Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Tài liệu tương tự
Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Giới thiệu về quê hương em

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Document

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

NH?NG M?NH TR?I KHÁC BI?T

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Microsoft Word - Luc Bat_HoaiKhanh.doc

Tiêu Kim Thủy TIẾP BỘI I Bội vừa bước vào sân bỗng dừng chân quày quả bước ra. Từ lâu rồi chị không về nhà, không gặp ông Nghị Tần, thân phụ chị, vì l

Document

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Năm Mùi kể chuyện Dê Hoàng Anh Tài Trong thập can Giáp, Ất, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Thân, Nhâm, Qúy và 12 chi tức : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

No tile

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

Th«ng tin nghiªn cøu B o tån Di s n Sè 02(38) 2017 MỘT SỐ TẬP TỤC Ở HỘI AN LIÊN QUAN ĐẾN TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG CÂY CỐI Trần Phương Thờ cúng cây cối là m

Phần 1

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

mộng ngọc 2

Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Mở đầu

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Tưởng Nhớ Nhà Văn Xuân Vũ Nhân Giỗ Lần Thứ 8 Dư Thị Diễm Buồn TIỂU SỬ NHÀ VĂN XUÂN VŨ Nhà văn Xuân Vũ chào đời trong ngôi nhà xưa của bà ngoại thuộc l

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

No tile

Microsoft Word - V doc

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

CHƯƠNG 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

36

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Lời Dẫn

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Tả một người công nhân (hoặc nông dân, bác sỹ, y tá…) đang làm việc

Phần 1

Microsoft Word - tuong nho19_6

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

ĐUỔI BẮT MÙA XUÂN

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Bản ghi:

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sinh năm 1994, quê Nam Định đã sáng tác hơn 150 bài thơ về Trường Sa. Rất nhiều bài thơ trong số đó đã được các nhạc sĩ phổ nhạc và in trong tập thơ Ngược sóng. Đây cũng là tập thơ đầu tay của Ngọc (bút danh Viễn Hải) được Nhà xuất bản Thời đại phát hành và ra mắt bạn đọc thời gian qua. Trang bìa tập thơ Ngược Sóng của tác giả Đoàn Ngọc PV: Chào Ngọc! Được biết Ngọc là 1 trong 10 thanh niên tiêu biểu được lựa chọn tham gia Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương đến với quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Cảm xúc của Ngọc lúc đó như thế nào? Cơ duyên nào đã khiến bạn gắn bó và dành tình cảm đặc biệt để viết về người lính? Đoàn Ngọc: Xin chân thành cảm ơn câu hỏi của bạn. Cảm xúc của mình lúc đó là rất hạnh phúc, vì ước mơ bao lâu nay của mình đã trở thành hiện thực. Nhiều khi đang đứng ở giữa đảo, được gặp những người vẫn trò chuyện với mình qua điện thoại mà cứ ngỡ như là mình đang mơ. Đang ở Trường Sa, nắng tháng 5 cháy bỏng da mà vẫn như chưa tin được rằng nơi mình đang đứng đây lại chính là mảnh đất thiêng liêng mình khao khát một lần đặt chân đến. Công tác giáo dục quốc phòng dành cho sinh viên chính là cơ duyên để mình biết và hiểu thêm về những người lính. Dường như sau một tháng thử làm bộ đội, được sống cuộc đời của lính, nghe những câu chuyện của lính mà bản thân mình đã nhận ra được rất nhiều điều. Bao nhiêu lâu nay họ vẫn lặng thầm cống hiến, hy sinh vì Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên, vậy mà bản thân mình lại không hề hay biết, vậy mà bản thân mình lại sống một cuộc sống thật tẻ nhạt. Mình tự hỏi: như vậy có phải là có lỗi với họ quá không? Chính những điều đó đã thôi thúc mình phải sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn, tuổi trẻ là phải cống hiến. Bản thân mình không thể làm được những điều lớn lao, thì mình sẽ bắt đầu từ những điều nhỏ bé, giản đơn nhất, đó chính là động viên tinh thần những người lính, giúp họ yên tâm công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Mình tình nguyện và người em gái hậu phương của họ. PV: Ngược sóng là tập thơ đầu tay Ngọc viết dành tặng cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng Tác giả tập thơ Ngược Sóng- Đoàn Ngọc của Tổ quốc. Vậy Ngọc có thể chia sẻ đôi điều về nội dung tập thơ này không? Tại sao bạn lại đặt tên tập thơ này là Ngược sóng vậy? Đoàn Ngọc: Mình không nghĩ đó là một tập thơ, mà nó chỉ đơn giản là tình cảm, tình yêu mình dành cho những người lính đang làm nhiệm vụ trên các vùng biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Và đó cũng chính là nội dung của tập thơ: tình cảm của người Sinh viên Truyền hình 17

