Microsoft Word - A1. QUY TAC XUAT XU

Tài liệu tương tự
CHÍNH PHỦ

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Microsoft Word - HD Thuong mai Hang hoa trong khuon kho HD khung ve HTKT toan dien ASEAN-Trung Quoc.doc

BÁO CÁO Mã hoạt động: ICB 46 SỔ TAY QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC FTA VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN Phiên bản: cuối cùng Tháng 11/2017 Tác giả: Brian Staples Lê

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - UW-MLT-W V_AutoCare Wording v14

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

BÁO CÁO

Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI – Tóm lược EVFTA

EuroCham Letter & Fax

NỘI DUNG PHẦN I - BẢNG QUYỀN LỢI BẢO HIỂM 2-4 PHẦN II - ĐỊNH NGHĨA 5-9 PHẦN III - PHẠM VI BẢO HIỂM 10 A. Hỗ Trợ Y Tế 10 Quyền Lợi 1 - Chi Phí Y Tế Bao

Bảo tồn văn hóa

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Hà Nội, tháng 04 nă

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

Báo cáo giá heo hơi quý II_2018_Vietnambiz copy

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệp địa lý lớp 10: Chương địa lý công nghiệp Câu 1) Công nghiệp có vai trò

Microsoft Word - QUY TAC DU LI?CH QUÔ´C TÊ´–2011.doc

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

10 CÔNG BÁO/Số ngày BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 17/2010/TT-BLĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI

TPP Round 15 Goods Market Access Text

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Nghị định thư 1 Quy tắc Xuất xứ Nghị

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Microsoft Word

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Microsoft Word - Dieu le sua doi thang doc

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

SÓNG THẦN Gia Ñình Traâu Ñieân Quoác Noäi... Họp Mặt Đầu Năm 2016 MX Đông Triều Nguyễn Bá Đương Chuyến xe chạy từ Phan Thiết đi Sài Gòn với đoạn đường

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng

Microsoft Word - 3. Hop dong mua hang hoa (thiet bi)

Layout 1

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Ái Người sống mặc buông lung Ái tăng như dây rừng Sống đời này đời khác Như vượn tham quả rừng. (1) Bàng bạc trong kinh Phật, chữ Ái được nhắc đến hầu

PowerPoint Presentation

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

40. Quân trường Quang Trung Ngày thứ hai mùng 2 tháng 6 năm 1969, khóa 11 Trưng Tập được đưa lên học quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Suố

VĂN PHÕNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 10/2016 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

Tả người thân trong gia đình của em

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

HSX - Vietnam TĂNG TỶ TRỌNG Giá mục tiêu Giá đóng cửa 25/08/2016 Nguyễn Văn Sơn 46,600 VNĐ 29,400 VNĐ (+84-4) Ext: 55

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

1

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ: DU LI Tác giả Du Li, tên thật là Nguyễn Thị Phương Dung, aka June Nguyen, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thuở nhỏ đi học ở Hải Phòng (

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/06/2018 Tiêu điểm: + Toàn cảnh thị trường thép châu Âu + Nhu cầu quặng sắt hàm lượng cao đang gia tăng tại Trung Quốc

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng

I - ĐỊNH NGHĨA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN Ở NƯỚC NGOÀI 1. Người được bảo hiểm: Chủ thẻ có tên ghi trên Thẻ được bảo hiểm được SeABank phát hành cũng

new doc

Báo cáo việt nam

I _Copy

LÔØI TÖÏA

Tình hình an ninh khu vực Biển Đông trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI - Kỳ 2: Một số cơ chế hợp tác và dự báo tình hình sắp tới

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

PHỤ LỤC I BIỂU CAM KẾT CỦA NIU DI-LÂN (Bản dịch không chính thức của Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương)

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

CHÍNH PHỦ

ANZ50019 ANZ Vietnam Definitions Schedule_VN_00119_150119

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

CHÍNH PHỦ

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

TẬP ĐOÀN BRIDGESTONE Phiên bản 1.0 Tháng 12 năm TẬP ĐOÀN BRIDGESTONE CHÍNH SÁCH MUA SẮM BỀN VỮNG TOÀN CẦU

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

Hương Cốm mùa Thu ********* Chúng tôi đi xa, cứ mỗi độ thu về thường nhớ đến món cốm ở quê nhà. Hương cốm theo chúng tôi đi suốt tuổi thơ, lớn lên, hư

Hạnh Phúc Bên Trong

Pauls Amazing Travels Vietnamese PDA

Thiền Tập Cho Người Bận Rộn

Slide 1

HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI (Nhà văn Hoàng Quốc Hải, thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 2018) ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI

Bản ghi:

QUY TẮC XUẤT XỨ 1. Tiêu chuẩn xuất xứ 2. Điều kiện về vận chuyển 3. Chứng từ 4. Quy tắc thành phần nước bảo trợ 5. Xuất xứ cộng gộp 6. Thẩm tra và kiểm soát đối với những giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp Mục đích chính của Quy tắc xuất xứ là đảm bảo là những lợi ích của chế độ ưu đãi thuế quan theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ được dành cho những sản phẩm mà thực sự có được do thu hoạch, sản xuất, gia công hoặc chế biến ở những nước xuất khẩu được hưởng. Một mục đích nữa là những sản phẩm xuất xứ ở một nước thứ ba, ví dụ là một nước không được hưởng, chỉ quá cảnh qua, hoặc đã chỉ trải qua một giai đoạn chế biến không đáng kể hoặc không ảnh hưởng tới thành phần, bản chất của sản phẩm tại một nước được hưởng ưu đãi, sẽ không được hưởng ưu đãi từ chế độ thuế quan GSP. Tuy nhiên, vai trò của quy tắc xuất xứ trong thương mại quốc tế không giới hạn trong các ưu đãi thuế quan. Trên thực tế, khái niệm xuất xứ hàng hoá là một công cụ chủ yếu của mọi chính sách thương mại, từ việc đàm phán khu vực mậu dịch tự do hoặc hình thành một khối kinh tế khu vực đến việc áp dụng thuế chống phá giá hoặc cấp giấy phép nhập khẩu. Các yếu tố chính của quy tắc xuất xứ - Tiêu chuẩn xuất xứ - Điều kiện về vận chuyển - Chứng từ xác nhận hai điều trên. Ngoài ra, còn có các quy định bổ sung khác phải tuân thủ. Thöông maïi Vieät Nam 1

