1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Tài liệu tương tự
Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

1

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

VINCENT VAN GOGH

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Kế hoạch sử dụng đất quận Ba Đình năm 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

MỞ ĐẦU

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Bạn Tý của Tôi

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

cachetsaodangchuachet_2016MAY16

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

No tile

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

CHƯƠNG 1

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Code: Kinh Văn số 1650

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

No tile

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Cúc cu

VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt NGUYỄN THỊ HUỆ Dưới quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Nhìn Lại Binh Biến Năm Xưa Cuoäc Ñaûo Chaùnh Đặng Kim Thu, K19 Theo hồi ký của Trung Tá Vương Văn Đông, người chịu trách nhiệm nòng cốt t

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

A

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Document

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Phần 1

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

Bản ghi:

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trường, đôi khi vì lợi ích trước mắt hay sự thờ ơ của con người đã gây tổn hại rất lớn đến nó, dẫn đến biến đổi khí hậu. Ngày nay, để phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng đến hoạt động bảo vệ môi sinh, môi trường. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi xin được nêu lên vài nét về lịch sử, văn hóa, mà chú trọng đến sự hồi sinh của kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. Để thấy được sự năng động, sáng tạo, cố gắng rất lớn của Thành uỷ và Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh trong việc cải thiện môi sinh, môi trường nhằm xây dựng một thành phố giàu đẹp, văn minh, xứng tên Hòn Ngọc Viễn Đông (đầu thế kỉ XX). Qua đây, cũng xin nêu lên một số ý kiến chủ quan của chúng tôi để đóng góp cho vấn đề bảo vệ môi trường sống, bảo vệ và giải cứu những dòng kênh đang bị bức tử do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh ở TP. Hồ Chí Minh. 1. Dòng kênh của lịch sử và văn hoá Trong Gia Định thành thông chí có đoạn chép về rạch Thị Nghè: Sông Bình Trị có tục xưng là Bà Nghè ở đất tổng Bình Trị, ở phía bắc trấn lỵ từ sông Tân Bình qua cầu ngang, ngược dòng mà về phía tây, 4 dặm rưỡi thì đến Cao Mên (cầu Bông), chạy về phía tây bắc cầu Phú Nhuận; 6 dặm rưỡi đến nữa đến cầu Huệ, tột nguồn, đất hoang đầy đầm lầy.. (1). Từ nguồn sử liệu trên, ta có thể xác định địa giới hiện nay tuyến kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè: rạch Thị Nghè bắt nguồn từ Bàu Cát (quận Tân Bình), chảy qua kênh Nhiêu Lộc, rồi đổ ra sông Sài Gòn chỗ nhà máy đóng tàu Ba Son (đi qua các quận 1, 3, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh). Về tên gọi, từ khi người Việt khai phá đất Gia Định và đưa vùng đất này thành nơi hội tụ dân cư, phố chợ tấp nập, vì thế, tên sông và kênh rạch cũng nhiều lần thay đổi. Đầu thế kỉ XVIII, căn cứ theo Gia Định thành thông chí: con gái lớn của Khâm sai chính thống Vân Trường hầu tên là Nguyễn Thị Khánh, lấy chồng là thư kí mỗ, bấy giờ xưng là Bà Nghè, vì bà là người mở đầu chiếm mở đất đó, bắc cái cầu ngang cho thông lối đi, người ta gọi là cầu Bà Nghè, cũng gọi con sông là sông Bà Nghè (2). Theo Đại Nam nhất thống chí: tương truyền Thị Nghi (Nghè) là con gái thống suất Nguyễn Cữu Vân, khai khẩn ruộng vườn, bắc cầu này tiện đi lại, nên tên thế (3). Đầu thế kỷ XIX về trước, địa danh này được gọi là Bà Nghè và đến giữa thế kỷ XIX về sau, địa danh này đổi thành Thị Nghè nhưng chưa rõ lý do đổi tên (4). Để giải thích về tên địa danh này, Trương Vĩnh Ký cho rằng: con rạch cũng mang Thị Nghè hay Bà Nghè (5). Sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì: Tên cầu qua làng Phú Mỹ, ở gần thành cũ Gia Định; lấy trước một bà làm nên cây cầu ấy mà đặt (6).

