Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Tài liệu tương tự
Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đi Trên Đất Lạ

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

Microsoft Word - HUONG XUA- Uyên H?nh

Nghị luận về an toàn thực phẩm

Tả người thân trong gia đình của em

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

CHƯƠNG 2

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Phong thủy thực dụng

Gian

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

(CHÍNH NGHĨA): 30 tháng Tư 1975: Máu và Nước Mắt!

Tả mẹ đang nấu ăn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

CHƯƠNG 1

Nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Microsoft Word - V doc

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Giới thiệu về món phở Hà Nội

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Mật ngữ 12 chòm sao- Phân tích toàn bộ các cung hoàng đạo Ma kết - Capricornus (22/12 19/1) Ma kết khi còn trẻ đều rất ngây thơ. Tôi nghĩ ngay cả chín

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Phần 1

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Lời Người Dịch Bệnh tật đeo theo để khổ đời Con người vì bệnh phải mòn hơi 1

CHƯƠNG 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

KINH ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Pháp Đăng Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh Hệ Thống Chùa Tầ

QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ NHỆN HẠI CÂY CÓ MÚI Rầy chổng cánh (Diaphorina citri) Khả năng gây hại - Ấu và thành trùng chích hút dinh dưỡng lá, đọt non làm p

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 3 (2017) Hình thức sinh sản, đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học của tuyến

ptdn1059

Document

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

ĐÔI DÒNG VỀ TÁC GIẢ: DU LI Tác giả Du Li, tên thật là Nguyễn Thị Phương Dung, aka June Nguyen, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Thuở nhỏ đi học ở Hải Phòng (

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

Title

J

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Ratna Shri Vietnam Group 1

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Ai baûo veà höu laø khoå

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Số 213 (6.831) Thứ Ba, ngày 1/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌ

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Document

Document

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Microsoft Word - 8

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

CHƯƠNG 4

Tác Giả: Đồng Hoa Dịch: Tố Hinh TỪNG THỀ ƯỚC Chương 5 Thư Ngắn Tình Dài, Lòng Khôn Tỏ Thư viết rất dài, hết lải nhải kể mấy chuyện đất lề quê thói, rồ

Chọn size khi mua quần áo Vài mẹo vặt về Quần Áo, Giầy Dép Bạn rất thích xài hàng xịn nhưng bạn không chắc bộ đồ có vừa với mình không, bởi ký hiệu kí

Bản ghi:

KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TRAI TAI TƯỢNG VẨY (Tridacna Squamosa Lamarck, 1819) TẠI 04 ĐẢO KHẢO SÁT Ở BIỂN VIỆT NAM CHARACTERISTICS OF SCALY GIANT CLAM (Tridacna Squamosa Lamarck, 1819) IN 4 ISLAND IN VIETNAM TÓM TẮT Nguyễn Quang Đông 1, Nguyễn Quang Hùng 2 Ngày nhận bài: 28/10/2014 ; Ngày phản biện thông qua: 18/11/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 Tiến hành thu mẫu trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa) tại 04 vùng biển đảo ở biển Việt Nam gồm: Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết và Phú Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy trai tai tượng vẩy có khả năng tự dưỡng thông qua ăn lọc các mảnh vụn hữu cơ ngoài môi trường nước và cộng sinh với một số loài tảo quang hợp (Symbiodinium microadriaticum) sống bám trên phần màng áo nhô ra ngoài vỏ để quang hợp lấy nguồn dinh dưỡng nuôi cơ thể. Đã xác định được 61 loài thực vật phù du thuộc 03 ngành tảo trong hệ thống tiêu hó a của trai tai tượng. T. squamosa là loài lưỡng tính. Thời kỳ con non và chưa thành thục sinh dục mang tính đực, thời kỳ thành thục sinh dục mang cả tính đực và cái. Sự phát triển của tuyến sinh dục cái và đực trải qua 05 giai đoạn. Sức sinh sản tuyệt đối 21.977.147 trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối là 5.612±1.876trứng/g. Từ khó a: Đặc điểm sinh học, trai tai tượng vẩy, Tridacna squamosa ABSTRACT Sampling at 04 islands in Vietnam including Cu Lao Cham, Nha Trang Bay, Nam Yet and Phu Quoc. The research s results shows that scaly giant clam (T. squamosa) have an autotrophic eating habit through out the ability of fi trating detritus matter from the water and symbiosis with zooxathellae (Symbiodinium microadriaticum). 61 phytoplankton species belonging to 3 branches of algae have been found in T. squamosa digestion system. T. squamosa are hermaphroditic species. They are male when they are in junevile and immature period. They have both male and female characteristic when their gonads are fully developed. The development of male and female gonads involve 5 stages. Their absolute and relative fecundities are 21.977.147±234.197 eggs/inds and 5.612±1.876eggs, repectively. Key words: Biological characteristics, scaly giant clam, Tridacna squamosa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở biển Việt Nam đã thống kê được 05 loài trai tai tượng thuộc họ Tridacnidae (trong tổng số 09 loài trên thế giới) là Tridacna gigas, T. squamosa, T. maxima, T. crocea và Hippopus hippopus (Nguyễn Hữu Phụng, 1995). Chúng cung cấp nguồn thức ăn bổ dưỡng và là nguồn sản phẩm xuất khẩu (dạng tươi sống và vỏ) mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân ven biển-đảo. Trai tai tượng có vỏ rất dày, dạng vảy và là những loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ duy nhất có màng áo với nhiều màu sắc sặc sỡ do có sự cộng sinh với tảo ở mô màng áo, nên chúng rất có giá trị thẩm mỹ trong các Aquarium. Trong đó, loài T. squamosa là một trong những loài rất phổ biến trong vùng biển Việt Nam, phân bố trên các rạn san hô từ Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận cho đến Trường Sa, Phú Quý và Phú Quốc (Đỗ Công Thung, M. Sarti, 2004). Chúng là đối tượng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, hiện tại giá xuất sang thị trường Nhật Bản khoảng 100.000đồng/kg thịt; 500.000 đồng/1 con trai sống có kích thước khoảng 30cm dùng để nuôi làm cảnh trong các Aquarium, vỏ có thể dùng sản xuất đồ trang sức (nhẫn, vòng...), đồ thủ công mỹ nghệ 1 Nguyễn Quang Đông: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Nguyễn Quang Hùng: Viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 91

