SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời

Tài liệu tương tự
ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về ước mơ khát vọng

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG TRƯỜNG THPT AN LÃO ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II Năm học: MÔN: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 180

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Gia sư Thành Được Câu 1 (3,0 điểm) Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

1

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

PHẦN THỨ HAI: LUẬN VỀ HÔN NHÂN (lấy vợ xem tuổi đàn bà-cung phi) I. ĐỂ TIẾN TỚI HÔN NHÂN: 1. Về hôn nhân: Hôn nhân là việc rất quan trọng, liên quan đ

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Nghị luận về sách

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

VIETNAM ATTRACTS RECORD LEVEL OF FOREIGN DIRECT INVESTMENT - Asia Pulse

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

1

Tác giả: Dromtoenpa

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

Nam Tuyền Ngữ Lục

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-learning năm học Bài g

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Cúc cu

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Pháp Môn Niệm Phật

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Thuyết minh về truyện Kiều

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

No tile

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

Phần mở đầu

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

D I S ẢN TỪ SỰ DẠY DỖ CỦA DEREK PRINCE Bông Trái Đức Tin Trong thư lần trước của tôi, chúng ta đã cùng nhau xem xét chín bông trái Thánh Linh được Pha

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.0

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Văn phân tích lớp 9 Phân tích bài thơ số 28 của R.Tago BÀI LÀM Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel,

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Làm thế nào để chinh phục đối phương Tako Kagayaki Ebook miễn phí tại :

Nghị luận về thời gian

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Thuyết minh về Nguyễn Du

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

Phần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Mở đầu

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Bản ghi:

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời gian: 180 phút Đề thi gồm: 01 trang ĐỀ CHÍNH THỨC Câu1: (8.0 điểm) Amonimus cho rằng: Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó. Nhưng có người lại khuyên: Hãy học cách ứng xử của dòng sông: gặp trở ngại, nó vòng đường khác. Anh / chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về những ý kiến trên. Câu 2: (12.0 điểm) Người Trung Quốc xưa cho rằng: Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, nhưng cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh; chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ. Trình bày suy nghĩ của anh / chị về quan niệm trên và làm sáng tỏ bằng một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn 11....Hết... (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh:... SBD...

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Đáp án gồm: 04 trang Câu 1: (8,0 điểm) A. Yêu cầu chung: - Thí sinh viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội (về một tư tưởng, đạo lí). Biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận, huy động được dẫn chứng từ thực tế đời sống và trải nghiệm của bản thân để làm sáng tỏ vấn đề. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. - Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học. B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích hai ý kiến: (2,0 điểm) - Ý kiến thứ nhất: Dùng biểu tượng con đường (ra khỏi gian nan, gần nhất, đi xuyên qua), ý kiến khẳng định: cách tốt nhất để vượt qua gian nan là con người dũng cảm chấp nhận, chủ động đối mặt, vượt lên và chiến thắng. - Ý kiến thứ hai: Mượn hình ảnh dòng sông luôn chảy vòng khi gặp núi đồi (trở ngại), rồi tiếp tục chảy ra biển lớn, hay hòa vào dòng sông khác, ý kiến đưa ra lời đề nghị (hãy học) cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống: không bỏ cuộc, cũng không trực tiếp đối mặt, mà tìm con đường khác để tiếp tục hành trình, đạt đến mục đích cuối cùng của mình. Đó là lời khuyên: con người nên có cách ứng xử linh hoạt, uyển chuyển trước hoàn cảnh; cần thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với những biến động của cuộc sống. - Hai ý kiến nêu lên hai cách ứng xử của con người trước gian nan, thử thách trong cuộc sống. 2. Bàn luận: (5,0 điểm) - Hai ý kiến tưởng chừng đối lập, nhưng đều đúng: + Ý kiến thứ nhất: Đề cao lòng dũng cảm: dám đối mặt, dám đấu tranh, khắc phục khó khăn, vượt lên thử thách, không e ngại, không né tránh. + Ý kiến thứ hai: Đề cao sự linh hoạt, mềm dẻo, biết cách né tránh, đi vòng khi cần thiết, để đạt được mục đích trong cuộc sống. - Hai ý kiến bổ sung, hoàn thiện cách ứng xử của con người trước khó khăn, thử thách: + Khi dám đối mặt với khó khăn, con người đã thể hiện bản lĩnh, nghị lực, ý chí của mình - đó là một cách sống tích cực. Nhưng khó khăn, trở ngại trong cuộc sống vô

