TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HẠ ÁP ÍCH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I Nguyễn Nhược Kim, Lại Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân Trường

Tài liệu tương tự
TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Phạm Thái Dũng 1 ; Nguyễ

TC so 6_2015

Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RUNG GIẬT NHÃN CẦU BẨM SINH CÓ HÃM LỆCH BÊN Nguyễn Đức Anh Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đ

Tăng huyết áp và đái tháo đường: Biện pháp chăm sóc tối ưu

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Rượu bia uống thả ga, rau quả ăn rụt rè: Đừng hỏi vì sao ung thư tăng phi mã!

Microsoft Word - HEM-7101 manual Apr-2011.doc

Microsoft Word nhandienkhicongvabenhtimmach.doc

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA VI PHẪU THUẬT U TỦY NGỰC TÓM TẮT Nguyễn Quang Huy 1 ; Nguyễn Văn Hưng 1 ; Lê Khắc Tần

Thiền cơ trong chuyện cười. 1 Tác giả : Lư Thắng Ngạn Dịch giả : Dương Đình Hỷ Nguồn: Hiệu đính: Dharma Dipo Tôi nói : -Th

Microsoft Word - dia ly gia truyen bi thu dai toan.doc

tapchi yhocduphong_HUE.pdf

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

Thuốc bổ và những công dụng độc đáo, phong phú

(Microsoft Word - NHU~NG \320I\312`M HAY NHU~NG HI\312?N TUO?NG.doc)

LỤC ÂM LỤC DƯƠNG Thái Thượng Đạo Tổ

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

Ngũ Minh Pháp

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học quản trị học của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

T¹p chý y - d îc häc qu n sù sè chuyªn Ò ngo¹i bông-2018 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KÍCH THƯỚC LỚN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Ca lâm sàng: Thai kỳ và bệnh van tim Bs Huỳnh Thanh Kiều PSG.TS Phạm Nguyễn Vinh Bệnh nhân nữ 18 tuổi, PARA I, mang thai con lần 1, thai 37 tuần. Bệnh

Ai baûo veà höu laø khoå

Microsoft Word - HEM-7300 manual Apr-2011.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

TỈNH UỶ GIA LAI

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

GII THIU MN HOC SINH LY BNH

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

So 1_2015

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

MẪU BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ H TH T NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TRONG CHẬU H NG NHỎ TÓM TẮT Nguy

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

BIẾN CHỨNG TẠI CHỔ SAU RÚT ỐNG THÔNG ĐỘNG MẠCH Ở BN CHỤP-CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BV TIM MẠCH AN GIANG CNĐD Trần Quốc Dũng, CNĐD Nguyễn Hoài Nam

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Lời khuyên của thầy thuốc KÊ ĐƠN STATIN LÀM GIẢM NGUY CƠ TIM MẠCH Người dịch: Lê Thị Quỳnh Giang, Lương Anh Tùng Điều chỉnh rối loạn lipid máu được xe

UL4_Brochure FINAL Review

BA O HIÊ M BÊ NH HIÊ M NGHE O TƯ GIAI ĐOA N ĐÂ U Khởi đầu bảo vệ mọi bề an tâm

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Thien yen lang.doc

TRANG 54 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Chữ Tâm Trong Văn Học Việt 1. Dẫn nhập C hữ Tâm tiềm tàng trong mọi áng văn Việt như trong truyện Kiều, trong Quan Âm Thị K

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

Microsoft Word - phuong phap nghien cuu dich te phan tich.doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

ĐẶT VẤN ĐỀ

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

NguyenThanhLong[1]

Chăm sóc sức khỏe gia đình khi chế biến thức ăn

Trường Đại học Dân lập Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 5, 11/2005 BỆNH VIỆN VIỆT NAM NGÀY NAY - THIẾU NGƯỜI LÀM HAY NGƯỜI QUẢN LÝ? Hệ thống

HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH TƯƠNG LAI ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG QUY TẮC VÀ ĐIỀU KHOẢN (Được phê chuẩn theo Công văn số 14410/BTC-QLBH ngày 12/10/2016 và Công văn s

(Microsoft Word - T\363m t?t lu?n van - Nguy?n Th? Ho\340i Thanh.doc)

PHÂN LOẠI ĐAU SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Newsletter

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

TRUYỀN THỌ QUY Y

CÁC RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG BẢN NĂNG ThS. Đoàn Thị Huệ Bộ môn Tâm thần - Trường Đại Học Y Hà Nội

Dieãn ñaøn trao ñoåi 75 THÀNH NGỮ TRONG CUNG OÁN NGÂM KHÚC NGUYỄN GIA THIỀU Expressions in Cung oan Ngam Khuc Nguyen Gia Thieu Trần Minh Thương 1 Tóm