(giá xuất khẩu sang thị trường Australia là 50.000đồng/1 vỏ có kích thước khoảng 15cm) và làm nguyên liệu sản xuất vôi (Nguyễ n Quang Hù ng, 2011). Do giá trị kinh tế cao nên nguồn lợi trai tai tượng vẩy đang bị khai thác quá mức, có nguy cơ cạn kiệt. Ngoài ra, các hoạt động khai thác một số đối tượng tôm, cua, cá bằng mìn, thuốc nổ... kéo theo rạn san hô bị tàn phá dẫn đến trai tai tượng bị chết hàng loạt. Đồng thời sự quản lý của các cấp chính quyền liên quan còn lỏng lẻo khiến cho nguồn lợi này đang bị giảm sút nhanh chóng. Để giải quyết vấn đề trên thì việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp bảo vệ, sử dụng nguồn lợi trai trai tai tượng một cách hợp lý là rấ t cầ n thiế t. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm thu mẫu: Địa điểm thu mẫu là vùng biển ven bờ nơi có rạn san hô phân bố tại 04 đảo ở biển Việt Nam gồm: Cù Lao Chàm, Vịnh Nha Trang, Nam Yết và Phú Quốc. - Thời gian nghiên cứu: Năm 2010-2011, đề tài đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát nguồn lợi trai tai tượng trên 80 mặt cắt tại 04 vùng biển đảo. Thời gian nghiên cứu là 10 ngày/đảo. 2. Phương pháp thu mẫu và cố định mẫu Thu mẫu bằng phương pháp lặn SCUBA và được thực hiện theo qui trình hướng dẫn của English & Baker (1994): * Thu mẫu trai tai tượng trên vùng rạn san hô: Sử dụng phương pháp lặn SCUBA để tiến hành thu mẫu trai tai tượng vẩy. Do trai tai tượng vẩy thường bám trên các khối san hô hoặc rạn đá nên phải sử dụng dụng cụ chuyên dụng (xuổng, móc hoặc xiên sắt) để thu mẫu các loài trai tai tượng trong các vùng rạn. * Cố định mẫu, bảo quản cơ quan sinh dục và dinh dưỡng: Sau khi phân tích các chỉ tiêu hình thái, mẫu trai được giải phẫu để lấy cơ quan sinh dục và tuyến tiêu hóa. Mẫu tuyến sinh dục được cố định bằng dung dịch Bouin, tỷ lệ giữa mẫu và dung dịch cố định là 1/10. Giữ mẫu trong dung dịch cố định từ 12-36h (tùy theo kích thước mẫu), sau đó chuyển sang cồn 70 0 không giới hạn. Mẫu dinh dưỡng được cố định bằng dung dịch formaline 5% và đựng mẫu trong các bình có kích thước phù hợp để bảo quản mẫu. 3. Phương pháp phân loại loài Phân loại loài trai tai tượng bằng phương pháp hình thái so sánh. Tài liệu phân loại dựa theo tài liệu của Rosewater (1965), Kevin Lamprell & Thora Whitehead (1992). 4. Phương pháp phân tích đặc điểm dinh dưỡng/ thành phần thức ăn Phân tích trong phòng thí nghiệm. Hệ thống tiêu hó a gồm: thực quản, dạ dày và ruột được giải phẫu một cách tỉ mỉ để tách ra phần chứa chất màu đen. Phần màu đen được tách ra và được rửa bằng nước cất trong ống nghiệm. Sau đó lắc đều, dùng ống nhỏ giọt hút dung dịch lên lam kính và quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại 200 và 400 lần để xác định thành phần loài thực vật phù du trong dạ dày của trai tai tượng. Phân loại thành phần loài thực vật phù du dựa theo phương pháp hình thái so sánh, được căn cứ theo tài liệu của các tác giả: Trương Ngọc An (1993), Dương Đức Tiến (1996), Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997), Kim Đức Tường (1964), Shirota (1966), Isamu Yamaji (1973), Taylor (1976), Takaaki Yamagishi (1992), Tomas (1995), Guiry, Rindi & Guiry (2005). 5. Phương pháp phân tích đặc điểm sinh học sinh sản Việc phân tích các đặc điểm sinh học sinh sản theo Elizabeth Gosling (2004). Một số chỉ tiêu sinh học sinh sản cụ thể như sau: * Phân tích các giai đoạn phát triển của trứng và tinh: Các bước tiến hành: - Chuẩn bị mẫu. - Xử lý mẫu bằng máy xử lý mô tự động qua 12 bể chứa với các loại hóa chất khác nhau. - Đúc parafi n. - Cắt lát mẫu. - Nhuộm Hematocyline và Eosin. - Soi mẫu trên kính Leica 2135. * Sức sinh sản tuyệt đối (S,n=42): Là toàn bộ số lượng trứng đếm được trong giai đoạn III Tổng số trứng giai đoạn III (trứng) S = Cá thể * Sức sinh sản tương đối (s,n=42) được tính theo công thức: S S = W 0 Trong đó: S: sức sinh sản tuyệt đối (trứng); S: sức sinh sản tương đối (trứng/g); Wo: khối lượng cơ thể (g), N: số mẫ u. 6. Phương pháp xử lý số liệu Toàn bộ số liệu về đa dạng thành phần loài, đa dạng phân bố, sinh thái, đặc điểm sinh học, sinh sản 92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

