Khóm lan Hạc đính

Tài liệu tương tự
Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Công Chúa Hoa Hồng

Tả cánh đồng quê em văn 5

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

No tile

Họp Tổ Dân Phố. Nguyễn Thị Thanh Dương Chiều nay chị Bông ăn cơm sớm để đi họp tổ dân phố, ban trưa ông tổ trưởng đã đi rảo qua từng nhà để mời họp, ô

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

MỪNG XUÂN QÚY TỴ (2013) SỚ TÁO QUÂN 1 XUÂN QÚY TỴ Xuân đến rồi Hồ hởi bà con ơi! Áo mới choàng lên vạn vật Hương sắc lung linh dáng tuyệt vời! Mừng ca

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

PHẦN TÁM

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

Phần 1

No tile

No tile

Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Bao giờ em trở lại

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Nhập vai Tấm kể lại câu chuyện Tấm Cám

Microsoft Word - thientongtrucchi-read.doc

Truyện ngắn : Bà Năm xóm Chợ Bà Chiểu

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

-

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Phần 1

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

mộng ngọc 2

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Ca Sĩ Rừng Xanh và Người Tù Binh Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh Truyện ngắn được trích trong: CỬA TRỜI RỘNG MỞ Chúng tôi bị đưa đến một cái lán nhỏ trong c

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

CHƯƠNG I

Microsoft Word baLanHoaKiep

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Hoàng Văn Chí Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc Phần II: TÀI LIỆU (NHÂN VẬT VÀ TÁC PHẨM) 000o000 Chương 3: Các nhà văn đứng tuổi HỮU LOAN Hữu Loan năm nay

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

CHƯƠNG I


Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

HỒI I:

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Phần 1

No tile

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Gian

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

SÓNG THẦN PHAN RANG MX Tây Đô Lâm Tài Thạnh. Theo nhịp sống, người ta tự chọn phương hướng để đi, bằng nhiều cách khác nhau, lưu giữ hay xóa đi quá kh

Chửi

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

CHƯƠNG 1

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Tả lại con đường từ nhà đến trường

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Microsoft Word - tuong nho19_6

SỰ SỐNG THẬT

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Document

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Lan Việt : Hài Hê len Paphiopedilum helenae Avery

SỰ SỐNG THẬT

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phỏng Vấn Một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân Cao Bá Tuấn ghi LTS: Với nội dung bài này, chúng tôi chủ động không tìm hiểu tác giả; bởi chúng tôi nghĩ, độ

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Phần 1

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Document

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

tem

Document

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Đà Lạt Những Hương Vị Khó Quên _ (Thiên Hương) (Hồi Ký)

Microsoft Word - VuDucNghiemAnhToi-VTH-Chuong8.doc

Phần 1

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Cúc cu

cover.ai

Document

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

VINCENT VAN GOGH

Bản ghi:

