Microsoft Word - TT_ doc

Tài liệu tương tự
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

MỞ ĐẦU

Nghị luận về sách

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

MỞ ĐẦU

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Phần 1

CHƯƠNG 1

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Sach

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Phần mở đầu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Phong thủy thực dụng

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CHƯƠNG 10

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Layout 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phần 1

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

VanHocVaDaoDuc_LNT

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

NGUYỄN AN NINH Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Ảnh Nguyễn An Ninh lúc bị bắt lần cuối (1939) Sinh: 1900 Chợ Lớn (nay thuộc Long An) Mất: 1943 Côn đảo

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

LÔØI TÖÏA

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

PHẦN I

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

J

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI CÁC ĐẶC TRƯNG VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TÓM TẮT Nguyê

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

No tile

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Microsoft Word - coi-vo-hinh.docx

Phần 1

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Bản ghi:

Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiên nay / Ninh Thị Thu Hằng Luận văn này 115 trang, gồm mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung là: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự Chương 2: Đặc điểm của phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh Niên và Tuổi trẻ TP.HCM trong 2 năm (2009-2010) Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự hiện nay Sau Danh mục tài liệu tham khảo, có một phần phụ lục, trong đó giới thiệu một số bài phóng sự tác giả chọn lọc trong khoảng thời gian 2 năm (2009-2010) trên các báo Tiền Phong, Thanh iên và Tuổi trẻ TPHCM. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng. Nó làm cho những con số khô khan trở nên sống động, những mối liên hệ trở nên rõ ràng và các vấn đề trừu tượng trở nên cụ thể. Trong làng báo thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều quan niệm về phóng sự. Mỗi một nhà báo chí học khi xem xét và nghiên cứu về thể loại này đều xuất phát từ những góc độ khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau về thể loại. Tuy nhiên, không vì thế mà nó ngăn cản được thể loại này ngày càng trở thành một thể loại quan trọng, thu hút được sự quan tâm của độc giả. Phóng sự xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX. Do đặc điểm tình hình xã hội và tình hình báo chí lúc bấy giờ, phóng sự nước ta chia thành những khuynh hướng khác nhau. Có khuynh hướng ca ngợi chế độ thực dân bảo hộ, có khuynh hướng đi sâu vào đời sống thực tế của nhân dân lao động, viết về cuộc sống của những người cùng khổ... Từ sau 1945, gắn liền với sức sống của báo chí cách mạng Việt Nam, phóng sự vẫn tiếp tục phát triển và ngày càng tỏ ra là một trong những thể loại xung kích trong cuộc chiến đấu giành độc lập tự do cho Tổ quốc và 1

đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, phóng sự vẫn đang ổn định với những ưu thế của mình. Các bài phóng sự trên báo thường có xu thế trở thành bài đinh. Các nhà báo thành công với phóng sự luôn được đánh giá là những cây bút sắc sảo và nhạy bén. Phóng sự đã thực sự góp phần làm sống dậy một không khí dân chủ trong văn học và báo chí Việt Nam. Thật khó có thể hình dung được diện mạo của nền văn học và báo chí đổi mới của chúng ta nếu thiếu đi sự góp mặt đầy ấn tượng của hàng trăm tác phnm phóng sự đề cập mọi khía cạnh của đời sống. Hiện nay phóng sự đang trở thành những món ăn không thể thiếu được đối với công chúng báo chí. Và bất kỳ tờ báo nào cũng dành một diện tích mặt báo thích hợp để đăng tải các bài phóng sự của báo mình, và đã có rất nhiều tờ báo tạo được chỗ đứng trong lòng độc giả nhờ có chuyên mục phóng sự như Chuyên mục phóng sự của báo Lao Động; Các bài phóng sự của báo Tuổi trẻ TP.HCM; Trang phóng sự của báo Thanh N iên, báo Tiền Phong... và hàng loạt tên tuổi nhà báo đã được công chúng biết đến thông qua thể loại phóng sự. Từ thế hệ của nhà báo Xuân Ba, Mạnh Việt (báo Tiền Phong); nhà báo Huỳnh Dũng N hân, Vĩnh Quyền (báo Lao Động); đến những nhà báo trẻ hiện nay luôn lăn xả vào hiện thực cuộc sống để tìm kiếm và phản ánh mọi mặt vấn đề của đời sống xã hội. Có thể nói, phóng sự qua các chặng đường phát triển đã có rất nhiều thay đổi, lý luận văn học và lý luận báo chí cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể loại này. Tuy nhiên, cho đến nay, tài liệu đề cập đến đặc điểm của phóng sự trên báo in không nhiều, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển của báo chí nước ta như hiện nay. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn vấn đề Đặc điểm của phóng sự trên báo in hiện nay là đề tài cho luận văn tốt nghiệp, với mong muốn góp phần nhỏ của mình vào việc làm rõ những đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại phóng sự trên báo in trong đời sống báo chí hiện đại. Qua đó, tác giả hy vọng góp một tiếng nói trong việc làm sáng tỏ những đặc điểm, đặc trưng của thể loại phóng sự nói chung, đồng thời đưa ra một số xu hướng vận động và phát triển của bản than thể loại phóng sự cũng như những giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự hiện nay. Tác giả cũng mong muốn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu và hoạt động sáng tạo các tác phnm của nhà báo và tiếp nhận của độc giả. N hững kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên chuyên ngành báo chí, hoặc cũng có 2

thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà báo đang trực tiếp sáng tạo tác phnm phóng sự báo chí hiện nay. Quá trình thực hiện đề tài này, bản thân người viết có được cơ hội để vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên giảng đường. Đồng thời là quá trình tự hoàn thiện bản thân, nắm chắc lý luận thể loại báo chí, tạo cơ sở cho việc sáng tạo tác phnm báo chí. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Có thể nói phóng sự là thể loại được giới nghiên cứu lý luận văn học và lý luận báo chí đặc biệt chú ý trong những năm vừa qua. Đây cũng là thể loại được nghiên cứu nhiều nhất, kỹ lưỡng nhất, có nhiều công trình nghiên cứu về nó đã được xuất bản so với các thể loại báo chí ở nước ta. Chúng ta có thể tìm thấy trong các cuốn sách và công trình nghiên cứu văn học và báo chí như hà văn Việt am hiện đại, tập I (1941,1942). Cuốn sách bao quát một thời kỳ văn học sôi động, phong phú, phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1942. Trong bộ sách, tác giả Vũ N gọc Phan viết về 79 tác giả ở đủ các thể loại: thơ trữ tình, thơ trào phúng, tiểu thuyết, phóng sự, nghiên cứu phê bình văn học, tùy bút... Ông phân tích, định giá và "hướng dẫn người ham chuộng văn chương" những căn cứ để thưởng thức tác phnm. hà văn hiện đại" là bộ sách khảo cứu và phê bình văn học đương thời một cách công phu, thẳng thắn, nói có sách, mách có chứng; Giáo trình nghiệp vụ báo chí, tập II (Khoa báo chí trường Tuyên huấn Trung ương, 1977) thì nêu quan điểm: Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo chí, có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra có thể kết hợp nghị luận, nhằm nêu lên ph m chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống quan điểm và đường lối chính trị nhất định [19, tr.196 ]; Ký báo chí (N hà xuất bản Thông tin, 1992) thì đề xuất quan niệm chia các thể loại báo chí thành các loại thể: Thông tấn- Chính luận - Ký báo chí (Trong những lần tái bản sau của sách này và một số cuốn sách khác, các tác giả đã điều chỉnh lại các thuật ngữ là: Thông tấn báo chí, Chính luận báo chí, Ký báo chí) [2, tr. 10]; Các tác giả cuốn Tác ph m báo chí tập I của Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (N ăm 1995) đã nêu ra cách chia gồm ba loại thể: Thông tấn - Chính luận - Thông tấn nghệ thuật [32, tr. 11]; Từ điển thuật ngữ văn học (N hà xuất bản Giáo dục, 1992) thì khẳng định: Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, 3

đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi ( ). Việc sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở thành văn học [17, tr.172 ]; Trong cuốn sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí (N hà xuất bản Văn hóa Thông tin, 1999), PGS.TS Tạ N gọc Tấn nêu quan niệm phân chia tác phnm báo chí thành ba loại: loại tác phnm thông tin; loại tác phnm chính luận; loại tác phnm chính luận- nghệ thuật. Trong đó, thể loại phóng sự được xếp trong nhóm tác phnm chính luận [33, tr.13]; N ăm 2000, trong cuốn sách Các thể loại chính luận báo chí, tác giả Trần Quang lại đề xuất cách chia gồm: N hóm thông tấn - N hóm chính luận - N hóm chính luận - nghệ thuật [26, tr. 12]; Trong cuốn sách Làm báo Lý thuyết và thực hành (N hà xuất bản Đại học Quốc gia Hà N ội, 2002), tác giả Trần Quang được biên soạn với nội dung gồm 2 phần: Phần 1: Các thể loại nghệ thuật - chính luận; Phần 2 : Một số vấn đề về báo chí & báo chí học. Trong đó có đề cập đến thể loại phóng sự; Ký văn học và Ký báo chí (N hà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2003), tác giả Đức Dũng cho rằng: Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo,vừa lý trí, vừa cảm xúc với bút pháp giàu chất văn học [5, tr.239] ; N ăm 2004, trong tập đề cương bài giảng Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt am, PGS.TS Trần Thế Phiệt nêu ra cách chia bốn gồm: Thông tấn; Chính luận; Thông tấn- nghệ thuật (Ký báo chí); Các tác phnm văn nghệ trên báo [15, tr.18]. Phóng sự báo chí hiện đại (N hà xuất bản Thông tấn, 2004) thì nêu quan điểm: Thể loại phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng thông tin thời sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến. Phóng sự vừa thông tin sự kiện lại vừa có khả năng thông tin lí lẽ, thông tin th m mỹ. Phóng sự được xem là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại [6, tr.4]. Với cuốn Phóng sự báo chí hiện đại, tác giả Đức Dũng sẽ có cái nhìn tổng quan về đặc điểm, đặc trưng cũng như các xu hướng phát triển của phóng sự hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong quá trình sáng tạo tác phnm phóng sự báo chí hiện đại. Cuốn sách cũng đề cập đến những nét cơ bản về lý luận nghiệp vụ phóng sự Các tài liệu dịch ở Việt N am cũng đề cập đến thể loại phóng sự như Thể loại báo chí của Xachenkô (Minsk, 1986, bản tiếng N ga); Cách viết một bài báo của 4

Arnold Boffmann, Karel Storkan, I.U. Marusac (N hà xuất bản tham khảo nghiệp vụ TTXVN, Hà N ội, 1987); Phóng sự, ghề nghiệp và công việc của nhà báo của Karel Storkal (Hội nhà báo Việt N am, 1992); Bước vào nghề báo của Lêonard Ray Teel Ron Taylor, Trần Quang Giư và Kiều Anh dịch (N hà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1993); Làm tin Phóng sự truyền hình của N eil Everton (N gười dịch: Lê Phong, Quỹ Reuters xuất bản 1999); Hướng dẫn cách viết báo của Jean Luc Martin Lagarclette (N hà xuất bản Thông tấn, Hà N ội, 2003); Phóng sự truyền hình của Brigitte Besse và Didier Desormeaux (N hà xuất bản Thông tấn, Hà N ội, 2004); Các thể loại báo chí của A.A. Chertuchonui (N hà xuất bản Thông tấn, Hà N ội, 2004)... Một số công trình chuyên ngành khác còn đề cập riêng đến các dạng phóng sự trên loại hình báo chí phát thanh và truyền hình như Báo phát thanh (N hà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2004); Lý luận báo phát hành (N hà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2003); Sản xuất chương trình truyền hình (N hà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2002); Giáo trình Báo chí truyền hình của tác giả Dương Xuân Sơn. Tập bài giảng này tập trung trình bày các vấn đề của báo chí truyền hình như vị trí, vai trò; lịch sử ra đời phát triển của truyền hình; khái niệm, đặc trưng; nguyên lý của truyền hình; chức năng xã hội của truyền hình; kịch bản và kịch bản truyền hình; quy trình sản xuất chương trình truyền hình; các thể loại báo chí truyền hình; các thuật ngữ truyền hình; phần phụ lục kèm theo các dạng kịch bản theo thể loại và chương trình truyền hình. Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, có thể cho thấy: Phóng sự là thể loại được giới nghiên cứu lý luận báo chí đặc biệt chú ý trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung khảo sát những đặc điểm của phóng sự trên báo in hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích chung của đề tài là trên cơ sở phân tích những đặc điểm cơ bản về nội dung, hình thức của các tác phnm phóng sự trên các báo: Tiền Phong, Tuổi trẻ TP.HCM và Thanh iên, qua đó rút ra những đặc điểm của thể loại phóng sự trên báo in hiện nay. Mặt khác, luận văn cũng đưa ra đánh giá xu hướng vận động của thể loại phóng sự trong điều kiện hiện nay, góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện phương pháp sáng tạo, sử dụng có hiệu quả thể loại phóng sự báo chí hiện đại. 5

Để thực hiện được mục đích trên, tác giả luận văn phải tiến hành các công việc sau: - Tìm hiểu những vấn đề lý luận về thể loại phóng sự báo chí cũng như đặc điểm của phóng sự Việt N am qua các giai đoạn phát triển; - Tiến hành khảo sát những yếu tố về nội dung và hình thức trong các tác phnm phóng sự trên các báo: Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong, Thanh iên trong 2 năm (2009-2010); - N êu ra được những đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại phóng sự trên báo in hiện nay trên cơ sở phân tích các yếu tố về nội dung và hình thức của các tác phnm phóng sự trên các báo: Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong, Thanh iên trong 2 năm (2009-2010) và so sánh với đặc điểm của phóng sự Việt N am giai đoạn trước; - Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị để nâng cao chất lượng phóng sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các tác phnm phóng sự đã được đăng tải trên các báo Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong và Thanh iên trong 2 năm 2009-2010, so sánh với các tác phnm phóng sự giai đoạn trước. - Về phạm vi nghiên cứu: Các bài phóng sự tiêu biểu trên các báo in: Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong, Thanh N iên trong thời gian 2 năm (2009-2010). 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt N am về báo chí và kế thừa những thành quả của những nhà nghiên cứu đi trước. Về phương pháp nghiên cứu: N gười viết sử dụng một số phương pháp như thống kê, khảo sát, phân loại, đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp cho việc lựa chọn các tác phnm phóng sự hoặc có tính chất phóng sự đã được đăng tải trên các báo Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong, Thanh iên trong các năm 2009-2010; nhận xét, đánh giá nhằm rút ra những đặc điểm, ưu thế và hạn chế riêng của thể loại phóng sự trên các báo đã được khảo sát; rút ra những kết luận có tính tổng quát về đặc điểm của thể loại phóng sự trên báo in cũng như sự vận động của nó trong đời sống báo chí hiện đại; đồng thời đưa ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng phóng sự báo chí 6

