Microsoft Word - luật bằng trắc.doc

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Cúc cu

Nam Tuyền Ngữ Lục

Trăng Trong Truyện Kiều Lưu Khôn Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là khoa học không gian, trăng không còn xa lạ đối với chúng ta nữa. Tuy nh

Phần 1

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Dương Thị Xuân Quý: Người góp mình làm ánh sáng ban mai... Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tại binh trạm 20 trên đường Trường Sơn năm Ảnh TL

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Microsoft Word - MuonChungDao_updt_ doc

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

mộng ngọc 2

QUI SƠN CẢNH SÁCH Tác-Giả: Đại-Viên Thiền-Sư. Dịch Giả: HT.Tâm-Châu Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam T

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN THƯỞNG GIẢI NGÀY VÀNG ĐỢT 1-21/06/2019 STT TÊN KHÁCH HÀNG CIF 1 NGO THI QUY LOC PHAM THI HONG ANH PH

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

DANH SÁCH SV THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ NĂM 2019 ĐỢT 2 STT MSSV Họ tên GHI CHÚ Nguyễn Thị Kim Liên Tăng Chí Thành Lê Thế Hoà

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

DSHS_theoLOP

Giới đại học Pháp vinh danh học giả Hoàng Xuân Tin từ Paris cho biết: Học giả Việt Nam lỗi lạc Hoàng Xuân Hãn vừa được Trường Quốc gia Cầu - Đường (Éc


1234_Danh sach KH ung ho Hanh trinh Cuoc song

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Số TT Phụ lục VI BẢNG GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP KHÔNG PHẢI LÀ ĐẤT THƢƠNG MẠI, DỊCH VỤ TẠI NÔNG THÔN (Kèm theo Quyết định số /2014/Q

DANH SÁCH SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐỢT 1 LẦN 1 NĂM 2018 Stt Đợt TN QĐ Ngày ký MSSV Họ tên Tên ngành Xếp loại Danh hiệu 1 MT /01/ Hồ Thị

Tình yêu và tội lỗi

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH DANH SÁCH THÍ SINH HỌC KÌ I_K9 LỚP: 9A1 Năm Học: STT SBD Họ Tên Ngày sinh Phòng thi Ghi chú 1 01

Lạng Sơn 1979 LỜI KÊU GỌI NHÂN KỶ NIỆM 35 NĂM ĐÁNH TAN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIÊN GIỚI PHÍA BẮC NƯỚC TA Ngày này các

No tile

DANH SÁCH THAM GIA BHYT HỌC KỲ 2 NĂM HỌC STT MSSV HỌ TÊN THAM GIA TẠI Phạm Lê Khánh Trường Bùi Đăng Bộ Trường

Kinh Quan Vo Luong Tho Phat - HT Tri Tinh Dich

SỰ SỐNG THẬT

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Đàm Loan và Đạo Xước

Giáp Ngọ ( 甲午 ) là kết hợp thứ 31 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông. Nó được kết hợp từ thiên can Giáp (Mộc dương) và địa chi Ngọ (ngựa)

Code: Kinh Văn số 1650

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

~ 33 HỒNG DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT ~ 1) Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương, bổn nguyện của Ngài là bạt trừ cứu độ những bệ

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

~ 33 HỒNG DANH QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT MA HA TÁT ~ 1)Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương Quán Âm, bổn nguyện của Ngài là bạt trừ cứu độ n

MSSV HỌ TÊN Nguyễn An Thanh Bình Nguyễn Công Tuấn Anh Đoàn Nguyễn Kỳ Loan Nguyễn Hoàng Sang Phan Đình Kỳ 12122

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

SỞ GDĐT HÀ NỘI KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ CÁC MÔN VĂN HÓA VÀ KHOA HỌC CẤP THCS NĂM HỌC MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN TT SBD Họ tên Ngày si

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DANH SÁCH TÂN CỬ NH

Document

danh sach full tháng

HOÀNG BÁ THIỀN SƯ

danh sach full tháng

Microsoft Word - chantinh09.doc

SỐ PHIẾU SỒ SƠ HỌC SINH Số phiếu Họ tên Tên Ngày tháng năm sinh Tên Giới Ngày Tháng Năm Lớp tính (dd) (mm) (yy) Trần Võ Tuấn Anh Anh

DANH SÁCH SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐỢT 1/2018 (HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC) TT NGÀNH - CƠ SỞ MSSV HỌ TÊN PHÁI NGÀY SINH XẾP LOẠI TN GHI CHÚ 1 Ngữ văn Anh - Đinh Ti

Khóm lan Hạc đính

No tile

Phần 1

Phương Pháp Niệm Phật

HỒI I:

0365 Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật án h: Lưu Tống Lương a Xá d ch Vi t h: T. Thí h Trí T nh ---o0o--- Nam Mô Bổn Sư Thí h Ca Mâu Ni Phật. ( 3 lần) Như v