Khóm Lan Hạc Đính Mặt trời đã sắp lặn sau rặng núi xa mờ trên biển cả, những đám mây nhuộm sắc hoàng hôn đã chuyển bầu trời phía Tây thành một mầu hoàng kim rực rỡ. Những đợt sóng phản chiếu ánh nắng chiều còn vương vãi lại như giải lua vàng quấn quít, nối tiếp sô nhau vào ghềnh đá lởm chởm. Bọt nước bị cơn gió mạnh buổi chiều thổi tung lên thành một vệt dài trắng xóa trên nền cát đã ngả sang mầu nâu loang lổ. Trên bao lơn của một căn nhà sang trọng bên bờ biển, cụ Sửu vẫn ngồi bất động mắt nhìn vào khoảng không gian vắng lặng với tiếng sóng vỗ rì rào, thỉnh thoảng xen lẫn tíếng chim hải âu gọi ríu rít gọi đàn. Mấy ngày hôm nay, kể từ khi cụ đi thăm chốn xưa, quê cũ trở về, đám con cháu thấy cụ không còn vui vẻ như hồi nào. Cụ ngồi yên bất động mơ màng chìm đắm trong một cõi mơ hồ, huyễn hoặc nào đó. Cụ chăm chăm nhìn vào một chậu lan có những chiếc lá to bản, nhưng tinh thần, tâm trí của cụ hình như ở tận đâu đâu. Đó là chậu lan Hạc Đính, một kỷ niệm của quê hương cũ đã nhắc nhở tới những tang thương biến đổi trong cuộc đời của cụ... Chuyến về thăm quê hương cuối đời đã khơi lại cho cụ biết bao nhiêu nỗi vui buồn lẫn lộn. Từ trên chiếc phi cơ lượn vòng quanh bầu trời của phi trường Nội Bàì, nhìn xuống mảnh đất thân yêu qua ô cửa kính chật hẹp, mắt cụ đã chan hòa với những cảm xúc dạt dào. Cánh đồng lúa dưới cánh phi cơ chỉ còn là những ô vuông mầu xanh, nâu vàng hay trắng, những chiếc nhà nhỏ bé như bao diêm bên hàng cây xanh ngắt, một cảnh vật xa vắng từ nửa thế kỷ đã qua. Ra đón cụ tại phi trường là một đám người y phục chỉnh tề như trong ngày Tết, cụ ngơ ngác nhìn và cố tìm ra một vài gương mặt quen thuộc ngày nào. Trong số đó có mấy người già râu tóc bạc phơ và vài thanh niên nam nữ quần áo tuy có vẻ lịch lãm nhưng không sao dấu được những nét khắc khổ của cuộc sống bon chen. Bác Sửu đấy ư? Bác có nhận được em không? Có phải chú Tuấn đó không? Chú để râu dài quá nên anh khó lòng nhận ra! Cụ nhận ngay ra được giọng nói quen thuộc của người em ruột, cụ vẫn thường mong nhớ. Nước mắt tuôn trào, cụ ôm lấy người em duy nhất còn sót lại trong gia đình cụ. Mọi người xúm lại chào, nhưng cụ không còn nghe, còn thấy gì cho đến khi chiếc xe đã rời khỏi phi trường Nội Bài khá xa. Qua khung cửa kính những xe cộ tấp nập và nhà cửa chạy lùi về phía sau tuy nhanh, nhưng cụ đã thấy một sự biến đổi rất nhiều so với nửa thế kỷ trước, khi cụ đành phải bỏ cha mẹ, anh em vào Nam sau khi hiệp đinh Genève chấm dứt 10 năm gian khổ kháng chiến chống Pháp. 1

Ngày đó cụ cũng giống như hàng triệu thanh niên yêu nước đã thoát ly gia đình gia nhập Trung đoàn 44 hoạt động tại các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, dọc theo con đường số 5 nối liền Hà Nội và Hải Phòng. Năm tháng tuy đã phai mờ những kỷ niệm khi xưa, nhưng cụ vẫn không quên anh Sáu Đậu người anh hùng địa lôi tuy hiền lành, ít nói đã đánh tan tành những đoàn xe công voa của Pháp. Con đường 39 khi xưa chạy qua cánh đồng tam thiên mẫu trải dài cho tới tận chân trời nay chỉ còn là những nhà cửa lô nhô, chiếc sát ngay ngoài đường, chiếc tụt lùi vào phía trong. Mỗi chiếc một kiểu với bao lơn sân thượng hay mái tôn rỉ sét, nhưng cũng có vài chiếc với mái tròn xa lạ mà người ta gọi là mái củ hành, nhưng tất cả đều giống nhau ở một điểm: chiều ngang chỉ độ 4-6 thước và toàn thể có quá nhiều rác rưởi và những đống gạch, vôi vữa ngổn ngang. Trên xe mỗi người hỏi một câu làm ngắt quãng cuốn phim dĩ vãng của cụ và cuối cùng xe đã về tới làng Đoạn đường 60 cây số khi xưa quá dài, nhưng sao bây giờ chỉ có non một tiếng đã về tới. Đây là ngôi làng cũ của cụ hay sao? Cánh đồng đầu làng xưa kia rộng mênh mông nay chỉ còn là một vạt lúa nhỏ hẹp, xanh tươi mơn mởn. Cây đa đầu làng cao vút đâu rồi? Những khóm tre sao trông lại sơ sác và tiều tụy quá vậy? Đàn bà trẻ con túa ra quanh xe và nhìn cụ như một người lạc đến từ một hành tinh xa lạ. Một người đàn bà lưng còng và đôi mắt sâu hoắm chỉ còn lòng trắng nắm tay cụ hỏi: Bác có nhận ra em không? Em là Ngâu đây! Nghe tên Ngâu, cụ không nhận ra được nhưng nhớ rằng người đàn bà này khi xưa là một cán bộ xinh đẹp, nhưng dữ dằn nhất trong cuộc đấu tố phú hào, địa chủ. Nhờ cô có chút cảm tình riêng biệt với cụ, cho nên cụ mới còn sống sót tới ngày nay. Chưa kịp trả lời người 50 năm cũ, họ hàng con cháu đã mời cụ vào một căn nhà nhỏ gần đó với những mâm cơm chờ sẵn. Vài chai rượu mạnh và những đĩa thịt cá ê hề hôm nay chỉ gợi lại cho cụ những ngày tối tăm vói bữa cơm đạm bạc của gia đình cụ và của đất nước khi bước vào một giai đoạn tối tăm, kinh hoàng và thảm khốc nhất trong lịch sử Ngày đó cũng như hàng trăm ngàn thanh niên cùng thế hệ, cụ đã lên đường kháng chiến chống Pháp, rồi bỗng nhiên bị giải giới về làng chứng kiến cảnh đấu tố cha mẹ cụ, chỉ vì tội có vài chục mẫu ruộng. May nhờ cô Ngâu tuy dữ dằn kết tội nhưng lại xin nhân dân rộng lượng khoan hồng, cho nên gia đình cụ bị tước đoạt hết tài sản, cha mẹ cụ bị sỉ nhục và mấy trận đòn nhưng thoát chết, riêng cụ bị tước quân hàm đại đội phó và trở thành một kẻ tội đồ không có án. Cụ nhớ đến cảnh khi rời bỏ căn nhà đã được tổ tiên truyền lại từ mấy đời, cha cụ hai tay còn khư khư ôm lấy chậu lan Hạc Đính mà cha cụ còn quý hơn vàng. Nghe nói cây Hạc Đính này, năm xưa nội tổ cụ đã đem tặng cho cụ Tam Nguyên Yên Đổ, Nguyễn Khuyến, nhân khi cụ Tam Nguyên được Chu Mạnh Trinh, án sát tỉnh Hưng Yên tặng cây hoa trà. Lúc đó cụ Nguyễn Khuyến đã bị mù cả hai mắt, nên mới có giai thoại và bài thơ sau: 2