Chân dung nhân vật Bài thơ trích trong tập thơ Ngược sóng lính gửi về gia đình, quê hương, tình cảm hậu phương gửi trao cho họ, và cuối cùng đó chính là cảm xúc của bản thân mình dành cho Trường Sa. Ngược sóng là một nhan đề ngắn gọn nhưng mình gửi gắm vào đó rất nhiều ý nghĩa: tình yêu của người ngoài khơi ngược sóng về với đất liền, tình cảm của người đất liền ra tới đảo, và ngược sóng để cùng nhau đi qua những bão giông, cách trở của biển cả, thậm chí là những trái ngang của cuộc đời để đến được với nhau. PV: Có rất nhiều bài thơ in trong tập thơ Ngược sóng của Ngọc đã được các nhạc sĩ phổ nhạc. Bài thơ nào khiến bạn ấn tượng và tâm đắc nhất? Đoàn Ngọc: Câu hỏi này hơi khó, bởi mỗi một bài thơ ra đời gửi gắm rất nhiều tình cảm và tâm huyết của người viết, dù nó có được chắp cánh bởi âm nhạc hay không. PV: Việc học tập khá bận rộn tuy nhiên Ngọc vẫn dành thời gian viết thơ. Vậy Ngọc đã cân đối việc học và sáng tác như thế nào để không bị ảnh hưởng? Đoàn Ngọc: Mình không gọi công việc đó là sáng tác, mà nó chỉ đơn giản là gieo vần cho tâm sự của người lính và của chính bản thân mình. Cảm xúc nó đến bất chợt, bên mình luôn có giấy bút hoặc điện thoại để có thể ghi lại, đôi khi chỉ là một câu, một vài từ. Khi có thời gian mình sẽ đem ra nghiên cứu, nghiền ngẫm và hoàn thiện cảm xúc đó một lần nữa. PV: Vừa qua, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã phê duyệt cho 600 tập thơ Ngược sóng vào hệ thống Thư viện Quân đội. Vậy sắp tới đây Ngọc có dự định sẽ ra mắt một tập thơ mới nữa không? Đoàn Ngọc: Việc Tổng Cục Chính trị cho phép gửi tặng Ngược sóng vào hệ thống Thư viện Quân đội là một sự động viên, khích lệ tinh thần rất lớn đối với mình, bởi điều đó cho thấy rằng: tình cảm của mình đã đến được với người lính, đã được họ đón nhận. Mình vẫn luôn ấp ủ những tình cảm dành cho người lính, vẫn viết hằng ngày nhưng bên cạnh đó cũng phải đặt ra mục tiêu nâng cao, bổ sung thêm về mặt nghệ thuật, để nó sống đúng nghĩa là một tác phẩm, vừa nặng về tình cảm nhưng cũng phải có chuyên môn nghệ thuật. Hy vọng sẽ sớm ra mắt, đến với những người lính và bạn đọc tập thơ thứ 2 này. Cảm ơn bạn về cuộc trò chuyện này. Chúc bạn học tập tốt và sẽ có nhiều bài thơ hay hơn nữa để gửi tặng đến độc giả trong thời gian sắp tới. Hiền Dịu (CBC10E) 18 Sinh viên Truyền hình

Ống kính SV Biển Hải Tiến ngập rác trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 hàng nghìn người đã kéo nhau về biển Hải Tiến (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Biển chật kín người tắm, bãi biển biến thành bãi rác lớn. Ước tính có cả hàng nghìn người đến đây để tắm biển, các dịch vụ vui chơi ăn uống mọc ra như nấm trên bãi biển dài vài trăm mét. Ý thức chưa tốt của người dân khiến cho bãi biển phải chứa một lượng rác khổng lồ Trẻ em dễ dàng nhặt được những vỏ dừa để vui chơi. Mạnh Cường Du khách mặc nhiên vui chơi, ăn uống ngay trên rác thải. Sinh viên Truyền hình 19