Trong các phương pháp trên, so sánh, phân tích, tổng hợp là những phương pháp chiếm vai trò chủ đạo. Chương 1: MỘT SỐ VẤ ĐỀ LÝ LUẬ VÀ THỰC TIỄ VỀ THỂ LOẠI PHÓ G SỰ Chương 1 gồm 40 trang với các nội dung chính sau: 1.1 hững vấn đề lý luận về thể loại phóng sự báo chí 1.1.1 Lý luận về thể loại phóng sự báo chí Từ khi mới ra đời, cho đến nay thể loại phóng sự đã được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở trên thế giới và ở Việt N am đã có nhiều cuốn sách, tài liệu, luận văn viết về phóng sự. 1.1.1.1 Quan niệm về thể loại Cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về thể loại phóng sự. Đối với từng tác giả khác nhau cũng có những ý kiến khác nhau về phóng sự. Thể loại phóng sự là một thể loại báo chí có khả năng thông tin thời sự về người thật, việc thật một cách sâu sắc trong quá trình diễn biến. Phóng sự vừa thông tin sự kiện lại vừa có khả năng thông tin lí lẽ, thông tin thnm mỹ. Phóng sự được xem là một thể loại trọng yếu của báo chí hiện đại. Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tường thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò của cái tôi trần thuật nhân chứng khách quan rất quan trọng. N hư vậy, trong bối cảnh thế giới hiện đại, phóng sự không còn dừng lại ở sự mô tả đơn giản. Hơn thế nữa, nó đã tiếp cận một cách chân thực và đa dạng trong việc trình bày hiện thực - một hiện thực phức tạp, liên tục phát triển và biến động không ngừng bởi những chi tiết cụ thể, đồng thời với những năng lực khái quát cao. Và trong hoàn cảnh nào, phóng sự cũng xứng đáng là một vũ khí sắc bén để đánh giá sâu sắc một vấn đề. 1.1.1.2 Các dạng phóng sự Phóng sự báo chí hiện đại ở nước ta hiện nay đang có sự giao thoa, chuyển hoá một cách mạnh mẽ cùng các thể loại báo chí khác. Chúng ta có thể phân chia các 7

dạng phóng sự trên cơ sở của nhiều tiêu chí khác nhau như tiêu chí về loại hình, tiêu chí về đối tượng phản ánh, tiêu chí về phương pháp phản ánh Theo tác giả Đức Dũng trong cuốn sách Phóng sự báo chí hiện đại, tác giả phân chia theo tiêu chí về đối tượng phản ánh thì phóng sự gồm các dạng sau: Dạng phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống; Dạng phóng sự chân dung; Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự; Dạng phóng sự điều tra; Dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng. 1.1.1.3 Cái tôi trần thuật trong phóng sự N gay từ năm 1992, trong cuốn sách Ký báo chí, tác giả Đức Dũng đã lần đầu tiên chỉ ra vai trò của tác giả trong phóng sự với tư cách là một nhân vật trần thuật. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ cái tôi trần thuật để nói về vai trò của nhà báo trong tác phnm phóng sự. Cái tôi trong phóng sự là cái tôi trần thuật. N ó đóng vai trò như chất men làm cho các dữ kiện của sự thực được hoà quyện trong một quan niệm thống nhất. Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt qua toàn bộ nội dung của tác phnm, làm nên linh hồn và bản sắc của tác phnm đó.trong phóng sự báo chí, sự tham gia của các nhân chứng trực tiếp và gián tiếp có thể tạo ra bản sắc riêng của từng tác phnm cụ thể. 1.1.1.4 gôn ngữ trong phóng sự Trong phóng sự, việc trình bày sự thật với một bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học và nhất là sự thnm định của tác giả trước sự thật có vai trò quan trọng. Để viết được tác phnm phóng sự có chất lượng, người làm báo hiện đại không chỉ phải có kinh nghiệm, sự hiểu biết xã hội để tìm kiếm, lựa chọn, mổ xẻ sự thật hợp lý mà còn phải có kỹ năng sử dụng các thủ pháp nghệ thuật một cách hiệu quả. 1.1.2 Đặc điểm của phóng sự Việt am qua các giai đoạn phát triển 1.1.2.1 Giai đoạn 1930 1945 Đây là giai đoạn sơ khai của phóng sự Việt N am được mở đầu với loạt bài phóng sự Tôi kéo xe của tác giả Tam Lang - Vũ Đình Chí. Phóng sự Việt N am đã nở rộ cả một cao trào phóng sự khắp trong N am ngoài Bắc. Chỉ trong vòng mười năm, các nhà văn, nhà báo đã liên tiếp trình làng một khối lượng tác phnm phóng sự đồ sộ. "Theo tập hợp của các tác giả Phan Trọng Thưởng, N guyễn Cừ, N guyễn Hữu Sơn qua ba tập sách Phóng sự Việt N am 1932-1945 xuất bản năm 2000 thì chỉ riêng 8

thời kỳ này đã có sự góp mặt của 63 tác giả với hơn 120 tác phnm phóng sự tiêu biểu. Hiện tượng đột ngột phát sinh và chói sáng của phóng sự - một thể loại mới của văn học những năm 30 của thế kỉ XX có thể do nhiều nguyên nhân. Song trước hết phải thấy rằng chính những sự thật nóng bỏng và bức xúc của đời sống xã hội lúc đó đã làm nên động lực thôi thúc lương tâm người cầm bút. Trong lúc các thể loại văn xuôi, nhất là tiểu thuyết lãng mạn qunn quanh với những mộng mị của ái tình, hoan lạc đã không còn mấy hấp dẫn, hiện thực cuộc sống lại đang đặt ra những vấn đề cần nhận thức một cách bức thiết hơn, những người cầm bút chân chính không thể không nghĩ tới một phương thức chuyển tải thông tin mới. Trong phóng sự mọi khoảng cách từ thông tin sự kiện tới công chúng đều được rút ngắn tới mức tối đa, cuộc sống được tái hiện trong tầm nhìn cận kề, trở nên sát thực, sinh động, cập nhật và đa màu sắc hơn. 1.1.2.2 Giai đoạn 1945 1975 Phóng sự trong giai đoạn này quy mô lẫn chất lượng đều có phần giản đơn. Phóng sự hiện hữu dưới dạng những ghi chép, tường thuật, kể việc trong khuôn khổ hoạt động thông tin báo chí thông thường cho phù hợp với nhu cầu tiếp nhận của quảng đại quần chúng khi ấy nên không có được những tầm vóc đáng kể. Trên các báo lớn thời kì này lẻ tẻ vẫn có những phóng sự phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc bắt lính trong các vùng tạm chiếm, lên án tội ác của giặc, ca ngợi những tấm gương quên mình vì đồng đội nhưng hầu như không mấy để lại ấn tượng về thể loại. Đến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, phóng sự khởi sắc ngay trong bối cảnh nhạy cảm sau 1954, khi hòa bình lập lại chưa được bao lâu, Bắc N am lại bị chia cắt, con người phải đối diện với những trận tuyến mới, không kém phần dữ dội. Phóng sự không thể đứng ngoài cuộc, nhiều tác phnm đã xuất hiện kịp thời vạch trần âm mưu và tội ác của bè lũ bán nước và cướp nước. Tuy nhiên, không bao lâu sau cái khoẳnh khắc bừng dậy đó, phóng sự thời kì chống Mỹ trở lại vị trí khiêm nhường trong dòng chảy của nền văn học anh hùng ca. Bên cạnh mảng đề tài đấu tranh thống nhất Tổ quốc, phóng sự thời kỳ này đã có thêm một mảng đề tài mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. 9