ÁP LỰC VÀ NỒNG ĐỘ OXY KHÍ HÍT VÀO CỦA CHẾ ĐỘ THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP SƠ SINH (Trích luận án nghiên cứu sinh: Các y

1003_QD-BYT_137651

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Niệm Phật tam muội

Print

Microsoft Word - cankhontuyetphap25.doc

ươomỹ p*1ẳ â m VÉ VIỆC't u y ế n DỤNG CỘNG CHƯC NAM 2018 THÙNG TIN KẾT NÚI Cữ SÒ CUNG ỨNG THUŨC 4 GIỚI THIỆU NỘI DUNG THÔNG T ự s ổ 10/2Ọ18/TT-BYT NGÀ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Kinh Niệm Phật Ba La Mật - 4

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Triê n khai quy trình Báo động đỏ Tối ưu hóa nguồn lực và thời gian vàng đê cứu sống người bệnh nguy kịch TS.BS Đỗ Quốc Huy


quy phạm trang bị điện chương ii.2

Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm

Phong thủy thực dụng

1 P a g e Bệnh ơi, Ta Chào Mi _ Tibu Chú ý: Đường cực kỳ trơn trợt, xin bà con rà thắng, đọc chầm chậm... Cám ơn bà con. Về tâm lý chữa tâm bệnh... TL

Microsoft Word - TOMTTL~1.DOC

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

Đại Sư Vĩnh Minh Diên Thọ

Huyết khối tĩnh mạch não: điều trị và dự hậu (Cerebral venous thrombosis: Treatment and prognosis) Tài liệu lược dịch từ UpToDate 2018 Tác giả: José M

ttvnctk20

A

Về Những Đóng Góp Của Pháp Sư Huyền Trang Cho Mảng A Tỳ Đàm Của Luận Tạng Đào Nguyên ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook

CHƯƠNG 2

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

THIỀN TÔNG VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ 20 H.T THÍCH THANH TỪ Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên namthi

5/19/2019 Tiến hành nghiên cứu cắt ngang tại bệnh viện (How to conduct a hospital-based cross sectional survey: sharing experiences) BS Võ Tuấn Khoa K

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Bản ghi:

HẠ ÁP ÍCH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I Nguyễn Nhược Kim, Lại Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của chế phẩm Hạ áp ích nhân trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I (theo JNC VI). 60 bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp độ I (theo JNC VI) được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân. Nhóm I uống Natrilix SR 1 viên/ngày vào buổi sáng kết hợp uống Hạ áp ích nhân 4 viên/ngày chia 2 lần. Nhóm II uống Natrilix SR 1 viên/ngày vào buổi sáng. Thời gian dùng thuốc cả 2 nhóm là 45 ngày. Kết quả cho thấy Hạ áp ích nhân có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I thể hiện qua các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05) và cải thiện tốt các triệu chứng cơ năng của bệnh. Từ khóa: Hạ áp ích nhân, tăng huyết áp, Y học cổ truyền I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là bệnh tim mạch phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp ngày càng gia tăng khi nền kinh tế phát triển [1; 2]. Quá trình tiến triển của bệnh có thể gây tử vong và nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch não, suy tim ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân, là gánh nặng cho gia đình, xã hội [3; 4; 5]. Bên cạnh những thành tựu to lớn của y học hiện đại trong điều trị tăng huyết áp thì nền Y học cổ truyền với phương pháp khác nhau cũng tham gia tích cực vào việc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp [6]. Nhiều bài thuốc và vị thuốc thảo mộc, đơn giản dễ tìm kiếm đã được nghiên cứu và khẳng định có tác dụng hạ huyết áp [7; 8]. Viên Hạ áp ích nhân có thành phần là các Địa chỉ liên hệ: Lại Thanh Hiền - Khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội Email: hiencungminh@yahoo.com.vn Ngày nhận: 28/7/2016 Ngày được chấp thuận: 08/10/2016 thảo dược như Câu đằng, Huyền sâm, Địa long, Táo nhân có tác dụng bình can giáng hoả, tư âm dưỡng huyết theo Y học cổ truyền, tương ứng với các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp [8]. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp của viên Hạ áp ích nhân trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I (theo JNC VI). II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Chất liệu nghiên cứu Viên nén Hạ áp ích nhân được bào chế từ bài thuốc cổ phương Giáng áp hợp tễ trong Thiên gia diệu phương do Công ty Nam dược sản xuất, có thành phần và hàm lượng gồm cao khô Huyền sâm 80 mg; Hạ khô thảo 80 mg; Câu đằng 100 mg; Địa long 80 mg; Hà thủ ô chế 80 mg; Táo nhân 80 mg. 2. Đối tượng 60 bệnh nhân được chẩn đoán là tăng huyết áp nguyên phát độ I (theo JNC VI) [8] và được chẩn đoán là chứng Huyễn vựng thể can 112 TCNCYH 103 (5) - 2016