2 Trong cuốn sách Bến Nghé Xưa, Sơn Nam cho rằng rạch Thị Nghè, còn gọi rạch Bà Nghè (7). Ngoài ra, rạch Thị Nghè còn có tên là Nghi Giang, Bình Trị Giang - một địa danh khác của kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (8). Rạch Thị Nghè ăn ngược lên Bàu Cát, đoạn này mang tên Nhiêu Lộc, xưa gọi là Hậu Giang và đoạn kênh Nhiêu Lộc có nhiều nhánh nhỏ nhưng nay đã bị lấp chẳng ai còn nhớ như suối Trường Bình, rạch Cầu Huệ, rạch Bà Tiệm (9). Hiện nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép đầy đủ về vì sao có tên Nhiêu Lộc, mà chỉ có giải thích rất chung chung và truyền miệng. Chúng tôi có tham khảo, trao đổi với các nhà nghiên cứu văn hoá và lịch sử đất Sài Gòn TP.HCM thì có nhiều ý kiến cho rằng: tên Nhiêu Lộc xuất hiện khoảng nửa sau thế kỉ XX (thời kì chính quyền Sài Gòn). Nhiêu là tước vị một chức quan thời triều Nguyễn, Lộc là tên của một người (Đặng Lộc). Cũng trong thời kì chính quyền Sài Gòn, kênh này có tên khác nữa là kênh Trương Minh Giảng, vì nó băng qua cây cầu cùng tên, nước kênh trong xanh, có thể thấy nhiều loại cá như: cá lóc, cá rô, tôm đất bơi thành bầy, người dân hai bên bờ thường xuống kênh hái rau muống và câu cá. Ghe thuyền qua lại để đánh bắt tôm cá, cảnh sinh hoạt hiền hòa, êm đềm như một vùng thôn quê. Từ khi có Dự án cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè thì nhiều người trong và ngoài nước đều biết đến tên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè. Ngày nay, toàn tuyến kênh dài gần 9 km, bề rộng trung bình 27m ở thượng nguồn và mở rộng 90m ở hạ lưu; độ sâu của kênh trung bình 5m, chảy từ hướng Tây Bắc đến Đông Nam. Lưu vực kênh rộng 12 km 2, đổ ra sông Sài Gòn tại bến Bạch Đằng (cạnh nhà máy Ba Son ngày nay). Vai trò của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè từ xa xưa không chỉ là nơi có dòng chảy tự nhiên, nơi thoát nước ra sông Sài Gòn mà còn là một phòng tuyến quân sự (10). Năm 1772, Nguyễn Cửu Đàm đắp lũy Tân Hoa (Lũy Bán Bích) nhằm phòng vệ cho Sài Gòn trước họa xâm lăng của Xiêm La. Lũy này từ chùa Cây Mai vòng qua Nhiêu Lộc - Thị Nghè, bảo vệ phía Tây và phía Bắc của Sài Gòn cùng với rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè làm thành một vòng bảo vệ vững chắc. Trong thời Pháp thuộc, con kênh này nước còn trong xanh cá lội tung tăng lúc sông chảy qua khu cầu Kiệu, cầu Bông, cầu Thị Nghè còn sạch, nước trong vắt, cứ đến chiều tối ban đêm đều có những chiếc thuyền tam bản nhỏ đi lại trên sông bán đồ nhậu (11). Kênh Thị Nghè còn đóng vai trò như một ranh giới của Sài Gòn (12). Khi Pháp chiếm được Sài Gòn thì đô đốc Charner đã ấn định ranh giới theo Nghị định ngày 14/4/1861 của Sài Gòn gồm có: Mặt chính là sông Sài Gòn, mặt thứ hai và thứ 3 là rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè (L Arroyo de l Avalanche), mặt còn lại là một đường ranh giới nối liền chùa Cây Mai đến các đường ranh cũ của đồn Kỳ Hòa (13). Thậm chí người Pháp còn nghĩ tới việc đào một con kênh nối liền rạch Bến Nghé với Thị Nghè để cho Sài Gòn được bao bọc xung quanh là sông nước, trở thành một hòn đảo thực sự. Trên dòng kênh này đã chứng kiến những trận đánh lịch sử của vùng đất phương Nam. Trước ngày mở màn trận đánh thành Gia Định 16/02/1859, Pháp cho pháo hạm