N hư vậy, ở một chừng mức nào đó có thể coi thời kỳ 1945-1975, phóng sự Việt N am vẫn tồn tại nhưng là sự tồn tại trong những hình thức mới tuy giản đơn hơn song vẫn có sắc diện riêng biệt của nó. Để phụng sự nhiệm vụ chính trị lớn lao giải phóng dân tộc, phóng sự đã phải tự gọt rũa, cưa cắt đi cái tư chất phản tỉnh thực tại mạnh mẽ vốn có của mình để hóa thân vào các thể ký khác trong cái nhìn định hướng một chiều của thời đại. 1.1.2.3 Thời kỳ từ sau 1986 đến nay Thời kỳ này đã mở ra nhiều hướng tìm tòi trong tiếp nhận và thể hiện, thật sự đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của người đọc hiện đại. * Đề tài được mở rộng, dường như không còn vùng cấm kị. N hiều vấn đề một thời người ta ngại nói đến, nay được phóng sự xốc dậy, mổ xẻ và nghiền ngẫm, để rồi đưa ra những lời giải đáp đôi khi trần trụi đến lạnh lùng. * Chất văn học nhạt dần, đưa phóng sự trở về đúng với đặc trưng thể loại: Chất truyện trong phóng sự thời kỳ đổi mới chủ yếu đọng lại ở văn của người viết, với ngôn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật hư cấu và cái tôi nhân chứng, khách quan giàu cảm xúc... Hai yếu tố cơ bản tạo nên chất truyện là cốt truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật dường như nhạt dần trong phóng sự thời kỳ này. Sự đổi mới nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phóng sự góp phần hạn chế chất truyện, đưa phóng sự trở về với đúng đặc trưng thể loại. Tuy nhiên, để chứng minh cho một vấn đề nào đó cũng có một vài trường hợp, phóng sự đi sâu khai thác trọn vẹn số phận nhân vật, nhưng rất ít. Phóng sự thời kỳ đổi mới đa số không có cốt truyện, được xây dựng theo kiểu kết cấu liên tưởng có sự liên kết giữa sự kiện, số liệu, con người và cảm quan của tác giả. Sự kiện là chất liệu chính. Mỗi vấn đề gồm nhiều sự kiện độc lập. Tài năng của chủ thể trần thuật thể hiện ở khả năng nối kết các sự kiện và khả năng khám phá ra hình thể và linh hồn của sự kiện. Đặc điểm này góp phần làm mờ dần chất truyện, đưa phóng sự thời kỳ đổi mới trở về đúng với đặc trưng thể loại. * Cách thể hiện và trình bày các phóng sự được thay đổi để đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy của người đọc: Phóng sự thời kỳ đổi mới còn phải dành đất cho nhiều thể loại khác nên phạm vi sử dụng có hạn. Dung lượng phóng sự được thu hẹp để đảm bảo diện tích dành cho các thể loại khác trên trang báo. phóng sự có xu hướng chú ý đến lượng thông tin đọng lại trong tác phnm. Tăng cường lượng thông tin, tác giả phóng sự cố gắng vo chặt yếu tố nghệ thuật. Đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy của người đọc hiện 10

đại, kích thước phóng sự thời kỳ đổi mới vận động theo hướng giảm dần. N ếu phóng sự 1932-1945 phổ biến trên 10.000 từ, thì kích thước phóng sự thời kỳ này chỉ dao động từ 1.000 đến 5.000 từ, chủ yếu là dưới 5.000 từ. * Tính chiến đấu cao với ngôn ngữ, giọng điệu nặng tính tân văn, gây sốc, tạo hiệu ứng mạnh: Phóng sự thật sự được khoác một chiếc áo mới, trên đó có nhiều đường nét, góc cạnh được biến tấu khá tài tình bởi tài năng của người cầm bút, trong đó, có hơn 50% phóng sự hướng đến vấn đề tiêu cực và tệ nạn xã hội những vấn đề nhức nhối mà công chúng quan tâm. Mặt khác, là yếu tố nằm trong hệ thống có tính chất bền vững của một tờ báo, phóng sự luôn xuất hiện trong bản hợp tấu chính trị của báo chí, thấm nhuần tinh thần chung của báo chí là tính chiến đấu. Bên cạnh ngôn ngữ văn học uyển chuyển với đặc trưng thnm mỹ cao, phóng sự sau 1986 nổi bật ở ngôn ngữ giọng điệu trực diện, nhiều khi mạnh bạo, căng thẳng, quyết liệt, là thứ ngôn ngữ văn phong gây sốc, tạo hiệu ứng mạnh. N gôn ngữ, giọng điệu của phóng sự thời kỳ đổi mới rất riêng, thường sinh động và nhiều sắc thái. Yêu cầu và tính chất của đời sống hiện đại buộc phóng sự sau 1986 phải có sự định hướng và cách tân phù hợp. Vì vậy mà tính chiến đấu của phóng sự trở thành sức mạnh, có quyền uy và hiệu nghiệm trong việc thúc đny cuộc sống phát triển theo hướng tích cực. 1.2. Tình hình phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh iên và Tuổi trẻ TP.HCM 1.2.1 Phóng sự trên báo Tiền Phong Tiền thân của báo Tiền Phong là tờ Hồn N ước (1945-1946), sau đó là báo Xung phong. Suốt 57 năm hình thành và phát triển, báo Tiền Phong luôn đi đúng định hướng của Đảng, của Đoàn, trở thành diễn đàn thực sự của tuổi trẻ Việt N am. So với hai tờ báo được khảo sát dưới đây là Tuổi trẻ TPHCM và Thanh iên xét trên tất cả các phương diện thì báo Tiền Phong là tờ báo nhỏ hơn. Trên báo Tiền Phong hiện nay có hẳn một chuyên trang dành riêng cho thể loại phóng sự tại trang 9 của tờ báo. N goài ra, các tác phnm phóng sự còn có thể được đăng rải rác trên nhiều trang khác nhau như các trang kinh tế - xã hội; văn hoá - văn nghệ; khoa học giáo dục; thế giới trẻ; thể thao; tuổi trẻ - pháp luật Cùng với phóng sự, trên các trang này còn có các tác phnm thuộc nhiều thể loại khác nhau như ghi chép, phản ánh Khảo sát báo Tiền Phong trong 2 năm 2009-2010, tác giả luận văn đã chọn ra được 762 tác phnm thể hiện những đặc điểm của thể loại phóng sự báo chí. Con số 11

này là khiêm tốn so với báo Tuổi trẻ TPHCM (1220 bài) và Thanh iên (1266 bài) nhưng vẫn cho thấy các tác phnm phóng sự trên báo Tiền Phong ít nhiều đã góp phần tạo ra bản sắc của tờ báo này. 1.2.2 Phóng sự trên báo Thanh iên Báo Thanh iên là một tờ báo lớn và có uy tín trong làng báo nước nhà. Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ, có thể nói là ra đời cùng thời điểm bắt đầu công cuộc đổi mới (số báo đầu tiên ra ngày 3/1/1986), song Thanh iên đã khẳng định đựơc vị thế của mình. Báo Thanh iên thực sự là diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt N am. Với quan niệm làm báo hướng đến một con người toàn diện cả về mặt xã hội và mặt cá nhân, bên cạnh những thông tin nhanh nhạy về chính trị, xã hội, kinh tế và hoạt động thanh niên, Báo Thanh iên dành một số trang tương xứng cho văn hóa văn nghệ - thể thao. Phóng sự báo Thanh niên trong nhiều năm trở lại đây đã luôn được đánh giá là có rất nhiều ưu điểm nổi bật như phong phú về đề tài, năng động trong cách tiếp cận hiện thực và thể hiện rất linh hoạt. Về phương diện thể loại hầu hết những bài được ghi là phóng sự đều đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của phóng sự hiện đại. Để làm được điều đó Ban biên tập của báo Thanh iên luôn có một quan niệm nghiêm túc và đúng đắn về thể loại. Trong 2 năm 2009-2010, nhiều sự kiện trọng đại của đất nước đã diễn ra, báo Thanh N iên không thể đứng ngoài cuộc. Trên báo Thanh N iên, trong 2 năm 2009-2010, có tới 1266 bài phóng sự. Phóng sự báo Thanh N iên không cố định đặt ở các trang, có thể là trang 4, 5, 6 hoặc trang 14. Lịch sử 25 năm phát triển khẳng định được bề dày về nhiều mặt của báo Thanh N iên và trong đó không thể không kể đến những thành công về phóng sự. Phóng sự Thanh N iên đã trở thành một đặc thù riêng được xác lập gần 15 năm qua. 1.2.3 Phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM Báo Tuổi trẻ TPHCM là cơ quan ngôn luận của Đoàn TN CS Hồ Chí Minh TPHCM. Ra đời ngày 2/9/1975. Tuổi trẻ TPHCM là một trong số không nhiều tờ báo ở nước ta có chuyên mục phóng sự-ký sự ổn định và thường xuyên đăng tải các tác phnm phóng sự. N ếu so sánh với toàn bộ làng báo nước ta hiện nay, xét trên cả phương diện nội dung và hình thức thì có lẽ phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM 12