thận âm hư theo Y học cổ truyền, chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 bệnh nhân: - Nhóm I: uống Natrilix SR viên nén 1,5 mg (Nhà sản xuất: Les Laboratoires Servier) x 1 viên/ ngày vào buổi sáng kết hợp uống Hạ áp ích nhân 4 viên/ngày chia 2 lần x 45 ngày. - Nhóm II: uống Natrilix SR 1,5 mg x 1 viên/ ngày vào buổi sáng x 45 ngày. Cỡ mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân: bệnh nhân có các bệnh gan, thận hoặc các bệnh cấp tính khác kèm theo, bệnh nhân không tuân thủ nghiên cứu, bỏ dở điều trị, bệnh nhân dị ứng với thuốc. 3. Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. 4. Phương pháp: thử nghiệm lâm sàng mở, so sánh trước và sau điều trị và so sánh với nhóm chứng. 5. Chỉ tiêu theo dõi + Số đo huyết áp (huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình). + Các triệu chứng cơ năng và theo Y học cổ truyền: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tê mỏi đầu chi, mất ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, cơn bốc hoả và các biểu hiện khác. Số đo huyết áp được theo dõi tại các thời điểm: trước nghiên cứu (N 0 ); sau nghiên cứu 15 ngày (N 15 ), 30 ngày (N 30 ) và 45 ngày (N 45 ). Các triệu chứng cơ năng được theo dõi trước và sau điều trị. 6. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập và xử lý bằng phương pháp và thuật toán thống kê y sinh học trên phần mềm SPSS 16.0. 7. Đạo đức nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được sự đồng ý của Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội và Hội đồng thông qua đề cương Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, biên bản số 222/BB-TQDC ngày 20/2/2014. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu được giải thích rõ mục đích nghiên cứu và tình nguyện tham gia. Nghiên cứu phải đảm bảo sức khoẻ và tính an toàn cho bệnh nhân, nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân, không nhằm mục đích nào khác. III. KẾT QUẢ 1. Thay đổi số đo huyết áp trước và sau điều trị Bảng 1. Thay đổi huyết áp tâm thu của bệnh nhân trước và sau điều trị Thời điểm nghiên cứu Huyết áp tâm thu (mmhg) Nhóm I Nhóm II p (I - II) Trước điều trị N 0 151,67 ± 8,44 152,00 ± 9,52 > 0,05 N 15 128,67 ± 9,37 129,83 ± 11,18 > 0,05 Sau điều trị N 30 120,33 ± 6,15 125,33 ± 9,73 < 0,05 N 45 113, 33 ± 6,00 123,33 ± 6,07 < 0,05 p (trước - sau) TCNCYH 103 (5) - 2016 113

Huyết áp tâm thu của mỗi nhóm đều giảm dần sau điều trị 15, 30 và 45 ngày và có xu hướng trở về mức sinh lý bình thường. Sự khác biệt giữa các thời điểm sau điều trị 15, 30 và 45 ngày so với trước điều trị của nhóm nghiên cứu (I) và nhóm chứng (II) đều có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. Bảng 2. Thay đổi huyết áp tâm trương của bệnh nhân trước và sau điều trị Thời điểm nghiên cứu Huyết áp tâm trương (mmhg) Nhóm I Nhóm II p (I - II) Trước điều trị N 0 95,50 ± 6,74 92,67 ± 4,49 > 0,05 N 15 82,17 ± 5,94 83,27 ± 5,88 > 0,05 Sau điều trị N 30 80,00 ± 3,71 82,00 ± 5,51 > 0,05 N 45 77, 00 ± 4,66 79,67 ± 4,14 < 0,05 p(trước - sau) p 4-1 < 0,01 p 4-1 < 0,01 Trước điều trị huyết áp tâm trương của hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Sau điều trị 15, 30 ngày, huyết áp tâm trương cả 2 nhóm đề có xu hướng giảm dần, nhóm I giảm nhiều hơn nhóm II nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau 45 ngày, huyết áp tâm trương của nhóm I giảm tốt hơn nhóm II có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Biểu đồ 1. Thay đổi huyết áp trung bình của bệnh nhân trước và sau điều trị Huyết áp trung bình của mỗi nhóm đều giảm dần sau điều trị 15, 30 và 45 ngày nhưng không có bệnh nhân nào hạ huyết áp quá mức. Sự khác biệt giữa các thời điểm sau điều trị 15, 30 và 45 ngày so với trước điều trị của nhóm nghiên cứu (I) và nhóm chứng (II) đều có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. 114 TCNCYH 103 (5) - 2016