3 Avalanche vào kênh để thám thính (14). Khi thành Gia Định thất thủ, các toàn nghĩa quân và nhân dân Sài Gòn dựa vào những đoạn kênh hiểm yếu để phục kích, tiêu diệt quân Pháp. Nhiều tài liệu lịch sử cũng ghi lại, Sài Gòn có địa thế hiểm trở, trong đó có kênh Thị Nghè và sông Bến Nghé. Trong những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến chống Pháp (tháng 9 năm 1945), cho đến cuộc chiến chống Pháp - Mỹ xâm lược (1954-1975), kênh đã chứng kiến nhiều trận đánh, trong đó, chiến công vang dội này đã được báo chí ghi nhận: Trận Thị Nghè sẽ ghi vào chiến sử Việt Nam (Báo Cứu quốc, ngày 19/10/- 1945). Năm 1988, một tấm bia ghi công Mặt trận cầu Thị Nghè đã được dựng lên ở đây để kỷ niệm sự kiện này (15). Hình 1: kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè thời kì thuộc Pháp Về giao thông thương mại, sông Sài Gòn (phía Đông), kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (phía Bắc) cùng với rạch Bến nghé (phía Nam) tạo nên đường thuỷ nội vô cùng thuận tiện cho hoạt động chuyên chở, họp chợ, mua bán xứng danh Sài Gòn trên bến dưới thuyền, đã tạo ra một đô thị phồn hoa với đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngon đỏ. Về mĩ quan đô thị, đây là con kênh đẹp bậc nhất của Sài Gòn xưa kia Coi ngoài rạch Bà Nghè, dòng trắng hây hây (16). Bài Gia Định Phú (17) đã miêu tả vẻ đẹp thoáng đãng, trong xanh của con kênh này như thế, bên cạnh các địa cảnh đất Sài Gòn thuở xưa với Bến Thành, Chợ Lớn, Chợ Gạo, Lò Gốm, Cây Gõ, Phú Lâm, Cầu Bông, Thị Nghè, Gò Vấp với đường sá, xóm làng, nhà cửa, phố phường, chùa miếu. Cũng chính vẻ nên thơ, trong lành của dòng kênh mà người Pháp gọi là A va lăn (Avalanche), tên