chiếm một số lượng khá lớn. Điều này cho thấy Ban Biên tập của tờ báo đã rất có ý thức chăm chút cho chuyên mục và thể loại phóng sự. Trong 2 năm 2009-2010, tác giả luận văn đã khảo sát 1220 tác phnm đăng tải trong chuyên mục Phóng sự-ký sự của báo Tuổi trẻ TPHCM để phân tích. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓ G SỰ TRÊ CÁC BÁO TIỀ PHO G, THA H IÊ VÀ TUỔI TRẺ TP.HCM TRO G 2 ĂM (2009-2010) Chương 2 gồm 41 trang với các nội dung: 2.1 hững đặc điểm về nội dung 2.1.1 Về đề tài phản ánh trong tác ph m Đề tài là phạm vi đời sống hiện thực được phản ánh trong tác phnm báo chí. Các tác phnm phóng sự trên các báo Thanh iên, Tuổi trẻ TPHCM và Tiền Phong trong 2 năm 2009-2010 hấp dẫn người đọc trước hết là ở đề tài phong phú, đa dạng với chất lượng thông tin cao, phản ánh hiện thực đời sống một cách chân thực. Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra về các tác phnm phóng sự được đăng tải trong 2 năm (2009-2010) trên các báo Thanh iên, Tuổi trẻ TPHCM, Tiền Phong. Kết quả thống kê cho thấy phóng sự trên các báo này đã quan tâm đến các mảng đời sống một cách kịp thời, nhanh nhạy, tập trung vào các mảng đề tài chính là kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc tế. Qua kết quả khảo sát, trong số 762 tác phnm phóng sự được đăng tải trong 2 năm 2009-2010 trên báo Tiền Phong, những bài viết về mảng đề tài xã hội chiếm ưu thế rõ rệt với 315 bài, chiếm tỷ lệ 41.3%. So với báo Tiền Phong, đề tài phóng sự trên báo Thanh iên phong phú hơn do đã đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống. Trong tổng số 1266 tác phnm phóng sự được đăng tải trong báo này trong 2 năm 2009-2010, tác giả đã tiến hành thống kê, phân loại và đã thu được một số kết quả. Mảng đề tài về văn hoá chiếm một khối lượng bài vở lớn nhất với 403 bài phóng sự (chiếm tỷ lệ 31.8%). 13

Cũng giống như báo Thanh iên, phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM trong 2 năm (2009-2010) cũng đề cập đến những đề tài phong phú, đa dạng, gần gũi với đời sống với số lượng tác phnm tương đối lớn và cơ cấu tỷ lệ giữa các đề tài cũng có những khác biệt rõ rệt. Trong tổng số 1220 tác phnm phóng sự được khảo sát, chúng ta dễ nhận thấy số lượng bài trên Tuổi trẻ TPHCM lớn, điều đó nói lên quy mô của tờ báo này. Có một đặc điểm mà cả 3 báo phản ánh đều chiếm một tỷ lệ lớn là mảng đề tài xã hội. Trong đó, trên báo Tuổi trẻ TPHCM có tới 666 bài chiếm 54.6% (so với 25.4% trên báo Thanh N iên). 2.1.2 Về chất lượng thông tin trong tác ph m Mục đích của báo chí không chỉ là cung cấp thông tin cho độc giả mà nó còn có nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc hơn nữa. Điều làm nên sức nặng của các tác phnm phóng sự chính là chất lượng thông tin mà nó mang lại cho người tiếp nhận. Có thể nhận thấy chất lượng thông tin trên các báo được khảo sát không đồng đều và thể hiện những tính chất với những mức độ khác nhau. Điều này gắn liền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi tờ báo còn phần nào thể hiện qua các đề tài phản ánh mà chúng tôi đã phân tích ở trên. Điểm nổi bật của các tác phnm phóng sự trên báo Tiền Phong là ở góc nhìn đầy lạc quan, tin tưởng của các tác giả. Bên cạnh, các tác phnm có chất lượng thông tin cao, báo Tiền Phong vẫn còn có những tác phnm rơi vào tình trạng chung chung, không có những chi tiết cụ thể, không có đặc tả chân dung mà chủ yếu chỉ cung cấp những số liệu có tính khái quát về tình hình chung của một địa phương nào đó. Khác với báo Tiền Phong, các tác phnm phóng sự trên báo Thanh iên thường rất chi tiết cụ thể và có chất lượng thông tin cao, có thể làm thoả mãn cả những bạn đọc khó tính nhất. Báo Thanh iên đã có nhiều đóng góp đối với các hoạt động trong đời sống xã hội của đất nước. Chính nguyên nhân này làm cho bạn đọc tìm đến Thanh iên như tìm đến tiếng nói của sự khách quan và trung thực về hiện thực mà họ quan tâm. N hiều bài phóng sự đã góp phần vào việc hình thành và nâng cao tính tự giác trong quần chúng nhân dân lao động. Báo Thanh iên không hề xem nhẹ công tác giáo dục truyền thống cách mạng cũng như truyền thống dân tộc. Bằng chứng chính là những bài viết mà trong ấy tinh thần tương thân tương ái, uống nước nhớ nguồn, sống hết lòng vì cộng đồng và xã hội được đề cao. Phóng sự báo Thanh iên còn tham gia vào việc phát hiện những gương điển hình tiên tiến, gương người 14