Tết đến người cho một chậu trà Đương say ta chẳng biết rằng hoa Da mồi tóc bạc, ta già nhỉ! Áo tía đai vàng, bác đấy a? Mưa nhỏ những khinh phường xỏ lá Gió to, luống sợ lũ dơi già Xem hoa, ta chỉ xem bằng mũi Đếch thấy mùi thơm, một tiếng khà! Sở dĩ có chuyện tặng cây lan Hạc Đính, vì hương thơm dịu dàng thoang thoảng, hoa tuy đẹp nhưng lúc nào cũng rủ xuống chứ không phải là Hữu sắc vô hương như bông hoa trà mà Chu Mạnh Trinh đã ác độc đem tặng một người mù. Sau khi cụ Nguyễn Khuyến qua đời, cây lan đã được con cháu cụ hoàn lại cố chủ. Cụ còn nhớ rõ khi cha cụ bưng chậu lan đi theo, cô Ngâu còn nói: Chết đến đít mà hãy còn không chừa cái thói trưởng giả! Sau mấy ngày lưu lại nơi chôn rau cắt rốn, xây dựng lại mồ mả tổ tiên, cụ Sửu cảm thấy không còn gì để lưu luyến với nơi cụ đã sinh ra lớn lên trong thời thơ ấu. Người em thân yêu của cụ luôn than thở kể lể những khó khăn điêu đứng nhục nhã của gia đình phải hứng chịu, khi cụ bỏ trốn ra đi mà không hề hỏi một câu để biết rằng cụ đã sống ra sao, đã làm gì để vượt qua những khó khăn ở nơi đất lạ quê người. Trước mắt họ, cụ là một người giầu sang phú quý, cụ phải có trách nhiệm với họ, nói cách khác là cụ mắc nợ họ, một món nợ cả tinh thần lẫn vật chất. Mảnh đất cũ của gia đình cụ, nay là nơi tá túc của trên một chục gia đình với những căn nhà tuy xây bằng gạch với mái ngói nhưng diện tích chỉ bằng chiếc miễu nhỏ bên đường. Phần lớn các gia đình đều có đèn điện, máy truyền hình và lác đác vài nhà có đường giây điện thoại. Họ tự hào và tự mãn với những gì hiện có, nhưng họ đâu có biết rằng cuộc sống hiện tại cũng chẳng khá hơn những người ở miền Nam 30 năm về trước. Tội nghiệp hơn cả là trên bàn thờ, ngoài di ảnh những người anh em con cháu đã hy sinh trên chiến truờng lại có cả hình ảnh của chính con người đã đẩy biết bao nhiêu thanh niên yêu nuớc hy sinh oan uổng cho một chủ nghĩa ngoại lai... Trong ngôn từ giao tiếp, cụ thấy có nhiều chữ nghĩa lạ tai, tuy bóng bẩy nhưng vô nghĩa hay phản nghĩa. Hỏi một cô cháu gái Hiệu trưởng một trường Trung học cấp 2 về việc tại sao có sự phát âm sai lầm giữa L và N chưa từng có ở địa phương. Cô cháu giải thích: Cụ ơi! Ông Tỉnh nói sao, ông Huyện cũng phải nói như vây, chúng cháu tuy biết rằng sai nhưng cũng đành phải nói theo. Nếu không kẻo lại bị dèm pha là chê người ta dốt, mất việc dễ như chơi. Dần dà thành ra quen miệng cũng như chúng ta nói mặt trăng với mặt giăng vậy? 3