cùng khắc nghiệt, không phải lúc nào con người cũng có thể đối mặt, vượt lên, xuyên qua nó. Nếu cứng nhắc, bất biến, con người dễ bị tổn thương, thất bại. + Trước những khó khăn, trở ngại, trước những biến động phức tạp của cuộc sống, cần có cách ứng xử khéo léo, mang tính tích cực và phù hợp với hoàn cảnh. Đó là cách ứng xử khôn ngoan, thể hiện khả năng ứng biến linh hoạt của con người. Khi đó con người có thể đạt được mục đích của mình, thành công mà không bị tổn thương. Nhưng nếu lúc nào cũng né tránh, không dám đối mặt với khó khăn, e ngại không dám đấu tranh, con người sẽ trở nên nhu nhược, sợ hãi trước cái xấu, cái ác - Phê phán những người dễ đầu hàng, gục ngã trước khó khăn thử thách, hoặc ứng xử cứng nhắc dẫn đến thất bại; đồng thời cũng phê phán những kẻ đi vòng, đi tắt, bất chấp pháp luật và đạo đức, dùng mọi thủ đoạn để đạt được điều mình muốn. (Trong quá trình bàn luận học sinh cần huy động dẫn chứng từ thực tế cuộc sống, hoặc trải nghiệm của bản thân để minh họa). 3. Bài học nhận thức và hành động: (1,0 điểm) - Cần nhận thức được cuộc sống luôn tiềm ẩn những khó khăn, thử thách. Con người không nên chán nản, bi quan, tuyệt vọng trước hoàn cảnh; cần bình tĩnh, tự tin tìm cách ứng xử linh hoạt, phù hợp để vượt qua trở ngại, khó khăn. - Cần nỗ lực, bền bỉ, trang bị cho mình những hành trang cần thiết; thậm chí biết chấp nhận cả những thất bại; chủ động vượt qua khó khăn, thử thách để gặt hái thành công. (Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, thậm chí trái chiều. Tuy nhiên, cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán trên tinh thần xây dựng, lập luận thuyết phục). C. Biểu điểm: - Điểm 7-8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày đầy đủ các nội dung đã nêu một cách sâu sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 5-6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày được hầu hết các ý đã nêu, nhưng chưa sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả. - Điểm 3-4: Bài viết tỏ ra hiểu chưa thật thấu đáo vấn đề, trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về diễn đạt và chính tả. - Điểm 1-2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết, mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả. - Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì. Câu 2: (12 điểm) A. Yêu cầu chung: - Viết đúng kĩ năng kiểu bài nghị luận văn học, sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt. Cần phát huy đồng thời các năng lực: bình luận vấn đề lí luận văn học và phân tích, cảm thụ thơ để làm sáng tỏ vấn đề.

- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, sắc sảo; lí lẽ thuyết phục. Hành văn lưu loát, trong sáng, chuẩn xác, giàu cảm xúc. - Trình bày bài sạch, đẹp, khoa học. B. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể có nhiều cách trình bày khác nhau, nhưng cần đáp ứng được một số nội dung cơ bản sau: 1. Giải thích ý kiến: (2,0 điểm) - Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc, với lối diễn đạt dùng hình ảnh so sánh, người Trung Quốc xưa muốn nói: Thơ hay thu hút độc giả trước hết bởi hình thức nghệ thuật (nhan sắc). Hình thức của thơ biểu hiện trên nhiều phương diện như: thể thơ, hình ảnh, giọng điệu, các biện pháp tu từ, cấu tứ... Nhưng ở đây tập trung trước nhất ở cách sử dụng ngôn từ (chữ nghĩa là nhan sắc của thơ). - Cái để sống với nhau lâu dài là đức hạnh: cách nói ẩn dụ sinh động đã chỉ ra sức sống lâu bền của thơ hay là ở nội dung. Nội dung của thơ là hiện thực được phản ánh (thiên nhiên, con người) và tấm lòng, tình đời của người nghệ sĩ gửi gắm ở đó. Trong đó, tấm lòng mới là đức hạnh của thơ, là yếu tố then chốt có tính quyết định làm nên giá trị của thơ hay. Tấm lòng được hiểu là những rung cảm, là tình đời mà nhà thơ gửi gắm bên trong câu chữ. Nó bắt nguồn từ tình cảm mãnh liệt và chân thành của thi nhân. - Thơ hay là thơ có sức hấp dẫn, cuốn hút bạn đọc ngay từ phút ban đầu, đồng thời có sức sống lâu bền. Tạo nên sức hấp dẫn ban đầu cho thơ là hình thức (chủ yếu là vẻ đẹp ngôn ngữ), còn làm nên sức sống lâu bền cho thơ lại là nội dung (chủ yếu là cảm xúc, tình đời). Tóm lại, bằng cách nói giàu hình ảnh, người Trung Quốc xưa đưa ra một quan niệm về phẩm chất của thơ hay: đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa hình thức và nội dung, giữa lời đẹp và ý hay. Trong hai phẩm chất đó, người xưa nhấn mạnh yếu tố nội dung, cảm xúc của thơ. Yếu tố này là tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị và sức sống lâu bền của thơ hay. 2. Bình luận: (3,0 điểm) - Quan niệm về thơ hay của người Trung Quốc xưa rất sâu sắc, hoàn toàn thuyết phục. Vì: - Yếu tố đầu tiên của thơ hay hấp dẫn bạn đọc chính là nhan sắc, tức là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật, cụ thể là ngôn từ. Bởi ngôn từ chính là chất liệu của văn chương (Văn học là nghệ thuật ngôn từ), là yếu tố đầu tiên của văn học (Gorki). Có nguồn gốc từ ngôn ngữ toàn dân, song ngôn ngữ thơ ca khác hẳn với ngôn ngữ đời thường. Đó là ngôn ngữ đã được những người nghệ sĩ ngôn từ lựa chọn, sàng lọc, tinh luyện công phu. Bởi thế, ngôn từ của thơ ca mang vẻ đẹp: chính xác, hàm súc, giàu sức tạo hình, biểu cảm, in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo... đã làm nên nhan sắc của thơ hay. - Thơ ca đích thực bao giờ cũng là tiếng nói của những tình cảm sâu sắc, mãnh liệt. Sáng tác thơ, với việc sử dụng ngôn từ sáng tạo, nhà thơ bao giờ cũng thể hiện cho kì được những rung cảm, tâm tư, tình đời, tấm lòng chân thực của mình với cuộc đời, với

con người. Yếu tố này làm nên chiều sâu tư tưởng cho thơ, là đức hạnh của thơ. Theo người Trung Quốc xưa, chính chiều sâu tư tưởng này đã làm nên sức hấp dẫn, sức sống lâu dài cho thơ trong tâm hồn bạn đọc. - Thơ hay luôn đòi hỏi phải có sự cộng hưởng của lời đẹp với ý hay. Hình thức nghệ thuật (trước hết là ngôn từ) hấp dẫn, kết hợp với chiều sâu tư tưởng, tình cảm của nhà thơ, đã tạo nên vẻ đẹp đích thực cho thơ ca muôn đời. 3. Chứng minh: (5.0 điểm) - Thí sinh chủ động lựa chọn một bài thơ hay trong chương trình Ngữ văn 11 theo định hướng lí luận ở trên. - Trình bày cảm nhận sâu sắc về bài thơ đó để làm sáng tỏ vấn đề. 4. Mở rộng, nâng cao vấn đề: (2.0 điểm) Câu nói của người Trung Quốc xưa có ý nghĩa định hướng sâu sắc cho cả người nghệ sĩ và người tiếp nhận thơ: - Với nhà thơ: Câu nói có ý nghĩa nhắc nhở người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật phải luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của mình. Sáng tác thơ, người nghệ sĩ không chỉ cần có tài mà còn phải có tâm; không chỉ coi trọng việc trau chuốt câu chữ, mà phải đặc biệt chú ý đến vẻ đẹp ý và tình. Phải tìm tòi, đổi mới, sáng tạo không ngừng cả về nội dung và hình thức của thơ. - Với người đọc: Câu nói có ý nghĩa định hướng cho người tiếp nhận một tiêu chí quan trọng để thẩm bình, đánh giá một áng thơ hay: Thơ hay nhất thiết phải vừa có nhan sắc (hình thức), vừa có đức hạnh (nội dung) C. Biểu điểm: - Điểm 11-12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sâu sắc, độc đáo; diễn đạt lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 9-10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 7-8: Bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. - Điểm 5-6: Bài viết đáp ứng khoảng 1/2 nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều lỗi hành văn, chính tả. - Điểm 3-4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài, kết cấu không rõ ràng, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1-2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì. Lưu ý: - Giám khảo cần vận dụng đáp án một cách linh hoạt để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc.

lạ - Khuyến khích những bài làm hay, có chất văn chương, có ý tưởng sáng tạo, mới - Điểm bài là tổng điểm của hai câu, lẻ đến 0,5./.