được lưu giữ trên phần mềm Microsoft Access 2010. Phân tích toàn bộ số liệu về đặc điểm sinh học và vẽ biểu đồ trên phần mềm Microsoft Excel 2010. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm hình thái và phân loại Trai trai tượng vảy (Tridacna squamosa) thuộc ngành động vật thân mềm (Molusca) được xếp theo khoá phân loại của Rosewater J. (1965) như sau: Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia Lớp phụ: Heterodonta Bộ Ngao: Veneroida Họ trai tai tượng: Tridacnidae Giống trai tai tượng: Tridacna Loài trai tai tượng vẩy: Tridacna squamosa - Hình thái ngoài: Chiều dài vỏ có thể đạt 41cm. Vỏ lớn, dày chắc, nặng, hình trứng. Hai vỏ bằng nhau, mép bụng vỏ cong gợn sóng, trước đỉnh vỏ có lỗ tơ chân dài. Bản lề ngoài dài màu nâu, mặt vỏ màu trắng đục, có 4-6 gờ phóng xạ rất lớn, trên gờ phóng xạ có nhiều phiến vảy. Mương giữa 2 gờ phóng xạ lớn có nhiều gờ phóng xạ nhỏ. Mặt trong vỏ màu trắng sứ, mặt khớp dài, vỏ phải có 1 răng giữa và 2 răng bên phía sau, vỏ trái có 1 răng giữa và 1 răng bên phía sau. Mép lỗ tơ chân có một số gờ cắt ngang, dạng răng cưa (hình 1). Vỏ cá thể trưởng thành dài trên dưới 200mm, cao 132mm, rộng 145mm. Hình 1. Một số đặc điểm hình thái phân loại của loài trai tai tượng vẩy - Tuyến sinh dục: Cơ quan sinh dụ c của trai tai - Mang: Mang của trai tai tượng có màu trắng tượng vẩy bắt đầu phát triển khi kích thước vỏ đạt gồm hai cặp ghép đôi ở mỗi bên của cơ quan sinh khoảng 15cm. Cơ quan sinh dụ c là một khối màu sản. Mỗi nửa mang là một khối màu trắng, thuôn dài trứng sữa nằm phía dưới cơ khép vỏ và nằm bên với phía trước hẹp và phía sau mở rộng. Tấm mang cạnh thận. được gắn vào hệ tiêu hóa bởi các dây chằng treo - Dạ dày và ruột: Những cá thể trai tai tượng có chắc chắn. kích thước nhỏ dưới 10cm, dạ dày và ruột thường nằm cạnh tuyến sinh dục. Khi cá thể trai tai tượng - Thận: Thận là một khối màu đen nằm cạnh cơ lớn hơn 10cm, dạ dày và ruột được bao bọc xung khép vỏ và gắn chặt vào tuyến sinh dục thành một quanh bởi tuyến sinh dục. khối liền nhau. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 93