Lên Hà Nội để tìm lại các bạn năm xưa, phần lớn họ đã hy sinh trong những trận chiến khốc liệt tại khu chiến Hải Hưng, đèo Bông Lau hay Điện Biên Phủ, phần khác vì thiếu thuốc men, dinh dưỡng. Gặp nhau ở quán chả cá Lã Vọng với chiếc cầu thang ọp ẹp của 50 năm về trước, vẫn trong mùi khói than khen khét và mùi mắm tôm quyện lẫn trong không khí tạo thành một hương vị đặc trưng. Bạn của cụ, tất cả những người còn sống đều đã từ giã chức vụ cao cấp trong quân đội. Gặp nhau dù vào tuổi đã trên dưới 80 mà vẫn mày tao chi tớ như xưa. Hỏi thăm bạn về gia cảnh và đời sống hàng ngày, một người chua chát nói: Mày thực là may mắn, như áng mây trắng bay trên bầu trời xanh ngắt, còn chúng tao như cánh bèo trôi trên mặt nước hồ thu. Cụ cười xòa: Nói làm chi những lời cay đắng đó, mây cũng sắp tan, bèo cũng sắp chìm! Chúng ta còn may mắn gặp nhau, thôi thì hãy nâng chén cạn ly mừng cho nhau hãy còn sống sót qua những cơn tang thương biến cải! Ghé vào tai anh bạn ngồi cạnh, cụ thì thầm: Tiên sư bố chúng mày! Nếu ngày đó tao không bị giải giới thì tao cũng như chúng mày mà thôi! Ngày hôm sau cụ được bạn bè rủ đi thăm một người bạn đã bị cụt một chân trong trận công đồn đã viện ở Kẻ Sặt. Ngày nay anh là chủ nhân giầu có của một vườn cây cảnh và hoa lan tại Việt Trì. Ngay lối vào, những chậu cây cảnh to lớn dẫn vào một ngôi nhà toàn là danh mộc, khang trang lộng lẫy. Người bạn ôm lấy cụ nước mắt nghẹn ngào: Năm đó nếu không nhờ có anh cõng em ra khỏi giao thông hào thì em đã bỏ xác trong đám dây thép gai rồi còn gì và nếu không có anh gửi gấm với họ hàng em làm gì còn có ngày nay. Lục trong trí nhớ, cụ mới sực nhớ ra rằng trong lúc khói lửa mịt mùng đêm đó, cụ đã cứu một đồng đội bị thương nặng, sau đó gửi gấm cho người chú họ xa, rồi lại theo đoàn quân rời đi nơi khác. Anh bạn năm xưa cuống quýt gọi vợ con ra chào và cụ mới biết rằng cô em họ của cụ cảm thương người thương binh nặng lòng vì nước nên đã chăm nom săn sóc và gá nghĩa vợ chồng. Sau năm 1956,vì cũng thuộc vào thành phần tư sản, nên gia đình ông chú bắt buộc phải di cư lên Phú Thọ phá rừng trồng ngô sắn. Vốn ưa thích cây cảnh cho nên ông chú của cụ đã mang những gốc cây cổ thụ đã bị đốn ngã về trồng và ngày nay mảnh đất cằn cỗi đã trở nên vườn cây tươi tốt, bên cạnh nương khoai sắn xanh um. 4