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Phân tích Nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC DANH SÁCH THÍ SINH DỰ THI HẾT MÔN TIẾNG ANH THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NA

Microsoft Word - V doc

Tác Giả: Lã Mộng Thường AI NGƯỜI TRI ÂM CHƯƠNG II Quãng tám giờ, trời đã tối đậm nơi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông; tôi đứng nơi đầu con ngõ lối vào ch

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Microsoft Word - Document1

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

Điểm KTKS Lần 2

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Nhan su_Chinh thuc.xlsx

Độc công tử

Không Quân thời Nguyễn Xuân Vinh Phạm Phong Dinh Ngày 20 Tháng Bảy, 1954 là ngày Quốc Hận thứ nhất của người Việt, khi thực dân Pháp và Cộng Sản Việt

Bản ghi:

Thơ Ðường Luật (Cách Gieo Vần, Nguyên Tắc Đối, và Luật Bằng Trắc) Tác gỉa: Vĩnh Liêm Thơ Đường Luật còn có những tên gọi khác nhau như: Thơ Đường, Đường Thi, Thất Ngôn Bát Cú và Thất Ngôn Tứ Tuyệt Thơ Đường Luật có 2 loại: Tứ Tuyệt (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 4 câu) và Bát Cú (tức mỗi câu có 7 chữ và mỗi bài có 8 câu). Trong bài này, người viết chỉ lạm bàn tới thể Thất Ngôn Bát Cú mà thôi. I. Cách Gieo Vần: Thơ Đường Luật có luật lệ nhất định của nó, bạn không thể biến chế một cách khác được. Cách gieo vần như sau: Suốt bài thơ chỉ gieo theo vần mà thôi. Ví dụ: Vần ôi thì đi với ôi, vần ta thì đi với ta hoặc tà. - Trong bài thơ có 5 vần được gieo ở cuối câu đầu (tức câu số 1) và ở cuối các câu chẵn (tức câu 2, 4, 6 và 8). - Gieo vần thì phải hiệp vận (tức cho đúng vận của nó). Ví dụ: hòn, non, mòn, con... Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận hay ép vận, chẳng hạn như: in với iên. II. Nguyên Tắc Đối: Các câu đối với nhau phải thật chỉnh, cả về ý, về tình, về thể loại từ ngữ, v.v... Thể loại từ ngữ tức tính từ phải đối với tính từ, danh từ phải đối với danh từ, động từ phải đối với động từ, v.v... Trong bài thơ có 4 phần: Đề (gồm có Phá đề và Thừa đề), Thực hoặc Trạng, Luận, và Kết. 1/ Đề gồm có hai phần: - Phá đề (câu thứ 1): Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, - Thừa đề (câu thứ 2):

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. 2/ Thực hoặc trạng (câu thứ 3 và câu thứ 4): Hai câu này phải đối với nhau. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Ghi chú: Lom khom đối với lác đác (trạng tự) và bằng đối với trắc. Tiều đối với chợ (danh từ) và bằng đối với trắc. Chú đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng. 3/ Luận (câu thứ 5 và câu thứ 6): Luận có nghĩa là luận bàn. Hai câu này bàn bạc thêm về nội dung của bài thơ, về phong cảnh hay về tình cảm. Hai câu này phải đối với nhau. Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc, Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia. Ghi chú: Nhớ đối với thương (động từ) và trắc đối với bằng. Nước đối với nhà (danh từ) và trắc đối với bằng. Đau lòng đối với mỏi miệng (trạng từ) là bằng đối với trắc. Con quốc quốc đối với cái gia gia (danh từ) là trắc đối với bằng. 4/ Kết (câu thứ 7 và câu thứ 8): Hai câu kết không nhất thiết phải đối nhau, nhưng phải giữ luật bằng trắc. Dừng chân đứng lại: trời, non, nước, Một mảnh tình riêng ta với ta. (Bà Huyện Thanh Quan: Qua Đèo Ngang) Ghi chú: Dừng chân là vần bằng đối với một mảnh là vần trắc; đứng lại là vần trắc đối với tình riêng là vần bằng; nước là vần trắc đối với ta là vần bằng. III. Luật Bằng Trắc: Luật Bằng Trắc gồm có Thanh, Luật, và Niêm. 1/ Thanh-Gồm có Thanh Bằng và Thanh Trắc.