4 chiếc tàu chiến đầu tiên vào thám sát rạch Thị Nghè, một ngày trước khi mở màn trận đánh Gia Định (18). Về văn hóa, hệ thống sông rạch làm nên cảnh quan sinh hoạt buôn bán, cảnh quan văn hóa đặc trưng: sông - bến chợ - phố chợ ven sông - làng ven sông - giao thông đường thủy - ghe thuyền - cầu qua sông. Riêng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, rạch Bến Nghé, cùng với hệ thống kênh đào như Mã Trường Giang kênh Ruột Ngựa (kênh An Thông), kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ (Arroyo Chinois)..v.v..v.., nối liền tuyến đường thủy từ sông Hậu, sông Tiền và sông Vàm Cỏ, tạo nên các hoạt động mua bán, giao thoa văn hóa với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất xa sôi Cao Miên (Campuchia ngày nay). Sự kết nối ba khu vực Biên Hoà Gia Định Đồng bằng sông Cửu Long với nhau thông qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch đã tạo ra Văn minh kênh rạch Nam bộ (19). Như vậy, gắn với công cuộc khai hoang và phát triện vùng đất Nam Bộ, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè từ một con rạch thiên nhiên lâu đời, đã trở thành tên của một vùng đất thân quen, trong lòng một đô thị của người Gia Định - Sài Gòn xưa và nay là thành phố Hồ Chí Minh: vùng đất Thị Nghè, nó là một phần lịch sử, văn hóa của Sài Gòn phồn hoa, sôi động. 2. Hành trình hồi sinh từ một dòng kênh đen Cùng với sự biến cố của lịch sử dân tộc, dòng kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè cũng như thay đổi theo. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ của nhân dân miền Nam, người dân các vùng nông thôn do sự tàn phá của bom đạn, vì mưu sinh nên đã tha hương cầu thực. Sài Gòn là nơi họ tìm đến sinh sống và chính là một trong những nguyên nhân mọc lên các khu nhà ổ chuột, sống tạm bợ trên các tuyến kênh rạch. Đến những năm 70, chất lượng nguồn nước đã thay đổi, trình trạng ô nhiểm như đen, thối ngày một tăng do dựng nhà lấn chiếm lòng kênh, xả rác, phóng uế và nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống kênh rạch. Bắt đầu từ năm 1986 đến nay, với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam, đã tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội có những bước phát triển nhanh. Đô thị thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học của cả nước. Thêm một lần nữa, Tp. Hồ Chí Minh là nơi hấp dẫn định cư sinh sống, học tập, lao động sản xuất của nhiều người. Cùng đó là quá trình đô thị hóa, một số khu công nghiệp mọc lên trong thành phố (khu công nghiệp Tân Bình, Gò Vấp) đã dẫn đến nạn ô nhiễm trầm trọng mà dễ nhận ra nhất là các tuyến kênh rạch của thành phố đầy chất thải, nước trở nên đen thối, các sinh vật không sống nổi. Trong đó, kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè được coi là vẽ đẹp của bộ mặt Sài Gòn còn chẳng chỉ là quá khứ. Mỗi khi đi qua kênh này ai nấy đều phải hít vào cơ thể mùi thối bốc lên từ dòng kênh. Trước khi chưa được hồi sinh, theo khảo sát của các nhà chuyên môn, tại kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ở thời điểm nước lớn và nước ròng, nồng đô DO (ôxy hòa tan) đều tăng lên từ 0,4 đến 1,23mg/lít nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép nước mặt loại B (DO 3 2mg/lít ); nồng độ DO tại kênh Tham Lương Vàm Thuật cũng không đạt

5 tiêu chuẩn cho phép của nước mặt loại B. Đáng lo hơn, kết quả đo DO tại kênh Tân Hóa Lò Gốm, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi Tẻ đều có nồng độ DO = 0mg/lít (không có sinh vật nào có thể sống được). Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM cho biết mức độ ô nhiểm này là không thể cải thiện. Các chỉ số khác như nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ôxy hóa học (COD) và ô nhiễm vi sinh (Coliform) đều vượt xa tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 11 lần (20). Từ thực trạng trên, người dân thì bức xúc, mong chờ một điều kì diệu nào đó để giải cứu dòng kênh, Thành uỷ và Uỷ ban nhân dân TP.HCM luôn trăn trở tìm giải pháp nhằm đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân. Hình 2: một đoạn Kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè trước đây- nguồn Internet. Từ năm 1985, lãnh đạo TP.HCM đã lên chương trình khơi thông tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Đến năm 1988, Thành ủy ban hành Nghị quyết về chương trình cải tạo, chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè. Nhưng do thiếu kinh phí, còn nhiều khó khăn khác nhau nên TP chỉ làm thí điểm một đoạn chừng 50 m ở cầu Nguyễn Văn Trỗi. Chương trình khơi thông tuyến kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè tạm hoãn một thời gian. Không lùi bước trước những khó khăn, với truyền thống năng động, sáng tạo chủ động tìm nguồn vốn của lãnh đạo thành phố. Năm 1993, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM triển khai dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè để khởi động lại công việc dỡ dang trước đây. Giai đoạn 1, với số tiền là 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của ngân hang thế giới là 5.252 tỷ đồng, vốn từ ngân sách thành phố là 3.348 tỷ đồng và phải di dời tới 7.000 hộ dân (21). Tháng 7 1994, Nghị định của Chính phủ số 61 (22) về bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước ra đời. Giải pháp tài chính được tháo gỡ, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch bán nhà, để lấy tiền xây nhà tái định cư cho các hộ gia đình bị giải tỏa ven hai bên bờ và trên kênh. Dự án cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè qua 2 giai đoạn. Cụ thể giai đoạn 1: với số tiền là 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của Ngân hàng thế giới (WB)

