A (2002). Renal colic: new concepts related to pathophysiology, diagnosis and treatment. Curr Opin Urol. 2, 263-269. 28. Yarger W.E., Griffith L.D (1974). Intrarenal hemodynamics following chronic unilateral ureteral obstruction in the dog. Am J Physiol. 227, 816-826. Summary MANAGEMENT OF RENAL COLIC Renal colic is a condition frequently seen in emergency. The pathophysiological mechanisms of pain in acute renal colic is due to increased intrapyelic pressure by ureteral obstruction with renal synthesis of prostaglandin E2. Intrarenal hemodynamic changes by increase the blood s flow. The pharmacological treatment base on these pathophysiologicals mechanisms. The diagnostic and radiological mission are relatively well codified in all emergency center. For the simple renal colic, the radiograph of the abdomen without preparation can identify the calcifications of stones on urinary tract. The ultrasound can detect the presence of stones in the kidney and in the urinary tract. In somes cases, ultrasound find only indirect sign obstruction of which suspect the migration of the renal stones into urinary tract. For complex colic, considering the sensitivity, the dose of radiation, the cost and quality of the information obtained, the scanner is the test of choice of the initial diagnostic tool. Key words: renal colic, ureteral obstruction, simple renal colic, complex colic, radiograph, ultrasound, scanner TCNCYH 85 (5) - 2013 137