1. TIÊU CHUẨN XUẤT XỨ Sản phẩm xuất khẩu từ một nước được hưởng có thể được chia làm hai nhóm sau: (a) Những sản phẩm được sinh trưởng hoàn toàn, được lấy từ đất hoặc được thu hoạch trong nước xuất khẩu, hoặc được sản xuất chỉ từ những sản phẩm này. Những sản phẩm như vậy, được gọi là sản phẩm "xuất xứ toàn bộ", có xuất xứ GSP bởi vì hoàn toàn không sử dụng các bộ phận hay nguyên phụ liệu nhập khẩu, hoặc không rõ xuất xứ. (b) Những sản phẩm được làm từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu, có nghĩa là những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu vào nước hưởng ưu đãi hoặc từ những nguyên liệu nguyên liệu không rõ xuất xứ. Những sản phẩm này, được gọi là "những sản phẩm có thành phần nhập khẩu", có xuất xứ tại nước được hưởng chỉ khi chúng đã được "gia công hoặc chế biến đầy đủ" tại nước xuất khẩu được hưởng. Theo cách phân chia cơ bản nói trên, mỗi chế độ GSP sẽ quy định những quy định hoặc định nghĩa cụ thể về "gia công chế biến đầy đủ" phải được đáp ứng nếu sản phẩm được hưởng chế độ thuế quan GSP. Quy định về "gia công chế biến đầy đủ" đã được thống nhất và hài hoà hoá giữa sáu (6) nước cho hưởng ưu đãi Đông Ân, bao gồm: Bun-Ga- Ry, Cộng hoà Séc, Hung-Ga-Ry, Ba Lan, Liên Bang Nga và Slô-va-ki-a. 1.1. Sản phẩm có xuất xứ toàn bộ Tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ được giải thích một cách tuyệt đối. Một thành phần nhỏ nhất của nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu, hoặc xuất xứ của chúng không xác định được, sẽ làm cho sản phẩm hoàn thành liên quan mất tính chất "xuất xứ toàn bộ". Ví dụ: tượng gỗ làm từ gỗ "xuất xứ toàn bộ" tại một nước hưởng ưu đãi, nhưng được đánh bóng bằng sáp nhập khẩu, không có "xuất xứ toàn bộ" bởi vì đã sử dụng sáp nhập khẩu. 2 Thöông maïi Vieät Nam

Tất cả các nước cho hưởng đều chấp nhận những loại hàng hoá sau đây là có "xuất xứ toàn bộ" ở một nước được hưởng: a. Khoáng sản lấy từ lòng đất hoặc từ đáy biển; hoặc, đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, khoáng sản khai thác trong lãnh thổ hoặc từ thềm lục địa nước được hưởng. b. Rau quả thu hoạch ở nước được hưởng; c. Động vật sống sinh trưởng ở nước được hưởng; d. Những sản phẩm có được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước được hưởng. f. Những sản phẩm từ đánh bắt xa bờ hoặc những sản phẩm khác lấy từ biển cả bởi tàu thuyền của nước được hưởng; và đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, bởi tàu thuyền do nước được hưởng thuê; g. Những sản phẩm được làm trên tàu chế biến - chỉ từ những sản phẩm nói tại mục (f) nói trên; và đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, bởi tàu thuyền do nước được hưởng thuê; h. Những sản phẩm đã qua sử dụng thu thập tại nước được hưởng chỉ dùng cho tái chế nguyên liệu thô; i. Phế liệu và phế thải từ hoạt động sản xuất diễn ra tại nước được; và k. Những sản phẩm có tại nước được hưởng chỉ từ những sản phẩm nói tại mục (a) đến mục (i) nói trên. Úc nói chung chấp nhận những sản phẩm trong danh sách trên là những sản phẩm có xuất xứ toàn bộ, mặc dù những sản phẩm này không được quy định trong pháp luật của Úc. Mỹ, trong khi không có một danh sách những sản phẩm "xuất xứ toàn bộ" trong pháp Thöông maïi Vieät Nam 3

luật nước mình, công nhận những sản phẩm nói trên là những ví dụ về việc đáp ứng tiêu chuẩn phần trăm của Mỹ. 1.2 Sản phẩm có thành phần nhập khẩu Những sản phẩm được coi là xuất xứ tại nước được được hưởng, ngoài sản phẩm có "xuất xứ toàn bộ", còn bao gồm những sản phẩm được chế biến tại một nước được hưởng một cách toàn bộ hoặc một phần từ những nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu, kể cả những nguyên liệu không xác định được xuất xứ hoặc không được xuất xứ. Những sản phẩm này được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng nếu những nguyên liệu, bộ phận, thành phần đó đã được chế biến hoặc gia công đầy đủ tại nước đó. Về nguyên tắc chung, hoạt động chế biến hoặc gia công được coi là đầy đủ nếu chúng thay đổi thực chất tính chất hoặc đặc tính riêng của nguyên liệu đã sử dụng. Khái niệm chung này sẽ được mỗi bước cho hưởng xác định cụ thể. Khái niệm "gia công hoặc chế biến đầy đủ" được định nghĩa theo nhiều cách. Tuy nhiên, có hai tiêu chí chính dùng để xác định, mỗi tiêu chí này được một số nước sử dụng. Đó là "tiêu chuẩn gia công" và "tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm". 1.2.1 Tiêu chuẩn gia công Tiêu chuẩn này được áp dụng bởi Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Na uy và Thuỵ Sĩ. Theo nguyên tắc chung của tiêu chuẩn này, nguyên liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu được coi là đã gia công chế biến đầy đủ khi thành phẩm được xếp vào hạng mục HS (1) (Hệ thống hài hoà) 4 số khác với hạng mục của tất cả các nguyên liệu, bộ phận hay thành phần nhập đã sử dụng (thường được gọi là quy tắc "thay đổi hạng mục thuế quan" - CTH rule). Tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm việc thay đổi hạng mục thuế quan thường không đảm bảo đã gia công hoặc chế biến đầy đủ (hoặc, nói cách khác, trong khi việc gia công hoặc chế biến đầy đủ có thể được tiến hành, trong một số trường hợp, chúng không liên quan đến việc thay đổi hạng mục thuế quan). Do vậy, các nước cho hưởng đã đưa ra một danh mục các hoạt động gia công hoặc chế biến phải thực hiện đối với nguyên liệu không có xuất xứ để sản phẩm cuối cùng được coi là có xuất xứ. Danh mục này chỉ bao gồm những sản phẩm mà đối với mỗi sản phẩm một số điều kiện 4 Thöông maïi Vieät Nam