tốt, việc tốt. Bên cạnh đó, phóng sự trên báo Thanh iên còn có những tác phnm công phu, những phóng viên điều tra mang tính chất phát hiện cao, đòi hỏi người viết phải hao tâm, khổ tứ, phải lăn lội với thực tế. N hìn chung, phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM có xu hướng ưu tiên cho đề tài mới, nóng trong xã hội, được mọi người quan tâm bởi đó là một phần trong cuộc sống của chính họ. Các tác phnm có những góc cạnh cần thiết trong cách nhìn, cách nghĩ của các tác giả, thể hiện năng lực khám phá, phơi bày, điều trần rất mạnh mẽ. Điều này cho thấy chất lượng thông tin của phóng sự trên báo này khá cao, được đánh giá là có tác động lớn đến xã hội. Điều đó được chứng minh thông qua một số tác phnm được đăng tải trên báo trong 2 năm 2009-2010. 2.1.3 Sự kiện và chi tiết trong tác ph m Trong các tác phnm phóng sự, sự kiện, chi tiết có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong phóng sự, không phải tác phnm phóng sự nào cũng có thể đề cập đến những sự kiện nhưng bất cứ tác phnm phóng sự nào cũng phải có chi tiết. Chi tiết là minh chứng cho sự lăn lội, tham gia vào thực tế của tác giả. Phóng sự trên báo Tiền Phong đã đề cập đến những sự thật xúc động thông qua những sự kiện, chi tiết gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. N hững chi tiết, sự kiện gây được ấn tượng với bạn đọc trong các tác phnm phóng sự trên báo Thanh iên thật khó có thể thống kê hết. Trong số các tác phnm phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM cũng có nhiều chi tiết, sự kiện gây được ấn tượng mạnh mẽ với công chúng. 2.2 hững đặc điểm về hình thức 2.2.1 Về dung lượng Đặc điểm nổi bật của các tác phnm phóng sự trên báo Tiền Phong thường có dung lượng lớn khoảng 2000 chữ. Báo cũng có phóng sự dung lượng nhỏ hơn dưới 1000 chữ. So với báo Tiền Phong, các tác phnm phóng sự trên các báo Lao Động và Tuổi trẻ TPHCM có dung lượng nhỏ hơn. Hầu hết các tác phnm phóng sự trên hai báo này có dung lượng trung bình từ 1500-2000 chữ. 2.2.2 Về hệ thống tít, sapo, ảnh 2.2.2.1 Về hệ thống tít Trong phóng sự ngoài tít chính còn có tít phụ, tít chính là phần nêu vấn đề (tên gọi của bài báo), còn tít phụ thuộc về phần diễn giải vấn đề. Tít bài phóng sự có nhiều 15

loại, có loại giới thiệu khái quát và đầy đủ toàn bộ vấn đề sẽ nêu trong bài viết. Loại tít này báo Tiền Phong, Thanh iên và Tuổi trẻ TPHCM sử dung khá nhiều, vì người đọc có thể dễ nhận dạng được các vấn đề cần nêu trong phóng sự. Loại tít mở thường nêu một vế dang dở của vấn đề, người đọc chưa thể biết ngay thông tin trong bài viết đề cập đến vấn đề gì. Loại tít này không có ưu điểm là thâu tóm được cốt lõi của vấn đề nhưng lại có ưu điểm gợi trí tò mò của người đọc. Loại tít Nn dụ, dùng những sự kiện, sự việc, nhân vật có tính tượng trưng cũng được sử dụng nhiều trong phóng sự. Loại tít này đòi hỏi người đọc phải có khái niệm và ý nghĩa của hình tượng đó. Đặt tít bài hai vế bổ sung về nghĩa cũng hay được sử dụng trên ba báo này. Thường vế đầu các tít này là nêu hiện tượng còn vế sau là tính chất của hiện tượng đó. Tít phóng sự cũng có thể là một câu hỏi đầy đủ hay chỉ là một con số, một mệnh đề. Khác tít chính, tít phụ của phóng sự có chức năng chỉ ra một khía cạnh trong toàn bộ vấn đề được đề cập. Tít phụ thường xuất hiện ở những phóng sự có nhiều luận điểm nhỏ, làm nhiệm vụ phân chia từng luận điểm khác nhau. Tuy nhiên, một phóng sự không nhất thiết phải có tít phụ, nhưng nếu bài viết có dụng ý lớn thì nên có tít phụ vì nó làm tăng thêm phần hấp dẫn cho bài viết. Một bài phóng sự có thể có một hay nhiều tít phụ. Trong một phóng sự có từ 2 đến 4 tít phụ là hợp lí nhất. Hệ thống tít và tít phụ trên báo Tiền Phong, Thanh iên và Tuổi trẻ TPHCM có nhiều ưu điểm như hình thức trình bày tốt, trang trí đẹp, ngắn gọn, dễ hiểu, toát lên được chủ đề của nội dung. 2.2.2.2 Đặc điểm sa pô, ảnh N ếu như vài dòng sa pô đã đủ cho độc giả không có nhiều thời gian thì mục đích của nó không phải là nói với người đó rằng: các phần còn lại của bài báo không có gì đáng quan tâm cả. Mà trái lại, nó phải làm cho người ta muốn đọc và muốn biết thêm thông tin chi tiết trong bài phóng sự đó. Các sa pô bài phóng sự trên báo Tiền Phong, Thanh iên và Tuổi trẻ TPCHM đều đi thẳng vào vấn đề chính của phóng sự với lối viết ngắn gọn, dễ hiểu, hầu hết hay và hấp dẫn độc giả. Ảnh minh hoạ trong phóng sự có vai trò quan trọng, giúp tô đậm chủ đề, tăng thêm tính hấp dẫn, làm cho người đọc dễ dàng hình dung sự kiện, sự việc, nhân vật trong nội dung bài viết đề cập tới. Hiện nay, ảnh phóng sự thường do chính tác giả bài viết chụp. Điều này làm cho công chúng tin tưởng ở nội dung bài viết hơn. Ảnh phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh iên, Tuổi trẻ TPHCM cũng vậy, mỗi 16

phóng sự có từ 1 đến 2 ảnh, thậm chí có phóng sự sử dụng 3 ảnh hoặc 4 ảnh. Ảnh trên các bài phóng sự chủ yếu là cỡ ảnh rộng toàn cảnh tăng thêm tính hấp dẫn cho bài viết. 2.2.3 Về bố cục và kết cấu Khi xây dựng kết cấu tác phnm phóng sự, trước hết người làm báo phải căn cứ vào chủ đề, đề tài, đối tượng cần tác động và các yêu cầu cụ thể khác của báo mình, đồng thời kết hợp với vị trí của mình rồi hình dung lại toàn bộ sự kiện để định ra bố cục tương ứng. Thông thường kết cấu trong phóng sự gồm 4 phần: đầu đề, nêu vấn đề, diễn giải chứng minh vấn đề và kết luận. Qua khảo sát, tác giả luận văn nhận thấy: Kết cấu của báo Tiền Phong, Thanh iên và Tuổi trẻ TPHCM thường hết sức linh hoạt, tùy thuộc vào từng đối tượng phản ánh mà tác giả có kết cấu phù hợp. N hìn chung, kết cấu phóng sự trên ba báo này chặt chẽ, lôgíc, giản dị, không cầu kì, không cố làm cho sự việc thêm lắt léo. Đó có thể là kiểu kết cấu truyền thống là nêu vấn đề, trình bày về vấn đề và cuối cùng là đưa ra kết luận. Hay có kiểu kết cấu theo trình tự diễn biến của sự kiện, sự việc hay vấn đề. Kiểu kết cấu này có tác dụng cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về bản chất của vấn đề. N ó giúp cho độc giả nhận thức, suy nghĩ và cùng hành động để giải quyết vấn đề cùng người trong cuộc. Đây cũng là kiểu kết cấu được sử dụng khá phổ biến trên ba báo Tiền Phong, Thanh iên và Tuổi trẻ TPHCM. 2.2.4 Về ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu N gôn ngữ, bút pháp và giọng điệu là những yếu tố về hình thức góp phần quyết định vào thành công của một tác phnm phóng sự chúng tôi nhận thấy: văn phong, ngôn ngữ, bút pháp và giọng điệu của các tác phnm phóng sự trên báo Tiền Phong, Thanh iên và Tuổi trẻ TPHCM đã khai thác tối đa năng lực biểu hiện giàu chất văn học gắn liền với những đặc điểm thể loại phóng sự báo chí. Một bài phóng sự không phải là một bài phân tích, cũng không phải là một bài bình luận, một truyện ngắn lịch sử, hay là một bài điều tra. Phóng sự Tiền Phong là sự tổng hợp của những thể loại trên. N hìn chung, phóng sự báo Tiền Phong có giọng điệu gần gũi với văn học bởi mỗi bài phóng sự là một câu chuyện hoàn cảnh có biến cố, nhân vật (thậm chí có nhân vật chính, nhân vật phụ) với lời nói, suy nghĩ và hành động N ếu so với phóng sự trên báo Tiền Phong thì phóng sự trên báo Thanh iên và Tuổi trẻ TPHCM có những nét khác. N gôn ngữ không mềm mại, uyển chuyển như 17