6 là 5.252 tỷ đồng, vốn từ ngân sách thành phố là 3.348 tỷ đồng và phải di dời tới 7.000 hộ dân; về thi công có 33 gói thầu, trong đó gói thầu đầu tiên được khởi công vào tháng 3/2003 lắp tuyến cống bao (có đường kính 2,5-3m) dài 8,9km nằm dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tiếp đó là 11 gói thầu đào đường lắp đặt 70km tuyến cống thoát nước các loại nhằm thu gom nước thải từ hộ dân đưa vào tuyến cống bao. Gói thầu xây dựng trạm bơm nước lớn nhất nước có công suất 64.000m3/giờ. Gói thầu số 10 có quy mô lớn nhất nạo vét hơn 1,1 triệu tấn bùn, đóng hơn 16.000m cừ bê tông kè hai bên bờ kênh. Giai đoạn 2: Chính phủ đã phê duyệt và báo cáo khả thi của dự án cũng vừa được UBND TP. HCM chấp thuận. Dự án cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè có ba hạng mục xây dựng quan trọng là hạng mục xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho toàn bộ lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Nhà máy đặt tại phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), có công suất xử lý nước thải tới 480.000m3/ngày, đêm. Khi nhà máy hoàn thành, nước thải thu gom trong toàn lưu vực sẽ được đưa về đây xử lý thay vì đổ trực tiếp ra sông Sài Gòn như hiện nay. Chi phí cho giai đoạn 2 dự tính khoảng 450 triệu USD vay từ Ngân hàng thế giới (WB), và hoàn thành vào năm 2018, sẽ giúp cải thiện căn cơ tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập nước trong toàn lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè (23). Năm 2002, TP. HCM chính thức khởi động, thực hiện dự án Vệ sinh môi trường TP.Hồ Chí Minh lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè, cải thiện môi trường con kênh, lãnh đạo thành phố ra hạn đến năm 2007 phải hoàn thành. Nhưng quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc nên thi công chậm so với tiến độ quy định. Bắt đầu từ tháng 9-2010, Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 1 (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) bắt đầu cải tạo mặt đường hai bờ kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, đoạn từ cuối đường Út Tịch (quận Tân Bình) đến cầu Lê Văn Sỹ (quận 3) với chiều dài khoảng 5,6 km. Với thời gian gần 10 năm thi công, dự án vệ sinh môi trường Nhiêu Lộc - Thị Nghè được hoàn thành giai đoạn đầu và tổ chức khánh thành (18/8/2012) trong sự vui mừng của hàng triệu người dân thành phố đã mong đợi suốt nhiều thập kỉ. 3. Dòng kênh của hôm nay Từ khi dự án Vệ sinh môi trường TP.Hồ Chí Minh lưu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè giai đoạn một được khánh thành, người dân cảm nhận môi trường nơi dòng kênh chảy qua cải thiện rất nhiều. Dòng nước đã trong xanh trở lại, mùi thối từ kênh không còn như trước nữa, đã có những đàn cá lội tung tăng trong làng nước mát. Thỉnh thoảng có những tốp trẻ con tinh nghịch nhảy xuống dòng kênh tắm, nô đùa thoả thích. Đâu đó trên bờ kênh, có vài nhóm người buông câu ngắm cảnh, tận hưởng làng gió mát thổi lên từ dòng kênh để tìm những phút giây thư giãn trong một không gian của một đô thị sôi động, náo nhiệt. Vào mỗi sáng sớm, nhiều người tập thể dục dọc hai bên đường Hoàng Sa và Trường Sa, tạo nên một sức sống mới cho một ngày mới của thành phố. Khảo sát các năm gần đây về nguồn nước kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè ta có thể lạc quan về chất lượng nước đã thay đổi theo chiều hướng tích cực: năm 2011, nồng độ BOD 5 trên đoạn kênh này dao động từ 3,4 91,9 mg/l, trong đó có 56% số mẫu vượt quy chuẩn Việt Nam (loại B2: BOD<25 mg/l), tập trung chủ yếu vào thời điểm nước ròng, nồng độ COD dao động từ 10,9 194mg/l, trong đó 88% số mẫu vượt quy chuẩn Việt