nhất định phải được đáp ứng thay cho yêu cầu về thay đổi hạng mục thuế quan. Sau đây là một số ví dụ: Cộng đồng Châu Âu: Các quy định xuất xứ ưu đãi của Cộng đồng Châu Âu gần đây nhất được quy định trong một Danh mục đơn (Single List). Những điều kiện nêu trong Danh mục đơn này như sau: (a) Yêu cầu những nguyên liệu ban đầu sử dụng trong quá trình sản xuất phải có xuất xứ từ nước xuất khẩu được hưởng. Ví dụ: đối với rau quả ăn được thuộc Chương 8, Danh mục yêu cầu tất cả các nguyên liệu thuộc Chương 7 được sử dụng đều phải có xuất xứ (toàn bộ). (b) Quy định chỉ có một số nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ có thể được sử dụng như là nguyên liệu ban đầu; Ví dụ: chế phẩm từ thịt thuộc Chương 16, Danh mục đòi hỏi phải sử dụng động vật thuộc Chương 1 làm nguyên liệu ban đầu, có nghĩa là sử dụng thịt nhập khẩu sẽ khiến sản phẩm cuối cùng bị coi không có xuất xứ. (c) Tổng hợp cả hai điều kiện (a) (b) trên; Ví dụ: chế phẩm từ cá thuộc Chương 16, Danh mục quy định phải sản xuất từ động vật thuộc Chương 1 làm nguyên liệu ban đầu; tuy nhiên, tất cả được sử dụng phải có xuất xứ. (d) Yêu cầu các nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng đã phải được chế biến ở mức độ thấp bình thường; Ví dụ; đối với hầu hết các sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ, không phải là đan hoặc móc, thuộc Chương 62, Danh mục quy đinh phải sản xuất từ sợi đã xe; điều này có Thöông maïi Vieät Nam 5

nghĩa là sử dụng vải nhập khẩu sẽ không có được xuất xứ cho sản phẩm cuối cùng. (e) Quy định nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng không vượt quá một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá xuất xưởng của thành phẩm; Ví dụ: sản phẩm plastic thuộc các hạng mục 3922 đến 3926, Danh mục quy định phải đựơc làm ra mà trong đó trị giá của các nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng không vượt quá 50% trị giá xuất xưởng của sản phẩm. (f) Cho phép sử dụng nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ có cùng hạng mục HS với sản phẩm xuất khẩu; Ví dụ: đối với sản phẩm cao su cứng hạng mục 4017, Danh mục cho phép sản xuất từ nguyên liệu cao su cứng như là nguyên liệu ban đầu mà có cùng hạng mục 4017. Đối với điều kiện quy định việc sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ không được vượt quá một tỷ lệ nhất định so với giá sản phẩm (xem mục e nói trên), việc tính toán các trị giá có thể tiến hành như sau: - Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ được xác định là trị giá hải quan tại thời điểm nhập khẩu vào nước cho hưởng hoặc, nếu không biết hoặc không thể xác định được, là giá xác định đầu tiên trả cho chúng tại nước đó; - Trị giá của sản phẩm cuối cùng là giá xuất xưởng của sản phẩm đó (đối với Nhật, là giá F.O.B), trừ đi mọi khoản thuế nội địa được hoàn trả khi sản phẩm được xuất khẩu. Giá này là giá trả cho nơi tiến hành quá trình gia công hoặc chế biến cuối cùng, với điều kiện giá đó bao gồm giá trị của tất cả các nguyên liệu sử dụng. Giá F.O.B bao gồm tất cả các chi phí phát sinh tại nước sản xuất, đặc biệt là chi phí vận chuyển từ nhà máy đến biên giới hoặc cảng và mọi chi phí và lợi nhuận của giao dịch buôn bán trung gian tại nước đó. - Trị giá hải quan là trị giá hải quan xác định theo Hiệp định 1994 về thi hành Điều VII của GATT (Hiệp định WTO về Trị giá Hải quan). 6 Thöông maïi Vieät Nam

Nhật Danh mục đơn của Nhật cũng có những quy định như quy tắc thay đổi hạng mục thuế quan, tiêu chuẩn phần trăm và tiêu chuẩn gia công hoặc chế biến nhất định. Kể từ năm 1993, Nhật đã loại bỏ quy định áp dụng cho sản phẩm thuộc Chương 62, theo đó những sản phẩm này được hưởng GSP thậm chí khi chúng được làm từ vải nhập khẩu. 1.2.2 Tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm Tiêu chuẩn này được sử dụng ở các nước Úc, Canada, Niu-Di-Lân, Mỹ, Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slôvakia. Giữa các nước Bungary, Cộng Hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slôvakia, tiêu chuẩn này đã được thống nhất, hài hoà hoá hoàn toàn. Các nước Canada, Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga quy định một tỷ lệ phần trăm tối đa cho trị giá nguyên liệu, bộ phận và thành phần nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được sử dụng. Các nước Úc, Niu-Di-Lân và Mỹ quy định một tỷ lệ phần trăm tối thiểu cho trị giá nguyên liệu nội địa và chi phí sản xuất khi sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sau đây là một số chi tiết về tiêu chuẩn phần trăm của một số nước. Úc (a) Quá trình sản xuất cuối cùng phải được thực hiện tại nước được hưởng làm ra sản phẩm mà tỷ lệ đó được áp dụng; và (b) Tối thiểu 50% tổng chi phí gia công hay chế biến sản phẩm phải bao gồm chi phí về nhân công và/hoặc trị giá nguyên liệu xuất xứ từ một hay nhiều nước được hưởng khác (vì mục đích của quy định này, mọi nguyên liệu từ Úc có thể được coi như là nguyên liệu xuất xứ từ nước được hưởng) (c) Chi phí về sản xuất bao gồm mọi chi phí mà người sản xuất trực tiếp phải gánh chịu trong khi sản xuất sản phẩm, hoặc chi phí phát sinh một cách hợp lý trong khi sản xuất. Nó bao gồm nguyên liệu, nhân công và tổng chi phí. Thöông maïi Vieät Nam 7