trong các tác phnm phóng sự Tiền Phong nhưng cũng có giọng điệu khá linh hoạt, sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn độc giả ngay bởi cách đi thẳng vào vấn đề một cách khéo léo và hết sức tự nhiên của các nhà báo. 2.2.5 Về cái tôi trần thuật Sự xuất hiện của cái tôi trần thuật là một đặc điểm nổi bật của thể loại phóng sự báo chí. Một phóng sự không có sự xuất hiện của cái tôi tác giả đến, đi, suy nghĩ và đánh giá thì không gọi là phóng sự. Trong các tác phnm phóng sự trên các báo đã được khảo sát trong 2 năm 2009-2010, vai trò của nhân vật trần thuật đều được các tác giả rất chú ý, quan tâm. 2.2.6 Về tính chất thể loại Trên cơ sở tiêu chí là đối tượng được phản ánh, có thể chia phóng sự thành 5 dạng. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, tác giả nhận thấy nhiều tác phnm là sự giao thoa, kết hợp giữa các dạng. Vì thế, sự phân chia các tác phnm phóng sự trên các báo theo từng tiểu loại sẽ khó tránh được sự đánh giá chủ quan của người viết. Trong số 762 tác phnm phóng sự trên báo Tiền Phong thì phóng sự vấn đề chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong tổng số 1266 phóng sự, tác giả khảo sát trên báo Thanh iên, các tác phnm thuộc dạng phóng sự vấn đề là lớn nhất. Cũng giống như phóng sự trên báo Thanh iên, phóng sự báo Tuổi trẻ TPHCM đã thể hiện đầy đủ các đặc điểm của phóng sự báo chí hiện đại, đồng thời, báo có sự đa dạng và phong phú về các tiểu loại phóng sự. Cơ cấu các dạng phóng sự trên báo Tuổi trẻ TPHCM có nét tương đồng so với báo Tiền Phong và Thanh iên. Phóng sự vấn đề chiếm tỷ lệ cao nhất trong các dạng phóng sự báo Tuổi trẻ TPHCM, với 506 bài/1220 bài phóng sự (chiếm 41.5%). Chương 3: GIẢI PHÁP Â G CAO CHẤT LƯỢ G PHÓ G SỰ HIỆ AY Chương 3 gồm 28 trang, với các nội dung: 3.1 hững xu hướng tích cực 3.1.1 Xu hướng đa dạng hoá về đề tài phản ánh trong tác ph m Đây là một tất yếu khách quan xuất phát từ sự vận động của bản thân đời sống báo chí. Đó cũng chính là quá trình trả lại cho phóng sự báo chí những khả năng vốn có của nó đáp ứng tốt hơn những đòi hỏi của cuộc sống. Hàng ngày có bao nhiêu sự kiện, vấn đề lớn, nhỏ diễn ra. Đó là nguồn đề tài quý giá cho thể loại phóng sự. Đề tài 18

được phản ánh trong phóng sự đã có sự biến đổi theo bối cảnh xã hội của đất nước. Có thể khẳng định: Chính công cuộc đổi mới đã tạo cơ sở xã hội cho phóng sự báo chí ở nước ta từng bước đa dạng hoá về đề tài theo hướng ngày càng gần gũi với đời sống. 3.1.2 Xu hướng tăng cường chất lượng thông tin trong tác ph m Đây được coi là một yếu tố sống còn trong cuộc cạnh tranh giữa các nền báo chí. Việc tăng cường chất lượng thông tin bao hàm cả yếu tố về nội dung và hình thức của tác phnm. Xu hướng này có liên quan mật thiết với xu hướng đa dạng về đề tài. Chất lượng thông tin trong tác phnm được thể hiện ở sự hấp dẫn, lý thú và bổ ích và các yếu tố khác như sự mới lạ, sự độc đáo. Cao hơn là yêu cầu về phnm chất của thông tin mà giá trị xã hội của nó tạo ra tới dư luận xã hội. Điều này là một nhiệm vụ đặt ra cho các nhà báo khi sáng tạo tác phnm báo chí, nhất là các nhà báo viết phóng sự. 3.1.3 Xu hướng thay đổi về dung lượng tác ph m Xu hướng co ngắn về dung lượng của tác phnm phóng sự đang là xu hướng chung được các tờ báo sử dụng. Trên báo in, một tác phnm phóng sự hiện nay thường chỉ dao động trong khoảng trên dưới 1000 chữ. Đây không chỉ trở thành xu hướng chung với phóng sự trên báo in mà trên tất cả các loại hình báo chí khác. Kết quả khảo sát trên báo Tiền Phong, Thanh iên, Tuổi trẻ TPHCM và nhiều báo khác ở nước ta, hầu hết các tác phnm phóng sự có dung lượng dao động từ 1000 chữ đến 1500 chữ. Cũng có nhiều tác phnm dưới 1000 chữ nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ thông tin của một phóng sự như trên báo Tuổi trẻ TPHCM. Sự co ngắn về dung lượng của thể loại phóng sự cũng là một quá trình chứ không phải ngẫu nhiên. Sự thay đổi đó làm mất đi một số đặc điểm cũ nhưng đồng thời cũng làm xuất hiện những đặc điểm mới theo hướng ngày một hợp lý hơn. Tuy chúng có sự co ngắn về dung lượng nhưng phóng sự vẫn là thể loại có dung lượng lớn nhất so với các thể loại báo chí khác. Sự co ngắn đó có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả của tác phnm không đòi hỏi năng lực của các nhà báo. 3.1.4 Xu hướng thể hiện vai trò của nhân vật trần thuật trong tác ph m Trong phóng sự, cái tôi trần thuật được thể hiện một cách có bề dày và bản sắc so với bất cứ một thể loại báo chí nào khác. Thể loại phóng sự đòi hỏi tác giả phải có 19