Hình 2. Một số đặc điểm hình thái cấu tạo trong của trai tai tượng vẩy 2. Đặc điểm sinh trưởng Theo hình 3 nhận thấy: Hệ số R 2 = 0,9747 như vậy R = 0,9873, hệ số R cao chứ ng tỏ có sự tương quan chặ t chẽ giữ a chiề u dà i và khố i lượ ng. - Tần suất nhóm chiều dài: Kết quả phân tích cho thấy, nhóm chiều dài từ 100-200mm chiếm tỷ lệ nhiều nhất (54,34%), nhóm dưới 100mm chiếm ít nhất (9,79%), còn lại là nhóm từ 200-420mm. Riêng nhóm trên 400mm rất ít (1,09%). Chiều dài bắt gặp tối đa của loài T. squamosa là 410mm. Tỷ lệ cá thể con non bắt gặp rất ít (9,79%), điều này có thể do hạn chế trong quá trình thu mẫu do cá thể con non có kích thước nhỏ, dễ lẫn vào nền đáy với rạn san hô nên khó phát hiện. Hình 3. Tương quan chiều dài - khối lượng của loài trai tai tượng vẩy - Tương quan chiều dài và khối lượng: Kết quả phân tích 37 cá thể T. squamosa cho thấy, mối tương quan giữa chiều dài vỏ và khối lượng toàn thân của trai tai tượng vẩy, đã xác định được các hệ số a, b trong phương trình tương quan chiều dài và khối lượng (W=a.L b ) như sau: W = 0,003.L 2,4989 (R 2 = 0,9747) Hình 4. Phân bố tần suất nhóm chiều dài của loài trai tai tượng vẩy trong phạ m vi nghiên cứ u 3. Đặc điểm dinh dưỡng - Tập tính dinh dưỡng: Hầu hết các loài hai mảnh vỏ đều có tập tích dinh dưỡng bằng cách lọc thức ăn và lấy các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước. Nhưng ở loài trai tai tượng vẩy thì quá trình dinh dưỡng rất đặc biệt. Ban đầu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trai tai tượng vẩy chỉ có hình thức dinh dưỡng nhờ vào quá trình lọc nước để lấy thức ăn là mùn bã hữu cơ và các phần tử li ti trong nước. Nguyễn Quang Hùng, 2011 cho rằng hầu hết các loài thuộc họ Trai tai tượng Tridacnidae trong đó có loài T. squamosa có 2 hình thức dinh dưỡng chủ yếu là: Tự dưỡng thông qua ăn lọc các mảnh vụn hữu cơ ngoài môi trường nước và cộng sinh với một số loài tảo quang hợp (Symbiodinium microadriaticum) sống bám trên phần màng áo nhô ra ngoài vỏ để lấy nguồn dinh dưỡng nuôi cơ thể. - Thành phần thức ăn trong dạ dày: Kết quả phân tích mẫu dinh dưỡng trong hệ thống tiêu hóa của trai tai tượng tại các khu vực nghiên cứu đã xác định được 61 loài thực vật phù du thuộc 03 ngành tảo. Thành phần loài đa dạng nhất thuộc về ngành tảo Silic (Bacillariophyta) với 50 loài (chiếm 81,97%), tiếp đến là ngành tảo Giáp 94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