Phóng sự Khát khao có con đường, cây cầu tử tế để mưu sinh Đường đi như thế này khổ lắm, sợ lắm rồi, không biết mất mạng lúc nào nữa, cái cầu kia cũng sợ lắm - đó là than thở của những người dân xóm Pác Nà, xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Có mặt tại xóm Pác Nà, nơi đây quanh năm mây phủ, chúng tôi mới thấy rằng sự đói ăn, thiếu mặc cũng không đáng sợ bằng việc phải băng qua sông suối trên con cầu dân sinh, vượt đường rừng sạt lở, lầy lội, trơn trượt giữa mùa mưa với biết bao nguy hiểm rình rập. Cây cầu dựng bằng tre đã bắt đầu mục rữa Người dân không dám chở hàng hóa cồng kềnh, có thể bị ngã bất cứ lúc nào. 20 Sinh viên Truyền hình Nguy hiểm tiềm ẩn từ con đường nhỏ hẹp Mọi vấn đề có lẽ bắt nguồn bởi con sông vắt quanh địa phận xóm khiến hai nửa xóm bị ngăn cách, tách biệt nhau. Đường sá đi lại khó khăn ở những nơi vùng sâu, vùng xa vốn không còn lạ lẫm gì. Từ xóm Pác Nà - nằm cách trung tâm xã Bạch Đằng khoảng 7km - để vào đến bản phải đi mất nửa ngày đường vì điều kiện đường sá vô cùng khó khăn. Đường vào bản vòng vèo, khúc khuỷu, một bên là sườn đồi có thể bị sạt lở bất kỳ lúc nào, một bên là vực thẳm khiến người nào lơ đãng chỉ cần lạc tay lái hoặc sảy chân là có nguy cơ mất mạng. Chị Nông Thị Vân (40 tuổi, xóm Pác Nà) có con trai đang học lớp 7 hoảng hốt kể lại: Cách đây không lâu, cháu nhà tôi bị ngã xe đạp vì đường trơn trượt sau một trận mưa to. Cả người lẫn xe bị ngã đổ ụp xuống rãnh, xe bị kẹt giữa đất đá không thể nào kéo lên được, may mà cháu tự bò lên đường và đi nhờ xe của bạn. Lúc sau tôi đi chợ, nhìn thấy chiếc xe đạp của con nằm chỏng chơ dưới rãnh bùn mà bàng hoàng, lo lắng cho con, cũng may cháu nó không bị làm sao Từ đó, tôi luôn nhắc nhở con cái phải chú ý cẩn thận khi đi qua đoạn đường này, tuyệt đối không đi lại trong lúc mưa to, gió lớn để đề phòng sạt lở đất. Người dân ít khi đi xe máy, cũng không dám vận chuyển nặng hay hàng hóa cồng kềnh vì rất khó lái xe qua đoạn đường nhỏ hẹp này. Và mỗi khi người dân liều mạng đi bằng xe máy qua đây họ lại được một phen hú vía về tới nhà mới biết mình còn sống. Anh Nông Hoài Sỹ (47 tuổi, xóm Pác Nà) thoảng thốt: Đường đi như thế này khổ lắm rồi, sợ lắm rồi, cứ đi thế này chả biết mất mạng lúc nào nữa, cái cầu kia cũng sợ lắm. Được biết năm 2013, 7 hộ dân bên kia sông ở xóm Pác Nà đã tự vận động