Canada Những sản phẩm được sản xuất tại nước được hưởng từ nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phẩm nhập khẩu, không xác định hoặc không rõ xuất xứ sẽ được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng đó nếu trị giá thành phần nhập khẩu không vượt quá 40%, đối với các nước kém phát triển, là không vượt quá 60% giá xuất xưởng của sản phẩm được đóng gói gửi sang Canada. Các chi phí sau sẽ không được tính vào thành phần nhập khẩu: - Mọi nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, có xuất xứ từ các nước được hưởng khác (cộng gộp toàn cầu) hoặc từ Canada (quy tắc nước cho hưởng), và - Mọi chi phí đóng gói phục vụ vận chuyển hàng hoá, nhưng không bao gồm chi phí đóng gói hàng hoá phục vụ bán tiêu dùng trong nước được hưởng. Các thành phần trên được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng. Niu-Di-Lân (a) Quá trình sản xuất cuối cùng phải được thực hiện tại nước được hưởng, và (b) Tối thiểu một nửa (50%) chi phí sản xuất sản phẩm cuối cùng phải bao gồm: - Trị giá nguyên liệu của nước được hưởng; - Trị giá nguyên liệu của Niu-Di-Lân, và/hoặc - Các chi phí sản xuất khác phát sinh tại nước được hưởng hoặc tại Niu-Di-Lân. Ghi chú: Như vậy, nhằm để tính 50%, mọi nguyên liệu hoặc bộ phận được làm tại Niu- Di- Lân (thành phần nước bảo trợ) hoặc xuất xứ tại nước được hưởng (nguyên tắc cộng gộp đầy đủ và toàn cầu) có thể được cộng gộp lại để đáp ứng yêu cầu tối thiểu 8 Thöông maïi Vieät Nam

Mỹ Tỷ lệ phần trăm phải đáp ứng để sản phẩm cuối cùng có xuất xứ phải bao gồm: (a) Chi phí hoặc trị giá nguyên liệu được làm tại nước được hưởng và chi phí hoặc trị giá của mọi thành phần cấu thành sản phẩm mà được coi là có xuất xứ do đáp ứng tiêu chuẩn "thay đổi cơ bản" (2) đối với các nguyên liệu nhập khẩu thành những sản phẩm thương mại mới và khác, cộng với (b) Chi phí trực tiếp của các hoạt động gia công được thực hiện tại nước được hưởng. Thuật ngữ "sản phẩm thương mại mới và khác" được Hải quan Mỹ sử dụng trong việc xếp loại hàng hoá. Ví dụ: (i) Da thô nhập khẩu vào nước được hưởng và được thuộc thành da có thể được coi là nguyên liệu đã được "thay đổi cơ bản" khi sử dụng để sản xuất ra áo da; (ii) Một khung làm từ thỏi vàng nhập khẩu có thể được coi là đã "thay đổi cơ bản" khi được làm thành nhẫn đeo tay tại nước được hưởng; (iii) Da thuộc nhập khẩu từ Phi-li-pin, được cắt thành hình và làm thành găng tay. Những mảnh đã định hình đó được coi là đã "thay đổi cơ bản" và trị giá của chúng có thể được tính vào để đáp ứng tiêu chuẩn 35%; (iv) Sáp nhập từ In-đô-nê-sia vào Singapore, được trộn với các phụ gia (phẩm, chất thơm, axit stiaric) và được làm thành nến. Sáp đã được trộn các phụ gia không được coi là đã được "thay đổi cơ bản" và giá trị của nó không được tính để xác định việc đáp ứng tiêu chuẩn 35%. Tỷ lệ phần trăm nói trên không ít hơn 35% "trị giá xác định" của hàng hoá tại Mỹ. Khi hàng hoá được coi là có xuất xứ theo tiêu chuẩn cộng gộp, có nghĩa là hàng hoá đó xuất xứ tại một nhóm nước xác định mà được coi như là một nước cụ thể vì mục đích của GSP, thì tỷ lệ phần trăm này cũng không được ít hơn 35% của trị giá xác định, nhưng có thể được tính trong bất kỳ nước nào thuộc nhóm đó. Thöông maïi Vieät Nam 9

A. Thuật ngữ "chi phí hoặc trị giá nguyên liệu" được xác định như sau: (i) Chi phí thực tế về nguyên liệu của nhà sản xuất; (ii) Chi phí về đóng gói, bảo hiểm, vận tải và tất các chi phí khác phát sinh trong việc vận tải nguyên liệu đến nhà máy của người sản xuất, nếu những chi phí náy đã không được tính vào chi phí thực tế về nguyên liệu của nhà sản xuất; (iii) Chi phí thực tế về mất mát hoặc hư hỏng (hao hụt nguyên liệu), trừ đi trị giá phế liệu có thể tái chế; (iv) Lệ phí và/hoặc thuế phải đóng cho nguyên liệu, khi chúng không được hoàn trả khi xuất khẩu. B. Khi nguyên liệu được cung cấp cho nhà sản xuất mà không trả theo hoặc ít hơn giá thị trường, chi phí hoặc trị giá của chúng được xác định là tổng của: (i) tất cả các chi phí phát sinh khi trồng, sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp nguyên liệu, bao gồm cả các chi phí chung; (ii) lợi nhuận; và (iii) Chi phí về vận tải, bảo hiểm, đóng gói và các chi phí khác phát sinh trong quá trình vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy của người sản xuất. "Chi phí trực tiếp về các hoạt động gia công" là những chi phí mà phát sinh hoặc trực tiếp trong hoặc có thể được xác định hợp lý trong việc nuôi trồng, sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp mặt hàng xác định. Những chi phí này bao gồm: (a) Tất cả chi phí về nhân công liên quan trong việc nuôi trồng, sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp hàng hoá cụ thể, bao gồm phụ cấp, dạy nghề, và chi phí kỹ thuật, giám sát, kiểm soát chất lượng và chi phí về nhân sự tương tự; 10 Thöông maïi Vieät Nam