(Pyrrophyta) với 10 loài (chiếm 16,39%). Thấp nhất là ngành tả o Lam (Cyanobactaria) có 1 loài (chiếm 1,64%). Kết quả phân tích cũng cho thấy, hầu hết những loài tảo bắt gặp trong hệ thống tiêu hóa của trai tai tượng đều là những loài tảo đáy gồ m cá c loà i như: Cosinodiscus, Cyclotella Kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm sống đáy của chúng. Hình 5. Tỷ lệ % thành phần TVPD trong hệ thống tiêu hoá trai tai tượng - Tảo cộng sinh - zooxanthellae Tảo đơn bào zooxanthellae được định danh là loài Symbiodinium micriadriaticum được chứa trong lớp màng áo. Màng áo của trai rất lớn và vươn ra khỏi vỏ có tác dụng tiếp nhận ánh sáng làm nhiệm vụ quang hợp. Từ dạ dày trai sẽ có một hệ thống ống dẫn tảo Zooxanthellae, được phân ra thành hai nhánh chính phải và trái tiến ra màng áo. Tại đây, hai nhánh chính này được chia ra thành nhiều các nhánh nhỏ phân bố khắp màng áo để quang hợp tạo ra nguồn dinh dưỡng. Đây cũng là loại tảo mà các loài san hô đá chứa đựng và tận dụng cho phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của mình (John H. Norton & Gareth W. Jones, 1992). Các zooxanthellae cố định trong các ống nhỏ. Các ống này được kéo dài từ dạ dày tới dìa thịt của trai tai tượng. Zooxanthellae chuyển CO 2 và NH 3 thành carbonhydrate và các chất dinh dưỡng khác cho ký chủ của nó. Các chất dinh dưỡng khác mà T. squamosa nhận từ zooxanthellae là cacbon ở dạng glucose và các amino axít như alamine. Các nghiên cứu cho thấy rằng gluco là loại cacbon hydrat sơ cấp được thải ra bởi zooxanthellae để cung cấp cho nó là oligosaccharide (dạng cơ bản của glucose), kế đến là glutamats, aspartate, succinate, alanine và glycerol. Tảo zooxanthellae bắt đầu vào cơ thể trai từ giai đoạn ấu trùng Veliger, trước giai đoạn biến thái. Chúng ở trong dạ dày của trai một vài ngày mà không bị tiêu hóa như các loài sinh vật phù du làm thức ăn khác. Trước giai đoạn biến thái chúng bắt đầu xâm nhập, cộng sinh gắn với mô màng áo để quang hợp tạo ra nguồn dinh dưỡng (Copland & Lucas, 1988). 4. Đặc điểm giới tính và mùa vụ sinh sản - Đặc điểm giới tính: Kết quả phân tích các giai đoạn phát triển và cắt lát cơ quan sinh dục bằng phương pháp mô học cho thấy, trai tai tượng vẩ y là loài lưỡng tính. Các mẫu cơ quan sinh dục thu từ các loài trai tai tượng vẩ y có chiều dài vỏ < 18-20cm (tương ứng khoảng 7-10 năm tuổi) đều mang tính đực. Các cá thể có kích thước > 18-20cm, tuyến sinh dục lúc này phát triển thành hai phần là tinh sào chứa tinh và buồng trứng chứa trứng. Như vậy, trong cùng một cơ thể, tính đực phát triển trước ở giai đoạn con non, chúng phát triển và thành thục sinh dục đực trước. Sau khoảng 7-10 năm, tuyến sinh dục phát triển thành lưỡng tính, nghĩa là một cơ thể có cả tính đực và tính cái phát triển đồng thời. Tuy mang cả tính đực và tính cái nhưng trong giai đoạn đẻ trứng, tinh trùng và trứng không phóng ra đồng thời. Kết quả theo dõi quá trình sinh sản nhân tạo cho thấy, khi sinh sản, tinh trùng sẽ được phóng ra trước, sau khoảng 30-40 phút trứng của chính cá thể đó mới tiếp tục phóng ra sau. Cơ chế này đã đảm bảo cho chúng không thụ tinh cận huyết, giúp tạo ra thế hệ con non khỏe mạnh. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Braley (1992), cho rằng: Tinh trùng luôn luôn phóng ra trước và trứng của chính cá thể đó mới phóng ra sau kèm với việc tiết ra các hợp chất dẫn dụ nhằm kích thích các cá thể khác gần đó tham gia phóng trứng, sau đó trứng của chính cá thể đó mới được phóng ra sau nhờ chất dẫn dụ trong quá trình phóng tinh của các cá thể khác gần đó. Với cơ chế như vậy, trai tai tượng đã hạn chế hiện tượng trứng được thụ tinh cận huyết. Kết quả phân tích các giai đoạn phát triển và cắt lát tuyến sinh dục cũng cho thấy, trai tai tượng vẩy ở biển Việt Nam có thể sinh sản rải rác gần như quanh năm (khoảng từ tháng 3 đến tháng 11), nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm. Đây là những tháng mà tỷ lệ bắt gặp các cá thể trưởng thành có độ chín muồi tuyến sinh dục (giai đoạn III) đạt tỷ lệ cao. Số cá thể này có thể chiếm tới 70-80% số cá thể trưởng thành khi phân tích tuyến sinh dục. - Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục: Kết quả quan sát trên tiêu bản cắt mô tinh sà o và buồ ng trứ ng cho thấy, có sự biến đổi rất rõ rệt TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 95