Phóng sự nhau góp tiền để mở rộng con đường mòn từ cầu về xóm để có thể đi xe về đến nhà. Đến đầu năm 2015, xóm mới nhận được một phần ngân sách hỗ trợ của Nhà nước trong Chương trình Bê tông hóa đường giao thông nông thôn. Chính vì vậy mà con đường bê tông đã được nối vào bản tựa như một giấc mơ. Tuy nhiên, niềm phấn khởi chưa được bao lâu thì bỗng vụt tắt sau khi chịu mấy trận mưa lũ trong đợt tháng 7/8/2015. Giờ đây, con đường hạnh phúc của người dân xóm Pác Nà đã trở nên tan tác, tiếp tục bị sạt lở. Đoạn đường dài chừng 2 km dọc theo con suối đã có đến 5-6 điểm bị sạt lở, nhiều điểm khác cũng tiềm ẩn nguy cơ lở đất. Trước những tình huống nguy hiểm đó, người dân đang cùng dọn đất sạt và sửa sang lại con đường. Nhưng đó cũng chỉ là những biện pháp chống chế tạm thời. Liệu con đường mòn dễ sạt lở thế này có thể chống đỡ được bao lâu trước mùa mưa lũ? Nhọc nhằn mùa nước lũ Để phục vụ việc thông thương, người dân vẫn bất chấp đi xe qua cầu yếu Để vào tới xóm Pác Nà, người dân phải đi qua một khúc sông bằng một chiếc cầu treo tròng trành rất nguy hiểm. Đây được coi là cây cầu treo huyết mạch nối liền giữa xóm Pác Nà và Bản Sẳng. Chính vì bị ngăn cách bởi khúc sông nên xóm Pác Nà dường như bị cô lập, tách biệt, việc đi lại của 7 hộ dân với gần 30 nhân khẩu rất vất vả so với địa phận của Bản Sẳng ở bên kia sông. Nếu người dân muốn qua lại thì phải đi bằng cách làm cầu treo thủ công nối liền với Bản Sẳng (xóm tiếp giáp với phần lớn số hộ còn lại của bản Pác Nà). Mặc dù biết rằng có nhiều nguy hiểm rình rập khi đi trên cây cầu nhưng không còn cách nào khác, bởi đây là con đường duy nhất để bà con giao thương, trao đổi hàng hóa giữa các địa phương, là con đường để cho các em nhỏ trong xóm đến trường học tập. Anh Phạm Văn Đức (43 tuổi) xóm Pác Nà chia sẻ: Mỗi khi mùa lũ về, nước sông dâng cao làm dòng nước chảy siết đến nỗi không thể chống mảng, trẻ con phải cuốc bộ đường vòng đi học. Các bà, các chị đi chợ buôn bán gồng gánh lỉnh kỉnh thì cũng phải đi vòng đường đồi, băng qua bìa rừng thì mới đến được chỗ cất xe Cây cầu hiện nay vắt qua xóm Bản Sẳng là nhờ một doanh nghiệp khai thác cát đầu tư cất nên do phải bồi thường cho người dân vì việc nạo vét làm mất bến sông nối sang đồng ruộng. Từ trước tới nay, người dân ở đây không có sự trợ giúp từ phía chính quyền. Anh Đức cho biết thêm: Dân làng chúng tôi nhiều thế hệ nay đã khổ sở, vất vả vì không có cầu kiên cố để đi lại. Trước đây, khi chưa làm cầu tre, bà con đi lại bằng bè mảng. Mùa lũ đến, họ không thể qua sông được. Vì vậy, mọi người mới góp công sức, góp tre để làm cây cầu treo tạm thời. Cầu phải tu sửa liên tục vì những thanh tre bị hư hỏng, mục nát rất nhanh. Sợ nhất là mấy đứa trẻ đi học không cẩn thận là bị rơi xuống sông, mất mạng bất cứ lúc nào. Vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, những hộ dân ở bên sông hoàn toàn bị cô lập, trẻ em phải nghỉ học cho đến khi nước lũ rút mới có thể qua sông hoặc phải đi vòng lên đỉnh đồi đầy muỗi, vắt và cỏ cây, bụi rậm. Hơn nữa, việc trao đổi, mua bán hàng hóa của bà con nơi đây cũng gặp nhiều khó khăn, chậm trễ do đường khó đi, nhiều khi di chuyển chậm, đến chợ muộn, rau quả hỏng, giập nát nên phải bán giá thấp hoặc ế hàng. Kết quả là cả một vụ rau màu mà người dân vất vả một nắng hai sương đành lỗ vốn. Niềm mơ ước lớn nhất của người dân nơi đây là mong có một con đường mới và một cây cầu kiên cố để việc đi lại của người dân ở đây dễ dàng và an toàn hơn. Cần một cây cầu an toàn để qua sông Một số người dân cho biết, các cụ ngày xưa thời chống Pháp đã làm một cây cầu bằng gỗ bắc qua sông nhưng do lâu năm nên bị hư hỏng. Từ đó đến nay, dân làng cũng chỉ sử dụng bè mảng để làm phương tiện vận chuyển, đi lại qua sông. Hiện nay việc người dân xây một cầy cầu kiên cố là ngoài khả năng vì cuộc sống của bà con vẫn còn nghèo nàn, đời sống kinh tế chỉ trông chờ vào cây lúa. Ông Nông Ích Hoàn (Chủ tịch UBND xã Bạch Đằng) cho biết: Một trong những tồn tại lớn khiến chính quyền và nhân dân xã đều đau đầu chính là vấn đề giao thông ở Pác Nà. Biết vậy nhưng chưa thể khắc phục ngay bởi khó khăn nhất là vấn đề kinh phí. Bạch Đằng là xã nghèo, kinh tế còn eo hẹp vì đời sống của bà con vẫn chưa được nâng cao. Tôi cũng đang kiến nghị lên trên xin cho xã vào diện vùng II nhưng đến bây giờ vẫn không khả quan. Tỉnh Cao Bằng không phải ở nơi miền núi quá xa xôi, hẻo lánh nhưng giao thông tại các xã vẫn còn nhiều khó khăn. Nhà nước, chính quyền địa phương sẽ phải làm gì? Làm thế nào để giúp được người dân ở các xã trên thoát khỏi con đường mòn nguy hiểm và cây cầu mục rữa lung lay kia. Câu chuyện tại các xã nghèo trên Cao Bằng cũng không phải là trường hợp duy nhất, chắc chắn vẫn còn những vùng đất nghèo và khó khăn hơn. Đặng Đức Khanh - CBC10H Sinh viên Truyền hình 21