(b) Thuốc nhuộm, khuôn, dụng cụ và sự mất giá máy móc mà thiết bị mà xác định được cho hàng hoá cụ thể; (c) Chi phí nghiên cứu, thiết kế phát triển, kỹ thuật và thiết kế xác định được cho hàng hoá cụ thể, và (d) Chi phí kiểm tra và thử hàng hoá cụ thể. Những thứ không bao gồm trong "chi phí trực tiếp về các hoạt động gia công" là những thứ không thể gắn trực tiếp cho sản phẩm cụ thể được hoặc không phải là "những chi phí" sản xuất sản phẩm. Chúng bao gồm chủ yếu: (a) Lợi nhuận; và (b) Chi phí chung về giao dịch buôn bán mà hoặc không xác định được cho hàng hoá nhất định hoặc không liên quan tới việc nuôi trồng, sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp hàng hoá đó, như lương hành chính, bảo hiểm tai nạn và trách nhiệm, lương cho quảng cáo và nhân viên bán hàng, tiền hoa hồng và công tác phí. Ví dụ minh hoạ về áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ của Mỹ: Giả sử xe đạp có giá xuất xưởng là $500 được sản xuất tại nước được hưởng xuất sang Mỹ. (Ghi chú: giá xuất xưởng sẽ thường là giá xác định) Trường hợp 1: xe đạp này được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu nội địa. Chúng được coi là sản xuất toàn bộ tại nước được hưởng và đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. Trường hợp 2: xe đạp này được sản xuất như sau: (i) Líp nhập khẩu và có trong sản phẩm cuối cùng $100 (ii) Nguyên liệu nội địa $150 Thöông maïi Vieät Nam 11

(iii) Chi phí gia công trực tiếp $100 (iv) Chi phí gián tiếp (tổng phí, lợi nhuận, v.v..) $100 Tổng cộng $500 Sản phẩm cuối cùng được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng vì tổng trị giá nguyên liệu nội địa và chi phí gia công trực tiếp, là $250, chiếm 50% giá xuất xưởng, có nghĩa là không nhỏ hơn 35% giá xác dịnh. Trường hợp 3 (i) Líp nhập khẩu $100 (ii) Xích được sản xuất từ thép nhập khẩu (thép nhập khẩu được coi là đã được thay đổi cơ bản) $50 (iii) Yên (làm từ da nhâp khẩu)da nhập khẩu đã được thay đổi cơ bản $25 (iv) Nguyên liệu nội địa $50 (v) Chi phí gia công trực tiếp $75 (vi) Chi phí gia công gián tiếp (tổng phí, lợi nhuận, v.v. $200 Tổng cộng $500 Trong trường hợp này, chi phí nguyên liệu nội địa sẽ bao gồm (ii), (iii) và (iv), bởi xích và yên là những sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập khẩu mà đã được thay đổi cơ bản tại nước được hưởng. Do đó, chi phí nguyên liệu nội địa ($200) chiếm 40% giá xuất xưởng ($500), có nghĩa là không nhỏ hơn 35% giá xác định. Do đó, xe đạp này đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. 12 Thöông maïi Vieät Nam

Trường hợp 4 (i) Nguyên liệu nhập khẩu (líp $100, yên $25, lốp $50) $175 (ii) Nguyên liệu nội địa $75 (iii) Chi phí gia công trực tiếp $50 (iv) Chi phí gián tiếp (tổng phí, lợi nhuận, v.v...) $200 Tổng cộng $500 Trong trường hợp này, tổng nguyên liệu nội địa (mục (ii)) và chi phí gia công (mục (ii)), là $125 giá xuất xưởng, có nghĩa là đã nhỏ hơn 35% giá xác định. Do đó, xe đạp này không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của GSP. "Giá xác định" theo hệ thống trị giá của Hải quan Mỹ trong phần lớn các trường hợp là bằng với giá xuất xưởng của sản phẩm xuất khẩu. 1.3 Sản phẩm là bộ, nhóm hoặc lắp ráp. Đối với những sản phẩm là bộ, nhóm hay lắp ráp từ những bộ phận, đồ phụ trợ, phụ tùng và dụng cụ kèm theo một thiết bị, máy hoặc xe, các nước như Nhật, Na-Uy và Thuỵ Sĩ có những quy định riêng cho từng đơn vị sản phẩm. 2. ĐIỀU KIỆN VỀ VẬN CHUYỂN Quy định bắt buộc sản phẩm có xuất xứ phải được vận chuyển thẳng từ nước được Thöông maïi Vieät Nam 13