Sau năm 2000, những cây cảnh này là những quý vật dành cho các bậc quyền thế. Những cây lan thường bám ở trên đám cây cổ thụ bị đốn ngã bị bỏ lay bỏ lóc dưới nắng mưa cũng được mang về chăm bón. Không biết nhờ nước mưa hay nước con sông Lô bất diệt với bài trường ca của Văn Cao hay với bàn tay khối óc của cô em họ mà trở nên tươi tốt. Cô em họ xinh đẹp ngày nào, nay đã là một bà lão tóc trắng da mồi, nhăn nheo với cái tuổi thất tuần. Cô tâm sự: Chồng em tuy tật nguyền, nhưng đó là cứu tinh của gia đình em. Khi lên đây nhờ vì anh là thương binh cho nên gia đình đuợc đãi ngộ và chúng em mới có mảnh đất này. Mới đầu tuy có khó khăn cực nhọc nhưng nhờ nó chúng em mới có của ăn, của để và con cháu mới được ăn học nên người... Dẫn cụ đi một vòng quanh trang trại rộng mênh mông. Không khí êm dịu của những tàn cây rợp bóng, từ gốc tới ngọn bám đầy những chùm phong lan với hình thể, hoa lá khác nhau. Những khóm địa lan hoa lá tốt tươi làm cụ nhớ tới cây lan năm xưa. Cụ đưa mắt nhìn quanh rồi hỏi: Ở đây cô có trồng lan Hạc Đính hay không? Thưa bác, chúng em có nhiều lắm! Loài lan này hoa đẹp và thơm lại dễ trồng cho nên bán cũng được giá. Nhìn nhũng khóm lan yêu quý, cụ trạnh lòng liên tưởng đến những hình ảnh buôn bán hoa lan như bó rơm bó rạ mà đau lòng. Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ, chuyện lớn về giang sơn đất nước và lòng người mới là mối nỗi đau lòng không sao tả siết. Trước đây cụ dự tính sẽ về quê hương sinh sống cho gần người em ruột thịt, gần cánh đồng lúa xanh tươi, nơi đó chính là nơi chôn rau cắt rốn và vì nơi đó hãy còn mồ mả tổ tiên, ông bà cha mẹ. Nhưng tất cả đã đổi thay, không những từ bề ngoài cho đến bên trong, cảnh vật êm đềm ngày xưa cũ chẳng còn, nhưng đó cũng chẳng phải là điều cụ bận tâm. Cụ biết rằng khi văn minh cơ giới đi vào đời sống, mọi phương diện hẳn là phải thay đổi, nhưng sự thay đổi này đã làm cho đời sống vật chất tuy có khá hơn trước, nhưng đạo đức suy đồi trầm trọng. Những điều tai nghe mắt thấy làm cho cụ thất vọng quá nhiểu, cụ không còn tin tưởng ở một xã hội hiện tại. 5