Phóng sự Xã vắng đàn ông Xã Thạch Đà (huyện Mê Linh - Hà Nội) từ nhiều năm nay chỉ mấy ngày Tết Nguyên đán mới có hơi đàn ông trong nhà. Sau mùng 3 Tết, cánh mày râu trong xã phải chia tay vợ con đi làm ăn xa. Bởi thế, người dân các vùng lân cận hay gọi xã Thạch Đà là Xã vắng đàn ông. Mọi việc trong gia đình từ việc lớn đến việc nhỏ đều do các chị thu vén, quán xuyến Nước mắt nuốt vào trong Không như những vùng quê khác, đường làng, ngõ xóm thuộc xã Thạch Đà - Hà Nội thưa người qua lại. Các quán đầu làng, đầu xóm không thấy bóng mày râu mà chỉ thấy các bà, các chị ngồi râm ran nói chuyện. Đem sự lạ trên hỏi ông Nguyễn Hữu Lâm - Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Đà, ông Lâm cho hay: Các chị chưa biết nhiều về Thạch Đà quê tôi rồi. Quê tôi chỉ đông vui vào những ngày Tết, ra Giêng lần lượt từng tốp thợ lại lên đường, tỏa đi khắp các tỉnh thành, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc. Có những tốp thợ mùng 4 tháng Giêng đã phải lên đường, tốp nào chậm nhất là sau rằm tháng Giêng. 22 Sinh viên Truyền hình Theo ông Lâm, ở xã Thạch Đà, hầu hết cánh mày râu trong độ tuổi lao động, có sức khỏe đều theo nghề xây dựng và gần như gia đình nào cũng có người làm nghề này. Bởi vậy, sau rằm tháng Giêng, xã Thạch Đà chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em. Theo đuổi nghề xây dựng, các cánh thợ trong làng, trong xã phải chấp nhận xa nhà quanh năm. Nếu không có công to, việc lớn như việc hiếu, việc hỷ thì 2-3 tháng, thậm chí nửa năm mới về thăm nhà một vài ngày nhưng rồi lại nhanh chóng lên đường vì công việc. Chính vì đấng mày râu trong làng đi làm ăn xa nhà nên mọi việc đồng áng, nhà cửa, đối nội, đối ngoại đều dồn hết lên vai những người phụ nữ. Chị Lưu Thị Hạnh (Xóm 7, Thôn 1, xã Thạch Đà) chia sẻ: Đàn ông, con trai bên gia đình chồng tôi đều làm nghề xây dựng và phải xa nhà quanh năm. Bốn năm trước, trong một lần về thăm nhà, từ quốc lộ vào không có xe khách nên chồng tôi và ba người thân phải bắt xe tải. Thật không may, chuyến xe đó gặp chuyện chẳng lành nên chồng tôi đã vĩnh viễn ra đi, để lại cho tôi đứa con thơ. Là người phụ nữ, nhất lại là người vợ trẻ, tôi cũng như các chị em khác đều mong mỏi ngày ngày có chồng ở bên cạnh để động viên. Vì mưu sinh, nên tôi và nhiều chị em khác trong làng, trong xã đành phải chấp nhận tất cả. Tuy gia đình không làm ruộng nhưng tôi biết, nhiều chị em trong xã có chồng đi làm xa nhà biền biệt, mọi công việc từ đồng áng, cấy cày đến chăm lo con cái, thu vén gia đình đều đến tay các chị. Nhiều lúc cực quá, chỉ