cứu 2. Tác dụng của Hạ áp ích nhân đối với các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân nghiên Bảng 3. Thay đổi triệu chứng cơ năng của bệnh nhân trước và sau điều trị Trước Sau điều trị Triệu chứng Nhóm điều trị (n) Có hiệu quả Không hiệu quả n % n % p (I - II) Đau đầu Chóng mặt Cơn bốc hoả Hồi hộp Mất ngủ I 29 26 89,7 3 10,3 II 27 16 59,3 11 40,7 I 18 12 66,7 6 33,3 II 16 11 68,8 5 31,2 I 9 8 88,9 1 11,1 II 10 6 60,0 4 40,0 I 25 21 84,0 4 16,0 II 21 11 52,4 10 47,6 I 19 13 68,4 6 31,6 II 13 8 61,5 5 38,5 < 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 > 0,05 Các triệu chứng cơ năng đều được cải thiện trên lâm sàng, đặc biệt một số triệu chứng như đau đầu, cơn bốc hoả, hồi hộp đều giảm hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng với p < 0,05. IV. BÀN LUẬN Viên nén Hạ áp ích nhân được bào chế từ bài thuốc cổ phương Giáng áp hợp tễ với thành phần gồm 6 vị thuốc: Huyền sâm, Hạ khô thảo, Câu đằng, Địa long, Hà thủ ô và Táo nhân. Những kết quả nghiên cứu về tác dụng dược lý của các vị thuốc cho thấy Huyền sâm có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp; Câu đằng, Hạ khô thảo làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp. Các nghiên cứu cũng chứng minh rằng Địa long có chứa enzym fibrinolytic có tác dụng thuỷ phân fibrin, ngăn chặn hình thành các mảng xơ vữa và cục máu đông. Táo nhân trong thành phần có saponin có tác dụng an thần gần giống tác dụng của thuốc ngủ barbituric, ngoài ra Táo nhân cũng có tác dụng hạ huyết áp và chống loạn nhịp tim. Trong bệnh tăng huyết áp, sử dụng Táo nhân có tác dụng an thần và ổn định được huyết áp [9; 10]. Chính vì với thành phần các vị thuốc như vậy mà bài thuốc có tác dụng hạ huyết áp trên bệnh nhân nghiên cứu. Số đo huyết áp tâm thu của nhóm nghiên cứu trước điều trị là 151,67 ± 8,44, sau điều trị còn 113,33 ± 6,0; nhóm chứng cũng giảm từ 152,0 ± 9,52 xuống TCNCYH 103 (5) - 2016 115

còn 123,33 ± 6,07. Như vậy sau 45 ngày điều trị huyết áp tâm thu của nhóm nghiên cứu (nhóm I) giảm 25,28%; nhóm chứng (nhóm II) giảm 18,86%. Kết quả của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh (2012) khi nghi ên cứu tác dụng của bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm gia hoè hoa, hạ khô thảo sau 45 ngày dùng thuốc, huyết áp tâm thu giảm 25,2% [7]. Tương tự như huyết áp tâm thu, các chỉ số huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình cũng giảm dần sau khi điều trị 15, 30 và 45 ngày. Biểu đồ 1 cho thấy chỉ số huyết áp trung bình hạ với tốc độ từ từ cho đến hết điều trị nhưng không có bệnh nhân nào hạ huyết áp xuống dưới mức bình thường. So sánh với nhóm chứng chúng ta thấy nhóm nghiên cứu có huyết áp trung bình giảm nhiều hơn, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Điều này nói lên tính hiệu quả khi điều trị kết hợp viên Hạ áp ích nhân cho bệnh nhân tăng huyết áp hay viên nén Hạ áp ích nhân có tác dụng hỗ trợ trong điều trị tăng huyết áp. Các triệu chứng cơ năng thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp như đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, cơn bốc hoả cũng được cải thiện tốt trên các bệnh nhân nghiên cứu, đặc biệt các triệu chứng như đau đầu, cơn bốc hoả, hồi hộp ở nhóm nghiên cứu được cải thiện tốt hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bệnh tăng huyết áp nằm trong chứng Đầu thống và Huyễn vựng của Y học cổ truyền mà nguyên nhân thường gặp nhất là do Can và Thận. Thận âm hư, can hoả vượng dẫn đến các triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, ngủ kém, bốc hoả từng cơn Chứng Huyễn vựng còn liên quan đến đàm thấp mà nguyên nhân là do ẩm thực bất điều ảnh hưởng đến chức năng của Tỳ vị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn những bệnh nhân chứng Huyễn vựng thể Can thận âm hư vào điều trị. Viên Hạ áp ích nhân có thành phần là các vị thuốc có tác dụng dưỡng âm thanh nhiệt như Huyền sâm, tả hoả như Hạ khô thảo, bình can như Câu đằng, Địa long, dưỡng can huyết như Hà thủ ô và vị Táo nhân có tác dụng dưỡng tâm an thần. Các vị thuốc được phối ngũ theo lý luận của Y học cổ truyền và theo cơ chế bệnh sinh của bệnh. Chế phẩm có tác dụng tư dưỡng can thận, ích tinh, bình can giáng hoả an thần. Chính vì vậy mà cải thiện được các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân rất tốt. V. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu trên 30 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I (theo JNC VI) được điều trị bằng viên nén Hạ áp ích nhân kết hợp với Natrilix SR trong thời gian 45 ngày, so sánh với nhóm chứng chỉ điều trị bằng Natrilix SR đơn thuần, chúng tôi xin rút ra kết luận bước đầu như sau: Viên nén Hạ áp ích nhân có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I khi kết hợp với Natrilix SR được thể hiện qua: - Các chỉ số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, huyết áp trung bình đều giảm sau 45 ngày điều trị và tốt hơn nhóm đối chứng. - Cải thiện tốt các triệu chứng cơ năng như đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ngủ kém, hồi hộp, cơn bốc hoả. Lời cảm ơn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Khoa Nội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung 116 TCNCYH 103 (5) - 2016