hưởng đến nước cho hưởng là một vấn đề quan trọng phổ biến của tất cả các quy tắc xuất xứ GSP trừ của Úc. Mục đích của quy định này là cho phép cơ quan hải quan nước cho hưởng nhập khẩu bảo đảm rằng sản phẩm nhập khẩu chính là những sản phẩm từ nước được hưởng, có nghĩa là chúng không bị tác động, thay thế, gia công chế biến thêm hoặc được đưa vào buôn bán tại bất ký nước thứ ba trung gian nào. Mỗi nước quy định điều kiện về vận tải khác nhau. Dưới đây là quy định của một số nước. Ca-Na-Đa, Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Niu-di-lân, na Uy và Thuỵ Sĩ đều quy định: (a) Sản phẩm phải được vận chuyển thẳng mà không đi qua lãnh thổ của một nước khác; (b) Sản phẩm vận chuyển đị qua lãnh thổ của một nước khác, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho ở nước đó, với điều kiện sản phẩm đó vận nằm trong sự kiểm soát của hải quan của nước quá cảnh hoặc lưu kho và không được mua bán hoặc được sử dụng tại đó, và không trải qua các hoạt động nào khác ngoài hoạt động dỡ hàng, xếp hàng và các hoạt động bắt buộc để bảo quản sản phẩm trong trạng thái tốt. Ngoài hai nội dung trên, mỗi bước trên lại có thêm quy định riêng khác: Na-Uy và Thuỵ Sĩ quy định lô hàng có thể được chia nhỏ và đóng gói lại, nhưng không được đóng gói để phục vụ bán lẻ. EU quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải được chứng minh là do điều kiện địa lý hoặc vì lý do yêu cầu vận tải. Những sản phẩm được vận chuyển bằng đường ống liên tục qua lãnh thổ không phải là lãnh thổ của nước được hưởng xuất khẩu hoặc lãnh thổ của EU, được coi là được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng đến EU, và ngược lại. Nhật quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải vì lý do địa lý hoặc vì yêu cầu của vận tải. Nhật chấp nhận, trên nguyên tắc, việc chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước quá cảnh. Việc chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời phải được thực hiện tại khu vực ngoại quan hoặc những nơi tương tự. 14 Thöông maïi Vieät Nam

Niu-Di-Lân quy định những sản phẩm của một nước được hưởng được phép đưa vào thương mại tại một nước được hưởng khác mà không mất tiêu chuẩn xuất xứ. Na-Uy không có quy định về vận tải Mỹ quy định: Những sản phẩm phải đến Mỹ sau khi rời khỏi nước sản xuất. Quy tắc riêng áp dụng cho những chuyến đi qua khu vực mậu dịch tự do tại nước được hưởng như sau: (a) Hàng hoá không được đưa vào buôn bán tại nước có khu vực mậu dịch tự do đó; (b) Hàng hoá không được trải qua bất kỳ hoạt động nào khác ngoài: - Lựa chọn, phân loaị, hoặc kiểm tra; - Đóng gói, tháo mở bao bì, thay đổi bao bì, gạn chắt hoặc đóng gói lại vào công ten nơ khác; - Dán hay ghi ký hiệu, nhãn hiệu, hoặc những dấu hiệu hay những điểm hoặc bao bì phân biệt tương tự khác, nếu mang tính trợ giúp cho những hoạt động được phép theo những quy định đặc biệt; hoặc - Những hoạt động cần thiết để bảo đảm việc bảo quản hàng hoá trong tình trạng bình thường khi được đưa vào khu mậu dịch tự do; (c) Hàng hoá có thể được mua và bán lại, không phải là bán lẻ, để xuất khẩu trong khu mậu dịch tự do. Vì mục đích của những quy định đặc biệt này, khu mậu dịch tự do là khu vực hoặc một vùng được xác định trước đã được thông báo hoặc bảo hộ của chính phủ, ở nơi này những hoạt động nhất định có thể được tiến hành đối với hàng hoá, trừ những hàng hoá như vậy nhưng đã đi vào lưu thông thương mại của nước có khu mậu dịch tự do. Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slôvakia Thöông maïi Vieät Nam 15

Những nước này áp dụng quy tắc mua thẳng và vận chuyển thẳng. Hàng hoá được coi là được "mua thẳng" nếu người nhập khẩu đã mua chúng từ một công ty đăng ký tại nước được hưởng. Hàng hoá xuất xứ từ nước được hưởng phải được vận chuyển tới nước cho hưởng. Hàng hoá vận chuyển qua lãnh thổ một hoặc nhiều nước ví lý do địa lý, vận tải, kỹ thuật hay lý do kinh tế cũng phải tuân theo quy tắc vận tải thẳng thậm chí nếu chúng được lưu kho tạm thời tại lãnh thổ những nước này, với điều kiện hàng hoá đó vẫn luôn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh. 3. CHỨNG TỪ Việc đòi ưu đãi từ chế độ GSP phải được chứng minh bằng chứng từ phù hợp về xuất xứ và vận tải. 3.1 Chứng từ về xuất xứ Tất cả các nước cho hưởng đều quy định: Sản phẩm có xuất xứ khi nhập khẩu phải có Tờ Khai Tổng Hợp và Giấy chứng nhận Xuất Xứ Mẫu A, đã được điền đầy đủ và ký bơi người xuất khẩu và được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu được hưởng. Các nước cho hưởng còn có các quy định thêm khác: Úc, yêu cầu chính là lời khai của người xuất khẩu trên hoá đơn thương mại. Mẫu A có thể được dùng để thay thế, nhưng không yêu cầu phải có chứng nhận. Canada, yêu cầu chính là lời trình bày của người xuất khẩu trên hoá đơn hoặc làm thành bản riêng. Niu-Di-Lân không đòi hỏi người xuất khẩu xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hay tờ khai quy định chính thức, dù người xuất khẩu có thể bị yêu cầu thẩm tra. Nhật 16 Thöông maïi Vieät Nam

Nhật chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bới cơ quan chính phủ (ví dụ phòng thương mại) 3.2 Chứng từ về vận chuyển thẳng Đối với trường hợp xuất khẩu đến EU, Nhật, Na-Uy và Thuỵ Sĩ, hàng hoá xuất khẩu đi qua lãnh thổ một nước thứ ba, chứng từ chứng minh điều kiện vận chuyển thẳng đã được đáp ứng phải được trình cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu bao gồm: (a) Vận đơn suốt cấp tại nước xuất khẩu được hưởng, thể hiện việc đi quan một hay nhiều nước quá cảnh; hoặc (b) Giấy chứng nhận của cơ quan hải quan của một hay nhiều nước quá cảnh: - Thể hiện mô tả chính xác hàng hoá; - Ghi ngày dỡ hàng và xếp hàng hoặc ngày lên tàu hoặc xuống tàu, ghi rõ tàu sử dụng; - Xác nhận những tình trạng của sản phẩm trong khi đi qua các nước quá cảnh. (c) Không có các giấy tờ trên, bất kỳ giấy tờ thay thế nào được cho là cần thiết (ví dụ, bản sao lệnh mua hàng, hóa đơn của người cung cấp hàng, vận đơn thể hiện tuyến đường hàng đi) Đối với hàng xuất sang Mỹ, người nhập khẩu có thể phải xuất trình các giấy tờ hàng hải, hoá đơn hoặc các giấy tờ khác làm bằng chứng chứng minh hàng hoá được nhập khẩu thẳng. Cơ quan hải quan Mỹ có thể không đòi hỏi xuất trình chứng từ về vận chuyển thẳng khi cơ quan này biết rõ rằng hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP. Trong trường hợp vận chuyển quá cảnh, hoá đơn, vận đơn và giấy tờ khác liên quan đến vận tải phải được trình cho hải quan Mỹ nơi đến cuối cùng. 3.3 Các quy định liên quan đến cấp và chấp nhận chứng từ về xuất xứ Thöông maïi Vieät Nam 17