Phóng sự Phụ nữ xã Thạch Đà giàu đức hi sinh, chịu thương, chịu khó biết nuốt nước mắt vào trong vì sợ các con và gia đình nhà chồng thấy. Cách Nhà văn hóa thôn 4 một quãng đường là ngôi nhà kiên cố 3 tầng, khang trang, rộng rãi của vợ chồng chị Lê Thị Hương. Cũng giống như các gia đình khác trong thôn, chồng chị Hương làm nghề xây dựng, vài tháng mới về thăm bố mẹ, vợ con một lần. Chị Hương cho biết ngôi nhà to đẹp hôm nay là thành quả chắt chiu của 2 vợ chồng. Hơn 20 năm làm dâu, làm vợ là từng ấy năm chồng chị phải đi làm xây dựng xa nhà, mọi việc nhà đều đổ dồn lên vai chị. Từ phụng dưỡng bố mẹ chồng già yếu, nuôi dạy 2 con, cấy mấy sào ruộng, chăn nuôi lợn, gà tất cả đều do chị một tay quán xuyến. Bây giờ, khi các con chị đã lớn, lúc nông nhàn chị Hương mới có thời gian đi chợ bán thịt lợn kiếm thêm đồng ra, đồng vào. Chị tâm sự: Khi hai cháu còn thơ dại, bố mẹ già yếu, những lúc trái gió, trở trời rất cần có chồng ở bên cạnh đỡ đần, chia sẻ. Nhưng vì cuộc sống nên hai vợ chồng động viên nhau, mỗi người gắng lên một chút. Chị Nguyễn Thị Yến, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn 4 cũng có chồng làm nghề xây dựng nhưng vì anh là chủ thầu nên có điều kiện về thăm nhà thường xuyên hơn. Chị Yến cho biết: Đúng là vắng đàn ông quạnh nhà! Có người đàn ông ở nhà sẽ bớt đi gánh nặng đè lên vai chị em chúng tôi. Đặc biệt là việc nuôi dạy con cái sẽ được chu đáo hơn là khi chỉ có một mình người vợ. nhưng không mất tất cả Không thể nói hết những vất vả của các bà, các chị ở xã Thạch Đà đã có chồng hay con trai làm nghề xây dựng Công việc sửa chữa là công việc của người đàn ông nhưng những người phụ nữ xã Thạch Đà cũng có thể đảm nhiệm phải xa nhà lâu ngày. Tuy nhiên, bù lại những vất vả đó là đời sống kinh tế của các gia đình ở đây ngày càng phát triển hơn. Ông Nguyễn Hữu Lâm cho biết thêm: Xã Thạch Đà có 2.500 hộ với hơn 14.080 nhân khẩu, hiện nay thu nhập bình quân đạt gần 33 triệu đồng/người/năm. Có thể khẳng định, với nghề xây dựng, cộng thêm sự chịu thương, chịu khó của người dân nên thu nhập của các gia đình trên địa bàn xã được nâng lên, cuộc sống ngày càng sung túc, đủ đầy hơn. Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển, làng quê khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Đến với Thạch Đà và thấy đường làng, ngõ xóm thiếu vắng đàn ông, kể cũng buồn nhưng chúng tôi cũng thấy mừng thay. Bởi mỗi người Thạch Đà, nhất là những người phụ nữ nơi đây ai cũng chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh nhằm giữ nghề mưu sinh, làm giàu cho gia đình, cho quê hương, đất nước. Nguyễn Nghiệp (CBC10E) Sinh viên Truyền hình 23