vốn kiến thức sâu rộng, giác quan nhạy bén, đồng thời là người có khả năng phân tích, đánh giá vấn đề một cách sắc bén. Chính vì thế, tác phnm sẽ thể hiện được quan điểm cầm bút của mỗi tác giả viết phóng sự. Vai trò của nhân vật trần thuật cũng đã có nhiều thay đổi theo bối cảnh của xã hội. Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, tác giả lựa chọn cách thể hiện bài viết sao cho hợp lý nhất. 3.1.5 Xu hướng sử dụng bút pháp văn học trong tác ph m Bút pháp văn học trong tác phnm chính là các yếu tố về ngôn ngữ, giọng điệu, cảm xúc được tác giả sử dụng trong bài viết. Một phóng sự có chất lượng thông tin cao cũng có nghĩa là phải có một hình thức tương xứng với nội dung thông tin mà nó chuyển tải. Việc tăng cường chất lượng của giọng điệu, bút pháp, ngôn ngữ cũng chính là việc tăng cường những phnm giá văn học trong tác phnm phóng sự. Trong phóng sự báo chí, việc sử dụng bút pháp góp phần tạo ra nét đặc sắc, ấn tượng. N hưng sử dụng chúng như thế nào cho phù hợp thì đòi hỏi ở năng lực thể hiện của từng tác giả. 3.1.6 Xu hướng giao thoa, chuyển hoá với các thể loại khác Quá trình khảo sát về các báo Tiền Phong, Thanh iên, Tuổi trẻ TPHCM trong 2 năm (2009-2010) cho thấy: phóng sự chân dung có thể giao thoa với phóng sự vấn đề, phóng sự sự kiện; hay phóng sự vấn đề có thể giao thoa với phóng sự quanh cảnh, hiện trạng N goài sự giao thoa giữa các dạng trên, phóng sự báo chí còn có thể giao thoa với nhiều thể loại báo chí khác ở trong và ngoài hệ thống thể loại báo chí như sự kết hợp giữa tác phnm với ảnh báo chí để tạo nên phóng sự ảnh 3.2 hững xu hướng tiêu cực 3.3.1 Tình trạng vi phạm tiêu chí thể loại Điều này được thể hiện trong nhiều bài báo được ghi là phóng sự nhưng không đáp ứng những tiêu chí về nội dung và hình thức của thể loại báo chí này. Đó là những tác phnm chỉ dừng lại ở mức độ là những bài thông tin phản ánh đơn giản. Đây là hậu quả của việc không hiểu biết đầy đủ về những đặc điểm của thể loại. 3.3.2 Xu hướng thương mại đơn thuần, giật gân, câu khách N hiều tờ báo vì muốn thu hút sự chú ý của độc giả thông qua những tác phnm viết về những chuyện giật gân, tầm thường nên đã có nhiều phóng sự chất lượng 20

thông tin thấp, thông tin giật gân theo kiểu treo đầu dê bán thịt chó. Qua đó thu được lợi nhuận cao. 3.2.3 Xu hướng thông tin phục vụ cho thị hiếu tầm thường của một nhóm người Moi móc những vấn đề đời tư của những nhân vật nổi tiếng, đi vào những vấn đề mà văn hóa dân tộc không cho phép. N hà báo trước cơ chế thị trường, làm sao để giữ được sự trong sạch của bản thân, sự khách quan trung thực về thông tin của báơ chí. Vấn đề không chỉ ở đạo đức nghề nghiệp, ở bản lĩnh chính trị vững vàng của nhà báo mà còn ở sự tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát của cơ quan chức năng, kịp thời phát hiện những trường hợp sai phạm. 3.3 hững điều kiện và yếu tố để phóng sự phát triển 3.3.1 Tình hình chính trị, kinh tế và xã hội trong nước Bối cảnh trong nước tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực thông tin báo chí nước ta. Sự phát triển của báo chí đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để Việt N am nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kỹ năng, các phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại, cơ sở lý luận mới để hỗ trợ quá trình đổi mới và phát triển của báo chí nước ta. Báo chí nước ta ngày càng khẳng định vai trò, vị trí, chức năng là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu trong đời sống xã hội, có tốc độ phát triển ngày càng tăng, chi phối sâu sắc toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là cơ sở tạo điều kiện cho thể loại phóng sự phát triển. 3.3.2 Tình hình quốc tế Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế có những tác động mạnh mẽ đến thông tin báo chí, gây ra những thách thức trong lĩnh vực thông tin. * Tóm lại: Bối cảnh quốc tế và trong nước tạo ra thời cơ lớn, đồng thời cũng đặt ra những thách thức hết sức gay gắt cho lĩnh vực thông tin báo chí nước ta. Sự phát triển của báo chí đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để Việt N am nhanh chóng tiếp cận với công nghệ mới, các kỹ năng, các phương tiện thông tin, kỹ thuật truyền thông hiện đại, những kinh nghiệm tổ chức hoạt động, những cơ sở lý 21

luận mới để từ đó hỗ trợ quá trình đổi mới và phát triển của báo chí nước ta, trong đó phải kể đến sự phát triển không ngừng của thể loại phóng sự báo chí. 3.4 hững giải pháp để nâng cao chất lượng phóng sự báo chí 3.4.1 Bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác ph m Đây là yêu cầu đầu tiên khi viết phóng sự. Để có một phóng sự đúng không khó, nhưng viết được một phóng sự hay, ấn tượng độc giả thì đó là một thách thức không hề dễ dàng gì đối với người viết phóng sự. Yêu cầu bám sát hiện thực cuộc sống trong sáng tạo tác phnm phóng sự chính là động lực giúp các nhà báo không ngừng làm mới mình qua các đề tài phản ánh. 3.4.2 ắm vững những đặc điểm của thể loại Đây là một yêu cầu cần thiết đối với các tác giả viết phóng sự. Chỉ khi nắm vững các đặc điểm về nội dung và hình thức của thể loại, tác giả mới có thể chủ động sáng tạo ra những tác phnm có thể kết hợp được những ưu thế của các thể loại để phản ánh một cách chính xác, sinh động và kịp thời hiện thực đa dạng, phức tạp đang vận động một cách năng động ở nước ta hiện nay. 3.3.3 Ph m chất của người viết phóng sự Để sáng tạo ra tác phnm phóng sự góc cạnh và theo sát thời cuộc, người viết phóng sự phải có vốn kiến thức sâu rộng, tài năng và động lực sáng tạo, sự hối thúc của những khao khát muốn khẳng định cái tôi, nét riêng của chính mình. Một tác giả phóng sự chân chính phải là người biết hoà nhập vào cuộc sống, dám đi đến cùng của sự việc. Chính bởi vậy, việc nhấn mạnh quan điểm, lập trường của nhà báo viết phóng sự là vô cùng cần thiết. 3.4.4 Khuyến nghị 3.4.4.1 Khuyến khích và mở rộng các công trình nghiên cứu về thể loại phóng sự nói chung và xu hướng vận động của phóng sự nói riêng 3.4.4.2 Mở rộng phạm vi nghiên cứu về đặc điểm của phóng sự ở các loại hình báo chí khác 22

KẾT LUẬ Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí Việt N am với các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo mạng điện tử đã tạo điều kiện cho phóng sự phát triển ngày càng đa dạng và phong phú, phản ánh một cách nhanh nhậy về những cái mới, kịp thời mang đến cho công chúng những thông tin sinh động về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh của đời sống báo chí hiện đại, phóng sự cũng đã có nhiều biến đổi, đòi hỏi phải đổi mới nhận thức về thể loại này. Đặc điểm của thể loại phóng sự trên báo in hiện nay là một vấn đề khá rộng. N ó cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có sự phân tích, đánh giá trong một thời gian dài. Bởi để biết được đặc điểm của nó như thế nào thì phải trải qua một quá trình. Do vậy, tất cả những gì người viết đặt ra trong luận này chỉ là những khảo sát bước đầu, cần được tìm hiểu cặn kẽ hơn nữa. Học viên cũng nhận thấy những gì mình làm được còn khá khiêm tốn. Xung quanh thể loại phóng sự cũng như xu hướng vận động và phát triển của nó còn rất nhiều vấn đề để chúng ta bàn bạc. Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ ban đầu đặt ra, người viết đã có một khoảng thời gian tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thể loại phóng sự. Trên cơ sở những hiểu biết căn bản về đặc trưng thể loại phóng sự nói chung, tác giả đã tiến hành khảo sát những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của các tác phnm phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh iên, Tuổi trẻ TPHCM để rút ra thực trạng phát triển của phóng sự trên báo in hiện nay. Quá trình khảo sát đã giúp tác giả có cái nhìn sâu sắc về mọi mặt của thể loại phóng sự nói chung và phóng sự trên ba báo nói riêng. Từ đó, người viết luận văn đã đưa ra những nhận xét về đặc điểm của thể loại phóng sự trên báo in cũng như xu hướng vận động và phát triển của phóng sự bao gồm hai mặt tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, cũng cần nói rằng, việc người viết 23