7 Nam (loại B2: COD<50 mg/l). So với năm 2010, nhìn chung tình trạng ô nhiễm tại đoạn kênh này có chiều hướng giảm: vào thời điểm nước lớn BOD giảm 1,5 lần, COD giảm 1,56 lần; vào thời điểm nước ròng BOD giảm 1,9 lần, COD giảm 1,3 lần. Hàm lượng vi sinh trung bình giảm 2 lần lúc nước lớn, giảm 2 lần lúc nước ròng (24). Càng ấn tượng hơn, khi hai con đường Hoàng Sa và Trường Sa khá đẹp chạy song song dọc kênh, thể hiện tinh thần hướng về biển đảo tổ quốc của Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân và toàn thể người dân Tp. Hồ Chí Minh. Để có hai con đường khang trang này, trong các năm từ 1993-1998, lãnh đạo TP.Hồ Chí Minh cho chỉnh trang dòng kênh bằng dự án giải tỏa hàng ngàn căn nhà lụp xụp ven kênh và làm hai tuyến đường trên. Hình 3: Đua thuyền trên kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè nguồn Internet. 4. Vài ý kiến về việc cải tạo nâng cấp hệ thống kênh rạch Tp. Hồ Chí Minh Hiên nay, theo thống kê tại TP. Hồ Chí Minh có khoảng 3.000km kênh rạch, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thoát nước trên địa bàn này. Thời gian qua, với sự nỗ lực của TP, các kênh như: Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hủ - Bến Nghé đã dần hồi sinh. Càng mừng hơn, vào ngày 5 4 2015, tuyến kênh Tân Hoá Lò Gốm được khánh thành trong niềm hân hoan của hơn 1 triệu người dân, nơi có tuyến kênh đi qua (quận 6, quận 11 và quận Tân Phú). Tuy nhiên, một số kênh rạch khác vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng ô nhiễm, nhiều kênh rạch đang trong tình trạng ô nhiễm nặng hoặc có những kênh đã và đang bị khai tử. Chúng ta hứng khởi bởi sự dần hồi sinh của kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, Tân Hoá Lò Gốm, nhưng không ít ngậm ngùi vì số phận nhiều dòng kênh trong nội ô lẫn ngoại thành đang ô nhiễm nặng lên. Chính vì thế, thông