Văn hóa giải trí Điều con muốn nói Ký ức tuổi thơ tôi viết về mẹ. Đó là điều mà trước kia tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Bởi lẽ, tôi không biết phải viết về tình cảm đó như thế nào. Với tôi, mẹ là điều kì diệu nhất. Tôi có một gia đình nhỏ bé, bố mẹ đều làm nghề nông. Gia đình tôi sống rất hạnh phúc. Là con một trong nhà, nên tất cả sự quan tâm, chiều chuộng, bố mẹ đều dành cả cho tôi. Cũng vì hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ tôi phải đi làm xa, tôi sang sống cùng ông bà ngoại để tiện cho việc đi học. Tôi không sống cùng bố mẹ trong một khoảng thời gian khá dài. Chính xác là khi tôi 5 tuổi. Mặc dù cậu mợ, ông bà, các bác rất quan tâm yêu thương và chiều chuộng nhưng tôi luôn cảm thấy thiếu. Tôi thiếu sự quan tâm, chăm sóc và cưng chiều của bố mẹ. Cứ như vậy cho đến khi bố mẹ tôi vào Sài Gòn sinh sống và làm ăn. Sau 3 năm, gia đình tôi xảy ra chuyện. Trong mắt tôi, bố là người tuyệt vời nhất. Tôi rất yêu và tin tưởng rằng bố sẽ chẳng bao giờ khiến mẹ con tôi buồn. Vậy mà điều tôi không ngờ đã đến. Bố đã phản bội mẹ con tôi và đi theo người đàn bà khác. Lúc đấy, mẹ như lặng người đi và chỉ biết nghẹn ngào trong tiếng nấc. Tôi nhìn rõ khuôn mặt mẹ, từ ánh mắt, nụ cười cho đến những lời nói tất cả như muốn che đậy nỗi đau trong lòng. Tôi không dám và không muốn tin đó là sự thật. Tôi đã khóc khi biết rằng bố mẹ tôi mỗi người một nơi. Vắng bố, trong nhà bây giờ chỉ còn tôi với mẹ. Tôi cảm thấy căn nhà này sao rộng quá. Tôi nhớ bố, nhớ nụ cười của bố, nhớ tiếng bố hay đi kéo đôi dép xốp lẹt xẹt, nhớ những kỉ niệm về bố, Nhiều đêm, tôi không ngủ được nằm nghĩ về những ngày tháng gia đình tôi đã từng rất hạnh phúc. 18 tuổi, tôi đỗ vào một trường đại học trên thành phố. Trường học cách nhà tôi hơn trăm cây số nên có khi vài tháng tôi mới được về thăm nhà. Những ngày tháng đầu tiên ở trên thành phố, tôi nhớ nhà da diết. Tôi gọi điện hỏi thăm mẹ. Khi nghe thấy giọng nói ở đầu dây bên kia, tôi chỉ muốn bắt xe về với mẹ thật nhanh để ôm lấy mẹ và lau đi những giọt nước mắt đang trào ra cùng với tiếng nói nghẹn ngào của mẹ. Mẹ cũng thường trách tôi tại sao ít về nhà. Tôi đành viện ra ty tỷ lí do để cho mẹ không phải lo nghĩ. Ngày bé, tôi đã từng trốn mẹ đi chơi. Tôi đã mải mê chơi đùa mà đâu biết mẹ lo lắng đi tìm. Sau khi tìm thấy tôi, mẹ đã tức giận đánh vào chân tôi rất đau. Lúc đấy tôi rất ghét mẹ, tôi nghĩ mẹ không hề thương tôi. Giờ đây, tôi mới biết tình thương bao la mẹ dành tất cả cho tôi. Bởi mẹ yêu tôi quá nhiều nên mới làm như vậy. Khi tôi lớn hơn thì mẹ giống như một người chị, một người bạn, sẵn sàng chia sẻ mọi thứ cho tôi, trong mọi vấn đề từ học tập, kinh nghiệm sống, kể cả chuyện tình cảm riêng tư Tình yêu thương của mẹ dành cho tôi rất lớn, tôi cảm nhận được điều đó từ trong ánh mắt của mẹ. Câu nói mẹ yêu con, con gái của mẹ vào cái lần tôi đi nhập học đã khiến tôi khóc rất nhiều. Thế mà tôi chưa bao giờ bày tỏ tình cảm của mình đối với mẹ, chưa bao giờ tôi đứng trước mặt mẹ và nói rằng con yêu mẹ!, cũng chưa bao giờ mẹ nhận được từ con lời chúc hay một bó hoa nào vào những ngày của mẹ. Nhưng tôi biết, mẹ tôi đang dõi theo tôi, tôi muốn nói tôi yêu mẹ rất nhiều mẹ yêu của con! Cuộc đời này có những thứ mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được, có những điều bình dị ta vô tâm quên lãng để rồi khi mất đi mới nhìn lại bằng những giọt nước mắt muộn màng. Hãy đừng đánh mất và đừng bỏ lỡ dù chỉ là một khoảnh khắc nhỏ bé nào. Ngọc Tuyến (CBC10G) 24 Sinh viên Truyền hình