Trường hợp bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng Mẫu A EU, Nhật, Na-Uy, Thuỵ Sĩ và Mỹ đều chấp nhận bản sao cấp lần hai các giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A để đảm bảo rằng người xuất khẩu ở nước được hưởng có thể, trong trường hợp bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng, vẫn được hưởng ưu đãi GSP. Mẫu A cấp lần hai theo cách này phải được đóng dấu "DUPLICATE" hoặc "DUPLICATA", tại ô 4. Bản cấp lần hai này phải ghi ngày cấp và số sêri của bản cấp lần 1, sẽ có hiệu lực từ ngày đó. Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba lan, Liên bang Nga và Slôvakia chính thức chấp nhận những bản cấp lần hai có chứng nhận đối với những giấy chứng nhận bị mất. Canada không yêu cầu Mẫu A phải là bản gốc. Trường hợp cấp sau ngày xuất khẩu Nói chung giấy chứng nhận xuất xứ nói chung được cấp vào thời gian xuất khẩu sản phẩm. Canada, EU, Na-Uy, Thuỵ Sĩ và Mỹ chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A (hoặc, đối với Canada, là "Tờ khai xuất xứ của người xuất khẩu") được cấp sau khi vì lý do quên vô ý hay do hoàn cảnh đặc biệt khác đã không yêu cầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm xuất khẩu hàng hoá. Nhật chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ cấp sau khi có những nguyên nhân không thể tránh được, và đã không thể yêu cầu cấp giấy chứng nhận tại thời điểm xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A cấp sau phải có dấu "ISSUED RETROSPECTIVELY" tại ô 4. Trường hợp lô hàng có giá trị nhỏ và hàng bưu phẩm EU, Nhật, Thuỵ Sĩ, Liên bang Nga, Mỹ, Bun-Ga-Ry, Cộng hoà Séc, Ba Lan và Slôvakia đã bãi bỏ yêu cầu về chứng từ đối với những lô hàng có giá trị nhỏ và hàng bưu phẩm. 4. QUY TẮC THÀNH PHẦN NƯỚC BẢO TRỢ (QUY TẮC THÀNH PHẦN NƯỚC BẢO TRỢ): Một số nước cho hưởng ưu đãi áp dụng quy tắc này. Quy tắc cho phép sản phẩm (nguyên liệu, bộ phận và phụ tùng) sản xuất tại nước cho hưởng, nếu được cung cấp cho một nước hưởng ưu đãi và được sử dụng ở đó để gia công chế biến, thì sẽ được coi là sản phẩm có xuất xứ tại nước hưởng ưu đãi nhằm xác định xuất xứ của thành 18 Thöông maïi Vieät Nam

phẩm. Ví dụ: Colombia xuất khẩu dây cách điện sang Canada. Nguyên liệu sử dụng bao gồm thép từ Mỹ (chiếm 20% giá xuất xưởng) và cao su từ Malaysia (chiếm 30%), và 50% là nguyên liệu của Colombia và chi phí nhân công. Dây điện này không được hưởng chế độ GSP bởi vì thành phần nhập khẩu vượt quá 40%. Tuy nhiên, nếu sử dụng thép của Canada, dây diện đó sẽ đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP theo quy tắc thành phần nước bảo trợ bởi vì thành phần nhập khẩu chỉ là 30% giá xuất xưởng. Quy tắc này được áp dụng bởi: EU, Úc, Canada, Nhật, Niu-Di-Lân, Cộng hoà Séc, Bunga-ria, Hun-ga-ry, Ba Lan, Slo-va-kia, Liên bang Nga. Trừ Nhật, mọi nước này đều cho mọi thành phẩm được hưởng. Đối với Nhật quy tắc này không được áp dụng cho một số sản phẩm. EU Những sản phẩm xuất xứ từ EU được sử dụng vào sản xuất hay gia công chế biến tại nước được hưởng được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng đó. Quy định này mở rộng thêm lựa chọn việc cộng gộp bằng cách cho phép sử dụng những sản phẩm đầu vào hoặc trung gian mà có xuất xứ tại EU. Bằng chứng về xuất xứ của những sản phẩm EU phải được xuất trình hoặc bằng chứng nhận dịch chuyển EUR.1 hoặc bằng một tờ khai hoá đơn. Các quy định của EU về cấp, sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A sẽ áp dụng một cách phù hợp cho giấy chứng nhận EUR.1. Quy tắc "thành phần nước bảo trợ" của EU cũng được mở rộng cho những sản phẩm xuất xứ tại Na-Uy và Thuỵ Sĩ, khi hai nước này ban hành những ưu đãi phổ cập và áp dụng cách xác định khái niệm xuất xứ tương ứng với cách xác định trong chế độ của EU. Nhật Nhật yêu cầu chứng từ đặc biệt chứng minh theo quy tắc này. Ngoài giấy chứng nhận Thöông maïi Vieät Nam 19