Trên chuyến phi cơ từ Đài Loan trở về Việt Nam có khoảng hơn chục cô gái tuổi từ 20-30 trở về thăm nhà. Khi nghe họ phàn nàn về nỗi cơ cực nuôi chồng già ốm, có cô còn phải phục vụ thân xác cho anh em nhà chồng và kể cả ông bố chồng nữa. Cụ hỏi: Tại sao các cô không tìm một người tử tế cùng nhau xây dựng gia đình dù có đói khổ cũng còn hơn là phải đọa đầy tấm thân như vậy? Có lẽ ông đi xa nhà đã lâu nên không biết đó thôi! Chứ con trai bây giờ chúng nó ăn chơi quá đáng. Lấy nó, ban ngày phải làm ăn cực nhọc nuôi nó, chiều về phải có rượu chè cho nó, tối đến phục vụ nó như một con đĩ. Không có nó đánh hộc máu mồm chứ báu gì. Thà liều mình lấy người ngoài, may ra còn được ấm tấm thân, ít ra cũng còn có được chút tiền báo hiếu cho cha mẹ! Trong chuyến viếng thăm Quảng Bình, cụ thấy một em nhỏ chừng 7-8 tuổi, có lẽ sau khi tan trường hãy còn mặc đồng phục đi đánh giầy. Cụ thương hại gọi lại và sau khi xong cụ cho một tờ 10.000 $, nhưng cảm thấy bất nhẫn mà không biết làm gì được khi thấy một thanh niên ăn bận bảnh bao gọi em lại, và em nhỏ riu ríu móc tờ 10 ngàn trao ra. Hắn ta thản nhiên cầm lấy, ung dung huýt sáo vui vẻ ra đi chẳng thèm để ý tới nét mặt tiu nghỉu của câu bé và sắc mặt giận dữ của cụ. Chưa hết, khi rời làng cũ, cụ còn muốn đi một vòng thăm ngôi trường cũ ở huyện bên cạnh. Phía trước chiếc xe cụ mướn là một chiếc xe chở đá nghênh ngang giữa con đường chật hẹp chỉ đủ cho một chiếc xe, rồi bỗng nhiên dừng lại, đổ đá xuống giữa đường rồi lặng lẽ lăn bánh. Cụ thắc mắc hỏi người tài xế, anh ta thản nhiên nói: Bác cứ yên chí. Chẳng lâu đâu! Điều anh vừa mới nói đã được môt đoàn người trong xóm thực hiện ngay tức thì. Họ ngang nhiên xúc đá gồng gánh mang đi. Cụ hỏi một người đứng gần: Đá của ai mà họ lai lấy như vây? Của nhà nước chứ còn của ai nữa! Vậy ủy ban đâu? Công an đâu mà để họ lấy như vậy? Kia kìa cái chị mặc áo len đỏ là vợ anh công an và bà già chít khăn mỏ quạ nâu là mẹ anh chủ tịch xã đó. Vậy họ lấy làm gì những cuc đá vụn đó! Của công, thì họ cứ lấy, còn làm gì thì chưa biết, nhưng thế nào cũng bán đươc ít nhiều... Cụ tự hỏi cơ sự gì đã làm cho giang sơn thay đổi từ một xã hội có nếp sống lễ nghĩa, mà nay chỉ còn là một cuộc sống giành dật, bao che? Nhẹ thi lường gạt lẫn nhau, nặng thì vu oan gia họa, hãm hại, chém giết lẫn nhau. Bom không còn rơi, đạn không còn nổ nhưng cảnh nồi da nấu thịt và bóc lột lẫn nhau vẫn còn tiếp diễn dứoi nhiều hình thức khác. Thực dân, tư bản cuốn gói ra đi nhưng bỗng ngang nhiên trở lai. Phong kiến, cường hào ác bá tuy đã bị dẹp tan nhưng lại nẩy sinh ra nhiều giai cấp và quan liêu hách dịch gấp trăm lần khi trước. 6

Chuyện đau buồn ở VN quá nhiều và quá dài như chuyện Nhân dân tự vệ, từ những chuyện bên ngoài như nhượng biển, thuê đất, xua ngư dân ra biển cho bọn giặc Tầu húc chìm mà không dám phản kháng mà lai còn gọi là tầu lạ. Chuyện bên trong thi bè phái tham nhũng lan tràn, trấn áp những người bất đồng ý kiến hay dân oan khiếu kiện khắp nơi. Nực cười thay, lực lượng Công An là để gìn giữ trật tư theo luật pháp nhưng lại dùng côn đồ để tiếp tay trấn áp dân lành. Thế mà hầu như cả nước vẫn chìm đắm trong những bữa ăn nhậu tưng bừng. Từ tỉnh thành cho đến quân huyện, cho từ trong nhà ra ngoài ngõ hẻm nơi nào cũng có bia rượu tràn lan. Kèm theo đó là những dịch vụ tươi mát lan tràn khắp nơi khắp chốn, cho nên những người ngoại quốc và cả Việt Kiều về thăm nhà đều có một câu hỏi: Với đồng lương ít ỏi,vậy thì tiền ở đâu ra mà người ta ăn nhậu say sỉn, chơi bời trác táng như vậy? Thật là buồn cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam một thời lễ nghĩa đôn hậu, mà ngày nay trở thành một xã hội hỗn loạn. Hạt giống mà Hồ Chí Minh trồng mới có 70 năm mà xã hội đã được như vậy thì không biết tương lai đất nước của chúng ta sẽ đi về đâu? Cụ chỉ mong lương tri và nhân bản con người vẫn còn tồn tại, nhưng phong hóa suy đồi, lễ nghĩa xuống cấp quá độ không biết phải đợi đến bao giờ mới khôi phục lại được... Myrth Beach, S. Carolina 4-2016 Nguyễn Hữu Danh 7