8 qua bài nghiên cứu này, chúng tôi mạn phép nêu lên vài ý kiến nhằm bảo vệ những kênh rạch đã dần hồi sinh và giải cứu những dòng kênh đang dần đen. Trong chiến lược quy hoạch đô thị, phải mang tính lâu dài cho cả thành phố, khi quy hoạch phải dựa trên tổng thể có sẵn của cái cũ. Tp. Hồ Chí Minh là một đô thị trải qua nhiều thời kì lịch sử, vì thế, khi quy hoạch phải có tính kê thừa nhưng không thế mà mất đi tính linh động, sáng tạo. Trong quá trình quy hoạch đô thị phải tôn trọng ý kiến các nhà khoa học, các nhà chuyên môn và tham khảo những thành tựu của những nước tiên tiến trên thế giới. Phải dân chủ trong quy hoạch, đó là, lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Nữa là, cần phải công khai, minh bạch trong quy hoạch đô thị trên các phương tiện thông tin đại chúng để toàn xã hội cùng quan tâm. Đối với kênh rạch đã được cải thiện môi trường: các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra chỉ số Địa Hoá, thành phần độ hạt, hàm lượng vật chất hữu cơ, thành phần hoá học của trầm tích để kịp thời xử lí trước khi quá muộn. Có nhưng quy định khắc khe hơn để người dân không còn hành vi xả các chất thải xuống kênh rạch. Các cơ quan chức năng thường xuyên khảo sát, nạo vét, khơi ngòi tạo dòng chảy và bảo đảm chất lượng nước cho kênh. Đặc biệt, lưu ý tái tạo sự sống các sinh vật trong lòng kênh rạch, xem đây là tiêu chí quan trọng về môi sinh và môi trường của kênh rạch. Đối với kênh rạch đang bị ô nhiễm, đang bị lấn chiếm, san lấp vô tội vạ: sự hồi sinh của kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè tạo đà để thực hiện dự án kênh rạch cải thiện môi sinh, môi trường của toàn bộ kênh rạch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Nhà nước cần có chế tài mạnh, đủ sức ngăn ngừa hành vi xâm phạm như san lấp, xây dựng lấn chiếm kênh rạch trái phép và làm ô nhiễm kênh rạch, sông ngòi; thực hiện phương châm nói đi đôi với làm, tránh treo khẩu hiệu, phát động phong trào suông. Thường xuyên tuyên truyền, giải thích cho người dân về chủ trương bảo vệ môi sinh, môi trường sống của thành phố. Đối với sông, kênh rạch mọc đầy lục bình: rất nhiều sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long đều bị nạn Lục bình mọc, trôi đầy trên sông gây cản trở lưu thông, tình trạng này ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không khác gì hơn. Bằng nhãn quan chúng ta nhìn thấy nhiều kênh rạch ở TP. Hồ Chí Minh lấp đầy Lục bình làm thu hẹp mặt kênh, tốc độ nước chạy yếu dẫn, nhiều đoạn kênh rạch như không còn hữu dụng nữa. Nhà nước cần có có chủ trương vệ sinh làm sạch nạn Lục bình này, đồng thời, thường kì phải nạo vét nâng cấp ở những kênh rạch đã nông cạn. Về quản lý nhà nước: nâng cao vai trò quản lý cũng như chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi có những dòng sông, kênh rạch đi qua. Coi đây là một trong những tiêu chí đánh giá hoàn thành công tác của năm. Trong tiêu chuẩn xây dựng khu phố văn hoá, nông thôn mới cần chú trong thực hiện chủ trương bảo vệ sông ngòi, kênh rạch là bảo vệ môi trường và nếp sống văn minh đô thị. Trong tương lai, thành phố cần di dời những nhà máy, khu công nghiệp trong nội thành về nơi quy hoạch phù hợp. Có các biện pháp ngăn ngừa, xử lý nghiêm khắc với những doanh nghiệp gây ô nhiễm sông ngòi, kênh rạch và môi trường. Hoàn thành sớm các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải. KẾT LUẬN