ương đã tạo điều kiện và cùng chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Gia Khải (2002). Điều tra dịch tễ học tăng huyết áp và các nguy cơ tại Hà Nội, Kỷ yếu các công trình khoa học tại Đại hội tim mạch quốc gia Việt Nam lần thứ IX, 675-689. 2. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2002). Điều tra dịch tễ học tăng huyết áp và yếu tố các nguy cơ tại vùng Duyên Hải tỉnh Nghệ An. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 31, 47-56. 3. Trần Thiện Thuần, Nguyễn Đỗ Nguyên (2007). Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng dân cư thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(1), 13-18. 3. Ibrahim M.M (2012). Hypertension and its risk factors. Lancet, 380, 611-619. 4. European Society of Hypertension and the European Society of Cardiology (2013). Guidelines for the management of arterial hypertension. 5. Dương Trọng Nghĩa, Nguyễn Nhược Kim, Nguyễn Thị Thanh Vân (2014). Tác dụng lâm sàng của đầu châm kết hợp với cao thông u trong điều trị chứng huyễn vựng. Tạp chí Nghiên cứu y học, 88(3), 123-128. 6. Võ Thị Kim Loan, Nguyễn Thị Vân Anh (2012). Đánh giá tác dụng của bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát giai đoạn I. Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam, (35), 59-64. 7. Nguyễn Huy Gia, Nguyễn Nhược KIm (2014). Đánh giá tác dụng của nấm hồng chi trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát độ I. Tạp chí nghiên cứu Y dược học cổ truyền Việt Nam, (41), 58-66. 8. Đỗ Tất Lợi (2009). Huyền sâm, Hà Thủ ô, Câu đằng, Táo nhân, Địa long, Hạ khô thảo. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, 820-823, 833-836, 305-306, 158-159, 976-978, 79-84. 9. Bộ Y tế (2012). Dược điển Việt Nam IV, 60-63, 216-220, 254-256, 439-443. Summary THE SUPPORTING EFFECT OF HA AP ICH NHAN ON THE TREATMENT OF GRADE I HYPERTENSION This study was aimed to evaluate the supporting effect of Ha ap ich nhan on treating patients with grade I hypertension (by JNC VI). Sixty patients were diagnosed with hypertension grade I (by JNC VI) were divided into 2 groups of 30 patients. Patients in group one were treated by oral Natrilix SR one tablet per day combined with oral Ha ap ich nhan, 2 tablets twice per day. Patients in group two used Natrilix SR, one tablet by oral per day in the morning. The duration of treatment in both groups was 45 days. The results of study showed that Ha ap ich nhan has supporting effect on treating patients with hypertension grade I. The systolic and diastolic blood pressure of patients after treatment were decreased statistically significant compared with control group (p < 0.05) and the functional symptoms of patients were well improved after treatment. Key words: Ha ap ich nhan, hypertension, Traditional medicine TCNCYH 103 (5) - 2016 117