về kích cỡ và màu sắc của chúng theo các giai đoạn phát triển. Dựa theo tài liệu của Nash et al. (1988) kết hợp với số liệu thu được qua thời gian nghiên cứu, sự phát triển của tuyến sinh dục trai tai tượng T. squamosa chia làm 5 giai đoạn: - Giai đoạn 1: (Giai đoạn sớm của việc hình thành giao tử) Buồ ng trứ ng cái: Các nang trứng còn trống rỗng và nằm dọc các noãn bào đang phát triển. Tinh sà o đực: Các nang chứa tinh trùng rỗng, nằm dọc với các tinh nguyên bào. - Giai đoạn 2: (Giai đoạn giữa hay giai đoạn hình thành giao tử) Buồ ng trứ ng cái: Các tế bào trứng còn nhỏ và có hình thon dài bắt đầu đầy dần lên trong ống các nang trứng. Các noãn bào đang trong giai đoạn phát triển đính vào thành các nang trứng, có kích thước đầy đủ đường kính đạt 50-60μm. Tinh sà o đực: Các tinh bào dần chiếm ưu thế, có một lượng nhỏ tinh trùng trong các nang chứa tinh. - Giai đoạn 3: (Giai đoạn trưởng thành) Buồ ng trứ ng cái: Khi mới bước vào giai đoạn 3 các tế bào trứng phần lớn ở dạng hình đa giác mặc dù vẫn còn một số có hình thon dài. Ở giữa giai đoạn 3, các tế bào trứng đều có dạng hình tròn hoặc elip và xếp xít lại với nhau trong buồng trứng. Thành của các nang trứng vốn dày và trơn mượt sẽ trở nên mỏng hơn và hơi nhám. Đường kính của trứng đạt từ 90-110μm. Tinh sà o đực: Tinh hoàn phần lớn chứ nhiều tinh trùng trưởng thành. Kích thước đầu tinh trùng đạt khoảng 3μm. - Giai đoạn 4: (Giai đoạn bắt đầu thoái hóa) Buồ ng trứ ng cái: Các tế bào trứng đã được giải phóng ra khỏi nang trứng, thành nang trứng rất mỏng và nhám, hoặc có thể biến mất. Một số tế bào trứng không được giải phóng bắt đầu bị thoái hóa. Tinh sà o đực: Các tinh trùng được giải phóng ra khỏi nang tinh, trong nang tinh thỉnh thoảng thấy sự xuất hiện của các bạch cầu hoặc tinh trùng vẫn còn xót lại rải rác. - Giai đoạn 5: (Giai đoạn thoái hóa) Buồ ng trứ ng cái: Phần lớn các nang trứng đều trống rỗng hoặc biến mất mặc dù có một vài quả trứng có thể vẫn còn chưa được giải phóng, thỉnh thoảng thấy sự có mặt của các noãn bào đang phát triển ở trong thành nang trứng. Tinh sà o đực: Không có dấu hiệu của các tế bào giới tính đực hoặc tinh hoàn mặc dù vẫn còn một vài tinh trùng chưa được giải phóng. Hình 6. Sự phát triển sinh tinh sà o đực (A) và buồ ng trứ ng cái (B) loài T. squamosa ở giai đoạn III - Sức sinh sản tuyệt đối và tương đối: Kết quả nghiên cứ u về sứ c sinh sả n củ a trai tai tượ ng vẩ y cho thấ y: sức sinh sản tuyệt đối đạt 21.977.147 ±234.197trứng/cá thể, sức sinh sản tương đối đạt 5.612±1.876 trứng/g, cao hơn hẳn so với sức sinh sản của loài T. maxima và T. crocea, T. maxima sứ c sinh sả n tuyệ t đố i 13.990.969±135.321, sứ c sinh sả n tương đố i 9.575±2.342, T. crocea sứ c sinh sả n tuyệ t đố i 2.786.462±67.657, sứ c sinh sả n tương đố i 4.582±4.648, Nguyễn Quang Hùng 2011. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận T. squamosa có tập tính dinh dưỡng là tự dưỡng và cộng sinh. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được 61 loài thực vật phù du thuộc 03 ngành tảo trong hệ thống tiêu hó a của trai. T. squamosa là loài lưỡng tính. Thời kỳ con non và chưa thành thục sinh dục mang tính đực, thời kỳ thành thục sinh dục mang cả tính đực và cái. 96 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Sự phát triển của tuyến sinh dục cái và đực đều trải qua 05 giai đoạn. Trong phạ m vi nghiên cứ u sức sinh sản tuyệt đối của T. squamosa là 21.977.147 ±234.197 trứng và sức sinh sản tương đối là 5.612±1.876 trứng/g. 2. Kiến nghị Cần có những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm phân bố sinh thái và đặc điểm sinh học sinh sản để từ đó có những biện pháp khôi phục nguồn lợi trai tai tượng vẩy hiệu quả nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiế ng việ t 1. Trương Ngọc An, 1993, Phân loại tảo Silic phù du biển Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2. Nguyễn Quang Hùng, 2011. Nghiên cứu phục hồi và phát triển nguồn lợi trai tai tượng (Họ Tridacnidae) ở vùng biển Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài KH&CN. Viện Nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng. 3. Nguyễn Hữu Phụng, 1995. Điều tra nguồn lợi đặc sản vùng biển ven bờ và ven đảo Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài KT.03.08. Viện Hải Dương học Nha Trang: 34-42. 4. Đỗ Công Thung, M. Sarti, 2004. Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven bờ Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội: 36-82. 5. Dương Đức Tiến, 1996. Phân loại vi khuẩn lam ở Việt Nam (Cyanobacteria., NXB Nông Nghiệp Hà Nội 1996. 6. Dương Đức Tiến, Võ Hành, 1997. Tảo nước ngọt Việt Nam - Phân loại Bộ tảo Lục (Chlorococcales), NXB Nông Nghiệp Hà Nội 1997. 7. Kim Đức Tường, 1964. Khuê tảo phù du Trung Quốc. NXB Khoa học và Kỹ thuật Thượng Hải, 1965. Tiế ng Anh 8. Braley R.D., 1992. The giant clam: Hatchery and nursery culture manual. ACIAR Mongraph No. 15. 9. Copland J.W., and Lucas J.S., 1988. Giant clam in Asia and the Pacific. Australia Centre for International Agricultural Research - Canberra:140-166. 10. Elizabeth Gosling, 2004. Bivalve Mollusc-Biology, Ecology and Culture, ISBN 0-852-38234-0. Blackwell Publishing. 11. English S. & Baker V., 1994. Survey Manual for Tropical Marine Resources, The ASEAN-Australia Marine Science Project: Living Coastal Resources by the Australian Institute of Marine Science. 12. Guiry M.D., Rindi,F. & Guiry G.M., 2005. AlgaeBase version 4.0, World-wide electronic publication. National University of Ireland, Galway. 13. Isamu Yamaji, 1973. Illustrations of the marine plankton of Japan. Hoikusha Publishing Co. Ltd, Osaka, Japan: 369. 14. John H. Norton, Gareth W. Jones, 1992. The giant clam: An anatomical and Histological Atlas, Australia Centre for International Agricultural Research - Canberra: 110-116. 15. Kevin Lamprell & Thora Whitehead, 1992. Bivalves of Australia. Crawford house press. Printed in Hong Kong by Colorcraft Ltd. 16. Nash W.J, Pearson R.G and Westmore, 1988. A histological study of reproduction in the giant clam Tridacna gigas in the North-Central Great Barrier reef. Giant Clams in the Asia and the Pacific: 89-94. 17. Rosewater J., 1965. The family Tridacnidae in the Indo-Pacific, Info-Pacific Mollusca: 347-396. 18. Shirota A., 1966. The plankton of South Vietnam, Colombo plan Export on Planktology Saigon, University and the Oceanogr. Inst. of Nhatrang Việt Nam: 1-462. 19. Takaaki Yamagishi, 1992. Plankton algae in Taiwan (Formosa). Uchida Rokakuho, Tokyo 1992. 20. Taylor F.J.R., 1976. Dinoflagellates from the international Indian Ocean. Expedition, Bibliotheca Botanica, Stuttgart: 234. 21. Tomas C.R., 1995. Identifying marine diatoms and dinoflagellates. Academic Press Inc., Newyork. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 97