9 Sự hồi sinh của kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, rồi kênh Tân Hóa Lò Góm, đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện môi sinh, môi trường của TP. Hồ Chí Minh, góp sức vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố thân yêu. Hơn thế, đã làm thay đổi ý thức và hành động của con người trong ứng xử với thiên nhiên, môi trường mình đang sinh tồn. Chủ trương của Thành uỷ, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh hiện tại và trong tương lai là quyết tâm xây dựng một thành phố giàu đẹp, văn minh, thân thiện, phát triển du lịch. Để bảo vệ cảnh quan hai bên bờ sông, kênh rạch, năm 2004, Ủy ban Nhân dân TPHCM ban hành Quyết định 150/2004/ QĐ-UB về quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, kênh, rạch. Đồng thời, đầu tư xây dựng tạo mĩ quan trên các tuyến sông, kênh rạch này. Người dân thành phố đang tin tưởng, lạc quan trong tương lai một hệ thống sông ngòi, kênh rạch toàn thành thành sẽ hồi sinh mà quan trọng nhất vẫn là năm trục tiêu quan trọng vùng nội thành là kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, kênh Đôi - kênh Tẻ, kênh Tân Hóa Lò Gốm, kênh Tham Lương Bến Cát, kênh Nước Lên Cầu Chùa. Vẫn biết là, thành quả đạt được hôm nay còn khiêm tốn với những khó khăn, thử thách phía trước. Nhưng ý nghĩa của nó rất to lớn, đó là, bài học về lý luận và thức tiễn tạo đà cho tương lai, xứng đáng một thành phố anh hùng, một đô thị trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học của cả nước và đi đầu trong hội nhập quốc tế. Thông tin tác giả: Trần Hữu thắng, GV khoa lí luận chính trị, ĐH CN Tp.HCM, 12. Nguyễn Văn Bảo, F4, Q. Gò Vấp, Tp.HCM. Nguyễn Bá Cường, hiệu trưởng trường THCS Tân Thới Hoà, Q. Tân Phú, Tp. HCM.

10 CHÚ THÍCH 1. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, Nxb Giáo Dục, tr. 33. 2. Trịnh Hoài Đức (1998), sđd, tr. 33. 3.Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam Nhất Thống Chí, Nxb Thuận Hoá-Huế, tr.250. 4. Nguyễn Thanh Lợi (2006), Đất Thị Nghè xưa, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1. 5. Trương Vĩnh Ký (1997), Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú thích, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr.29. 6. Huỳnh Tịnh Paulus Của (1896), Đại Nam quốc âm tự vị, Tome 2, Imprimerie Rey, Curiol & C ie, Saigon, p.389. 7. Sơn Nam (1979), sđd, tr.118. 8. Sơn Nam (1979), sđd, tr.118. 9. Sơn Nam (1979), sđd, tr.118. 10. Vũ Nhật Tân (2013), đd, tr. 65. 11. Lý Nhân Phan Thứ Lang (1999), Sài Gòn vang bóng, Nxb Tp.HCM, tr. 133. 12. Vũ Nhật Tân (2013), đd, tr. 65. 13. Vũ Nhật Tân (2013), đd, tr. 65. 14. Thái Hồng (2001), Nguyễn Tri Phương (1800-1873), Nxb Đại học QG TP.HCM, tr. 251. 14. Nguyễn Thanh Lợi (2006), Tạp chí đd. 16.10. Vương Hồng Sển, Gia Định Phú, Bách khoa toàn thư mỏ Wikipedia. 17. Vương Hồng Sển, Gia Định Phú, Bách khoa toàn thư mỏ Wikipedia. 18. Sơn Nam, 1979, Bến Nghé xưa, nxb Văn nghệ Tp.HCM, tr.61. 19. Lê Quốc Sử (1999), Những khía cạch kinh tế văn minh kênh rạch Nam Bộ, Nxb Khoa học xã hội, tr. 56, 57, 58, 59. 20. Trần Thu Vân, Nhiêu Lộc Thị Nghè con kênh đen, nguồn Internet. 21. Nguồn: Sở giao thông vận tải TP. HCM. 22. Nghị định của Chính phủ số 61, nguốn Internet. 23. Nguồn: Sở giao thông vận tải TP. HCM. 24. (http://docx.vn/tai-lieu/24352/o-nhiem-kenh-rach-o-tphcm.tailieu)