a. Thanh Bằng là những tiếng hay chữ không có dấu như: (minh, lan, thanh, hoa...) và những tiếng hay chữ có dấu huyền như: (người, trời, tình...). b. Thanh trắc là những tiếng hay chữ có dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã và dấu nặng. 2/ Luật-Thơ bát cú làm theo hai luật: Luật Bằng và Luật Trắc. a.luật Bằng Vần Bằng: Cách dùng mẫu tự và viết tắt như sau: (B là Bằng, T là Trắc và V là Vần) Luật Bằng Vần Bằng như sau: 1 B B T T T B B (V) 2. T T B B T T B (V) 3. T T B B B T T 4. B B T T T B B (V) 5. B B T T B B T 6. T T B B T T B (V) 7. T T B B B T 8. B B T T T B B (V) Ví dụ: bài thơ sau đây : Cô hàng lấy sách cắp ra đây! Xem thử truyện nào thú lại say. Nữ tú có bao xin xếp cả, Phương hoa phỏng liệu có còn hay...? Tuyển phu mặc ý tìm cho kỹ, Chinh phụ thế nào bán lấy may. Kỳ ngộ bích câu xin tiện hỏi, Giá tiền cả đó tính sao vay. (Hồ Xuân Hương-Hỏi Cô Hàng Sách)

b. Luật Trắc vần trắc : hai chữ ở câu đầu câu thuộc vần Trắc. Ví dụ: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Luật Trắc Vần Bằng-Luật Trắc Vần Bằng nhu sau: 1. T T B B T T B (V) 2. B B T T T B B (V) 3. B B T T B B T 4. T T B B T T B (V) 5. T T B B B T T 6. B B T T T B B (V) 7. B B T T B B T 8. T T B B T T B (V) Ví dụ: bài thơ dưới đây Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì? Thương chồng nên khóc tỉ tì ti. Ngọt bùi, thiếp nhớ mùi cam thảo, Cay đắng, chàng ơi, vị quế chi. Thạch nhũ, trần bì, sao để lại, Quy thân, liên nhục, tẩm mang đi. Dao cầu, thiếp biết trao ai nhỉ? Sinh ký, chàng ơi, tử tắc quy. (Hồ Xuân Hương: Bà Lang Khóc Chồng) Chú Thích: Những chữ có gạch ở dưới (chữ thứ 2, 4 và 6) đều phải theo đúng luật, còn những chữ khác (trừ chữ ở cuối câu) có thể không cần phải theo luật. Mẹo để nhớ: Nhất (chữ thứ 1), tam (chữ thứ 3), ngũ (chữ thứ 5) bất luận Nhị (chữ thứ 2), tứ (chữ thứ 4), lục (chữ thứ 6) phân minh Nghĩa là chữ thứ nhất, thứ ba và thứ năm không kể (bất luận), tức không nhất thiết phải theo đúng luật; còn chữ thứ hai, thứ tư và thứ sáu thì bắt buộc phải theo luật (phân minh). Nếu không theo luật thì gọi là thất luật.

3/ Niêm-Những chữ phải đi cặp với nhau và dính với nhau. Ví du:luật Bằng Vần Bằng. Câu 1 niêm với câu 8 1.B B T T T B B (V) Câu 2 niêm với câu 3 2. T T B B T T B (V) 3. T T B B B T T Câu 4 niêm với câu 5 4. B B T T T B B (V) 5. B B T T B B T Câu 6 niêm với câu 7 6. T T B B T T B (V) 7. T T B B B T T Câu 8 niêm với câu 1 8.B B T T T B B (V) Ví dụ: Luật Trắc Vần Bằng. Câu 1 niêm với câu 8 1. T T B B T T B (V) Câu 2 niêm với câu 3 2. B B T T T B B (V) 3. B B T T B B T Câu 4 niêm với câu 5 4. T T B B T T B (V) 5. T T B B B T T Câu 6 niêm với câu 7 6. B B T T T B B (V) 7. B B T T B B T Câu 8 niêm với câu 1 8. T T B B T T B (V) Cũng có trường hợp nhà thơ làm sai luật, thay vì đang ở Luật Bằng thì lại đổi sang Luật Trắc. Vì Niêm Luật không đi với nhau nên gọi là Thất Niêm.

Ví dụ: Dùng bài thơ Cảnh Làm Lẽ (Lấy Chồng Chung) của Hồ Xuân Hương (đúng niêm luật) để đổi sang thất niêm (xem chữ thứ 2 có gạch dưới): Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng, Năm thì mười họa nên chăng chớ, Một tháng đôi lần có cũng không... Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng, Cầm bằng làm mướn mướn không công. Thân này ví biết dường này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong. Đổi thành thất niêm: Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng, Chém cha cái kiếp lấy chồng chung! Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng (thất niêm), Cầm bằng làm mướn, mướn không công. Năm thì mười họa, nên chăng chớ, Một tháng đôi lần, có cũng không... Thân này ví biết dường này nhỉ, Thà trước thôi đành ở vậy xong. Chú ý: Dù chỉ đặt sai có một câu (câu thứ 3) nhưng bị thất niêm toàn bài thơ. Thế mới biết luật thơ Đường khắt khe biết dường nào! Khi làm thơ Đường Luật thì phải giữ cho đúng niêm luật. Nếu không, dù bài thơ của bạn có nội dung hay mấy đi nữa thì cũng không thể chấp nhận được. NewEditor: Giòng Bách Việt