xuất xứ Mẫu A bình thường, Quy tắc đòi hỏi phải có chứng từ sau về nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật: đó là "Giấy chứng nhận nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật cấp bởi cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A. Niu-Di-lân Niu-Di-Lân áp dụng quy tắc thành phần nước bảo trợ cho phép những sản phẩm (nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần mà nước này sản xuất hoặc chế biến sẽ được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng. Do đó, trong trường hợp sản phẩm xuất khẩu bởi nước được hưởng sang Niu-Di-Lân, nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần có xuất xứ tại Niu-Di-Lân và được nhập khẩu từ Niu-Di-lân và được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác sẽ được coi là xuất xứ tại nước được hưởng và không được tính là vào thành phần nhập khẩu đối với tiêu chuẩn 50%. Thuỵ Sĩ Từ 1/7/1996, Thuỵ Sĩ đã áp dụng quy tắc thành phần nước bảo trợ. Theo quy tắc này, thành phần nhập khẩu có xuất xứ từ Thuỵ Sĩ trong sản phẩm được hưởng ưu đãi theo chế độ của Thuỵ Sĩ có thể được coi như là chúng được sản xuất chế biến toàn bộ tại nước được hưởng. Khi quy tắc thành phần nước bảo trợ được áp dụng, cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại nước được hưởng sẽ cấp giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A cuối cùng trên cơ sở giấy chứng nhận dịch chuyển EUR.1, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Thuỵ Sĩ. 5. XUẤT XỨ CỘNG GỘP: Về cơ bản, quy tắc GSP được dựa trên khái niệm xuất xứ một nước đơn nhất, có nghĩa là các tiêu chuẩn xuất xứ phải được tuân thủ đầy đủ tại một nước được hưởng mà đồng thời là nước sản xuất sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Theo các chế độ của một số nước cho hưởng, quy tắc này đã được mở rộng để một số sản phẩm có thể được sản xuất và hoàn thiện tại một nước được hưởng từ các nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu từ những nước được hưởng nói trên. Do đó, xuất xứ cộng gộp được đưa ra với phạm vi rộng và theo nhiều điều kiện khác nhau. Theo hệ thống cộng gộp, các quá trình gia công và trị giá gia tăng tại nhiều nước được hưởng có thể được cộng 20 Thöông maïi Vieät Nam

vào cùng nhau (hoặc "được cộng gộp") để xác định sản phẩm hoàn thiện xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP không. Ví dụ: - Quy định về xuất xứ cho mặt hàng vải quy định giai đoạn xe sợi và dệt phải được tiến hành tại một nước được hưởng. Tuy nhiên, theo một số hệ thống cho phép xuất xứ cộng gộp đầy đủ, giai đoạn đầu xe sợi có thể được tiến hành tại một nước được hưởng và giai đoạn thứ hai (dệt) được thực hiện tại nước được hưởng thứ hai và hàng vải đó sẽ đáp ứng tiêu chuẩn GSP. - Bộ phận lắp ráp phụ cho máy thu sóng phát thanh sản xuất tại nước được hưởng A từ nguyên liệu nhập khẩu có thể được xuất khẩu sang nước được hưởng B nơi những bộ phận này được lắp vào, cùng với các nguyên liệu nhập khẩu khác, máy thu thanh hoàn chỉnh. Trị giá các nguyên liệu và công việc đã làm tại nước A, theo hệ thống cộng gộp toàn cầu, có thể được tính vào công việc đã làm tại nước B để xác định máy thu thanh đó có đáp ứng tiêu chuẩn phần trăm của một số nước không. Theo các chế độ của Úc, Ca-Na-đa, Niu-di-lân, Bun-Ga-Ry, Cộng hoà Séc, Hun-ga-ry, Balan, Liên bang Nga và Slô-va-kia, thì tất cả các nước được hưởng đều được coi là một khu vực duy nhất cho mục đích xác định xuất xứ. Tất cả trị giá gia tăng và/hoặc các quá trình gia công tiến hành tại khu vực này có thể được cộng gộp với nhau để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ cho sản phẩm xuất khẩu sang bất kỳ nước cho hưởng nói trên. Quy tắc này được gọi là "cộng gộp toàn cầu và đầy đủ". Theo các chế độ của một nước khác như Mỹ, EU...thì quy tắc xuất xứ cộng gộp chỉ được áp dụng cho một số khu vực cụ thể như Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Thị trường Chung Trung Mỹ, Khối Andean... 6. THẨM TRA VÀ KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI NHỮNG GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ĐÃ CẤP: Việc áp dụng chế độ GSP đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ song phương giữa các cơ quan nước được hưởng với các cơ quan nước cho hưởng để đảm bảo tuân thủ những quy Thöông maïi Vieät Nam 21

định và tiêu chuẩn của chế độ, bao gồm việc thẩm tra và kiểm soát xuất xứ và những lô hàng thực tế. Nói chung, cơ quan nước cho hưởng nhập khẩu sẽ gửi trực tiếp yêu cầu thẩm tra giấy chứng nhận xuất xứ đã cấp cho cơ quan cấp giấy chứng nhận đó của nước được hưởng xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ bị Cơ quan nước cho hưởng yêu cầu thẩm tra khi có nghi ngờ về tính xác thực của giấy chứng nhận xuất xứ, hoặc về tính chính xác của thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hoặc trên cơ sở ngẫu nhiên. Vì mục đích của việc thẩm tra, cơ quan có thẩm quyền tại nước được hưởng phải thực hiện việc thẩm tra và trả lời cho cơ quan yêu cầu thẩm tra của nước cho hưởng trong một thời gian nhất định. Hầu hết các nước cho hưởng đều có những quy định về vấn đề này. Bun-Ga-Ry, Cộng hoà Séc, Hun-ga-ry, Ba Lan, Liên bang Nga, Slô-va-kia đều có quy định như vậy. Úc không có quy định tương ứng vì giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A không bị bắt buộc. Nhật không quy định một thủ tục bắt buộc phải tuân thủ trong việc thẩm tra. Niu-Di-Lân bảo lưu quyền khiếu nại trực tiếp tới nhà sản xuất và/hoặc nhà xuất khẩu sản phẩm về xuất xứ của sản phẩm. Mỹ quy định những yêu cầu về chứng từ có thể gửi trực tiếp cho người sản xuất và người xuất khẩu sản phẩm và tới bất kỳ ai liên quan đến sản phẩm trong quá trình vận chuyển chúng. 22 Thöông maïi Vieät Nam